intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện Nguyên Bình - tỉnh Cao Bằng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

18
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài được xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ rừng của cộng đồng, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm góp phần giúp địa phương có những luận cứ khoa học cũng như thực tiễn, để bảo vệ tài nguyên rừng có hiệu quả và nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư huyện Nguyên Bình. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện Nguyên Bình - tỉnh Cao Bằng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP PHÙNG THÀNH LÊ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Ở HUYỆN NGUYÊN BÌNH - TỈNH CAO BẰNG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP PHÙNG THÀNH LÊ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Ở HUYỆN NGUYÊN BÌNH - TỈNH CAO BẰNG Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VŨ NHÂM Hà Nội, 2012
  3. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng là tài sản vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trên toàn cầu, vì nó không chỉ cung cấp những giá trị lâm sản thông thường cho con người mà còn cho hành tinh của chúng ta. Như vậy, rừng đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của con người. Tuy nhiên, trong thời gian qua, con người đã gây ra những tác động không nhỏ đến tài nguyên rừng, làm cho diện tích, chất lượng rừng suy giảm một cách đáng kể. Trước thực trạng đó, ngành lâm nghiệp nước ta chuyển từ Lâm nghiệp truyền thống sang lâm nghiệp xã hội, từ đó đã tạo ra nhiều nhân tố tích cực mới, đặc biệt là sự hình thành đa dạng hoá các hình thức quản lý và phương thức tiếp cận mới về quản lý tài nguyên rừng. Trong đó quản lý bảo vệ rừng có sự tham gia của cộng đồng dân cư thôn, bản là một trong những hình thức quản lý bảo vệ rừng đang được sự quan tâm, chú ý của cơ quan quản lý lâm nghiệp từ cấp Trung ương đến chính quyền địa phương các cấp với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Trên thực tế cộng đồng dân cư thôn, bản, là những người hiện đang sinh sống ở vùng rừng và gần rừng, đời sống kinh tế, xã hội của họ có quan hệ trực tiếp và gắn bó với rừng, đây là một nhân tố tích cực và ngày càng có vị trí quan trọng trong hệ thống quản lý rừng cộng đồng. Phát huy vai trò của cộng đồng dân cư thôn, bản để quản lý bảo vệ rừng là vấn đề vừa mang ý nghĩa phát huy truyền thống dân tộc, vừa tạo ra một cách quản lý rừng có hiệu quả và bền vững hơn, phù hợp với những xu thế phát triển lâm nghiệp trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Huyện Nguyên Bình là một huyện vùng cao của tỉnh Cao Bằng nằm phía Tây Bắc của tỉnh, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông – lâm nghiệp. Có diện tích tự nhiên là 84.101,20 ha. Trong đó: đất lâm nghiệp có: 63.552 ha. Nhìn chung thu nhập của người dân trên địa bàn huyện còn thấp, trình độ dân trí thấp, sản xuất nông – lâm nghiệp lạc hậu, với nhiều thành phần dân tộc, nên công tác quản lý bảo vệ rừng gặp rất nhiều khó khăn và phức tạp.
  4. 2 Trong những năm qua mặc dù đã được các cấp, ngành địa phương quan tâm trong công tác quản lý bảo vệ rừng, tuy nhiên tình trạng chặt phá rừng làm nương, khai thác rừng, cháy rừng vẫn còn xảy ra trên địa bàn làm xuy giảm cả về diện tích và chất lượng tài nguyên rừng, làm cho khả năng phòng hộ và cung cấp lâm sản phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội bị hạn chế. Một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho diện tích, chất lượng rừng bị suy giảm là công tác QLBVR chỉ coi trọng biện pháp hành chính pháp chế, trong đó Hạt Kiểm lâm huyện Nguyên Bình đóng vai trò quan trọng, chưa lôi cuốn được người dân thuộc cộng đồng tham gia QLBVR. Xuất phát từ thực tế trên, trong khuôn khổ luận văn Cao học “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng”. Nhằm góp phần bảo vệ tốt diện tích rừng trên địa bàn và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân trên địa bàn huyện Nguyên Bình. .
  5. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.Các công trình đã nghiên cứu về QLBVR dựa vào cộng đồng 1.1.1. Khái niệm về QLBVR dựa vào cộng đồng Khái niệm cộng đồng trong những năm gần đây khá quen thuộc, đã được sử dụng nhiều trong các công trình nghiên cứu, và dần đi đến thống nhất về mặt ngôn ngữ. Khái niệm cộng đồng thường được hiểu là nhóm người sống trên cùng một khu vực và thường cùng nhau chia sẻ các mục tiêu chung, các luật lệ xã hội chung, có thể có quan hệ gia đình với nhau. [25] “Cộng đồng bao gồm những người sống trong một xã hội có những đặc điểm giống nhau và có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau” (N.H. Quân, 2000). [11] Theo một số khái niệm về cộng đồng mà Phạm Xuân Phương (2001) sử dụng tại Hội thảo Quốc gia trong khuân khổ chính sách hỗ trợ quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam, được tổ chức tại Hà Nội thì “Cộng đồng bao gồm toàn thể những người sống thành một xã hội, có những điểm tương đồng về mặt văn hoá truyền thống, có mối quan hệ sản xuất và đời sống gắn bó với nhau và thường có ranh giới không gian trong một làng bản.[22] Theo Giáo sư Lê Quý An, thì cộng đồng được định nghĩa là nhóm người sống cùng một địa phương hoặc dưới sự quản lý của cùng một chính quyền địa phương. Theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, cộng đồng dân cư thôn bản là toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một thôn, bản, ấp, buôn, phum, sóc hoặc đơn vị tương đương.[24] Từ một số các khái niệm trên ta có thể được tóm lược lại là cộng đồng có thể là cộng đồng dân cư thuộc làng, bản, cộng đồng dòng tộc, dòng họ, các nhóm người có những đặc điểm và lợi ích chung, cùng phục vụ cho một ý tưởng chung. Ở nghiên cứu của đề tài này, cộng đồng được hiểu theo nghĩa là cộng đồng thôn, xóm, làng, bản (kể cả các tổ chức đoàn thể trong cộng đồng). [01]
  6. 4 QLBVR dựa vào cộng đồng là QLBVR mà phát huy được nội lực của cộng đồng cho hoạt động chống các tác động tiêu cực đên tài nguyên rừng, làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR). Phòng trừ sinh vật gây hại rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng và thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý lâm sản. Những giải pháp QLBVR dựa vào cộng đồng luôn chứa đựng những sắc thái của luật tục, phong tục, tập quán, ý thức dân tộc, nhận thức, kiến thức của người dân, đặc điểm quan hệ gia đình, họ hàng, các tổ chức đoàn thể, làng, bản phù hợp với chính sách, pháp luật của Nhà nước. [12] 1.1.2. Chiến lược và chính sách QLBVR dựa vào cộng đồng Chiến lược và chính sách quản lý bảo vệ tài nguyên miền núi trong đó có tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng mà các nước trong khu vực đều được tiến hành theo những hướng sau: - Những giải pháp chủ yếu để tăng cường quyền quản lý BVR dựa vào cộng đồng: Phát huy những luật tục, phong tục tập quán và trách nhiệm của toàn cộng đồng đối với công tác QLBVR, xây dựng qui ước, hương ước QLBVR của thôn, bản, qui định rõ quyền lợi và trách nhiệm của mọi người dân trong cộng đồng. [09] - Kết hợp những giải pháp về chính sách hỗ trợ về kinh tế - xã hội để khuyến khích người dân tham gia, trong đó chú trọng phát triển đồng bộ cả giải pháp về đào tạo, tập huấn trong việc QLBVR dựa vào cộng đồng. [09] - Các hình thức QLBVR: Như tuần tra BVR, PCCCR trên địa bàn phải được thực hiện theo phương pháp cùng tham gia ở tất cả các giai đoạn tuần tra bảo vệ, xây dựng lực lượng, kế hoạch bảo vệ. Đây được xem là phương pháp cho phép phát huy đầy đủ nhất những nội lực của cộng đối với công tác QLBVR. 1.1.3. Quan điểm về QLBVR dựa vào cộng đồng Bảo vệ có hiệu quả tài nguyên rừng chính là để nâng cao chất lượng cuộc sống cho các cộng đồng dân cư thôn, bản. Công tác QLBVR phải được tiến hành đồng thời với sự phát triển kinh tế - xã hội và góp phần nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cư thôn, bản trên địa bàn. Mấu chốt của vấn đề QLBVR dựa vào cộng
  7. 5 đồng vừa là bảo vệ được tài nguyên rừng vừa giải quyết tốt vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng. Bảo vệ tài nguyên rừng nếu không có sự tham gia của cộng đồng dân cư thôn, bản thì sẽ không thành công. Vì vậy, đề xuất các giải pháp để nâng cao trách nhiệm và quyền hưởng lợi của cộng đồng dân cư thôn, bản trong QLBVR là rất cần thiết. Để công tác QLBVR đạt hiệu quả cao thì phải có chính sách khuyến khích, thu hút sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư thôn, bản. 1.2. Bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở một số nước thế giới * Ở Nhật Bản Nhật Bản hiện có 25,21 triệu ha rừng, trong đó: rừng cộng đồng chiếm 10%, rừng tư nhân chiếm 60%, rừng Quốc gia chiếm 30%. Từ đam mê và quan tâm đến văn hoá, người Nhật đã học được cách cải tiến việc sử dụng bền vững và bảo tồn nguồn tài nguyên rừng rất lớn. Vì vậy, thực tế các mục tiêu chính trong luật pháp rừng và quản lý tài nguyên ở Nhật Bản đều được công bố rõ ràng, để đẩy mạnh và phát triển bền vững dựa trên cơ sở lợi ích cộng đồng ngay từ những năm 1800. * Ở Thái Lan Thái Lan là một nước được các nước trong khu vực và trên thế giới đánh giá cao về những thành tựu trong công tác xây dựng các chương trình BVR dựa vào cộng đồng. Ở đây, sử dụng đất đai được thông qua chương trình làng rừng, hộ nông dân được giao đất nông nghiệp, đất thổ cư, đất để trồng rừng. Người nông dân được Chính phủ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và có trách nhiệm quản lý đất, không được chặt hoặc sử dụng cây rừng. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp đã làm gia tăng mức độ an toàn cho người được nhận đất. Do vậy đã ảnh hưởng tích cực đến việc khuyến khích đầu tư và tăng sức sản xuất của đất. * Ở Indonesia Năm 1991, chương trình phát triển lâm nghiệp được hình thành, năm 1995 đổi tên thành chương trình phát triển cộng đồng làng lâm nghiệp do Bộ lâm nghiệp
  8. 6 quản lý. Chương trình này yêu cầu các công ty khai thác gỗ phải góp phần phát triển nông thôn và BVR với 3 mục tiêu: - Cải thiện điều kiện sống cho người dân sống ở trong và ngoài khu vực đang khai thác gỗ. - Nâng cao chất lượng và năng suất của rừng. - BVR và môi trường. Năm 1996, Bộ lâm nghiệp, các tổ chức phi Chính phủ và các trường Đại học đã xây dựng một chương trình dự án điểm lôi kéo người dân vào bảo vệ và phát triển rừng. Dự án này cho phép người dân quản lý 10.000 ha rừng có khả năng khai thác gỗ. * Ở NêPal Năm 1957, Nhà nước thực hiện quốc hữu hoá rừng, Nhà nước tập trung quản lý, QLBVR và đất rừng, người dân ít quan tâm đến QLBVR của Nhà nước, kết quả là trong vòng 20 năm hàng triệu ha rừng bị tàn phá. Từ năm 1978, Chính phủ đã giao quyền QLBVR cho người dân địa phương để thực hiện chính sách phát triển lâm nghiệp cộng đồng. Tuy nhiên, sau một thời gian người ta nhận thấy các đơn vị hành chính này không phù hợp với việc QLBVR do các khu rừng nằm phân tán, không theo đơn vị hành chính và người dân có nhu cầu, sở thích sử dụng sản phẩm rừng khác nhau. Năm 1989, Nhà nước thực hiện chính sách lâm nghiệp mới đó là chia rừng và đất rừng làm hai loại: rừng tư nhân và rừng Nhà nước cùng với hai loại sở hữu rừng tương ứng là sở hữu tư nhân và sở hữu rừng Nhà nước. Trong quyền sở hữu của Nhà nước lại được chia theo các quyền sử dụng khác nhau như: rừng cộng đồng theo nhóm người sử dụng, rừng hợp đồng với các tổ chức, rừng tín ngưỡng, rừng phòng hộ. Nhà nước công nhận quyền pháp nhân và quyền sử dụng cho các nhóm sử dụng. Năm 1993, Nêpal phát triển chính sách lâm nghiệp mới, nhấn mạnh đến các nhóm sử dụng rừng, cho phép gia tăng quyền hạn và hỗ trợ cho các nhóm sử dụng rừng thay chức năng của các phòng lâm nghiệp huyện từ chức năng cảnh sát và chỉ
  9. 7 đạo sang chức năng hỗ trợ và thúc đẩy cho các cộng đồng, từ đó rừng được quản lý và bảo vệ có hiệu quả hơn. Năm 2000 QLBVR dựa vào cộng đồng được thực hiện tại các vùng đồi có diện tích trên 500 nghìn ha rừng suy thoái được giao cho các nhóm sử dụng rừng. Hoạt động này đã thu hút sự tham gia của khoảng 800.000 hộ (4 triệu người). Trọng tâm của chính sách lâm nghiệp cộng đồng tại Nêpal là bảo vệ rừng cộng đồng và cho phép người dân tiếp cận tài nguyên rừng phục vụ nhu cầu sinh hoạt cơ bản. Lâm nghiệp cộng đồng tại Nêpal dựa vào các nhóm sử dụng rừng, trong đó mỗi nhóm được giao quản lý một diện tích rừng nhất định. Nhà nước được lợi từ hoạt động này là diện tích rừng suy thoái được phủ xanh trong khi đó các nhóm sử dụng rừng có cơ hội tiếp cận lâm sản. Tóm lại, từ những kết quả thực tế của các nước như: Thái Lan, Indonesia, NêPal, Nhật Bản.... đã thu được trong công tác QLBVR dựa vào cộng đồng, đã góp phần giải quyết tình trạng diện tích và chất lượng rừng ngày một giảm. Đây sẽ là những mô hình và những bài học kinh nghiệm quý báu cho quá trình xây dựng những giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng ở Việt Nam. 1.3. Quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở Việt Nam 1.3.1. Tình hình QLBVR dựa vào cộng đồng ở Việt Nam Ở Việt Nam, tính cộng đồng của các dân tộc là yếu tố quan trọng tạo nên nền tảng cho những thành quả đã đạt được trong công cuộc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Vì vậy QLBVR dựa vào cộng đồng mới được coi là một hình thức tồn tại song song với các hình thức khác, như QLBVR Nhà nước, QLBVR tư nhân, ở những nơi cộng đồng thực sự tham gia vào quản lý BVR thì công tác QLBVR có hiệu quả rõ nét. Thực tiễn cho thấy rằng, QLBVR có sự tham gia của cộng đồng dân cư thôn, bản là hình thức QLBVR có tính khả thi về kinh tế - xã hội, môi trường, tiết kiệm kinh phí cho Nhà nước và nâng cao thu nhập của người dân địa phương, góp phần xoá đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới văn minh, giàu đẹp, đồng thời, đáp ứng một phần nhu cầu về gỗ, củi và các loại lâm sản khác cho cuộc sống của người dân. [19]
  10. 8 Theo những nhận xét của Nguyễn Huy Dũng, quản lý lâm nghiệp cộng đồng tại Việt Nam đã có lịch sử hình thành và phát triển tại một số cộng đồng các dân tộc có đời sống sinh hoạt gắn chặt với môi trường thiên nhiên, như các khu rừng tự nhiên. Hình thức quản lý này thường gắn với luật tục của cộng đồng. Đây là một hình thức tri thức bản địa liên quan đến cộng đồng thôn, bản. Các cộng đồng đã có nhiều kinh nghiệm và truyền thống quản lý rừng theo hướng sử dụng tài nguyên thiên nhiên ổn định và bền vững. Trong thời gian dài tại nhiều vùng khác nhau, quản lý rừng và môi trường sinh thái của cộng đồng đã đóng một vai trò rất quan trọng và mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân địa phương về các mặt: - Bảo vệ, quản lý việc khai thác nguồn tài nguyên rừng và môi trường sinh thái. - Xác định các quan hệ sở hữu đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường. - Củng cố mối quan hệ xã hội trong cộng đồng các dân tộc. Theo đánh giá của người đứng đầu thôn, bản thì: 1) QLBVR dựa vào cộng đồng thôn, bản mang lại lợi ích thiết thực cho người dân. 2) Tăng thu nhập, tạo công việc cho người dân bản địa. Mặt khác, thông qua hoạt động QLBVR thì nhận thức về BVR của người dân được nâng lên rõ rệt, có 100% ý kiến đồng ý với nhận định này [13]. Tuy đạt được những kết quả như trên, nhưng trong quá trình thực hiện còn một số tồn tại như sau: - Các quy định về thưởng phạt trong việc bắt giữ các vụ vi phạm vào tài nguyên rừng chưa rõ ràng. Cộng đồng cũng chưa có quy định để bắt giữ đối tượng khi phát hiện xâm hại tài nguyên rừng để xử lý. - Do điều kiện kinh tế khó khăn và giao thông đi lại khó khăn, nên việc cộng đồng tham gia tuần tra BVR đạt kết quả chưa được như mong muốn. 1.3.2. Các nghiên cứu chính liên quan đến QLBVR dựa vào cộng đồng Việt Nam Vũ Hoài Minh và Haws Warfvinge (2002) đã tiến hành đánh giá về thực trạng quản lý, BVR tự nhiên của các hộ gia đình và cộng đồng địa phương tại 3 tỉnh: Hoà Bình, Nghệ An và Thừa Thiên Huế. Các tác giả đã tìm hiểu về sự hình
  11. 9 thành, các lợi ích đạt được và những vấn đề về hưởng lợi, quyền sử dụng và các chính sách liên quan đến hình thức quản lý, BVR này. Trong 5 mô hình quản lý, BVR cộng đồng có 4 hình thức là tự phát của cộng đồng địa phương và được chính quyền địa phương chấp thuận. Họ tự đề ra các qui định về quản lý, sử dụng lâm sản cũng như các hoạt động BVR, phát triển rừng. Trong Dự án hợp tác cộng đồng địa phương xây dựng các mô hình quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền (2003 - 2006) do J.Mac Arthur Foundatinon tài trợ. Trong quá trình thực hiện, Dự án đã xây dựng và tổ chức thực hiện các mô hình: Xây dựng mạng lưới truyền thông cộng đồng; Tổ tuần tra cộng đồng; Nâng cao năng lực quản lý rừng cộng đồng; Du lịch cộng đồng. Đây là những mô hình điểm về quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng địa phương với mục tiêu thiết kế một quy trình thực hiện các bước công việc và xác lập khung hợp tác giữa các bên cùng tham gia vào công tác quản lý BVR. Những mô hình này đáp ứng nhu cầu của công tác quản lý BVR đối với một khu bảo tồn mới thành lập, trong đó, cộng đồng thôn, bản có đủ năng lực tổ chức, thực hiện các hoạt động nhằm phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng trên địa bàn, nâng cao nhận thức của cộng đồng, hướng đến những thay đổi về thái độ, hành vi theo hướng có lợi trong công tác QLBVR cũng như bảo tồn đa dạng sinh học [14]. Sau 3 năm thực hiện dự án, tình trạng xâm hại tài nguyên rừng trên địa bàn giảm hẳn, nhận thức của người dân về giá trị của quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng được tăng lên đáng kể: trước đây, dù cho không, người dân cũng không trồng rừng, nay người dân chủ động và mong muốn được giao đất cho trồng rừng, giao rừng cho bảo vệ, thậm chí, có một số hộ giàu vẫn nhận đất, nhận rừng để bảo vệ, phát triển rừng. - Ở Cao Bằng, thực hiện Nghị định số 02/NĐ-CP, ngày 15/01/1994 của Thủ tướng Chính phủ về quy định việc giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân; Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về giao
  12. 10 đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. UBND tỉnh Cao Bằng đã chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm (1993 - 1996), Sở Nông nghiệp và PTNT (1997 - 2002), Sở Tài nguyên Môi trường (2003 - 2008) tổ chức triển khai thực hiện công tác giao đất giao rừng kết quả như sau: Tổng diện tích đã giao: 481.073 ha, trong đó: - Hộ gia đình, cá nhân: 224.280 ha với 47.779 hộ. - Cộng đồng dân cư (thôn, bản): 162.726 ha với 1.809 cộng đồng. - Tổ, nhóm hộ: 48.672 ha với 4.173 tổ, nhóm. - Các tổ chức: 29.674 ha. - UBND các xã: 15.729 ha. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Trên cơ sở diện tích đất lâm nghiệp đã giao UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét và triển khai công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cộng đồng dân cư và các cá nhân cụ thể như sau: Tổng diện tích đã cấp: 405.061 ha trong đó: - Hộ gia đình, cá nhân: 224.033 ha với 47.469 hộ. - Cộng đồng dân cư (thôn, bản): 149.049 ha với 1.633 cộng đồng. - Tổ, nhóm hộ: 48.499 ha với 4.090 tổ, nhóm. - Các tổ chức: 28.530 ha. Như vậy, ở Cao Bằng chưa triển khai thực hiện công tác giao rừng theo Thông tư số 38/2007/TT-BNN, ngày 25/04/2007. Về việc hướng dẫn trình tự thủ tục giao rừng, cho thuê rừng. [08] Tuy nhiên trên thực tế việc giao rừng tự nhiên cho cộng đồng thôn, bản chưa đánh giá được hiệu quả sau khi giao rừng, nhưng đã tạo ra được sự chuyển biến trong nhận thức của đồng bào dân tộc là BVR để hưởng lợi từ rừng, đã có thêm nhiều thôn, bản đăng ký xin nhận rừng tự nhiên để bảo vệ và hưởng lợi; Các thôn đã xây dựng phương án BVR (đã được UBND huyện phê duyệt), đã thành lập nhóm tuần tra bảo vệ rừng. Các khu rừng được giao không còn tình trạng khai thác gỗ,
  13. 11 phát rừng làm nương rẫy trái phép và ở địa bàn mô hình giao rừng tự nhiên cho cộng đồng thôn, bản có nhiều thuận lợi và ưu điểm hơn so với giao cho hộ gia đình, cá nhân quản lý [17]. 1.3.3. Hiệu quả đạt được từ QLBVR dựa vào cộng đồng ở Việt Nam. Hiện tại chưa có những đánh giá chính thức về hiệu quả QLBVR dựa vào cộng đồng ở quy mô toàn quốc, nhưng, căn cứ vào 4 kết quả Hội thảo quốc gia về quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội (tháng 6/2000, tháng 11/2001 và tháng 11/2004, 6/2009) và dự án thí điểm lâm nghiệp cộng đồng được thí điểm 40 xã, trên phạm vi 10 tỉnh, qua các kết quả hội thảo và dự án trên có thể đưa ra một số nhận định sau: - Một số nơi rừng cộng đồng được bảo vệ và phát triển tốt hơn nếu được giao rừng và những nơi rừng do cộng đồng quản lý hầu như không bị chặt phá, tạo ra được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của đồng bào dân tộc là BVR để hưởng lợi từ rừng, đã có thêm nhiều thôn, bản đăng ký xin nhận rừng tự nhiên để bảo vệ và hưởng lợi; Các thôn đã xây dựng phương án BVR (đã được UBND huyện phê duyệt), đã thành lập các tổ đội tuần tra bảo vệ rừng. [11] - Nâng cao thu nhập cho người dân, xoá đói giảm nghèo, đáp ứng đuọc phần nào nhu cầu sử dụng gỗ cho các công trình của cộng đồng và hộ gia đình. [12] Với những diện tích rừng do cộng đồng nhận khoán bảo vệ, hàng năm được Nhà nước hoặc chủ rừng chi trả tiền công nhận khoán BVR, đã giải quyết một phần khó khăn về đời sống kinh tế cho một bộ phận dân cư. Với những diện tích rừng và đất rừng mà Chính quyền địa phương giao, cộng đồng có thể tận dụng khi rừng chưa khép tán hoặc đất trống chưa trồng rừng để canh tác kết hợp với trồng cây nông nghiệp ngắn ngày, chăn thả gia súc gia cầm dưới tán rừng, được các dự án đầu tư hỗ trợ vốn để sản xuất, được hưởng lợi sản phẩm từ rừng. Với những diện tích rừng cộng đồng quản lý theo truyền thống cho đến nay hầu như cộng đồng có toàn quyền quyết định việc sử dụng tài nguyên rừng.
  14. 12 - Tiết kiệm chi phí cho Nhà nước: Hầu như hiện nay có nhiều cộng đồng đang quản lý rừng không có sự hỗ trợ của Nhà nước về kinh phí, nhưng rừng vẫn được bảo vệ tốt. - Rừng do cộng đồng quản lý đã góp phần bảo vệ nguồn nước, giải quyết một phần nhu cầu gỗ gia dụng cho cộng đồng và thành viên của cộng đồng; khai thác lâm sản ngoài gỗ..., góp phần phát triển ngành nghề thủ công truyền thống và tăng thu nhập cho cộng đồng. - Góp phần vào việc khôi phục truyền thống bản sắc văn hoá, phong tục tập quán tốt đẹp của cộng đồng thông qua việc quản lý rừng cộng đồng, có sự giúp đỡ và hướng dẫn của các tổ chức nhà nước, đã góp phần thúc đẩy việc xây dựng và thực hiện quy chế quản lý, bảo vệ rừng; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; khôi phục truyền thống văn hoá tốt đẹp, hương ước của cộng đồng. [13] [15] 1.3.4. Những bài học kinh nghiệm cho QLBVR dựa vào cộng đồng ở Việt Nam Qua việc phân tích những kết quả ở trên có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho công tác QLBVR dựa vào cộng đồng ở Việt Nam như sau: [11] - QLBVR dựa vào cộng đồng là phương thức quản lý chủ yếu dựa vào những tổ chức và luật tục, lệ làng trong cộng đồng dân tộc đó. Nó rất cần thiết cho cả quản lý tài nguyên thuộc sở hữu Nhà nước, sở hữu cộng đồng và sở hữu tư nhân. Đặc biệt có ý nghĩa ở vùng sâu, vùng xa, nơi mà ý thức pháp luật hoặc khả năng thực thi pháp luật chưa cao. - QLBVR dựa vào cộng đồng sẽ thành công khi lấy lợi ích cộng đồng làm mục tiêu và lồng ghép được với mục tiêu của quốc gia và khu vực. - Sự hợp tác trong quản lý tài nguyên rừng giữa Nhà nước với cộng đồng, giữa các đối tượng hưởng lợi là yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công của quản lý rừng dựa vào cộng đồng. - QLBVR dựa vào cộng đồng cần phải được phối hợp với các phương thức quản lý khác mà trước hết là phương thức quản lý dựa vào chính sách thể chế của Nhà nước, phương thức phát huy mọi tiềm năng quản lý của các hộ gia đình. [15]
  15. 13 1.4. Hướng nghiên cứu chính của đề tài Một số đề tài nghiên cứu giải pháp QLBVR dựa vào cộng đồng dân cư thôn, bản đều đề xuất những giải pháp quản lý tài nguyên rừng mang tính định tính. Trên địa bàn huyện Nguyên Bình hiện tại chưa có đề tài nào nghiên cứu về QLBVR dựa vào cộng đồng. Cho nên, đề tài này chúng tôi tập trung phân tích đánh giá sâu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, phong tục tập quán, kiến thức, thể chế bản địa và đánh giá thực trạng công tác bảo vệ rừng trên địa bàn huyện, đồng thời đánh giá mức độ ảnh hưởng, mối quan tâm, mâu thuẫn và khả năng hợp tác của các bên liên quan trong, ngoài cộng đồng đến công tác bảo vệ rừng cũng như đánh giá tiềm năng quản lý bảo vệ rừng của cộng đồng. Trên cơ sở đó phân tích đánh giá để đề xuất các giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng nhằm góp phần bảo vệ có hiệu quả tài nguyên rừng và nâng cao đời sống của người dân trong cộng đồng dân cư thôn, bản.
  16. 14 Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI 2.1. Điều kiện tự nhiên huyện Nguyên Bình 2.1.1. Vị trí địa lý Huyện Nguyên Bình nằm ở vị trí toạ độ 1050 40' kinh độ Đông, 220 30' đến 220 50' vĩ độ Bắc . - Phía Đông giáp huyện Hoà An; - Phía Tây giáp huyện Bảo Lạc và Ba Bể; - Phía Nam giáp huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn; - Phía Bắc giáp huyện Thông Nông. Một số đặc điểm của vùng núi đá vôi là có nhiều hang động Karstơ, nên nguồn nước mặt cũng như nguồn nước ngầm rất nghèo, gây khó khăn cho những xã vùng cao núi đá. Có diện tích tự nhiên là 84.101,20 ha, đã sử dụng vào các mục đích phát triển kinh tế - xã hội của huyện theo số liệu thống kê năm 2009 là 69.382,25 ha, chiếm 82,62% diện tích tự nhiên. Trong đó: đất lâm nghiệp có: 63.552 ha chiếm 75,68% diện tích đất tự nhiên; đất nông nghiệp có: 5.830,25 ha chiếm 6,94%. [29] 2.1.2. Địa hình, địa mạo Có địa hình núi đồi phức tạp, chủ yếu là núi đá vôi, độ dốc lớn, chia cắt mạnh và cao từ 700m - 1.300m; thuộc vùng khí hậu Á nhiệt đới với 2 mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc khô hanh, thường xảy ra những đợt rét đậm kéo dài kèm theo sương muối (tháng 12 và tháng 1, 2). Nói chung địa hình huyện Nguyên Bình tương đối phức tạp, phần lớn là địa hình núi cao và dốc bị chia cắt mạnh, diện tích đất bằng chiếm tỉ lệ nhỏ và phân tán, tạo ra nhiều tiểu vùng cho phép phát triển nhiều loại hình sản xuất nông lâm nghiệp khác nhau, không tập chung. Vì vậy với kiểu địa hình trên việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng gặp rất nhiều khó khăn, tốn kém, ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
  17. 15 2.1.3. Khí hậu Nguyên Bình có khí hậu mang tính chất đặc thù của dạng khí hậu lục địa miền núi cao (khí hậu châu Á nhiệt đới) thể hiện 4 mùa trong năm, nhưng rõ rệt nhất là mùa hè và mùa đông, biên độ nhiệt độ thay đổi lớn, lượng mưa ít và phân bố không đều. Mưa, bão tập trung từ tháng 5 đến tháng 8 với lượng mưa trung bình hàng năm là 1.600 – 1.700 mm. Các hiện tượng gió lốc, gió bấc, tuyết rơi, sương muối, mưa đá xảy ra thường xuyên. Nhiệt độ trung bình hàng năm cao nhất 350 C, thấp nhất 00 C. Hàng năm có 3 tháng mùa hè (từ tháng 6 đến tháng 8) nhiệt độ trung bình là 30-340 C, tháng nóng nhất là tháng 7; mùa đông, nhiệt độ trung bình là 5-60 C, tháng lạnh nhất là tháng 1. Tần suất sương muối thường xảy ra vào tháng 1 và tháng 2. 2.1.4. Thuỷ văn Huyện Nguyên Bình có địa hình cao và chia cắt nên hệ thống sông, suối phân bố không đồng đều, độ dốc lớn, mặt nước thấp hơn so với mặt đất canh tác và các điểm dân cư. Do vậy khả năng khai thác cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân còn rất hạn chế, đặc biệt vào mùa khô. 2.1.5. Tài nguyên đất Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 84.101,20 ha, được chia thành các loại đất chính như sau: - Đất dốc bồi tụ có 1.752 ha Phân bố chủ yếu ở các bãi bằng phẳng, thích hợp cho trồng cây ăn quả, cây ngô, cây lúa nước và cây công nghiệp. - Đất Feralit có 53.805 ha: Nhóm đất này chiếm ưu thế nhất, bao gồm hầu hết ở vùng đồi núi. Đất có màu vàng đỏ, nâu đỏ chứa nhiều sắt và nhôm, có phản ứng chua, thích hợp cho việc trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày như chè. - Đất khác có 28.544,2 ha: Phân bố đều ở các xã trong huyện. Tóm lại tài nguyên đất đai của huyện Nguyên Bình phù hợp với nhiều nhóm cây trồng khác nhau, song hiện tại nhiều diện tích đất đang bị suy thoái do thảm thực vật bị xâm hại nặng nề, khai thác khoáng sản bừa bãi và những tập quán canh
  18. 16 tác lạc hậu, quảng canh bóc lột đất. Vậy cần áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa các mô hình canh tác hợp lý trên đất dốc, quy hoạch lại việc khai thác tài nguyên khoáng sản, trồng rừng phòng hộ để bảo vệ đất sử dụng đất có hiệu quả và lâu dài hơn. 2.1.6. Tài nguyên nước Nước để phục vụ cho sản xuất và đời sống cho nhân dân trong huyện được lấy chủ yếu từ hai nguồn sau: - Nước mặt: Đây là nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong vùng. Địa hình dốc, chia cắt và độ che phủ của thảm thực vật thấp nên khả năng giữ nước rất hạn chế, do nguồn nước mặt phân bố không đều trên địa bàn nên nhiều khu vực cao thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô, ở vùng thấp thường xảy ra lũ cục bộ và ngập úng vào mùa mưa. Chất lượng nguồn nước mặt không tốt, vì bị nhiễm hóa chất từ các hoạt động khai thác khoáng sản, đặc biệt là sau mỗi đợt mưa lũ, do vậy cần sử lý trước khi đưa vào sử dụng cho sinh hoạt. - Nước ngầm: Trên địa bàn huyện hiện tại chưa có số liệu điều tra chính xác về trữ lượng nước ngầm, song qua điều tra khảo sát sơ bộ, nước ngầm tồn tại chủ yếu ở hai dạng sau: 1. Nước ngầm Kaster: Hay còn gọi là nước cứng, thường ứ đọng trong các hang động Kaster hình thành từ núi đá vôi. Nước ngầm Kaster thường phân bố sâu, không tạo dòng chảy, các mạch xuất lộ từ nguồn Kaster thường có lưu lượng lớn, không ổn định., cần phải sử lý trước khi đưa vào sử dụng cho sinh hoạt. 2. Nước ngầm ở trong các kẽ nứt của đá: Được hình thành do đá bị phân hoá mạnh, nước mưa ngấm qua đất dự trữ vào các kẽ nứt trên bề mặt của các loại đá, nhiều nguồn nước ngầm đã phát lộ ra ngoài thành dòng chảy, lưu lượng giao động mạnh theo mùa. trong và không mùi, tuy nhiên do địa hình cao nên khả năng giữ nước hạn chế có khi lại ở tầng sâu. 2.1.7 Tài nguyên rừng Những năm qua công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng đã được chính quyền và nhân dân chú trọng, nhiều khu rừng phòng hộ và khu rừng đặc dụng Phia Oắc –
  19. 17 Phia Đén thuộc các xã Phan Thanh, Thành Công, Quang Thành, Tĩnh Túc vẫn là rừng nguyên sinh. Hiện tại huyện Nguyên Bình có 63.552 ha đất lâm nghiệp vào năm 2011, trong đó diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 56.252,2 ha, chiếm 66,88% diện tích đất tự nhiên, diện tích rừng tự nhiên là 40.313,89 ha, rừng trồng có 1.195,63 ha. Rừng Nguyên Bình có một số loài động vật hoang dã quý như: Gà lôi, Hươu, Nai, thực vật như: Nghiến, Lát, Thông tre, Thông đỏ... là tiền đề để xây dựng rừng phòng hộ, rừng kinh tế có giá trị kinh tế cao. Nhiều dự án đã được thực hiện như: chương trình 661, chương trình 327, dự án tăng cường phục hồi rừng bằng phương thức nông lâm kết hợp, đã đạt được những kết quả đáng kể. Song các hiện tượng khai thác rừng, khai thác khoáng sản trái phép vẫn còn xảy ra, gây nên những ảnh hưởng không tốt tới tài nguyên rừng. Bảng 2.1. Hiện trạng rừng phân theo chức năng Diện tích Phân theo chức năng Loại rừng (ha) Rừng đặc dụng Rừng sản xuất Rừng Phòng hộ Rừng tự nhiên 40.313,89 3.580,34 4.363,38 32.370,17 Rừng trồng 1.195,63 297,50 898,13 Tổng 41.509,52 3.580,34 4.660,88 33.268,30 2.1.8. Tài nguyên khoáng sản Trên địa bàn huyện Nguyên Bình có nhiều khoáng sản quý đã và đang được khai thác như quặng thiếc, quặng sắt, vàng…. Trong đó dải quặng sắt kéo dài từ thị trấn Nguyên Bình đến thị trấn Tĩnh Túc, có trữ lượng đủ để phát triển ngành luyện kim. Tuy nhiên, trữ lượng của một số loại đã bị suy giảm đáng kể đặc biệt là mỏ thiếc ở Tĩnh Túc đã được khai thác trên 50 năm. Hiện nay, trữ lượng các mỏ Thiếc, Vonfram không còn nhiều, ước tính khoảng 20.000 tấn, hàng năm có thể khai thác phục vụ xuất khẩu khoảng 300 tấn. Ngoài ra, còn có các điểm khai thác vật liệu xây dựng như đá, cát xỏi làm vật liệu xây dựng cho địa phương và cung cấp cho các vùng lân cận.
  20. 18 2.1.9. Tài nguyên nhân văn Mỗi dân tộc có một nét đặc trưng riêng trong đời sống, văn hoá và phong tục tập quán. Trên địa bàn huyện Nguyên Bình có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống như: Tày, Nùng, Mông, Kinh, Dao,..., đây là điều kiện để hình thành nên nền văn hoá phong phú đa dạng trên địa bàn huyện. Đi qua nhiều những biến cố của lịch sử, đến nay huyện vẫn giữ được những di tích lịch sử có giá trị như: hang Kéo Quảng ở xã Minh Tâm, Khu rừng Trần Hưng Đạo ở xã Tam Kim đây là khu rừng đã ghi dấu ấn truyền thống trong lịch sử dân tộc, đó là nơi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, gồm 34 chiến sỹ - tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944, đây là khu di tích lịch sử đã được sếp hạng cấp quốc gia). Đền Ông Búa thị trấn Tĩnh Túc và có triển vọng phát triển du lịch sinh thái tầm quốc gia khu rừng đặc dụng Phja Đén - Phja Oắc ở các xã Thành Công, Phan Thanh, Quang Thành, Tĩnh Túc. Trong những năm xây dựng và phát triển đất nước, trong thời kì đổi mới dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân và UBND huyện, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân huyện Nguyên Bình đã phát huy truyền thống đoàn kết, ý chí tự lực tự cường, khắc phục mọi khó khăn đã đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế, văn hóa và giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội. Trên chặng đường phát triển tiếp theo vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức nhưng, với truyền thống quật cường, sáng tạo, phát huy nộ lực và những lợi thế sẵn có, trước những cơ hội mới Nguyên Bình sẽ vững vàng đi lên thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong thời kì đổi mới, hội nhập và phát triển. 2.1.10. Thực trạng môi trường Cảnh quan môi trường ở Nguyên Bình rất đa dạng, môi trường không khí trong lành, nhưng nguồn nước lại bị ảnh hưởng của ô nhiễm do khai thác khoáng sản, sinh hoạt của con người. Trên thực tế độ che phủ của rừng chiếm tỉ lệ trung bình, đất đai bị xói mòn, rửa trôi, độ phì của đất giảm, các hiện tượng sạt lở xuất
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0