Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý VQG Chư Yang Sin, tỉnh Đăk Lăk
lượt xem 6
download
Mục tiêu của đề tài là xây dựng nguyên tắc, giải pháp, tổ chức đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên VQG Chư Yang Sin, thuộc hệ thống rừng đặc dụng, nhằm giải quyết mối quan hệ hài hòa giữa bảo vệ sinh thái tự nhiên và sinh thái nhân văn, giữa cộng đồng dân cư với công tác quản lý, bảo vệ phát triển đa dạng sinh học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý VQG Chư Yang Sin, tỉnh Đăk Lăk
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP PHẠM VĂN HẠ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ NGUYÊN TẮC VÀ GIẢI PHÁP ĐỒNG QUẢN LÝ VƯỜN QUỐC GIA CHƯ YANG SIN – ĐĂK LĂK Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.60 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LẤM NGHIỆP Hà Tây, năm 2007
- 1 Lời cảm ơn ........................................................................................................................i Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................................ii Danh mục các bảng, hình vẽ .......................................................................................... iii MỞ ĐẦU..........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ...................................................3 1.1. Trên thế giới ..........................................................................................................3 1.2. Ở Việt Nam ...........................................................................................................7 2.1. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................9 2.1.1. Mục tiêu tổng quát .........................................................................................9 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ...............................................................................................9 2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................9 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................9 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................10 2.3. Nội dung nghiên cứu...........................................................................................10 2.4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................10 2.4.1. Phương pháp kế thừa .......................................................................................10 2.4.2. Khảo sát thu thập tài liệu sơ cấp .....................................................................10 2.4.2.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu ..................................................10 2.4.2.2. Phương pháp điều tra ...............................................................................11 2.4.3. Xử lý và phân tích số liệu viết báo cáo ............................................................12 2.4.3.1. Xử lý, phân tích tài liệu đa dạng sinh học ................................................12 2.4.3.2. Xử lý, phân tích tài liệu điều tra xã hội ....................................................12 CHƯƠNG 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI ........................................13 VƯỜN QUỐC GIA CHƯ YANG SIN..........................................................................13 3.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên ................................................................................13 3.1.1 Vị trí địa lý ........................................................................................................13 3.1.2. Địa hình............................................................................................................13 3.1.3. Khí hậu, thuỷ văn .............................................................................................14 3.1.3.1. Khí hậu ......................................................................................................14 3.1.3.2.Thuỷ văn .....................................................................................................15 3.1.4. Địa chất, thổ nhưỡng .......................................................................................16 3.1.4.1. Địa chất .....................................................................................................16
- 2 3.1.4.2. Thổ nhưỡng ...............................................................................................17 3.1.5. Thảm thực vật rừng ..........................................................................................19 3.1.5.1. Các kiểu thảm thực vật và diện tích :........................................................19 3.1.5.2. Một số đặc điểm của các Kiểu thảm thực vật rừng ..................................21 3.1.6. Hệ thực vật .......................................................................................................24 3.1.6.1. Thành phần hệ thực vật.............................................................................24 3.1.6.2. Tài nguyên thực vật...................................................................................26 3.1.7. Khu hệ động vật ...............................................................................................27 3.1.7.1. Đặc điểm khu hệ........................................................................................27 3.1.7.2 Khu hệ thú ..................................................................................................28 3.1.7.3. Khu hệ chim ..............................................................................................29 3.1.7.4. Khu hệ bò sát ếch nhái ..............................................................................29 3.2. Điều kiện kinh tế xã hội vùng đệm. ....................................................................29 3.2.1. Dân số, dân tộc, lao động ................................................................................29 3.2.1.1. Dân số .......................................................................................................29 3.2.1.2. Lao động....................................................................................................30 3.2.2. Hiện trạng kinh tế.............................................................................................33 3.2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất .............................................................................33 3.2.2.2. Hoạt động sản xuất ...................................................................................36 3.2.2.3. Đánh giá điều kiện dân sinh, kinh tế và xã hội .........................................37 3.6. Tình hình kinh tế - xã hội xã Yang Mao .............................................................38 3.6.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................38 3.6.2. Địa hình........................................................................................................38 3.6.3. Sản xuất........................................................................................................38 3.6.4. Dân số, Dân tộc và lao động: ......................................................................38 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................................39 4.1. Thực trạng công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên tại VQG Chư Yang Sin. ..........39 4.1.1. Bối cảnh kinh tế-xã hội và nguyên nhân sâu xa dẫn đến tổn thất đa dạng sinh học ..............................................................................................................................39 4.1.2. Bối cảnh pháp lý...............................................................................................41 4.3. Thực trạng công tác bảo tồn tại VQG Chư Yang Sin .........................................46 4.3.1. Các điểm yếu trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại VQG Chư Yang Sin: ...46
- 3 4.3.2. Các cản trở trong công tác quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên tại VQG Chư Yang Sin..............................................................................................................48 4.3.3. Các giải pháp về quản lý tài nguyên thiên nhiên tại VQG Chư Yang Sin ...49 4.3.4. Các ưu, nhược điểm của các giải pháp...........................................................50 * Nhược ..................................................................................................................50 4.4. Kiến thức bản địa và thể chế của cộng đồng dân cư xã Yang Mao trong công tác quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên........................................................................51 4.4.1. Kiến thức và thể chế trong hoạt động sản xuất nương rẫy..............................51 4.4.2. Kiến thức và thể chế trong hoạt động hái lượm..............................................52 4.4.3. Kiến thức và thể chế trong săn bắt ..................................................................52 4.4.4. Hệ thống quản lý thôn làng..............................................................................53 4.5.1 Đề xuất một số nguyên tắc tổ chức đồng quản lý .............................................53 4.5.2. Đề xuất một số giải pháp đồng quản lý............................................................55 4.5.2.1. Đề xuất tiến trình thực hiện đồng quản lý ....................................................55 4.5.2.2. Nhóm giải pháp tổ chức đồng quản lý ..........................................................57 a) Hội đồng quản lý rừng cấp xã ...........................................................................59 b) Các hội đồng quản lý thôn.................................................................................60 c) Hội đồng tư vấn đầu tư giám sát ......................................................................61 4.5.2.3. Giải pháp về tăng cường năng lực quản lý...................................................62 a) Tăng cường đào tạo ...........................................................................................62 b) Xây dựng cơ sở hạ tầng và tăng cường trang thiết bị .......................................62 4.5.2.4. Nhóm giải pháp khoa học công nghệ............................................................63 a) Giải pháp về đồng đánh giá các giá trị bảo tồn thiên nhiên .............................63 b) Giải pháp về giám sát đa dạng sinh học có sự tham gia ...................................63 c) Giải pháp về đồng quy hoạch sử dụng đất, quản lý tài nguyên và giao đất......65 d) Nhóm giải pháp về kinh tế .................................................................................65 e) Giải pháp quản lý, khai thác sử dụng bền vững một số loại lâm sản................66 4.5.2.5. Nhóm giải pháp cơ chế chính sách ...............................................................67 a) Xây dựng cơ chế chính sách tổ chức đồng quản lý ...........................................67 b) Chính sách hưởng lợi.........................................................................................68 4.5.2.6. Nhóm giải pháp giám sát đánh giá ...............................................................69 4.5.2.7. Nhóm giải pháp tuyên truyền giáo dục .........................................................70
- 4 4.5.2.8. Nhóm giải pháp về vốn đầu tư ..................................................................71 a) Vốn ngân sách....................................................................................................71 b) Vốn kêu gọi đầu tư quốc tế ................................................................................71 c) Vốn các bên đóng góp........................................................................................71 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN, THẢO LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................72 5.1 Kết luận ................................................................................................................72 5.2. Thảo luận.............................................................................................................75 5.3. Khuyến nghị .......................................................................................................75 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................77 Phụ lục
- MỞ ĐẦU Rừng có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp giấy, ván nhân tạo, cung cấp gỗ củi, lâm sản cho nhu cầu thiết yếu của nhân dân. Rừng là môi trường sống, là nơi bảo tồn đa dạng sinh học lớn nhất của con người, hạn chế lũ lụt, hạn hán, thiên tai, là nơi sinh thuỷ của hầu hết các con sông. Nước ta hiện có hơn 18 triệu ha đất lâm nghiệp chiếm trên 50% diện tích quốc gia trong đó đất có rừng là 12 triệu ha, độ che phủ đến hết năm 2005 đạt 37,5%. Hiện tại gần 20 triệu người đang sinh sống trong khu vực lâm nghiệp. Với tiềm năng về tài nguyên rừng và con người như vậy. Nhưng hiện tại, đây vẫn là khu vực yếu kém nhất, hầu hết nằm tại các xã vùng III, đặc biệt khó khăn, tỷ lệ đói nghèo cao. Rừng vẫn đang đứng trước nguy cơ suy thoái. VQG Chư Yang Sin nằm trên địa bàn huyện Krông Bông và huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk, cách thành phố Buôn Ma Thuột 50 km về phía đông nam, là hệ thống núi cao ở cực Nam trung bộ, với đỉnh Chư Yang Sin cao 2405 m, cao thứ hai của Tây nguyên, là khu vực có kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới. Đây là một trong những khu rừng nguyên sinh cổ xưa nhất còn lại ở Việt Nam. Theo phân loại của IUCN ( 1994), VQG Chư Yang Sin thuộc hạng II trong 6 bậc phân hạng các khu bảo vệ của thế giới. Vườn Quốc Gia Chư Yang Sin nằm ở phía Nam của dãy Trường sơn và có tính đa dạng sinh học cao. Ngoài việc bảo tồn tính đa dạng về loài và các nguồn gen động thực vật quý hiếm: Thông 5 lá, Đinh tùng, Pơ mu, Kim giao, ... Hổ, Gấu, Bò tót, Voọc chà vá, Mi núi Bà, Khướu đầu đen má xám, ..., ở đây còn bảo tồn sự đa dạng về các kiểu thảm thực vật phân bố theo đai độ cao: Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp, Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi cao trung bình, Rừng thưa cây lá kim hơi khô á nhiệt đới núi thấp.
- VQG có diện tích 59.316ha và vùng đệm 183.479ha, nằm trên địa bàn 20 xã, thị trấn thuộc hai huyện Krông Bông và Lăk tỉnh Đăk Lăk và hai huyện Lạc Dương, Đam Rông tỉnh Lâm Đồng. Thành phần dân tộc rất đa dạng: Kinh, M’Nông, Ê Đê, H’Mông, Tày, Mường ... với dân số khoảng 108.537 người. Đời sống kinh tế của người dân còn gặp nhiều khó khăn và phải phụ thuộc nhiều vào tài nguyên rừng, nhưng nguồn tài nguyên này càng ngày càng suy thoái nên đời sống của họ càng khó khăn hơn. Từ trước tới nay, việc xây dựng các khu rừng đặc dụng nói chung và VQG Chư Yang Sin nói riêng. Việc xây dụng kế hoạch quản lý và hoạt động mang tính áp đặt từ trên xuống, chưa quan tâm đến người dân sống trong và gần các khu rừng đặc dụng. Điều này đã đặt người dân với vai trò là người ngoài cuộc trong công tác bảo tồn thiên nhiên. Từ đó chưa khai thác được những tiềm năng tiềm năng to lớn của người dân, như những hiểu biết và kinh nghiệm lâu đời trong quản lý, sử dụng tài nguyên. Mặt khác, bảo tồn thiên nhiên thường mâu thuẫn với những lợi ích của người dân vốn sinh sống phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên rừng. Nhiều nơi, thay vì tham gia quản lý bảo vệ tài nguyên, người dân đã đối đầu với lực lượng quản lý bảo vệ rừng của chính quyền. Để giảm các áp lực đối với các khu rừng đặc dụng, chia sẽ gánh nặng đối với chính quyền các cấp thì việc tham gia của người dân trong công tác bảo tồn thiên nhiên là rất cần thiết. Sự tham gia của người dân không chỉ dừng lại ở mức tham gia một cách thụ động, mà cần phải nâng cao hơn nữa như được chuyển giao quyền lực, chủ động tham gia tiến tới đồng quản lý. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nói trên, tôi thực hiện luận văn ”Nghiên cứu đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý VQG Chư Yang Sin, tỉnh Đăk Lăk”, nhằm góp phần điều chỉnh các cơ chế chính sách quản lý tài nguyên thiên nhiên tại khu vực nghiên cứu một cách hiệu quả.
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 1.1. Trên thế giới Tại các quốc gia có rừng trên thế giới, khái niệm đồng quản lý (hợp tác quản lý) tài nguyên thiên nhiên được nhiều tác giả đưa ra, tiêu biểu như: Borrini-Feyerabend, 1996 [36], đưa ra khái niệm về đồng quản lý các khu bảo tồn (Protected Areas) là tìm kiếm sự hợp tác, trong đó các bên liên quan cùng nhau thoả thuận chia xẻ chức năng quản lý, quyền và nghĩa vụ trên một vùng lãnh thổ hoặc một khu vực tài nguyên dưới tình trạng bảo vệ. Cũng theo Borrini-Feyerabend, 2000 [38] khái niệm về đồng quản lý như là một dạng hợp tác trong đó cá hai hoặc nhiều đối tác xã hội hiệp thương với nhau xác định và thống nhất việc chia xẻ chức năng quản lý, quyền và trách nhiệm về một vùng, một lãnh thổ hoặc nguồn tài nguyên thiên nhiên được xác định. Đồng thời đối với mục tiêu về văn hoá, chính trị việc đồng quản lý là nhằm tìm kiếm sự “công bằng” trong quản lý tài nguyên thiên nhiên. Trong đó, thuật ngữ "tiếp cận số đông” trong quản lý tài nguyên, kết hợp giữa nhiều đối tác có vai trò khác nhau, nhằm mục tiêu chung là bảo tồn thiên nhiên, phát triển bền vững và chia sẻ công bằng quyền lợi liên quan đến tài nguyên. Wild và Mutebi, 1996 [48] lại cho rằng đồng quản lý là một quá trình hợp tác giữa các cộng đồng địa phương với các tổ chức Nhà nước trong việc sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên hoặc các tài sản khác. Các bên liên quan, Nhà nước hay tư nhân cùng nhau thông qua một hiệp thương, xác định sự đóng góp của mỗi đối tác và kết quả là cùng nhau ký một hiệp ước phù hợp mà các đối tác đều chấp nhận được.
- Rao và Geisler, 1990 [43] định nghĩa đồng quản lý là sự chia sẻ việc ra quyết định giữa những người sử dụng tài nguyên địa phương với các nhà quản lý tài nguyên về chính sách sử dụng các vùng bảo vệ. Các đối tác cần hướng tới mối quan tâm chung là bảo tồn thiên nhiên để trở thành “đồng minh tự nguyện”. Andrew W. Ingle và các tác giả, 1999 [35] lại cho rằng đồng quản lý được coi như sự sắp xếp quản lý được thương lượng bởi nhiều bên liên quan, dựa trên cơ sở thiết lập quyền và quyền lợi, hoặc quyền hưởng lợi được Nhà nước công nhận mà hầu hết những người sử dụng tài nguyên chấp nhận được. Quá trình đó được thể hiện trong việc chia sẻ quyền ra quyết định và kiểm soát việc sử dụng tài nguyên. Qua các khái niệm của các tác giả nêu trên, đồng quản lý được hiểu như sau: Đồng quản lý khu bảo tồn thiên nhiên là quá trình tham gia và hiệp thương của nhiều đối tác có mối quan tâm tới nguồn tài nguyên trong khu bảo tồn, nhằm đạt được một thoả thuận thống nhất về quản lý tài nguyên khu bảo tồn vừa đáp ứng mục tiêu chung là bảo tồn thiên nhiên, vừa đáp ứng mục tiêu riêng có thể chấp nhận được và phù hợp với từng đối tác. Các quan điểm về đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên được các quốc gia vận dụng tuỳ theo tình hình thực tế của đất nước và điều kiện cụ thể của từng VQG, khu bảo tồn. Cụ thể như: Theo Wild và Mutebi, 1996 [48] tại VQG Bwindi Impenetrable và Mga Hinga Gorilla thuộc Uganda việc hợp tác quản lý được thực hiện theo qui ước giữa ban quản lý VQG và cộng đồng dân cư. Trong đó, người dân được phép khai thác một số lâm sản trên quan điểm khai thác sử dụng bền vững, đồng thời có nghĩa vụ quản lý bảo vệ tài nguyên rừng. Như vậy, việc hợp tác quản lý tại đây mới chỉ có hai đối tác là ban quản lý VQG và cộng đồng dân cư tham gia.
- Theo Moenieba Isaacs và Najma Mohamed, 2000 [39], việc hợp tác quản lý tài nguyên thiên nhiên tại VQG Richtersveld chủ yếu dựa trên hương ước quản lý bảo vệ tài nguyên. Trong đó, người dân cam kết bảo vệ đa dạng sinh học trên địa phận của mình, còn chính quyền và ban quản lý hỗ trợ người dân xây dựng cơ sở hạ tầng và cải thiện các điều kiện kinh tế xã hội khác. Theo Reid. H, 2000, [44] việc hợp tác quản lý tài nguyên thiên nhiên tại VQG Kruger được thực hiện trên nguyên tắc: người dân phải xây dựng quy ước bảo vệ môi trường trong khu vực VQG, đồng thời họ cũng chia xẻ lợi ích thu được từ du lịch. Những kết quả đạt được ở Nam Phi cho thấy việc đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên ở các VQG phải dựa trên nguyên tắc: hai bên tham gia phối hợp cùng xây dựng qui ước quản lý sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững. Đây là bài học kinh nghiệm cho các nước đang phát triển khác. Theo Sherry. E., 1999 [46], việc hợp tác quản lý tài nguyên thiên nhiên tại VQG Vutut được thực hiện trên nguyên tắc: có sự hợp tác giữa chính quyền, ban quản lý VQG và cộng đồng dân cư. Đồng quản lý ở đây đã kết hợp được các mối quan tâm của các bên tham gia và sử dụng kiến thức bản địa của người dân địa phương vào mục tiêu bảo tồn. Đồng thời, ban quản lý VQG xây dựng và đưa ra các mô hình bảo tồn thiên nhiên và phát triển kinh tế xã hội, còn người dân có trách nhiệm thực hiện các mô hình đó. Như vậy, việc hợp tác quản lý ở đây đã giải quyết hài hoà mâu thuẫn giữa Nhà nước và cộng đồng dân cư địa phương. Đồng thời, lợi dụng được kiến thưc bản địa vào công tác bảo tồn hoang dã và bảo tồn các di sản văn hoá.
- Theo Shuchenmann, 1999 [45], việc hợp tác quản lý tài nguyên thiên nhiên tại VQG Andringitra đã có sự tham gia của nhiều bên như: chính quyền, ban quản lý VQG, người dân và du lịch. Trong đó, Chính phủ đã đưa ra các nghị định đảm bảo người dân được quyền: chăn thả gia súc, khai thác tài nguyên từ rừng phục hồi để sử dụng tại chỗ, cho phép giữ gìn những tập quán truyền thống khác như có thể giữ gìn các điểm thờ cúng thần rừng.Đồng thời, để đạt được những thoả thuận trên, người dân phải đảm bảo tham gia bảo vệ sự ổn định của các hệ sinh thái trong khu vực. Theo Oli Krishna Prasad, 1999 [41], việc đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên tại khu bảo tồn Hoàng gia Chitwan ở Nepal, cộng đồng dân cư địa phương được hưởng từ 30% - 50% lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh du lịch hàng năm thông qua việc đầu tư cho các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội của cộng đồng. Song, việc đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên này mới chỉ dừng lại ở vùng đệm khu bảo tồn. Theo Poffenberger. M và MêGan. B, 1993 [42] việc đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên tại VQG Dong Yai - Thái Lan đã có sự phối hợp giữa người dân với Cục Lâm nghiệp Hoàng gia để xây dựng hệ thống quản lý rừng đảm bảo ổn định về môi trường sinh thái, cũng như phục vụ lợi ích của người dân trong khu vực. Như vậy, việc đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên tại Thái Lan người dân đã chứng minh được khả năng của họ trong việc phối hợp thực hiện có hiệu quả trong các hoạt động bảo tồn và họ cũng khẳng định rằng nếu chính phủ có chính sách khuyến khích và chuyển giao quyền lực thì họ chắc chắn sẽ thành công trong việc kiểm soát các hoạt động khai thác quá mức nguồn tài nguyên rừng, các hoạt động phá rừng và tác động tới môi trường.
- 1.2. Ở Việt Nam Tại Việt Nam trước đây tài nguyên rừng là do Nhà nước trực tiếp quản lý. Mọi hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên rừng đều do Chính phủ quyết định. Khái niệm đồng quản lý tài nguyên lần đầu tiên được đưa vào Việt Nam năm 1997. Song do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, nên khái niệm này vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. Qua qua quá trình thực hiện quản lý rừng tại các địa phương, khái niệm về đồng quản lý đã được nhiều tổ chức, các tác giả trong và ngoài nước đưa ra. Trong đó, tiêu biểu là khái niệm của IUCN đưa ra là: "Các khu bảo tồn do Nhà nước thiết lập, nơi quyền ra quyết định, trách nhiệm và quyền lợi chia sẻ giữa các cơ quan Nhà nước và các bên tham gia, đặc biệt cộng đồng địa phương sống dựa vào tài nguyên rừng tại các khu bảo tồn đó"[13]. Theo Uirich Apel, Oliver C. Maxwell và các tác giả, 2002 [27] đã nghiên cứu về đồng quản lý tại khu bảo tồn Pù Luông - Nghệ An cho thấy việc quy hoạch sử dụng đất, tình hình quản lý tài nguyên rừng còn nhiều vấn đề bất cập. Đồng thời những nghiên cứu này còn chỉ ra cuộc sống của người dân địa phương còn phụ thuộc vào rừng, một số thể chế chính sách còn chưa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Song các nghiên cứu chưa đánh giá được đầy đủ tiềm năng về đồng quản lý cũng như chưa đưa ra được nguyên tắc và giải pháp thực hiện. Trong thời gian gần đây, đã có một số dự án được triển khai thực hiện với mục tiêu xây dựng mô hình đồng quản lý. Điển hình như: dự án MOSAIC, 2002 đang triển khai thực hiện tại khu vực sông Thanh - Quảng Nam, nội dung đồng quản lý mới được bắt đầu và đang trong thời gian thử nghiệm cho giai đoạn tiếp theo; Dự án về xây dựng mô hình đồng quản lý giữa khu bảo tồn, cộng đồng dân
- cư và các tổ chức, cơ quan liên quan (bao gồm cả tổ chức chính phủ và phi chính phủ) tại khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Song các dự án nói trên đều chưa đưa ra được nguyên tắc và các giải pháp thích hợp để xây dựng kế hoạch đồng quản lý tài nguyên. Việc đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam là mới, các thể chế chính sách còn nhiều vấn đề bất cập, chưa phù hợp với hướng phát triển của mô hình này. Do vậy, việc tham gia của các bên liên quan còn nặng tính hình thức và chồng chéo về quản lý. Đặc biệt, đối với cộng đồng dân cư sinh sống tại khu vực vùng đệm của các khu bảo tồn và VQG, việc tham gia vào mô hình còn mang tính thụ động, họ chưa được coi là chủ thể tích cực trong việc quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Do đó nhất thiết cần phải có những nghiên cứu để xây dựng phương thức đồng quản lý nhằm thu hút người dân địa phương tự nguyện tham gia đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên.
- CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu tổng quát Xây dựng nguyên tắc, giải pháp, tổ chức đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên VQG Chư Yang Sin, thuộc hệ thống rừng đặc dụng, nhằm giải quyết mối quan hệ hài hòa giữa bảo vệ sinh thái tự nhiên và sinh thái nhân văn, giữa cộng đồng dân cư với công tác quản lý, bảo vệ phát triển đa dạng sinh học. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể - Thử nghiệm áp dụng lý luận và thực tiễn thực hiện đồng quản lý tại xã Yang Mao, VQG Chư Yang Sin, tỉnh Đăk Lăk. - Đánh giá tiềm năng đồng quản lý tại xã Yang Mao, VQG Chư Yang Sin. - Đề xuất một số nguyên tắc cơ bản đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên VQG Chư Yang Sin. - Đề xuất một số giải pháp, đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên VQG Chư Yang Sin. - Đề xuất mô hình tổ chức đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên VQG Chư Yang Sin. 2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu - Cơ chế chính sách của các cấp có liên quan đến công tác quản lý hệ thống rừng đặc dụng. - Kiến thức bản địa và thể chế của cộng đồng dân cư trong quản lý tài nguyên thiên nhiên. - Tài nguyên thiên nhiên VQG Chư Yang Sin.
- 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu Do điều kiện về thời gian, nhân lực và kinh phí của đề tài còn hạn chế, do vậy, đối tượng và phạm vi nghiên cứu được giới hạn cụ thể ở xã Yang Mao, huyện Krông Bông thuộc VQG Chư Yang Sinh,tỉnh Đắk Lắk. 2.3. Nội dung nghiên cứu 2.3.1. Thực trạng công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên tại VQG Chư Yang Sin. 2.3.2. Mức độ tham gia của các bênliên quan trong công tác quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên tại VQG Chư Yang Sin. 2.3.3. Thực trạng công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG Chư Yang Sin. 2.3.4. Kiến thức bản địa và thể chế của cộng đồng dân cư trong công tác quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên VQG Chư Yang Sin. 2.3.5. Đề xuất một số nguyên tắc, giải pháp, tổ chức thực hiện đồng quản lý VQG Chư Yang Sin. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp kế thừa Thu thập các tài liệu có liên quan của các cấp ban ngành từ trung ương đến địa phương về các vấn đề như: điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá-xã hội; Các văn bản pháp qui, qui chế, nội qui, qui định về quy hoạch sử dụng đất, công tác quản lý bảo vệ rừng, mức độ đa dạng sinh học... của Chính phủ, Bộ, ngành và địa phương làm cơ sở cho việc tổng hợp phân tích và đánh giá vấn đề đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên tại VQG Chư Yang Sin. 2.4.2. Khảo sát thu thập tài liệu sơ cấp Tài liệu sơ cấp là tài liệu được tác giả thu thập trực tiếp ngoài thực địa bằng các kỹ năng và phương pháp dưới đây: 2.4.2.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu * Tiêu chí chọn xã - Có đơn vị địa lý hành chính thuộc địa phận VQG Chư Yang Sin.
- - Người dân có đời sống phụ thuộc vào tài nguyên của VQG Chư Yang Sin như: đất canh tác nông nghiệp, lâm sản gỗ và ngoài gỗ, động vật và các tài nguyên khác. - Có các dân tộc ít người đại diện cho các xã vùng đệm VQG Chư Yang Sin. - Có vị trí quan trọng trong kiểm soát các hoạt động khai thác lâm sản trong VQG Chư Yang Sin và vùng đệm. Dựa trên tiêu chí trên, xã Yang Mao được chọn làm địa điểm nghiên cứu trong đề tài. 2.4.2.2. Phương pháp điều tra Điều tra đánh giá các giá trị đa dạng sinh học cần phải bảo tồn Đa dạng sinh học VQG Chư Yang Sin mới được điều tra đánh giá, nên đề tài kế thừa các tài liệu đã có là chủ yếu, chỉ kiểm tra bổ sung cập nhật một số thông tin ngoài thực địa về hiện trạng rừng, thực vật bậc cao có mạch và động vật có xương sống. Phương pháp sử dụng được tham khảo trong “ Sổ tay hướng dẫn giám sát và điều tra đa dạng sinh học” do WWF xuất bản [21]. Điều tra tiềm năng đồng quản lý trong cộng đồng Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA – Rapid Ruraisal) và đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA- Participatory Rural Appraisal). Để đạt được mục tiêu thu thập nhanh số liệu nhưng vẫn đảm bảo sự tham gia của người dân trong tất cả các đợt đánh giá, chúng tôi kết hợp sử dụng phương pháp tổng hợp của hai phương pháp trên, tạm gọi là PRRA (Participatory Rural Rapid Appraisal). Để thực hiện phương pháp trên cần có sự giúp đỡ của một số cán bộ địa phương, nên trước khi điều tra ở thực địa tiến hành tập huấn kỹ thuật cho các cán bộ của VQG Chư Yang Sin và cán bộ xã tham gia thực hiện. Các công cụ sử dụng trong điều tra - Vẽ sơ đồ quản lý và sử dụng tài nguyên thôn bản: Trên đó thể hiện các nguồn tài nguyên, các hình thức quản lý và sử dụng tài nguyên. - Bảng câu hỏi phỏng vấn các cơ quan cấp huyện, cấp xã và thôn trưởng. - Bảng phỏng vấn hộ gia đình: Mỗi thôn chọn 9 hộ để phỏng vấn, bao gồm 3 hộ khá/giàu, 3 hộ trung bình và 3 hộ nghèo (đói).
- Phương pháp chọn nhóm người dân (cộng tác viên) tham gia thảo luận - Về số lượng: Mỗi thôn có 8 – 10 người tham gia thảo luận - Về tuổi tác bao gồm: Người cao tuổi, trung niên, thanh niên - Về nghề nghiệp bao gồm: + Nhóm nam có 3 -4 người hay đi rừng: lấy mây, mật ong, gỗ, săn bắt, đánh cá... + Nhóm nữ có 3 - 4 người có kinh nghiệm đi rừng lấy củi, lấy rau, lấy các cây lâm sản khác. + Mỗi nhóm có 1 – 2 người của các đoàn thể như: hội nông dân, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh... Phương pháp chọn hộ gia đình phỏng vấn - Trước hết hỏi trưởng thôn về cách phân loại hộ gia đình trong thôn. - Chọn ngẫu nhiên 9 hộ gia đình đại diện cho 3 nhóm để phỏng vấn: 3 hộ thuộc nhóm giàu và khá, 3 hộ thuộc nhóm trung bình, 3 hộ thuộc nhóm nghèo và đói, đã phân loại theo tiêu chí của huyện, tỉnh hoặc nhà nước. - Nếu thôn chưa phân loại hoặc đã phân loại nhưng không có hộ giàu và khá thì đề nghị trưởng thôn lập lại một danh sách phân loại thành 3 nhóm hộ: + Nhóm loại 1: có điều kiện kinh tế tốt nhất + Nhóm loại 2: có điều kiện kinh tế trung bình + Nhóm loại 3: có điều kiện kinh tế kém nhất Sau đó rút ngẫu nhiên lấy 9 hộ để phỏng vấn (xem phụ lục). 2.4.3. Xử lý và phân tích số liệu viết báo cáo 2.4.3.1. Xử lý, phân tích tài liệu đa dạng sinh học - Giám định mẫu, so sánh danh lục và kết quả điều tra, bổ sung các loài mới phát hiện cho khu hệ động vật và thực vật. - Sử dụng Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ IUCN (2003)[3] để tra cứu xác định danh mục các loài động vật bị đe doạ mức quốc gia và toàn cầu. 2.4.3.2. Xử lý, phân tích tài liệu điều tra xã hội - Dùng phương pháp phân tích tổng hợp, mô tả, so sánh, đánh giá để tìm ra để đánh giá tiềm năng phát triển đồng quản lý tài nguyên. - Phân tích kết quả quy hoạch sử dụng đất, các kết quả thảo luận xây dựng tổ chức đồng quản lý, từ đó so sánh, đánh giá tìm ra nguyên tắc và những giải pháp cơ bản, thích hợp cho phương thức đồng quản lý.
- CHƯƠNG 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI VƯỜN QUỐC GIA CHƯ YANG SIN 3.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 3.1.1 Vị trí địa lý VQG Chư Yang Sin nằm về phía Đông Nam thành phố Buôn Ma Thuột, cách trung tâm thành phố 50 km, thuộc phạm vi hành chính 2 huyện : Huyện Lăk và huyện Krông Bông. Có toạ độ từ 12014’16” đến 12030’58” Vĩ độ Bắc và 108017’47” đến 108034’48’’ Kinh độ Đông, và vị trí địa lý như sau: - Phía Bắc giáp huyện Krông A Na; huyện Krông Pắc. - Phía Tây giáp huyện Lâm Hà tỉnh Lâm Đồng - Phía Đông giáp huyện Ma Đrăk tỉnh Đắk Lắc. - Phía Nam giáp huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng. 3.1.2. Địa hình Chư Yang Sin là hệ thống núi cao ở cực Nam Trung Bộ, nằm về phía nam vùng trũng Krông Pắc - Lăk, chạy dài theo hướng Đông Bắc -Tây Nam. Bao gồm các núi Chư Ba Nak (1.858m ), Chư Hae’le (1.204m), Chư Pan Phan (1.885m), Chư Đrung Yang (1.812m), Chư Yang Siêng (1.128m), Yang Klinh (1.271m), Chư Yang Saone (1.176m), Chư Hrang Kreou (1.071m) và là dãy có đỉnh cao nhất ở Nam Trường Sơn đó là Chư Yang Sin (2.405m). Địa hình chia cắt mạnh tạo thành nhiều thung lũng nhỏ, hẹp. Tuy nhiên, cũng có một số ít thung lũng bằng phẳng dọc theo các triền sông, suối. Độ cao dao động trong khoảng từ 450m - 2.405m. Độ chia cắt sâu >500m, độ chia cắt ngang từ 2 - 2,4km / km 2 (Atlas Đăk Lăk 1985). Địa hình sườn phía Bắc và phía Tây có độ dốc phổ biến từ 25 0 - 35 0, thậm chí một số nơi độ dốc > 35 0 . Sườn Đông và Nam, địa hình trải dài và được nâng lên từ từ, phần lớn có độ dốc từ 20 0- 25 0. Nhìn chung địa hình trong khu vực VQG Chư Yang Sin có những kiểu chính sau:
- Kiểu địa hình núi trung bình Có độ cao từ 900 - 1800m, chiếm 72 % diện tích tự nhiên và phân bố hầu khắp trong khu vực. Kiểu này được hình thành trên nền đá Macma và Trầm tích có kết cấu hạt thô. Khả năng xâm thực mạnh, độ dốc biến động từ (5 - 450) cấp I đến cấp V. Độ che phủ rừng cao, rừng ít bị tác động. Kiểu địa hình núi thấp Có độ cao < 900m, chiếm 23 % diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở phía Nam. Kiểu này được hình thành trên nền đá Macma và Trầm tích có kết cấu hạt thô. Khả năng xâm thực mạnh, độ dốc biến động từ 50 - 400. Thảm thực bì rừng đã bị tác động mạnh. Kiểu địa hình núi cao Có độ cao > 1800m, chỉ chiếm một diện tích nhỏ 4,7 % diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở xung quanh khu vực núi Chư Yang sin, được tạo thành do những khối Mác ma : Granit, Riolit, tác dụng xâm thực mạnh, độ dốc > 40 0. Thảm thực bì là rừng nguyên sinh. 3.1.3. Khí hậu, thuỷ văn 3.1.3.1. Khí hậu Khu vực VQG Chư Yang Sin thuộc khí hậu Tây Nguyên, nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng do bị ảnh hưởng bởi núi cao nên khí hậu trong năm có hai mùa nắng mưa rõ rệt. Mùa mưa ẩm bắt đầu từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 12, mùa nắng khô từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 4 năm sau. - Nhiệt độ: Nhiệt độ không khí trung bình năm 220C, trên đai cao nhiệt độ trung bình năm dao động trong khoảng từ (140C - 200C). Nhiệt độ tháng nóng nhất vào tháng 4 (23,70c), tháng lạnh nhất là tháng 1( 120C) Đặc điểm nổi bật trong chế độ nhiệt của khu vực này là biên độ nhiệt giữa ngày và đêm dao động từ (10 -110C), biên độ nhiệt giữa tháng lạnh nhất và tháng nóng nhất dao động trong khoảng (4 -50C). Như vậy chế độ nhiệt trong khu vực khá điều hoà, ít khi thấy nhiệt độ vượt quá 390C.
- - Lượng bốc hơi: Trong khu vực có tổng bức xạ thực tế và bức xạ hấp thụ tương đối lớn, trung bình năm tổng bức xạ dao động từ 150 -160 Kcal/cm2, chênh lệch giữa các tháng nhỏ, cực đại vào các tháng (3,4), cực tiểu vào tháng 9. Cán cân bức xạ có giá trị lớn nhất vào mùa khô, và có thể nói toàn bộ nhiệt do mặt trời cung cấp trong thời gian này được dùng để đốt nóng mặt đất và lớp không khí bên trên, và đây cũng là thời kỳ bốc hơi mạnh nhất trong năm, gây nên hiện tượng khô nóng khắc nghiệt. Lượng bốc hơi phổ biến từ 1000 - 1200mm/năm. - Lượng mưa: Đây là khu vực có lượng mưa tương đối lớn. Tổng lượng mưa trung bình năm dao động từ (1800 - 2000mm ). Trong đó lượng mưa tập trung vào mùa mưa là chủ yếu. Mưa liên tục từ tháng 9 đến tháng 11 trong năm, chiếm 45 - 60% lượng mưa/năm, vào mùa khô lượng mưa chỉ chiếm từ 5-10% tổng lượng mưa/năm. Số ngày mưa từ 50mm trở lên trung bình từ 6 - 8 ngày/ tháng. Số ngày mưa trung bình trong năm từ 180 ngày trở lên. Đặc điểm nổi bật trong khu vực này là số ngày mưa trong năm tập chung chủ yếu vào các tháng mùa mưa. Có sự biến động khá lớn về lượng mưa từ năm này qua năm khác, lượng mưa năm nhiều nhất có thể gấp 2 lần lượng mưa năm ít nhất. Độ ẩm tương đối trung bình năm là 84%. 3.1.3.2.Thuỷ văn VQG Chư Yang Sin có hệ thống nước mặt khá phong phú với mạng lưới sông suối dày đặc ở cả sườn bắc và sườn nam. Mật độ sông, suối trong khu vực, khoảng 0,35km/ km2. Phần lớn các sông suối trong VQG có dòng chảy quanh năm, chất lượng nước mặt khá tốt, thường có độ khoáng hoá nhỏ, pH trung tính. Do đặc điểm của địa hình, các con suối thường có lắm thác nhiều ghềnh, tạo nên những phong cảnh tuyệt đẹp, rất hấp dẫn đối với khách du lịch. Phía bắc và đông có suối Krông Kmar, Đăk Liêng và các suối nhỏ như Đăk Kliên, Đăk Vil, Đăk Sất, Đăk Trop Tai, Ea K’Tour, Ya Tong, Ya Sobla, Ya R’mau, Ya Knoa, Ya Bro, Ya Korko. Các suối này đều là thượng nguồn của lưu vực sông Ea Krông Ana.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 375 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 524 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 331 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 266 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 261 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 207 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn