intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất phương án sử dụng đất, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp tại xã Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La giai đoạn 2016 – 2020, định hướng tới năm 2030

Chia sẻ: Tri Tâm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

19
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Qua nghiên cứu tình hình thực tế của địa phương về một số mặt liên quan đến sử dụng đất của địa phương, để từ đó đề xuất phương án SDĐ nông, lâm nghiệp, những giải pháp sử dụng đất tổng hợp và bền vững, lâu dài cho xã Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất phương án sử dụng đất, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp tại xã Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La giai đoạn 2016 – 2020, định hướng tới năm 2030

  1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học. Tác giả luận văn Chu Văn Tiệp
  2. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình đào tạo Cao học tại trường Đại học Lâm nghiệp, gắn đào tạo với thực tiễn sản xuất tôi thực hiện luận văn " Nghiên cứu đề xuất phương án sử dụng đất, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp tại xã Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La giai đoạn 2016 – 2020, định hướng tới năm 2030" Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Lâm nghiệp, Khoa đào tạo sau Đại học và các thầy cô giáo trường Đại học Lâm nghiệp, đặc biệt là GS.TS. Trần Hữu Viên là người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian học tập cũng như trong quá trình hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ và nhân dân xã Hát Lót, phòng Địa chính - nông nghiệp, phòng thống kê, trung tâm khuyến nông khuyến lâm huyện Mai Sơn đã giúp đỡ và cung cấp những số liệu chuẩn xác cho tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài này. Mặc dù đã làm việc với tất cả sự nỗ lực của bản thân nhưng do trình độ và thời gian hạn chế nên Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học và đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, tháng 11 năm 2015 Tác giả Chu Văn Tiệp
  3. iii MỤC LỤC Trang Tên trang bìa LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTDANH MỤC CÁC BIỂU ......................... v DANH MỤC CÁC BIỂU................................................................................. vi ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................. 3 1.1. Trên Thế giới........................................................................................... 3 1.2. Ở Việt Nam ............................................................................................. 8 1.2.1. Một số nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn của QHSDĐ ......... 8 1.2.2. Các công trình nghiên cứu và quan điểm về QHLN cấp xã ........... 11 1.2.3. Các nguyên tắc cơ bản của QHSDĐ .............................................. 14 Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG ...................................... 18 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................... 18 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 18 2.2. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu ........................................................ 18 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 18 2.2.2. Giới hạn nghiên cứu ....................................................................... 18 2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 18 2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 19 2.4.1. Quan điểm phương pháp luận ........................................................ 19 2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................... 19 2.4.3. Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu và đánh giá hiệu quả SDĐ .. 24 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 27
  4. iv 3.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn quy hoạch sử dụng đất, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp xã ...................................................................................... 27 3.1.1 Hệ thống quan điểm sử dụng đất, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp xã ................................................................................................... 27 3.1.2 Căn cứ pháp lý cho quy hoạch sử dụng đất và phát triển sản xuất nông lâm nghiệp ........................................................................................ 30 3.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - Xã hội và nhân văn của xã Hát Lót ......... 32 3.3 Tình hình quản lý, sử dụng đất và phát triển sản xuất NLN tại xã Hát Lót . 39 3.3.1 Hiện trạng sử dụng đất lâm nông nghiệp xã Hát Lót ...................... 39 3.3.2. Phân tích hiệu quả của các kiểu sử dụng đất trên địa bàn xã Hát Lót. 41 3.3.3 Lựa chọn và đề xuất tập đoàn cây trồng nông lâm nghiệp ............ 49 3.4. Quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp xã Hát Lót giai đoạn 2015-2020, định hướng tới năm 2030.......................................................... 54 3.4.1. Phương hướng phát triển sản xuất nông lâm nghiệp xã Hát Lót ... 54 3.4.2 Phương án phân bổ sử dụng đất ...................................................... 54 3.4.3 Phương án sản xuất lâm nông nghiệp xã Hát Lót ........................... 64 3.4.4. Dự tính đầu tư và hiệu quả ............................................................. 66 3.4.5 Giải pháp thực hiện của phương án qui hoạch ............................... 69 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ....................................................... 75 1 Kết luận ..................................................................................................... 75 2 Tồn tại ....................................................................................................... 77 3 Kiến nghị ................................................................................................... 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  5. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ CBA Phương pháp phân tích chi phí lợi ích CHXHCN Cộng hoà xã hội chủ nghĩa CRESS Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường CSBV Chăm sóc bảo vệ DTTN Diện tích tự nhiên FAO Tổ chức nông nghiệp và lương thực thế giới GĐ Gia đình Nxb Nhà xuất bản IPM Phòng trừ dịch bệnh hại tổng hợp KNTS Khoanh nuôi tái sinh KT Kinh tế LN Lâm nghiệp MT Môi trường NN Nông nghiệp NTTS Nuôi trồng thuỷ sản PCCC Phòng cháy chữa cháy PCCCR Phòng cháy chữa cháy rừng PRA Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân PTNT Phát triển nông thôn QHSX Quy hoạchsản xuất QLBV Quản lý bảo vệ QSDĐ Quyền sử dụng đất RRA Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn RVAC Rừng vườn ao chuồng RVACRu Rừng vườn ao chuồng ruộng SALT Kỹ thuật canh tác trên đất dốc THCS Trung học cơ sở UBND Ủy ban nhân dân VAC Vườn Ao Chuồng VIE Việt Nam XH Xã hội
  6. vi DANH MỤC CÁC BIỂU TT Tên các biểu Trang 3.1 Hiện trạng sử dụng đất xã Hát Lót 39 Tổng hợp hiệu quả kinh tế của một số loài cây ăn quả trên 1 3.2 46 ha trong 10 năm 3.3 Tổng hợp hiệu quả kinh tế của một số loại cây hoa màu 48 3.4 Hiệu qủa kinh tế của các giống lúa nước 49 3.5 ổng hợp kết quả lựa chọn các loài cây trồng lâm nghiệp 50 3.6 Tổng hợp kết quả lựa chọn cây ăn quả 51 3.7 Tổng hợp kết quả lựa chọn cây hoa màu, cây công nghiệp 52 3.8 Tổng hợp kết quả phân loại, lựa chọn vật nuôi cho xã Hát Lót 53 3.9 Tổng hợp nhu cầ u sử dụng đất xã Hát Lót 57 3.10 Phân bố sử dụng đất xã Hát Lót đến năm 2030 58 3.11 Phân bổ đất sản xuất nông nghiệp 59 3.12 Phân bổ đất sản xuất lâm nghiệp đến năm 2030 61 3.13 Đất xã Hát Lót trước và sau quy hoạch (2030) 63 3.14 Tổng hợp sản xuất nông lâm nghiệp xã Hát Lót 64 3.15 So sánh diện tích đất đai trước và sau quy hoạch xã Hát Lót 65
  7. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đất đai là TNTN vô cùng quý giá, là TLSX đặc biệt. Đất đai là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu vực dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Đất đai cần thiết cho mọi ngành sản xuất, vừa là TLSX không có gì có thể thay thế được, sản xuất ra của cải vật chất, lương thực thực phẩm nuôi sống con người. Vì vậy, đất đai là tài sản rất quý báu của mỗi quốc gia. Nước ta với 3/4 diện tích đất đai là vùng đồi núi và trung du, diện tích đất đồng bằng nhỏ hẹp chỉ khoản 1/4 diện tích đất đai toàn quốc. Phần lớn dân số tập trung sinh sống ở vùng nông thôn, trung du và miền núi, đời sống kinh tế của nhân dân ở những vùng này vẫn dựa chủ yếu vào canh tác nông nghiệp, NLKH và lâm nghiệp với trình độ canh tác còn lạc hậu, KHKT phát triển chậm. Hòa nhịp với sự phát triển đất nước, đời sống KTXH của các dân tộc vùng cao những năm gần đây đã có nhiều khởi sắc, từng bước vươn lên xóa đói giảm nghèo và làm giàu trên chính mảnh đất của mình. Đạt được những thành tựu đáng khích lệ này, ngoài sự nỗ lực của nhân dân địa phương còn phải kể đến sự trợ giúp của nhà nước, cộng với sự tiến bộ của KHKT, sự nhiệt tình năng nổ đội của đội ngũ khuyến nông khuyến lâm và đặc biệt của các chủ trương chính sách đúng đắn, kịp thời của Đảng và Nhà nước giúp nhân dân các dân tộc vùng cao vươn lên bằng con đường phát triển sản xuất nông lâm nghiệp. Với vai trò là đơn vị nhỏ nhất trong các đơn vị quản lý lãnh thổ hành chính và là đơn vị cơ bản quản lý và sản xuất lâm nghiệp của các thành phần kinh tế tập thể và tư nhân, cấp xã ngày càng phát huy vai trò thế mạnh của mình trong việc phát triển kinh tế xã hội cũng như phát triển sản xuất nông lâm nghiệp vùng nông thôn miền núi. Công tác quy hoạch sử dụng đất cấp xã, phát triển sản xuất lâm nghiệp cấp xã đã góp phần phẩn bổ đất đai một cách hợp lý phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, phù hợp với mục đích sử dụng đất đai một cách bền vững, với mục tiêu, phương hướng phát triển của các quản lý trên cũng như tâm tư nguyện vọng của người dân, đặc biệt là những người sống trong hoặc gần rừng. Không những thế nó còn góp
  8. 2 phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nông bản, đáp ứng nhu cầu của người dân về lương thực, thực phẩm, gỗ củi, sinh thái môi trường… Như vậy, công tác quy hoạch sử dụng đất phát triển nông lâm nghiệp đã đang và sẽ thu được những thành công to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội vùng nông bản miền núi, đóng góp cho sự nghiệp chung của cả nước. Hát Lót là một xã trong nhiều năm qua đã có nhiều cố gắng trong việc phát triển sản xuất lâm - nông nghiệp, ổn định cuộc sống người dân, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội chung của cả xã. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, thiếu sót như : Tiềm năng đất đai còn bị bỏ phí,hệ thống canh tác còn lạc hậu,việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế đặc biệt là cơ cấu cây trồng vật nuôi còn nhiều lúng túng, người dân thiếu vốn sản xuất, thiếu khoa học kỹ thuật…chưa có quy hoạch cụ thể, chi tiết cho sản xuất lâm – nông nghiệp. Do đó, việc giúp xã phân bổ lại đất đai, lập kế hoạch phát triển sản xuất lâm nông nghiệp, đồng thời giúp người dân đề xuất được cơ cấu vật nuôi, cây trồng phù hợp với gia đình mình, với nền kinh tế thị trường là rất cần thiết. Xuất phát từ nhận thức thực tiễn trên nhằm góp phần xây dựng một số cơ sở lý luận và thực tiễn của quy hoạch sử dụng đất cấp xã trên địa bàn nông bản miền núi và vận dụng phương pháp quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia của người dân. Tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Nghiên cứu đề xuất phương án sử dụng đất, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp tại xã Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La giai đoạn 2016 – 2020, định hướng tới năm 2030”
  9. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên Thế giới Lịch sử công trình nghiên cứu về QHSDĐ đã trải qua hơn 100 năm, được quan tâm từ thế kỷ thứ XIX. Các công trình này đã đạt được những thành tựu về phân loại đất và xây dựng bản đồ đất là cơ sở quan trọng cho việc sử dụng đất đai một cách hiệu quả và lâu dài. Các công trình nghiên cứu về QHSDĐ đều xuất phát từ đòi hỏi thực tế khách quan nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của xã hội loài người. Tại Đức tác giả Haber năm 1972 đã xuất bản tài liệu “Khái niệm về sử dụng đất khác nhau”, đây được coi là lý thuyết sinh thái về QLSDĐ dựa trên quan điểm về mối quan hệ hợp lý giữa tính đa dạng của hệ sinh thái cũng như sự ổn định của chúng với năng suất và khả năng điều chỉnh. Từ năm 1976 Hội đồng nông nghiệp Châu Âu đã phối hợp với tổ chức FAO tổ chức nhiều hội nghị về PTNT và QHSDĐ. Các hội nghị này khẳng định rằng quy hoạch vùng nông bản trong đó quy hoạch các ngành sản xuất như nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, chế biến nhỏ... cũng như quy hoạch cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao bảng phải dựa trên cơ sở quy hoạch đất đai. Ngay từ thế kỷ XVII, QHNLN đã được xác nhận như một chuyên ngành bắt đầu từ các quy hoạch vùng. Vào thời gian này, quy hoạch quản lý rừng và lâm sinh ở Châu Âu được xem như một lĩnh vực phát triển ở mức cao trên cơ sở QHSDĐ ( Olschowy, 1975). Đến thế kỷ XIX, với các khái niệm “lập địa hợp lý”, “ năng suất sử dụng” (Weber, 1921) đã mở đầu thời ký quy hoạch phát triển nông nghiệp trên cơ sở QHSDĐ theo địa lý với vùng sản xuất là nền tảng của quy hoạch vùng cho sản xuất nông lâm nghiệp.
  10. 4 Tại Châu Âu, vào thập kỷ 30 và 40 của thế kỷ XX, quy hoạch ngành giữ vai trò lấp chỗ trống của quy hoạch vùng được xây dựng vào đầu thế kỷ. Năm 1946 Jacks G.V đã cho ra đời chuyên khảo đầu tiền về phân loại đất đai với tên “ Phân loại đất đai cho QHSDĐ”. Đây cũng là tài liệu đầu tiên đề cập đến đánh giá khả năng của đất cho QHSDĐ. Năm 1966, Hội đất học và Hội nông học Mỹ cho ra đời chuyên khảo về hướng dẫn điều tra đất, đánh giá khả năng của đất và ứng dụng trong QHSDĐ. Ngoài ra còn một số chuyên khảo khác cũng ra đời đề cập đến “ môi trường con người” trong đánh giá khả năng thích hợp của đất cho quy hoạch nông nghiệp và lâm nghiệp. Phương pháp QHNLN cấp địa phương có thể được khái quát bằng 2 cách tiếp cận chủ yếu : Tiếp cận từ trên xuống và các tiếp cận từ dưới lên. Cách tiếp cận thứ nhất được hình thành từ khi có quy hoạch ra đời cho đến nay. Cách tiếp cận thứ hai được hình thành khi các nhà xã hội học chứng minh rằng cộng đồng nông bản có vai trò không thể thiếu trong lập kế hoạch và quản lý tài nguyên của cộng đồng. Từ đây, thuật ngữ “ Quy hoạch dựa vào cộng đồng” bắt đầu xuất hiện. Gilmour (1997) đã phân biệt hai loại tiếp cận, đó là tiếp cận kinh điển và tiếp cận lấy người dân làm trung tâm. Những nghiên cứu của ông về quy hoạch và quản lý rừng cộng đồng ở Nepal chứng tỏ những ưu thế về tiếp cận mới trong xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển cộng đồng. Từ cuối những năm 1970, các phương pháp điều tra đánh gá cùng tham gia được nghiên cứu rộng rãi như : Đánh giá nhanh nônh bản ( PRA), phương pháp quá trình sáng tạo, phân tích HTCT cho QHSDĐ vi mô, vào những năm 1980 và đầu những năm 1990 của thế kỷ XX, những thử nghiệm các phương pháp PRA trong phát triển nông bản và lập kế hoạch SDĐ được thực hiện trên
  11. 5 30 nước phát triển cho thấy ưu thế của các phương pháp này trong lập kế hoạch lâm nông nghiệp cấp bản bản [10]. Luning (1990) lần đầu tiên nghiên cứu kết hợp đánh giá đất đai với phân tích HTCT cho QHSDĐ. Năm 1994, FAO đã công bố quy trình kết hợp đánh giá đất đai với phân tích HTCT cho QHSDĐ (LEFA), hạn chế là đòi hỏi hệ thống bảng tin phân tích lớn, khó áp dụng cho quy hoạch địa phương. Theo Erwin (1999), phân tích HTCT là công cụ cho phân tích các trở ngại trong hệ thống nông trại hộ gia đình để xác định mục tiêu quy hoạch, xác định các kiểu SDĐ hiện tại và phương pháp SDĐ mới, đánh giá phương án SDĐ khác nhau nhằm mục đích lựa chọn phương án một cách tốt nhất. FAO (1976) đã đề xuất cấu trúc khung QHSDĐ với 10 điểm chính. Trong đó phân loại đánh giá và đề xuất các kiểu và dạng SDĐ được xét như là các bước chính trong quá trình quy hoạch. Năm 1980, BuchWald đề xuất quá trình quy hoạch 8 bước, trong đó có những nghiên cứu đánh giá về sinh thái và KTXH được đề cập tách biệt ở các bước khác nhau. Điểm hạn chế này tạo nên sự thiếu tính liên ngành trong quy hoạch. Maydell (1984) cho rằng 4 điểm chính trong quá trình QHNLN các nước nhiệt đới là : Phân tích xu hướng nghĩa là phân tích hiện trạng và phát triển, xác định mục tiêu và nhiệm vụ, phân tích phương pháp, tiến hành đánh giá. Năm 1985, một nhóm chuyên gia tư vấn quốc tế được FAO thành lập nhằm xây dựng một quy trình QHSDĐ. Wikingson (1985) nghiên cứu QHSDĐ theo khía cạnh luật pháp, ông đề nghị một hệ thống luật pháp thích hợp cần được phát triển nhằm mục đích : Cung cấp chính sách và mục tiêu rõ ràng của Nhà nước về đất đai, thiết lập các tổ chức SDĐ phù hợp, yêu cầu sử dụng theo quy trình kế hoạch và kỹ thuật, tăng cường sự bảng hiểu về SDĐ và khuyến khích xây dựng cơ chế giám sát và cưỡng chế.
  12. 6 Hệ thống nông nghiệp là sự biểu hiện không gia của sự phối hợp các ngành sản xuất và kỹ thuật do một xã hội thực hiện để thỏa mãn các nhu cầu. Nó biểu hiện một sự tác động qua lại giữa một hệ thống sinh học – sinh thái và môi trường tự nhiên là đại diện và một hệ thống xã hội - văn hóa, qua các hoạt động xuất phát từ những thành quả kỹ thuật ( Vissac, 1979). Hệ thống trồng trọt là hoạt động sản xuất cây trồng trong một nông hộ. Hệ thống cây trồng là tổ hợp cây trồng bố trí theo không gian và thời gian với các biện pháp kỹ thuật được thực hiện. HTCT là một phức hợp của đất đai, cây trồng, vật nuôi, lao động và các nguồn lợi đặc trưng khác trong một ngoại cảnh mà nông hộ quản lý theo sở thích, khả năng và kỹ thuật có thể có trong một phạm vi nhất định để tạo ra sản phẩm nông nghiệp thỏa mãn nhu cầu ăn, mặc của con người. Du canh là HTCT đầu tiên trên thế giới. Đây là kiểu SDĐ nông nghiệp trong đó đất được phát quang để canh tác trong thời gian ngắn hơn thời gian bỏ hóa ( Conklin ,1957). Cho đến nay, phương thức này vẫn được sử dụng phổ biến ở các vùng nhiệt đới. Tuy nhiên về chiến lược PTBV, du canh không được nhiều Chính phủ và cơ quan quốc tế coi trọng bởi vì du canh được coi là phí phạm về sức người và tài nguyên đất đai, là nguyên nhân gây mất rừng, là nguyên nhân chính gây nên tình trạng xói mòn và thoái hóa đất xảy ra nghiêm trọng ( Grinnell, 1977). Trên cơ sở giải quyết những nhược điểm của phương thức di canh đã có một số mô hình, HTCT mới ra đời. Trong các PTCT nông nghiệp, canh tác nông lâm kết hợp ( NLKH) là một PTCT lâu đời trên thế giới. Blandford (1988) đã mô tả Taungya dường như là một PTCT cũ được áp dụng mà ở đó điều kiện hoàn cảnh rừng được tái tạo nên trên những trang trại của người nông dân và theo đó người ta thu được những hiệu quả có ích từ cấu
  13. 7 trúc rừng. Chính vì vậy các hệ thống Taungya cần phải được xem như là một hệ thống quản lý SDĐ có ý nghĩa cho phát triển nông nghiệp ( Nair, 1995). Tuy nhiên, dưới sức ép ngày càng lớn của việc gia tăng dân số thì Taungya tỏ ra không thích hợp. Vấn đề đặt ra là phải có những phương thức mới, những mô hình SDĐ mới có hiệu quả và bền vững hơn. Một trong những nghiên cứu thành công là việc tìm ra HTCT trên đất dốc ( Slopping Agricultural Land Technology – SALT) đã được Trung tâm phát triển Nông bản Bapsip Midanao Philippines tổng kết và phát triển từ những năm 1970. Trải qua thời gian dài nghiên cứu và hoàn thiện, đến năm 1992 các nhà khoa học đã cho ra đời 4 mô hình tổng hợp về kỹ thuật canh tác trên đất dốc và đã được các tổ chức quốc tế, nhiều quốc gia ghi nhận và áp dụng là SALT 1, SALT 2, SALT 3, SALT 4. - SALT 1 ( Slopping Agricultural Land Technology) là mô hình tổn hợp canh tác trên đất dốc với thành phần 25% cây lâm nghiệp, 25% cây nông nghiệp và 50% cây hàng năm. - SALT 2 (Simple Agro – livestock Land Technology) là mô hình kỹ thuật canh tác nông súc đơn giản với 40% nông nghiệp, 20 % lâm nghiệp, 20% chăn nuôi, 20% làm nhà ở và chuồng trại. - SALT 3 ( Sustainable Agro – forest Land Technology) là mô hình canh tác nông lâm nghiệp bền vững với 60% cây lâm nghiệp, 40% cây nông nghiệp. Mô hình này đòi hỏi đầu tư cao cả về nguồn lực và vốn liếng cũng như sự hiểu biết. - SALT 4 ( Small Agro – fruit likelihood Technology) là mô hình kỹ thuật canh tác sản xuất nông lâm nghiệp kết hợp cây ăn quả trên quy mô nhỏ với thành phần 60% cây lâm nghiệp, 15% cây nông nghiệp, 25% cây ăn quả. Đây là mô hình đòi hỏi phải đầu tư cao nguồn lực, vốn cũng như kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm.
  14. 8 1.2. Ở Việt Nam 1.2.1. Một số nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn của QHSDĐ Ở Việt Nam các vấn đề về nghiên cứu đất đai, QHSDĐ đã được bắt đầu từ năm 1930, sau đó được hoàn thiện dần theo thời gian Trong giai đoạn 1925 – 1975, công tác điều tra, phân loại đất đã được tổng hợp một cách có hệ thống trên toàn miền Bắc. Nhưng đến sau năm 1975, các số liệu nghiên cứu về phân loại đất mới được thống nhất cơ bản. Xung quanh chủ đề phân loại đất đã có nhiều công trình khác nhau triển khai thực hiện trên các vùng sinh thái ( Ngô Nhật Tiến, 1986, Đỗ Đình Sâm,1994…). Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu cơ bản, thiếu những đề xuất cần thiết cho việc SDĐ. Công tác điều tra phân loại đã không gắn liền với công tác SD. Qua việc nghiên cứu hệ thống nông nghiệp tai khu vực đồng bằng sông Hồng, Đào Thế Tuấn ( 1989 ) đã chỉ ra được vấn đề tồn tại, nguyên nhân của nó và đề xuất các mục tiêu giải pháp. Trên cơ sở tổng hợp các luận điểm về các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước các tác giả Trần Văn Diễn, Phạm Tiến Dũng, Phạm Chí Thành, Trần Đức Viên (1993) đã xây dựng giáo trình hệ thống nông nghiệp. Ngoài phần hệ thống hóa nông nghiệp, các tác giả đã đề xuất chiến lược phát triển, dự kiến cấu trúc và thứ bậc hệ thống nông nghiệp, công trình hỗ trợ đắc lực cho công tác nông nghiệp trên cả 2 phương diện lý luận và thực tiễn Trong giai đoạn trước năm 1993, QHSDĐ được thực hiện bởi tổ chuyên môn trong từng ngành. Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế của nhà nước, nhiệm vụ phát triển kinh tế của từng địa phương mà có các quy hoạch tầm vĩ mô. Năm 1996, tác giả Trần An Phong nghiên cứu các mô hình sử dụng đất dốc đã đi đến kết luận, biện pháp sử dụng đất có hiệu quả là bố trí chế độ
  15. 9 thâm canh hợp lý, triệt để lợi dụng nước trời, áp dụng các biện pháp canh tác nhằm bảo vệ, giữ gìn độ ẩm tối đa trong các lớp đất đảm bảo cây tròng phát triển tốt [17]. TS. Lê Sỹ Việt và TS. Trần Hữu Viên (1999) đã đề cập đến việc quy hoạch lâm nghiệp cho các đơn vị thuộc cấp quản lý lãnh thổ và cấp quản lý sản xuất kinh doanh [6]. TS. Hà Quang Khải, Đặng Văn Phụ (1997) đã đưa ra khái niệm về hệ thống SDĐ và đề xuất một số hệ thống và kỹ thuật SDĐ bền vững trong điều kiện Việt Nam, đi sâu phân tích các vấn đề về hệ thống SDĐ bền vững, kỹ thuật SDĐ bền vững, chỉ tiêu đánh giá tính bền vững trong các hệ thống, kỹ thuật SDĐ. Để làm cơ sở cho chiến lược sử dụng đất đai hợp lý có hiệu quả theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu dài, Nguyễn Huy Phồn (1997) trong luận án phó tiến sỹ khoa học nông nghiệp đã tiến hành đánh giá các loại hình đất chủ yếu trong nông – lâm nghiệp góp phần định hướng sử dụng đất vùng trung tâm của miền núi Bắc bộ Việt Nam. Trên cơ sở đánh giá một cách tương đối có hệ thống về đất đai và hiện trạng sử dụng đất nông – lâm nghiệp, tác giả đã xây dựng bản đồ thích nghi sử dụng đất tỷ lệ 1/250000 đối với một số loại hình sử dụng đất bền vững phục vụ các mục tiêu kinh tế và môi trường cho toàn vùng. Vấn đề sử dụng đất đai gắn với việc bảo vệ độ phì nhiêu của đất và môi trường ở vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam, Lê Vĩ (1996) đã nêu : - Tiềm năng đất vùng trung du - Hiện trạng sử dụng đất trung du - Các kiến nghị về sử dụng đất bền vững
  16. 10 Trong tài liệu hướng dẫn công tác quy hoạch sử đụng dất và giao đất lâm nghiệp có sự tham gia của người dân, Đoàn Diễm (1997) đã tập trung vào các chủ đề sau : - Phương pháp quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp ở Việt Nam - Phương pháp quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp của dự án GCP/VIE/024/TTA - Những tồn tại của quy hoạch sử dụng đất, giao đất lâm nghiệp ở Việt Nam và thế giới - Kiến nghị phương pháp quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp đơn giản có sự tham gia của người dân. Tác giả Ngô Đình Quế, Đinh Thanh Giang năm 2001 nghiên cứu về mô hình canh tác nương rẫy hợp lý, nhằm nâng cao năng suất cây trồng, duy trì sản xuất của đất nương rẫy, thúc đẩy quá trình phục hồi độ phì đất bỏ hóa. Tác giả cũng kết luận để áp dụng các mô hình cải tiến vào sản xuất cần phải sử dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, các giống cây trồng mới có năng suất cao, phẩm chất tốt. Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phương ( 2005) đã xây dựng hệ thống đánh giá đất lâm nghiệp Việt Nam, nghiên cứu và áp dựng đánh giá đất lâm nghiệp ở Việt Nam với việc đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp của vùng đồi núi, vùng ven biển, vùng ngập mặn và vùng chua phèn của đồng bằng sông Cửu Long, tổng hợp đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp, đánh giá và phân chia lập địa trong lâm nghiệp cho các cấp vĩ mô, trung gian, vi mô. Cũng trong công trình nghiên cứu này, các tác giả đã xây dựng tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá đất lâm nghiệp cấp xã phục vụ cho công tác trồng rừng. TS. Đoàn Công Quỳ (2006) đã xây dựng cơ sở khoa học của công tác QHSDĐ đất bao gồm những vấn đề chung về QHSDĐ, trình bày công tác điều tra cơ bản phục vụ QHSDĐ, vấn đề QHSDĐ cấp xã và đã đưa ra 3 bài
  17. 11 tập về tổng hợp kết quả điều tra cơ bản, xây dựng bản đồ hiện trạng SDĐ và bản đồ QHSDĐ, dự báo nhu cầu SDĐ phục vụ QHSDĐ cấp xã 1.2.2. Các công trình nghiên cứu và quan điểm về QHLN cấp xã 1.2.2.1. Quan điểm Vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, các vấn đề QHNLN cấp xã được nhiều tác giả đề cập và nghiên cứu. Năm 1990, Tổng cục quản lý ruộng đất có ban hành hướng dẫn QHSDĐ vi mô theo bảng tư số 106/ĐKTĐ. Nhiều tỉnh thực hiện quy hoạch vi mô theo hướng dẫn này. Tuy nhiên khi triển khai đã gặp khó khăn do phương pháp chưa thống nhất. Mặc dù vậy, quy hoạch vi mô cũng đã là tiền đề để thay đổi quan điểm về quy hoạch cấp xã. Các nghiên cứu của Reichenberg (1992) và các nghiên cứu trong nước đều cho rằng Việt Nam chưa có QHSDĐ, quy hoạch nông nghiệp và lâm nghiệp cấp vi mô được xây dựng trên cơ sở xem xét mọi khía cạnh của tất cả các ngành trong tương lai. Do vậy việc tiến hành QHNLN còn thiếu cơ sở để thực hiện. Reichenberg (1992) khi khảo sát 5 tỉnh Trung tâm miền núi phía Bắc Việt Nam đã cho rằng quy hoạch vi mô ở Việt Nam được nghiên cứu để phát triển khái niệm quy hoạch cấp xã trên 4 khía cạnh : - Phủ toàn bộ đất đai trong xã, nghĩa là QHNLN dựa trên QHSDĐ trên toàn bộ diện tích hành chính xã - Phối hợp các kế hoạch và các hoạt động giữa các cơ quan Nhà nước, nghĩa là khi quy hoạch phải đề cập đến quy hoạch của các ngành do cơ quan quản lý nhà nước quản lý. - QHSDĐ phục vụ cho giao đất và cấp giấy chứng nhận để SDĐ tốt hơn, tạo điều kiện cho cộng đồng tiến hành quy hoạch PTSX nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, cơ sở hạ tầng. - Chuẩn bị và phê duyệt quy hoạch đất theo đúng luật định
  18. 12 Nguyễn Bá Ngãi (2001) cho rằng quan điểm QHNLN cấp địa phương nên theo các hướng sau : - Tiến hành nghiên cứu và thực thi khả năng kết hợp QHNLN dựa vào chức năng SDĐ với đánh giá tiềm năng đất đai - Rà soát và xem xét lại hệ thống chính sách nhằm hướng tới đa mục đích SDĐ bằng việc đa dạng hóa các hoạt động sản xuất trong mỗi bản quy hoạch của cộng đồng - Gắn hai quá trình quy hoạch đất đai với giao đất và coi là hai bộ phận có quan hệ chặt chẽ để làm cơ sở cho quy hoạch sản xuất nông lâm nghiệp ở mỗi địa phương, mỗi cộng đồng - Nghiên cứu và thử nghiệm các phương pháp cùng tham gia trong quá trình quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp, xác định và phân tích rõ các chủ thể trong QHNLN cấp xã. 1.2.2.2. Các nghiên cứu và thử nghiệm Theo Nguyễn Văn Tuấn (1996) QHSDĐ được coi là nội dung chính và được thực hiện trước khi giao đất trên cơ sở tôn trọng tập quán nương rẫy cố định, lấy xã làm đơn vị để lập kế hoạch và giao đất, có sự tham gia tích cực của người dân. Năm 1993, nghiên cứu và thí điểm đầu tiên về QHSDĐ cấp xã được thực hiện ở xã Tử Nê, huyện Tân Lạc và xã Hang Kia, Pà Cò huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình do dự án đổi mới chiến lược phát triển lâm nghiệp thực hiện. Bản đánh giá về QHSDĐ xã Từ Nê cho thấy cần phải có một kế hoạch SDĐ chi tiết thì mới đáp ứng được yêu cầu, tránh được những mâu thuẫn trong cộng đồng phát sinh sau quy hoạch. Chương trình Phát triển nông bản miền núi Việt Nam – Thụy Điển giai đoạn 1996 – 2001 trên phạm vi 5 tỉnh Lào Cai, Bắc Giang, Hà Giang, Tuyên
  19. 13 Quang và Phú Thọ đã tiến hành thử nghiệm công tác quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp cấp xã trên cơ sở kế hoạch phát triển cấp bản bản và hộ gia đình. Năm 1998, tỉnh Lào Cai đã xây dựng mô hình sử dụng PRA để tiến hành QHSDĐ, tỉnh Hà Giang đã xây dựng quy hoạch và lập kế hoạch SDĐ 3 cấp: xã, bản và hộ gia đình. Trong năm này trên vùng dự án đã có 78 bản bản được QHSDĐ và đã căn cứ vào nhu cầu và nguyện vọng của người SDĐ với cách tiếp cận từ dưới lên tạo ra kế hoạch có tính khả thi cao. Tuy nhiên chưa tạo ra sự gắn kết chặt chẽ giữa chủ trương của Nhà nước với nhu cầu, nguyện vọng của cộng đồng trong phương án quy hoạch được xây dựng. Vào những năm 1996, 1997 trong quá trình triển khai dự án quản lý nguồn nước hồ Yên Lập có sự tham gia của người dân tại Hoành Bồ, Quảng Ninh, Nguyễn Bá Ngãi đã thử nghiệm phương pháp PRA để quy hoạch lâm nông nghiệp cho 3 xã: Bằng Cả, Quảng La và Dân Chủ để xây dựng dự án cấp xã bản. Sau 3 năm thực hiện cho thấy, bản quy hoạch tương đối phù hợp với tình hình hiện tại. Đây là cơ sở vững chắc cho lập kế hoạch tác nghiệp hàng năm. Một trong những hạn chế của dự án là do nghiên cứu về đất đai chưa đầy đủ trong phân tích HTCT dẫn đến việc lựa chọn cây trồng chưa thực sự phù hợp. Năm 1996, trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tiễn từ nhiều địa phương khác nhau, Cục kiểm lâm đã cho ra tài liệu hướng dẫn “ Nội dung trình tự tiến hành giao đất lâm nghiệp trên địa bàn xã”. Dự án lâm nghiệp xã hội Sông Đà trên cơ sở hướng dẫn này đã xây dựng phương pháp QHSDĐ và giao đất lâm nghiệp cấp xã 2 huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La và Tủa Chùa tỉnh Lai Châu. Trong đó cấp bản bản đã được chọn là đơn vị quy hoạch phù hợp với đặc thù vùng cao. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu xã hội và cộng đồng của Donovan ( 1997) ở miền Bắc Việt Nam.
  20. 14 Nguyễn Bá Ngãi và nhóm tư vấn của Dự án khu vực lâm nghiệp Việt Nam –ADB (1999, 2000) đã nghiên cứu và thử nghiệm phương pháp xây dựng tiền dự án cấp xã. Mục tiêu là đưa ra một phương pháp QHNLN cấp xã có sự tham gia của người dân để xây dựng tiểu dự án lâm nghiệp cho 50 xã của 4 tỉnh Sơn La, Gia Lai, Phú Yên và Quảng Trị. 1.2.3. Các nguyên tắc cơ bản của QHSDĐ 1.2.3.1. Các nguyên tắc cơ bản mang tính định hướng của QHSDĐ QHSDĐ là một hiện tượng KTXH, do vậy nó cũng cần tuân theo những nguyên tắc nhất định. QHSDĐ phải tuân theo các quy luật phát triển khách quan của phương thức sản xuất xã hội, đây chính là yếu tố quyết định nội dung và phương pháp QHSDĐ ở mỗi quốc gia. QHSDĐ ở nước ta tuân theo những nguyên tắc cơ bản mang tính định hướng sau : - Chấp hành quyền sở hữu Nhà nước về đất đai, củng cố và hoàn thiện các đơn vị SDĐ. Nguyên tắc này là cơ sở của mọi hoạt động và biện pháp có liên quan đến quyền SDĐ, là nguyên tắc quan trọng nhất trong hoạt động QHSDĐ. Đây là căn cứ quan trọng để Nhà nước có điều kiện tập trung chỉ đạo PTSX, củng cố và hoàn thiện phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa trong phạm vi cả nước, trên tất cả các khu vực lãnh thổ, trong tất cả các ngành, trong đó đặc biệt là nông lâm nghiệp. - Sử dụng đất tiết kiệm, bảo vệ đất và bảo vệ thiên nhiên. Đất đai là có giới hạn trong khi dân số và nhu cầu của con người về mọi mặt ngày càng cao, do vậy SDĐ tiết kiệm là một nguyên tắc bắt buộc trong QHSDĐ. Mặt khác, đất đai nếu được sử dụng đúng và hợp lý thì chất lượng đất sẽ được duy trì và ngày càng tốt lên, ngược lại nếu sử dụng không hợp lý sẽ làm đất thoái hóa biến chất, làm giảm năng suất, sản lượng cây trồng, ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái tự nhiên. Do vậy, trong SDĐ phải chú ý ngăn ngừa quá
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2