intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu giải pháp phát triển mô hình tăng thu nhập dựa vào rừng tại một số tỉnh miền núi phía Bắc

Chia sẻ: Tri Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:133

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá được thực trạng phát triển MHTTNDVR, xác định ảnh hướng của các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đến các mô hình; đánh giá được hiệu quả phát triển MHTTNDVR tại địa bàn nghiên cứu để phân tích và đưa ra những khuyến cáo về việc phát triển MHTTNDVR; đề xuất được các giải pháp phát triển và nhân rộng MHTTNDVR.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu giải pháp phát triển mô hình tăng thu nhập dựa vào rừng tại một số tỉnh miền núi phía Bắc

  1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu của Luận văn này là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, tháng 5 năm 2016 Tác giả Luận văn Đặng Quang Thuyên
  2. ii LỜI CẢM ƠN Sự thành công của Luận văn này không những là sự nỗ lực nghiên cứu của bản thân mà còn là sản phẩm của quá trình hợp tác, giúp đỡ và tạo điều kiện của các cơ quan, tổ chức và các cá nhân có liên quan. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến BGH nhà trường, các thầy cô giáo Khoa Quản lý TNR, Phòng Đào tạo sau đại học Trường Đại học Lâm nghiệp và các thầy cô giáo khác đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho tôi hoàn thành Bản Luận văn này. Đặc biệt nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Nguyễn Nghĩa Biên, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt và chỉ bảo những kiến thức về chuyên môn thiết thực và những chỉ dẫn khoa học quý báu. Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo UBND các xã Mẫu Sơn (huyện Lộc Bình, Tỉnh Lạng Sơn), xã Lâm Thượng (huyện Lục Yên, Tỉnh Yên Bái), xã Mường Do (huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La), Sở Nông nghiệp Lạng Sơn, Chi cục Lâm nghiệp Yên Bái, Chi cục Lâm nghiệp Sơn La đã cung cấp đầy đủ các thông tin, tư liệu cần thiết, tạo mọi điều kiện và đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Đặc biệt là các hộ dân ở các bản Nooc Mò (xã Mẫu Sơn), bản Nậm Chấn (xã Lâm Thượng) và bản Kiểng (xã Mường Do) đã dành thời gian để tham gia phỏng vấn phục vụ quá trình đánh giá và nghiên cứu. Sự đóng góp này là hết sức quan trọng đối với một nghiên cứu tiếp cận có sự tham gia trong quá trình quản lý tài nguyên rừng. Cuối cùng tôi vô cùng biết ơn sự quan tâm đặc biệt của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi về mặt tinh thần, vật chất trong suốt thời gian dài học tập và nghiên cứu thực hiện Luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2016 Tác giả Đặng Quang Thuyên
  3. iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... ii MỤC LỤC ....................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. v DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................... vii ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................. 1 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................................... 5 1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan thu nhập dựa vào rừng ........................................ 5 1.1.1.Khái niệm và định nghĩa ........................................................................................... 5 1.1.2. Phân loại thu nhập dựa vào rừng ............................................................................ 10 1.1.3.Chính sách và các khuôn khổ pháp lý liên quan đến bảo tồn và phát triển mô hình tăng thu nhập dựa vào rừng hay lâm sản ngoài gỗ ............................................................ 12 1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................................................... 15 1.2.1. Nghiên cứu phát triển mô hình tăng thu nhập dựa vào rừng hay lâm sản ngoài gỗ tại Việt Nam......................................................................................................................... 15 1.2.2. Nghiên cứu về mô hình tăng thu nhập dựa vào rừng hay lâm sản ngoài gỗ trên thế giới .................................................................................................................................. 23 Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 30 2.1. Đặc điểm cơ bản của các khu vực nghiên cứu và các cây trồng mô hình tăng thu nhập dựa vào rừng ................................................................................................................... 30 2.1.1. Xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn ........................................................ 30 2.1.2. Xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái ..................................................... 34 2.1.3. Xã Mường Do, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La .......................................................... 37 2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 40 2.2.1. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu ....................................................................... 40 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................................. 42 2.2.3. Phương pháp xử lý, đánh giá và phân tích số liệu ................................................... 46
  4. iv Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................................ 54 3.1. Thực trạng rừng và đất lâm nghiệp của các xã có mô hình tăng thu nhập dựa vào rừng ........................................................................................................................................ 54 3.1.1. Thực trạng rừng và đất lâm nghiệp xã Mẫu Sơn ..................................................... 54 3.1.2. Thực trạng rừng và đất lâm nghiệp xã Lâm Thượng ............................................... 57 3.1.3. Thực trạng rừng và đất lâm nghiệp xã Mường Do .................................................. 59 3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển MHTTNDVR trên địa bàn các xã................... 62 3.2.1. Thông tin chung về các thôn tham gia thực hiện MHTTNDVR .............................. 62 3.2.2. Những thuận lợi, khó khăn trong việc phát triển mô hình tăng thu nhập dựa vào rừng ........................................................................................................................................ 66 3.3. Đánh giá tổng hợp hiệu quả của MHTTNDVR ......................................................... 72 3.3.1. Kết quả kiểm chứng ............................................................................................... 72 3.3.2. Kết quả đánh giá hiệu quả tổng hợp của MHTTNDVR .......................................... 72 3.4. Một số bài học kinh nghiệm từ việc phát triển MHTTNDVR .................................... 82 3.5. Các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của MHTTNDVR ..................................... 86 3.5.1.Giải pháp quy hoạch vùng phát triển LSNG ............................................................ 86 3.5.2. Giải pháp về chính sách ......................................................................................... 87 3.5.3. Nghiên cứu thị trường tiêu thụ của các sản phẩm ................................................... 87 3.5.4. Giải pháp khoa học, kỹ thuật.................................................................................. 88 3.5.5. Giải pháp về tuyên truyền và tập huấn kỹ thuật ...................................................... 89 3.5.6. Giải pháp về tổ chức quản lý và giám sát mô hình.................................................. 90 3.5.7. Giải pháp nhân rộng mô hình ................................................................................. 91 KẾT LUẬN..................................................................................................................... 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  5. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa MHTTNDVR Mô hình tăng thu nhập dựa vào rừng LSNG Lâm sản ngoài gỗ LNCĐ Lâm nghiệp cộng đồng TNR Tài nguyên rừng GĐGR Giao đất giao rừng KfW Ngân hàng Tái thiết Đức GTZ Tổ chức hợp tác kỹ thuật của Đức CFM2 Dự án tăng cường lâm nghiệp cộng đồng tại Việt Nam Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng REDD+ và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng QLBVR Quản lý bảo vệ rừng BVPTR Bảo vệ phát triển rừng KfW7 Dự án Phát triển Lâm nghiệp ở Hòa Bình và Sơn La Dự án phục hồi và quản lý rừng bền vững ở Quảng Nam, Quảng KfW6 Ngãi, Bình Định và Phú Yên
  6. vi DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang 2.1 Kết quả lựa chọn xã nghiên cứu 41 Dung lượng mẫu điều tra theo các thôn thực hiện Mô hình tăng 2.2 42 thu nhập dựa vào rừng 2.3 Chỉ tiêu và tiêu chí phục vụ đánh giá hiệu quả mô hình 44 2.4 Lượng hóa mức điểm cho các chỉ tiêu và tiêu chí 49 3.1 Dân số và số khẩu phân theo thành phần dân tộc 62 3.2 Số hộ và tỷ lệ thu nhập của các hộ dân trong các thôn/bản 63 Thông tin về diện tích, mật độ và số cây trồng ở các 3.3 64 MHTTNDVR 3.4 Tổng hợp các kết quả đánh giá hiệu quả MHTTNDVR 73 3.5 Tình hình tổ chức bảo vệ rừng tại các thôn/bản 81
  7. vii DANH MỤC CÁC HÌNH TT Tên hình Trang Bản đồ hiện trạng rừng năm 2015 xã Mẫu Sơn – huyện Lộc Bình – 2.1 32 tỉnh Lạng Sơn Bản đồ hiện trạng rừng năm 2015 xã Lâm Thượng – huyện Lục Yên 2.2 35 – tỉnh Yên Bái Bản đồ hiện trạng rừng năm 2015 xã Mường Do – huyện Phù Yên – 2.3 39 tỉnh Sơn La 3.1 Biểu đồ tỷ lệ diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo chức năng 54 3.2 Biểu đồ tỷ lệ diện tích hiện trạng đất lâm nghiệp 54 Bản đồ ảnh hiện trạng rừng năm 2015 xã Mẫu Sơn – huyện Lộc Bình 3.3 56 – tỉnh Lạng Sơn 3.4 Biểu đồ tỷ lệ diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo chức năng 57 3.5 Biểu đồ tỷ lệ diện tích hiện trạng đất lâm nghiệp 57 Bản đồ ảnh hiện trạng rừng năm 2015 xã Lâm Thượng – huyện Lục 3.6 58 Yên – tỉnh Yên Bái 3.7 Biểu đồ tỷ lệ diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo chức năng 59 3.8 Tỷ lệ diện tích hiện trạng đất lâm nghiệp 59 Bản đồ ảnh hiện trạng rừng năm 2015 xã mường do – huyện Phù 3.9 60 Yên – tỉnh Sơn La Sơ đồ vị trí mô hình tăng thu nhập tại các tỉnh trên ảnh vệ tinh 3.10 62 Google Earth Một số vị trị mô hình Chanh rừng ở thôn Nooc Mò, xã Mẫu Sơn, 3.11 64 Lộc Bình, Lạng Sơn Một số vị trí mô hình cây Mây Nếp, thôn Nậm Chắn, Lâm Thượng, 3.12 65 Lục Yên, Yên Bái Một số vị trí Mô hình Giổi ăn hạt Bản Kiểng, Mường Do, Phù Yên, 3.13 65 Sơn La
  8. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Lâm sản ngoài gỗ đóng một vai trò quan trọng trong sinh kế của người nghèo ở nông thôn, là nguồn lương tực, thuốc men, vật liệu xây dựng, và thu nhập. Thống kê cho thấy rằng hơn 60 triệu người dân sống hoàn toàn dựa vào rừng ở các khu vực châu Mỹ Latinh, Tây Phi và Đông Nam Á, cộng với khoảng 400-500 triệu dân sống phụ thuộc trực tiếp vào sản phẩm từ thiên nhiên. Tiếp cận với TNR giúp các hộ nông thôn đa dạng hóa sinh kế của học và giảm khả năng hứng chịu rủi ro. Thu nhập từ lâm sản thường rất quan trọng vì nó bổ sung vào thu nhập khác. Rất nhiều hộ gia đình có thêm thu nhập từ việc bán lâm sản, thường khi việc sản xuất nông nghiệp không đủ trang trải cho cuộc sống. thu nhập từ lâm sản thường được dùng để mua hạt giống, thuê lao động làm việc canh tác, hoặc tạo nguồn vốn cho các hoạt động buôn bán khác. Đối với các hộ nghèo nhất, LSNG có thể đóng vai trò vô cùng quan trọng vừa là nguồn lương thực thực phẩm, vừa là nguồn thu nhập [8]. Trong thời gian qua nhà nước có nhiều chính sách phát triển kinh tế xã hội, có liên quan đến phát triển lâm nghiệp như: Chương trình 327, Dự án 661, Chương trình 135, Chương trình 134, Nghị quyết 30a, Chương trình Khuyến Nông Lâm quốc gia … với mục tiêu xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững cho miền núi, thông qua nhiều phương pháp tiếp cận chuyển giao khoa học kỹ thuật khác nhau, trong đó có nhiều mô hình khuyến lâm. Bên cạnh những chương trình, dự án của nhà nước, các dự án tài trợ nước ngoài cũng đã hỗ trợ triển khai thực hiện các MHTTNDVR như Dự án KFW 6, 7 hoặc các dự án do GIZ, Cộng đồng Châu Âu (EU) tài trợ tại Nghệ An… Tuy nhiên, phần lớn các chương trình dự án về hỗ trợ MHTTNDVR chưa có các đánh giá kết quả của mô hình tăng thu nhập hoặc có cũng rất nhỏ lẻ và thiếu toàn diện. Dự án “Tăng cường LNCĐ tại Việt Nam”được triển khai thực hiện từ tháng 6 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013 là pha tiếp theo của Dự án “Thí điểm về LNCĐ” (CFM1) giai đoạn 2006-2009. Dự án CFM2 được thực hiện trên địa bàn 9 tỉnh gồm Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Cao Bằng, Yên Bái, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Đắc Nông [3].Một trong các hoạt động của dự án CFM2 đã thực
  9. 2 hiện là MHTTNDVR. Trong đó có 4 loại MHTTNDVR đã được phát triển gồm có các loài Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) như cây Trám đen (Canarium tramdenum Dai & Yakovl.) ở tỉnh Cao Bằng và cây Chanh Rừng (tên khác Sơn Quất) (Fortunella hindsii (Champ)Swingle) ở tỉnh Lạng Sơn; Mây Nếp (Calamus tetradactylus Hance.) (tỉnh Yên Bái); Giổi ăn hạt (Michelia tonkinensis A.Chev.) (tỉnh Sơn La). Mục tiêu chính của hoạt động này nhằm (i) hỗ trợ cải thiện sinh kế cho người dân sống gần rừng nơi tỷ lệ nghèo đói trong các cộng đồng tham gia dự án CFM2 chiếm 30,3% và (ii) thu hút sự tích cực tham gia của cộng đồng trong việc bảo vệ và phát triển rừng,góp phần thực hiện Chiến lược quốc lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020[7]. Sau nhiều năm thực hiện MHTTNDVR song vấn chưa có các công trình điều tra nghiên cứu đầy đủ, có tính hệ thống cung cấp cho các nhà quản lý có những thông tin đầy đủ, khách quan về thực trạng và giải pháp phát triển MHTTNDVR phù hợp cho các địa phương. Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn này, tôi đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu giải pháp phát triển mô hình tăng thu nhập dựa vào rừng tại một số tỉnh miền núi phía Bắc”. Đề tài có các ý nghĩa như sau: Về khoa học Kết quả của đề tài làm cơ sở cho một số nghiên cứu sâu hơn các MHTTNDVR. Đề tài góp phần làm rõ các yếu tố có ảnh hưởng quan trọng tới hiệu quả thực hiện các MHTTNDVR, cũng như cung cấp các luận cứ cho việc xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình tăng thu nhập ở Việt Nam. Về thực tiễn Đề tài cung cấp những dẫn liệu về các hoạt động phát triển MHTTNDVR ở 3 góc độ kinh tế,môi trường và xã hội. Những giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện MHTTNDVR do đề tài đề xuất là tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách trong việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy liên quan đến quản lý sử dụng LSNG theo hướng bền vững ở Việt Nam.
  10. 3 1. Mục tiêu nghiên cứu 1) Mục tiêu tổng quát: Cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn về tăng thu nhập dựa vào rừng góp phần nâng cao đời sống của người dân sống gần rừng theo hướng quản lý rừng bền vững; 2) Mục tiêu cụ thể: - Đánh giá được thực trạng phát triển MHTTNDVR, xác định ảnh hướng của các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đến các mô hình; -Đánh giá được hiệu quả phát triển MHTTNDVR tại địa bàn nghiên cứu để phân tích và đưa ra những khuyến cáo về việc phát triển MHTTNDVR; -Đề xuất được các giải pháp phát triển và nhân rộngMHTTNDVR. 2.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến MHTTNDVRtại 03 cộng đồng thôn/bản đã được CFM2 hỗ trợ thực hiện. - Phạm vi nghiên cứu + Về nội dung: Phân tích, xác định vai trò của việc phát triển MHTTNDVR đối với công tác quản lý bảo vệ TNR, cụ thể MHTTNDVR với các loài cây lâm sản ngoài gỗ (LSNG) gồm cây Chanh rừng (tên khác Sơn Quất) (Fortunella hindsii (Champ)Swingle); Mây Nếp (Calamus tetradactylus Hance.); Giổi Ăn Hạt (Michelia tonkinensis A.Chev.). Với mô hình tăng thu nhập dựa vào rừng ở đây thực chất là mô hình cho thu nhập dựa vào cây LSNG, nên việc phân tích, luận giải trong luận văn tập trung vào các vấn đề liên quan đến LSNG. + Về không gian Triển khai thực hiện trên các tỉnh Lạng Sơn, Yên Bái và Sơn La, chi tiết đối với các mô hình trong biểudưới đây:
  11. 4 Biểutên mô hình tăng thu nhập dự kiến được đánh giá tại các tỉnh, huyện, xã và thôn bản TT Tên mô hình Thôn Xã Huyện Tỉnh 1. Chanh Rừng Nooc Mò Mẫu Sơn Lộc Bình Lạng Sơn 2. Mây Nếp Nâm Chấn Lâm Thượng Lục Yên Yên Bái 3. Giổi Ăn Hạt Kiểng Mường Do Phù Yên Sơn La Các mô hình tăng thu nhập được lựa chọn trên phân bố tại các thôn/bản có tỷ lệ nghèo đói cao, điều kiện tự nhiên không thuận tiện, gần 100% đồng bào dân tộc. + Về thời gian: Khảo sát và thu nhập số liệu phân tích từ 2012 đến 2015 3.Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu ảnh hướng của các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội đến MHTTNDVR; - Thực trạng rừng và đất lâm nghiệp của các xã có mô hình tăng thu nhập dựa vào rừng; - Đánh giá tổng hợp hiệu quả của các MHTTNDVR để phân tích và đưa ra những khuyến cáo về việc phát triển MHTTNDVR; - Đề xuất các giải pháp phát triển MHTTNDVR. 4. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn được kết cấu như sau: Chương I: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Chương II: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu Chương III: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
  12. 5 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.Cơ sở lý luận và thực tiễnliên quan thu nhập dựa vào rừng 1.1.1.Khái niệm và định nghĩa *Thu nhập hộ gia đình nông thôn Thu nhập biểu thị bằng một lượng giá trị hoặc hiện vật mà con người lao động nhận được bằng lao động của mình. Như vậy, với nền kinh tế quốc dân, thu nhập là tổng giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được tạo ra trong một đơn vị thời gian. Với chủ doanh nghiệp tư nhân, thu nhập là lợi nhuận ròng mà họ có được sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh. Với người công nhân, thu nhập của họ chính là tiền lương, tiền công mà họ nhận được. Trong cơ chế thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh của nông hộ diễn ra rất đa dạng, ngoài sản xuất nông nghiệp hộ còn tham gia vào các ngành nghề khác như công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, xây dựng và nghề rừng. Chính vì thu nhập của hộ nông dân bao gồm toàn bộ những kết quả của các ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ và một số ngành nghề khác như sửa chữa, sản xuất nguyên vật liệu, chết biến nông sản... mang lại[20]. *Thu nhập dựa vào rừng Cho đến nay, chưa có định nghĩa nào về thu nhập dựa vào rừng. Tuy nhiên, có thể hiểu thu nhập dựa vào rừng là những thu nhập được mang lại thông qua các hoạt động liên quan đến rừng. Thu nhập này gồm khai thác các sản phẩm từ rừng như gỗ, lâm sản ngoài gỗ, và các sản phẩm mang lại gián tiếp từ chăn thả gia súc, rừngcủi... Theo FAO nhận định có sáu phương thức sử dụng nguồn rừng có tiềm năng giúp cho quá trình giảm nghèo. Đó là: (1) Chuyển đổi rừng sang sản xuất nông nghiệp (bao gồm cả hoạt động canh tác nương rẫy và chăn thả gia súc trên đất rừng), (2) Gỗ (khai thác gỗ từ rừng trồng, rừng tự nhiên trong phạm vi rừng sản xuất của địa phương), (3) Các lâm sản ngoài gỗ (bao gồm LSNG thu hái rừng rừng
  13. 6 tự nhiên, rừng trồng trong phạm vi rừng phòng hộ, rừng sản xuất của địa phương), (4) Dịch vụ môi trường, (5) Việc làm (tạo việc làm từ các hoạt động lâm nghiệp như: trồng rừng, khai thác rừng, công nhân trong các cơ sở, xưởng chế biến, các công ty lâm nghiệp,...) và (6) Các lợi ích gián tiếp [9]. Đối với các khái niệm về 'dựa vào rừng’còn tồn tại nhiều vấn đề. Mặc dù nó có thể đề cập một cách lỏng lẻo đển bất kỳ người dân sống dựa vào các sản phẩm rừng phục vụ sinh kế của họ, như là một mức độ nào 'phụ thuộc vào rừng, sử dụng lỏng lẻo này làm lu mờ sự phân biệt cơ bản giữa các loại khác nhau của các mối quan hệ[25]. * Lâm sản ngoài gỗ Khái niệm: Ở Việt Nam, trong thời gian dài, lâm sản được chia thành hai loại: Lâm sản chính (những sản phẩm gỗ), và lâm sản phụ, (những sản phẩm không phải gỗ như mây tre, cây thuốc, dầu nhựa…). Từ năm 1961, lâm sản phụ được thay bằng từ “đặc sản sản rừng” (ĐSR) và từ cuối thế kỷ XX, cả hai từ trên được thay thế bằng một thuật ngữ: Lâm sản ngoài gỗ (LSNG). Định nghĩa: Hiện nay trên thế giới có nhiều định nghĩa khác nhau về LSNG nhưng thông dụng hơn cả là định nghĩa do Hội đồng Lâm nghiệp Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) thông qua năm 1999: “LSNG (Non timber forest product-NTFP, hoặc Non wood forest products-NWFP) bao gồm những sản phẩm có nguồn ngốc sinh vật, khác gỗ, được khai thác từ rừng, đất có rừng và từ cây gỗ ở ngoài rừng” [20]. LSNG bao gồm "tất cả các sản phẩm sinh vật (trừ gỗ công nghiệp, gỗ làm dăm, gỗ làm bột giấy) có thể lấy ra từ hệ sinh thái tự nhiên, rừng trồng được dùng trong gia đình, mua bán, hoặc có ý nghĩa tôn giáo, văn hóa hoặc xã hội. Việc sử dụng hệ sinh thái cho mục đích giải trí, bảo tồn thiên nhiên, quản lý vùng đệm.... thuộc về lĩnh vực phục vụ của rừng" (Wickens, 1991). LSNG là tất cả các vật liệu sinh học ngoài gỗ, được khai thác từ rừng tự nhiên phục vụ cho mục đích của con người. Bao gồm các sản phẩm là động vật sống, nguyên liệu thô và củi, song mây, tre nứa, gỗ nhỏ và sợi (W.W.F, 1989).
  14. 7 "nhiều loại cây rừng cho các sản phẩm tự nhiên ngoài gỗ đó là cây cho đặc sản. Các sản phẩm tự nhiên đó có thể được sử dụng trực tiếp như một số loại cây cho thuốc, cây cho quả hoặc làm thức ăn cho gia súc nhưng phần lớn phải qua gia công chế biến như cây cho nguyên liệu, giấy sợi, cây cho cao su, cho dầu...." (Lê Mộng Chân, 1993) Các nhà khoa học đã đưa ra những khái niệm khác nhau về LSNG. Theo Jenne.H. de Beer (1992) “LSNG được hiểu là toàn bộ động vật, thực vật và những sản phẩm khác ngoài gỗ của rừng được con người khai thác và sử dụng”. Năm 1994, trong hội nghị các chuyên gia LSNG của các nước vùng Châu Á- Thái Bình Dương họp tại Bangkok, Thái Lan đã thông qua khái niệm về LSNG như sau: "LSNG bao gồm tất cả các sản phẩm cụ thể, có thể tái tạo, ngoài gỗ, củi và than. LSNG được khai thác từ rừng, đất rừng hoặc từ các cây thân gỗ. Vì vậy, các sản phẩm như cát, đá, nước, du lịch sinh thái không phải là các LSNG". Để có một khái niệm chung và thống nhất, hội nghị do tổ chức Nông lương thế giới tổ chức vào tháng 6/1999 đã đưa ra khái niệm về LSNG như sau: "LSNG bao gồm những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, khác gỗ, được khai thác từ rừng, đất có rừng và các cây thân gỗ" . Sau nhiều năm nghiên cứu về LSNG Jenne.H. de Beer (2000) đã bổ sung khái niệm LSNG. Theo ông " LSNG bao gồm các nguyên liệu có nguồn gốc sinh vật, không phải là gỗ, được khai thác từ rừng để phục vụ con người. Chúng bao gồm thực phẩm, thuốc, gia vị, tinh dầu, nhựa, nhựa mủ, ta nanh, thuốc nhuộm, cây cảnh, động vật hoang dã (động vật sống hay các sản phẩm của chúng), củi và các nguyên liệu thô như tre, nứa, mây, song, gỗ nhỏ và sợi". Theo khái niệm này của Jenne.H. de Beer là đơn giản, dễ sử dụng nhưng khác với hầu hết các khái niệm trước đây là ông đã đưa củi vào nhóm LSNG [21]. Tóm lại, LSNG là các sản phẩm có nguồn gốc từ rừng, không kể gỗ, cũng như những dịch vụ từ rừng mà người dân có thể sử dụng được, hay đem các sản phẩm từ rừng ra để trao đổi hàng hóa mua bán mang lại thu nhập kinh tế cho người dân.
  15. 8 Trước đây, người ta coi gỗ là sản phẩm chính của rừng, còn các lâm sản khác như song, mây, dầu, nhựa, sợi, lương thực, thực phẩm, dược liệu v.v... do có khối lượng nhỏ lại ít được khai thác, nên thường coi là sản phẩm phụ của rừng. Người ta gọi chúng là lâm sản phụ (minor forest products) hoặc đặc sản rừng (special forest products). Trong những thập kỷ gần đây, rừng bị tàn phá mạnh, gỗ trở nên hiếm và sử dụng ít dần, nhiều nguyên liệu khác như kim loại và các chất tổng hợp dần dần thay thế gỗ trong công nghiệp và các ngành khác. Trong khi đó các "Lâm sản phụ" được sử dụng ngày càng nhiều hơn và với những chức năng đa dạng hơn. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy nếu được quản lý tốt thì nguồn lợi từ “Lâm sản phụ” hoàn toàn không nhỏ, đôi khi còn lớn hơn cả gỗ. Vì vậy, để khẳng định vai trò của các "Lâm sản phụ" người ta đã sử dụng một thuật ngữ mới thay cho nó là "LSNG" ("Non- timber forest products" hay "Non-wood forest products"). *Quản lý rừng bền vững Khái niệm phát triển bền vững được đưa ra năm 1980 ấn phẩm “Chiến lược Bảo tồn Thế giới”với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học" nhưng cũng đủ để mọi người nhận thức rõ ràng thế nào là phát triển bền vững. Từ đó các khái niệm về quản lý rừng bền vững lần lượt ra đời. Hội nghị Helsinki (1994) đã tuyên bố khái niệm về quản lý rừng vững của ITTO năm 1990: “ Quản lý rừng bền vững là quá trình quản lý những diện tích rừng cố định nhằm đạt được mục tiêu là đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ rừng mong muốn mà không làm giảm đáng để các giá trị di truyền và năng suất tương lai của rừng, không gây ra những tác động tiêu cực đối với môi trường vật lý và xã hội”(ITTO, 1990). “Quản lý rừng bền vững là sự quản lý rừng và đất rừng một cách hợp lý để duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng, đồng thời duy trì tiềm năng thực hiện các chức năng kinh tế, xã hội của chúng trong hiện tại cũng như trong tương lai, ở cấp địa phương, quốc gia, toàn cầu và không gây ra những tác hại đối với các hệ sinh thái khác” ( Helsinki, 1994)[10].
  16. 9 Thuật ngữ “Phát triển bền vững” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học". Phát triển bền vững không chỉ là sự phát triển trên các mặt kinh tế xã hội (KTXH) mà còn phải đặc biệt chú trọng đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Trong đó tài nguyên rừng - nguồn tài nguyên có tác động to lớn với đời sống con người - cần được áp dụng các giải pháp để quản lý tốt nhằm cung cấp ổn định và lâu dài các lợi ích cho con người[10]. Theo ITTO: “Quản lý rừng bền vững là quá trình quản lý những lâm phận ổn định nhằm đạt được một hoặc nhiều mục tiêu quản lý đề ra một cách rõ ràng như đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ rừng mong muốn mà không làm giảm đáng kể những giá trị di truyền và năng suất tương lai của rừng và không gây ra những tác động không mong muốn đối với môi trường tự nhiên và xã hội”. Theo tiến trình Hensinki: “Quản lý rừng bền vững là sự quản lý rừng và đất rừng theo cách thức và mức độ phù hợp để duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng trong quá trình thực hiện và trong tương lai, các chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội của rừng ở cấp địa phương, cấp quốc gia và toàn cầu và không gây ra những tác hại đối với hệ sinh thái khác”. Các định nghĩa trên đều tập trung vào các vấn đề chính là: quản lý rừng ổn định bằng các biện pháp phù hợp nhằm đạt các mục tiêu đề ra, bảo đảm bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội. Các yếu tố của QLRBV gồm khuôn khổ chính sách và pháp lý; Sản xuất lâm sản bền vững; Bảo vệ được môi trường; Đảm bảo lợi ích con người; Đối với rừng trồng, có các cân nhắc áp dụng cụ thể phù hợp[10]. Tổng hợp một số khái niệm trên cho thấy, hiện tại hầu như chưa có một khái niệm hay định nghĩa về “MHTTNDVR”, đây thực chất là hoạt động phát triển LSNG dựa trên hoạt động bảo vệ và phát triển rừng. Chính vì vậy trong phần tổng quan các vấn đề tiếp theo sẽ tập trung đề cập các vấn đền liên quan đến LSNG.
  17. 10 1.1.2.Phân loạithu nhập dựa vào rừng Theo Byron và Arnold (1997) đã trình bày một bài phê bình cơ bản về việc sử dụng các thuật ngữ 'dựa vào rừng/phụ thuộc rừng', cho rằng nó là hữu ích hơn để trình bày một cách phân loại các loại khác nhau của người sử dụng. Các tác giả đã tạo lập một sự khác biệt quan trọng giữa những người dựa vào việc sử dụng rừng và không có sự luận chuyển/thay thế, và những người sử dụng sản phẩm từ rừng hoặc tham gia vào các hoạt động kinh tế liên quan đến rừng, nhưng làm như vậy là một vấn đề của sự lựa chọn. Nghiên cứu đã tập trung vào những người ít hoặc nhiều trực tiếp phụ thuộc vào rừng cho mục đích sinh kế. Theo đó, cụ thể xác định ba loại phổ biến về các mối quan hệ giữa còn người và rừng: - Những người sống bên trong rừng, thường sống như săn bắn hái lượm hoặc nương rẫy, và những người phụ thuộc rất nhiều vào rừng cho sinh kế của họ chủ yếu trên cơ sở sinh hoạt phí. Người dân ở thể loại này thường là người dân bản địa hoặc những người từ các nhóm dân tộc thiểu số. Họ đang có, do đó, thường là nằm ngoài vấn đề chính trị và kinh tế. - Những người sống gần rừng, thường liên quan đến nông nghiệp bên ngoài rừng, người thường xuyên sử dụng lâm sản (gỗ, củi, thức ăn bụi cây, cây thuốc vv) một phần cho mục đích sinh kế của riêng mình và một phần để tạo thu nhập. Đối với những người có liên quan đến nông nghiệp, bổ sung chất dinh dưỡng từ các khu rừng thường có quan trọng đối với năng suất. Bổ sung như vậy có thể được ở dạng mùn có nguồn gốc từ trong rừng. Một nguồn bổ sung dinh dưỡng là chăn thả rừng của gia súc trong đó chuyển đổi các chất dinh dưỡng từ sinh khối rừng thành phân bón. - Những người tham gia vào các hoạt động thương mại như đặt bẫy, thu khoáng sản hoặc các ngành công nghiệp rừng như khai thác gỗ. Những người như vậy có thể có một phầntrộn lẫn giữa sinh hoạt phí và các khoản tiền mặt. Những đối tượng này khác với hai loại đầu tiên là trong thực tế họ phụ thuộc vào thu nhập từ lao động dựa vào rừng hơn là việc sử dụng sinh hoạt trực tiếp các sản phẩm rừng. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý loại tương tác giữa con người và rừng có thể
  18. 11 tồn tại ngay cả trong bối cảnh thành tiền cao: ví dụ, các cộng đồng nông thôn nhỏ ở các nước công nghiệp cao như Australia có thể được gần như hoàn toàn phụ thuộc vào tiền lương từ khai thác thương mại(Peace 1996, describes such a community in south eastern Australia.)[25] Thu nhập dựa vào rừng gồm chủ yếu 02 loại chính là thu nhập từ cây gỗ và thu nhập từ LSNG. Trong đó, phân loại về LSNG có nhiều hệ thống phân loại khác nhau. Mặc dù tồn tại nhiều hệ thống phân loại LSNG nhưng theo hệ thống phân loại mới nhất dự án LSNG pha II có thể phân theo 06 nhóm tổng hợp dựa vào công dụng và của các LSNG cụ thể như sau: (1) Sản phẩm có sợi: tre nứa, song mây, các loại cây thân lá có sợi và cỏ. (2) Thực phẩm: - Những sản phẩm có nguồn gốc thực vật như: thân, chồi non, rễ, lá, hoa, quả, hạt, các loại gia vị, hạt có dầu, nấm… có thể dùng làm thực phẩm. - Những sản phẩm có nguồn gốc động vật như: mật ong, thịt thú rừng, cá, tổ yến, trứng chim, các loại côn trùng ăn được. (3) Dược liệu, chất thơm và cây có chất độc. (4) Những sản phẩm chiết xuất như: các loại nhựa, tannin, chất màu, dầu béo và tinh dầu,… (5) Động vật và những sản phẩm từ động vật không dùng làm thực phẩm như các loài thú rừng, chim, công trùng sống, da, sừng, ngà, xương, cánh kiến đỏ. (6) Những sản phẩm khác như: cây cảnh, lá để gói, vv... Cách phân loại này chỉ mang tính tương đối vì công dụng của lâm sản luôn có sự thay đổi, một số sản phẩm có thể phân vào nhiều nhóm khác nhau tùy nơi, tùy lúc, không cố định, và biến đổi theo địa phương [8]. Như vậy các loài cây mô hình ở đây thuộc các nhóm (1) sản phẩm có sơi (cây Mây nếp); (2) loại thực phẩm, cụ thể gia vị (Hạt giổi) và thực phẩm ăn (quả Chanh rừng); (3) dược liệu: quả Chanh rừng chữa ho.
  19. 12 1.1.3.Chính sách và các khuôn khổ pháp lý liên quan đến bảo tồn và phát triển mô hình tăng thu nhập dựa vào rừng hay lâm sản ngoài gỗ Chính sách rừng bao gồm cả việc sản xuất các sản phẩm từ rừng không phải gỗ. Ở nhiều quốc gia chính sách lâm nghiệp ngăn cản hoặc ngăn cản người dân sử dụng đất rừng để sản xuất các sản phẩm phi gỗ. Những người bị ảnh hưởng thường là người dân địa phương thực hiện/điều hành các doanh nghiệp quy mô nhỏ để sản xuất lương thực và các mặt hàng có giá trị tại địa phương có thể được bán để lấy tiền mặt. Ưu tiên phát triển các sản phẩm như vậy thông qua chính sách lâm nghiệp quốc gia sẽ mang lại lợi ích lớn cho người dân địa phương. Sự phối hợp nông lâm nghiệp tại địa phương có thể được xây dựng trong các khu rừng quốc gia cho phép để tạo mây, tre, gỗ nhiên liệu, thuốc đông y, hoa quả, mật ong và các loại thực phẩm khác của rừng. Điều này sẽ được thực hiện bằng cách đặt ra một khu vực trong rừng cho môi trường sống của động vật hoang dã hoặc trồng cây tại địa phương có giá trị, hoặc bằng cách trồng các loại cây trồng như vậy giữa hàng cây trong các khu vừng trồng của chính phủ [27]. Rừng đảm bảo cho con người môi trường sống an toàn, đồng thời cũng trực tiếp cung cấp cho con người các sản phẩm gỗ, LSNG và dịch vụ môi trường. LSNG là một dạng sản phẩm, song nó là một bộ phận nhỏ hơn trong tổng thể các sản phẩm mà rừng cung cấp. Vì vậy, hành lang pháp lý để bảo tồn và phát triển LSNG là hành lang chung cho phát triển rừng, đất rừng, sản phẩm rừng, xã hội nghề rừng… mà không có một quy luật hay nghị định chuyên về LSNG. Tuy vậy, hành lang này là sự quan tâm của Nhà nước đủ để tổ chức thực hiện tốt chiến lược phát triển lâu dài LSNG. Ở nước ta, chính sách được phát triển trên nền tảng 02 luật chính: (1) luật đất đai năm 2003 thay thế luật đất đai năm 1993 và Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 thay thế Luật năm 1991 quy định rừng được phân theo mục đích sử dụng chủ yếu thành 3 loại: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất. Theo quy định của 2 luật này, vùng nguyên liệu lâm sản, trong đó có LSNG được hình thành trên vùng đất, vùng rừng quy hoạch cho mục đích xây dựng rừng sản xuất, rừng phòng hộ (tuy nhiên LSNG chủ yếu phát triển trên đất rừng sản xuất)…
  20. 13 Văn bản pháp luật có tác động mạnh đến việc hình thành vùng nguyên liệu lâm sản trong đó có LSNG là Quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (gọi tắt là Quyết định 661). Văn bản này quy định đến năm 2010, trong phạm vi toàn quốc, trồng mới khoảng 2 triệu ha rừng sản xuất bằng cây lâm nghiệp; thực hiện bảo vệ diện tích rừng tự nhiên hiện có, khuyến khích khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng có trồng bổ sung cây lâm nghiệp hoặc trồng bổ sung các loại cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, cây đặc sản trên đất rừng phòng hộ, rừng sản xuất; coi khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên là một trong những giải pháp quan trọng để phục hồi rừng, trong đó có các loài LSNG [8]. Luật khuyến khích đầu tư trong nước (1998) và các văn bản hướng dẫn thi hành luật này có hiệu lực cuối cùng đến ngày 1/7/2006 quy định, trồng rừng nguyên liệu nói chung, trong đó có trồng cây LSNG, chế biến lâm sản, các ngành nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống (mây tre trúc mỹ nghệ…) được xếp vào Danh mục A-Lĩnh vực ngành nghề cần khuyến khích được ưu đãi đầu tư; các địa phương miền núi, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn (thuộc danh mục B), vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn (danh mục C) cũng được ưu đãi đầu tư. Như vậy theo quy định của luật, hoạt động tạo rừng nguyên liệu LSNG được hưởng chính sách ưu đãi như sau: - Được miễn giảm tiền sử dụng đất trong trường hợp được giao đất có thu tiền sử dụng đất, như được giảm 50% tiền sử dụng đất; được giảm 75% hoặc được miễn nộp thuế tiền sử dụng đất để trồng rừng nguyên liệu LSNG ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn. - Được miễn tiền thuê đất từ 3 năm đến 6 năm, kể từ khi ký hợp đồng thuê đất; trong trường hợp thuê đất để trồng rừng nguyên liệu LSNG ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được miễn tiền thuê đất từ 11 năm đến 15 năm; được miễn tiền thuê đất trong suốt thời gian thực hiện dự án trồng rừng ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2