Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu kết cấu không gian và tính đa dạng loài của một số quần xã thực vật rừng tại vùng ven hồ Hòa Bình
lượt xem 2
download
Bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định một số đặc điểm về kết cấu không gian và tính đa dạng về loài thực vật của một số quần xã thực vật rừng tại khu vực nghiên cứu; Đề xuất được một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh trong quản lý rừng phòng hộ tại khu vực nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu kết cấu không gian và tính đa dạng loài của một số quần xã thực vật rừng tại vùng ven hồ Hòa Bình
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP --------------------------- NGUYỄN DUY TRÌNH NGHIÊN CỨU KẾT CẤU KHÔNG GIAN VÀ TÍNH ĐA DẠNG LOÀI CỦA MỘT SỐ QUẦN XÃ THỰC VẬT RỪNG TẠI VÙNG VEN HỒ HÒA BÌNH Chuyên ngành : Lâm học Mã số : 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn: PGS.TS. Hoàng Kim Ngũ HÀ NỘI – 2010
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Vùng Hồ Hòa Bình là một địa điểm có tính chiến lược, quan trọng không chỉ riêng của tỉnh Hòa Bình mà còn của cả Quốc gia. Các quần xã thực vật rừng xung quanh vùng Hồ Hòa Bình chủ yếu là rừng phòng hộ đầu nguồn, có tác dụng bảo vệ đất, điều tiết nguồn nước, chống xói mòn đất, ngăn sự bồi đắp lòng hồ...vv Trong những năm qua cùng với công cuộc xây dựng và phát triển của thủy điện Hòa Bình, việc khai thác rừng bừa bãi, tập quán đốt nương làm rẫy, phương thức sử dụng đất không hợp lý của cộng đồng người dân sống xung quanh vùng lòng hồ đã và đang làm cho rừng phòng hộ bị suy thoái nghiêm trọng. Chính điều đó đã gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống cộng đồng người dân trong khu vực đó. Sự mất rừng sẽ làm suy giảm nguồn nước, giảm hiệu lực kiểm soát lũ lụt của hồ trong mùa mưa, giảm công suất thuỷ điện và khả năng cung cấp nước tưới trong mùa khô. Sự mất rừng còn làm tăng lượng bùn cát bồi lắng lòng hồ, giảm tuổi thọ của hồ. Kết quả điều tra ở vùng hồ cho thấy nếu tốc độ bồi lắng đáy hồ mỗi năm từ 50 - 70 cm như hiện nay thì tuổi thọ của Hồ Hoà Bình sẽ giảm từ 250 năm theo thiết kế xuống còn khoảng dưới 100 năm. Hiện nay cũng đã có một số các công trình nghiên cứu về các lĩnh vực như; quản lý sử dụng đất, hiểu quả của rừng phòng đầu nguồn, lâm sản ngoài gỗ.. vv tại khu vực lòng Hồ Hòa Bình. Nghiên cứu về kết cấu không gian và tính đa dạng loài của một số quần xã thực vật rừng tại khu vực là chưa nhiều. Để bổ sung thêm các công trình nghiên cứu tại khu vực Hồ Hòa Bình, và phần nào giải quyết các tồn tại đã nêu, đề tài “Nghiên cứu kết cấu không gian và tính đa dạng loài của một số quần xã thực vật rừng tại vùng ven Hồ Hòa Bình” đã được lựa chọn để nghiên cứu.
- 2 Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới. 1.1.1. Về kết cấu rừng 1.1.1.1. Về tổ thành loài cây Sự phong phú của hệ thực vật rừng mưa nhiệt đới được nhiều nhà khoa học ghi nhận. Theo Schimper (1935) ở rừng Bắc Mỹ, trên diện tích 0,5 ha có đến 25-30 loài cây gỗ lớn; Brown (1941) cũng cho biết ở rừng mưa châu Âu hoặc Bắc Mỹ trong trường hợp cực đoan, rừng có thể bao gồm 20-25 loài cây gỗ, [28]. Theo Richards P.W (1952) [28] trong rừng mưa nhiệt đới trong mỗi hecta không có mấy khi ít hơn 40 loài cây gỗ, mà có trường hợp còn đến trên 100 loài. Nhiều loài cây gỗ lớn sinh trưởng hỗn hợp với nhau theo tỷ lệ khá bằng nhau, nhưng cũng có khi chỉ có một hoặc hai loài chiếm ưu thế. Baur G.N (1962) [1], khi nghiên cứu rừng mưa ở gần Belem trên sông Amazôn, trên ô tiêu chuẩn diện tích khoảng hai hecta đã thống kê được 36 họ thực vật và trên ô tiêu chuẩn diện tích hơn 4 hecta ở phía Bắc New South Wales cũng đã ghi nhận được sự hiện diện của 31 họ chưa kể cây leo, cây thân cỏ và thực vật phụ sinh. Trong rừng ẩm nhiệt đới châu Phi, theo Catinot. R (1974) [2] có đến vài trăm loài thực vật, còn tổ thành thực vật rừng ẩm nhiệt đới ở Đông Nam Á thường có một nhóm loài ưu thế - nhóm họ dầu, chiếm 50% quần thụ. Ở châu Á, trong rừng thứ sinh nhiệt đới vùng Shanxin-Trung Quốc, Zeng và cộng sự (1998) đã thống kê khoảng 280 loài cây dược liệu, 80 loài cây có dầu và 20 loài cây có sợi cũng như một số loài cây gỗ có giá trị khác (dẫn theo Zaizhi Z -2001 [49]). Mức độ phong phú của thành phần thực vật trong rừng thứ sinh ở Nepal cũng đã được Kanel K.R và Shrestha K (2001
- 3 [43]) điểm qua, có đến 6.500 loài cây có hoa và 4.064 loài cây không hoa, trong đó có trên 1.500 loài nấm và hơn 350 loài địa y. 1.1.1.2. Về cấu trúc tầng thứ Một trong những đặc trưng nổi bật của cấu trúc rừng nhiệt đới là hiện tượng phân tầng. Nhưng do tính chất phức tạp của nó nên có ý kiến không thống nhất với nhau trong cách phân chia tầng thứ. Chevalier (1917), Mildbraed (1922) đã ngụ ý rằng mọi phương pháp dựa vào chiều cao của cây để phân cây cối thành tầng đều có tính chất tùy tiện và các “tầng” đó không có một thực tế khách quan. Booberg (1932) đã lập đồ thị chiều cao của tất cả các cây gỗ đo được trong các “khu rừng bảo vệ” ở Java, và đi đến kết luận là không thể nhận ra có mấy tầng cây như các tác giả khác đã mô tả. Ngược lại nhiều tác giả khác cho rằng rừng mưa thường có từ ba đến năm tầng: Brown (1919) khi nghiên cứu rừng cây họ đậu tại Phillippin, đã cho biết là các cây gỗ lớn sắp xếp thành ba tầng khá rõ rệt. Để nghiên cứu sự phân tầng trong rừng mưa ở Guana. Davis và Richards P.W (1933-1934) dùng phương pháp vẽ biểu đồ mặt cắt đứng của rừng. Phương pháp này được đánh giá có giá trị nhất về mặt nghiên cứu lý luận cũng như về thực tiễn sản xuất, kết quả đã phân rừng hỗn giao nguyên sinh ở sông Moraballi tại Guana thành năm tầng với ba tầng cây gỗ (A,B,C), tầng cây bụi (D) và tầng mặt đất (E). Richards P.W (1936) cho biết trong rừng cây họ dầu hỗn hợp nguyên sinh ở núi Dulit tại Borneo có ba tầng cây gỗ nhưng tầng A phân biệt rõ ràng còn tầng B và C khó xác định rõ ranh giới, ngoài ra còn có tầng cây bụi và tầng thực vật mặt đất; năm 1939 ông cũng phân rừng hỗn hợp nguyên sinh Nigeria thành năm tầng với ba tầng cây gỗ. Vaughan và Weihe (1941) nhận thấy rằng trong rừng cao đỉnh tại Moritiut sự phân tầng là có thực. Bear (1946) cũng mô tả sự phân tầng rõ rệt trong rừng Trinidad với ba tầng cây gỗ, tầng cây bụi và tầng mặt đất (theo Richards P.W (1952) [28]).
- 4 Bên cạnh đó, Catinot.R (1974) [2] cũng cho rằng rừng ẩm nhiệt đới có sự phân hóa mạnh, những tầng trong quần thụ rõ nét, cụ thể là có một tầng vượt tán với những cây có chiều cao trên 40 m và những tầng bên dưới. Hiện nay, nhiều hệ thống phân loại thảm thực vật rừng đã dựa vào các đặc trưng như cấu trúc và dạng sống, độ ưu thế, kết cấu hệ thực vật hoặc năng suất thảm thực vật. Ngay từ nửa đầu thế kỷ 19, Humboldt và Grisebach [32] đã sử dụng dạng sinh trưởng (toàn bộ hình thái hoặc cấu trúc và trạng thái của thực vật) của các loài cây ưu thế và kiểu môi trường sống của chúng để biểu thị cho các nhóm thực vật. Phương pháp hình thái của Humboldt và Grisebach được các nhà sinh thái học Đan Mạch (Warming, 1904; Raunkiaer, 1934) tiếp tục phát triển. Raunkiaer đã phân chia các loài cây hình thành thảm thực vật thành các dạng sống và các phổ sinh học (phổ sinh học là tỉ lệ phần trăm các loài cây trong một quần xã có các dạng sống khác nhau). Tuy nhiên, nhiều nhà sinh thái học cho rằng phân loại hình thái, các phổ dạng sống của Raunkiaer kém ý nghĩa hơn các dạng sinh trưởng của Humboldt và Grisebach. Trong các phương pháp phân loại rừng dựa theo cấu trúc và dạng sống của thảm thực vật, phương pháp dựa vào hình thái bên ngoài của thảm thực vật được sử dụng nhiều nhất. Kraft (1884) [6], lần đầu tiên đưa ra hệ thống phân cấp cây rừng, ông chia cây rừng trong một lâm phần thành 5 cấp dựa vào khả năng sinh trưởng, kích thước và chất lượng của cây rừng. Phân cấp của Kraft phản ánh được tình hình phân hoá cây rừng, tiêu chuẩn phân cấp rõ ràng, đơn giản và dễ áp dụng nhưng chỉ phù hợp với rừng thuần loài đều tuổi. Việc phân cấp cây rừng cho rừng hỗn loài nhiệt đới tự nhiên là một vấn đề phức tạp, cho đến nay vẫn chưa có tác giả nào đưa ra được phương án phân cấp cây rừng cho rừng nhiệt đới tự nhiên mà được chấp nhận rộng rãi. Sampion Gripfit (1948) [6], khi nghiên cứu rừng tự nhiên Ấn Độ và rừng ẩm nhiệt đới
- 5 Tây Phi có kiến nghị phân cấp cây rừng thành 5 cấp cũng dựa vào kích thước và chất lượng cây rừng. Richards (1952) [28] phân rừng ở Nigieria thành 6 tầng dựa vào chiều cao cây rừng. Tóm lại, sự phân tầng và phương pháp thể hiện tầng tán trong rừng mưa nhiệt đới mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng quan điểm có sự phân tầng rõ rệt trong rừng mưa nhiệt đới được nhiều nhà khoa học xác nhận. 1.1.1.3. Về cấu trúc tuổi Theo Richards P.W (1952) [28], trong rừng mưa nhiệt đới có mùa khô hạn thật rõ, dựa vào vòng năm đôi khi có thể xác định được tuổi cây gỗ đại khái gần đúng và có thể dùng phương pháp này đối với một số ít loài cây trong rừng phân mùa thường xanh, nhưng trong rừng mưa điển hình với khí hậu tương đối không phân thành mùa thì vòng sinh trưởng hàng năm không phân biệt rõ rệt. Do xác định tuổi cây trong rừng nhiệt đới có nhiều khó khăn, ông đã đi sâu nghiên cứu, về tình hình đại biểu cấp thể tích thấy rằng: trong các loài cây ưu thế thường gặp, có sự biến đổi rất lớn về độ nhiều trong các giai đoạn còn non; một loài cây mà trong các tầng trên chiếm tỷ lệ lớn, có thể rất nhiều đại biểu là mầm non và cây con, trong khi đó một loài cây khác, ở tầng trên cũng có nhiều không kém gì, lại có rất ít đại biểu trong số mầm non, cây con. Đôi khi một loài cây trong lúc còn là mầm non thì có nhiều, nhưng đến khi là cây lớn lại hoàn toàn vắng hẳn. 1.1.1.4. Về cấu trúc mật độ Theo Richards P.W (1952) [28], trong rừng mưa nhiệt đới ở Nam Mỹ và châu Phi, mật độ lâm phần (Cây có đường kính ngang ngực 10 cm trở lên) biến động từ 390 – 1.710 cây/ha, trong đó mật độ của những cây có đường kính từ 41 cm trở lên khoảng 39 – 60 cây/ha. Baur G.N (1962) [1], cũng cho biết trong rừng mưa nguyên sinh ở Mã Lai trên diện tích 1 hecta có khoảng
- 6 550 cây có đường kính từ 10 cm trở lên, trong đó những cây có đường kính trên 48 cm từ 42 – 65 cây/ha. Về mật độ tối ưu lâm phần, H. Thomasius (1972) đã xây dựng lý thuyết khoảng sống và hằng số không gian sinh trưởng liên quan tới chiều cao, mật độ và tuổi. Kairukstis (1980) xác định mật độ tối ưu lâm phần theo diện tích tán và mức độ che phủ. Chiabera (1982) mô hình hóa mật độ tối ưu theo tuổi và lấy mật độ tại tuổi 100 làm gốc (dẫn theo Nguyễn Ngọc Lung (1978) [17]). Nhưng các phương pháp này chỉ thích hợp cho nghiên cứu rừng thuần loài đều tuổi. Đối với rừng hỗn loài khác tuổi, việc xác định tuổi lâm phần rất khó khăn, cho nên khó áp dụng đối với rừng nhiệt đới hỗn loài khác tuổi. 1.1.1.5. Nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng Việc nghiên cứu cấu trúc rừng đã có từ lâu và được chuyển dần từ mô tả định tính sang định lượng với sự hỗ trợ của thống kê toán học và tin học, trong đó việc mô hình hoá cấu trúc rừng, xác lập mối quan hệ giữa các nhân tố cấu trúc rừng đã được nhiều tác giả nghiên cứu có kết quả. Vấn đề về cấu trúc không gian và thời gian của rừng được các tác giả tập trung nghiên cứu nhiều nhất. Có thể kể đến một số tác giả tiêu biểu như: Rollet B (1971), Brung (1970), Loeth et al (1967)... rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu cấu trúc không gian và thời gian của rừng theo hướng định lượng và dùng các mô hình toán để mô phỏng các qui luật cấu trúc (dẫn theo Trần Văn Con, (2001) [5]). Rollet. B (1971) đã mô tả mối quan hệ giữa chiều cao và đường kính bằng các hàm hồi qui, phân bố đường kính bằng các dạng phân bố xác suất (dẫn theo Bảo Huy (1993) [13]. Nhiều tác giả còn sử dụng hàm Weibull để mô hình hoá cấu trúc đường kính loài thông theo mô hình của Schumarcher và Coil (Belly, 1973). Bên cạnh đó các dạng hàm Meyer, Hyperbol, hàm mũ, Pearson, Poisson,... cũng được nhiều tác giả sử dụng để mô hình hoá cấu trúc rừng.
- 7 Một vấn đề nữa có liên quan đến nghiên cứu cấu trúc rừng đó là việc phân loại rừng theo cấu trúc và ngoại mạo hay ngoại mạo sinh thái. Cơ sở phân loại rừng theo xu hướng này là đặc điểm phân bố, dạng sống ưu thế, cấu trúc tầng thứ và một số đặc điểm hình thái khác của quần xã thực vật rừng. Đại diện cho hệ thống phân loại rừng theo hướng này có Humbold (1809), Schimper (1903), Aubreville (1949), UNESCO (1973)... Trong nhiều hệ thống phân loại rừng theo xu hướng này khi nghiên cứu ngoại mạo của quần xã thực vật đã không tách rời khỏi hoàn cảnh của nó và do vậy hình thành một hướng phân loại theo ngoại mạo sinh thái. Khác với xu hướng phân loại rừng theo cấu trúc và ngoại mạo chủ yếu mô tả rừng ở trạng thái tĩnh. Trên cơ sở nghiên cứu rừng ở trạng thái động Melekhov đã nhấn mạnh sự biến đổi của rừng theo thời gian, đặc biệt là sự biến đổi của tổ thành loài cây trong lâm phần qua các giai đoạn khác nhau trong quá trình phát sinh và phát triển của rừng (dẫn theo Lý Thọ, (1999) [36]). 1.1.1.6. Nghiên cứu về tái sinh rừng Theo quan điểm của các nhà lâm học, hiệu quả của tái sinh rừng được xác định bởi mật độ, tổ thành loài cây, chất lượng cây con, đặc điểm phân bố. Vai trò của tái sinh rừng hết sức quan trọng, nó quyết định sự tồn tại của thảm thực vật, tái sinh rừng là tiền đề cho quá trình diễn thế rừng đảm bảo rừng luôn trong trạng thái vận động. Do vậy có thể nói những nghiên cứu về tái sinh rừng đã góp phần làm sáng tỏ các quy luật tồn tại và phát triển của rừng cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu thì hiệu quả tái sinh rừng được xác định bởi mật độ, tổ thành loài cây, cấu trúc tuổi, chất lượng cây con, đặc điểm phân bố. Sự tương đồng hay khác biệt giữa tổ thành lớp cây tái sinh và tầng cây gỗ lớn đã được nhiều nhà khoa học quan tâm (Mibbre-ad, 1930; Richards, 1933; 1939; Aubreville, 1938; Beard, 1946; Lebrun và Gilbert, 1954; Joné, 1955-1956; Schultz, 1960; Baur, 1964; Rollet, 1969) [46]. Do tính chất phức tạp về tổ thành loài cây,
- 8 trong đó chỉ có một số loài có giá trị nên trong thực tiễn, người ta chỉ khảo sát những loài cây có ý nghĩa nhất định. Quá trình tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt đới vô cùng phức tạp và còn ít được nghiên cứu. Phần lớn tài liệu nghiên cứu về tái sinh tự nhiên của rừng mưa thường chỉ tập trung vào một số loài cây có giá trị kinh tế dưới điều kiện rừng đã ít nhiều bị biến đổi. Van steenis (1956) [47] đã nghiên cứu hai đặc điểm tái sinh phổ biến của rừng mưa nhiệt đới là tái sinh phân tán liên tục của các loài cây chịu bóng và tái sinh vệt của các loài cây ưa sáng. Theo Taylo (1954), Berwad (1955) số lượng cây trong rừng thiếu hụt cần thiết phải bổ sung bằng tái sinh nhân tạo. Ngược lại, ở châu Á theo Budowski (1956), Bava (1954), nhận định dưới tán rừng nhiệt đới nhìn chung có đủ số lượng cây tái sinh có giá trị kinh tế (dẫn theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2004) [35]). Trong nghiên cứu tái sinh rừng, người ta nhận thấy tầng cây và tầng cây bụi qua quá trình sinh trưởng, thu nhận ánh sáng, các chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến cây tái sinh. Những lâm phần thưa bị khai thác nhiều, tạo ra nhiều khoảng trống lớn, tạo điều kiện cho cây bụi, thảm tươi phát triển mạnh. Trong điều kiện đó chúng là nhân tố cản trở sự phát triển và khả năng sinh tồn của các cây tái sinh. Nếu lâm phần kín, đất khô, nghèo dinh dưỡng cây bụi thảm tươi phát triển chậm tạo điều kiện cho cây tái sinh vươn lên (Xannikow, 1967; Vipper 1973) (dẫn theo Nguyễn Văn Thêm (1992) [31]). Các nghiên cứu về TSTN của CIFOR (2000) [45] tại Bunlugan- Indonesia chỉ rõ việc chặt bỏ dây leo cây bụi dưới tán nhằm xúc tiến TSTN đã làm cho một số lâm sản ngoại gỗ như song mây trở nên cực kỳ han hiếm. Để đẩy mạnh tốc độ phục hồi rừng thứ sinh, ở Phillipines đã áp dụng kết quả kỹ thuật ARN (Assisted Natural Regeneration), tăng cường tiến trình
- 9 TSTN thông qua hạn chế lửa rừng và chăn thả súc vật, kết hợp trồng cây nơi đất trống (theo Lasco R.D, Visco R.G. & Pulhin J.M. (2001) [44]). Về phương pháp điều tra tái sinh tự nhiên, nhiều tác giả đã sử dụng cách lấy mẫu ô vuông theo hệ thống của Lowdermilk (1927) [42], với diện tích ô đo đếm thông thường từ 1 đến 4 m2. Diện tích ô đo đếm nhỏ nên thuận lợi trong điều tra nhưng số lượng ô phải đủ lớn mới phản ánh trung thực tình hình tái sinh rừng. Để giảm sai số trong khi thống kê tái sinh tự nhiên, Barnard (1950) [48] đã đề nghị một phương pháp "điều tra chẩn đoán" mà theo đó kích thước ô đo đếm có thể thay đổi tuỳ theo giai đoạn phát triển của cây tái sinh ở các trạng thái rừng khác nhau. 1.1.2. Tính đa dạng loài trong quần xã thực vật Vấn đề đa dạng sinh học và bảo tồn đã trở thành một chiến lược toàn cầu, nhiều tổ chức ra đời để giúp đỡ, hướng dẫn và tổ chức việc đánh giá, bảo tồn, phát triển đa dạng sinh học trên phạm vi toàn thế giới: Hiệp hội tổ chức Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (IUCN), chương trình môi trường liên hợp quốc (UNEP), Quỹ bảo tồn và bảo vệ thiên nhiên (WWF)…Nhu cầu cơ bản và sự sống còn của chúng ta phụ thuộc vào tài nguyên của trái đất, nếu nguồn tài nguyên đó giảm sút thì cuộc sống của nhân loại sẽ bị đe doạ. Để tránh hiểm họa đó chúng ta phải tôn trọng tài nguyên của trái đất, mọi sự phát triển đều phải theo hướng phát triển bền vững. Theo hội nghị thưởng đỉnh bàn về vấn đề môi trường và đa dạng sinh học tổ chức tại Rio de Janerio (Brazil, 1992), 150 nước đã ký công ước về đa dạng và vệ chúng. Năm 1990 WWF đã xuất bản quấn sách nói về tầm quan trọng của đa dạng sinh học, IUCN, UNEP và WWF đưa ra chiến lược bảo tồn thế giới…tất cả các quấn sách đó đều nhằm hướng dẫn và đề ra các phương pháp bảo tồn đa dạng sinh học, làm nền tảng cho công tác bảo tồn và nền tảng trong tương lai (dẫn theo Nguyễn Nghĩa Thìn) [33].
- 10 Ở Phần Lan, Caiande A.K. chủ trương phân loại rừng dựa vào thực vật thảm tươi. Ông cho rằng, trong lâm phần thành thục, tổ thành thảm tươi không chỉ phụ thuộc vào hoàn cảnh sinh thái môi trường mà còn phụ thuộc vào cả tổ thành loài cây gỗ của lâm phần. Theo đó, thảm tươi là chỉ tiêu tốt nhất để xem xét tính đồng nhất sinh học của môi trường, kể cả tính đồng nhất về hiệu quả của thực vật rừng. Tuy thế, điều này đã không hoàn toàn đúng vì thực tế thảm tươi có khả năng chỉ thị nhưng không có khả năng chỉ thị cho tất cả các điều kiện lập địa. Ngoài ra các yếu tố bên ngoài như: lửa rừng, khai thác… cũng ảnh hưởng lên thảm tươi (dẫn theo Nguyễn Nghĩa Thìn) [33]. Ở Hoa Kỳ, phân loại rừng chủ yếu theo học thuyết cực đỉnh (Climax) của Colleman. Phân loại theo Climax tạo cho quần xã thực vật ổn định trong quá trình phát triển lâu dài trên những vùng lãnh thổ rộng lớn với đất đai đã được hình thành từ lâu. Khí hậu là nhân tố để xác định Climax. Ngoài khái niệm Climax, các nhà lâm học Hoa kỳ còn đưa ra khái niệm tiền đỉnh cực (á đỉnh cực), đơn đỉnh cực, đa đỉnh cực (dẫn theo Nguyễn Nghĩa Thìn) [33]. Ở vùng nhiệt đới, theo Thái Văn Trừng, có lẽ Schimper (1918) là người đầu tiên đưa ra hệ thống phân loại thảm thực vật rừng nhiệt đới. Trong hệ thống này Schimper đã phân chia thảm thực vật thành quần hệ khí hậu, quần hệ thổ nhưỡng và quần hệ vùng núi. Trong quần hệ khí hậu lại được phân chia thành 4 kiểu: Rừng thưa, rừng gió mùa, rừng trảng, rừng gai; ngoài ra còn có thêm 2 kiểu là: Thảo nguyên nhiệt đới và hoang mạc nhiệt đới. Rubel, Ilinski, Burt, Aubréville...chỉ căn cứ vào độ tán che trên mặt đất của tầng ưu thế sinh thái để phân biệt các kiểu quần thể thưa thành: Rừng thưa và trảng chuông (dẫn theo Thái Văn Trừng 1978) [38]. Theo WWF(1989), đã định nghĩa về ĐDSH: “ Đa dạng sinh học là sự phồn thịnh của sự sống trên Trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những hệ sinh thái vô
- 11 cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường” (dẫn theo Nguyễn Thành Mến (2005) [20]). Hiện nay vấn đề đa dạng sinh học và bảo tồn đã trở thành chiến lược toàn cầu. Đã có rất nhiều các tổ chức ra đời để giúp đỡ, hướng dẫn và tổ chức việc đánh giá, bảo tồn, phát triển đa dạng sinh học trên phạm vi toàn thế giới. Việc nghiên cứu các hệ thực vật và thảm thực vật trên thế giới với nhiều bộ thực vật chí của các nước đã hoàn thành, những công trình nghiên cứu có giá trị xuất hiện vào đầu thế kỷ XIX-XX như: Thực vật chí Hồng Kông (1981); Thực vật chí Australia (1866); Thực vật chí Ấn Độ (1872-1897); Thực vật chí Miễn Điện (1877); Thực vật chí Malayxia (1892-1925)...vv. Đây là những đóng góp quan trọng để đánh giá tính đa dạng sinh học của hệ thực vật trên thế giới. [7], [8]. Bên cạnh đó có nhiều công trình khoa học khác nhau ra đời và hàng ngàn cuộc hội thảo được tổ chức nhằm thảo luận về quan điểm, phương pháp luận và thông báo các kết quả đã đạt được ở khắp nơi trên toàn Thế gới. 1.2. Ở Việt Nam 1.2.1. Nghiên cứu về kết cấu rừng 1.2.1.1. Về cấu trúc tổ thành Nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên ở Việt Nam trên quan điểm hệ sinh thái, Thái Văn Trừng (1963,1978,1999) [38], [39] đã dựa trên số lượng và sinh khối nhóm loài ưu thế trong rừng nhiệt đới ẩm Việt Nam để phân tích các ưu hợp và phức hợp. Nhóm loài ưu thế trong các ưu hợp đề nghị không quá 10 loài, tỷ lệ cá thể của mỗi loài ưu thế chiếm 5 % và tổng số cá thể của 10 loài ưu thế đó phải chiếm 40-50 % tổng số cá thể cây của các tầng lập quần trong quần thể trên đơn vị diện tích điều tra. Trường hợp độ ưu thế của các loài cây không rõ ràng gọi là các phức hợp.
- 12 Trong rừng tự nhiên hỗn loài ở Việt Nam, hiếm khi chỉ có một loài ưu thế duy nhất tạo thành các quần hợp như vùng ôn đới. Theo Nguyễn Hồng Quân (1982) [26], trong rừng loại IVB ở Kon Hà Nừng, trên diện tích một hecta có khoảng 60 loài, nhưng các loài có tổ thành lớn nhất cũng không vượt quá 10%. Nguyễn Văn Tương (1983) [39], cho rằng trong rừng tự nhiên hỗn loài, chỉ tính loài cây gỗ từ trạng thái sào trở lên cũng có đến ba bốn chục loài trên một ha, nhưng trong đó loài cây gỗ lớn có thể vươn đến chiều cao 30 m chỉ từ 10-20 %. Nguyễn Ngọc Lung (1991) [18], qua điều tra các dạng rừng khí hậu ở Hương Sơn, Kon Hà Nừng và một số địa phương khác, cũng cho biết trên ô tiêu chuẩn diện tích một ha thường có từ 23-25 loài, với số cây thấp nhất cũng đạt 317 cây và cao nhất đến 859 cây trên một ha. 1.2.1.2. Cấu trúc tầng thứ Ở Việt Nam hầu hết các nhà khoa học đều thống nhất là có sự phân tầng trong rừng tự nhiên. Thái Văn Trừng (1963,1978) [37] đã phân rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ở Việt Nam thành năm tầng: tầng vượt tán A1, tầng ưu thế sinh thái A2, tầng dưới tán A3, tầng cây bụi thấp B và tầng cỏ quyết C. Trần Ngũ Phương (1970,1998,1999) [23], [24], [25] cho rằng số tầng nhiều nhất trong đai rừng nhiệt đới mưa mùa ở Việt Nam là năm, kể cả tầng cây bụi và thảm tươi; nhưng không tán thành việc phân tầng theo các cấp chiều cao. Thực tế nếu phân tầng mà không chỉ rõ giới hạn cấp chiều cao, thì việc phân tầng ấy chỉ đơn thuần mang tích chất định tính. 1.2.1.3. Về cấu trúc mật độ Nhằm xác định mật độ tối ưu cho lâm phần, Nguyễn Ngọc Lung (1987) [17] khi nghiên cứu trên đối tượng rừng thông ba lá Tây Nguyên, đã sử dụng ba phương trình kinh nghiệm biểu thị nhu cầu không gian dinh dưỡng, trong đó dạng phương trình GT = a + p.A (GT là diện tích hình chiếu thẳng tán lá, A là
- 13 tuổi lâm phần, a và p là các tham số) được chọn là cơ sở để xây dựng mô hình mật độ hợp lí. Phương pháp này chỉ phù hợp cho đối tượng rừng thuần loài, khó áp dụng cho rừng hỗn loài khác tuổi. Trần Văn Con (1991, 1992) [3], [4] đề nghị ứng dụng mô phỏng toán trong nghiên cứu động thái rừng tự nhiên dựa trên tương quan giữa tổng số cây và tiết diện ngang của lâm phần rừng khộp, tính toán các tham số phù hợp cho mỗi dạng cấu trúc để xác định mật độ tối ưu của lâm phần; qua đó cũng cho biết rằng rừng khộp Tây Nguyên rất thưa, độ đầy chỉ đạt 0,1-0,7. 1.2.1.4. Về cấu trúc tuổi Theo Phùng Ngọc Lan (1986) [15], nghiên cứu cấu trúc tuổi của rừng mưa nhiệt đới là vấn đề cực kỳ khó khăn vì hiện nay chưa đủ cơ sở tin cậy để căn cứ vào vòng năm xác định tuổi của các cây rừng nhiệt đới. Mặc dù vấn đề vòng năm đã được Giang Văn Thắng, Trịnh Khắc Mười (1988) [30], [20] bước đầu nghiên cứu và cho biết các loài: Cồng, ràng ràng, táu và huỷnh, mỗi vòng năm ứng với một tuổi. Nhưng thực ra, phương pháp tính tuổi theo vòng năm áp dụng cho rừng ôn đới chỉ đúng với loài cây ôn đới hoặc trên một số đối tượng hạn chế là các cây rừng nhiệt đới dụng lá, sinh trưởng ở nơi có hai mùa rõ rệt 1.2.1.6. Nghiên cứu về định lượng mối quan hệ giữa các nhân tố cấu trúc - Phân bố số cây theo đường kính và chiều cao (phân bố N/D, N/H) Theo Đồng Sỹ Hiền (1974) [9], khi lập biểu thể tích cây đứng rừng tự nhiên miền Bắc Việt Nam có kết luận phân bố N/D là phân bố giảm và tác giả đã dùng hàm Meyer và họ đường cong Pearson để mô tả phân bố này. Nguyễn Ngọc Lung (1991) [18] qua nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên ở Hương Sơn, Kon Hà Nừng và một số địa điểm khác, thấy rằng về đa số phân bố N/D là phân bố giảm kiểu Meyer, ở rừng nguyên sinh thường xuất hiện một đỉnh nhỏ ngay sau cỡ đường kính nhỏ nhất và có thể một đỉnh quá thành thục ở cỡ đường kính lớn.
- 14 Bảo Huy (1993) [13] từ kết quả thử nghiệm mô phỏng phân bố thực nghiệm N/D cho rừng ưu thế bằng lăng ở Đắc Lắc theo các dạng phân bố: Poisson, khoảng cách, hình học, Weibull và Meyer, kết luận phân bố khoảng cách và trường hợp riêng là phân bố hình học khái quát khá tốt cho phân bố thực nghiệm N/D của tổng thể. Bên cạnh các nghiên cứu phân bố N/D thì phân bố N/H cũng đã được nhiều nhà khoa học quan tâm. Bảo Huy (1993) [13], Lê Sáu (1996) [29] qua nghiên cứu phân bố N/H để tìm tầng tích tụ tán cây trong các kiểu rừng thường xanh và rừng hỗn loài bằng lăng chiếm ưu thế ở Kon Hà Nừng và Đắc Lắc, đều đi đến kết luận là phân bố N/H có dạng một đỉnh với nhiều định phụ hình răng cưa và hàm Weibull thích hợp nhất cho phân bố này. Tóm lại, để nghiên cứu phân bố N/D và H/D trong các kiểu rừng thường xanh hỗn loài ở Việt Nam, nhiều tác giả thường sử dụng hàm Weibull, Meyer và phân bố khoảng cách để mô tả. 1.2.1.7. Về cấu trúc rừng chuẩn Nguyễn Văn Trương (1983) [41] đề xuất xây dựng mô hình cấu trúc rừng chuẩn dựa trên cơ sở những mô hình hoàn thiện đã có trong tự nhiên và dưới tác động điều tiết của con người; trong đó chú trọng đến điều tiết phân bố tổng tiết diện ngang và cấu trúc đứng của lâm phần mẫu. Theo Nguyễn Ngọc Lung (1983) [19] trong thực tiễn sản xuất, sau khi phân chia rừng thành các loại, mỗi loại thuần nhất về mặt nào đó như tổ thành, tầng thứ, phân bố số cây theo cơ kính, có thể chọn được một loài trong các lô tốt nhất, có trữ lượng cao, năng suất sinh trưởng tốt, tổ thành cấu trúc hợp lí nhất, các thế hệ cây gỗ cũng cho phép có sản lượng ổn định, coi là mẫu chuẩn tự nhiên. Quan điểm này có tính thực tiễn, dễ áp dụng trong sản xuất và nghiên cứu, theo hướng “ mô phỏng tự nhiên” là hướng tiếp cận nghiên cứu sinh thái học hiện đại.
- 15 1.2.1.8. Về tái sinh rừng Thái Văn Trừng (1963, 1978) [38] đã nêu hai cách TSTN của các xã hợp thực vật rừng nhiệt đới nguyên sinh hay thứ sinh là tái sinh liên tục dưới tán kín rậm của những loài chịu bóng và tái sinh theo vệt để hàn gắn các lỗ trống đầu tiên với các loài cây tiên phong. Qua đó tác giả cũng khẳng định ánh sáng là nhân tố sinh thái đã khống chế và điều khiển quá trình TSTN. Về ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng đến quá trình tái sinh, theo Nguyễn Hồng Quân (1984) [27] do những cây có đường kính 12 – 30 cm với chiều cao khoảng 11 – 20 m, tạo nên tầng tán chính của rừng, tầng này không bị tác động qua khai thác, gây nên sự ứ đọng tán, không cho ánh sáng lọt xuống gây ảnh hưởng đến tái sinh của loài cây ưa sáng. Theo Vũ Tiến Hinh (1991) [11] trong rừng tự nhiên thứ sinh hỗn loài khác tuổi ở lâm trường Hoành Bồ - Quảng Ninh, cây rừng tái sinh liên tục và càng ở tuổi nhỏ số cây càng nhiều; hệ số tổ thành của tầng tái sinh và tầng cây cao có mối liên hệ chặt chẽ. Vũ Văn Nhâm (1992) [21] qua nghiên cứu tái sinh rừng tự nhiên ở vùng Đông Bắc thấy rằng trên các lâm phần có diễn thế rừng ổn định, hệ số tổ thành tầng cây cao và tầng cây tái sinh thống nhất, còn ở lâm phần có diễn thế không ổn định thì có sự sai khác rõ rệt. Nguyễn Vạn Thường (1991) [37] đã tổng kết và đưa ra kết luận về tình hình tái sinh tự nhiên ở một số khu rừng miền Bắc Việt Nam như sau: Hiện tượng tái sinh dưới tán rừng của những loài cây gỗ đã tiếp diễn liên tục, không mang tính chu kỳ. Sự phân bố cây tái sinh rất không đồng đều, số cây mạ chiếm ưu thế rõ rệt so với số cây ở cấp tuổi khác. Trần Ngũ Phương (1970) [23] khi nghiên cứu về kiểu rừng nhiệt đới mưa mùa lá rộng thường xanh đã có nhận xét: “Rừng tự nhiên dưới tác động của con người khai thác hoặc làm nương rẫy, lặp đi lặp lại nhiều lần thì kết quả cuối cùng là sự hình thành đất trống, đồi núi trọc. Nếu chúng ta để thảm
- 16 thực vật hoang dã tự nó phát triển lại thì sau một thời gian dài trảng cây bụi, trảng cỏ sẽ chuyển dần lên những dạng thực bì cao hơn thông qua quá trình tái sinh tự nhiên và cuối cùng rừng khí hậu sẽ có thể phục hồi dưới dạng gần giống rừng khí hậu ban đầu”. 1.2.2. Tính đa dạng của quần xã thực vật Công trình đầu tiên, hoàn chỉnh nhất trong nghiên cứu thực vật ở Việt Nam là công trình “Thảm thực vật rừng Việt Nam” của cố GS.TS Thái Văn Trừng (1963 – 1978) [38] [12]. Dựa trên các công trình đã có trước đây kết hợp với nghiên cứu riêng của mình, tác giả đã thống kê được ở Việt Nam có 7004 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 1850 chi và 189 họ. Đồng thời, tác giả cũng đã khẳng định ưu thế ngành hạt kín trong hệ thực vật Việt Nam với 6336 loài (90,9%), 1727 chi (93,4%), và 239 họ (82,7%) trong tổng số các taxon mỗi bậc. Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2004) [35] vấn đề nghiên cứu đa dạng sinh học ở Việt Nam cũng như trên thế giới được bắt đầu từ những công trình phân loại về động vật, thực vật, nấm đã được bắt đầu từ rất sớm. Nguyễn Nghĩa Thìn cùng các tác giả khác đã công bố nhiều bài báo về đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Cúc Phương, vùng núi đá vôi Hòa Bình, Khu bảo tồn Na Hang, vùng núi Sapa, vùng ven biển Nam Trung Bộ, vùng núi Quảng Ninh, lưu vực Sông Đà và các vườn khác như Cát Bà, Bến En, Cát Tiên, Pù Mát, Phong Nha, Ba Bể, Yôk Đôn. Qua quá trình nghiên cứu tác giả đã công bố cuốn cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh học nhằm hướng dẫn cách đánh giá tính đa dạng thực vật của vùng nghiên cứu cho các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn trong cả nước [34]. Một trong những công trình nổi tiếng, đó là bộ “Thực vật trí Đông Dương” do H. Lecomete chủ biên (1970-1952). Trong công trình này, các tác giả người Pháp đã thu mẫu và dịch tên, lập khóa mô tả các loài thực vật có
- 17 mạch trên toàn bộ lãnh thổ Đông Dương. Thái Văn Trừng (1978) cũng đã dựa vào công trình này để thống kê thực vật Việt Nam và biết được có 7.004 loài, 1850 chi, 289 họ. Riêng miền Bắc Pócs Tamás (1965) thông kê được 5.190 loài. Cũng theo hướng kiểm kê thành phần loài, sau này một số tác giả Việt Nam như Phan Kế Lộc trong công trình “Bước đầu thống kê số loài đã biết ở miền Bắc Việt Nam” đã thống kê được hệ thực vật miền Bắc Việt Nam có 5609 loài, thuộc 1.660 chi và 240 họ [13]. Còn ở miền Nam, Phạm Hoành Hộ (1991 - 1993) [15] có công trình “Cây cỏ Việt Nam”, trong công trình này, tác giả đã thống kê được hệ thực vật miền Nam có 5.609 loài. Viện điều tra quy hoạch rừng Việt Nam (1971-1988) đã công bố 7 tập “Cây gỗ rừng Việt Nam” giới thiệu khá chi tiết cùng với tranh vẽ minh họa nhằm phục vụ cho khai thác tài nguyên rừng [10]. Như vậy, có thể thấy các công trình nghiên cứu về hệ thực vật và thảm thực vật ở Việt Nam giai đoạn nửa đầu và cuối thế kỷ 20 chỉ dừng lại ở việc thống kê thành phần loài trên phạm vi một vùng, khu vực nào đó. Việc nghiên cứu ĐDSH, nhất là đa dạng thực vật bằng phương pháp định lượng còn là vấn đề rất mới mẻ ở nước ta, tới nay chưa có công trình nào nổi bật. Một phần bởi đây là vấn đề phức tạp, hơn nữa lại chưa có hệ thống lý luận hoàn chỉnh được đưa ra. 1.2.3. Những nghiên cứu về rừng phòng hộ ở Việt Nam 1.2.3.1. Khả năng bảo vệ đất, điều tiết nước của rừng Ở nước ta những nghiên cứu về xói mòn và phòng hộ đầu nguồn đã được thực hiện từ những năm 60 của thế kỷ trước. Tuy nhiên các nghiên cứu về xói mòn có tính hệ thống từ năm 1960 với các nghiên cứu về ảnh hưởng của độ dốc đến xói mòn đất (dẫn theo Nguyễn Thành Mến 2005 [20]), nghiên cứu về biện pháp công trình và cây phân xanh che phủ đất ở Tây
- 18 Bắc, Bắc thái, Sơn La, Phú Thọ, Lào (dẫn theo Hoàng Thị Phương Lan 2004 [16]). Ngoài ra còn rất nhiều công trình nghiên cứu về xói mòn đất của các nhà khoa học khác ở các vùng, miền khác nhau của đất nước. Nghiên cứu phân cấp xung yếu cho lưu vực nguồn nước (Nguyễn Ngọc Lung, 1991 [18]) cho thấy độ dốc tăng từ 10 – 15 0 thì xói mòn sẽ tăng lên 21,44%, chiều dài sườn dốc tăng lên gấp đôi thì xói mòn cũng tăng lên gấp 2 lần. Độ tàn che và tầng thứ ảnh hưởng lớn tới xói mòn, rừng nhiều tầng là mô hình tốt nhất, thảm tươi giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, xói mòn và rửa trôi đã làm mất đi một lượng dinh dưỡng đáng kể của đất, trong đó mùn chiếm một phần không nhỏ. Nghiên cứu thuỷ văn rừng, vai trò điều tiết nước của rừng, ảnh hưởng của rừng tới dòng chảy của các con sông, suối (dẫn theo Giang Văn Thắng, Trịnh Khắc Mười 1998 [30]) kết quả cho thấy dòng chảy, đặc biệt là dòng chảy kiệt ở các sông suối nơi có rừng thường cao hơn nơi không có rừng. Tóm la ̣i, với điề u kiêṇ rừng nhiêṭ đới ở Viê ̣t nam, khả năng bảo vê ̣ đấ t, điề u tiế t nước của rừng phu ̣ thuô ̣c vào các yế u tố cơ bản như: da ̣ng cấ u trúc rừng, đô ̣ tàn che, đô ̣ dố c,.. 1.2.3.2. Các giải pháp kỹ thuật phục hồi rừng phòng hộ Do chức năng đă ̣c thù của rừng phòng hộ đầu nguồn nên việc lựa chọn các loài cây trồng phải đạt được mục đích là rừng có nhiều tầng tán, hỗn giao, có bộ rễ ăn sâu, tán lá rậm, số ng đươ ̣c ở các loa ̣i đấ t dố c nghèo dinh dưỡng, cho sản phẩm phụ,… để phát huy tốt nhất vai trò phòng hộ nguồn nước và tăng thu nhập cho người dân. Vì vâ ̣y, theo quyết định số 680 QĐ/LN ngày 15/8/1986 đã xác đinh ̣ đươ ̣c 92 loài cây trồng rừng cho 9 vùng lâm nghiệp trên cả nước dựa trên các tiêu chuẩ n do Bô ̣ Lâm Nghiê ̣p cũ đă ̣t ra. Tuy nhiên, cơ cấu loài cây đã lựa chọn chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu về phòng hộ,
- 19 phát triển bền vững đặc biệt đối với chiến lược an ninh môi trường quốc gia. Do đó, hiêṇ nay thông qua các dự án 327 và 661 và mô ̣t số dự án giố ng,.., chúng ta đã nghiên cứu, tuyển chọn được một danh sách các loài cây trồng rừng phòng hộ (Cẩm nang ngành lâm nghiệp). Để phu ̣c hồ i rừng phòng hô ̣ thì ngoài vấ n đề về loài cây trồ ng rừng ban đầ u, thì“phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh” là vấ n đề chính và cơ bản tiế p theo, vấ n đề này đươ ̣c nhà nước rấ t quan tâm thể hiêṇ bằ ng các văn bản, quy pha ̣m và quyế t đinh, ̣ với nô ̣i dung cơ bản như sau: Xúc tiến tái sinh: Gồm đất rừng sau chặt trắng, nương rẫy bỏ hoá, trảng cỏ cây bụi, bãi bồi có thuận lợi về nguồn giống (hạt, chồi gốc, chồi rễ) và các đối tượng nuôi dưỡng rừng mà số cây có giá trị nuôi dưỡng ở tầng cây cao không đạt mật độ quy định chung nhưng có thể hoặc có triển vọng xúc tiến tái sinh thành công thông qua các biện pháp kỹ thuật đơn giản (điều 7, điều 59 đến 61). Khoanh nuôi gồm đất chưa có rừng, nương rẫy cũ, bãi bồi phù sa mới bồi đắp mà quá trình tái sinh và diễn thế tự nhiên hình thành rừng đáp ứng được những yêu cầu kinh tế - xã hội và môi trường trong thời hạn xác định, chỉ cần bảo vệ mà không cần tác động kỹ thuật trực tiếp (điều 8, điều 67 đến 69). Ngoài ra, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có thể kết hợp trồng bổ sung [(QPN 21-98), đưa quy pha ̣m này vào tài liê ̣u tham khảo] Như vâ ̣y, các quy pha ̣m tuy có mô ̣t số quy định về đối tượng, giới hạn và các biện pháp tác động, nhưng mới dừng lại ở mức độ định hướng có tính nguyên tắc. Quy phạm QPN 21-98 đã bổ sung và đi sâu hơn, định lượng hoá nhiều tiêu chuẩn để xác định đối tượng, biện pháp, thời gian và kết quả phải đạt được khi khoanh nuôi phục hồi rừng. Kế t hơ ̣p với những quy định về giao đất, giao rừng và định suất đầu tư cho các hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 370 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 412 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 542 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 299 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 342 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 319 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 235 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 246 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn