Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu khu hệ ếch nhái tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, tỉnh Hòa Bình
lượt xem 5
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm đánh giá được những đặc điểm cơ bản của Khu hệ ếch nhái Khu Khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến về các mặt: Thành phần phân loại học; phân bố các loài theo sinh cảnh và đai cao; giá trị bảo tồn của tài nguyên ếch nhái khu vực; các mối đe dọa tới tài nguyên ếch nhái khu vực. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu khu hệ ếch nhái tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, tỉnh Hòa Bình
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP --------------------- LƯU QUANG VINH NGHIÊN CỨU KHU HỆ ẾCH NHÁI TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN THƯỢNG TIẾN TỈNH HOÀ BÌNH Chuyên ngành: Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng Mã số: 60. 62. 68 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Lê Xuân Cảnh Hà Nội, 2009
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ếch nhái hay lưỡng cư, lưỡng thê là lớp động vật có xương sống đầu tiên thích nghi với môi trường sống ở cạn, với những đặc điểm sinh học, sinh thái khác với các nhóm động vật có xương sống ở cạn khác. Ếch nhái chỉ sống ở vùng nước ngọt, phân bố giới hạn trên các lục địa, không sống được ở môi trường quá lạnh, biển và các vực nước lợ. Cho đến nay, trên Thế giới đã xác định được 6.433 loài ếch nhái, thuộc 59 họ và 3 bộ [43]. Phần lớn ếch nhái là các loài có ích cho nông nghiệp, một số loài được dùng làm thực phẩm, dược liệu có giá trị và trong các phòng thí nghiệm sinh học. Ngoài ra, chúng còn là là một mắt xích quan trọng trong mạng lưới thức ăn của các hệ sinh thái tự nhiên. Cho đến nay những nghiên cứu về ếch nhái trên phạm vi toàn quốc cũng như tại các khu vực ở Việt Nam vẫn chưa đầy đủ. Hàng năm tại các Vườn Quốc gia (VQG), Khu bảo tồn thiên nhiên (Khu BTTN), nhiều loài Ếch nhái mới vẫn được phát hiện, bổ sung cho danh lục của khu vực và quốc gia. Vì vậy, nghiên cứu về khu hệ ếch nhái có ý nghĩa về phương diện lý luận: Nhằm đóng góp những tư liệu cho việc phân vùng địa lý tự nhiên và là cơ sở cho phân vùng kinh tế - sinh thái, từ đó góp phần định hướng bảo tồn và khai thác sử dụng một cách hợp lý tài nguyên ếch nhái nói riêng, tài nguyên động vật nói chung. Khu BTTN Thượng Tiến được thành lập năm 1995, nằm ở trung tâm tỉnh Hòa Bình, cách thành phố Hòa Bình khoảng 85km về phía Tây – Nam. Tổng diện tích tự nhiên của Khu bảo tồn là 7.308ha, nằm trên địa giới hành chính của 3 xã: Thượng Tiến, Kim Tiến huyện Kim Bôi và xã Quý Hòa huyện Lạc Sơn. Theo kết quả điều tra cơ bản năm 1994 [8],[9]: Hệ thực vật có 311
- 2 loài, thuộc 255 và 88 họ; Hệ động vật có 280 loài và loài phụ, thuộc 86 họ và 25 bộ. Tuy nhiên, theo đánh giá những con số trên đây mới chỉ là kết quả điều tra sơ bộ, với mục đích chính là phục vụ cho xây dựng luận chứng Kinh tế - Kỹ thuật và còn chưa chính xác do hạn chế về mặt thời gian. Yêu cầu nghiên cứu về khu hệ động vật nói chung và khu hệ ếch nhái nói riêng của Khu BTTN Thượng Tiến là rất lớn. Với đặc điểm tự nhiên và khí hậu đặc trưng, khu hệ ếch nhái đóng một vai trò quan trọng trong khu hệ động vật tại Khu BTTN Thượng Tiến. Theo thống kê năm 1995, có tổng số 28 loài ếch nhái thuộc 5 họ, 1 bộ đã được ghi nhận tại đây. Tuy nhiên, kết quả điều tra này đã ghi nhận cách đây hơn một thập kỷ, hơn nữa đây chỉ là kết quả điều tra sơ bộ và được thực hiện trong thời gian ngắn. Vì vậy, nghiên cứu khu hệ ếch nhái ở Thượng Tiến sẽ có ý nghĩa về phương diện thực tiễn là: 1) Xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn tài nguyên rừng tại khu bảo tồn; 2) Hoạch định các giải pháp và chiến lược cho việc quản lý đa dạng sinh học và phát triển nguồn tài nguyên động vật theo hướng bền vững. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu khu hệ ếch nhái tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, tỉnh Hòa Bình”.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên Thế giới Nghiên cứu về động vật đã được các nhà khoa học quan tâm từ lâu. Một trong những nội dung quan trọng là nghiên cứu khu hệ. Khu hệ động vật (fauna) là tập hợp các loài động vật có tính chất lịch sử trong một khu vực hay một lãnh thổ xác định. Nghiên cứu khu hệ động vật bao gồm các nội dung chính: Các yếu tố hình thành khu hệ (điều kiện tự nhiên, lịch sử địa chất); đặc điểm thành phần loài, phân bố tự nhiên, nguồn gốc loài; mối quan hệ giữa các cá thể trong một quần thể, giữa các quần thể động vật với nhau và giữa các quần thể động vật với các quần thể thực vật; hiện trạng quần thể các loài động vật. Đây là cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn, khai thác và sử dụng tài nguyên theo hướng bền vững. Cho đến nay, trên Thế giới hiện đã ghi nhận được 6.433 loài ếch nhái thuộc 59 họ, 3 bộ, trong đó: bộ Không đuôi (Anura) có 5.679 loài, 47 họ; bộ có đuôi (Caudata) 580 loài, 9 họ; bộ Không chân (Gymnophiona hay Apoda) có 174 loài, 3 họ (Frost, 2009). Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng: Rừng nhiệt đới là nơi đa dạng nhất về thành phần loài ếch nhái. Ví dụ, Thái Lan là một trong các quốc gia nằm trong vùng nhiệt đới và được đánh giá có khu hệ ếch nhái khá phong phú. Theo thống kê, tổng số có 130 loài ếch nhái, thuộc 8 họ và 3 bộ được ghi nhận ở nước này [52]. Tương tự, Trung Quốc cũng là một quốc gia có tính đa dạng cao về các loài ếch nhái. Theo thống kê của Zhao và Adler (1993), tổng số 274 loài ếch nhái, thuộc 11 họ và 3 bộ đã được ghi nhận tại Trung Quốc. Trong đó, bộ Không đuôi có 250 loài (chiếm 91,24%) thuộc 7 họ, bộ Có đuôi 23 loài thuộc 3 họ và bộ Không chân chỉ có 1 loài [58].
- 4 Một ví dụ nữa chứng minh cho nhận định về tính đa dạng của các loài ếch nhái tại khu vực nhiệt đới đó là Ấn Độ. Berkeley (2009) đã thống kê được 213 loài ếch nhái thuộc 10 họ, 3 bộ. Trong số 213 loài thì có 27 loài thuộc họ Megophryidae, 35 loài thuộc họ Bufonidae, 33 loài thuộc họ Microhylidae, 55 loài thuộc họ Ranidae, 43 loài thuộc họ Rhacophoridae và 7 loài thuộc họ Ichthyophiidae [40]. Thông tin về tính đa dạng tài nguyên ếch nhái của một số nước trong khu vực Đông Nam Á được thể hiện trong bảng 1.1. Bảng 1-1. Thành phần loài ếch nhái một số nước Đông Nam Á Gymnophiona Caudata Anura Tổng số Tên nước Số họ Số loài Số họ Số loài Số họ Số loài Số họ Số loài Lào 1 1 1 1 5 58 7 60 Myanmar 0 0 1 1 5 81 6 82 Philippin 1 3 0 0 6 93 7 96 Thái Lan 1 4 1 1 7 107 9 112 Việt Nam* 1 1 1 5 9 163 11 174 Malaysia 1 7 0 0 5 193 6 200 Indonesia 1 10 0 0 8 246 9 256 (Nguồn: Bùi Thị Hải Hà, 2003; * Nguyen Van Sang et al., 2009) Cho đến nay, có rất nhiều phương pháp nghiên cứu về thành phần loài của ếch nhái đã và đang được áp dụng như điều tra theo tuyến, ô tiêu chuẩn, bẫy hố và điều tra theo tiếng kêu [54]. Tùy vào điều kiện cụ thể, mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm riêng. Ví dụ, Doan, T.M. (2003), khi nghiên cứu về thành phần loài ếch nhái, bò sát ở rừng mưa nhiệt đới đã sử dụng hai phương pháp: Điều tra theo tuyến và ô tiêu chuẩn. Dựa trên kết quả phân tích, tác giả đã đưa ra nhận định: Số lượng cá thể ếch nhái, bò sát thu được khi sử dụng phương pháp điều tra theo tuyến nhiều hơn khi sử dụng phương pháp điều tra theo ô tiêu chuẩn (ô có dạng hình vuông). Ngoài ra, nhiều loài quan trọng cũng đã được ghi nhận bằng phương pháp điều tra theo tuyến.
- 5 Tuy nhiên, khi điều tra một loài ở sinh cảnh cụ thể, việc điều tra theo phương pháp lấy mẫu theo ô tiêu chuẩn là tốt hơn. Trong các cuộc điều tra dài hạn, thì hai phương pháp đó là có hiệu quả tương đương, xét về số lượng loài và cá thể thu được. Nhóm ếch nhái hoạt động chủ yếu vào ban đêm và sống ở quanh các khe suối, vì vậy với thời gian điều tra ngắn thì phương pháp điều tra theo tuyến là thích hợp và hiệu quả nhất [42]. Mục đích cơ bản của nghiên cứu sinh thái học là để giải thích về phân bố và sự phong phú của các loài theo môi trường sống, đó cũng là những cơ sở dữ liệu quan trọng nhằm đề xuất các giải pháp bảo tồn. Về sinh thái học ếch nhái, Gregorio & Pizarro (2008) khi nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh cảnh, khí hậu, sự tác động của con người và cấu trúc cảnh quan đến sự phong phú của các loài ếch nhái ở Tây Ban Nha cho thấy rằng: sự thay đổi về khí hậu ảnh hưởng mạnh đến tính đa dạng loài hơn so với sự không đồng nhất về sinh cảnh; mức độ phong phú của các loài ếch nhái gia tăng theo độ cao của các dãy núi; sự xuất hiện của con người có mối quan hệ chặt chẽ với sự phong phú của các loài chim và thú, nhưng ít ảnh hưởng đến tính đa dạng loài của các loài động vật biến nhiệt. Mặt khác, nghiên cứu chỉ ra rằng các loài ếch nhái là phong phú hơn ở những vùng đất có mặt của con người mà ít bị tác động tiêu cực (như các trang trại) [44]. Trong số các lớp động vật trên Thế giới hiện nay, ếch nhái là lớp động vật nguy cấp nhất. Theo thống kê gần 1/3 số loài trong tổng số 6.433 loài trên Thế giới đứng bên bờ vực của sự tuyệt chủng và 200 loài đã không được ghi nhận trong những năm gần đây. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có liên quan đến sự gia tăng dân số và hoạt động sống của con người. Cụ thể, có
- 6 6 nguyên nhân chính dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng của các loài ếch nhái: Phá hủy sinh cảnh, lây nhiễm bệnh tật, ô nhiễm thuốc trừ sâu, biến đổi khí hậu, loài ngoại lai xâm hại và săn bắt quá mức [39]. Bảo tồn các loài ếch nhái với mục tiêu là bảo vệ quần thể ếch nhái, sinh cảnh sống của chúng và tạo ra một môi trường bình đẳng, tôn trọng và bảo vệ tự nhiên nói chung và động vật hoang dã nói riêng. Để làm được điều này, các nhà khoa học đã đề xuất phối hợp bảo tồn bằng 5 giải pháp sau: (1) Giáo dục môi trường, (2) Tăng cường thực thi chính sách, pháp luật, (3) Kiểm soát hoạt động tàn phá sinh cảnh, (4) Những hoạt động cho bảo vệ môi trường sống, (5) Quản lý và đầu tư cho nghiên cứu khoa học [39]. 1.2. Ở Việt Nam Tổng hợp đầu tiên về khu hệ bò sát, ếch nhái miền Nam Việt Nam được thực hiện bởi Morice (1875). Tác giả đã thống kê được 114 loài bò sát và 13 loài ếch nhái. Morice (1875) cũng đưa ra một danh sách đầu tiên về các loài ếch nhái thu được ở Tây Ninh, Sài Gòn và Hà Tiên (hiện nay thuộc tỉnh Kiên Giang) [56]. Tirant (1885), trong một công trình nghiên cứu về bò sát, ếch nhái Việt Nam và Campuchia, đã xác định được 166 loài bò sát, ếch nhái. Trong đó, có 17 loài ếch nhái, trong đó 16 loài thuộc bộ Không đuôi (Anura) và 1 loài thuộc bộ Không chân (Gymnophiona). So với Morice (1875), số loài tác giả phát hiện được nhiều hơn do mở rộng khu vực nghiên cứu [56]. Trong số các nhà nghiên cứu người Pháp (thời kỳ Pháp thuộc), những người đặc biệt quan tâm nghiên cứu đến bò sát, ếch nhái ở Việt Nam có thể kể đến là: Vaillant (1834-1914), Mocquard (1834-1917), Pellegrin (1873-1944), Chabanaud (1876-1959), Angel (1881-1950) và Bourret (1884-1957). Bourret
- 7 là nhà khoa học dẫn đầu trong lĩnh vực nghiên cứu ếch nhái, bò sát ở Đông Dương. Ông đã viết một số lượng lớn các bài báo và sách về bò sát, ếch nhái ở Việt Nam: Năm 1937, Bourret đã công bố loài Ophryophryne poilani thu được ở Quảng Trị, Quảng Bình. Năm 1939, ông công bố 12 loài ếch nhái, bò sát trong đó có các loài: Ophryophryne microstoma, Huia nasia, Rana kuhlii, Rhacophorus leucomystax và Philautus banaensis. Năm 1942, trong chuyên khảo về ếch nhái Đông Dương Bourret đã ghi nhận thêm 4 loài ếch nhái: Rana kokchangae, Rana verrucospinosa, Megophrys longipes, Philautus petersi. Các kết quả nghiên cứu của ông trong giai đoạn này được viết thành cuốn “Les batraciens de L’Indochine (Ếch nhái ở Đông Dương) xuất bản năm 1942 (Bourret,1942), trong công trình này, ông đã tổng kết ở Đông Dương có 171 loài ếch thuộc 9 họ và 3 bộ, trong đó có 2 loài thuộc bộ Không chân (Gymnophiona), 4 loài thuộc bộ Có đuôi (Caudata), 165 loài thuộc bộ Không đuôi (Anura). Trong số 171 loài, có 59 loài thuộc 9 họ, 3 bộ phân bố ở Việt Nam (Bourret, 1936, 1941a, 1941b, 1942a, 1942b, 1943). Bourret cũng đã ước lượng có 82 loài ếch nhái xuất hiện ở Việt Nam [41],[46]. Trong giai đoạn từ năm 1945 – 1954 không có ghi nhận mới cho khu hệ ếch nhái ở Việt Nam do bị ảnh hưởng của chiến tranh. Sau khi miền Bắc Việt Nam được giải phóng (năm 1954) và từ năm 1956 nghiên cứu ếch nhái lại được tiếp tục và ngày càng được đẩy mạnh. Trong thời gian này, các công trình nghiên cứu về ếch nhái chủ yếu do các nhà khoa học Việt Nam đảm nhiệm. Kết quả điều tra ếch nhái ở miền Bắc của Trần Kiên và cộng sự từ năm 1956 đến 1976 đã ghi nhận 68 loài ếch nhái [14]. Đào Văn Tiến (1977) đã công bố danh lục và khóa định loại cho 87 loài ếch nhái ở Việt Nam, trong đó có 85 loài ếch nhái không đuôi, 1 loài cá cóc và 1 loài ếch giun [23].
- 8 Nghiên cứu về ếch nhái được đẩy mạnh đặc biệt từ những năm 1990 trở lại đây. Việc thành lập các VQG, Khu BTTN đã đòi hỏi phải tiến hành khảo sát và đánh giá tổng thể về hiện trạng nguồn tài nguyên sinh vật nhằm tạo lập cơ sở khoa học cho việc xây dựng phương án quản lý. Vì vậy, danh lục các loài động vật trong đó có thành phần loài ếch nhái đã được công bố, bổ sung qua nhiều đợt khảo sát của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước qua các dự án nghiên cứu ở các khu như: Hoàng Liên (Ohler et al., 2000) [53], Cát Tiên (Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc, 2002) [32], U Minh Thượng (Nguyễn Văn Sáng và cộng sự, 2002) [31], Bà Nà (Lê Vũ Khôi và cộng sự, 2002) [13], Tây Côn Lĩnh (Bain & Nguyen, 2004) [38], Cúc Phương (Nguyễn Văn Sáng, 2003) [30], Ngọc Sơn - Ngổ Luông (Lê Trọng Đạt và cộng sự, 2008) [49], Phong Nha - Kẻ Bàng (Hendrix et al., 2008) [45], Xuân Sơn (Nguyễn Văn Sáng và Nguyễn Quảng Trường, 2009) [35], Xuân Liên, Pù Luông, Bến En (Nguyễn Kim Tiến, 2009) [25], Côpia (Lê Nguyên Ngật và Nguyễn Văn Sáng, 2009) [18]. Từ năm 1992 đến năm 1997, Lê Nguyên Ngật và cộng sư (1997) đã xác định danh sách các loài ếch nhái tại: Khu BTTN Hoàng Liên Sơn có 25 loài ếch nhái thuộc 5 họ, 1 bộ; VQG Cúc Phương có 17 loài thuộc 5 họ, 1 bộ; Tây Nam Nghệ An có 17 loài thuộc 5 họ, 1 bộ; Ngọc Linh (Kon Tum) có 19 loài thuộc 5 họ, 2 bộ [16]. Hoàng Xuân Quang (1993) đã công bố công trình nghiên cứu khu hệ bò sát - ếch nhái tại khu vực Bắc Trung Bộ và xác định được 34 loài ếch nhái thuộc 7 họ, 2 bộ [20]. Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc (1996) đã thống kê thành phần loài, phân bố, giá trị và tình trạng của 82 loài ếch nhái Việt Nam thuộc 9 họ, 3 bộ [29].
- 9 Inger et al., (1999) đã công bố danh lục 100 loài của khu hệ ếch nhái Việt Nam, trong đó 12 loài lần đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam và 6 loài mới cho khoa học so với nghiên cứu trước đây của Nguyễn Văn Sáng (1996) [47]. Số lượng loài ếch nhái của Việt Nam được cập nhật bởi Nguyễn Văn Sáng và cộng sự (2005) lên đến 162 loài, tăng 62 loài so với những nghiên cứu của Inger et al., (1999) [33]. Gần đây nhất năm 2009, danh lục ếch nhái - bò sát Việt Nam đã được công bố lên đến 174 loài ếch nhái, thuộc 11 họ và 3 bộ (Nguyen Van Sang et al., 2009) [56]. Cùng với công tác điều tra về thành phần loài khu hệ ếch nhái, nghiên cứu về sinh thái học ếch nhái cũng đã được tiến hành. Công trình đầu tiên đề cập đến sinh thái học của ếch nhái đó là “Dẫn liệu bước đầu về sinh thái học ếch đồng” của Đào Văn Tiến và Lê Vũ Khôi (1966) [22]. Tiếp theo đó là công trình của Nguyễn Kim Tiến (1999), nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái học ếch đồng (Rana rugulosa Wiegmann, 1825) trong điều kiện nuôi [24], tìm hiểu sinh thái học giống ếch cây (Rhacophorus) của Việt Nam (Hồ Thu Cúc và Orlov, 2000) [7]. Lê Nguyên Ngật (2000), nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của Cá cóc Tam Đảo (Paramesotriton deloustali) trong điều kiện bể nuôi nhằm bổ sung những dẫn liệu khoa học, xây dựng quy trình nhân nuôi góp phần bảo tồn loài ếch nhái quý hiếm này và một số tập tính của Cá cóc Tam Đảo nuôi trong bể kính” [17]. Nghiên cứu sự lột xác của Cóc nhà (Bufo melanosticus Schneider, 1799) ở thời kỳ trước trú đông và trú đông trong điều kiện nuôi (Trần Kiên và Đoàn Văn Kiên, 2002) [15]. Từ năm 1998 đến 1999, Nguyễn Văn Đức và cộng sự (2002) đã nghiên cứu giun sán ký sinh ở một số loài ếch nhái phổ biến ở vùng đồng bằng sông Hồng [10].
- 10 Nhận xét chung: Những công trình nghiên cứu trên đã bổ sung thêm gần 100 loài mới cho danh lục ếch nhái của Việt Nam so với danh lục trước đó của Đào Văn Tiến (1977). Các phương pháp được các tác giả sử dụng chủ yếu là điều tra theo tuyến, điểm như: (Nguyễn Văn Sáng, 2001, 2002, 2009); Lê Nguyên Ngật (1997, 2009). Những kết quả nghiên cứu trên cũng chỉ ra các mối đe dọa chính đối với khu hệ ếch nhái Việt Nam bao gồm: Khai thác quá mức cho thương mại và mất sinh cảnh do chuyển đổi đất rừng sang mục đích sử dụng khác. Bên cạnh đó, cũng có một vài chương trình bảo tồn cụ thể cho các loài ếch nhái bị đe dọa như hoạt động bảo tồn loài Cá cóc Tam Đảo (Paramesotriton deloustali) là loài đặc hữu của Việt Nam trong Dự án bảo tồn ở Vườn Quốc gia Tam Đảo và vùng đệm (Nguyễn Quảng Trường và Hồ Thu Cúc, 2004) [27]. Tuy nhiên, những nghiên cứu về ếch nhái ở Việt Nam trong thời gian qua mới chỉ tập trung vào phát hiện tính đa dạng của khu hệ ếch nhái ở những khu vực núi cao. Một số địa điểm quan trọng đã được tập trung nghiên cứu gồm: Các đỉnh núi cao và dãy Hoàng Liên (Phan-xi-păng) ở khu vực Tây Bắc, dãy Bắc Sơn và Yên Tử ở khu vực Đông Bắc, dải Trường Sơn và khu vực Tây Nguyên ở miền Trung và vùng lưu vực sông Cửu Long ở miền Nam [51]. Các khu vực này hiện còn tồn tại một diện tích khá lớn các khoảnh rừng tự nhiên và cần tiếp tục được nghiên cứu [6]. 1.3. Nghiên cứu khu hệ ếch nhái BTTN Thượng Tiến Khu BTTN Thượng Tiến với địa hình núi đất và núi đá, đỉnh cao nhất là đỉnh Cốt Ca cao 1.073m. Tại khu vực đã có một số nghiên cứu ban đầu về tài nguyên sinh vật, trong đó có ếch nhái. Kết quả tổng hợp của các nghiên cứu trên được công bố chung cho toàn tỉnh Hòa Bình với thành phần các
- 11 nhóm động vật có xương sống, trong đó ếch nhái có 30 loài thuộc 13 họ, 1 bộ, danh lục này bao gồm cả kết quả điều tra ở Khu BTTN Thượng Tiến [12]. Khu BTTN Thượng Tiến được thành lập năm 1995, trong “Luận chứng Kinh tế - Kỹ thuật” 28 loài ếch nhái thuộc 5 họ, 1 bộ đã được ghi nhận [37]. Từ sau khi được thành lập đến nay, chưa có đợt điều tra chính thức về đặc điểm khu hệ động vật nói chung và ếch nhái nói riêng ở đây. Vì vậy, những nghiên cứu đầy đủ hơn về khu hệ ếch nhái của khu vực là hết sức cần thiết. Căn cứ vào điều kiện địa hình khu vực và tổng kết các phương pháp nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng 2 phương pháp điều tra theo tuyến và ô tiêu chuẩn, với giả thuyết phương pháp điều tra theo ô tiêu chuẩn là hiệu quả hơn so với phương pháp điều tra theo tuyến.
- 12 Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm tự nhiên 2.1.1. Vị trí địa lý Khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Hòa Bình, thuộc phạm vi hành chính của 3 xã: Thượng Tiến, Kim Tiến huyện Kim Bôi và xã Quý Hòa huyện Lạc Sơn. [37],[4]. Toạ độ địa lý: Từ 20030’ đến 20040’ vĩ độ Bắc. Từ 105020’ đến 105030’ kinh độ Đông. - Phía Bắc giáp xã: Tú Sơn, Vĩnh Tiến, Đông Bắc, Hợp Đồng, huyện Kim Bôi. - Phía Đông giáp xã: Kim Bình, Kim Bôi, Kim Truy, Cuối Hạ huyện Kim Bôi. - Phía Nam giáp xã: Miền Đồi, Tuân Đạo, Mỹ Thành huyện Lạc Sơn. - Phía Tây giáp xã: Xuân Phong, Yên Thượng, Yên Lập huyện Cao Phong. Tổng diện tích tự nhiên của Khu bảo tồn là 7.308ha, chia ra làm 4 nhóm chính: - Diện tích đất có rừng là 4.894ha, chiếm 66,97% diện tích đất tự nhiên (với 4.657ha rừng tự nhiên và 237ha rừng trồng). - Diện tích đất chưa có rừng 1.254ha, chiếm 17,16% diện tích đất tự nhiên. - Đất nông nghiệp là 1.076ha, chiếm 14,72% diện tích đất tự nhiên. - Các loại đất khác là 84ha, chiếm 1,15% diện tích đất tự nhiên. 2.1.2. Địa hình, địa thế Hòa Bình thuộc miền Tây Bắc, phát triển trên một miền hoạt động tân kiến tạo nên địa hình bị chia cắt mạnh mẽ, tạo nên nhiều bình địa và thung lũng. Về mặt địa hình, Khu bảo tồn có địa hình vùng núi cao trung bình Tây
- 13 Bắc: Bao gồm một dải núi chính (dải Cốt Ca) và các dải phụ của dải Cốt Ca. Có độ cao từ 700 – 800m. Đỉnh cao nhất là đỉnh Cốt Ca cao 1.073m. Độ dốc bình quân 250 – 300, chiều dài sườn dốc từ 1000 – 2000m. Do địa hình chia cắt mạnh nên sông suối thường ngắn, dốc. Mùa hè mưa nhiều, mực nước sông suối lên cao, chảy xiết gây ra lụt lội, sạt lở đất. Mùa đông mực nước giảm đi rõ rệt, có nhiều suối nhỏ bị khô hạn làm cho một số vùng bị thiếu nước. 2.1.3. Địa chất và thổ nhưỡng a. Địa chất: Khu bảo tồn thuộc vùng núi cao của huyện Kim Bôi và Lạc Sơn, phần lớn là núi đất lẫn đá. Trong khu vực có hai loại đá mẹ chủ yếu là: + Sa thạch thuộc nhóm đá cát, có thành phần khoáng vật Penspats thạch anh, Limônít, sản phẩm phong hóa cho thành phần cơ giới hạt thô. + Đá Bazích thuộc nhóm đá kiềm, có thành phần khoáng vật chủ yếu là birôsin, ôlêphin, sản phẩm phong hóa cho thành phần cơ giới trung bình. b. Thổ nhưỡng: Kết quả điều tra lập địa đã phát hiện có 2 nhóm đất chính và 3 nhóm đất phụ: - Nhóm đất núi (có độ cao trên 300m) diện tích 6.257ha + Nhóm đất Feralit phát triển trên đá bazich màu nâu. Diện tích 5.020ha, tập trung trong 2 xã Thượng Tiến và Kim Tiến. Trong đó, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có 1.234ha và phân khu phục hồi sinh thái I và II có 3.786ha. Nhóm đất này có màu nâu, sản phẩm của khoáng Bioxin, Olepin thành phần cơ giới trung bình, hàm lượng mùn khá cao từ 6 đến 7%. Khả năng thấm nước giữ và nước tốt, độ dốc 20 - 250. Vùng này rất thuận lợi cho sự phát triển của cây lâm nghiệp. + Nhóm đất Feralit phát triển trên Sa thạch, diện tích 1.237ha, tập trung trong xã Quí Hoà, thuộc phân khu phục hồi sinh thái II. Nhóm đất này có màu sắc đặc trưng là xám trắng, sản phẩm của khoáng vật Thạch anh, Penspat, Limôlit, thành phần cơ giới thịt nhẹ và thịt pha cát,
- 14 kết cấu rời rạc nên dễ bị rửa trôi và xói mòn mặt nếu không có thực bì che phủ. Tỷ lệ đá lẫn 10 - 20%, tỷ lệ mùn 1 - 1,5% (nơi còn rừng), đất trống chỉ thích hợp với với một số loài cây trồng lâm nghiệp: Thông, keo… - Nhóm đất đồi (có độ cao dưới 300m) màu nâu nhạt phát triển trên đá Bazíc, tầng đất sâu 50 - 100cm, sản phẩm của các khoáng vật Bioxin, Ôlêpin có thành phần cơ giới thịt trung bình, thấm nước, giữ nước tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng lâm nghiệp, nông nghiệp, trừ một số diện tích đất trống cỏ tranh mọc lâu đời, đất thường xuyên khô cứng, tầng đất mỏng dưới 50cm, cây lâm nghiệp không có khả năng phục hồi tự nhiên. Nguyên nhân, do chặt cây, đốt rừng làm nương rẫy... làm đất trở nên mất nước, mức độ bốc hơi cao, đất sinh ra kết von và đá ong hóa. 2.1.4. Khí hậu, thủy văn Khu BTTN Thượng Tiến ở trung tâm tỉnh Hòa Bình, nên cũng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và hàng năm chia 2 mùa rõ rệt (Hình 1-1). Cụ thể như sau: + Mùa hè: Bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, lượng mưa trong tháng trên 100mm, lượng mưa toàn mùa chiếm 92,8 % tổng lượng mưa cả năm. + Mùa đông: Bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa trong tháng trung bình từ 20-30mm. Lượng mưa toàn mùa chiếm 7,2% lượng mưa cả năm. Do đó, đất đai thiếu nước trong mùa đông, nhiều suối nhỏ bị khô hạn. Trong mùa đông thường có gió mùa đông bắc gây ra mưa phùn. + Số ngày mưa trong năm 100 – 120 ngày. + Độ ẩm bình quân 85%, cao nhất 89%, thấp nhất 80%. + Nhiệt độ bình quân 23oC, cao nhất 32,3oC và thấp nhất 10,4oC vào tháng 1. - Gió: Mùa hè có gió Đông Nam là chủ yếu, mùa đông có gió Bắc và Đông Bắc thổi từng đợt 3 –5 ngày, cản trở đi lại, giao lưu kinh tế, văn hoá của nhân
- 15 dân. Do điều kiện địa hình (3 phía Bắc, Nam và Tây được bao bọc bằng các dải dông núi) nên khí hậu trong vùng luôn ẩm ướt, do vậy quá trình phong hoá đất diễn ra mạnh, thực vật sinh trưởng phát triển nhanh, loài cây phong phú và đa dạng. Biểu đồ 1. Biểu đồ sinh khí hậu Hòa Bình Nhiệt độ 320 160.0 280 140.0 240 120.0 Độ ẩm-Lượng mưa 200 100.0 160 80.0 120 60.0 80 40.0 40 20.0 0 0.0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Độ ẩm Lượng mưa Nhiệt độ Hình 1-1. Biểu đồ sinh khí hậu tỉnh Hoà Bình (Số liệu Trạm khí tượng thủy văn Hoà Bình 1996 - 2000) Hòa Bình có bốn hệ thống sông khác nhau gồm: sông Đà, sông Bôi, sông Bưởi và sông Mã. Trong đó, sông Bôi bắt nguồn từ các suối của xã Đú Sáng, Tú Sơn….Phần lớn các suối phía nam huyện Kim Bôi, Lạc Thủy đều đổ vào sông Bôi. Sông dài khoảng 60km chảy qua nhiều dãy núi đá vôi nên nhìn chung lòng sông không rộng lắm, lưu lượng nước rất lớn, thấp nhất là 20m3/giây. Căn cứ vào hệ thống đường phân thủy thì Khu bảo tồn là lưu vực của suối Thượng Tiến là một suối lớn trong nhánh thượng lưu đổ vào sông Bôi.
- 16 2.1.5. Tài nguyên rừng a. Hệ thực vật Theo Luận chứng Kinh tế - Kỹ thuật Khu BTTN Thượng Tiến năm 1995 và báo cáo chuyên đề hệ thực vật rừng Khu BTTN Thượng Tiến năm 1995 của Đoàn Điều tra qui hoạch rừng Tỉnh Hoà Bình, tổng số loài thực vật bậc cao có mạch là 311 loài, thuộc 255 chi, 88 họ của 3 ngành thực vật. Thảm thực vật Khu BTTN Thượng Tiến thuộc kiểu rừng cây lá rộng, thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và có thể chia thành các kiểu phụ [9]: - Kiểu phụ rừng cây lá rộng, thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi cao: Diện tích 2.960ha, tập trung chủ yếu trong xã Quí Hoà và phân bố tập trung hai bên sườn dông của dải Cốt Ca, độ cao 700 - 1.000m. Thực vật sinh trưởng phát triển tốt, trữ lượng cao. Rừng kết cấu 2 đến 3 tầng, tầng trên gồm các cây gỗ lớn như chò chỉ, trám, trâm, sến, các loài cây thuộc họ sồi giẻ (Fagaceae)… - Kiểu phụ rừng cây lá rộng, thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi thấp: Diện tích 1.266ha, tập trung trong xã Thượng Tiến và Kim Tiến phân bố ở độ cao dưới 700m. Chủ yếu là núi đất, tầng dày, thực vật sinh trưởng phát triển tốt. Rừng đã bị tác động ở nhiều mức độ khác nhau. Rừng ở độ cao dưới 400m bị tác động mạnh, kết cấu rừng nhiều nơi bị phá vỡ chỉ còn lại trạng thái rừng nghèo kiệt, với các loài cây gỗ kém chất lượng. Tầng trên còn lại các loại cây cong keo sâu bệnh, tầng dưới tán chủ yếu là ngát, ràng ràng, kháo, bứa và một số cây gỗ nhỏ ưa sáng mọc nhanh, kém giá trị kinh tế nhưng khả năng phục hồi tốt. Một số nơi, ở độ cao 500 - 600m, do địa hình bị chia cắt, đi lại khó khăn, xa khu dân cư nên rừng ít bị tác động và hiện trữ lượng và giá trị còn tương đối cao (chủ yếu là rừng trung bình), tầng trên có một số loại như chò chỉ, giổi, de… Tầng dưới gồm những loài cây chịu bóng như trâm, vàng anh,… sinh trưởng và phát triển tốt.
- 17 - Kiểu phụ rừng trên núi đá vôi: Diện tích 31ha, rừng ít bị tác động. Rừng gồm hai tầng, tầng trên chủ yếu là các loài sến, nghiến, tầng dưới là các loài ôrô, mạy tèo, hoắc quang, thành ngạnh… - Kiểu phụ thứ sinh gỗ pha tre nứa: Kiểu rừng này thường xuất hiện sau khai thác hoặc bị lửa rừng ở các sườn thấp, đất khô, tầng mỏng và dễ bị xói mòn, song đã có thời gian phục hồi. Rừng có một tầng chủ yếu là nứa xen kẽ với những loài cây ưa sáng mọc nhanh như giẻ, thừng mực, mần tang, ba soi, thôi ba… Một số loài cây có giá trị kinh tế như giổi, lim tái sinh chồi mạnh nhưng luôn bị khai thác. - Rừng trồng: Chủ yếu là Bương (Sinocalamus flagellifera), Luồng (Dedrocanamus) trồng xen với Lát hoa (Chukrasia tabularis), Sấu (Dracontomelon duperreanum), Trám trắng (Canarium album) được trồng từ năm 1996 theo chương trình 327 và dự án 661. b. Hệ động vật Khu BTTN Thượng Tiến 280 loài động vật có xương sống, thuộc 86 họ và 25 bộ. Trong đó, lớp ếch nhái có 28 loài, thuộc 5 họ, 1 bộ 8]. Do đặc điểm vị trí Khu BTTN Thượng Tiến nằm ở trung tâm của tỉnh Hòa Bình, hai bên sườn của dải Cốt Ca, địa hình ít hiểm trở, xung quanh khu bảo tồn là khu dân cư, nên một số người dân trong các bản lân cận vẫn thường xuyên lén lút vào rừng săn bắt động vật và khai thác gỗ củi. Vì vậy cần có biện pháp tích cực bảo vệ tài nguyên rừng Khu BTTN Thượng Tiến. 2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 2.2.1. Tình hình dân cư - Dân số: Khu BTTN Thượng Tiến nằm trên địa giới hành chính của 3 xã thuộc 2 huyện (Kim Bôi và Lạc Sơn). Dân số của khu vực 2.148 hộ, 10.641 nhân khẩu, trong đó nhân khẩu nông nghiệp 9.914 người (chiếm 93,2%), nhân khẩu phi nông nghiệp 727 người (chủ yếu là giáo viên, nhân viên y tế) chiếm 6,8%.
- 18 - Dân tộc: Trong khu vực có 2 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Mường chiếm 97,07%, dân tộc Kinh chiếm 2,93%. - Lao động: Tổng số 4.535 lao động, chủ yếu là lao động nông nghiệp chiếm 91,07%, lao động các ngành nghề khác chiếm 8,93%. 2.2.2. Tình hình sản xuất và đời sống - Sản xuất nông nghiệp: Ngành sản xuất chính là sản xuất nông nghiệp và là nguồn thu nhập chính của người dân, bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm. + Trồng trọt: Cây trồng chủ yếu là cây lương thực, cây màu các loại và một số ít cây ăn quả dài ngày. Tổng diện tích đất ruộng của 3 xã là 537ha, năng xuất bình quân 52,5tạ/ha, sản lượng lúa hàng năm đạt 3.042tấn/năm, bình quân 285kg/người/năm, mới chỉ đáp ứng được 90% nhu cầu lương thực của nhân dân. + Chăn nuôi: Phát triển quy mô hộ gia đình. Tổng đàn trâu là 215 con, đàn lợn 1.784 con (xuất chuồng 107tấn/năm), đàn gia cầm 8.000 con. Đàn gia súc, gia cầm có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế hộ gia đình, chủ yếu cung cấp sức kéo cho sản xuất nông lâm nghiệp, cung cấp thực phẩm cho thị trường, tăng cường thu nhập cho nhân dân. Phương thức chăn nuôi ở đây vẫn dựa vào tập quán thả rông, hình thức nuôi nhốt chuồng chưa phổ biến. Hình thức chăn nuôi thả này đã và đang ảnh hưởng lớn đến quá trình tái sinh rừng. Cũng do điều kiện kinh tế khó khăn nên hình thức chăn nuôi lợn là nấu cám trộn rau rừng, gà vịt thả rông nên vật nuôi sinh trưởng chậm. Do đó, thu nhập từ hoạt động này thấp. - Sản xuất lâm nghiệp: Thực hiện theo Dự án 327 và 661, trong 11 năm (1996 – 2006) BQL dự án đã tổ chức hợp đồng với nhân dân 3 xã thực hiện dự án phát triển sản xuất lâm nghiêp trong Khu BTTN, cụ thể:
- 19 + Bảo vệ rừng: 4.222,34ha; trong đó bảo vệ rừng tự nhiên: 3.853,6ha, bảo vệ rừng trồng 368,74ha. + Khoanh nuôi tái sinh mức độ thấp: 557,2ha + Khoang nuôi tái sinh mức độ cao: 182,5ha + Trồng rừng mới: 474,18ha + Trồng cây vườn thực vật: 15.592ha - Các ngành nghề phụ kém phát triển, thu nhập không đáng kể. - Thu nhập: GDP bình quân đầu người 1.366.000đ/người/năm, số hộ nghèo còn 356 hộ, chiếm 17% tổng số hộ trong Khu bảo tồn. 2.2.3. Trình độ dân trí Vì đời sống còn khó khăn lại xa trung tâm huyện nên phần lớn học sinh chỉ học hết phổ thông cơ sở, rất ít học hết phổ thông trung học. Trong 3 xã chỉ có 406 người (chiếm 3,8% dân số) học hết phổ thông trung học, 28 cán bộ trung cấp, cao đẳng làm việc tại UBND xã và các hợp tác xã. Giao lưu văn hóa xã hội trong và ngoài xã kém phát triển nên trình độ dân trí còn thấp. Tính riêng xã Thượng Tiến (xã chủ yếu của Khu BTTN) có 1 trạm y tế, 1 bưu điện, 1 trường dành cho trung học cơ sở và tiểu học. Đặc biệt còn một số thôn chưa có điện lưới quốc gia và đời sống còn rất khó khăn (xóm Khú, xã Thượng Tiến) [37]. Nhìn chung, khu vực có địa hình phức tạp, khó khăn cho việc phát triển kinh tế của địa phương. Đời sống kinh tế còn nghèo nàn, trình độ dân trí thấp là những thách thức cho quản lý, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy, cần có những nghiên cứu đầy đủ hơn về tài nguyên và điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực nhằm tạo dựng cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp bảo tồn có hiệu quả.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 301 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 322 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn