intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu kỹ thuật trồng cây Găng néo (Manilkara hexandra Dula.) phục vụ công tác bảo tồn tại VQG Côn Đảo

Chia sẻ: Tri Tâm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:84

40
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu đặc điểm sinh thái của cây Găng néo trong giai đoạn đầu, có cơ sở tìm ra biện pháp trồng, chăm sóc hợp lý cho cây con đạt năng suất chất lượng cao, đồng thời phục vụ trồng rừng có quy mô lớn nhằm mục đích bảo tồn và phát triển các loài cây bản địa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu kỹ thuật trồng cây Găng néo (Manilkara hexandra Dula.) phục vụ công tác bảo tồn tại VQG Côn Đảo

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP PHẠM THÀNH ĐÚNG NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT TRỒNG CÂY GĂNG NÉO (Manilkara hexandra Dula) PHỤC VỤ CÔNG TÁC BẢO TỒN TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÔN ĐẢO LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Đồng Nai, 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP PHẠM THÀNH ĐÚNG NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT TRỒNG CÂY GĂNG NÉO (Manilkara hexandra Dula) PHỤC VỤ CÔNG TÁC BẢO TỒN TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÔN ĐẢO CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC MÃ SỐ: 60.62.02.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ LÂM HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS. BÙI THẾ ĐỒI Đồng Nai, 2016
  3. i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn này, tôi xin chân thành bài tỏ lòng biết ơn đến gia đình Vợ và 2 con tôi luôn ủng hộ, động viên trong suốt thời gian tham gia khóa học tập lớp đào tạo thạc sỹ lâm học của Trường Đại học Lâm nghiệp. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo, PGS. TS. Bùi Thế Đồi, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, dìu dắt và giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này. Tôi xin cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Khoa Đào tạo Sau đại học - Trường Đạo học Lâm nghiệp; Ban Giám đốc, Ban Khoa học – Công nghệ, Cơ sở 2 trường Đại học Lâm nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về thời gian cũng như trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn này; Quý thầy, cô đã giảng dạy tôi trong suốt quá trình học tập tại Cơ sở 2 - Trường Đại học Lâm nghiệp. Ban lãnh đạo Hạt Kiểm lâm VQG Côn Đảo cùng các Trạm Kiểm lâm khu vực núi Con Ngựa, hòn Bảy Cạnh và Hòn Bà và các trạm Kiểm lâm tại các địa điểm khảo sát phân bố Găng néo và thu thập hạt giống Găng néo đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt việc thu thập số liệu ngoài hiện trường. Chân thành cảm ơn các đồng nghiệp tại cơ quan VQG Côn Đảo đã cùng nghiên cứu, hợp tác và giúp đỡ tôi trong nghiên cứu, thể hiện trong quá trình trình thu thập số liệu và hoàn thành báo cáo luận văn này. Cảm ơn Toàn thể học viên lớp Cao học Khóa 21-LH, các bạn bè thân thiết, các đồng nghiệp tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và trường Đại học Nông Lâm TP.HCM đã luôn ủng hộ và quan tâm đến tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu và hoàn thành Luận văn này. Xin chân thành cảm ơn !
  4. ii DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT C1,3 Chu vi thân cây tại vị trí 1,3 m D1,3 Đường kính thân cây tại vị trí 1,3 m Dcr Đường kính thân cây tại vị trí cổ rễ Hdc Chiều cao khúc thân dưới cành Hvn Chiều cao vút ngọn Dtrt Độ tròn của thân Dtt Độ thẳng thân cây Msb Mức độ sâu bệnh N Tổng số cây NGăng néo Tổng số cây Găng néo N% Số cây theo phần trăm DTTN Diện tích tự nhiên KBTTN Khu Bảo tồn thiên nhiên GPS Hệ thống định vị toàn cầu NT Nghiệm thức (thí nghiệm) OTC Ô tiêu chuẩn (điều tra) RCBD Kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên VQG Vườn Quốc gia
  5. iii MỤC LỤC Lời cảm ơn ................................................................................................................ i Danh sách chữ viết tắt ............................................................................................. ii Mục lục .................................................................................................................... iii Danh sách các bảng .................................................................................................. v Danh sách hình ......................................................................................................... vii ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1 2. Mục tiêu của đề tài .......................................................................................... 2 3. Ý nghĩa của đề tài............................................................................................ 2 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................ 1 1.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới sinh trưởng cây con giai đoạn vườn ươm ......... 3 1.2. Những loài cây bản địa chủ yếu được gây trồng ......................................... 3 1.3. Những nghiên cứu liên quan về gieo ươm và trồng rừng tại nước ta .......... 5 1.4. Thảo luận chung về một số kết quả nghiên cứu ............................................ 7 Chƣơng 2 MỤC TIÊU N I DUNG V PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 10 2.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................... 10 2.2. Ý nghĩa của nghiên cứu ............................................................................... 10 2.3. Đối tượng và giới hạn của đề tài ................................................................. 10 2.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 11 2.5. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 12 2.5.1. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 12 2.5.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 12 2.5.2.1. Xác định phân bố loài Găng néo trong rừng tự nhiên.......................... 12 2.5.2.2. Chọn cây mẹ lấy hạt giống ................................................................... 14 2.5.2.3. Bố trí thí nghiệm gieo ươm ................................................................... 16 2.5.2.4. Bố trí thí nghiệm trồng rừng.........................................................19 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU V THẢO LUẬN ................................. 22 3.1. Đặc điểm lâm học của lâm phần và kết quả chọn cây mẹ Găng néo tại rừng tự nhiên ở VQG Côn Đảo ................................................................................. 22
  6. iv 3.1.1. Đặc điểm tổ thành loài ............................................................................. 22 3.1.2. Một số đặc điểm sinh trưởng của lâm phần ............................................ 25 3.1.2.1. Đặc điểm sinh trưởng theo từng khu vực .............................................. 25 3.1.2.2. Đặc điểm sinh trưởng theo trạng thái rừng .......................................... 28 3.1.3. Đặc điểm cấu trúc số cây ......................................................................... 30 3.1.4. Kết quả tuyển chọn cây mẹ Găng néo ..................................................... 33 3.1.5. Thông tin về cây mẹ Găng néo tại các địa điểm ...................................... 36 3.2. Ảnh hưởng của nhân tố sinh thái tới khả năng nảy mầm của hạt và sinh trưởng của cây con giai đoạn vườn ươm ........................................................... 39 3.2.1. Ảnh hưởng của cách bảo quản tới khả năng nảy mầm ............................ 39 3.2.2. Ảnh hưởng của chế độ che sáng trong giai đoạn vườn ươm ................... 41 3.2.3 Sinh trưởng số lá của cây con qua các tháng ........................................... 45 3.2.2.4. Thảo luận chung .................................................................................. 47 3.2.3. Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu trong giai đoạn vườn ươm ................. 49 3.2.3.1. Sinh trưởng đường kính cổ rễ (D0, mm) qua các tháng ....................... 49 3.2.3.2. Sinh trưởng chiều cao vút ngọn (Hvn, cm) qua các tháng..................... 50 3.2.3.3. Sinh trưởng số lá của cây con Găng néo qua các tháng ...................... 52 3.2.3.4. Thảo luận ............................................................................................. 55 3.3. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tới tỷ lệ cây sống và sinh trưởng cây con giai đoạn trồng rừng ............................................................................. 56 3.3.1. Ảnh hưởng của công thức trồng tới tỷ lệ sống của cây trồng .................. 56 3.3.2. Ảnh hưởng của công thức trồng đến sinh trưởng của cây con ................ 61 3.3.3. Ảnh hưởng của công thức trồng đến chất lượng sinh trưởng cây con ..... 66 Chƣơng 4 KẾT LUẬN V KIẾN NGHỊ ............................................................. 70 41. kết luận ......................................................................................................... 71 4.2. Kiến nghị ..................................................................................................... 73 Tài liệu tham khảo .................................................................................................. 74 Phụ lục ..................................................................................................................... 76
  7. v DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng ......................................................................................................................... trang Bảng 3.1a Tổ thành của nhóm loài cây ưu thế tại tiểu khu Bảy Cạnh .................... 23 Bảng 3.1b Tổ thành của nhóm loài cây ưu thế tại tiểu khu Hòn Bà ....................... 24 Bảng 3.1c Tổ thành của nhóm loài cây ưu thế tại tiểu khu 55B ............................. 24 Bảng 3.2a Đặc điểm của các lâm phần rừng theo địa điểm nghiên cứu ................. 26 Bảng 3.2b Đặc điểm của quần thể Găng néo theo địa điểm nghiên cứu ................ 26 Bảng 3.3a Đặc điểm của các lâm phầnphân theo trạng thái rừng ........................... 29 Bảng 3.3b Đặc điểm của quần thể Găng néo phân theo trạng thái rừng ................ 29 Bảng 3.5. So sánh một số giá trị mẫu của lâm phần giữa hai khu vực ................... 33 Bảng 3.6. Thông tin về cây mẹ Găng néo qua điều tra tại các địa điểm ................. 34 Bảng 3.7. Giá trị trung bình các chỉ tiêu đo đếm từ 52 cây Găng néo .................... 34 Bảng 3.8a Thông tin cây mẹ Găng néo qua tuyển chọn tại các địa điểm ............... 35 Bảng 3.8b Thông tin cây mẹ Găng néo qua tuyển chọn tại các địa điểm ............... 36 Bảng 3.9. Kết quả về tỷ lệ nảy mầm ở các cách bảo quản khác nhau ..................... 39 Bảng 3.10a Kết quả ANOVA và trắc nghiệm Duncan TL (theo nghiệm thức) ...... 40 Bảng 3.10b Kết quả ANOVA và trắc nghiệm Duncan TL (theothời gian) ............. 40 Bảng 3.11a Kết quả ANOVA và trắc nghiệm Duncan Dcr (theo nghiệm thức) ...... 41 Bảng 3.11b Kết quả ANOVA và trắc nghiệm Duncan Dcr (theothời gian) ............. 42 Bảng 3.12a Kết quả ANOVA và trắc nghiệm Duncan Hvn (theo nghiệm thức) ...... 44 Bảng 3.12b Kết quả ANOVA và trắc nghiệm Duncan Hvn (theothời gian) ............ 44 Bảng 3.13a Kết quả ANOVA và trắc nghiệm Duncan SL (theo nghiệm thức) ...... 46 Bảng 3.13b Kết quả ANOVA và trắc nghiệm Duncan SL (theothời gian) ............. 46 Bảng 3.14a Kết quả ANOVA và trắc nghiệm Duncan Dcr (theo nghiệm thức) ...... 49 Bảng 3.14b Kết quả ANOVA và trắc nghiệm Duncan Dcr (theothời gian) ............. 49 Bảng 3.15a Kết quả ANOVA và trắc nghiệm Duncan Hvn (theo nghiệm thức) ...... 51 Bảng 3.15b Kết quả ANOVA và trắc nghiệm Duncan Hvn (theothời gian) ............ 51 Bảng 3.16a Kết quả ANOVA và trắc nghiệm Duncan SL (theo nghiệm thức) ...... 54 Bảng 3.16b Kết quả ANOVA và trắc nghiệm Duncan SL (theothời gian) ............. 54
  8. vi Bảng 3.17. Kết quả về tỷ lệ cây sống ở các nghiệm thức trồng khác nhau ............. 57 Bảng 3.18. Kết quả ANOVA và trắc nghiệm LSD đếnTL (theo nghiệm thức) ...... 58 Bảng 3.19. Kết quả về tỷ lệ cây sống ở các nghiệm thức trồng khác nhau ............. 59 Bảng 3.20. Kết quả ANOVA và trắc nghiệm LSD đếnTL (theo nghiệm thức) ...... 60 Bảng 3.21. Kết quả tính toán đặc trưng sinh trưởng của D0 và H sau 2 tháng ....... 61 Bảng 3.22a Kết quả ANOVA và trắc nghiệm LSD với Dk (theo nghiệm thức) ..... 62 Bảng 3.22b Kết quả ANOVA và trắc nghiệm LSD với Hvn (theo nghiệm thức) .... 62 Bảng 3.23. Kết quả tính toán đặc trưng sinh trưởng của D0 và H sau 2 tháng ....... 63 Bảng 3.24a Kết quả ANOVA và trắc nghiệm LSD với Dk (theo nghiệm thức) ..... 64 Bảng 3.24b Kết quả ANOVA và trắc nghiệm LSD với Hvn (theo nghiệm thức) .... 65 Bảng 3.25. Kết quả về tỷ lệ cây sống ở các nghiệm thức trồng khác nhau ............. 66 Bảng 3.26. Kết quả ANOVA và trắc nghiệm LSD đến CLct (theo nghiệm thức) .. 67 Bảng 3.27. Kết quả về tỷ lệ cây sống ở các nghiệm thức trồng khác nhau ............. 68 Bảng 3.28. Kết quả ANOVA và trắc nghiệm LSD đến CLct (theo nghiệm thức) .. 69
  9. vii DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình........................................................................................................................ trang Hình 3.1 Giá trị quan trọng của 3 loài cây ưu thế nhất tại các địa điểm ................. 25 Hình 3.2a Các chỉ tiêu đo của rừng và quần thể Găng néo ở Bảy Cạnh ................ 26 Hình 3.2b Các chỉ tiêu đo của rừng và quần thể Găng néo ở Hòn Bà..................... 27 Hình 3.2c Các chỉ tiêu đo của rừng và quần thể Găng néo ở TK55B .................... 27 Hình 3.3 So sánh các chỉ tiêu đo giữa trạng thái IIA-IIB và IIIA1 ......................... 29 Hình 3.4a Biểu đồ phân bố số cây theo D và H tại hòn Bảy Cạnh ......................... 30 Hình 3.4b Biểu đồ phân bố số cây theo D và H tại địa điểm Hòn Bà .................... 31 Hình 3.5 Biểu đồ phân bố số cây theo D và H giữa hai trạng thái rừng .................. 32 Hình 3.6 Biểu đồ phân bố số cây theo D, H của 52cây mẹ Găng néo .................... 39 Hình 3.7 Kết quả tỷ lệ nảy mầm hạt ở các cách bảo quản khác nhau ..................... 40 Hình 3.8 Diễn biến sinh trưởng D cổ rể qua các tháng thí nghiệm ......................... 43 Hình 3.9 Diễn biến sinh trưởng chiều cao qua các tháng thí nghiệm ...................... 45 Hình 3.10 Diễn biến sinh trưởng số lá cây qua các tháng thí nghiệm ..................... 47 Hình 3.11 Diễn biến sinh trưởng D cổ rể qua các tháng thí nghiệm ....................... 50 Hình 3.12 Diễn biến sinh trưởng chiều cao qua các tháng thí nghiệm .................... 52 Hình 3.13 Diễn biến sinh trưởng số lá qua các tháng thí nghiệm............................ 54 Hình 3.14 Tỷ lệ cây sống ở các nghiệm thức (NT) sau 2 tháng trồng ..................... 58 Hình 3.15 Tỷ lệ cây sống ở các nghiệm thức (NT) sau 8 tháng trồng ..................... 59 Hình 3.16 Sinh trưởng của D0 và Hvn cây Găng néo sau 2 tháng trồng ....................... 61 Hình 3.17 Sinh trưởng của D0 và Hvn cây Găng néo sau 8 tháng trồng ....................... 64 Hình 3.18 Tỷ lệ cây tốt (%) ở các nghiệm thức (NT) sau 2 tháng trồng ................. 67 Hình 3.19 Tỷ lệ cây tốt (%) ở các nghiệm thức (NT) sau 8 tháng trồng ................. 68
  10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, hầu hết các VQG và Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) của Việt Nam đều thực hiện nhiệm vụ bảo tồn nguồn tài nguyên động v t, thực v t hiện có. Đối với công tác bảo tồn đa dạng thực v t, các diện tích đất trống, rừng khoanh nuôi sẽ được đưa vào trồng mới và bổ trồng sung. Trước tình trạng diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, ngành lâm nghiệp nước ta cũng đã xác định các loài cây trồng rừng chủ yếu cho các vùng sinh thái, lên danh mục các loài thực v t rừng bản địa để bảo tồn nguồn gen cây rừng. Đối với rừng tự nhiên tại Vườn quốc gia (VQG) Côn Đảo, loài cây Găng néo (Manilkara hexandra Dub.) thuộc họ Sến (Sapotaceae) là cây gỗ bản địa đặc trưng, đã và đang có yêu cầu được bảo tồn và phát triển tại nơi sinh sống tự nhiên của chúng. Cây Găng néo là loài cây bản địa của vùng, được biết đến là một trong số loài cây gỗ tồn tại trên l p địa khô hạn, nghèo kiệt và khó khăn. Tuy nhiên, đây là loài cây có biên độ sinh thái đặc trưng của vùng đất cát ven biển. Tại VQG Côn Đảo, cây Găng néo phân bố rải rác trên nhiều kiểu rừng, nhưng t p trung nhiều nhất tại núi Con Ngựa, thuộc tiểu khu 55B. Cây Găng néo loài cây gỗ lớn, tán đẹp thường xanh, quả Găng néo thu hút nhiều loài chim thú rừng về ăn quả theo mùa vụ, sản phẩm gỗ Găng néo được người dân Côn Đảo sử dụng làm trang trí nội thất, đặc biệt là các mặt hàng dùng cho trang xuất mỹ nghệ như g y Đầu Rồng là sản phẩm truyền thống của người dân Côn Đảo. Hiện tại, VQG Côn Đảo đã thực hiện nhiều chương trình bảo tồn động thực v t, nhưng vẫn chưa đạt đến mức cần thiết về mức độ phong phú loài cây trồng. Với ý nghĩa thực tế đó, việc nghiên cứu kỹ thu t trồng cây Găng néo (Manilkara hexandra Dula) phục vụ công tác bảo tồn loài cây này tại VQG Côn Đảo là hết sức cần thiết, có vai trò quan trọng trong hiện tại và tương lai. Để làm được việc đó, bước đầu nhất thiết phải nghiên cứu các đặc điểm lâm học của loài cây và chọn ra được cây mẹ có đặc điểm tốt nhất để thu hái hạt, phục vụ cho công tác nhân giống
  11. 2 và trồng rừng. Việc gieo ươm thành công cây con Găng néo, quan trọng là phải có những hiểu biết đầy đủ về những nhân tố sinh thái có ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây con trong giai đoạn vườn ươm. Chất lượng cây con đem trồng rừng phụ thuộc vào chất lượng hạt giống và kỹ thu t chăm sóc cây con, trong đó chế độ che sáng và bón phân là một trong những nhân tố quyết định. Tuy v y, hiện nay chưa có tài liệu nghiên cứu một cách bài bản về nhân giống và gây trồng loài cây Găng néo. Vì v y, việc thực hiện đề tài: Nghiên cứu kỹ thuật trồng cây Găng néo (Manilkara hexandra Dula.) phục vụ công tác bảo tồn tại VQG Côn Đảo” là cần thiết. Đây là một trong những tiếp c n nghiên cứu góp phần thiết thực vào việc bổ sung và cung cấp những thông tin mới về đặc điểm phân bố, hạt giống, đặc điểm v t h u, tái sinh tự nhiên về loài cây Găng néo. 2. Mục đích đề tài Đề tài Nghiên cứu kỹ thu t trồng cây Găng néo (Manilkara hexandra Dula.) Tìm hiểu đặc điểm sinh thái của cây Găng néo trong giai đoạn đầu, có cơ sở tìm ra biện pháp trồng, chăm sóc hợp lý cho cây con đạt năng suất chất lượng cao, đồng thời phục vụ trồng rừng có quy mô lớn nhằm mục đích bảo tồn và phát triển các loài cây bản địa. 3. Ý nghĩa của đề tài Chọn được loài cây trồng có biên độ sinh thái đặc trưng của vùng đất ven biển, làm tài liệu phục vụ nghiên cứu chi tiết về đặc điểm giống trồng rừng cho lòai cây này ở phạm vi địa phương cũng như tầm quốc gia. Tìm hiểu đặc điểm sinh thái của cây Găng néo trong giai đoạn đầu để có cơ sở tìm ra biện pháp trồng, chăm sóc hợp lý cho cây con nhằm đạt năng suất và chất lượng cao.
  12. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Các nhân tố ảnh hƣởng tới sinh trƣởng cây con giai đoạn vƣờn ƣơm Trong vườn ươm, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây con như: nguồn gốc cây con, chế độ tưới nước, giá thể, ánh sáng, các loại bệnh hại và cỏ dại…Các yếu tố này tác động lên sinh trưởng của cây theo nhiều chiều hướng khác nhau và cường độ khác nhau. Theo mục tiêu đề tài, phần trình bày t p trung vào ảnh hưởng của ánh sáng và chất dinh dưỡng tới sinh trưởng của cây con. Ánh sáng là một nhân tố rất quan trọng quyết định quá trình sinh trưởng của cây. Thực v t luôn cần ánh sáng để quang hợp, từ đó tạo ra các chất hữu cơ nuôi sống cây. Tuy nhiên, do bản chất của từng loài mà mỗi loài cây cần số lượng và cường độ chiếu sáng khác nhau. Ngay trong cùng một loài, ở các giai đoạn phát triển cũng cần lượng ánh sáng không giống nhau. Cây Găng néo cũng như đa số loài cây khác, khi còn trong giai đoạn nhỏ tuổi thì lượng ánh sáng có thể chỉ cần ở mức độ nhẹ. Thí nghiệm che sáng với cây con là để giải đáp vấn đề này. Phân bón là các chất hữu cơ hoặc vô cơ chứa các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, được bón trực tiếp vào đất hoặc hoà lẫn vào nướcrồi phun (bón trực tiếp). Phân bón cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống của thực v t nói chung và cây Găng néo nói riêng. Nó không những có tác dụng làm cho cây sinh trưởng nhanh mà còn là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển cơ thể thực v t. Việc kết hợp cân đối các nguồn phân, khả năng cung cấp của đất, giống cây trồng, điều kiện thời tiết thích hợp sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững. Do đó, phân bón là một thành phần không thể thiếu trong ruột bầu, nguồn cung cấp dinh dưỡng gần như là duy nhất cho cây con trong bầu.
  13. 4 Về lý thuyết, dinh dưỡng đối với thực v t là rất cần thiết giúp cây sinh trưởng phát triển mạnh. Đặc biệt trong giai đoạn vườn ươm, phân hữu cơ, đạm (N), lân (P), kali (K) là những chất tối ưu cần thiết nhất cho cây. Cây trồng cần cung cấp các chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, lượng dinh dưỡng trong đất có thể không đủ cung cấp cho cây trồng, do đó phải bón phân bổ sung. Vì thế, đóng ruột bầu sao cho có thể cung cấp được chất dinh duỡng cũng là vấn đề nghiên cứu với từng loài cây trồng cụ thể, nhất là trong giai đoạn vườn ươm. 1.2. Những loài cây bản địa chủ yếu đƣợc gây trồng Ở nước ta, từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về trồng rừng cây gỗ bản địa. Nhìn chung, khi nghiên cứu trồng rừng cây gỗ, một mặt các nhà nghiên cứu hướng vào xác định những nhân tố sinh thái có ảnh hưởng quyết định đến sinh trưởng của cây con. Những nhân tố được quan tâm nhiều là m t độ trồng, địa hình, loại đất, nguồn nước và bón phân (nếu có). Mặt khác, nhiều nghiên cứu còn hướng vào việc làm rõ tiêu chuẩn cây con đem trồng.Trong số những loài cây bản địa đã và đang được gây trồng ở Việt Nam có một số loài đáng chú ý như sau: Tại các tỉnh phía B c, những loài cây trồng rừng phổ biến và có lịch sử khá dài là các loài Bồ đề (Styrax tonkinesis), Mỡ (Manglietia glauca), Thông nhựa (Pinus merkusii), Quế (Cinnamomum cassia), Hồi (Illicium verum), Trẩu (Vernicia montana; V. fordii) và gần đây là các loài át hoa (Chukrasia tabularis), Sau sau (Liquidamba formosana), Trám tr ng (Canarium alba), Trám đen (C.nigrum),... - Tại một số tỉnh miền Trung, t p đoàn cây trồng đơn giản hơn, chủ yếu là các loài có khả năng cho gỗ lớn như Hu nh (Tarrietia javannica), Giổi (Michelia mediocris; M. tonkinensis). Hiện tại, một số loài mới như Giáng hương (Pterocarpus pendatus), Gõ (Afzelia xylocarpa), Cẩm lai (Dalbergia bariensis), Sao đen (Hopea odorata), Sến trung (Homalium hainannensis), Gió bầu (Aquilaria crassna)... cũng đã được đưa vào trồng ở vùng này. Vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, rừng trồng mới chỉ được chú ý trong vài th p k gần đây. Một số loài chủ yếu được trồng rừng là các loài thuộc cây họ
  14. 5 Dầu (Dipterocarpaceae), Thông ba lá (Pinuskeisya), Bời lời đỏ (Litsea glutinosa), Gió bầu (Aquilaria crassna ) và một vài loài cho gỗ quí khác... Những kết quả trên đã cho thấy, cây Găng néo không có trong danh sách cây trồng chính, cũng không phải là loài bản địa được gây trồng một cách phổ biến. 1.3. Những nghiên cứu liên quan về gieo ƣơm và trồng rừng tại nƣớc ta Ở Việt Nam, từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về gieo ươm cây gỗ. Nhìn chung, khi nghiên cứu gieo ươm cây gỗ, một mặt các nhà nghiên cứu hướng vào xác định những nhân tố sinh thái có ảnh hưởng quyết định đến sinh trưởng của cây con. Những nhân tố được quan tâm nhiều là ánh sáng, đất, hỗn hợp ruột bầu, chế độ nước và kích thước bầu. Mặt khác, nhiều nghiên cứu còn hướng vào việc làm rõ tiêu chuẩn cây con đem trồng. Năm 2000, Hoàng Công Đãng trong lu n văn tiến sỹ đã đề c p đến ảnh hưỏng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng và sinh khối của loài cây bần chua, trong đó tác giả đã nghiên cứu tác động riêng lẽ của từng loại phân NPK đến sinh trưởng và chất lượng cây con bần chua… Những nghiên cứu về ảnh hưởng kích thước bầu đến sinh trưởng của cây gỗ non cũng được nhiều tác giả quan tâm. Theo Nguyễn Tuấn Bình (2002), kích thước bầu thích hợp cho gieo ươm Dầu song nàng là 20 x 30 cm, đục 8 -10 lỗ. Để thăm dò phản ứng của cây con Thúi Đồng Nai với phân bón, Nguyễn Xuân Hợi (2005) đã bón lót super lân, NPK, với t lệ từ 0- 3% so với trọng lượng ruột bầu. Đối với phân hữu cơ, các tác giả thường sử dụng phân chuồng hoai (phân trâu, phân bò và phân heo) với liều lượng từ 0 – 25% so với trọng lượng bầu. Một số nghiên cứu cũng hướng vào xem xét phản ứng của cây gỗ non với nước. Từ kết quả nghiên cứu của những đề tài trước đây cho thấy đối với từng loài, từng giai đoạn phát triển khác nhau thì yêu cầu về phân bón cũng khác nhau. Các tác giả đã xác định chính xác định lượng phân bón phù hợp để cây con của các loài cây đó sinh trưởng nhanh, chất lượng tốt. Hiện nay, đề tài nghiên cứu về cây Găng néo ở trong nước còn rất nhiều hạn chế, gần như chưa tìm thấy những kết quả nghiên cứu nào loài cây này.
  15. 6 M t độ trồng là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng của rừng. Để t n dụng tối đa không gian dinh dưỡng thì việc xác định m t độ trồng rừng ban đầu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm làm giảm chi phí và nâng cao năng suất rừng trồng như mong muốn. M t độ trồng rừng của mỗi loài cây trên mỗi loại l p địa với mục đích kinh doanh khác nhau là không giống nhau. Để làm rõ vấn đề này, Phạm Thế Dũng và các cộng sự (2004) khi đánh giá năng suất rừng trồng Keo lai tại Đồng Phú, tỉnh Bình Phước, đã khảo sát trên 4 mô hình có m t độ trồng ban đầu khác nhau (952 cây/ha, 1.111 cây/ha, 1.428 cây/ha và 1.666 cây/ha). Kết quả cho thấy, sau 3 năm trồng cho năng suất cao nhất ở rừng có m t độ 1.666 cây/ha (21m3/ha/năm); năng suất thấp nhất ở rừng có m t độ 952 cây/ha (9,7m3/ha/năm). Tác giả đã khuyến cáo rằng đối với Keo lai ở khu vực Đông Nam bộ nên bố trí m t độ ban đầu trong khoảng 1.111 cây/ha - 1.666 cây/ha là thích hợp nhất. Tại một nghiên cứu khác của Nguyễn Huy Sơn (2006) về xác định m t độ trồng Keo lai thích hợp trên đất feralit phát triển trên phiến thạch sét ở Quảng Trị. Các thí nghiệm được bố trí với 3 nghiệm thức m t độ khác nhau (1.330 cây/ha, 1.660 cây/ha, 2.500 cây/ha). Kết quả cho thấy sau 1 năm trồng t lệ sống khá cao, đạt từ 98,15 - 100%, sau 2 năm t lệ sống ở các nghiệm thứcthí nghiệm có giảm nhưng vẫn đạt từ 91,67 - 93,52%. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng sinh trưởng tốt nhất ở nghiệm thứcm t độ 1.660 cây/ha và kém nhất ở nghiệm thứcm t độ 2.500 cây/ha. Phân bón là một trong những nhân tố quan trọng trong thâm canh rừng nhằm tăng năng suất. Trên thực tế cho thấy, bón phân nhằm bổ sung dinh dưỡng cho đất và hỗ trợ cho cây trồng sinh trưởng nhanh chóng trong giai đoạn đầu, làm tăng sức đề kháng của cây đối với các điều kiện bất lợi của môi trường. Ở các nước có nền lâm nghiệp phát triển cao đều áp dụng bón phân cho rừng trồng và đạt được chỉ số sử dụng phân bón cao, từ 40 - 50% đối với phân đạm và khoảng 30% đối với phân lân (Ngô Đình Quế và cộng sự, 2004).
  16. 7 Nguyễn Thị Hương và cộng sự (2006) đã tiến hành khảo sát đánh giá và xây dựng quy trình kỹ thu t bón phân cho trồng rừng sản xuất một số loài cây chủ yếu phục vụ chương trình 5 triệu hecta rừng. Tại các điểm khảo sát rừng trồng các loài Bạch đàn, Keo lai và Thông nhựa đều có bón phân, chủng loại phân bón phong phú, liều lượng và quy trình bón phân cũng rất khác nhau. Các văn bản hướng dẫn kỹ thu t bón phân chủ yếu t p trung cho một số loài Keo, Bạch đàn và Thông. Các tài liệu bón phân đều không nêu rõ ràng về chủng loại, tỉ lệ thành phần phân bón cũng như chưa quan tâm đến việc bón phân trên những loại đất khác nhau. 1.4. Thảo luận chung về một số kết quả nghiên cứu Để có cơ sở kỹ thu t cho việc gieo ươm và trồng rừng Găng néo, bước đầu cần có những nghiên cứu làm rõ những vấn đề sau: Về xử lý bảo quản hạt giống để nảy mầm: Về nguyên t c có nhiều kỹ thu t bảo quản hạt giống, nó phụ thuộc vào khả năng đáp ứng với trang thiết bị cho nghiên cứu. Đối với các cơ sở sản xuất, việc ứng dụng kỹ thu t bảo quản đặt nặng vào vấn đề thực tiễn, không chỉ có ý nghĩa hạ giá thành sản phẩm (hạt giống), mà còn nâng cao chất lượng và sản lượng cây con từ hạt bảo quản. Cây Găng néo là cây gỗ nhỡ, quả to 1,5 cm, nạc màu vàng và ăn được, có 1-2 hạt. Vì thế, trong rừng tự nhiên thường không còn hạt sau mùa ra quả. Do đó, bảo quản hạt để gieo ươm cây con Găng néo cũng là vấn đề đáng quan tâm. Về chế độ che sáng và hỗn hợp ruột bầu: phân NPK có ý nghĩa rất lớn trong trồng trọt, giúp cây tăng trưởng, phát triển và cứng cáp, nhưng nếu quá lạm dụng nó có thể gây hại đến cây. Tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc tính sinh thái của mỗi loài cây cũng như tùy từng giai đoạn sinh trưởng mà có những t lệ che sáng và t lệ phân bón trong hỗn hợp ruột bầu khác nhau. Trong nghiên cứu này sẽ đặt một vài nghiệm thức xử lý sao cho dễ áp dụng với cơ sở sản xuất sau này. Các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá kết quả gieo ươm là vấn đề cần quan tâm. Khi đánh giá cây con trong giai đoạn vườn ươm, hầu hết các tác giả đã căn cứ vào t lệ sống sót, độ lớn thân cây (đường kính và chiều cao), sự phát triển của hệ rễ và tình trạng tán lá…Việc lựa chọn các chỉ tiêu như v y sẽ phù hợp để đánh giá tình
  17. 8 hình sinh trưởng, phát triển của cây trong giai đoạn vườn ươm. Trong chuyên đề này sẽ xác định 3 chỉ tiêu dễ đo và thu n tiện để đánh giá là: đường kính cổ rễ (mm), chiều cao thân cây (cm) và số lượng lá (lá). Để có cơ sở kỹ thu t cho việc trồng rừng Găng néo, trong giới hạn cho phép của chuyên đề này, có một vài diễn giải làm rõ thêm những vấn đề sau: Do giới hạn thời gian không thể kéo dài thêm nữa, cho nên việc đánh giá kết quả sau trồng khoảng 2, 3 tháng là điều khó khăn đối với thử nghiệm này. Thứ nhất, cây Găng néo là cây bản địa của khu vực Côn Đảo, thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên của vùng, nhưng khả năng thích nghi của cây con chưa được biết đến, vì thế sự tồn tại của cây con khi chuyển từ điều kiện vườn ươm ra điều kiện sống nơi trồng sẽ là một thử thách mới. Thứ hai, thời gian trồng và sau trồng 2, 3 tháng là mùa mưa, sự tồn tại của cây trồng ch c ch n phải được kiểm tra sau ít nhất một mùa khô. Do v y, kết quả thích nghi trong báo cáo này chỉ phản ánh khả năng thích ứng tại thời điểm đo đếm, chưa thể ch c ch n sau 1 đến 2 năm trồng để quyết định khả năng thành rừng của vấn đề trồng rừng t p trung với cây Găng néo. Theo đề cương của đề tài, kỹ thu t trồng bằng cây con từ vườn ươm được lựa chọn, trồng trên đất rừng tự nhiên, khác biệt về nghiệm thức được xác định chỉ cho công thức trồng. Căn cứ vào mục tiêu ấy, chuyên đề cụ thể hoá công thức trồng gồm hai yếu tố cụ thể là m t độ trồng và kiểu bố trí cây trồng. M t độ trồng liên quan đến cự ly hàng và cự ly cây (đơn vị: m), còn kiểu bố trí là s p xếp cây trồng theo hàng thẳng hoặc chéo nhau, do đó hình thành kiểu ô vuông la tin hoặc kiểu nanh sấu. Kiểu bố trí theo ô vuông xác định cho nghiệm thức trồng với m t độ thấp, còn bố trí theo nanh sấu xác định cho nghiệm thức trồng với m t độ cây trồng cao hơn. Trên thực tế vẫn chỉ có 3 loại m t độ trồng khác nhau với 2 kiểu bố trí vị trí cây trồng. Các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá kết quả trồng rừng vẫn theo những phương pháp truyền thống thông thường, đó là t lệ cây sống, đường kính gốc (D 0), chiều cao cây (H), phẩm chất cây (a, b, c). Sử dụng phương pháp phân tích ANOVA đề so sánh giữa các công thức trồng (m t độ trồng). Việc lựa chọn các chỉ
  18. 9 tiêu như v y là phù hợp để đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển của cây con trong giai đoạn đầu của trồng rừng. Trong chuyên đề này sẽ xác định 3 chỉ tiêu dễ đo và thu n tiện để đánh giá, đó là: đường kính gốc cây (mm), chiều cao thân cây (cm) và chất lượng cây con (tốt, trung bình, xấu). Trong giai đoạn cây con (của rừng trồng), tương tự như điều kiện vườn ươm, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại và sinh trưởng của cây con như: nguồn gốc cây con, chế độ tưới nước, ánh sáng, đất đai, các loại bệnh hại và cỏ dại… Các yếu tố này tác động lên sinh trưởng của cây theo nhiều chiều hướng khác nhau và hiển thị bằng sức sống của cây con theo thời gian. Theo mục tiêu, phần đánh giá sự tồn tại của cây con sau trồng được dựa vào các chỉ tiêu có thể đo đếm được, đó là: (i) t lệ cây sống của cây sau trồng, (ii) sinh trưởng của một số chỉ tiêu như đường kính gốc cây, chiều cao cây.
  19. 10 Chƣơng 2 M C TIÊU NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Xác định một số đặc điểm lâm học của quần thể cây Găng néo và chọn cây mẹ Găng néo để cung cấp hạt giống phục vụ cho trồng rừng bảo tồn. - Xác định ảnh hưởng của một số công thức bảo quản, chế độ che sáng và hỗn hợp ruột bầu đến t lệ nảy mầm của hạt giống và sinh trưởng của cây con Găng néo trong giai đoạn vườn ươm. - Xác định được t lệ sống và khả năng sinh trưởng của một số chỉ tiêu quan trọng ở các công thức trồng rừng thử nghiệm cây Găng néo trên đất rừng tự nhiên tại VQG Côn Đảo. 2.2. Ý nghĩa của nghiên cứu - Tìm hiểu đặc điểm sinh thái của cây Găng néo trong giai đoạn đầu để có cơ sở tìm ra biện pháp trồng, chăm sóc hợp lý cho cây con nhằm đạt năng suất và chất lượng cao, đồng thời có thể trực tiếp phục vụ cho chương trình trồng rừng quy mô lớn hơn góp phần cho công tác bảo tồn và phát triển loài cây bản địa. - Đánh giá kết quả rừng trồng là đánh giá khả năng sinh trưởng của cây trồng trong điều kiện chuyển từ vươn ươm ra ngoài trời, nó phản ánh khả năng thích nghi sinh thái của cây Găng néo trong giai đoạn đầu tiên của rừng trồng, từ đó có những biện pháp chăm sóc kịp thời đối với cây con, góp phần cho công tác bảo tồn và phát triển loài cây bản địa tại khu vực nghiên cứu. 2.3. Đối tƣợng và giới hạn của đề tài Để đánh giá hiện trạng phân bố của loài cây Găng néo, đề tài thực hiện tại một số điểm chọn điển hình, nơi có loài cây Găng néo xuất hiện tại VQG Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
  20. 11 Với thí nghiệm hạt giống, đề tài thực hiện với hạt thu th p từ cây mẹ Găng néo tại VQG, sau đó lấy hạt giống gieo ươm và sử dụng các kỹ thu t chăm sóc thông thường để đánh giá khả năng sinh trưởng của cây con. Tiếp theo, v t liệu cho trồng rừng được thực hiện với những cây con Găng néo thu được từ kỹ thu t gieo ươm bằng hạt đã đủ tiêu chuẩn xuất vườn. Thời điểm xuất vườn cho trồng rừng là tháng 7 năm 2014. Nội dung nghiên cứu thí nghiệm bao gồm hai phần: (i) phần hạt giống và gieo ươm tại vườn ươm; (ii) phần sinh trưởng của cây con tại hiện trường trồng rừng. Từ các kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp thêm những hiểu biết về quá trình gieo ươm, trồng và chăm sóc cây con cây con Găng néo. 2.4. Nội dung nghiên cứu (1) Một số đặc điểm lâm học của lâm phần và kết quả chọn cây mẹ Găng néo trong rừng tự nhiên ở VQG Côn Đảo. - Đặc điểm tổ thành loài - Đặc điểm phân bố theo trạng thái - Đặc điểm cấu trúc số cây theo đường kính và chiều cao - Tiến trình thực hiện chọn cây mẹ Găng néo lấy hạt (2) Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tới khả năng nảy mầm của hạt và sinh trưởng của cây con giai đoạn vườn ươm. (3) Ảnh hưởng của 3 phương pháp bảo quản hạt giống tới khả năng nảy mầm của hạt sau bảo quản theo thời gian. (4) Ảnh hưởng của chế độ che sáng và hỗn hợp ruột bầu tới số lá trên cây và sinh trưởng đường kính, chiều cao của cây. (5) Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tới t lệ sống và khả năng sinh trưởng cây con giai đoạn rừng trồng. (6) T lệ sống của cây con ở các công thức trồng rừng khác nhau. (7) Ảnh hưởng của công thức trồng đến sinh trưởng cây con sau trồng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2