intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu, lập kế hoạch quản lý rừng theo hướng bền vững tại Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp và Dịch vụ Chúc A, tỉnh Hà Tĩnh

Chia sẻ: Tri Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:117

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho việc lập kế hoạch quản lý rừng theo hướng bền vững tại Công ty Lâm nghiệp và Dịch vụ Chúc A - Hà Tĩnh; lập kế hoạch quản lý rừng theo hướng bền vững cho Công ty trong giai đoạn 2011 - 2020.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu, lập kế hoạch quản lý rừng theo hướng bền vững tại Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp và Dịch vụ Chúc A, tỉnh Hà Tĩnh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP --------------------------------------------- DƯƠNG VĂN THẮNG NGHIÊN CỨU, LẬP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RỪNG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN LÂM NGHIỆP VÀ DỊCH VỤ CHÚC A HÀ TĨNH Chuyên ngành: QUẢN LÝ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG&MT Mã số: 60.62.62 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ SỸ VIỆT Hà Nội – 2011
  2. i LỜI CẢM ƠN Đề tài “Nghiên cứu, lâ ̣p kế hoa ̣ch quản lý rừng theo hướng bề n vững ta ̣i Công ty TNHH mô ̣t thành viên Lâm nghiêp̣ và Dich ̣ vu ̣ Chúc A, Hà Tiñ h” là công trin ̀ h nghiên cứu của bản thân tác giả. Công trin ̀ h đươ ̣c thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức khoa ho ̣c, khảo sát và nghiên cứu tình hình thực tiễn ta ̣i cơ sở. Các số liệu và những kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, lâ ̣p kế hoa ̣ch và đề xuấ t các giải pháp xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào. Nhân dip̣ này, tôi xin chân thành cảm ơn tới: Tiế n sỹ Lê Sỹ Viê ̣t, thầy giáo trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Quý thầy cô giáo Trường Đa ̣i ho ̣c Lâm nghiê ̣p Viêṭ Nam đã truyền dạy những kiến thức quý báu trong chương trình đào ta ̣o Cao học, giúp đỡ kinh nghiệm cho luận văn hoàn thành được thuận lợi. Cảm ơn tâ ̣p thể , cán bô ̣, công nhân Công ty TNHH mô ̣t thành viên Lâm nghiê ̣p và Dich ̣ vu ̣ Chúc A Hà Tiñ h, đơn vi ̣ cơ sở đã ta ̣o mo ̣i điề u kiện thuận lơ ̣i, cung cấ p các thông tin, dữ liêụ phu ̣c vu ̣ nô ̣i dung nghiên cứu. Cảm ơn các nhà khoa học, các đồ ng nghiêp̣ đã nhiê ̣t tình trao đổ i, thảo luâ ̣n, đóng góp ý kiế n quý báu cho bản luâ ̣n văn này./. Tôi xin cam đoan các số liệu thu thập, kết quả xử lý, tính toán là trung thực và được trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2011 Tác giả Dương văn Thắng
  3. ii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các từ viết tắt .................................................................................. i Danh mục các bảng ........................................................................................ iii Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1 Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................... 3 1.1. Trên thế giới.......................................................................................... 3 1.1.1. Kế hoạch quản lý rừng và vấn đề quản lý rừng bền vững ........... 7 1.1.2. Các loại chứng chỉ của FSC về QLRBV ..................................... 10 1.1.3. Các tổ chức cấp chứng chỉ rừng khác ........................................ 12 1.2. Tại việt nam ........................................................................................ 13 1.2.1. Tổ công tác quốc gia (NWG) về chứng chỉ rừng (FSC) ở Việt Nam ......................................................................................................... 15 1.2.2. Các chính sách chính liên quan QLRBV ................................... 15 1.2.3. Một số hoạt động QLRBV............................................................ 16 1.2.4. Đánh giá công tác lập kế hoạch quản lý rừng ở Việt Nam ........ 18 1.3. Thảo luận ............................................................................................ 24 Chương 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 27 2.1. Mục tiêu............................................................................................... 27 2.1.1. Mục tiêu tổng quát ....................................................................... 27 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................. 27 2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 27 2.2.1. Đánh giá điều kiê ̣n cơ bản của Công ty ...................................... 27
  4. iii 2.2.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng ................ 27 2.2.3. Đánh giá hiện trạng quản lý rừng của công ty theo tiêu chuẩn quản lý rừng theo hướng bền vững ....................................................... 27 2.2.4. Lập kế hoạch quản lý rừng theo hướng bền vững ..................... 28 2.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................... 28 2.3.1. Quan điểm, phương pháp luận ................................................... 28 2.3.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể .......................................... 29 3.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 33 3.1.1. Vị trí địa lý và diện tích ................................................................ 33 3.1.2. Địa hình, địa thế .......................................................................... 34 3.1.3. Điều kiện khí hậu, thuỷ văn ........................................................ 34 3.1.4. Đặc điểm về đất đai ...................................................................... 35 3.1.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên ........................................ 35 3.2.Điều kiện kinh tế xã hội ...................................................................... 36 3.2.1. Dân tộc, dân số và lao động ........................................................ 36 3.2.2. Tình hình xã hội ........................................................................... 37 3.2.3. Đặc điểm kinh tế ........................................................................... 37 3.2.4. Cơ sở hạ tầng ................................................................................ 38 3.2.5. Đánh giá chung về tình hình kinh tế xã hội ............................... 39 3.3. Hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng ................................................. 39 3.3.1. Hiện trạng đất đai ........................................................................ 39 3.3.2. Hiện trạng tài nguyên rừng ......................................................... 41 3.4. Quá trình hình thành và phát triển của công ty ............................. 43 3.4.1. Khái quát lịch sử hình thành Công ty ......................................... 43 3.4.2. Mô hình tổ chức Công ty ............................................................. 43 3.4.3. Lực lượng lao động ...................................................................... 45
  5. iv Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 46 4.1. Thực trạng quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ............................... 46 4.1.1. Tình hình giao rừng, giao đất lâm nghiệp .................................. 46 4.1.2. Kết quả hoạt động sản xuất lâm nghiệp...................................... 46 4.1.3. Các dự án đầ u tư về lâm nghiê ̣p .................................................. 47 4.1.4. Thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức của Công ty............ 47 4.2. Đánh giá công tác quản lý rừng theo tiêu chuẩn của FSC ............. 50 4.2.1 Đánh giá theo các tiêu chuẩn ....................................................... 50 4.2.2. Tổng hợp kết quả đánh giá .......................................................... 55 4.2.3. Xác định các khiếm khuyết và cách khắc phục .......................... 56 4.3. Một số dự bảo về nhu cầu cơ bản ..................................................... 57 4.3.1. Dự báo về dân số và lao động ...................................................... 58 4.3.2. Dự báo về yêu cầu phòng hộ bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học ......................................................................................... 59 4.3.3. Dự báo nhu cầu sử dụng đất ....................................................... 59 4.3.4 Dự báo phát triển khoa học công nghệ trong lâm nghiệp .......... 60 4.3.4. Dự báo về thị trường tiêu thụ lâm sản ........................................ 60 4.3.6. Một số dự báo khác ...................................................................... 60 4.4. Mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch quản lý rừng giai đoạn 2011-2020 .. 61 4.4.1. Các mục tiêu đến năm 2020......................................................... 61 4.4.2. Nhiệm vụ giai đoạn 2011-2020 ................................................... 65 4.5. Quy hoạch sử dụng đất đai................................................................ 66 4.5.1. Diện tích rừng vành đai phòng hộ biên giới (khu vực loại trừ chỉ thực hiện biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt) ............................................. 67 4.5.2. Diện tích rừng quy hoạch khu vực sản xuất .............................. 67 4.6. Tổ chức các đơn vị trực thuộc........................................................... 68 4.6.1. Quản lý, bảo vệ ............................................................................. 68
  6. v 4.6.2. Trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên ................. 68 4.6.3. Khai thác và chế biến lâm sản ..................................................... 69 4.7. Kế hoạch quản lý rừng Công ty giai đoạn 2011- 2020................... 69 4.7.1. Kế hoạch khai thác rừng tự nhiên ............................................. 69 4.7.2. Kế hoạch khai thác rừng trồng ................................................... 70 4.7.3 Kế hoạch bảo vệ rừng ................................................................... 71 4.7.4. Kế hoạch khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên ..................... 73 4.7.5. Kế hoạch trồng rừng .................................................................... 75 4.7.6. Kế hoạch chăm sóc rừng trồng ................................................... 76 4.7.7. Khai thác rừng nghèo chuyển sang trồng cao su, rừng nguyên liệu ........................................................................................................... 76 4.7.8. Kế hoạch sản xuất và cung ứng giống cây trồng ....................... 78 4.7.9. Kế hoạch chế biến lâm sản .......................................................... 78 4.7.10. Kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng lâm sinh .............................. 79 4.7.11. Xây dựng vườn rừng, tra ̣i rừng ................................................ 81 4.7.12. Kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ...................... 83 4.7.13. Các hoạt động hỗ trợ .................................................................. 83 4.8. Các giải pháp thực hiện ..................................................................... 85 4.8.1. Lựa chọn mô hình phục hồi rừng tự nhiên và quản lý rừng bền vững......................................................................................................... 85 4.8.2. Chọn, tạo giống cây trồng ............................................................ 85 4.8.3. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm .......................... 85 4.8.4. Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng .............................................................................. 86 4.8.5. Giải pháp về vố n ........................................................................... 86 4.8.6. Giải pháp về cơ chế chính sách ................................................... 88 4.8.7. Giải pháp đào ta ̣o và phát triể n nguồ n nhân lực ....................... 90
  7. vi 4.8.8. Giải pháp phối hợp với các ngành, các cấ p ................................ 90 4.9. Nhu cầu đầu tư, lao động và hiệu quả ............................................. 91 4.9.1. Nhu cầu đầ u tư ............................................................................ 91 4.9.2. Nhu cầ u và giải pháp lao động .................................................... 94 4.9.3. Hiê ̣u quả đầ u tư............................................................................ 95 4.10. Tổ chức thực hiện và giám sát đánh giá........................................ 97 4.10.1. Tổ chức thực hiê ̣n ..................................................................... 97 4.10.2. Giám sát, đánh giá .................................................................... 98 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................... 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CCR Chứng chỉ rừng FSC Hội đồng quản trị rừng thế giới ITTO Tổ chức gỗ quốc tế KHQLR Kế hoạch quản lý rừng KTXH Kinh tế xã hội LN Lâm nghiệp NLN Nông lâm nghiệp NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NWG Tổ Công tác Quốc gia về chứng chỉ FSC ở Việt Nam QH Quy hoạch QHLN Quy hoạch lâm nghiệp QLBV Quản lý bảo vệ QLRBV Quản lý rừng bền vững RT Rừng trồng SXKD Sản xuất kinh doanh SXLN Sản xuất lâm nghiệp TN&MT Tài nguyên và môi trường TNHH Trách nhiệm hữu hạn TNR Tài nguyên rừng UBND Uỷ ban nhân dân WTO Tổ chức thương mại thế giới PTBV Phát triển bền vững IUCN Hiệp hội baot tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên quốc tế CIFOR Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế
  9. ii ITTO Tổ chức quốc tế về gỗ nhiệt đới CITES Công ước buôn bán động vật quý hiếm CBD Công ước đa dạng sinh học QG Quốc gia LSNG Lâm sản ngoài gỗ NWG Tổ công tác quốc gia về chứng chỉ FSC ở Việt Nam TFT Quỹ rừng nhiệt đới
  10. iii DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng, Trang 3.1 Hiện trạng rừng và đất đai, tài nguyên rừng 40 4.1 Những dự báo cơ bản 58 4.2 Diện tích và tiến độ bảo vệ rừng 66 4.3 Diện tích và tiến độ khoanh nuôi tái sinh tự nhiên 73 4.4 Diện tích và tiến độ trồng rừng 74 4.5 Hiện trạng rừng và đất đai, tài nguyên rừng 76 4.6 Diện tích và tiến độ chuyển rừng sang trồng cao su, cây nguyên liệu 78 4.7 Diện tích và tiến độ xây dựng vườn rừng, trại rừng 82 4.8 Nhu cầu đầu tư theo hạng mục và tiến độ 92 4.9 Tổng hợp nguồn vốn đầu tư 93
  11. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Quá trình đổi mới doanh nghiệp lâm nghiệp đã và đang được tiến hành để thực hiện các mục tiêu chiến lược của Ngành đến năm 2020. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động kinh doanh của các Công ty Lâm nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn và thách thức. Phần lớn tài nguyên rừng của các Công ty hiện nay là rừng nghèo, khả năng khai thác rất hạn chế, hiệu quả kinh doanh thấp. Việc kinh doanh các lợi ích đa mục đích ngoài gỗ từ rừng như củi, các lâm sản ngoài gỗ, dịch vụ môi trường rừng… còn rất hạn chế do thiếu khung pháp lý và năng lực kỹ thuật. Các tiến bộ kỹ thuật được tạo ra từ các cơ quan nghiên cứu lâm nghiệp chưa được triển khai áp dụng ở các Công ty để nâng cao hiệu quả quản lý, kinh doanh nghề rừng. Các Công ty phần lớn chưa có phương án quản lý kinh doanh rừng bền vững đáp ứng được các yêu cầu chứng chỉ rừng quốc tế và các mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững của chiến lược phát triển ngành. Quản lý, sử du ̣ng rừng bề n vững hiêṇ đang là vấ n đề cấ p bách đươ ̣c nhiề u quố c gia, nhiều ngành cũng như cô ̣ng đồ ng Quố c tế quan tâm nhằm ứng phó với quá trình biế n đổ i khí hâ ̣u. Mô ̣t trong những nguyên nhân dẫn đế n biế n đổ i khí hâ ̣u với tố c đô ̣ nhanh như hiêṇ nay là sự suy giảm về diêṇ tích và suy thoái chấ t lươ ̣ng rừng. Từ trước tới nay, việc khai thác, sử dụng rừng luôn mâu thuẫn với vai trò, chức năng phòng hô ̣ của rừng. Công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và triển khai các dự án sản xuất lâm nghiệp đang nổi lên những khó khăn, bất cập. Các đơn vị kinh doanh, sử dụng rừng đang bị động, lúng túng trong tổ chức rừng và triển khai thực hiện kế hoạch. Để giải quyế t mâu thuẫn này, việc lập kế hoạch, quản lý, kinh doanh, sử dụng rừng theo hướng bền vững là rất cầ n thiế t. Nhằm mục đích sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, quản lý bảo vệ, phát triển ổn định, bền vững tài nguyên rừng. Ta ̣o sinh kế cho lao đô ̣ng số ng gầ n rừng, chia sẻ lơ ̣i ích trong cô ̣ng đồ ng, tăng thu nhâ ̣p
  12. 2 của lao động. Góp phầ n thực hiêṇ mu ̣c tiêu xoá đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng từ nghề rừng, đảm bảo an sinh xã hội và phát triể n bề n vững.. Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp và Dịch vụ Chúc A, doanh nghiệp đặc thù, hoạt động trong lĩnh vực quản lý sử dụng rừng và kinh doanh lâm sản. Công ty được sắp xếp, chuyển đổi từ Lâm trường Chúc A Hà Tĩnh, có trụ sở đóng tại xã Hương Lâm, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh; vùng thụ hưởng chương trình 135 giai đoạn 2 của Chính phủ. Trong tiến trình hội nhập và phát triển doanh nghiệp, Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp và Dịch vụ Chúc A chưa có phương án quản lý, kinh doanh rừng đáp ứng được các yêu cầu chứng chỉ rừng quốc tế và các mục tiêu chiến lược phát triển ngành Lâm nghiệp. Việc lập kế hoạch quản lý rừng, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật đồng bộ trong quản lý, sử dụng và kinh doanh rừng theo hướng bền vững và đa chức năng tại Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp và Dịch vụ Chúc A, tỉnh Hà Tỉnh là việc làm cần thiết. Thông qua kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp về kỹ thuật và kinh doanh tổng hợp tài nguyên rừng của Công ty. Trên cơ sở áp dụng các tiến bộ kỹ thuật đồng bộ và liên hoàn, để nâng cao hiệu quả kinh doanh lâm nghiệp theo hướng đa mục đích. Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty. Từ trước đến nay, Công ty chưa có đánh giá nào về quản lý rừng của mình theo bộ tiêu chuẩn QLRBV của FSC; cũng như chưa có sự tư vấn hỗ trợ và chuyển giao kỹ năng đánh giá nào của các chuyên gia lâm nghiệp. Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “Nghiên cứu, lập kế hoạch quản lý rừng theo hướng bền vững tại Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp và Dịch vụ Chúc A, tỉnh Hà Tĩnh” nhằm hỗ trợ Công ty tự đánh giá công tác quản lý rừng của mình để thay đổi phương thức quản lý theo hướng bền vững.
  13. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới Phát triển bền vững (PTBV) đang là mối quan tâm của các quốc gia trên thế giới cũng như mọi lĩnh vực phát triển. Thuật ngữ “Phát triển bền vững” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học". Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland). Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai". Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường. Phát triển bền vững không chỉ là sự phát triển trên các mặt kinh tế xã hội (KTXH) mà còn phải đặc biệt chú trọng đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Trong đó tài nguyên rừng - nguồn tài nguyên có tác động to lớn với đời sống con người - cần được áp dụng các giải pháp để quản lý tốt nhằm cung cấp ổn định và lâu dài các lợi ích cho con người.
  14. 4 Phát triển bền vững có thể mang ý nghĩa là sự duy trì hay kéo dài năng lực sản xuất của một cơ sở tài nguyên nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội của con người.(Sajie, 1996). Vào cuối những năm 1980, việc tẩy chay gỗ nhiệt đới gặp thất bại, trong một số trường hợp lại gây ra hiệu ứng ngược. Hội nghị Thượng đỉnh thế giới tại Rio de Janerio năm 1992 đã nhấn mạnh sự cần thiết phải có một cơ chế hiệu quả quản lý rừng. Thay vì việc tẩy chay trước đó, họ đã muốn sử dụng thị trường để thúc đẩy lợi ích xã hội, môi trường và hiệu quả kinh tế trong quản lý . Lần đầu tiên, những nhà môi trường, xã hội và kinh tế đã cùng nhau tham gia một chương trình quốc tế bình đẳng và thành lập Hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC). Cho đến nay, FSC vẫn là một môi trường bình đẳng, thống nhất ý kiến chung cho các nhóm lợi ích khác nhau. Cùng với sự ra đời của FSC, một loạt các tổ chức khác cũng được thành lập: PAN-EUROPEAN cho rừng tự nhiên toàn châu Âu (Helsinki); CIFOR (Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế) cho rừng tự nhiên nói chung; ITTO (tổ chức quốc tế về gỗ nhiệt đới) cho rừng tự nhiên nhiệt đới... Cộng đồng quốc tế đã tổ chức nhiều hội nghị, đề xuất và cam kết nhiều công ước bảo vệ và phát triển rừng: Chiến lược bảo tồn quốc tế (1980); Hội nghị của Liên hợp quốc về môi trường và phát triển (UNCED, Riodejaneiro, 1992); Công ước buôn bán động thực vật quý hiếm (CITES); Công ước đa dạng sinh học (CBD)... Nhiều định nghĩa QLRBV được đưa ra, tuy nhiên hai định nghĩa phổ biến và được công nhận rộng rãi nhất là của ITTO và trong tiến trình Hensinki. Theo ITTO: “Quản lý rừng bền vững là quá trình quản lý những lâm phận ổn định nhằm đạt được một hoặc nhiều mục tiêu quản lý đề ra một cách rõ ràng như đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ rừng mong muốn mà không làm giảm đáng kể những giá trị di truyền và năng suất tương
  15. 5 lai của rừng và không gây ra những tác động không mong muốn đối với môi trường tự nhiên và xã hội” Theo tiến trình Hensinki: “Quản lý rừng bền vững là sự quản lý rừng và đất rừng theo cách thức và mức độ phù hợp để duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng trong quá trình thực hiện và trong tương lai, các chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội của rừng ở cấp địa phương, cấp quốc gia và toàn cầu và không gây ra những tác hại đối với hệ sinh thái khác”. Điều quan trọng nhất cần giải thích là vì sao QLRBV đã trở thành cao trào, được hầu hết các nước nông nghiệp tiên tiến và hàng loạt các quốc gia đang phát triển có rừng cần QLBV, tự nguyện tham gia, mặc dù không ai bắt buộc. Đây là vấn đề nhận thức của quốc gia về làm sao bảo vệ được rừng mà vẫn sử dụng tối đa các lợi ích từ rừng, nhận thức của chủ rừng về quyền xuất khẩu vào mọi thị trường thế giới và quyền bán lâm sản với giá cao. Vai trò của rừng đối với cuộc sống của con người hiện tại được đánh giá và được thiết kế trong rất nhiều Chương trình, hiệp ước, công ước quốc tế (CITES- 1973, RAMSA-1998, UNCED-1992, CBD-1994, UNFCCC-1994, UNCCD- 1995). Đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, nhờ sáng kiến của những người sử dụng và kinh doanh gỗ về việc chỉ buôn bán sử dụng gỗ có nguồn gốc từ các khu rừng đã được QLBV, từ đó một loạt tổ chức QLBV (gọi tắt là quá trình hay process) đã ra đời và có phạm vi hoạt động khác nhau trên thế giới, và đề xuất tiêu chuẩn QLRBV với 6,7,8,10 tiêu chí như sau: - MONTREAL cho rừng tự nhiên (RTN) ôn đới, gồm 7 tiêu chí, - ITTO cho rừng tự nhiên, gồm 7 tiêu chí, - PAN-EUROPEAN cho rừng tự nhiên toàn châu Âu (Helsinki), gồm 6 tiêu chí, - AFRICAL TIMBER ORGANIZATION INITIATIVE cho rừng khô châu Phi, - CIFOR cho rừng tự nhiên nói chung, gồm 8 tiêu chí, - FSC cho mọi kiểu rừng toàn thế giới, gồm 10 nguyên tắc v,v... Trong số này, FSC
  16. 6 là tổ chức uy tín nhất và có phạm vi rộng nhất toàn thế giới. Đặc biệt, FSC có đối tượng áp dụng cả cho rừng tự nhiên và rừng trồng (RT), cả cho rừng ôn đới, nhiệt đới và mọi đối tượng khác. Chứng chỉ QLRBV của FSC được các thị trường khắt khe trên thế giới như Bắc Mỹ, Tây Âu đều chấp nhận thông thương với giá bán cao, do đó tuy các tiêu chí QLRBV của FSC cao, tỷ mỉ nhưng vẫn được nhiều nước từ nước đang phát triển đến nước công nghiệp tiên tiến hưởng ứng tự nguyện tham gia và đang trở thành cao trào QLRBV trong hội nhập quốc tế. Hợp tác lâm nghiệp trong khối ASEAN chủ yếu xoay quanh chủ đề QLRBV với 2 lý do, một là xu hướng mất rừng của các nước đang phát triển do áp lực dân số, lương thực, khai thác lậu, cháy rừng..., hai là bị thị trường thế giới từ chối nếu gỗ không có chứng chỉ QLRBV của một tổ chức độc lập quốc tế. Chứng chỉ rừng (hay chứng chỉ gỗ) thực chất là chứng chỉ ISO nhưng đặc thù cho ngành lâm nghiệp sản xuất gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Bỏ qua quan niệm rào cản thương mại, các nước thành viên ASEAN đều cần bảo vệ rừng nước mình và đều cần bán sản phẩm đồ gỗ vào các thị trường quốc tế với giá bán cao. Vì đây là nhu cầu cấp bách, khách quan, nên trong các năm 1995-2000, ASEAN đã hoàn thành dự thảo bộ tiêu chuẩn QLRBV cho mình vào năm 2000 tại thành phố HCM và được phê duyệt tại hội nghị Bộ trưởng Nông - Lâm nghiệp Phnom-penk 2001. Song, do bộ tiêu chuẩn QLRBV của ASEAN soạn thảo theo 7 tiêu chí của ITTO, nên gặp khó khăn khi xin cấp chứng chỉ của tổ chức FSC. Tuy vậy, các nước có nền lâm nghiệp mạnh trong ASEAN như: Indonesia (Kim ngạch xuất khẩu gỗ 5-5,5 tỷ USD/năm), Malaysia (4,7-5 tỷ USD/năm), sau đó đến Philippines, Thailand đều được cấp chứng chỉ QLRBV của FSC (theo 10 nguyên tắc của FSC) trong các năm 2002-2005, tuy rằng diện tích được cấp còn hạn chế. Tại Indonesia, một tổ chức phi chính phủ (NGO) là "Viện sinh thái Lambaga" (viết tắt là LEI) ra đời vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước để
  17. 7 hướng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật cho các chủ rừng nâng cao năng lực QLRBV đến khi đạt chứng chỉ gỗ quốc tế. Malaysia thành lập tổ chức NGO có tên "Hội đồng chứng chỉ gỗ quốc gia" (NTCC) nay đổi tên là "Hội đồng chứng chỉ gỗ Malaysia" (MTCC) để đảm nhiệm chức năng hỗ trợ CCR. Malaysia đang thử nghiệm đi theo 2 bước (chứng chỉ quốc gia, và chứng chỉ quốc tế). Chứng chỉ quốc gia không có giá trị trên thị trường thế giới, nhưng là một mức đánh giá năng lực quản lý của chủ rừng đã đạt mức xấp xỉ để xin thẩm định quốc tế. Đoàn tham quan học tập của Cục Lâm nghiệp và các tỉnh có rừng 2005 tại Malaysia đã rất ấn tượng cách làm này. LEI và MTCC là tổ chức NGO nhưng do chính phủ tài trợ và có sự đóng góp của các chủ rừng nên hoạt động rất mạnh và hiệu quả cao nhất trong các nước thuộc khối ASEAN. Các định nghĩa trên đều tập trung vào các vấn đề chính là: quản lý rừng ổn định bằng các biện pháp phù hợp nhằm đạt các mục tiêu đề ra, bảo đảm bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội. Các yếu tố của QLRBV là: - Có khuôn khổ chính sách và pháp lý - Sản xuất lâm sản bền vững - Bảo vệ được môi trường. - Đảm bảo lợi ích con người. - Đối với rừng trồng, có các cân nhắc áp dụng cụ thể phù hợp. Trên thế giới đã có các bộ tiêu chuẩn quản lý bền vững cấp quốc gia (Canada, Malaysia, Indonexia...) và cấp quốc tế của tiến trình Helsinki, tiến trình Montreal. FSC và ITTO đã có bộ tiêu của quản lý rừng được vận dụng rất rộng rãi để đánh giá quản lý rừng ở nhiều nước. 1.1.1. Kế hoạch quản lý rừng và vấn đề quản lý rừng bền vững Keesd hoạch quản lý rừng là công cụ quan trọng của QLRBV. Trên thế giới QLRBV đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Xuất phát điểm của QLRBV là lý thuyết “Sản lượng ổn định” được khởi xướng bởi Hartig và
  18. 8 Henry Bioley và những năm cuối thể kỷ 16 đầu thế kỷ 17. Theo Lý thuyết “Sản lượng ổn định”, muốn quản lý tài nguyên rừng bền vững việc sản xuất gỗ phải được tiến hành một cách có kế hoạch theo không gian và thời gian nhằm duy trì vón rừng ổn định, lượng khai thác không nên vượt quá lượng tăng trường thường xuyên hàng năm. Tuy nhiên, do nhu cầu về lâm sàn tăng nhanh nên nguyên tắc này dần dần bị phả vở và tình trạng khai thác quá mức đã làm cho nguồng tài nguyên nhanh chóng bị suy giảm, đặc biệt đổi với những nơi nhu cầu sinh kế phụ thuộc quá nhiều vào tài nguyên rừng. Đứng trước thực trạng đó, vào đầu những năm của thế kỷ 18 khái niệm QLRBV được hình thành và các nguyên tắc QLRBV không ngừng được hoàn thiện qua các giai đoạn. Đinh nghĩa về QLRBV của Ủy ban Quốc tế về môi trường và phát triển được đưa ra vào năm 1987 đã được công nhận rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới. Theo định nghĩa này QLRBV được hiểu như là “việc đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng tới khả năng tái tạo để đáp ứng nhu cầu tương lai”. Tại Hội nghị Helsinki năm 1994, tổ chức gỗ nhiệt đới (ITTO) đã đưa ra khái niệm về QLRBV như sau: “QLRBV là quá trình quản lý những diện tích rừng cố định nhằm đạt được mục tiêu là là đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ rừng mong muốn mà không làm giảm đáng kể các giá trị di truyền và năng suất tương lai của rừng và không gây ra những tác động tiêu cực đối với môi trường vật lý và xã hội”. Hay “QLRBV là quá trình quản lý rừng và đất rừng một cách hợp lý để duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất, khả năng tái sinh, sức sản xuất của rừng, đồng thời duy trì tiềm năng thực hiện các chức năng kinh tế, xã hội của chúng trong hiện tại cũng như trong tương lai, ở cập địa phương, quốc gia và toàn cầu và không gây ra những tác hại đối với các hệ sinh thái khác”.
  19. 9 Mặc dù có những nhiều các diễn đạt và sử dụng ngôn từ khác nhau song các khải niệm trên đều nhằm tập trung mô tả về mục tiêu chung của QLRBV. Đó là việc quản lý để đạt tới sự bền vững về KTXH và môi trường. Các khái niệm trên cũng chỉ rõ cấp độ bền vững và sự cần thiết phải áp dụng một cách linh hoạt các biện pháp quản lý rừng phù hợp với từng địa phương, phải được thực hiện ở các quy mô từ cấp địa phương, cấp quốc gia đến quy mô toàn cầu. Hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC) là tổ chức uy tín nhất và có phạm vi rộng lớn trên toàn thế giới. FSC được thành lập vào tháng 10/1993 tại Toronto – Canada bởi một nhóm gồm 130 thành viên khác nhau từ 26 quốc gia, bao gồm đại diện của các cơ quan môi trường, các thương gia, các cộng đồng dân bản xứ, đại diện các ngành công nghiệp và các cơ quan cấp chứng chỉ. Năm 1994 các thành viên sáng lập đã thông qua các nguyên tắc và tiêu chuẩn FSC, cùng với Quy chế FSC (ngày nay gọi là By-Laws) áp dụng đánh giá cho rừng tự nhiên, rừng trồng, rừng ôn đới, nhiệt đới và mọi đối tượng khác. FSC có đại diện tại hơn 50 quốc gia. Thành viên FSC được chia thành nhóm xã hội, nhóm môi trường và nhóm kinh tế, mỗi nhóm lại được chia ra thành nhóm Bắc (các nước công nghiệp) và nhóm Nam (các nước đang phát triển). Bất kỳ ai hỗ trợ cải thiện quản lý rừng trên thế giới đều có thể trở thành thành viên của FSC. FSC ủy quyền cho 10 cơ quan trên thế giới cấp chứng chỉ có trụ sở tại Anh, Mỹ, Hà Lan, Đức, Canada, Nam Phi, Thụy Sĩ. Tại Châu Á - Thái Bình Dương, Công ty SmartWood/Rainforest Allliance và SGS Forestry thực hiện phần lớn việc đánh giá và cấp CCR. FSC xây dựng 10 tiêu chuẩn cho QLRBV. Từ các tiêu chuẩn đó, các quốc gia, khu vực tham gia vào tiến trình QLRBV và CCR sẽ xây dựng các bộ tiêu chuẩn quốc gia riêng để đánh giá và phù hợp với các điều kiện cụ thể
  20. 10 của mình. Các bộ tiêu chuẩn này cần phải được sự phê chuẩn của FSC trước khi được sử dụng để đánh giá cấp chứng chỉ tại quốc gia hoặc khu vực đó. 1.1.2. Các loại chứng chỉ của FSC về QLRBV Chứng chỉ quản lý rừng FSC/FM (FSC forest management certification) Trong quá trình đánh giá cấp chứng chỉ sẽ có hoạt động kiểm soát gỗ (FSC Controlled Wood). 1.1..2.1. Chứng chỉ quản lý rừng FSC/FM - FSC không đánh giá cấp chứng chỉ. Quá trình đánh giá được thực hiện bởi tổ chức độc lập gọi là cơ quan đánh giá quản lý rừng. Họ đánh giá quản lý rừng đối với các nguyên tắc và tiêu chuẩn FSC cũng như các tiêu chuẩn quốc gia. Điều này cho phép FSC vẫn độc lập với quá trình đánh giá và hỗ trợ tính toàn vẹn của hệ thống chứng nhận FSC. - Các tiêu chuẩn của FSC: + Tiêu chuẩn 1: Phù hợp với tất cả điều luật và công ước quốc tế. + Tiêu chuẩn 2: Quyền và trách nhiệm sử dụng đất + Tiêu chuẩn 3: Quyền người dân sở tại + Tiêu chuẩn 4: Quan hệ công đồng và quyền của công nhân. + Tiêu chuẩn 5: Những lợi ích từ rừng + Tiêu chuẩn 6: Tác động môi trường + Tiêu chuẩn 7: Kế hoạch quản lý + Tiêu chuẩn 8: Giám sát và đánh giá + Tiêu chuẩn 9: Duy trì những rừng có giá trị bảo tồn cao + Tiêu chuẩn 10: Rừng trồng. + Các tiêu chuẩn về xã hội là tiêu chuẩn 2, 3, 4, 5 + Các tiêu chuẩn về môi trường là tiêu chuẩn 6, 7, 9 + Các tiêu chuẩn về tuân thủ luật pháp là tiêu chuẩn 1 và 2 + Các khu rừng trồng: tiêu chuẩn 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0