intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu một số cơ sở khoa học xác định giải pháp kỹ thuật thâm canh rừng tre Mạy Ngừu tại tỉnh Tuyên Quang

Chia sẻ: Tri Lễ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:85

24
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là xác định được một số cơ sở khoa học cho thâm canh tre Mạy Ngừu tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang, đặc biệt là cơ sở khoa học cho việc xác định cá thể tốt, nhân giống và nuôi tạo cây con, chọn điều kiện lập địa phù hợp và chăm sóc, nuôi dưỡng, khai thác rừng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu một số cơ sở khoa học xác định giải pháp kỹ thuật thâm canh rừng tre Mạy Ngừu tại tỉnh Tuyên Quang

  1. Ơ Lời nói đầu Luận văn được hoàn thành theo chương trình đào tạo thạc sỹ của trường Đại học Lâm nghiệp, Xuân Mai – Chương Mỹ – Hà Nội. Đề tài được hoàn thành, tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Phạm Văn Điển, người đã bồi dưỡng những kiến thức quí báu và đã dành tình cảm tốt đẹp cho tôi từ khi hình thành, phát triển ý tưởng, xây dựng đề cương nghiên cứu, đến các phương pháp luận, tổ chức nghiên cứu triển khai và xây dựng đề tài này. Đối với địa phương, tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới nhân dân huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, nơi tôi đã đến thu thập số liệu để thực hiện đề tài này. Xin cảm ơn bạn bè và đồng nghiệp đã khuyến khích động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài Mặc dù đã nỗ lực làm việc, nhưng do trình độ còn hạn chế nhiều mặt, nên đề tài không thể tránh khỏi nhữnh thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô, bạn bè, và xin chân thành tiếp thu mọi ý kiến đóng góp để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Người thực hiện Nguyễn Hoàng Long
  2. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thâm canh rừng là một giải pháp có triển vọng và cần thiết nhằm xây dựng những hệ sinh thái rừng có sức sản xuất cao và ổn định trên cơ sở được đầu tư hợp lý và áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp, liên hoàn. Các biện pháp đó luôn hướng vào việc tận dụng và phát huy tiềm năng của tự nhiên cũng như của con người nhằm thúc đẩy sinh trưởng của rừng để thu được năng suất, chất lượng cao, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả đầu tư, đồng thời duy trì và bồi dưỡng tiềm năng đất đai và môi trường, đảm bảo an toàn sinh thái, đáp ứng yêu cầu phát triển rừng ổn định và bền vững. Để có hiệu quả cao trong thâm canh rừng cần phải chọn giống tốt, điều kiện lập địa phù hợp và áp dụng các biện pháp kỹ thuật thích hợp. Tre trúc là một trong những nguồn nguyên liệu quan trọng cho sản xuất bột giấy và nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gia dụng phục vụ trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra, tre trúc còn có rất nhiều tác dụng trong xây dựng, cung cấp thực phẩm (măng tre là món ăn được nhiều người ưa thích). Nhận thức được vấn đề này, trong những năm gần đây việc trồng tre trúc đã được quan tâm đầu tư. Tre trúc đã được trồng ở nhiều nơi như: Lâm Đồng, Quảng Trị, Phú Thọ, Bắc Kạn, Tuyên Quang,v.v. Tuy nhiên, do mới chỉ quan tâm về mặt số lượng nên chưa đem lại hiệu quả đầu tư như mong muốn. Đăc biệt khâu giống còn xô bồ và trồng theo hướng tự phát, quảng canh. Những biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc vẫn chưa được đề xuất trên cơ sở khoa học. Vì vậy, cần nghiên cứu xác định hệ thống các biện pháp kỹ thuật liên hoàn từ khâu chọn, nhân giống đến gây trồng, chăm sóc và khai thác, phát triển tre trúc, nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế và nâng cao giá trị của tre trúc. Cây Mạy Ngừu là loài cây to lớn mọc cụm, khóm mọc khá dày. Thân thẳng đẹp, tròn đều, cao 14 - 18m, đường kính thân 14 – 16 cm, vách thân dày khoảng 2,5 cm, lóng dài 40 – 50 cm (Vì vậy, tại Yên Sơn Tuyên Quang đang sử dụng nhiều cây Mạy Ngừu làm nguyên liệu để sản xuất chiếu và đũa).
  3. 2 Thân non có lông màu trắng bạc kéo dài từ gốc lên tận cùng. Dưới vòng rễ có một vòng lông nhung màu vàng nhạt, vòng rễ có thể lên tới đốt thứ 8. Cành phát triển từ các đốt phía trên của thân, thường có một cành to và nhiều cành nhỏ. Bẹ mo lớn, mặt ngoài có lông màu nâu đen, đáy dưới rộng 40 – 60 cm, cao khoảng 40 cm, đáy trên rộng 7 – 8,5 cm. Lá dạng dải kéo dài, mặt dưới lá có lông mịn. Phiến lá lớn, dài 40 – 50cm. Rộng 5 - 9 cm, gốc lá nhọn và hơi lệch. (Hiện nay, lá của loài cây này đang được xuất khẩu rất nhiều sang Nhật Bản). Để góp phần giải quyết những vấn đề bức bách của thực tiễn phát triển kinh doanh cây Mạy Ngừu, thúc đẩy hoạt động phát triển rừng, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và tạo điều kiện cho người dân ổn định cuộc sống trên nền tảng nghề rừng, đề tài “Nghiên cứu một số cơ sở khoa học xác định giải pháp kỹ thuật thâm canh rừng tre Mạy Ngừu tại tỉnh Tuyên Quang” đã được lựa chọn và triển khai thực hiện.
  4. 3 Ảnh 1. Khóm cây Mạy Ngừu (Nguồn: Nguyễn Hoàng Long, 2009)
  5. 4 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Ở ngoài nước 1.1.1. Nghiên cứu về thâm canh rừng Giai đoạn 1900 – 1945, việc trồng rừng đã được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới với nhiều loài cây trồng và có xu hướng trồng rừng bán thâm canh như ở Brazil vào những năm 20 và 30 của thế kỷ trước đã trồng hàng trăm ngàn hecta rừng (Penfold and Willis, 1961) [9]. Nhiều tiến bộ về kỹ thuật lâm sinh đã được áp dụng cho trồng rừng trong thời kỳ này, như nghiên cứu của Craib ở Nam Phi vào những năm 1930 về tỉa thưa và tỉa cành (Craib 1934, 1939, 1947); hệ thống trồng rừng “Taungya” được sử dụng rộng rãi ở Kenya vào những năm 1910 (Theo FAO (1967) [10], ở Trinidad đã áp dụng phổ biến phương pháp này để trồng rừng Tếch của tác giả Lamb năm 1955. Giai đoạn (1945 - 1965), trồng rừng thâm canh bắt đầu được quan tâm, việc sử dụng giống cây ngoại lai trồng ở các nước nhiệt đới đã được đề xuất (Hội nghị lâm nghiệp thế giới 1954) các chương trình trồng rừng thương mại ở FiJi, Papua New Guinea đã được thực hiện. Đến giai đoạn (1966 - 1980) các diện tích trồng thâm canh được mở rộng nhanh chóng để phục vụ cho công nghiệp chế biến và các nhu cầu khác, các kỹ thuật lâm sinh đã được áp dụng vào sản xuất được quan tâm, như ở Brazil có nơi đã chuyển đổi hơn 400.000 ha rừng kém chất lượng thành rừng trồng các loài cây Thông (Pinus caribaea) và Bạch đàn (E. saligna). Từ sau năm 1980, diện tích rừng trồng công nghiệp ngày càng được mở rộng, hơn 14 triệu hecta rừng đã được trồng trong 15 năm, theo tác giả Sedio (1978) đã ước lượng diện tích rừng trồng ở Châu Mỹ La tinh giai đoạn 1980 - 1990 tăng gấp 3 lần và sản lượng gỗ công nghiệp tăng gấp 4 lần từ trồng rừng và có thể thỏa mãn 50% tổng yêu cầu gỗ của khu vực; Tác giả Touzet (1985) khẳng định rằng “rừng trồng cần được phát triển và sẽ là nguồn gỗ chủ yếu
  6. 5 cho tất cả các ngành công nghiệp sử dụng gỗ”. Tầm quan trọng đặc biệt và là bước đột phá trồng rừng trong giai đoạn này là việc nghiên cứu thử nghiệm thành công kỹ thuật nhân giống bằng con đường nuôi cấy mô và giâm hom. Như vậy, lịch sử phát triển rừng theo hướng trồng thâm canh đã được quan tâm từ lâu, đặc biệt trong vài thập kỷ trở lại đây, nhiều quốc gia đã tập trung vào lĩnh vực nghiên cứu cải thiện giống và nhân giống cây rừng, vì vậy mà năng suất rừng trồng bằng một số loài cây mọc nhanh như keo, bạch đàn và một số cây trồng khác đã đạt được những thành tựu đáng kể. Điển hình như ở Công Gô, Trung Quốc đã chọn được giống bạch đàn có năng suất từ 40 - 50 m3/ha/năm; Cộng hoà Nam Phi cũng đã tuyển chọn được dòng E.grandis năng suất đạt trên 40m3/ha/năm; ở các nước Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Brazil thông qua con đường lai tạo giữa các loài bạch đàn, đã tuyển chọn được một số tổ hợp lai cho năng suất từ 40 - 60 m3/ha/năm ( Theo tác giả Zebel et al, 1993) , một số rừng bạch đàn thí nghiệm bình quân đạt 100m3/ha/năm. Kết hợp với công tác cải thiện giống, nhân giống, nhiều nước đã có các công trình nghiên cứu đồng bộ áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hiện đại trong trồng rừng thâm canh với các điều kiện gây trồng khác nhau, như chọn lập địa, làm đất, bón phân và chăm sóc rừng…. Vì vậy, năng suất của rừng cũng được tăng lên rõ rệt. 1.1.2. Nghiên cứu về tre trúc Tre trúc là một dạng tài nguyên sinh vật mà sự tồn tại phát triển hay suy thoái của nó gắn liền với sự hiểu biết và sự tác động của con người. Giá trị cá thể hay quần thể của nó gắn liền với đời sống kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới. Tre trúc là đối tượng nghiên cứu khoa học từ rất lâu trên thế giới. Có thể coi tác phẩm “Nghiên cứu về Bambusaceae” của tác giả Munro xuất bản năm 1868 là công trình đầu tiên nghiên cứu về đối tượng này. Sau đó, là tác phẩm “Các loại Bambusaceae” của Ấn Độ do tác giả Gamble xuất bản năm
  7. 6 1896. Tác giả cho biết chi tiết về 151 loài tre trúc có ở Ấn Độ, Pakistan, XâyLan, Miến Điện, Malaixia, Andamanso, Indonesia. Brendis đã công bố tác phẩm “Những bài học nhỏ về sinh lý tre nứa Ấn Độ” năm 1899. Troup đã thâu tóm tất cả những hiểu biết về tre trúc của con người đế năm 1920 vào tác phẩm “Phương pháp xử lý về lâm học đối với cây rừng Ấn Độ”. Có thể nói công tác nghiên cứu về sinh thái tre nứa đã được bắt đầu từ thời Gamble, Brandis và Troup. Một tác phẩm cung cấp nhiều thông tin về tre trúc là tác phẩm “Rừng tre trúc” của I.J.Haig, M.A.Huberman, U.Aung Din đã được FAO xuất bản năm 1959 [15], Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam dịch và xuất bản năm 1963. Trong tác phẩm này, các tác giả đã tổng kết được nhu cầu sinh thái học của tre trúc nói chung. Tuy nhiên, các công trình trên mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu và công bố các thông tin về những thuộc tính tự nhiên của tre trúc, chưa đề cập đến cách thức tác động của con người để lợi dụng các thuộc tính này. Một công trình nghiên cứu cơ bản về tre trúc có ý nghĩa quan trọng trong việc kinh doanh đối tượng này là tác phẩm “Nghiên cứu sinh lý tre trúc” của Koichiro Ueda – Trại rừng thí nghiệm Trường đại học Tokyo – Nhật Bản, xuất bản tháng 4 năm 1960 và được Vương Tấn Nhị dịch, nhà xuất bản khoa học kỹ thuật xuất bản năm 1976 [12]. Tác giả đã công bố trên thế giới có 1250 loài thuộc 47 chi của họ Bambusaceae. Đến nay, theo công bố của FAO, trên thế giới có 14.000.000 ha và có 1.300 loài thuộc hơn 70 chi. Tre nứa có tính thích nghi rộng, hai bên xích đạo đến hàn đới đều có phân bố. Từ 510 vĩ độ Bắc đến 470 vĩ độ Nam đều có tre nứa. Nhưng tuyệt đại bộ phận tre nứa yêu cầu khí hậu ấm, ẩm. Cho nên, chúng thường phân bố ở vùng núi, đồng bằng có lượng mưa đầy đủ. Về phân bố địa lý, phân bố tre trúc có thể chia ra ba vùng: Châu Á Thái Bình Dương, vùng Châu Mỹ và vùng Châu Phi. Trong đó vùng Châu Á Thái Bình Dương là trung tâm phân bố tre nứa, chiếm hơn 80% diện tích tổng số loài trên thế giới. Sau 10 năm nghiên cứu, với sự cộng
  8. 7 tác đắc lực của các cộng sự, tác giả đã điều tra được tre trúc có ở các nước thuộc Châu Á (37 chi), Châu Phi (10 chi), Châu Úc (6 chi). Trong đó, Đông Nam Á được coi là trung tâm của tre trúc. Tác giả Koichiro Ueda không gặp được loài nào có nguồn gốc từ Châu Âu và có rất ít là loài bản địa ở Châu Úc. Tác giả đã phân loại tre trúc dựa vào tập tính bong, rụng mo của tre trúc trên phần thân khí sinh. Ngoài ra, tác giả còn tập trung nghiên cứu đặc tính sinh sản của tre trúc và đi đến kết luận: “ ...Tre trúc sinh trưởng lan rộng ra mạnh mẽ chủ yếu bằng con đường vô tính, theo cách phân nhánh thân ngầm”. Một thông tin đặc biệt có ý nghĩa trong quá trình tác động kỹ thuật và kinh doanh tre trúc sau này mà tác giả đã kết luận qua kết quả nghiên cứu về sinh trưởng và phát triển của tre trúc: “...Sau khi nhô khỏi mặt đất trong thời gian từ 30 đế 110 ngày, cây măng sẽ đạt tới đường kính và chiều cao đầy đủ của nó và từ đó trở đi sẽ không bao giờ lớn thêm về đường kính và chiều cao...” Công trình nghiên cứu “Công nghiệp hoá lợi dụng tài nguyên tre trúc” của Huichaomo và Juminh, đã nghiên cứu tương đối tỷ mỷ các loài tre trúc tỉnh Vân Nam – Trung Quốc từ việc điều tra số lượng loài, mức độ phân bố, tương quan, sinh trưởng...của các nhân tố cấu trúc sinh khối, thể tích của các loài tre trúc tỉnh Vân Nam. Trong công trình này tác giả đã lập luận được các phương trình biểu thị quan hệ tương quan của các nhân tố cấu trúc cũng như tương quan của sinh khối, thể tích của các loài tre trúc với các nhân tố cấu trúc. Ngoài ra, tác giả còn nghiên cứu tỷ lệ lợi dụng tre trúc cho các mục đích khác nhau và còn rất nhiều vấn đề liên quan đến việc mở rộng sản xuất và kinh doanh tre trúc. 1.1.3. Nghiên cứu về cây Mạy Ngừu Trên thế giới chưa có tác giả nào nghiên cứu về cây Mạy Ngừu. Có thể do loài cây này là cây bản địa và đặc hữu của Việt Nam.
  9. 8 1.2. Ở trong nước 1.2.1. Nghiên cứu về thâm canh rừng Ở Việt Nam, trồng rừng đã xuất hiện từ thời Pháp thuộc nhưng đến giai đoạn trước năm 1986, mới bắt đầu trồng rừng gắn liền với các mục tiêu kinh tế với phòng hộ và bảo vệ môi trường. Trồng rừng cung cấp nguyên liệu công nghiệp (chủ yếu là nguyên liệu giấy) được ưu tiên phát triển, tập trung ở hai khu vực trung tâm Bắc Bộ và Đông Nam Bộ, một số loài cây ưa sáng mọc nhanh đã được gây trồng như Bồ Đề, Mỡ, Keo,... Nhưng tỷ lệ thành rừng thấp chỉ đạt 40% - 60% theo diện tích trồng, năng suất bình quân đạt từ 4 - 6 m3/ha trong một chu kỳ kinh doanh. Nguyên nhân chính là do đầu tư cho trồng còn hạn chế, công tác chọn giống và khảo nghiệm giống còn ít, chọn đất trồng rừng không phù hợp với các loài cây trồng, kỹ thuật trồng rừng yếu kém, chủ yếu vẫn là trồng rừng quảng canh... Giai đoạn từ năm 1986 - 1990, các mục tiêu trồng rừng công nghiệp về đầu tư thâm canh bắt đầu được thực hiện, song hiệu quả của trồng rừng còn thấp. Trong giai đoạn này đã xác định được 92 loài cây trồng theo các mục tiêu khác nhau cho 9 vùng sinh thái. Phương thức trồng thâm canh được thực hiện thông qua chương trình hợp tác Việt Nam – Thụy Điển, các cây gỗ mọc nhanh có năng suất cao được chú ý gây trồng, tỷ lệ thành rừng đạt khoảng 60%, năng suất rừng trồng vào cuối giai đoạn này đã tăng lên, bình quân đạt từ 7m3/ha/năm. Từ năm 1991 đến nay, trồng rừng và kinh doanh rừng trồng ngày càng được quan tâm, đã chú trọng đẩy mạnh trồng rừng sản xuất theo hướng thâm canh và đa mục đích, tập đoàn cây trồng cũng phong phú và đa dạng hơn, vì vậy năng suất rừng trồng cũng đã được cải thiện một bước. Tuy nhiên, phần lớn rừng trồng ở nước ta hiệu quả còn thấp chưa phát huy hết tiềm năng đất đai, khí hậu nhiệt đới và chưa đáp ứng được yêu cầu cung cấp gỗ nguyên liệu cho xã hội không ngừng được cải thiện, bên cạnh những loài cây bản địa được
  10. 9 gây trồng thành công như: Bồ Đề, Mỡ, Tre, Luồng...thì một số loài cây mọc nhanh như các loài Bạch Đàn, Keo... với rất nhiều xuất xứ cũng khẳng định được vai trò và vị trí của chúng trong cơ cấu cây trồng lâm nghiệp. Khoảng 70% giống cho trồng rừng sản xuất đã có chất lượng tốt, tỷ lệ thành rừng đạt trên 80% và năng suất rừng đạt 15 - 20m3/ha/năm. Trong những năm qua, các nghiên cứu tập trung vào các khâu kỹ thuật nhằm tạo nên các bước đột phá về năng suất và đã đạt được kết quả nhất định, cụ thể là: - Đã có nhiều giống được công nhận là giống quốc gia như một số dòng Keo lai (BV10, BV16, BV 32), Bạch đàn urophylla (PN2, PN14, U6); các dòng Bạch đàn urophylla và rất nhiều xuất xứ Bạch đàn camaldulensis, Keo lá tràm, Thông Caribaea, Phi lao và hàng chục dòng keo lai,... cũng đã được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật. - Các biện pháp kỹ thuật thâm canh cũng được tăng cường nghiên cứu, như các biện pháp kỹ thuật làm đất, bón phân...Vì vậy, năng suất rừng trồng cũng được nâng cao. Trong một số khảo nghiệm về keo lai năng suất đạt được trên 25 m3/ha/năm. Một số dòng Bạch đàn PN2 và PN14 sau 8 năm trồng ở Tây Nguyên bình quân đạt 21m3/ha/năm. Đây chính là cơ sở, tiền đề cho việc nghiên cứu chọn giống và áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh. Như vậy, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh đã có tác dụng căn bản đến sản lượng và năng suất rừng trồng. Năng suất rừng trồng được cải thiện và tăng gấp 2 - 3 lần so với một số cây trồng trước đây. Qua kết quả đánh giá cho thấy, tiềm năng để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế của rừng trồng theo hướng áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh còn đang được rộng mở. Cùng với những tiến bộ đó, quan niệm về trồng rừng thâm canh cũng được hoàn thiện hơn. Từ phương thức canh tác truyền thống, trồng rừng với
  11. 10 các biện pháp kỹ thuật thông thường, đầu tư thấp (trồng rừng quảng canh), chuyển sang đầu tư áp dụng một số biện pháp kỹ thuật để cải thiện năng suất rừng trồng (trồng rừng bán thâm canh) và đến thời gian gần đây đã qua quan tâm đầu tư trồng rừng theo hướng thâm canh để nâng cao năng suất cây trồng. Theo Nguyễn Xuân Quát (1999) “trồng rừng thâm canh là một phương thức canh tác dựa trên cơ sở đầu tư cao, bằng việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp liên hoàn. Các biện pháp đó phải tận dụng cải tạo, phát huy được mọi tiềm năng của tự nhiên cũng như của con người nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sinh trưởng của rừng trồng để thu được năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt với giá thành hạ cho hiệu quả lớn, đồng thời cũng phải duy trì và cải thiện được tiềm năng đất đai và môi trường đảm bảo an toàn sinh thái đáp ứng nhu cầu phát triển trồng rừng ổn định, lâu dài và bền vững’’. Như vậy, trồng rừng thâm canh phải đáp ứng được yêu cầu của một phương thức kinh doanh về các mặt: - Hiệu quả kinh tế: Là hiệu quả về đầu tư và thu nhập trên mô hình sử dụng đất hay mô hình trồng rừng thâm canh. - Hiệu quả xã hội: Tạo ra sản phẩm sản xuất ra trên một đơn vị diện tích lớn, mang lại lợi ích cho người sản xuất và tiêu dùng, giải quyết vấn đề lao động, tạo vùng chuyên canh, phát triển kinh tế hàng hoá... - Hiệu quả môi trường: Bảo vệ và cải thiện điều kiện đất đai để sử dụng lâu dài, ổn định đồng thời bảo vệ môi trường và duy trì cân bằng sinh thái... Từ những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn của trồng rừng sản xuất nói chung và trồng rừng thâm canh nói riêng trong những năm qua cho thấy rằng việc nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng bằng giống đã được cải thiện, chọn lập địa phù hợp và áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tiên tiến đang là đòi hỏi cấp bách.
  12. 11 1.2.2. Nghiên cứu về tre trúc Tại Việt Nam, tre trúc được coi là một bộ phận gắn liền với đời sống kinh tế xã hội. Sản phẩm của tre trúc có giá trị về nhiều mặt, chính vì lẽ đó nên từ lâu các nhà khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã quan tâm nghiên cứu đối tượng này. Việc nghiên cứu tre nứa bắt đầu từ năm 1960. Đầu tiên, phải kể đến công trình “Kinh nghiệm trồng luồng” của Phạm Văn Tích, năm 1963. Năm 1973, Phạm Bá Minh với công trình “Nghiên cứu giống cây Luồng bằng phương pháp ươm cành trong bầu dinh dưỡng”. Ở công trình này, tác giả đã tổng kết kinh nghiệm trong nhân dân về trồng Luồng, những hiểu biết về cây Luồng mà nhân dân các vùng có Luồng đã tích luỹ được. Đây có thể coi là tài liệu ban đầu, là cơ sở cho việc tiến hành các nghiên cứu xung quanh cây Luồng ở các khía cạnh khác nhau như: “Bước đầu nghiên cứu đặc điểm đất trồng Luồng” của Phạm Ngọc Bình, xuất bản năm 1964, “Nghiên cứu đất trồng Diễn ở Cầu Hai – Phú Thọ” của Nguyễn Thị Phi Anh, năm 1967, “Nghiên cứu diễn biến của đất trồng tre nứa” của Hoàng Xuân Tý, năm 1971, “Tìm hiểu đất dưới rừng tre thuần loài” của Hoàng Xuân Tý, năm 1972. Các tác giả đã tìm hiểu về đất trồng tre nứa cũng như nghiên cứu các diễn biến về đất dưới tán rừng tre trúc. Năm 1972, Phạm Bá Minh với công trình: “Nghiên cứu giống cây Luồng bằng phương pháp ươm cành trong bầu dinh dưỡng”, công trình của Trịnh Đức Trình “ươm luồng bằng cành chét”. Hoàng Vĩnh Tường (1961 - 1977) đã công bố công trình: “Nghiên cứu tác động của một số chất kích thích sinh trưởng đến việc nhân giống Luồng bằng cành”. Các tác giả đã tìm hiểu, áp dụng nhiều phương pháp nhân giống khác nhau nhằm khắc phục tình trạng khó khăn về giống. Tiếp đó, là hàng loạt các công trình nghiên cứu như của Vũ Văn Dũng (1977) [7] “Thành phần và phân bố của các loại tre trúc miền Bắc Việt Nam”.
  13. 12 Trong công trình này, tác giả đã điều tra thành phần được 47 loài của miền Bắc và đặt tên Việt Nam cho nhiều chi, tác giả cũng đã đưa ra một số công dụng và phương hướng sử dụng của các loài tre miền Bắc Việt Nam. Tác giả Nguyễn Bội Quỳnh (1977) [31] với công trình nghiên cứu “Bước đầu nghiên cứu đặc tính sinh học và biện pháp kỹ thuật khai thác nuôi dưỡng rừng Lồ ô”, tác giả chỉ nêu những kết quả nghiên cứu ban đầu về đặc tính sinh vật học và đề xuất biện pháp kỹ thuật khai thác mang tính nguyên tắc, chưa nghiên cứu được một cách cơ bản và đầy đủ để xây dựng quy trình kinh doanh hợp lý. Về công tác gây trồng Luồng, năm 1971 các tác giả Lê Văn Liễu - Đặng Văn Cần - Ngô Quang Đê - Nguyễn Lương Phán đã thực hiện công trình: “Nhận biết, gây trồng, bảo vệ và khai thác tre trúc”. Trần Nguyên Giảng (1961 - 1967) đã thực hiện: “Nghiên cứu kỹ thuật trồng và kinh doanh rừng Luồng”. Công trình “Thâm canh trồng Luồng cho năng suất cao” của Nguyễn Thị The cũng được thực hiện (1984 - 1987) [35]. Năm 1986 - 1990, Trịnh Đức Trình và nguyễn Thị Hạnh cũng có công trình: “Thâm canh rừng Luồng lấy măng xuất khẩu” và còn rất nhiều công trình nghiên cứu khác về thời vụ cũng như biện pháp gây trồng và thâm canh rừng Luồng, nhìn chung các tác giả đi sâu nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật lâm sinh từ khâu gây trồng đến chăm sóc quản lý cũng như các tác động kỹ thuật vào rừng luồng sau khi khép tán. Về sinh trưởng của tre nứa có công trình: “Sinh trưởng của tre gai và tre cộc ở Đông Triều” của Ngô Quang Đê. Ngoài ra còn một số công trình của các tác giả khác cũng quan tâm đến lĩnh vực này. Nghiên cứu của tác giả Phạm Văn Điển (2006) [11] về mô hình rừng ổn định cho tre nứa. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hoàng Long (2007) [21] “Một số giải pháp kỹ thuật điều tiết cấu trúc rừng nứa tại huyện Lạc Sơn tỉnh Hòa Bình” (Khóa luận Đại học). Một trong những thành tựu nổi bật nhất của việc đề xuất giải pháp kỹ thuật kinh doanh rừng tre nứa ở Việt Nam là: Việc ban hành quy phạm các
  14. 13 giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho việc sản xuất rừng nứa và tre nứa, thể hiện trong quy phạm này (QPN 14-92) và được trình bày trong văn bản kỹ thuật lâm sinh của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2001). Văn bản này đã quy định một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng tre nứa như: Giải pháp khai thác rừng, giải pháp nuôi dưỡng rừng, giải pháp khoanh nuôi bảo vệ rừng, giải pháp chăm sóc và bảo vệ rừng. Đây chỉ là những quy định mang tính chung nhất, chưa phải là hướng dẫn cụ thể cho từng đối tượng rừng với thực trạng cụ thể và mục đích kinh doanh nhất định. Vì vậy việc vận dụng quy phạm và cụ thể hoá quy phạm cho rừng tre nứa ở địa điểm nghiên cứu cụ thể và cho từng loại rừng cụ thể cần được quan tâm nhiều hơn nữa. 1.2.3. Nghiên cứu về cây Mạy Ngừu 1.2.3.1. Tính đa dạng và phân bố của Mạy Ngừu Về phân loại Mạy Ngừu thuộc chi Luồng (Dendrocalamus). Trong cuốn “Tre trúc Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hoàng Nghĩa xuất bản năm 2005 thì thống kê được 29 loài[26] Ở Việt Nam, chi Luồng (Dendrocalamus) tuy đã được nghiên cứu khá nhiều và sâu. Nhưng với cây Mạy Ngừu các tài liệu đã công bố chỉ dừng lại ở một số bài báo và báo cáo về kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây Mạy Ngừu ở địa phương (Tuyên Quang). Chúng ta chưa có quy trình về trồng và chăm sóc Mạy Ngừu được các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Ở Việt Nam Mạy Ngừu được sử dụng chủ yếu: Được sử dụng trong xây dựng và đồ mỹ nghệ thu công. Cụ thể: Làm cột nhà, dui me và làm chiếu, đũa còn lá thì xuất khẩu. Hiện nay mới chỉ thấy Mạy Ngừu trồng tập trung tại huyên Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang. 1.2.3.2. Thâm canh Mạy Ngừu Hiện nay, ở nước ta có rất nhiều tài liệu về thâm canh chi Dendrocalamus (chi Luồng). Còn Mạy Ngừu thì chưa có nghiên cứu cụ thể về vấn đề thâm canh. Mới chỉ có một vài bài báo nói về giá trị kinh tế của cây
  15. 14 Mạy Ngừu. (Tác giả Vương Mơ đăng trên báo Lao động điện tử ngày 30 tháng 12 năm 2007). 1.2.3.3. Một số đặc điểm về loài Mạy Ngừu Cây Mạy Ngừu (Dendrocalamus sp) thuộc chi Luồng (Dendrocalamus) họ tre (Bambusaceae) thân ngầm, thân khí sinh. Cây Mạy ngừu là loài cây to lớn mọc cụm, khóm mọc khá dày. Thân thẳng đẹp, tròn đều, cao khoảng hơn 15m , đường kính thân 14 – 16 cm, vách thân dày khoảng 2,5 cm (Đây là đặc điểm rất quý) , lóng dài 40 – 50 cm. Vì vậy, tại Yên Sơn Tuyên Quang đang sử dụng cây Mạy Ngừu làm nguyên liệu để sản xuất chiếu và đũa rất nhiều. Thân non có lông màu trắng bạc kéo dài từ gốc lên tận cùng. Dưới vòng rễ có một vòng lông nhung màu vàng nhạt, vòng rễ có thể lên tới đốt thứ 8. Cành phát triển từ các đốt phía trên của thân, thường có một cành to và nhiều cành nhỏ. Bẹ mo lớn, mặt ngoài có lông màu nâu đen, đáy dưới rộng 40 – 60 cm, cao khoảng 40 cm, đáy trên rộng 7 – 8,5 cm. Lá dạng dải kéo dài, mặt dưới lá có lông mịn. Phiến lá lớn, dài 40 – 50cm. Rộng 5- 9 cm, gốc lá nhọn và hơi lệch. (Hiện nay, lá của loài cây này đang được xuất khẩu rất nhiều sang Nhật Bản và Trung Quốc).
  16. 15 Ảnh 2. Lá cây Mạy Ngừu (Nguồn: Nguyễn Hoàng Long, 2009)
  17. 16 Ảnh 3. Hạt chiếu làm từ cây Mạy Ngừu (Nguồn: Nguyễn Hoàng Long, 2009) 1.3. Thảo luận - Nhìn chung tre nứa được nghiên cứu nhiều trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu mới chỉ tập trung vào đặc điểm hình thái, phân loại, sinh lý và sinh thái, kỹ thuật nhân giống và trồng tre nứa. - Những nghiên cứu về cơ sở khoa học cho việc thâm canh rừng tre trúc còn ít ỏi và tản mạn. Vấn đề này chỉ được lồng ghép và ẩn chứa trong các công trình nghiên cứu về tre nứa. Có thể nói cho đến nay chưa tìm thấy một công trình nghiên cứu toàn diện và có hệ thống về thâm canh theo hướng bền vững và có hiệu quả kinh tế đối với loài cây Mạy Ngừu. - Sự hạn chế về thành quả nghiên cứu liên quan tới các cơ sở khoa học thâm canh rừng tre nứa, trong đó có rừng tre Mạy Ngừu, đã đặt ra sự cần thiết phải thực hiện đề tài này.
  18. 17 Chương 2 MỤC TIÊU – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Về lý luận Xác định được một số cơ sở khoa học cho thâm canh tre Mạy Ngừu tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang, đặc biệt là cơ sở khoa học cho việc xác định cá thể tốt, nhân giống và nuôi tạo cây con, chọn điều kiện lập địa phù hợp và chăm sóc, nuôi dưỡng, khai thác rừng. 2.1.2. Về thực tiễn Đề xuất được một số chỉ dẫn kỹ thuật trong trồng thâm canh tre Mạy Ngừu tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang. 2.2. Nội dung nghiên cứu 2.2.1. Cơ sở khoa học xác định cá thể tốt - Tiêu chí lựa chọn xuất xứ tốt. - Lựa chọn xuất xứ tốt. 2.2.2. Cơ sở khoa học nhân giống - Cơ sở khoa học giâm hom. - Loại thuốc kích thích và nồng độ. 2.2.3. Cơ sở khoa học xác định điều kiện lập địa gây trồng - Quan hệ của sinh trưởng tre Mạy Ngừu với các tính chất hoá học của đất. - Quan hệ của sinh trưởng tre Mạy Ngừu với tổng hợp các nhóm nhân tố sinh thái. - Phân chia điều kiện lập địa cho trồng tre Mạy Ngừu. 2.2.4. Cơ sở khoa học cho chăm sóc, nuôi dưỡng, khai thác rừng tự nhiên, rừng trồng - Cơ sở khoa học cho chăm sóc và nuôi dưỡng. - Cơ sở khoa học cho khai thác rừng.
  19. 18 2.2.5. Đề xuất một số chỉ dẫn kỹ thuật trong trồng thâm canh tre Mạy Ngừu tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang. 2.3. Giới hạn nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: đề tài chỉ nghiên cứu rừng tre Mạy Ngừu mọc tự nhiên và được trồng tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang. - Cơ sở khoa học: Đề tài chỉ nghiên cứu một số cơ sở khoa học trong xác định cá thể tốt, nhân giống, nuôi tạo cây con, chăm sóc, nuôi dưỡng rừng và khai thác rừng. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Quan điểm phương pháp luận Trong đề tài này, cơ sở khoa học cho thâm canh tre Mạy Ngừu được hiểu là những cơ sở thông tin về đặc điểm của loài, các biện pháp tác động cho loài sinh trưởng, phát triển tốt, tận dụng và cải thiện điều kiện lập địa thông qua 4 bước: (i) xác định giống tốt mà giới hạn là xuất xứ tốt; (ii) xác định các biện pháp kỹ thuật nuôi tạo cây con ở giai đoạn vườn ươm; (iii) xác định điều kiện lập địa thích hợp cho trồng tre Mạy Ngừu; (iv) đề xuất giải pháp kỹ thuật thích hợp cho trồng và phát triển tre Mạy Ngừu. - Áp dụng phương pháp điều tra khảo sát kết hợp với bố trí thí nghiệm và phân tích trong phòng thí nghiệm. - Áp dụng các phương pháp phân tích thống kê toán học trong lâm nghiệm để lấy mẫu, xử lý số liệu hiệu quả và đánh giá kết quả đảm bảo yêu cầu khách quan và tính chính xác cho phép với sự hỗ trợ của phần mềm thống kê toán học Excel, SPSS... Trong quá trình nghiên cứu, những nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến thâm canh tre Mạy Ngừu luôn được nghiên cứu trên quan điểm tổng hợp (Ví dụ các nhân tố OM%, pHKcl, K2O, P2O5, N). Nghiên cứu ảnh hưởng riêng của các nhân tố sinh thái và ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố sinh thái không những nghiên trên địa bàn huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang mà còn được mở rộng trên các vùng nơi có tre Mạy Ngừu phân bố. Thống kê và phân tích mối liên quan tuyến tính giữa sinh trưởng ( D1.3, Hvn) với các nhân tố đó
  20. 19 Quá trình nghiên cứu của đề tài được thể hiện thông qua sơ đồ sau: Tiêu chí lựa chọn cá thể tốt Cơ sở khoa học xác định cá thể tốt Lựa chọn cá thể tốt Cơ sở khoa học giâm hom Cơ sở khoa học Nghiên cứu nhân giống cơ sở khoa Loại thuốc và nồng độ thuốc học cho kích thích ra rễ việc xác định các Quan hệ sinh trưởng của tre Cơ sở khoa học Mạy Ngừu với các nhân tố giải pháp xác định điều kiện sinh thái lập địa gây trồng kỹ thuật Phân chia điều kiện lập địa cho thâm canh trồng tre Mạy Ngừu rừng tre Mạy Ngừu Kỹ thuật chăm sóc Cơ sở khoa học và nuôi dưỡng cho chăm sóc, nuôi tại tỉnh dưỡng, khai thác Tuyên rừng tự nhiên, Kỹ thuật khai thác rừng rừng trồng Quang - Chọn cá thể tốt để làm giống Đề xuất một số chỉ - Chọn kỹ thuật phù hợp để dẫn kỹ thuật trong giâm hom trồng thâm canh - Chọn chất điều hoà sinh tre Mạy Ngừu tại trưởng huyện Yên Sơn, - Chọn đất phù hợp để trồng Tuyên Quang - Chọn biện pháp kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, và khai thác rừng Đề xuất một số chỉ dẫn kỹ thuật trong thâm canh rừng tre Mạy Ngừu Hình 2.1: Tóm tắt quá trình nghiên cứu của đề tài
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2