Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu một số cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp huyện Đoan Hùng - tỉnh Phú Thọ
lượt xem 3
download
Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm góp phần nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của quy hoạch sử dụng đất. Đánh giá tiềm năng sản xuất của đất lâm nghiệp. Bố trí sử dụng đất có hiệu quả. Lựa chọn các giải pháp tối ưu nhằm phát triển ngành lâm nghiệp của huyện. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu một số cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp huyện Đoan Hùng - tỉnh Phú Thọ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP -------------------- NGUYỄN THỊ NHƯ QUỲNH NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP HUYỆN ĐOAN HÙNG - TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP HÀ NỘI - 2009
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP --------------------- NGUYỄN THỊ NHƯ QUỲNH NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP HUYỆN ĐOAN HÙNG - TỈNH PHÚ THỌ Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRẦN HỮU VIÊN HÀ NỘI - 2009
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Lâm nghiệp là một ngành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Đối tượng sản xuất, kinh doanh của lâm nghiệp là tài nguyên rừng, bao gồm rừng và đất rừng. Tác dụng của lâm nghiệp đối với nền kinh tế có nhiều mặt, không chỉ cung cấp lâm, đặc sản rừng mà còn có tác dụng giữ đất, giữ nước và phòng hộ. Thật vậy, cuộc sống của nhân loại chỉ có thể tồn tại khi các hệ sinh thái rừng còn có khả năng tái tạo và phát triển. Vì vậy cần phải tiến hành quy hoạch lâm nghiệp nhằm bố cục hợp lý về mặt không gian tài nguyên rừng và bố trí cân đối các hạng mục sản xuất kinh doanh theo các cấp quản lý lãnh thổ và quản lý sản xuất khác nhau, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch, định hướng cho sản xuất kinh doanh lâm nghiệp đáp ứng nhu cầu lâm sản cho nền kinh tế quốc dân, cho kinh tế địa phương, cho xuất khẩu và đời sống nhân dân, đồng thời phát huy tác dụng có lợi khác của rừng. Trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nhu cầu về lâm đặc sản rừng cho các ngành, các lĩnh vực ngày càng gia tăng và đặt ra nhiều vấn đề phức tạp gây áp lực đến nguồn tài nguyên rừng, làm cho nguồn tài nguyên này ngày càng cạn kiệt. Do đó sử dụng hợp lý, có hiệu quả, bảo vệ tài ngyên rừng lâu bền đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở nước ta. Khai thác hợp lý nguồn tài nguyên rừng đã và đang trở thành mục tiêu chiến lược của một nền lâm nghiệp bền vững. Xuất phát từ nhận thức và thực tiễn trên, để góp phần hệ thống lại về lý luận quy hoạch sử dụng đất cấp huyện nhằm vận dụng những lý luận này cho phù hợp với điều kiện địa phương để làm sao kết hợp hài hòa giữa những ưu tiên, định hướng của Nhà Nước với nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân địa phương. Tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp huyện Đoan Hùng - tỉnh Phú Thọ”
- 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Nhận thức chung về quy hoạch lâm nghiệp Quy hoạch nói chung và quy hoạch lâm nghiệp nói riêng là một hoạt động định hướng nhằm sắp xếp, bố trí tổ chức các hoạt động trong không gian và thời gian một cách hợp lý vào thời điểm hiện tại và phù hợp với mục tiêu trong tương lai. Quy hoạch lâm nghiệp là tiến hành phân chia, sắp xếp hợp lý về mặt không gian tài nguyên rừng và bố trí cân đối các hạng mục sản xuất kinh doanh theo các cấp quản lý lãnh thổ và các cấp quản lý sản xuất khác nhau làm cơ sở cho việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh lâm nghiệp đáp ứng nhu cầu lâm sản cho nền kinh tế quốc dân cũng như kinh tế địa phương, đồng thời phát huy những tác dụng có lợi khác của rừng. Quy hoạch lâm nghiệp là một bộ phận cấu thành của quy hoạch tổng thể phát triển nông thôn. Do đó, công tác quy hoạch lâm nghiệp cần có sự phối hợp chặt chẽ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội nông thôn nhằm tránh sự chồng chéo, hạn chế lẫn nhau giữa các ngành. Thực chất của công tác quy hoạch là tổ chức không gian và thời gian phát triển cho một ngành hoặc một lĩnh vực sản xuất trong từng giai đoạn cụ thể. Mỗi ngành kinh tế muốn tồn tại và phát triển thì nhất thiết phải thực hiện quy hoạch, sắp xếp một cách hợp lý, mà trong đó công tác điều tra cơ bản phục vụ cho quy hoạch phát triển phải được đi trước một bước. Vấn đề quy hoạch lâm nghiệp có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với ngành lâm nghiệp nói riêng và sự phát triển kinh tế xã hội nói chung. Nếu công tác quy hoạch lâm nghiệp được chú ý quan tâm đúng mức thì sự phát triển của ngành lâm nghiệp sẽ mang lại tính bền vững, trong điều kiện ngược lại sẽ gặp những trở ngại, khó khăn. Ngày nay, khi nhu cầu của xã hội về lâm sản đáp ứng cho nguyên liệu, gỗ, củi, vv … ngày càng cao, tạo áp lực ngày càng lớn vào tài nguyên rừng và đất rừng thì vấn đề quy hoạch phát triển lâm nghiệp một cách bền vững càng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết, và đã trở thành một nguyên tắc hàng đầu
- 3 trong chiến lược phát triển lâm nghiệp của mỗi quốc gia nói riêng và trên toàn cầu nói chung. 1.2. Quy hoạch lâm nghiệp trên thế giới Sự phát triển của quy hoạch lâm nghiệp gắn liền với sự phát triển kinh tế Tư bản chủ nghĩa. Từ thế kỷ thứ XIX, khi nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa bắt đầu phát triển với tốc độ nhanh chóng theo các ngành kinh tế thì nhu cầu về gỗ bao gồm cả về khối lương và chất lượng ngày càng tăng. Vì vậy sản xuất gỗ đã tách khỏi nền kinh tế địa phương của chế độ phong kiến và bước vào thời đại kinh tế hàng hóa Tư bản chủ nghĩa. Thực tế này đòi hỏi sản xuất lâm nghiệp không thể bó hẹp trong việc sản xuất gỗ đơn thuần mà cần phải có ngay những lý luận và biện pháp nhằm đảm bảo lợi ích tối đa cho các chủ rừng đồng thời bảo vệ môi trường hướng nền lâm nghiệp phát triển theo hướng bền vững. Vì những yêu cầu khách quan đó mà những lý luận về quy hoạch lâm nghiệp đã được hình thành và phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu thực tế khách quan của xã hội loài người. Thời kỳ này đã có những công trình nghiên cứu về quy hoạch lâm nghiệp nói chung và quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp nói riêng. Đầu thế kỷ XVIII, phạm vi quy hoạch lâm nghiệp mới chỉ giải quyết việc “Khoanh khu chặt luân chuyển”, có nghĩa đem trữ lượng hoặc diện tích tài nguyên rừng chia đều cho từng năm của chu kỳ khai thác và tiến hành khoanh khu chặt luân chuyển theo trữ lượng hoặc diện tích. Phương thức này phục vụ cho phương thức kinh doanh rừng chồi, chu kỳ khai thác ngắn. Sau cách mạng công nghiệp, vào thể kỷ XIX phương thức kinh doanh rừng chồi được thay bằng phương thức kinh doanh rừng hạt với chu kỳ khai thác dài. Và phương thức “Khoanh khu chặt luân chuyển” nhường chỗ cho phương thức “Chia đều” của Hartig. Hartig đã chia đều chu kỳ khai thác thành nhiều thời kỳ lợi dụng và trên cơ sở đó khống chế lượng chặt hàng năm. Đến năm 1816, xuất hiện phương thức luân kỳ lợi dụng của H.Cotta, Cotta chia chu kỳ khai thác thành 20 thời kỳ lợi dụng và cũng lấy đó để khống chế lượng chặt hàng năm. Sau đó phương pháp “Bình quân thu hoạch” ra đời, quan điểm phương pháp này là giữ đều mức thu hoạch trong chu kỳ khai thác hiện tại, đồng thời vẫn đảm
- 4 bảo thu hoạch được liên tục trong chu kỳ sau. Và đến cuối thế kỷ XIX, xuất hiện phương pháp “Lâm phần kinh tế” của Judeich. Phương pháp này khác với phương pháp “Bình quân thu hoạch” về căn bản, Judeich cho rằng những lâm phần nào đảm bảo thu hoạch được nhiều tiền sẽ được đưa vào diện khai thác. Hai phương pháp “Bình quân thu hoạch” và “Lâm phần kinh tế” chính là tiền đề của hai phương pháp tổ chức kinh doanh và tổ chức rừng khác nhau. Phương pháp “bình quân thu hoạch” và sau này là phương pháp “Cấp tuổi” chịu ảnh hưởng của “Lý luận rừng tiêu chuẩn”, có nghĩa là rừng phải có kết cấu tiêu chuẩn về tuổi cũng như về diện tích, trữ lượng, vị trí và đưa các cấp tuổi cao vào diện tích khai thác. Hiện nay, phương pháp kinh doanh rừng này được dùng phổ biến ở các nước có tài nguyên rừng phong phú. Còn phương pháp “Lâm phần kinh tế” và hiện nay là phương pháp “Lâm phần” không căn cứ vào tuổi rừng mà dựa vào đặc điểm cụ thể của mỗi lâm phần tiến hành phân tích, xác định sản lượng và biện pháp kinh doanh. Cũng từ phương pháp này, còn phát triển thành “Phương pháp kinh doanh lô” và “Phương pháp kiểm tra”[21]. Năm 1929 bang Wiscosin đã ra đạo luật sử dụng đất đai trong đó có quy định nguyên tắc sử dụng đất lâm nghiệp, tiếp theo xây dựng kế hoạch sử dụng đất đầu tiên cho vùng Oneide của Wiscosin, kế hoạch này đã xác định các diện tích cho sử dụng lâm nghiệp, nông nghiệp và nghỉ ngơi giải trí [24]. Năm 1946 Jack G.V đã cho ra đời chuyên khảo đầu tiên về phân loại đất đai với tên là “Phân loại đất đai cho quy hoạch sử dụng đất”. Đây cũng là tài liệu đầu tiên đề cập, đánh giá tiềm năng của đất đai và được coi là căn cứ quan trọng cho công tác quy hoạch sử dụng đất nông - lâm nghiệp. Năm 1966 Hội đất học và Hội nông dân Mỹ cho ra đời chuyên khảo về hướng dẫn điều tra đất, đánh giá khả năng của đất và ứng dụng quy hoạch sử dụng đất vào sản xuất. Năm 1967 Hội đồng nông nghiệp Châu Âu đã phối hợp với FAO tổ chức nhiều hội nghị về phát triển nông thôn và quy hoạch sử dụng đất. Các hội nghị này khẳng định rằng quy hoạch vùng nông thôn trong đó quy hoạch cho các ngành sản
- 5 xuất như nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, chế biến nhỏ … cũng như quy hoạch cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông phải dựa trên cơ sở quy hoạch đất đai. Năm 1972 tác giả Haber (Đức) đã cho xuất bản tài liệu “Khái niệm về sử dụng đất khác nhau”, đây được coi là lý thuyết sinh thái về quy hoạch sử dụng đất quan trọng trong nông lâm nghiệp dựa trên quan điểm về mối quan hệ hợp lý giữa tính đa dạng của hệ sinh thái cũng như tính ổn định của chúng với năng suất và khả năng điều chỉnh. Vấn đề lập kế hoạch sử dụng và quản lý tài nguyên đất cũng được các nhà khoa học ở các quốc gia đặc biệt quan tâm. Khởi đầu, công tác lập kế hoạch được xây dựng bằng cách tiếp cận một chiều từ trên xuống. Tuy nhiên, phương pháp này sớm bộc lộ những nhược điểm của nó, đó là thiếu vắng sự đóng góp của cộng đồng dân cư sở tại dẫn đến hiệu quả thực tế không cao. Về sau, những nghiên cứu về quy hoạch và quản lý rừng cộng đồng ở Nepal đã chứng tỏ ưu thế của cách tiếp cận mới, đó là cách tiếp cận lấy người dân làm trung tâm trong công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển của cộng đồng. Dựa trên những kết quả thực tiễn ở Ấn độ, cuối những năm 70 đến đầu những năm 80 của thế kỷ trước, ở nhiều quốc gia trên thế giới các phương pháp điều tra, đánh giá truyền thống dần được thay thế bằng các phương pháp điều tra đánh giá có sự tham gia của người dân (PRA) và đánh giá nhanh nông thôn (RRA). Phương pháp này nhanh chóng thể hiện được ưu thế và hiệu quả nổi trội của nó trong việc điều tra, đánh giá, lập kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất nói chung và đất lâm nghiệp nói riêng. Năm 1985, tại Hội nghị RRA ở Đại học KhonKean (Thái Lan) từ “Sự tham gia/người tham gia” được sử dụng với sự tiếp tục của RRA. Năm 1994 đã có hai cuộc hội thảo quốc tế về PRA tại Ấn độ, đến nay có hơn 30 nước đã và đang áp dụng PRA vào việc phát triển các lĩnh vực: - Quản lý tài nguyên thiên nhiên - Nông nghiệp - Các chương trình xã hội và xóa đói gảm nghèo
- 6 - Y tế và an toàn lương thực … Ở chương trình Hội thảo quốc tế tại Việt Nam (1998) cũng đã đề cập một cách chi tiết khái niệm về sự tham gia và đề xuất các chiến lược QHSDĐ cũng như giao đất. Ngày nay, PRA và RRA đã dần dần được hoàn thiện, thể hiện được vai trò không thể thiếu của nó trong mọi hoạt động thuộc lĩnh vực lập kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất. 1.3. Quy hoạch lâm nghiệp ở Việt Nam 1.3.1. Một số nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn của quy hoạch lâm nghiệp 1.3.1.1. Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp - Ở Việt Nam, từ thế kỷ XV trong “Vân đài loại ngữ” của Lê Quý Đôn đã khuyên nông dân áp dụng luân canh với cây họ đậu để tăng năng suất lúa. - Trong thời kỳ Pháp thuộc các công trình nghiên cứu đánh giá và quy hoạch sử dụng đất đã được các nhà khoa học Pháp nghiên cứu phát triển với quy mô rộng. - Từ năm 1955 1975, công tác điều tra phân loại đã được tổng hợp một cách có hệ thống trong phạm vi toàn miền Bắc. Nhưng đến sau năm 1975 các số liệu nghiên cứu về phân loại đất mới được thống nhất. Xung quanh chủ đề phân loại đất đã có nhiều công trình khác triển khai thực hiện trên các vùng sinh thái (Ngô Nhật Tiến, 1986; Đỗ Đình Sâm, 1994; …). Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trên chỉ mới dừng lại ở mức độ nghiên cứu cơ bản, thiếu biện pháp đề xuất cần thiết cho việc sử dụng đất, công tác điều tra phân loại đã chưa đi sâu gắn liền với công tác sử dụng đất. Những thành tựu về nghiên cứu đất đai trong giai đoạn trên là cơ sở quan trọng góp phần vào việc bảo vệ, cải tạo, quản lý và sử dụng đất đai một cách có hiệu quả trong cả nước. Tuy nhiên, ở nước ta vấn đề quy hoạch sử dụng đất mới chỉ được nghiên cứu và ứng dụng ở cấp vĩ mô với những kết quả nghiên cứu còn tản mạn, chưa có sự phân tích tổng hợp thành cơ sở lý luận để có thể áp dụng vào thực tiễn. - Công trình “sử dụng đất tổng hợp và bền vững” của tác giả Nguyễn Xuân Quát (1996) [14] đã phân tích tình hình sử dụng đất đai cũng như mô hình sử dụng
- 7 đất tổng hợp bền vững, mô hình khoanh nuôi và phục hồi rừng ở Việt Nam. Đồng thời đề xuất tập đoàn cây trồng thích hợp cho các mô hình sử dụng đất này. - Trong công trình “Đất rừng Việt Nam” [1], Nguyễn Ngọc Bình đã đưa ra những quan điểm nghiên cứu và phân loại đất rừng trên cơ sở những đặc điểm cơ bản của đất rừng Việt Nam. - Năm 1996, công trình quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ổn định ở vùng trung du và miền núi nước ta của tác giả Bùi Quang Toản đã đề xuất sử dụng đất nông nghiệp vùng đồi núi và trung du. - Năm 1996, vấn đề sử dụng đất đai gắn liền với việc bảo vệ độ phì nhiêu của đất và môi trường sinh thái ở vùng đồi núi trung du phía Bắc Việt Nam, đã được Lê Vĩ đề cập tới trên các khía cạnh sau: + Tiềm năng đất vùng trung du. + Hiện trạng sử dụng đất vùng trung du. + Các kiến nghị về sử dụng đất bền vững. - Tác giả Vũ Văn Mễ và Desloges năm 1996 đã thử nghiệm phương pháp quy hoạch sử dụng đất có người dân tham gia tại Quảng Ninh [9] đã đề xuất 6 nguyên tắc và các bước cơ bản trong QHSDĐ trong đó cấp xã đóng vai trò phát triển trong phương pháp quy hoạch. Sáu nguyên tắc đó là: Kết hợp hài hòa giữa ưu tiên của Chính phủ và nhu cầu nguyện vọng của nhân dân địa phương; tiến hành trong khuôn khổ luật định và các nguồn lực hiện có tại địa phương; đảm bảo tính công bằng, chú ý đến cộng đồng dân tộc miền núi, nhóm người nghèo và vai trò của phụ nữ; đảm bảo phát triển bền vững; đảm bảo nguyên tắc cùng tham gia; kết hợp hướng tới mục tiêu phát triển cộng đồng. - Trong khuôn khổ của chương trình hợp tác kỹ thuật Việt - Đức, dự án phát triển lâm nghiệp xã hội Sông Đà đã nghiên cứu và thử nghiệm phương pháp quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp tại hai xã của hai huyện Yên Châu (Sơn La) và Tủa Chùa (Lai Châu) trên cơ sở hướng dẫn của Cục kiểm lâm. Với cách làm 6 bước và lấy cấp thôn bản làm đơn vị chính để quy hoạch, giao đất lâm nghiệp và áp dụng cách tiếp cận lâm nghiệp xã hội đối với cộng đồng dân tộc vùng cao có thể
- 8 là kinh nghiệm tốt. - Năm 1997, Đặng Văn Phụ; Hà Quang Khải trong chương trình tập huấn hỗ trợ lâm nghiệp xã hội (LNXN) của trường Đại học Lâm nghiệp đã đưa ra khái niệm về hệ thống sử dụng đất và đề xuất một số hệ thống, kỹ thuật sử dụng đất bền vững trong điều kiện Việt Nam [7]. Trong đó các tác giả đã đi sâu phân tích về: + Quan điểm về tính bền vững. + Khái niệm tính bền vững và phát triển bền vững. + Hệ thống sử dụng đất bền vững. + Kỹ thuật sử dụng đất bền vững. + Các chỉ tiêu đánh giá tính bền vững trong các hệ thống và kỹ thuật sử dụng đất. - Tài liệu tập huấn về quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp có sự tham gia của người dân, tác giả Trần Hữu Viên (1997) đã kết hợp phương pháp quy hoạch sử dụng đất trong nước và của một số dự án quốc tế đang áp dụng tại một số vùng có dự án ở Việt Nam [12]. Trong đó, tác giả đã trình bày về khái niệm và nguyên tắc chỉ đạo quy hoạch sử dụng đất và giao đất có người dân tham gia. - Trong tài liệu hướng dẫn công tác quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp có sự tham gia của người dân, Đoàn Diễm (1997) đã tập chung vào các chủ đề sau: + Phương pháp quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp ở Việt Nam. + Phương pháp quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp của dự án GCP/VIE/024/ITA. + Những tồn tại của quy hoạch sử dụng đất, giao đất lâm nghiệp ở Việt Nam và thế giới. + Kiến nghị phương pháp quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp đơn giản có sự tham gia của người dân. - Vấn đề QHSDĐ cấp vi mô có sự tham gia của người dân mới được nghiên cứu và ứng dụng trong những năm gần đây - Năm 1999, PGS.TS Trần Hữu Viên và T.S Lê Sỹ Việt đã nêu rõ: xã là một
- 9 đơn vị quản lý hành chính nhỏ nhất, là đơn vị quản lý và tổ chức sản xuất lâm nghiệp trong các thành phần kinh tế tập thể và tư nhân. Công tác quy hoạch cần giải quyết những nội dung sản xuất, các giải pháp kinh tế, kỹ thuật thật chi tiết, tỷ mỷ và cụ thể. - Chương trình phát triển nông thôn miền núi giai đoạn 1996 - 2000 trên phạm vi 5 tỉnh: Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ đã tiến hành thử nghiệm quy hoạch phát triển nông thôn lâm nghiệp cấp xã trên cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển cấp thôn và hộ gia đình. - Từ kết quả nghiên cứu của đề tài nghiên cứu sinh, năm 1999 và 2000 Nguyễn Bá Ngãi cùng nhóm tư vấn của dự án khu vực lâm nghiệp Việt Nam - ADB đã nghiên cứu và thử nghiệm phương pháp quy hoạch, xây dựng tiểu dự án cấp xã. Mục tiêu là đưa ra một phương pháp quy hoạch nông lâm nghiệp cấp xã có sự tham gia của người dân để xây dựng dự án nông lâm nghiệp cho 50 xã của tỉnh Thanh Hóa, Gia Lai, Phú Yên và Quảng Trị. - Trong những năm gần đây, các chương trình và dự án nông lâm nghiệp như dự án PAM, dự án trồng rừng Việt - Đức tại Lạng Sơn, Hà Bắc, Thanh Hóa, Quảng Ninh …do GTZ tài trợ cũng đã sử dụng triệt để phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia. 1.3.1.2. Quy hoạch lâm nghiệp Trong giai đoạn trước năm 1993 nhìn chung quy hoạch sử dụng đất được thực hiện bởi tổ chức chuyên môn trong ngành. Căn cứ vào các định hướng phát triển ở TW có Viện điều tra quy hoạch rừng, ở tỉnh có các đoàn, đội điều tra quy hoạch tiến hành quy hoạch tổng thể cấp vĩ mô. Các đối tượng quy hoạch lâm nghiệp hiện nay ở nước ta gồm có: 1) Quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý SXKD Quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý SXKD bao gồm: Quy hoạch tổng công ty lâm nghiệp, công ty lâm nghiệp; quy hoạch lâm trường; quy hoạch lâm nghiệp cho các đối tượng khác (quy hoạch cho các khu rừng phòng hộ, quy hoạch các khu rừng đặc dụng, quy hoạch phát triển sản xuất lâm nông nghiệp cho cộng
- 10 đồng làng bản và trang trại lâm nghiệp hộ gia đình). Các nội dung quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý sản xuất kinh doanh là khác nhau tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi đơn vị và thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất lâm nghiệp mà lựa chọn các nội dung quy hoạch cho phù hợp. 2) Quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý lãnh thổ Ở nước ta, các cấp quản lý lãnh thổ bao gồm các đơn vị quản lý hành chính: Từ toàn quốc tới tỉnh (thành phố trực thuộc TW), huyện (thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã, quận) và xã (phường). Để phát triển, mỗi đơn vị đều phải xây dựng phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển các ngành sản xuất và quy hoạch dân cư, phát triển xã hội …. Ở những đối tượng có tiềm năng phát triển lâm nghiệp thì quy hoạch lâm nghiệp là một vấn đề quan trọng, làm cơ sở cho việc phát triển sản xuất nghề rừng nói riêng và góp phần phát triển kinh tế - xã hội nói chung trên địa bàn. Quy hoạch lâm nghiệp toàn quốc Quy hoạch lâm nghiệp toàn quốc là quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp trên phạm vi lãnh thổ quốc gia nhằm giải quyết một số vấn đề cơ bản, bao gồm: Xác định phương hướng nhiệm vụ chiến lược phát triển lâm nghiệp toàn quốc. Quy hoạch đất đai tài nguyên rừng theo các chức năng (sản xuất, phòng hộ và đặc dụng). Quy hoạch bảo vệ, nuôi dưỡng và phát triển tài nguyên rừng hiện có. Quy hoạch tái sinh rừng (bao gồm tái sinh tự nhiên và trồng rừng), thực hiện nông lâm kết hợp. Quy hoạch lợi dụng rừng, chế biến lâm sản gắn với thị trường tiêu thụ. Quy hoạch tổ chức sản xuất, phát triển nghề rừng, phát triển lâm nghiệp xã hội. Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, xác định tiến độ thực hiện. Do đặc thù khác với ngành kinh tế khác, cho nên thời hạn quy hoạch lâm nghiệp thường được thực hiện trong thời gian 10 năm và các nội dung quy hoạch được thực hiện tùy theo các vùng kinh tế lâm nghiệp. Quy hoạch lâm nghiệp cấp tỉnh Quy hoạch lâm nghiệp cấp tỉnh giải quyết những vấn đề: Xác định phương hướng nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp trong phạm vi tỉnh căn cứ vào phương hướng
- 11 nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, căn cứ quy hoạch lâm nghiệp toàn quốc đồng thời căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh. Tiến hành quy hoạch đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh theo ba chức năng: Rừng sản xuât, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, căn cứ vào điều kiện đất đai tài nguyên rừng, đồng thời căn cứ vào nhu cầu phòng hộ và các nhu cầu đặc biệt khác. Quy hoạch bảo vệ, nuôi dưỡng và phát triển tài nguyên rừng hiện có. Quy hoạch tái sinh rừng (bao gồm tái sinh tự nhiên và trồng rừng), thực hiện nông lâm kết hợp. Quy hoạch lợi dụng rừng, chế biến lâm sản gắn với thị trường tiêu thu. Quy hoạch tổ chức sản xuất, phát triển nghề rừng, phát triển lâm nghiệp xã hội. Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải. Xác định tiến độ thực hiện. Quy hoạch lâm nghiệp cấp huyện Quy hoạch lâm nghiệp cấp huyện về cơ bản các nội dung quy hoạch lâm nghiệp cũng tượng tự như quy hoạch lâm nghiệp tỉnh, tuy nhiên nó được thực hiện cụ thể, chi tiết hơn và được tiến hành trên phạm vi địa bàn huyện. Quy hoạch lâm nghiệp huyện đề cập giải quyết các vấn đề sau: - Căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của huyện, căn cứ vào phương án phát triển lâm nghiệp của tỉnh và điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội, đặc biệt là điều kiện tài nguyên rừng của huyện để xác định phương hướng nhiệm vụ phát triển trên địa bàn huyện. - Căn cứ phương hướng phát triển lâm nghiệp huyện và điều kiện đất đai tài nguyên rừng, nhu cầu phòng hộ và nhu cầu đặc biệt khác. Tiến hành quy hoạch đất lâm nghiệp trong huyện theo 3 chức năng: sản xuất, phòng hộ và đặc dụng. - Quy hoạch bảo vệ, nuôi dưỡng tài nguyên rừng hiện có. - Quy hoạch các biện pháp tái sinh rừng: Trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên. Quy hoạch thực hiện nông lâm kết hợp và sản xuất hỗ trợ trên đất lâm nghiệp. - Quy hoạch khai thác lợi dụng lâm đặc sản, chế biến lâm sản gắn liền với thị trường tiêu thụ.
- 12 - Quy hoạch tổ chức sản xuất lâm nghiệp, quy hoạch đất lâm nghiệp cho các thành phần kinh tế trong huyện, tổ chức phát triển lâm nghiệp xã hội. - Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải. - Xác định tiến độ thực hiện. Thời gian quy hoạch lâm nghiệp cấp huyện thường là 10 năm. Các nội dung quy hoạch lâm nghiệp cũng cần phải phù hợp với phương hướng phát triển kinh tế - xã hội chung của từng tiểu vùng trong huyện. Quy hoạch lâm nghiệp cấp xã Xã là đơn vị hành chính nhỏ nhất, là dơn vị cơ bản quản lý và tổ chức sản xuất lâm nghiệp trong các thành phần kinh tế tập thể và tư nhân. Quy hoạch lâm nghiệp trên địa bàn xã cần chi tiết cụ thể hơn và được tiến hành trong thời gian 10 năm. Quy hoạch lâm nghiệp xã thường tiến hành các nội dung sau: Điều tra các điều kiện cơ bản của xã hội có liên quan đến sản xuất lâm nghiệp như điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện tài nguyên rừng. Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, căn cứ vào quy hoạch cấp huyện và các điều kiện cơ bản của xã, xác định phương hướng nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp trên địa bàn xã. Quy hoạh đất đai trong xã theo ngành và theo đơn vị sử dụng. Xác định rõ mối quan hệ giữa các ngành sử dụng đất đai trên địa bàn xã. Căn cứ phương hướng pháp triển, các điều kiện về nhu cầu phòng hộ và các nhu cầu đặc biệt khác (nếu có) phân chia đất lâm nghiệp theo ba chức năng sử dụng: Sản xuất, phòng hộ, đặc dụng. Quy hoạch các nội dung sản xuất kinh doanh lợi dụng rừng, bố trí không gian, tổ chức các biện pháp kinh doanh lợi dụng rừng: bảo vệ và nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng và tái sinh phục hồi rừng, nông lâm kết hợp, khai thác, chế biến các loại lâm sản, đặc sản phục vụ nhu cầu của địa phương và thị trường, quy hoạch các nội dung sản xuất hỗ trợ. Quy hoạch tổ chức sản xuất lâm nghiệp cho các thành phần kinh tế trong xã gắn với phát triển lâm nghiệp xã hội. Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, các công trình phục vụ sản xuất và đời sống. Ước tính đầu tư và hiệu quả: Ước tính đầu tư lao động tiền vốn, vật tư thiết bị. Hiệu quả đầu tư cần được đánh giá đầy đủ trên các mặt kinh tế - xã hội, môi trường. Xác định tiến độ để
- 13 thực hiện. Về cơ bản nội dung quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý lãnh thổ từ toàn quốc đến tỉnh, huyện, xã là tương tự như nhau. Tuy nhiên mức độ giải quyết khác nhau về chiều sâu và chiều rộng tùy theo các cấp. Từ trước tới nay, công tác quy hoạch lâm nghiệp đã được triển khai trên toàn quốc ở nhiều cấp độ, quy mô khác nhau phục vụ cho mục tiêu phát triển ngành. Song căn cứ vào yêu cầu, trong mỗi giai đoạn cụ thể, trong từng thời điểm, căn cứ vào nguồn vốn được cấp và yêu cầu mức độ kỹ thuật khác nhau mà nội dung các phương án quy hoạch, dự án đầu tư cũng được điều chỉnh cho phù hợp. 1.3.2. Đánh giá ban đầu về vấn đề nghiên cứu ở Việt Nam Từ đầu những năm 1990 đến nay, cùng với sự hợp tác với các nhà khoa học và tổ chức quốc tế, các nhà khoa học nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu và thử nghiệm về quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt là quy hoạch phát triển lâm nghiệp. Từ kết quả của những nghiên cứu đó, có thể rút ra một số kết luận chủ yếu sau: - Tuy có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều dự án thực hiện quy hoạch lâm nghiệp cấp địa phương. Nhưng những thử nghiệm này đều chưa được tổng kết, đánh giá và phát triển thành phương pháp luận. - Phương pháp QHSDĐ trong nông - lâm nghiệp chưa thật sự thống nhất ở mỗi một địa phương. - Phương pháp quy hoạch có sự tham gia của người dân mới được áp dụng trong công tác QHSDĐ tuy đã đạt được một số thành công nhưng chưa được tổng kết nên chưa xây dựng được phương pháp chung nhất cho quy hoạch nông - lâm nghiệp. - Thiếu sự phối kết hợp giữa ngành nông - lâm nghiệp với các ngành kinh tế khác trong việc xây dựng phương án QHSDĐ dẫn tới việc lúng túng, chồng chéo trong sử dụng đất ở nhiều địa phương. - Thiếu các nghiên cứu cơ bản hỗ trợ cho các công tác QHLN ở từng địa phương, cụ thể là một số vấn đề cần tiến hành nghiên cứu trước tiên như: đánh giá
- 14 tiềm năng đất đai, nghiên cứu chiến lược thị trường tiêu thụ lâm nông sản, nghiên cứu tập đoàn cây trồng … dẫn tới tính khả thi của phương án QHLN không cao. - Nội dung của quy hoạch nông - lâm nghiệp tuy đã được xác định tương đối rõ ràng ở một số nghiên cứu và chương trình, dự án nhưng vẫn còn nhầm lẫn giữa quy hoạh sử dụng đất và quy hoạch lâm nghiệp. Chưa xác định rõ mối quan hệ giữa quy hoạh cấp xã với quy hoạch cấp trên, tính thống nhất và tính riêng rẽ giữa quy hoạch cấp xã với quy hoạch cấp thôn bản. - Cơ sở khoa học cho quy hoạch sử dụng đất cấp xã chưa rõ ràng, thực tiễn về quy hoạch cấp xã chưa có nhiều để tổng kết và đánh giá, phương án khả thi chưa cao. Vì vậy nhiều vấn đề đang đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu. Xuất phát từ thực trạng quản lý và sử dụng đất của nhiều địa phương trong cả nước cũng như nhìn nhận được thiếu sót của những nghiên cứu đã có trước đây, trong luận văn tốt nghiệp của mình tôi xin đi sâu, tìm hiểu, nghiên cứu tình hình quản lý và sử dụng đất phát triển sản xuất lâm nghiệp ở huyện Đoan Hùng của tỉnh Phú Thọ với huy vọng nghiên cứu này sẽ đóng góp phần nhỏ làm tăng sự phong phú về các công trình nghiên cứu về quy hoạch phát triển lâm nghiệp của Việt Nam đồng thời sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho công tác quy hoạch sử dụng đất phát triển lâm nghiệp của huyện Đoan Hùng nói riêng và các địa phương khác trong cả nước nói chung. 1.3.3. Các văn bản chính sách Nhà Nước liên quan đến quy hoạch lâm nghiệp - Hiến pháp của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 nêu tại điều 18 chương II của hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam đã quy định “Đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân do Nhà Nước thống nhất quản lý theo pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đính, đạt hiệu quả cao. Nhà Nước giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài”. - Ngày 24/07/1993, Chủ tịch nước công bố ban hành Luật đất đai được Quốc hội khóa IX thông qua tại kỳ họp thứ 3 ngày 14/07/1993, sau đó là các Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 1998, năm 2001 và năm 2003 luật đất đai mới ra đời. Luật đất đai ra đời đã hợp pháp hóa cho người sử dụng đất, quy định về
- 15 quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đai. - Luật Bảo vệ và phát triển rừng được ban hành đầu tiên năm 1991, sau đó năm 2004 luật Bảo vệ và phát triển rừng mới ra đời. - Sau khi có Luật đất đai và Luật bảo vệ phát triển rừng, một loạt các chính sách như: + Quyết định số 264/CT ngày 22/07/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về chính sách đầu tư phát triển rừng. + Nghị định 64/CP ngày 27/09/1993 của Chính phủ về giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích nông nghiệp. + Nghị định số 02/CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ ban hành quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, các nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. + Quyết định số 202/TTg ngày 02/05/1994 của Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản quy định về việc khoán bảo vệ rừng - khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng. + Nghị định số 01/CP ngày 04/01/1995 của Chính phủ về giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trong các doanh nghiệp. + Quyết định số 661/TTg ngày 29/07/1998 của Chính phủ về thực hiện dự án trồng rừng 5 triệu ha với mục tiêu 2010 cả nước đạt 14,3 triệu ha rừng, đạt tỷ lệ che phủ 43%. + Nghị định số 163/1999 NĐ - CP ngày 16/11/1999 của chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, các nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích Lâm nghiệp [23]. + Quyết định số 178/2001 QĐ - TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất Lâm nghiệp. + Luật đất đai năm 2003 quy định rõ 3 loại đất (đất nông nghiệp; đất phi nông nghiệp; đất chưa sử dụng) và 6 quyền sử dụng (được cấp giấy chứng nhận
- 16 quyền sử dụng đất; hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất; hưởng các lợi ích do công trình của Nhà Nước về bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp; được Nhà Nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp; được Nhà Nước bảo hộ khi bị người khác sâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình; khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai). - Đặc biệt trong giai đoạn này Quốc hội và chính phủ đã ban hành một loạt các hệ thống luật pháp và những chính sách quan trọng nhằm tăng cường công tác bảo vệ phát triển rừng và quản lý rừng bền vững đó là: + Luật bảo vệ và phát triển rừng (năm 1991 và năm 2004) [2]. + Luật đất đai (năm 1993) bổ sung luật đất đai vào các năm (1998, 2001) và năm 2003 ban hành luật đất đai sửa đổi [10]. + Nghị định 170/HĐVT (năm 1993) của Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ về chính sách đối với kinh tế cá thể, xí nghiệp tư nhân trong nông lâm nghiệp. + Quyết định 264/CP (năm 1992) của Chính phủ về tín dụng vay vốn ưu đãi để trồng rừng sản xuất. + Quyết định 245/1998/QĐ/TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà Nước của các cấp về rừng và đất rừng [22]. + Quyết định 187/1999/TTg ngày 16/09/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý lâm trường quốc doanh. + Quyết định 327/QĐ/CT ngày 15/09/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ban hành một số chủ trương, chính sách sử dụng đất trống, đồi núi trọc, rừng, bãi bồi ven biển và mặt nước. + Quyết định 202/TTg ngày 02/05/1994 của Thủ tướng Chính phủ về quy định khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng. + Quyết định 08/2001/QĐ - TTg, của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên. + Thông tư 95/2004/TT - BTC ngày 11/10/2004 của Bộ tài chính về việc hướng dẫn một số chính sách hỗ trợ tài chính và ưu đãi về thuế phát triển vùng nguyên liệu và công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và muối.
- 17 + Công văn 2691/BNN - HTX ngày 08/11/2004 của Bộ NN & PTNT về việc hướng dẫn thực hiện kế hoạch năm 2005 về các dự án thuộc chương trình xóa đói giảm nghèo, việc làm, chương trình 135. + Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 28/2004/CT - TTg về việc kiểm kê đất đai năm 2005; thông tư số 01/2005/TT - BTNMT của Bộ tài nguyên và môi trường hướng dẫn một số điều của nghị định số 181/2004NĐ - CP ngày 29/10/2004. + Định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng (Ban hành kèm theo quyết định: 38/2005/QĐ - BNN ngày 06/07/2005 của Bộ NN & PTNT). + Quyết định 61 về quy định tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ và quyết định 62 quy định về tiêu chí phân loại rừng đặc dụng (năm 2005). + Quy chế quản lý rừng năm 2006 quy định về việc tổ chức quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất, bao gồm diện tích có rừng và diện tích không có rừng đã được Nhà Nước giao, cho thuê hoặc quy hoạch cho lâm nghiệp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 495 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 376 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 527 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 334 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 269 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 264 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 216 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 208 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn