intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài Dẻ anh (Castanopsis piriformis Hickel & A. Camus) tại Lâm Đồng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:82

28
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài Dẻ anh (Castanopsis piriformis Hickel & A. Camus) tại Lâm Đồng” nhằm góp phần bổ sung và hoàn thiện thêm những cơ sở khoa học về loài Dẻ anh, đây cũng là cơ sở để đề xuất xây dựng các qui trình trồng và quản lý một loài cây bản địa đa tác dụng, có giá trị, bổ sung vào tập đoàn cây trồng cho vùng Tây Nguyên. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài Dẻ anh (Castanopsis piriformis Hickel & A. Camus) tại Lâm Đồng

  1. bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé n«ng nghiÖp vµ ptnt tr­êng ®¹i häc l©m nghiÖp ----------------***-------------- NguyÔn Toµn Th¾ng NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA LOÀI DẺ ANH (Castanopsis piriformis hickel & A. camus) TẠI LÂM ĐỒNG luËn v¨n th¹c sÜ khoa häc l©m nghiÖp Hµ Néi - 2008
  2. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và trải dài theo nhiều vĩ độ, với 2/3 diện tích đất đồi núi, do đó tài nguyên rừng có vai trò đặc biệt trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường ở nước ta. Do nhiều nguyên nhân khác nhau như sức ép gia tăng dân số, du canh du cư, đốt nương làm rẫy, khai thác rừng không kiểm soát, cháy rừng, chiến tranh,... nên diện tích và chất lượng rừng nước ta bị suy giảm liên tục trong thời gian dài, đặc biệt trong giai đoạn 1980 - 1985 trung bình mỗi năm chúng ta mất đi khoảng 235.000 ha rừng. Từ năm 1990 trở lại đây, diện tích và độ che phủ rừng đã tăng lên liên tục nhờ trồng rừng và phục hồi rừng tự nhiên, đặc biệt là chương trình 327 (phủ xanh đất trống đối núi trọc); Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng; chỉ thị số 286/TTg ngày 02/05/1997 cấm khai thác rừng tự nhiên của Chính phủ,... cùng với sự hỗ trợ của nhiều dự án quốc tế như PAM, KfW (Đức); JICA (Nhật Bản),.... Theo thống kê đến 31/12/2007, diện tích rừng toàn quốc là 12.837.333 ha (độ che phủ 38,2%) (Bộ NN&PTNT, 2008) 6. Mặc dù diện tích rừng tăng nhưng trữ lượng và chất lượng rừng chưa được cải thiện rõ rệt, chủ yếu rừng tự nhiên hiện nay thuộc đối tượng rừng nghèo kiệt, giá trị kinh tế, phòng hộ, đa dạng sinh học,... không cao. Rừng trồng sản xuất mới chỉ là rừng trồng nguyên liệu, gỗ nhỏ. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, việc phát triển các loài cây bản địa đa tác dụng đang rất được quan tâm, dẻ ăn hạt là một trong những loài cây đó. Lâm Đồng có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình khá đa dạng vừa có khí hậu nhiệt đới, vừa có khí hậu á nhiệt đới, địa hình có sự chênh lệch về độ cao tạo điều kiện phân bố của nhiều loài dẻ với 3 chi khoảng 42 loài, trong đó có một số loài dẻ ăn hạt (Nông Văn Tiếp, Lương Văn Dũng, 2007) 33. Các loài dẻ này chủ yếu thuộc chi Castanopsis mọc thành quần thụ, có nơi
  3. 2 mọc tập trung với mật độ cao và trở thành ưu hợp dẻ (Trần Văn Con, 2005) 9. Nhận thức được giá trị của loài dẻ này, năm 2005 người dân một số tỉnh như Kon Tum, Lâm Đồng đã đề nghị Bộ NN&PTNT cho nghiên cứu và gây trồng các loài cây này trong vùng để góp phần xóa đói giảm nghèo nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Dẻ ăn hạt là loài cây lá rộng bản địa, đa tác dụng: gỗ có thể làm nhà, đồ gia dụng,... đặc biệt hạt dẻ là loại thực phẩm có giá trị, hạt có nhiều tinh bột, tuỳ theo loài hàm lượng tinh bột có thể chiếm tới 40 - 60%, đường 10 - 22%, protêin 5 - 11%, chất béo 2 - 7,4%, có nhiều Vitamin A, B1, B2, C và nhiều khoáng chất, thơm ngon bổ dùng trong chế biến bánh kẹo, bột dinh dưỡng (Nguyễn Hữu Lộc, 2003) 27. Trong các loại dẻ ăn hạt được phát hiện ở Lâm Đồng thì Dẻ anh là một trong những loại dẻ có giá trị cao và được người dân ưa chuộng, có thời kỳ khó khăn hạt Dẻ anh được ăn để chống đói ở Di Linh, Dẻ anh có thể sử dụng để trồng rừng đa mục đích (Nông Văn Tiếp, Lương Văn Dũng, 2007) 33. Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu về dẻ ăn hạt được tiến hành ở nhiều nơi như Dẻ Trùng Khánh, Dẻ Yên Thế,... song đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu chi tiết về đặc điểm lâm học của loài Dẻ anh tại Lâm Đồng. Trong khi đó nhu cầu gây trồng và phát triển loài dẻ này tại địa phương là rất cấp thiết. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài Dẻ anh (Castanopsis piriformis Hickel & A. Camus) tại Lâm Đồng” nhằm góp phần bổ sung và hoàn thiện thêm những cơ sở khoa học về loài Dẻ anh, đây cũng là cơ sở để đề xuất xây dựng các qui trình trồng và quản lý một loài cây bản địa đa tác dụng, có giá trị, bổ sung vào tập đoàn cây trồng cho vùng Tây Nguyên, nhằm khai thác tối ưu những giá trị của rừng dẻ tự nhiên, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và xoá đói giảm nghèo cho người dân trong vùng.
  4. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới 1.1.1. Tên gọi và phân loại Theo một số tài liệu nghiên cứu trên thế giới thì loài Dẻ anh có các tên khoa học sau: Castanopsis piriformis Hickel & A. Camus dẫn theo 24, 51. Castanopsis piriformis (Seem.) Hickel & A. Camus dẫn theo 24. Lithocarpus piriformis (Seem.) Rehd dẫn theo 24. Lithocarpus pyriformis (Von Seemen) Rehder 49; 52. Như vậy, các tên gọi Dẻ anh đều có một số nét giống nhau là đều nằm trong cùng họ Dẻ nhưng khác nhau ở tên chi (Castanopsis hoặc Lithocarpus), cùng tên loài, nhưng khác nhau ở tên tác giả, điều này cho thấy Dẻ anh là loài được nhiều nhà phân loại thực vật quan tâm và được phát hiện ở nhiều nơi. Ngoài danh pháp quốc tế, ở mỗi nước lại có những tên gọi khác nhau, trong tiếng Anh hạt dẻ có tên chung là Chestnut, ở Lào có tên là Co 24,48. Họ Dẻ là một họ thực vật lớn và được nhiều nhà khoa học quan tâm, vì vậy trên thế giới cũng có khá nhiều quan điểm khác nhau khi nghiên cứu về phân loại họ Dẻ, tuy nhiên hệ thống phân loại của Takhtajan A. L. (1996) là đầy đủ và hợp lý hơn cả. Theo hệ thống phân loại này, họ Dẻ được chia thành 4 phân họ với 7 chi: Castanea, Castanopsis, Fagus, Lithocarpus, Chrysolepis, Trigonobalanus và Quercus. Theo hệ thống phân loại mới, Dẻ anh có tên khoa học là Castanopsis piriformis Hickel & A. Camus thuộc chi Castanopsis họ Fagaceae, bộ Fagales, lớp Magnoliopsida, ngành Magnoliophyta 46; 49.
  5. 4 1.1.2. Về hình thái Trên thế giới cũng đã có nhiều tác giả nghiên cứu, mô tả hình thái Dẻ anh, trong đó có nhiều công trình nghiên cứu mô tả khá kỹ về đặc điểm thân, cành, lá, rễ và các cơ quan sinh sản. Theo Lecomte (1910 - 1928) thì lá Dẻ anh dài 13 - 16 cm, rộng 3 - 5,5 cm, gân lá có 7 - 8 cặp, cuống hoa đực dài 10 - 12 cm, hoa cái dài 15 cm, quả có kích thước 2 - 2,5 cm 50. Theo mô tả của Khamleck (2004) 24 Dẻ anh là cây gỗ lớn, cao 20 - 25 m, đường kính 40 - 60 cm, lá hình thon, dài 12 - 14 cm, rộng 4 - 4,7 cm, mép lá nguyên, gân phụ 12 - 14 đôi, mặt trên không có lông, mặt dưới có lông ngắn dày, cuống lá dài 1 cm, gié quả dài 12 - 15 cm, đấu quả có vảy thưa bao kín hạch. 1.1.3. Đặc điểm phân bố và sinh thái Lecomte M. H. (1929 - 1931) khi nghiên cứu thực vật ở Đông Dương đã cho rằng các loài cây thuộc họ dẻ thường phân bố ở những vùng cao, khí hậu mát đến lạnh quanh năm, ít loài mọc ở vùng thấp [51]. Theo Khamleck (2004) 24 họ dẻ có phân bố khá rộng, với khoảng 900 loài được tìm thấy ở vùng ôn đới Bắc bán cầu, cận nhiệt đới và nhiệt đới. Tuy nhiên, chưa có tài liệu nào công bố chúng có ở vùng nhiệt đới Châu Phi. Hầu hết các loài phân bố tập trung ở Châu Á, đặc biệt ở Việt Nam có tới 216 loài và ít nhất là Châu Phi và vùng Địa Trung Hải chỉ có 2 loài. Số liệu tổng hợp phân bố họ Dẻ được tổng hợp bảng 1.1 (dẫn theo Khamleck, 2004)
  6. 5 Bảng 1.1. Phân bố họ Dẻ trên thế giới Phân bố Số loài Campuchia Colombia Trung Qu Malaysia Thái Lan America Canađa Europe Burma Ấn Độ Chi Lào Nh Vi Quercus 22 49 28 26 4 32 21 27 15 6 33 14 Trigonobalanus 1 1 1 1 3 Lithocarpus 40 109 50 52 20 13 43 2 2 1 Castanopsis 26 54 27 27 10 12 14 20 1 2 Castanea 2 1 3 1 1 2 2 Fagus 1 2 1 5 1 1 Chrysolepis 2 Tổng 88 216 106 105 35 45 48 32 81 15 40 20 3 Theo Lecomte M. H. trong cuốn "Flore générale de L'indo - Chine", Tập V, tác giả đã phát hiện Dẻ anh có phân bố tự nhiên ở các nước Đông Dương như Lào (Attopeu); Campuchia (Kompong-cham) và Việt Nam (Thủ Dầu Một, Bà Rịa Vũng Tàu) (Lecomte M. H., 1910 - 1928) 50. Đặc biệt, gần đây phải kể đến công trình nghiên cứu của Khamleck ở Lào, tác giả cho rằng các loài dẻ thường phân bố không đều, một số loài thường mọc theo ven suối, thung lũng, sườn dốc, trên đỉnh núi hoặc phân bố rải rác, còn một số loài phân bố thành quần thụ. Tác giả đã phát hiện ở Lào Dẻ anh thường có phân bố ở ven suối, rừng lá rộng thường xanh, trên độ cao 300 - 1000 m so với mặt nước biển, ở vĩ độ từ 14o05’ - 16o (Khamleck, 1998, 2004) 48, 24. 1.1.4. Giá trị sử dụng Trong công trình nghiên cứu của Linne (1753), tác giả chỉ ra rằng hầu hết các loài dẻ cho gỗ cứng, nặng, khó bị mối mọt, có thể dùng làm nhà, đóng
  7. 6 tàu xe, làm cầu, trụ mỏ, đồ gia dụng, đặc biệt vỏ cây có nhiều tanin dùng để thuộc da (dẫn theo Khamleck, 2004) 24. Theo Khamleck (2004), gỗ họ dẻ được dùng phổ biến trong dân gian. Vỏ một số loài cho Tanin dùng thuộc da, nhuộm vải có giá trị. Đặc biệt các loài thuộc chi Castanopsis có thể xếp loại cây đa tác dụng vừa cho gỗ, củi, hạt, Tanin, và thân dùng gây trồng nấm dẫn theo 24. Dẻ anh là cây gỗ lớn, gỗ có thể sử dụng trong xây dựng, đồ gia dụng (Lecomte M. H., 1910 - 1928) 50. Ngoài giá trị cho gỗ, Dẻ anh là một trong những loài thuộc chi Castanopsis cho hạt làm thực phẩm ăn được (Lecomte M. H., 1910 - 1928) 50. Theo Bounous G. (2001) hạt dẻ là thực phẩm có giá trị. Hàm lượng tinh bột khá cao tuỳ theo từng loài chiếm 40 - 60%, đường 10 - 22%, protein 5 - 11%, chất béo 2 - 7,4%, đặc biệt hạt dẻ còn chứa nhiều vitamin A, B1, B2, C, nhiều khoáng chất, thơm ngon, bổ, dùng trong chế biến bánh kẹo, bột dinh dưỡng (dẫn theo Trần Lâm Đồng và cs, 2007) 14. 1.1.5. Tình hình gây trồng dẻ ăn hạt Một số loài dẻ ăn hạt đã được nghiên cứu khá toàn diện, từ chọn giống, nhân giống sinh dưỡng và các biện pháp kỹ thuật gây trồng, thu hái chế biến hạt cho từng vùng. Đặc biệt, Dẻ ván (Castanea mollissima Blume) có xuất xứ từ Trung Quốc đã được nghiên cứu, chọn được trên 300 giống và dẫn giống đến gây trồng ở nhiều nước khắp các châu lục như Nhật Bản, Triều Tiên, Mỹ, Pháp, Úc, Mỹ La tinh, Việt Nam,... (Trần Lâm Đồng và cs, 2007) 14. Theo thống kê của FAO (Bounous G., 2001) trong giai đoạn 1991 - 2000, diện tích trồng dẻ trên thế giới khá ổn định và dao động từ 240.505 - 270.129 ha với năng suất từ 1.947 - 2.106 kg/ha, sản lượng đạt 470.652 - 536.945 tấn/năm. Cũng theo báo cáo này, số liệu tổng kết về diện tích, năng suất và sản lượng hạt dẻ năm 2000 của các quốc gia trên thế giới như sau:
  8. 7 Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng hạt dẻ các quốc gia trên thế giới Diện tích Năng suất Sản lượng Tỷ lệ Quốc gia (ha) (kg/ha) (tấn) (%) Thế giới 253.707 1.969 499.549 100,0 Trung Quốc 46.000 2.565 117.990 23,6 Hàn Quốc 37.000 2.588 95.756 19,2 Ý 23.500 3.338 78.443 15,7 Thổ Nhĩ Kỳ 40.000 1.500 60.000 12,0 Bolivia 25.000 1.344 33.600 6,7 Nhật Bản 27.500 953 26.207 5,2 Bồ Đào Nha 20.000 1.000 20.000 4,0 Nga 5.000 3.200 16.000 3,2 Pháp 5.352 2.471 13.224 2,6 Hy Lạp 7.800 1.539 12.004 2,4 Tây Ban Nha 7.000 1.429 10.003 2,0 CHND Triều Tiên 5.600 1.518 8.500 1,7 Qua bảng trên ta thấy Trung Quốc là nước có diện tích trồng dẻ ăn hạt lớn nhất thế giới với 46.000 ha, tiếp đến là Thổ Nhĩ Kỳ với 40.000 ha,… năng suất hạt dẻ ở các nước cũng rất khác nhau, cao nhất là ở Ý với 3.338 kg/ha và thấp nhất là Nhật Bản với 953 kg/ha. Trung Quốc là nước có sản lượng hạt dẻ lớn nhất thế giới với 117.990 tấn chiếm 23,6% tổng sản lượng hạt dẻ trên thế giới. 1.2. Ở Việt Nam 1.2.1. Tên gọi và phân loại Ở nước ta ngoài tên gọi thông thường, Dẻ anh còn có một số tên gọi khác mang tính chất địa phương như Cà ổi tháp 23; Koih, Long coi (dân tộc Bana),…
  9. 8 Về danh pháp quốc tế, Dẻ anh cũng được nhiều nhà khoa học gọi với các tên khác nhau. Theo Nguyễn Tiến Bân (2003) 4 Dẻ anh có các tên khác nhau như Lithocarpus pyriformis (Seem.) Rehd. (1919) hoặc Quercus pyriformis Seem (1987), sau khi đi sâu phân tích tác giả xác định đây chính là một loài có tên là Castanopsis piriformis Hickel & A. Camus, quan điểm này cũng được nhiều tác giả ủng hộ, sau này Dẻ anh được dùng với tên chính thức là Castanopsis piriformis Hickel & A. Camus 4; 5, 18 thuộc họ dẻ (Fagaceae). Đây cũng chính là tên khoa học của loài Dẻ anh được tác giả sử dụng trong luận văn này. Ở Việt Nam họ dẻ (Fagaceae) là một trong 10 họ có số loài lớn nhất (Nguyễn Tiến Bân, 1997) 3, (Viện Địa lý, 1999) 43. Chính vì vậy, họ dẻ là đối tượng nghiên cứu khá phức tạp, không những chúng có số loài lớn mà còn có vùng phân bố rộng, chủ yếu là cây gỗ lớn (Nông Văn Tiếp, Lương Văn Dũng, 2007) 33. Hai nhà khoa học người Pháp R. Hickel và A. Camus là những người đầu tiên đã có nhiều công trình nghiên cứu về họ dẻ ở Việt Nam và Đông Dương. Theo các tác giả, họ dẻ có 3 chi: Quercus, Lithocarpus và Castanopsis, với tổng số 157 loài (Lecomte M. H. (1929 - 1931) 51. Các kết quả nghiên cứu về số loài trong họ dẻ ở nước ta cũng rất khác nhau, tuy nhiên các kết quả đều cho thấy họ dẻ là họ có nhiều loài thuộc dạng bậc nhất nước ta. Theo Võ Văn Chi và Dương Đức Tiến (1978) trong Phân loại Thực vật học, tác giả cho rằng Fagaceae là họ duy nhất nằm trong bộ Fagales, ở Việt Nam có 5 chi: Castanea, Castanopsis, Fagus, Lithocarpus và Quercus (dẫn theo Nông Văn Tiếp và Lương Văn Dũng, 2007) 33. Năm 1993, Trần Đình Lý và cs khi nghiên cứu họ dẻ ở Việt Nam đã nhận xét Fagaceae có 5 chi gồm 100 loài, trong đó chủ yếu là các loài thuộc các chi Castanopsis, Lithocarpus và Quercus, đây là những loài cung cấp gỗ và cho quả ăn được 28. Năm 1999, Lê Trần Chấn và cs đã chỉ ra họ dẻ là một trong
  10. 9 10 họ có số loài lớn nhất Việt Nam với khoảng 213 loài 43. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2000) trong cuốn “Thực vật rừng” đã chỉ ra họ Dẻ là một họ lớn gồm 7 chi với trên 600 loài, ở Việt Nam có 5 chi khoảng 120 loài 7. Theo Phạm Hoàng Hộ (2000) thì Việt Nam có 215 loài thuộc họ Dẻ 18. Trần Hợp (2002) trong cuốn Tài nguyên cây gỗ Việt Nam, tác giả cũng xác định họ Dẻ là họ duy nhất thuộc bộ Dẻ, và mô tả khá chi tiết về hình thái, đặc điểm sinh thái và vùng phân bố của 5 chi dẻ với 59 loài 23. Theo Nguyễn Tiến Bân (2003) 4 họ dẻ ở Việt Nam có 6 chi: Castanea, Castanopsis, Fagus, Lithocarpus, Quercus và Trigonobalanus với 216 loài. Hiện nay chúng ta vẫn sử dụng chủ yếu theo hệ thống phân loại này. Về phân loại, do là một họ có số lượng loài rất lớn nên các nghiên cứu ở nước ta mới chủ yếu tập trung vào phân loại các phân họ và chi, việc phân loại đến loài còn rất ít nghiên cứu. 1.2.2. Về hình thái Dẻ anh là cây gỗ lớn, cao 20 - 25 m, đường kính 40 - 60 cm. Vỏ ngoài xám trắng, nứt dọc, thịt vỏ trắng vàng. Lá hình mác, dài 10 - 15 cm, rộng 3 - 5,5 cm, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới có lông ngắn, gân bên có 7 - 8 đôi, cuống dài 1 cm. Hoa đơn tính cùng gốc, mọc thành cụm hoa hình đuôi sóc, cụm hoa đực dài 10 - 12 cm, cụm hoa cái dài 15 cm, thường không phân nhánh. Quả gần hình cầu, có nhiều vảy bao quanh, đấu quả có cuống chắc, đường kính đấu 2 - 2,5 cm, vách đấu mỏng màu xám xanh có những đường vòng lượn sóng (Viện Điều tra qui hoạch rừng, 1982, 1996) 44; 47; Trần Hợp (2002) 23, Võ Văn Chi (2003) 8. Theo Trần Đình Đại (1984) trong danh mục Thực vật Tây Nguyên tác giả đã mô tả Dẻ anh là cây gỗ nhỡ, phẩm chất trung bình (Viện Sinh vật học, 1984) 45.
  11. 10 Năm 2000, Phạm Hoàng Hộ mô tả Dẻ anh là cây gỗ lớn, lá có phiến tròn dài, kích thước 14 x 4,7 cm, đầu có mũi dài, bìa nguyên, gân phụ 12 - 14 cặp, mặt trên không lông, mặt dưới có lông ngắn dày; cuống dài 1 cm. Gié đực chia nhánh, dài 10 - 12 cm; gié cái đơn, dài 15 cm; đấu có cọng, hình xá lị, có vảy thưa, xanh mốc, bao lấy một qui đầu quả tròn. Quả đấu hình quả lê 18. Theo Nguyễn Tiến Bân (2003) 4 Dẻ anh là cây gỗ lớn, cao 20 - 25 m, đường kính 40 - 60 cm. Gần đây Trần Lâm Đồng và cs (2007) 14 đã mô tả khá chi tiết về Dẻ anh là cây gỗ ưa sáng cao 15 - 20 m; tán rộng, vỏ nâu đen, nứt nhẹ, thịt vỏ nâu đỏ; cành non có lông màu xám, già màu nâu hung, với các vảy trắng ngang; lá đơn, bìa nguyên, thuôn nhọn, kích thước 10 - 12,5 x 2,5 - 3 cm; mặt trên lá nâu bóng, mặt dưới có lông, bàng bạc lúc khô, gân phụ có 12 -16 cặp. Cuống lá dài khoảng 1 cm. Cụm hoa dài 8 - 20 cm, hoa đực có 1 - 2 chiếc xếp dày đặc. Đấu có cuống, hình quả lê, có vảy thưa tạo thành nhiều quầng không đồng tâm, màu xanh mốc, bao kín quy đầu quả tròn có kích thước 2,3 x 1,7 cm. Sẹo quả rộng, nhăn nheo. 1.2.3. Đặc điểm phân bố và sinh thái Nhiều tác giả cho biết Dẻ anh có phân bố tự nhiên ở Lào, Campuchia và Việt Nam (Viện Điều tra qui hoạch rừng, 1982; 1996) 44, 47; (Viện Địa lý, 1999) 43; (Trần Hợp, 2002) 23; (Nguyễn Tiến Bân, 2003) 4; (Võ Văn Chi, 2003) 8. Ở Việt Nam Dẻ anh có thể gặp ở một số tỉnh Tây Nguyên như Kon Tum, Lâm Đồng (Viện Điều tra qui hoạch rừng, 1982; 1996) 44, 47; (Viện Sinh vật học, 1984) 45; (Phạm Hoàng Hộ, 2000) 18; (Bộ NN & PTNT, 2000) 5 (Trần Hợp, 2002) 23; (Nguyễn Tiến Bân, 2003) 4; (Trần Lâm Đồng và cs, 2007) 13, 14. Ngoài ra, một số tác giả còn phát hiện Dẻ anh phân bố ở các tỉnh Nam bộ như Đồng Nai (Viện Điều tra qui hoạch rừng, 1982; 1996) 44, 47; (Võ Văn Chi, 2003) 8; (Bộ NN & PTNT, 2000) 5
  12. 11 Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu (Trần Hợp, 2002) 23; (Nguyễn Tiến Bân, 2003) 4. Theo Nông Văn Tiếp, Lương Văn Dũng (2007) 33 họ Dẻ ở Lâm Đồng có 3 chi với khoảng 42 loài, tác giả cũng nhận định Dẻ anh là loài có phân bố khá rộng ở các huyện như Di Linh, Đạ Huoai, Bảo Lộc, Đức Trọng, Thành phố Đà Lạt,... Về độ cao phân bố, Dẻ anh thường phân bố ở độ cao 300 - 1000 m so với mực nước biển (Viện Điều tra qui hoạch rừng, 1982; 1996) 44, 47; (Nguyễn Tiến Bân, 2003) 4; (Võ Văn Chi, 2003) 8; (Viện Địa lý, 1999) 43; (Phạm Hoàng Hộ, 2000) 18. Theo Trần Lâm Đồng và cs, (2007) 13, 14 nhận xét Dẻ anh có vùng sinh thái khá rộng, phân bố ở nhiều độ cao khác nhau từ 400 m ở KRông Bông đến 1500 m ở Đà Lạt. Thái Văn Trừng (1978, 1998) 35; 36 cũng đã mô tả một số loại rừng có họ Dẻ phân bố trong cuốn Thảm thực vật rừng Việt Nam. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2000) 7 trong cuốn “Thực vật rừng” đã chỉ ra họ Dẻ là một họ lớn phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới và á nhiệt đới Bắc bán cầu. Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái Dẻ anh cũng được nhiều tác giả quan tâm. Theo Nguyễn Tiến Bân (2003) 4 Dẻ anh là loài cây trung tính. cây thường mọc trong các rừng nhiệt đới thường xanh (Viện Điều tra qui hoạch rừng, 1982; 1996) 44, 47; (Trần Hợp, 2002) 23; (Nguyễn Tiến Bân, 2003) 4; (Võ Văn Chi, 2003) 8; hoặc mọc ở rừng ven suối (Phạm Hoàng Hộ, 2000) 18, ngoài ra còn gặp trên các đồi núi đất, cây có chồi trên cao 8 – 30 m (Viện Địa lý, 1999) 43. Dẻ anh mọc rải rác với một số loài cây như Côm, Lòng mang, Giáng hương,... (Viện Điều tra qui hoạch rừng, 1982; 1996) 44, 47. Khi điều tra ở Tây Nguyên, Trần Lâm Đồng và cs (2007) 13, 14 còn phát hiện thấy Dẻ anh thường mọc tập trung cùng với các loài Cọ mai, Thành ngạnh, Kha thụ
  13. 12 Trung Quốc, Kha thụ nguyên, Cóc rừng, Chò sót,... trong rừng lá rộng thường xanh hoặc rừng thông ở cả rừng thứ sinh (KRông Bông) và rừng nguyên sinh (Bi Doup - Núi Bà). Về đặc đểm vật hậu, một số tác giả cũng đã xác định mùa quả chín của Dẻ anh từ tháng 10 - 12 (Viện Điều tra qui hoạch rừng, 1982; 1996) 44, 47; (Viện Địa lý, 1999) 43; (Phạm Hoàng Hộ, 2000) 18; Trần Hợp, 2002) 23; (Nguyễn Tiến Bân, 2003) 4; (Võ Văn Chi, 2003) 8. Theo Trần Lâm Đồng và cs (2007) 13, 14 thì Dẻ anh có 2 mùa quả. Mùa chính ra hoa vào tháng 2 - 3, quả chín tháng 9 - 10; mùa phụ ra hoa 6 - 7, quả chín tháng 3 - 4 năm sau. Theo tài liệu cây rừng Việt Nam thì Dẻ anh là loài có khả năng tái sinh khá tốt (Forest Inventory and Planning Institute, 1996) 47. Nông Văn Tiếp, Lương Văn Dũng (2007) 33; Trần Lâm Đồng và cs (2007) 13 đã nhận xét Dẻ anh chủ yếu là tái sinh chồi, mỗi gốc có thể có từ 2 - 5 chồi tái sinh, quanh gốc cây mẹ cây tái sinh hạt cũng xuất hiện nhiều đặc biệt nơi có điều kiện ánh sáng tốt. 1.2.5. Giá trị sử dụng Dẻ anh là cây cho gỗ lớn, gỗ có màu xám nhạt, hơi nhẹ có thể dùng trong xây dựng, đóng đồ mộc (Viện Điều tra qui hoạch rừng, 1982, 1996) 44, 47; (Bộ NN &PTNT, 2000) 5; (Trần Hợp, 2002) 23; (Nguyễn Tiến Bân, 2003) 4. Gỗ Dẻ cung cấp cho nghề mộc và đồ gia dụng thông thường (Lê Hữu Khánh, 1995) 25. Theo Võ Văn Chi (2003) 8 gỗ Dẻ anh màu xám nhạt, hơi nhẹ, có thể dùng trong xây dựng, đóng đồ mộc. Theo Lê Trần Chấn (Viện Địa Lý, 1999) 43 Dẻ anh là loài có công dụng chủ yếu là cho gỗ. Ngoài giá trị gỗ, Dẻ anh còn cung cấp hạt. Theo Nông Văn Tiếp, Lương Văn Dũng (2007) 33 khi phân tích ưu nhược điểm của một số loài dẻ
  14. 13 ăn hạt tại Lâm Đồng, tác giả đã khẳng định Dẻ anh là loài cho hạt ăn có giá trị, được sử dụng khá phổ biến. Trong thời kỳ khó khăn hạt Dẻ anh được ăn để chống đói vùng Đinh Trang Thượng, Đinh Trang Hạ (Di Linh), ở Lâm Đồng Dẻ anh có thể sử dụng để trồng rừng đa mục đích. Trần Lâm Đồng và cs (2007) 14 cũng xác định Dẻ anh là loài sớm ra hoa kết quả, cho hạt ăn ngon, chu kỳ sai quả hàng năm. Hiện nay ở trong nước, hạt Dẻ là mặt hàng được tiêu thụ khá rộng rãi trên thị trường, tuy nhiên giá bán khá cao biến động từ 15.000 - 20.000 đồng/kg (Dẻ Trung Quốc) và 20.000 - 25.000 đồng/kg (Dẻ Trùng Khánh), còn Dẻ Yên Thế biến động từ 5.000 - 7.000 đồng/kg (Nguyễn Xuân Quát, 2004) 31. Như vậy giá trị hạt dẻ là rất cao, điều này mở ra nhiều cơ hội cho việc phát triển cây dẻ ở nước ta, trong đó có Dẻ anh. Tuy nhiên, hiện nay năng suất rừng dẻ còn thấp, cần có nghiên cứu nhằm tăng năng suất để nâng cao hiệu quả kinh tế cho rừng dẻ ăn hạt. 1.2.6. Tình hình gây trồng Dẻ ăn hạt Ở nước ta Dẻ Trùng Khánh (Castanea mollissima Blume) và Dẻ Yên Thế (Castanopsis boisii Hicket et Camus) là 2 loài dẻ ăn hạt được nghiên cứu khá toàn diện từ khâu chọn, nhân giống và các biện pháp gây trồng (Dương Mộng Hùng, 2004) 19. Dẻ Trùng Khánh đã được gây trồng khá phổ biến ở một số huyện của tỉnh Cao Bằng như Trùng Khánh, Hạ Lang, Quảng Uyên, Phục Hoà 17, là loài cây có giá trị kinh tế và đem lại nguồn thu nhập quan trọng cho người dân địa phương. Dẻ Yên Thế có phân bố tự nhiên chủ yếu ở Bắc Giang thuộc các huyện Lục Nam, Lục Ngạn, Tân Yên, Sơn Động và Yên Thế (Đặng Ngọc Anh, 1998) 1; (Lê Hữu Khánh, 1995) 25. Dẻ Yên Thế đã được tỉnh Bắc Giang xây dựng hướng dẫn kỹ thuật gây trồng và khoanh nuôi phục hồi đến nay
  15. 14 năng suất tăng từ 80 kg/ha/năm lên 480 kg/ha/năm (dẫn theo Trần Lâm Đồng và cs, 2007) 14. 1.3. Nhận xét và đánh giá chung Điểm qua các công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới cho thấy, Dẻ anh là loài có giá trị về gỗ và đặc biệt là hạt. Các nghiên cứu về Dẻ anh cũng khá đa dạng và toàn diện, tập trung vào phân loại, mô tả hình thái, đặc điểm phân bố, đặc điểm sinh thái, giá trị sử dụng,... Những nghiên cứu này đã góp phần thúc đẩy phát triển loài cây này ở nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, diện tích các loài dẻ nói chung và Dẻ anh nói riêng ở một số nước đã được mở rộng, năng suất cũng đã được nâng lên. Ở nước ta, qua thực tiễn cho thấy dẻ là loài cung cấp lương thực, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế hộ khá thành công ở nhiều nơi như Cao Bằng, Bắc Giang,... với những loài dẻ có giá trị như Dẻ Trùng Khánh, Dẻ Yên Thế. Ở vùng Tây Nguyên nước ta, Dẻ anh là một loài dẻ có giá trị, cây vừa cho sản phẩm gỗ lại vừa cho sản phẩm là hạt có giá trị cao, được người dân ưa chuộng. Vì vậy, Dẻ anh là một loài cây có nhiều triển vọng cho công cuộc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ tài nguyên rừng ở vùng Tây Nguyên nước ta. Tuy nhiên, hiện nay loài cây này chưa được gây trồng phát triển mà chủ yếu vẫn là thu hái hạt từ rừng tự nhiên. Nghiên cứu về Dẻ anh còn rất ít, vì vậy chưa có cơ sở khoa học cho việc gây trồng và phát triển loài cây này. Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài Dẻ anh (Castanopsis piriformis Hickel & A. Camus tại Lâm Đồng” đặt ra là cần thiết.
  16. 15 CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu - Về lý luận: Xác định được một số đặc điểm lâm học như: hình thái, vật hậu, phân bố, sinh thái, cấu trúc, tái sinh của loài Dẻ anh (Castanopsis piriformis Hickel & A. Camus) tại Lâm Đồng. - Về thực tiễn: Bước đầu đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong gây trồng, nuôi dưỡng và chuyển hoá rừng ưu hợp Dẻ anh thành rừng dẻ cung cấp hạt tại Lâm Đồng. 2.2. Giới hạn nghiên cứu - Về đối tượng nghiên cứu: Loài Dẻ anh (Castanopsis piriformis Hickel & A.Camus) phân bố ở rừng tự nhiên. - Về phạm vi và địa điểm nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tại 4 địa điểm tại tỉnh Lâm Đồng gồm: Đạ Huoai, Di Linh, Đức Trọng và Đà Lạt. - Về nội dung nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài Dẻ anh gồm: Đặc điểm hình thái và vật hậu; phân bố và sinh thái; cấu trúc lâm phần; tái sinh tự nhiên; Sản lượng và thành phần dinh dưỡng của hạt dẻ. 2.3. Nội dung nghiên cứu Đề tài đặt ra các nội dung nghiên cứu sau đây: - Đặc điểm hình thái và vật hậu loài Dẻ anh. - Đặc điểm phân bố và sinh thái loài Dẻ anh. - Một số đặc điểm cấu trúc lâm phần có loài Dẻ anh phân bố. - Đặc điểm tái sinh tự nhiên loài Dẻ anh. - Sản lượng và thành phần dinh dưỡng của hạt Dẻ anh.
  17. 16 - Bước đầu đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong gây trồng, nuôi dưỡng và chuyển hóa rừng ưu hợp Dẻ anh thành rừng dẻ cung cấp hạt. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp nghiên cứu chung Cây rừng luôn sinh trưởng, phát triển theo thời gian và phụ thuộc vào điều kiện lập địa. Vì vậy, nghiên cứu đặc điểm lâm học của loài cây là vấn đề rất phức tạp đòi hỏi phải có thời gian lâu dài thì mới có thể xác định được các đặc tính của chúng. Chính vì vậy, phương pháp tiếp cận của đề tài dựa trên nguyên tắc “Lấy không gian thay thế thời gian” để làm cơ sở nghiên cứu cho đối tượng Dẻ anh. Sơ đồ các bước nghiên cứu như sau. Thu thập, kế thừa các tài liệu, số liệu đã có Điều tra, thu thập số liệu tại hiện trường nghiên cứu Phân bố Hình thái Cấu trúc Mật độ, tổ Sản Địa lý vật hậu; tổ thành, thành, chất lượng Thời điểm tầng thứ, quả và Địa hình ra hoa, kết nhóm loài lượng, hạt, Khí hậu quả, quả sinh thái nguồn gốc thành Đất đai chín cây tầng tái sinh phần cao dinh dưỡng Tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu Đề xuất biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu tổng quát
  18. 17 Đề tài áp dụng phương pháp kế thừa số liệu của các công trình đã công bố kết hợp với điều tra khảo sát, bố trí thí nghiệm ngoài thực địa, phân tích trong phòng, sử dụng thống kê toán học trong lâm nghiệp để xử lý và phân tích số liệu với sự trợ giúp của phần mềm SPSS 13.0 và Excel trên máy vi tính (Nguyễn Hải Tuất, Vũ Tiến Hinh và Ngô Kim Khôi, 2006) 41. 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Sử dụng phương pháp điều tra trên các ô tiêu chuẩn (ÔTC) điển hình tạm thời nơi có Dẻ anh phân bố ở các đai độ cao khác nhau để điều tra nghiên cứu các đặc điểm lâm học. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên của Lâm Đồng, đề tài đã điều tra trên 4 đai độ cao cụ thể như sau: Đai I: độ cao < 500 m so với mực nước biển; Đai II: độ cao 500 - 1.000 m so với mực nước biển; Đai III: độ cao 1.000 - 1.500 m so với mực nước biển; Đai IV: độ cao > 1.500 m so với mực nước biển. 2.4.2.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái và vật hậu loài Dẻ anh - Hình thái và vật hậu: Áp dụng phương pháp kế thừa số liệu và điều tra khảo sát bổ sung ngoài hiện trường: Trên mỗi đai độ cao chọn 5 cây mẹ Dẻ anh làm cây tiêu chuẩn để nghiên cứu đặc điểm hinh thái và vật hậu. Cây được lựa chọn là cây sinh trưởng tốt, thân thẳng, không cong queo, sâu bệnh, đã cho quả ổn định ít nhất là trong 3 năm. Trên mỗi cây mẹ đánh dấu 3 cành tiêu chuẩn trung bình ở 3 vị trí tán: ngọn, giữa và dưới tán. Các chỉ tiêu được quan sát và theo dõi gồm: Thời kỳ thay đổi lá; Thời kỳ ra chồi, ra hoa, nở hoa, kết quả; Thời kỳ quả chín, rơi rụng; Mô tả và chụp ảnh hình thái, kích thước lá, hoa, quả, hạt; Chu kỳ sai quả. Các chỉ tiêu vật hậu được theo dõi, quan sát trong 3 năm liên tục.
  19. 18 - Mối quan hệ hình thái vỏ quả với kích thước hạt Thí nghiệm được bố trí ở 4 đai cao, với 3 công thức hình thái vỏ quả, cụ thể như sau: CT1: Hạt ở lô vỏ quả còn xanh; CT2: Hạt ở lô vỏ quả chín và CT3: Hạt ở lô vỏ quả bắt đầu nứt. Quả hái đem về phơi khô và tách hạt rồi tiến hành đo đếm các chỉ tiêu cần đánh giá như đường kính và độ dày của hạt, mỗi công thức bố trí ngẫu nhiên lặp lại 3 lần. Kết quả thí nghiệm đánh giá thông qua phương pháp phân tích phương sai 2 nhân tố với 3 lần lặp lại. - Độ thuần của hạt Độ thuần (độ sạch) của hạt được thí nghiệm ở 3 trạng thái vỏ quả nêu trên và độ thuần được xác định theo công thức (2.1) 12. Khèi l­îng h¹t tinh khiÕt F (%)  x100 (2.1) Khèi l­îng mÉu kiÓm tra Số liệu thu thập được áp dụng phương pháp phân tích phương sai 1 nhân tố với 3 lần lặp lại để phân tích và đánh giá kết quả thí nghiệm. - Khối lượng 1000 hạt Thí nghiệm được rút ngẫu nhiên với 3 công thức ở 4 đai độ cao, mỗi công thức 1000 hạt: CT1: Khối lượng hạt ở lô vỏ quả còn xanh; CT2: Khối lượng hạt ở lô vỏ quả chín và CT3: Khối lượng hạt ở lô vỏ quả bắt đầu nứt. Số liệu thu thập với 3 lần lặp lại ở mỗi công thức thí nghiệm. Kiểm tra sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm bằng phương pháp phân tích phương sai 2 nhân tố với 3 lần lặp. 2.4.2.2. Nghiên cứu đặc điểm phân bố và sinh thái loài Dẻ anh Dựa trên các tài liệu nghiên cứu đã có về vùng phân bố và đặc điểm sinh thái của Dẻ anh ở tỉnh Lâm Đồng, tiến hành khảo sát và điều tra bổ sung trên các ô tiêu chuẩn điển hình ở các đai độ cao khác nhau để xác định vùng phân bố và đặc điểm sinh thái của Dẻ anh. Sử dụng máy định vị GPS để thu
  20. 19 thập số liệu về vị trí địa lý, địa hình, độ cao, độ dốc,…. kết hợp thu thập các số liệu khí hậu thủy văn tại các trạm quan trắc của khu vực nghiên cứu (Bảo Lộc, Liên Khương, Đà Lạt) từ năm 2000 - 2007. Ngoài ra, trong mỗi địa điểm nghiên cứu chọn vị trí đại diện cho khu vực để tiến hành đào phẫu diện đất (kích thước rộng 0,8 m; dài 1,6 - 2 m; sâu 0,9 - 1,2 m), mô tả và lấy mẫu ở các độ sâu: 0 - 20 cm; 40 - 60 cm để phân tích. Các chỉ tiêu phân tích gồm: - Hàm lượng mùn (%) theo phương pháp Walkley - Black; - Đạm (N%) bằng phương pháp Kjendhal; - P2O5 dễ tiêu theo phương pháp Bray II; - K2O dễ tiêu theo phương pháp Flame photometer; - Độ chua trao đổi theo ISRie; - Độ chua thủy phân theo phương pháp Kappen; - pH đo trên máy pH metress; - Cation trao đổi (Ca++ và Mg++) bằng phương pháp chuẩn độ Trilon B, rút tinh bằng NaCl 1N; - Thành phần cơ giới theo phương pháp USDA và phân cấp theo 3 bậc của Mỹ (FAO). Mẫu đất được phân tích tại Phòng sử dụng đất và môi trường thuộc Trung tâm Sinh thái và Môi trường rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Từ kết quả điều tra tiến hành xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phân bố của Dẻ anh như điều kiện khí hậu, đất đai, độ cao, kiểu rừng. 2.4.2.3. Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc lâm phần có loài Dẻ anh phân bố Trên mỗi đai cao, chọn và lập 3 ÔTC điển hình tạm thời trên các lâm phần có Dẻ anh phân bố, diện tích mỗi ÔTC sơ cấp là 2500 m2 (50m x 50m). Trong mỗi ÔTC sơ cấp chia thành mạng lưới 25 ô thứ cấp, diện tích mỗi ô thứ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2