intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu một số đăc điểm sinh học và kỹ thuật nhân giống loài cây Mạy chả (Pseudosasa amabilis) tại huyện Điện Biên - tỉnh Điện Biên

Chia sẻ: Tri Tâm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:124

20
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu đặc điểm hình thái cây Mạy chả, nghiên cứu đặc điểm sinh thái; bước đầu nghiên cứu thử nghiệm kỹ thuật nhân giống loài cây Mạy chả; nghiên cứu kiến thức bản địa của người dân địa phương trong quản lý rừng Mạy chả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu một số đăc điểm sinh học và kỹ thuật nhân giống loài cây Mạy chả (Pseudosasa amabilis) tại huyện Điện Biên - tỉnh Điện Biên

  1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học. Hà Nội, ngày … tháng ….. năm 2017 Tác giả Nguyễn Thị Loan
  2. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chƣơng trình Cao học tại trƣờng Đại học Lâm nghiệp khóa 23B (2015 – 2017) gắn việc đào tạo với thực tiễn sản xuất. Tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số đăc điểm sinh học và kỹ thuật nhân giống loài cây Mạy chả (Pseudosasa amabilis) tại huyện Điện Biên - tỉnh Điện Biên” Trong quá trình thực hiện và hoàn chỉnh luận văn. Tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ của Trƣờng Đại học Lâm nghiệp, UBND huyện Điện Biên, UBND xã Pá Khoang, Công ty cổ phần giống Lâm nghiệp Trung ƣơng – chi nhánh tại Điện Biên. Tôi xin chân thành cảm ơn. Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi muốn gửi lời cảm ơn tới sự hƣớng dẫn quý báu, lòng nhiệt tình và đầy trách nhiệm của thầy giáo - ngƣời đã hƣớng dẫn tôi thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp: TS. Lê Xuân Trƣờng và TS. Nguyễn Văn Việt. Xin cảm ơn các bạn đồng nghiệp, các bạn cùng khóa đã tận tình tham gia đóng góp ý kiến để tôi hoàn chỉnh luận văn. Dù đã rất cố gắng và nỗ lực, tuy nhiên do hạn chế về mặt thời gian cũng nhƣ kiến thức nên bài luận văn này của tôi sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô, các nhà khoa học và đồng nghiệp để bản báo cáo của tôi đƣợc hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày … tháng ….. năm 2017 Tác giả Nguyễn Thị Loan
  3. iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .......................................................................... ix DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. x ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 3 1.1. Những nghiên cứu trên thế giới ................................................................. 3 1.1.1. Nghiên cứu về sinh thái tre trúc .............................................................. 3 1.1.2. Nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống ........................................................ 5 1.1.3. Nghiên cứu về cây Mạy chả trên thế giới ............................................... 6 1.2. Những nghiên cứu ở trong nƣớc ................................................................ 6 1.2.1. Nghiên cứu về sinh thái của tre trúc ....................................................... 6 1.2.2. Nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng ........................................................... 8 1.2.3. Nghiên cứu về cây Mạy chả Điện Biên ................................................ 11 Chƣơng 2 MỤC TIÊU, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 12 2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 12 2.2. Giới hạn nghiên cứu ................................................................................. 12 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 12 2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái ............................................................ 12 1.3.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái .............................................................. 12
  4. iv 2.3.3. Bƣớc đầu nghiên cứu thử nghiệm kỹ thuật nhân giống loài cây Mạy chả ......................................................................................................................... 12 2.3.4. Nghiên cứu kiến thức bản địa của ngƣời dân địa phƣơng trong quản lý rừng Mạy chả .................................................................................................. 13 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 13 2.4.1. Phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu ......................................................... 13 2.4.2. Phƣơng pháp kế thừa............................................................................. 13 2.4.3. Phƣơng pháp ngoại nghiệp.................................................................... 14 2.4.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu..................................................................... 24 Chƣơng 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................. 27 3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội .......................................................... 27 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 27 3.1.2. Điều kiện dân sinh - kinh tế - xã hội ..................................................... 30 3.2. Nhận xét và đánh giá chung điều kiện khu vực nghiên cứu .................... 32 3.2.1. Thuận lợi ............................................................................................... 32 3.2.2. Khó khăn ............................................................................................... 33 Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 34 4.1. Đặc điểm hình thái cây Mạy chả .............................................................. 34 4.1.1. Hình thái thân khí sinh .......................................................................... 34 4.1.2. Thân ngầm ............................................................................................. 35 4.1.3. Hình thái lá ............................................................................................ 37 4.1.4. Mo nang................................................................................................. 38 4.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái ................................................................ 40 4.2.1. Trạng thái quần xã thực vật nơi có loài Mạy chả phân bố .................... 41 4.2.2. Đặc điểm quần xã thực vật rừng khu vực có loài Mạy chả phân bố .. 41 4.2.3. Đặc điểm sinh trƣởng của loài cây Mạy chả ......................................... 45 4.2.4. Điều kiện đất nơi có Mạy chả phân bố ................................................. 47
  5. v 4.3. Bƣớc đầu nghiên cứu thử nghiệm kỹ thuật nhân giống loài cây Mạy chả... 50 4.3.1. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống bằng các loại vật liệu giống(VLG) khác nhau: gốc, thân ngầm, thân khí sinh ....................................................... 50 4.3.2. Nghiên cứu sử dụng phân bón kích thích ra rễ Toba NET giâm hom với hai loại hom thân ngầm và hom thân khí sinh. ............................................... 56 4.3. Nghiên cứu kiến thức bản địa của ngƣời dân địa phƣơng trong quản lý rừng Mạy chả .................................................................................................. 64 4.3.1. Điều tra, hiện trạng khai thác sử dụng của cây Mạy chả ...................... 64 4.3.2. Tìm hiểu kỹ thuật gây trồng và đề xuất một số gợi ý cho phát triển rừng Mạy chả ........................................................................................................... 65 KẾT LUẬN TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ........................................................ 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Nghĩa đầy đủ OTC Ô tiêu chuẩn D1.3 Đƣờng kính ở vị trí 1m30 D00 Đƣờng kính gốc Hvn Chiều cao vút ngọn Hdc Chiều cao dƣới cành Dt Đƣờng kính tán S Sai tiêu chuẩn S% Hệ số biến động ODB Ô dạng bản DL Đƣờng kính lóng LL Chiều dài lóng RL Chiều rộng lá TB Trung bình SD Sử dụng CTTT Công thức tổ thành NPK Đạm, lân, kali ĐHST Điều hòa sinh trƣởng VLG Vật liệu giống KS Khí sinh TS Tổng số NN Nông nghiệp PTNT Phát triển nông thôn PRA Rapid Rural Appraisal CT Công thức
  7. vii DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 4.1 Đƣờng kính và chiều dài lóng của thân khí sinh 35 4.2 Đƣờng kính và chiều dài lóng thân ngầm 36 4.3 Hình thái lá 37 4.4 Mo nang 38 4.5 Nơi sống của Mạy chả 41 4.6 Biểu điều tra tầng cây cao nơi có loài phân bố 41 4.7 Chất lƣợng tầng cây cao nơi có loài Mạy chả phân bố 42 4.8 Công thức tổ thành tầng cây cao nơi có loài phân bố 43 4.9 Thành phần cây bụi, thảm tƣơi dƣới nơi có loài Mạy chả 44 4.10 Sinh trƣởng của cây Mạy chả 45 4.11 Chất lƣợng của cây Mạy chả tại các vị trí khác nhau 46 4.12 Mô tả phẫu diện đất 47 4.13 Kết quả phân tích đất 48 Bảng theo dõi diễn biến khả năng sống của VLG trong 70 4.14 50 ngày giâm hom cây Mạy chả 4.15 Ảnh hƣởng của VLG đến tỷ lệ sống của hom Mạy chả 51 4.16 Ảnh hƣởng của VLG đến khả năng sống của cây Mạy chả 52 4.17 Ảnh hƣởng của VLG đến khả năng ra măng 53 4.18 Ảnh hƣởng của VLG đến ra rễ của hom cây Mạy chả 54 4.19 Ảnh hƣởng của VLG đến khả năng ra rễ của hom cây Mạy chả 55 Theo dõi tình hình sinh trƣởng của cây Mạy chả trong 70 ngày 4.20 57 giâm hom sử dụng Toba NET Ảnh hƣởng của Toba NET đến tỷ lệ sống chết của hom 4.21 59 Mạy chả
  8. viii Ảnh hƣởng của nồng độ đến khả năng sống của hom bằng thân 4.22 60 ngầm 4.23 Ảnh hƣởng của Toba NET đến măng của hom 61 Ảnh hƣởng của nồng độ Toba NET đến tỷ lệ và chất lƣợng của 4.24 62 bộ rễ 4.25 Kết quả điều tra khai thác và sử dụng cây Mạy chả 64 4.26 Kết quả phỏng vấn nhân giống Mạy chả 65 Kết quả phỏng vấn biện pháp kỹ thuật lâm sinh khi trồng rừng 4.27 67 Mạy chả
  9. ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT Tên biểu đồ Trang 4.1 Ảnh hƣởng của VLG đến tỷ lệ hom sống 52 4.2 Ảnh hƣởng của vật liệu giống đến khả năng ra rễ của hom 55 Ảnh hƣởng của nồng độ Toba NET đến tỷ lệ sống của hom 4.3 60 thân ngầm Tỷ lệ sống của hom thân ngầm khi không sử dụng phân bón 4.4 61 Noba NET
  10. x DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang 4.1 Thân khí sinh cây Mạy Chả 34 4.2 Thân ngầm 36 4.3 Lá cây Mạy chả 37 4.4 Mo nang 38 4.5 Măng Mạy chả 39 4.6 Nhân giống bằng gốc 53 4.7 Nhân giống bằng thân ngầm 53 4.8 Măng mọc lên ở hom thân ngầm 54
  11. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tre trúc là tập hợp các loài thực vật thuộc họ Hoà thảo (Poaceae hoặc còn gọi là Graminaeae). Thế giới có 36,77 triệu ha rừng tre, trong đó diện tích tre của châu Á là 23,6 triệu ha (FAO, 2005) [44]. Châu Á riêng tại Ấn Độ có tổng diện tích rừng tre trúc khoảng 9,6 triệu ha, với 136 loài khác nhau. Các nƣớc Đông Nam Á có diện tích rừng tre trúc tƣơng đối lớn nhƣ: Myanma,Thái Lan, Philippine và Việt Nam. Việt Nam đƣợc xác định là nằm ở trung tâm phân bố của tre trúc, nên rất phong phú và đa dạng về loài. Theo Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005) [14] Việt Nam có 216 loài tre nứa thuộc 25 chi và có thể đến 250 loài. Nguyễn Ngọc Bình và Phạm Đức Tuấn (2007) [1] đã xác định tổng diện tích tre các loại, kể cả rừng tự nhiên và rừng trồng, kể cả rừng thuần loài và hỗn loài, cả nƣớc có gần 1,5 triệu hecta. Trong đó, hơn 1,4 triệu hecta là rừng tự nhiên, bao gồm 800 ngàn ha là rừng thuần loài và hơn 600 ngàn hecta là rừng hỗn loài. Rừng trồng có gần 74 ngàn hecta, chủ yếu là trồng các loài nhƣ: Luồng (D.barbatus), Mai xanh (D.latiflorus), tre Bát độ và một số loài tre lấy măng khác (dẫn theo Nguyễn Huy Sơn và cs, 2013) [19]. Tre trúc dễ trồng, sinh trƣởng nhanh, sớm cho khai thác, dễ chế biến nên đƣợc sử dụng cho rất nhiều mục đích khác nhau. Tre trúc có giá trị rất lớn đối với nền kinh tế quốc dân và đời sống nhân dân, đặc biệt là ở nông thôn và miền núi. Kỹ thuật nhân giống, gây trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm tre, trúc đã và đang đƣợc quan tâm nghiên cứu và phát triển. Nhiều loài tre, trúc đƣợc nhân dân gây trồng để phát triển kinh tế, đồng thời nâng cao độ che phủ, giảm xói mòn, chống sụt lở vùng đầu nguồn, ven sông suối, cung cấp nguyên liệu cho chế biến, thúc đẩy phát triển thị trƣờng tiêu thụ trong nƣớc và xuất khẩu.
  12. 2 Cây Mạy chả (Pseudosasa amabilis) phân bố tự nhiên trong rừng tại xã Pá Khoang và một số xã khác, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Mạy chả theo tên gọi của bà con dân tộc địa phƣơng còn có tên khác là cây Trúc thuộc chi Sặt, họ phụ Tre nứa, họ Hòa thảo, lớp Một lá mầm. Trƣớc kia cây Mạy chả đƣợc thu mua để xuất khẩu sang các nƣớc châu Âu để dùng làm cần câu và gậy trƣợt tuyết do đặc tính là thân cây thẳng, dẻo và bền. Khi không còn đƣợc xuất khẩu sang châu Âu nữa thì ngƣời dân địa phƣơng không mấy quan tâm đến loài cây này cho đến thời gian gần đây khi Công ty USUI thu mua và xuất khẩu thân cây sang Nhật Bản với mục đích phục vụ sản xuất nông nghiệp nhƣ: làm giàn cho đỗ, dƣa leo hay làm hàng rào. Khi đƣợc thu mua ngƣời dân địa phƣơng khai thác thân Mạy chả từ rừng tự nhiên mà không theo đúng quy định về quy cách sản phẩm. Hiện nay ở Điện Biên kinh doanh cây Mạy chả vẫn theo hƣớng quảng canh, chƣa có biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý chỉ dựa vào kinh nghiệm của ngƣời dân địa phƣơng và điều kiện tự nhiên sẵn có là chính nên năng suất không cao. Đặc biệt việc phát triển mở rộng diện tích trồng loài cây này gặp khó khăn do nhân giống bằng gốc rất hạn chế về số lƣợng, đến nay chƣa có một thử nghiệm nào về nhân giống bằng phƣơng pháp khác nhƣ chiết hoặc giâm hom, nên số lƣợng giống cung cấp ra thị trƣờng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu mở rộng diện tích. Nhƣ vậy, việc kinh doanh cây Mạy chả còn thiếu tìm hiểu về đặc tính của loài cây cũng nhƣ các biện pháp kỹ thuật về nhân giống và trồng. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi chọn hƣớng nghiên cứu “Nghiên cứu một số đăc điểm sinh học và kỹ thuật nhân giống loài cây Mạy chả (Pseudosasa amabilis) tại huyện Điện Biên - tỉnh Điện Biên” đƣợc đặt ra là rất cần thiết.
  13. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Những nghiên cứu trên thế giới 1.1.1. Nghiên cứu về sinh thái tre trúc Công trình đầu tiên nghiên cứu tre trúc trên thế giới là của tác giả Munro xuất bản vào năm 1868 với tựa đề "Nghiên cứu về Bambusaceae", tác giả đã khái quát một cách tổng quát về họ phụ tre, trúc (Dẫn theo Nguyễn Ngọc Bình và cs, 2007) [1]. Sau đó là ấn phẩm của tác giả Gamble (1896) [42] viết về "Các loài tre trúc ở Ấn Độ", đã mô tả khá chi tiết về đặc điểm phân bố, một số đặc điểm hình thái và sinh thái của 151 loài tre trúc có ở Ấn Độ, Pakistan, Myanma, Malaysia và Indonesia. Theo Koichiro Ueda (1976) [33] trên thế giới, ngƣời ta gặp đƣợc 1250 loài tre trúc thuộc 47 giống. Các loài này đều thấy phân bố rộng và có khối lƣợng cây rất nhiều, song phần lớn đều mọc tự nhiên ở các nƣớc trong vùng Đông Nam châu Á, bao gồm Trung Quốc (miền Nam Trung Quốc, đảo Đài Loan), Philippin,Thái Lan, Miến Điện, Ấn độ, Pakixtan, Indonexia và các nƣớc thuộc châu Mỹ vv... Không gặp đƣợc loài nào vốn có nguồn gốc tại châu Âu và có rất ít là loài cây bản địa ở châu Úc. Theo Rao and Rao (1995) [43], nếu xét về diện tích thì châu Á là nơi có diện tích rừng tre trúc lớn nhất, sau đó đến miền Đông châu Phi, riêng châu Âu hầu nhƣ không có rừng tre trúc. Ở châu Phi, tuy có diện tích rừng tre trúc phân bố rộng, nhƣng số lƣợng loài lại ít (40 loài). Châu Úc có diện tích rừng tre trúc nhỏ và số loài tre trúc phân bố cũng rất ít (4 loài) Khi nghiên cứu những đặc trƣng sinh thái của loài Trúc núi đá (Depanostachyum luodianense), Liu Jiming (2010) [40] cho rằng: loài cây này phân bố ở 5 kiểu tiểu sinh cảnh khác nhau nhƣ: mặt đất - mặt đá - rãnh
  14. 4 đá - kẽ đá - hốc đá, ở mỗi kiểu này đều có những đặc trƣng sinh thái khác nhau. Qua đó thể hiện sự thích ứng của loài với các nhân tố môi trƣờng xung quanh trong phạm vi hẹp (tiểu sinh cảnh) hay phạm vi rộng hơn ở mức độ quần thể, quần xã. Trong môi trƣờng "cô lập” kết cấu cành, lá, lóng, đốt của loài có sự thay đổi khi ở các vị trí khác nhau tƣơng ứng với các tiểu sinh cảnh khác nhau; ngoài ra kết cấu này còn thay đổi theo tuổi, thực tế là góc phân cành và số cành thứ cấp. Đồng thời nghiên cứu của tác giả đƣa đến nhận định: quần xã Trúc núi đá có chức năng giữ nƣớc tốt hơn quần xã cây bụi và cỏ; có tác dụng cải thiện rõ rệt tới lý hóa tính của đất. Sự chặt phá tùy tiện của con ngƣời là nguyên nhân gây nguy cơ thoái hóa rừng Trúc núi đá (Dẫn theo Trần Ngọc Hải, 2012) [7]. Dựa vào một số nhân tố nhƣ nhiệt độ, lƣợng mƣa, độ ẩm.... Zhou Fangchun (2000) [34] đã xác định đƣợc vùng phân bố sinh thái của loài Trúc (Phyllosstachys pubescan) ở Trung Quốc, cũng nhƣ qua điều tra thực địa, đã xác định đƣợc loại đất và đặc tính của đất nơi có loài phân bố. Căn cứ vào độ sâu phân bố của thân ngầm ở các lớp đất khác nhau, đã lập đƣợc bảng phân bố của thân ngầm loài cây này ở 3 vị trí chân, sƣờn, đỉnh. Kết quả cho thấy ở chân đồi độ sâu phân bố của thân ngầm sâu hơn (80cm), còn ở đỉnh đồi chỉ phát hiện thấy thân ngâm ở độ sâu 40cm trở lên. Tác giả Dransfield and Widjaja (1995) [35] khi giới thiệu về tài liệu tre trúc của Đông Nam Á đã đề cập tới các thông tin về khoa học, tên địa phƣơng, phân bố địa lí của loài, giá trị sử dụng, đặc điểm nhận biết qua hình thái và thông tin vắn tắt về sinh thái một số loài, nhƣ đối với loài Bƣơng (D. giganteus) có mọc tự nhiên ở cao nguyên nhiệt đới ẩm trên 1.200m. Tuy nhiên, có thể mọc ở rừng thấp nhiệt đới ẩm, có tầng đất dày nhiều mùn.Tại Thái Lan đã phát hiện thấy loài này mọc ở rừng Tếch. Các thông tin này rất vắn tắt và chƣa cụ thể.
  15. 5 "Nghiên cứu sinh lý tre trúc" của Koichiro Ueda (1976) [33] đã trải qua 10 năm tập trung nghiên cứu đã tiến hành thống kê: Hàng năm có 60 - 80% số măng bị thui ở rừng Phyllostachys edulis và 30 - 50% số măng bị thui ở rừng Phyllostachys reticulata. Bên cạnh đó tác giả còn đề cập đến vấn đề khai thác và tận dụng măng cũng nhƣ các biện pháp bón phân để tăng số lƣợng, kích thƣớc của măng, thân khí sinh. Tác giả Xiao Jianghua (1996) [41] “Cultivation & Utilization on Bamboos” đã tìm ra đƣợc các yếu tố nhƣ: độ ẩm, nhiệt độ, dinh dƣỡng, cấu trúc rừng, biện pháp lâm sinh, sâu bệnh là những nhân tố ảnh hƣởng đến quá trình phát sinh măng, sinh trƣởng và phát triển của thân khí sinh. Do đó thấy đƣợc đây là những nhân tố mũi nhọn cần đƣợc quan tâm trong quá trình thâm canh tăng năng suất măng và thân khí sinh. Như vậy, các công trình nghiên cứu được đề cập ở trên đã phần nào xác định được đặc điểm sinh thái đối với một số loài tre trúc. Đó là cơ sở để xác định vùng phân bố đối với loài tre trúc. 1.1.2. Nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống Giống là một trong những khâu quan trọng có ảnh hƣởng rất lớn đến năng suất và chất lƣợng của rừng trồng, đặc biệt là khi trồng rừng trên các đối tƣợng đất đã bị thoái hóa và nhân giống tre trúc đƣợc nhiều tác giả quan tâm và đề cập đến nhƣ: Đối với các loài tre trúc thì phƣơng pháp nhân giống chủ yếu bằng phƣơng pháp sinh dƣỡng có thể sử dụng chồi, gốc, đốt và cành để tạo cây con. Một kết quả nghiên cứu của Bernard (2007) [37] đã cho thấy có thể nhân giống tre trúc bằng thân và gốc: Dùng đoạn ngắn trên thân của tre trúc, đoạn trên thân cây có độ tuổi từ 2 - 3 năm để tạo ra cây con. Với yêu cầu kỹ thuật là cắt một đoạn có 2 đến 3 mắt, đục lỗ cách các mắt từ 5 - 7 cm và vùi sâu 6 - 10 cm theo hƣớng nằm ngang vào đất trộn cát. Kích thích
  16. 6 ra rễ có thể dùng axít 1-Naphthalene acetic (NAA) đổ vào lỗ đã đục. Dùng gốc để làm vật liệu nhân giống với yêu cầu chọn cây có độ tuổi 1 - 2 năm, sau đó đào sâu 30 - 60 cm và cắt toàn bộ gốc mang đi trồng ngay. Ngoài việc nhân giống bằng thân và gốc thì có thể nhân giống các loài tre trúc bằng phƣơng pháp nuôi cây mô. Bằng phƣơng pháp nuôi cấy mô cho các loài Yushania alpina và Oxytenanthera abyssinica tại Kenya, Bernard (2007) [37] cũng đã nhân giống thành công. Ngoài phƣơng pháp nhân giống sinh dƣỡng, ở một số nơi trên thế giới, các loài tre trúc cũng đã đƣợc nhân giống bằng hạt. Tại Thái Lan và Ấn Độ, đã thực hiện thành công việc nhân giống bằng hạt cho các loài cây nhƣ Dendrocalamus brandisii, Dendrocalamus membranaceus, Dendrocalamus strictus và Dendrocalamus (Bernard, 2007 và Dai Qihui, 1998) [37] [38]. Tuy nhiên lại vấp phải một số khó khăn không nhƣ mong muốn đó là cây con đƣợc tạo bằng hạt không đạt đƣợc những ƣu điểm vƣợt trội so với cây con đƣợc tạo bằng thân, gốc hoặc cành. Do vậy, đến nay phần lớn cây con của các loài tre, luồng đều đƣợc tạo bằng phƣơng pháp nhân giống sinh dƣỡng. t quả nghiên cứu c nước ngoài là ngu n tài li u th m hảo r t có giá trị, đặc bi t đối với nh ng loài có qu n h thân thuộc với nh ng loài tre trúc có ở i t N m. 1.1.3. Nghiên cứu về cây Mạy chả trên thế giới Hiện nay trên thế giới chƣa tìm thấy có công trình nghiên cứu nào về đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng loài Mạy chả. 1.2. Những nghiên cứu ở trong nƣớc 1.2.1. Nghiên cứu về sinh thái của tre trúc Khi nghiên cứu ảnh hƣởng của các nhân tố sinh thái đến rừng Phùng Ngọc Lan (1986) [11] và Thái Văn Trừng (1978) [18] đều thống nhất cho rằng: mỗi vùng địa lí khác nhau có một tổ hợp các nhân tố sinh thái khác nhau
  17. 7 sẽ có một kiểu rừng đặc trƣng và tạo nên một cảnh quan địa lý riêng biệt, đó chính là đặc trƣng sinh thái. Kết quả nghiên cứu đề tài của Lê Viết Lâm và cs, (2005) [9], cho thấy các loài cây tre là cây ƣa sáng và ẩm nên trồng tre tốt nhất là chọn nơi đất sâu, dày, ven sông suối. Nhƣng tre cũng chịu đƣợc khô hạn nhƣ các loài tre ở vùng Tây Bắc Việt Nam, chịu khô hạn rất tốt nhƣ Mạy sang, Mạy bông. Những loài tre không chịu đƣợc khô hạn thì khi gặp điều kiện khô hạn, kích thƣớc của chúng giảm đi rất nhiều. Một số loài tre ƣa các điều kiện đặc biệt của môi trƣờng nhƣ loài Trúc dây (Ampelocalamus sp.) chỉ mọc trên vùng núi đá vôi. Một số loài tre có thể chịu ngập khá lâu nhƣ: Tre gai, Tre Là ngà và Lộc ngộc Thái Lan (B. bicomiculata). Tre gai đƣợc trồng rộng rãi trên phạm vi cả nƣớc. Tác giả Trần Văn Mão và Trần Ngọc Hải (2006) [17] đã giới thiệu hình thái các loài thân ngầm của tre trúc nhƣ kiểu mọc cụm, mọc tản và kiểu mọc hỗn hợp; cấu tạo thân khí sinh, số lƣợng cành và cách phân cành; các bộ phận và hình thái lá quang hợp, mo nang và hoa. Trong cuốn “Kỹ thuật trồng một số loài tre trúc song mây”, Nguyễn Huy Sơn và cs. (2013) [20] đã khái quát đặc điểm sinh thái của loài cây Bƣơng mốc, thích hợp với khí hậu mƣa mùa, có 2 mùa rõ rệt là mùa mƣa và mùa khô, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 20 - 24oC, lƣợng mƣa trung bình hằng năm từ 1.500mm trở lên. Phân bố ở độ cao từ 80 - 800m so với mực nƣớc biển, nhƣng thích hợp nhất là từ 80 - 300m. Độ dốc từ 10 - 20o. Có thể trồng Bƣơng mốc trên nhiều loại đất khác nhau, độ dày tầng đất từ 50cm trở lên, nhƣng tốt nhất là đất có tầng từ trung bình đến dày (≥ 70cm), phát triển trên các loại đá mẹ phiến thạch sét, diệp thạch, sa thạch, đá vôi, hay đất dốc tụ và bồi tụ giàu mùn ở ven khe cạn hay ven suối, đất tơi xốp, ẩm thƣờng xuyên và thoát nƣớc tốt.
  18. 8 1.2.2. Nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng Nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng, khai thác tre đã đƣợc quan tâm nghiên cứu khá sớm ở Việt Nam, từ những năm 60 của thế kỷ 20. Năm 1963, Phạm Quang Độ (1963) [4] có ấn phẩm “Trồng và khai thác tre nứa trúc” với nội dung giới thiệu sơ lƣợc về đời sống của tre trúc và phƣơng pháp gây trồng. Cùng năm đó, Hồng Minh (1963) [16] trong ấn phẩm “Kỹ thuật trồng tre trúc” đã giới thiệu sơ lƣợc về đặc điểm hình thái, sinh thái, kỹ thuật chọn giống, gây trồng, chăm sóc và bảo vệ cho 12 loài tre trúc ở Miền Bắc Việt Nam. Trần Xuân Thiệp (1999)[19] đã đƣa ra kết quả nghiên cứu thực nghiệm kinh doanh rừng Vầu đắng (Arundinarial) tại Bắc Quang - Hà Tuyên. Một số công trình của Lê Quang Liên và cs. (1990) [14]; trong cuốn “Gây trồng tre trúc” Ngô Quang Đê (1994) [5] đã giới thiệu kỹ thuật gây trồng 3 loài: Luồng, Mạy sang và Vầu đắng bao gồm các khâu ƣơm giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác và sử dụng. Các tác giả Triệu Văn Hùng, Nguyễn Xuân Quát, Hoàng Chƣơng (2002) [8] viết cuốn “Kỹ thuật trồng một số loài cây đặc sản rừng”giới thiệu kỹ thuật trồng 2 loài là Trúc sào và Vầu đắng gồm điều kiện gây trồng, nguồn giống, kỹ thuật gây trồng, chăm sóc, khai thác và chế biến. Năm 2004 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Tiêu chuẩn ngành 04TCN 69 - 2004 [28]. Quy phạm kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác măng tre Điềm trúc (D. latiflorus) theo Quyết định số 51/2004/QĐ-BNN ngày 19/10/2004. Phạm Văn Điển và cs.(2009)[6] giới thiệu kỹ thuật gây trồng cây Bƣơng (Sinocalamus flagellifero) và cây Vầu đắng. Trần Ngọc Hải (2012) [7] Nguyễn Huy Sơn và cs. (2013) [20] đã giới thiệu chung về tre trúc, kỹ thuật trồng một số loài tre trúc nhƣ: Mai, Luồng, Mạnh tông, Điềm trúc, Lục trúc, Trúc sào, Vầu đắng, Bƣơng mốc, Mai xanh, Mạnh tông, Mạy bói....
  19. 9 Lê Quang Liên (2001) [13] trong nghiên cứu “Nhân giống Luồng bằng chiết cành” đã nghiên cứu về phƣơng pháp chiết cành, trong đó cành chiết đƣợc bọc bằng hỗn hợp bùn rơm phía ngoài có bao nilon giữ ẩm đạt tỷ lệ ra rễ rất cao (97,5%) là phƣơng pháp dễ áp dụng, mang lại hiệu quả rất cao. Tác giả Ngô Quang Đê (1994) [5] trong “Gây trồng tre trúc” đã giới thiệu kỹ thuật gây trồng tre trúc cho Luồng, Mạy sang và Vầu đắng bao gồm các khâu ƣơm giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác và sử dụng. Tác giả Lê Quang Liên và cs. (2000) [10] đã thực hiện nghiên cứu cho 2 loài Luồng (Dendrocalamus barbatus) và tre Gầy (Dendrocalamus sp.) với “Nghiên cứu kỹ thuật trồng tre trúc để lấy măng”, trong đó có khảo nghiệm 3 công thức bón phân NPK và khẳng định muốn trồng tre trúc để lấy cây hay lấy măng có năng suất cao thì cần phải trồng thâm canh, để nâng cao năng suất đến 2,5 lần thì trong đó phải bón phân gồm phân chuồng kết hợp với phân hóa học tổng hợp NPK. Tạo giống Luồng bằng phƣơng pháp giâm cành đã đƣợc ban hành thành quy trình kỹ thuật (QTN.15-79) theo Quyết định số 1649 QĐ/KT của Bộ Lâm nghiệp nay là Bộ NN&PTNT ngày 26/11/1979 (Bộ Lâm nghiệp,1979) [26]. Với phƣơng pháp này, vật liệu lấy để giâm hom là cành, sử dụng chất kích thích ra rễ nhƣ 2,4D (1 gam thuốc hòa trong 50 lít nƣớc lã), 2,45T (1 gam thuốc hòa trong 55 lít nƣớc lã), Muối natri và kali của 2,4D (1 gam nƣớc hòa trong 40 lít nƣớc lã). Cành sau khi ngâm trong thuốc kích thích (khoảng 9 - 15giờ) đƣợc ủ bằng cách cắm vào mùn cƣa ẩm hoặc cát ẩm cho đến khi ra rễ mới đem ƣơm ra vƣờn hoặc trong bầu, chờ cho đến khi cành hom sinh trƣởng tốt và cho ít nhất một thế hệ măng đầu tiên rồi mới đem đi trồng. Phƣơng pháp ƣơm giống Luồng bằng giâm hom cành có hệ số nhân giống nhanh, đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn cây giống trồng rừng, tuy nhiên để
  20. 10 thực hiện đƣợc đòi hỏi phải là ngƣời có chuyên môn, phải đƣợc tập huấn kỹ càng. Ngoài hai phƣơng pháp phổ biến trên còn một số phƣơng pháp khác đang đƣợc nhân dân một số địa phƣơng áp dụng đó là trồng bằng gốc, chét lớn (chồi gốc) (Nguyễn Ngọc Bình,1963)[3]. Phƣơng pháp này có ƣu điểm là đơn giản, không phải qua khâu giâm ở vƣờn ƣơm, tỷ lệ sống cao, gốc có nhiều mắt nên khả năng sinh trƣởng mạnh, nhanh cho măng ngay từ năm trồng đầu tiên. Phƣơng pháp này đƣợc bà con áp dụng từ lâu đời nhất là ở các huyện nhƣ Lang Chánh, Ngọc Lặc (tỉnh Thanh Hóa). Hạn chế của phƣơng pháp trồng bằng gốc và chét là tốn nhiều công để đánh gốc, hệ số tạo giống thấp, chỉ áp dụng trong phạm vi hộ gia đình. Một số nơi còn sử dụng thân Luồng làm hom để tạo giống, thân đƣợc cắt thành từng đoạn dài 30 - 40 cm (có 2 - 3 mắt) sau đó đào hố cho hom xuống rồi ủ rơm rạ, cỏ, rác lên, kết hợp với tƣới nƣớc thƣờng xuyên cho đến khi hom ra rễ và mọc măng 1 - 2 lứa thì đem đi trồng. Nguyễn Ngọc Bình (2001)[2] với “Đặc điểm đất trồng rừng Tre Luồng và ảnh hƣởng của các phƣơng thức trồng rừng tre trúc Luồng đến đất” cho biết: Luồng sinh trƣởng tốt nơi đất chua pH(H2O): 4,8-5,9; pHKCl: 4,2-5,0. Ở tầng đất mặt hàm lƣợng mùn và N tổng số tƣơng quan rất chặt, hàm lƣợng K2O dễ tiêu trong đất tƣơng quan tƣơng đối chặt còn hàm lƣợng P2O5 dễ tiêu lại tƣơng quan không chặt với sinh trƣởng về đƣờng kính của cây Luồng. Tác giả cho rằng nên trồng Luồng theo phƣơng thức hỗn giao, thích hợp nhất là hỗn giao với cây họ đậu nhƣ Keo để tránh cho đất bị suy thoái. Nhìn chung,các tài li u trên đã cung c p há nhiều thông tin liên qu n đ n nhân giống tre trúc, ỹ thuật gây tr ng,chăm sóc cho nh ng loài tre trúc thông dụng, có giá trị ở nước t , trong đó đề cập đ n nhiều bi n pháp thâm c nh tăng năng su t rừng tr ng tre trúc bằng bón phân, h thống ỹ thuật
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2