intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu sinh trưởng của một số mô hình rừng trồng tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

Chia sẻ: Tri Tâm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm lựa chọn ra các mô hình rừng trồng có hiệu quả cao nhất góp phần nâng cao hiệu quả của rừng trồng một cách bền vững trên địa bàn huyện Văn Bàn nói riêng cũng như cho tỉnh Lào Cai nói chung. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu sinh trưởng của một số mô hình rừng trồng tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

  1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp vời bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của hội đồng khoa học. Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2016 Tác giả Đặng Đình Trƣờng
  2. ii LỜI CẢM ƠN Luận văn “Nghiên cứu sinh trưởng của một số mô hình rừng trồng ở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai” đƣợc hoàn thành theo chƣơng trình đào tạo Thạc sỹ, khóa 2014 - 2016 của trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam. Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi của Ban giám hiệu Trƣờng Đại học Lâm nghiệp; Khoa đào tạo sau đại học; Các thầy giáo, cô giáo Trƣờng Đại học Lâm nghiệp. Nhân dịp này, tác giả xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trƣớc sự quan tâm và giúp đỡ quý báu đó. Đặc biệt, tác giả xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS. Lê Xuân Trƣờng, ngƣời thầy đã hƣớng dẫn nhiệt tình, truyền đạt kinh nghiệm quý báu, những ý tƣởng trong nghiên cứu khoa học và giúp tác giả hoàn thành luận văn. Mặc dù đã hết sức cố gắng và nỗ lực, nhƣng kinh nghiệm nghiên cứu chƣa nhiều, đặc biệt là hạn chế về mặt thời gian trong quá trình nghiên cứu nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để cho luận văn đƣợc hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2016 Tác giả Đặng Đình Trƣờng
  3. iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH .................................................................... viii ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 3 1.1. Trên thế giới ............................................................................................... 3 1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................ 4 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI – MỤC TIÊU – NỘI DUNG – PHƢƠNG PHÁP - NGHIÊN CỨU ................................................................ 10 2.1. Đối tƣợng, địa điểm và giới hạn phạm vi nghiên cứu ............................. 10 2.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 10 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 10 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 11 2.4.1. Phƣơng pháp kế thừa tài liệu................................................................. 11 2.4.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................ 11 Chƣơng 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI ........................ 15 3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 15 3.1.1. Vị trí, ranh giới, diện tích ...................................................................... 15 3.1.2. Địa hình ................................................................................................ 15 3.1.3. Khí hậu, thủy văn .................................................................................. 16 3.1.4. Tài nguyên thiên nhiên .......................................................................... 17 3.2. Đặc đểm kinh tế - xã hội .......................................................................... 21
  4. iv 3.2.1. Nguồn nhân lực ..................................................................................... 21 3.2.2. Thực trạng về kinh tế-xã hội ................................................................. 23 3.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế ............................................. 24 3.4. Thực trạng cơ sở hạ tầng .......................................................................... 26 3.4.1. Giao thông ............................................................................................ 26 3.4.2. Thủy lợi ................................................................................................ 27 3.4.3. Hệ thống điện ....................................................................................... 27 3.5. Thực trạng về văn hoá-xã hội................................................................... 27 3.5.1. Y tế ........................................................................................................ 27 3.5.2. Giáo dục đào tạo .................................................................................. 28 3.5.3. Văn hóa-Thể dục thể thao .................................................................... 28 3.5.4. Hệ thống thông tin liên lạc .................................................................. 29 3.6. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế-xã hội ............................................ 29 Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 30 4.1. Kết quả đánh giá sinh trƣởng của các mô hình rừng trồng tại huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai. ............................................................................................ 30 4.1.1. Kết quả đánh giá sinh trƣởng Đƣờng kính (D1.3) của các mô hình rừng trồng................................................................................................................. 30 4.1.2. Kết quả đánh giá sinh trƣởng chiều cao vút ngọn (HVN) của các mô hình rừng trồng. ....................................................................................................... 34 4.1.3. Kết quả đánh giá sinh trƣởng chiều cao dƣới cành (Hdc) của các mô hình rừng trồng. ............................................................................................... 38 4.1.4. Kết quả đánh giá sinh trƣởng đƣờng kính tán (Dt) của các mô hình rừng trồng................................................................................................................. 41 4.1.5. Đánh giá chất lƣợng rừng trồng thuần loài Mỡ, Quế và Keo tai tƣợng. ... 45 4.1.6. Đánh giá trữ lƣợng của các mô hình rừng trồng. .................................. 46
  5. v 4.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình rừng trồng tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai ..................................................................................................... 48 4.2.1. Dự toán chi phí cho 1 ha rừng trồng Mỡ, Quế và Keo tai tƣợng .......... 48 4.3. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trồng rừng tại huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai. .................................................................................................... 53 4.3.1. Cơ sở khoa học của biện pháp kỹ thuật tỉa thƣa ................................... 53 4.3.2. Một số biện pháp kỹ thuật nhằm bảo vệ nuôi dƣỡng rừng ................... 53 KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ ............................................................ 54 1. Kết luận: ...................................................................................................... 54 2. Tồn tại ......................................................................................................... 56 3. Kiến nghị ..................................................................................................... 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  6. vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT OTC : Ô tiêu chuẩn D1.3 : Đƣờng kính 1.3 Hvn : Chiều cao vút ngọn Hdc : Chiều cao dƣới cành Dt : Đƣờng kính tán ĐT : Đông Tây NB : Nam Bắc TB : Trung bình T : Tốt X : Xấu
  7. vii DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1 Các mô hình rừng trồng trên các địa điểm khác nhau 11 4.1 Các đặc trƣng mẫu sinh trƣởng đƣờng kính D1.3 của 3 loài 30 cây, Mỡ, Quế và Keo tai tƣợng Các đặc trƣng mẫu sinh trƣởng chiều cao vút ngọn của 3 loài 4.2 34 cây, Mỡ, Quế và Keo tai tƣợng Các đặc trƣng mẫu sinh trƣởng chiều cao dƣới cành của 3 loài 4.3 38 cây, Mỡ, Quế và Keo tai tƣợng Các đặc trƣng mẫu sinh trƣởng đƣờng kính tán của 3 loài cây, 4.4 42 Mỡ, Quế và Keo tai tƣợng 4.5 Đánh giá chất lƣợng rừng của loài Mỡ, Quế và Keo tai tƣợng 45 Kết quả tính toán trữ lƣợng của mô hình rừng trồng thuần loài 4.6 47 Mỡ, Quế và Keo tai tƣợng . Chi phí cho 1 ha rừng trồng Mỡ thuần loài đến hết chu kỳ 4.7 49 kinh doanh tại Văn Bàn - Lào Cai Bảng 4.8. chi phí cho 1 ha rừng trồng Quế thuần loài đến hết 4.8 49 chu kỳ kinh doanh tại Văn Bàn - Lào Cai Chi phí cho 1 ha rừng trồng Keo tai tƣợng thuần loài đến hết 4.9 50 chu kỳ kinh doanh tại Văn Bàn - Lào Cai Dự toán thu nhập cho một ha rừng trồng Mỡ thuần loài, sau 4.10 50 chu kỳ kinh doanh 7 năm, tại Văn Bàn - Lào Cai Dự toán thu nhập cho một ha rừng trồng Quế thuần loài, sau 4.11. 51 chu kỳ kinh doanh 7 năm, tại Văn Bàn - Lào Cai Dự toán thu nhập cho một ha rừng trồng Keo tai tƣợng thuần 4.12. 51 loài, sau chu kỳ kinh doanh 7 năm, tại Văn Bàn - Lào Cai Cân đối thu nhập và chi phí cho một ha rừng trồng Mỡ, Quế, 4.13. 52 Keo tai tƣợng sau chu kỳ kinh doanh 7 năm.
  8. viii DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH STT Tên hình ảnh Trang 4.1 Sinh trƣởng đƣờng kính (D1.3) của loài Mỡ ở 3 vị trí khác nhau 32 4.2 Sinh trƣởng đƣờng kính (D1.3) của loài Quế ở 3 vị trí khác nhau 33 Sinh trƣởng đƣờng kính (D1.3) của loài Keo tai tƣợng ở 3 vị trí 4.3 33 khác nhau Sinh trƣởng chiều cao vút ngọn (HVN) của loài Mỡ ở 3 vị trí 4.4 36 khác nhau Sinh trƣởng chiều cao vút ngọn (HVN) của loài Quế ở 3 vị trí 4.5 37 khác nhau Sinh trƣởng chiều cao vút ngọn (HVN) của loài Keo tai tƣợng ở 4.6 37 3 vị trí khác nhau Sinh trƣởng chiều cao dƣới cành (HDC) của loài Mỡ ở 3 vị trí 4.7 40 khác nhau Sinh trƣởng chiều cao dƣới cành (HDC) của loài Quế ở 3 vị trí 4.8 40 khác nhau48 Sinh trƣởng chiều cao dƣới cành (HDC) của loài Keo tai tƣợng 4.9 41 ở 3 vị trí khác nhau Sinh trƣởng đƣờng kính tán (DT) của loài Mỡ ở 3 vị trí khác 4.10 44 nhau 4.11 Sinh trƣởng đƣờng kính tán (DT) của loài Quế ở 3 vị trí khác nhau 44 Sinh trƣởng đƣờng kính tán (DT)) của loài Keo tai tƣợng ở 3 vị 4.12 45 trí khác nhau
  9. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng là một tài nguyên có khả năng tự tái tạo nếu nhƣ con ngƣời biết khai thác, lợi dụng đúng mức. Tuy nhiên, do áp lực dân số và nhu cầu lâm sản tăng để phát triển kinh tế - xã hội, con ngƣời đã khai thác rừng ồ ạt, vƣợt quá khả năng tái sinh của rừng nên cân bằng trong hệ sinh thái bị phá vỡ, làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến môi trƣờng sống. Đứng trƣớc tình hình trên vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát triển kinh tế - xã hội nhƣng không làm suy thoái môi trƣờng sống? hay nói cách khác làm thế nào để có các mô hình sản xuất hợp lý, đạt hiệu quả kinh tế nhƣng đảm bảo đƣợc sự bền vững sinh thái và ổn định xã hội trong kinh doanh rừng. Điều đó có nghĩa là mô hình sản xuất lâm nghiệp phải đem lại thu nhập về lâm sản cao và ổn định, giải quyết việc làm cho nhân dân địa phƣơng, đầu tƣ hợp lý và đƣợc ngƣời dân chấp nhận. Đồng thời, mô hình cũng có khả năng bảo vệ nguồn nƣớc, duy trì độ phì của đất, bảo vệ đa dạng sinh học. Văn Bàn là huyện miền núi nằm ở phía Đông Nam tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào Cai 75 km theo tỉnh lộ 151 về phía Đông Nam. Huyện Văn Bàn có tổng diện tích tự nhiên 142.608,3 ha; trong đó diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp là 114.702,6 ha, chiếm 80,4% tổng diện tích tự nhiên. Vì vậy tài nguyên rừng có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trƣờng, đa dạng sinh học và phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung. Trong những năm qua Huyện ủy, UBND huyện và ngành nông, lâm nghiệp huyện đã không ngừng đầu tƣ xây dựng và phát triển rừng, mà kết quả là xác định loài cây trồng nói chung, cây trồng rừng nói riêng song mới chỉ đáp ứng đƣợc mục đích phủ xanh đất trồng đồi núi trọc và cải thiện một phần cuộc sống của ngƣời tham gia nghề rừng. Những kết quả đạt đƣợc chƣa tƣơng xứng
  10. 2 với tiềm năng và thế mạnh đất đai tài nguyên rừng. Diện tích đất lâm nghiệp phân bố ở nơi có địa hình tƣơng đối bằng ph ng, độ dốc thấp, không bị chia cắt phức tạp, đại bộ phận đồng bào là dân tộc Kinh, Tày, Mông, Dao tất cả những lợi thế, tiềm năng trên vẫn chƣa đƣợc phát huy làm cho đời sống ngƣời dân c n nhiều khó khăn. Từ năm 1992 đến nay, diện tích rừng trồng trên địa bàn huyện không ngừng tăng lên do sự đầu tƣ của các dự án 327, 661, ... Cùng với sự tăng lên của diện tích rừng, nhiều mô hình rừng trồng đƣợc triển khai vào sản xuất, trong đó có nhiều mô hình thành công nhƣng cũng không ít mô hình đã bị thất bại. Từ thực tế trên, nghiên cứu sinh trƣởng của các mô hình rừng trồng, nhằm tìm ra các giải pháp nâng cao lƣợng tăng trƣởng cũng nhƣ giá trị kinh tế của rừng là một nhu cầu cấp bách của sản xuất, nhằm nâng cao thu nhập của ngƣời trồng rừng. Từ yêu cầu của thực tế sản xuất, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu sinh trưởng của một số mô hình rừng trồng tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai”.
  11. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới Phát huy hiệu quả rừng trồng nói chung và rừng trồng sản xuất nói riêng là vấn đề mà các nhà khoa học luôn quan tâm nghiên cứu. Cơ sở khoa học cho việc phát triển trồng rừng sản xuất ở các nƣớc phát triển đã tƣơng đối hoàn thiện từ công tác giống tới các biện pháp tác động, phục vụ đắc lực cho sản xuất lâm nghiệp. Greenalgh, P. (1982) [69] đã có những khảo nghiệm về Keo có xuất xứ từ Úc và Papua New Guinea, các giống Lõi thọ ở các địa phƣơng khác nhau thuộc Mindanao; trên cơ sở đó lựa chọn những xuất xứ tốt nhất để xây dựng vùng sản xuất giống. Để thực hiện thành công việc tạo ra những sản phẩm cây rừng một cách nhanh nhất và rẻ nhất, bên cạnh công tác giống, các biện pháp kỹ thuật trong tạo rừng cũng rất đƣợc quan tâm nghiên cứu. Theo tác giả Plocek,T. (1998) [72] khi nghiên cứu tính bền vững của rừng trồng đã đặc biệt lƣu ý đến cấu trúc tầng tán của rừng hỗn loài. Militane, E.P. (2000) [71] đã nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng hỗn loài giữa cây gỗ và cây họ đậu. Kết quả cho thấy cây họ đậu có tác dụng hỗ trợ rất tốt cho cây trồng chính. Qua đó có thể kh ng định việc tạo lập các loài cây hỗ trợ ban đầu cho cây trồng chính trƣớc khi xây dựng các mô hình rừng trồng hỗn loài là rất cần thiết. Những nghiên cứu về phƣơng thức, mật độ và các biện pháp kỹ thuật trồng rừng khác cũng đã đƣợc thực hiện ở nhiều nƣớc trên thế giới, tạo cơ sở khoa học cho phát triển trồng rừng sản xuất trong thời gian qua. Đời sống trƣớc mắt của ngƣời dân tham gia phát triển rừng trồng sản xuất cũng là một vấn đề đƣợc nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, nhất là tại những nƣớc nghèo. Theo Coppen, J.J.W. & Hone, G.A. (1995) [68], để bảo
  12. 4 vệ đất đồng thời phát triển kinh tế cho những hộ gia đình nghèo, ở Fuji ngƣời ta trồng một số loài tre luồng trên đồi mang lại hiệu quả cao; ở Indonesia, ngƣời ta áp dụng phƣơng thức nông lâm kết hợp với cây Tếch, Đây là một trong những hƣớng đi rất phù hợp đối với vùng đồi núi ở một số nƣớc khu vực Đông – Nam châu Á. 1.2. Ở Việt Nam Trong những năm qua, cùng với sự đổi mới của đất nƣớc, sự quan tâm của Nhà nƣớc, ngành lâm nghiệp ƣớc ta đã có những bƣớc chuyển biến đáng kể trên nhiều lĩnh vực. Bên cạnh những đổi mới căn bản về công tác tổ chức quản lý, hoạt động nghiên cứu khoa học về xây dựng và phát triển rừng cũng đã đƣợc quan tâm hơn. Hàng loạt các chƣơng trình, dự án về trồng rừng đã đƣợc hực hiện trong khắp cả nƣớc, nhiều mô hình rừng trồng sản xuất quy mô lớn đã đƣợc thiết lập, biện pháp kỹ thuật đã đƣợc đúc rút xây dựng thành quy trình, quy phạm, Liên quan đến đề tài này xin đề cập tới một số công trình nghiên cứu quan trọng sau đây. Các công trình nghiên cứu về kỹ thuật lâm sinh chủ yếu tập trung vào nghiên cứu một số ít các loài cây nhƣ Mỡ, Bồ đề, Thông nhựa, Thông đuôi ngựa, cùng với những tiến bộ về nghiên cứu giống cây rừng, chúng ta đã đi sâu nghiên cứu các loài cây mọc nhanh cung cấp nguyên liệu cho Quế, Keo tai tƣợng, Bạch đàn urophylla, Thông Caribê, Các công trình quan trọng có thể kể đến là: Hoàng Xuân Tý và các cộng sự (1996) [53] về nâng cao công nghệ thâm canh rừng trồng Bồ đề, Mỡ, Keo và sử dụng cây họ đậu để cải tạo đất và nâng cao sản lƣợng rừng. Mai Đình Hồng (1997) xây dựng mô hình Mỡ thâm canh năng suất cao, Báo cáo khoa học, Trung tâm nghiên cứu cây nguyên liệu giấy Phù Ninh – Phú Thọ [19].
  13. 5 Phạm Thế Dũng (1998) [10] về nghiên cứu ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học để xây dựng mô hình trồng rừng năng suất cao làm nguyên liệu giấy, dăm. Đặc biệt Đỗ Đình Sâm và Phạm Văn Tuấn cùng các cộng sự (2001) [44] nghiên cứu xây dựng mô hình trồng rừng công nghiệp năng suất cao. Các tác giả đã tập trung nghiên cứu năng suất rừng trồng Bạch đàn urophylla, Bạch đàn camaldulensis và tereticornis, Keo mangium, Quế, tại vùng Đông Bắc Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Kết quả là đã giải quyết khá nhiều các vấn đề về cơ sở khoa học cho thâm canh rừng trồng nhƣ làm đất, bón phân, phƣơng thức, kỹ thuật trồng, qua đó nâng cao đƣợc năng suất rừng trồng. Phạm Văn Tuấn (2001) [54] đã xây dựng mô hình rừng trồng công nghiệp phục vụ nguyên liệu bằng một số dòng Keo, Mõ kết quả cho thấy Keo sinh trƣởng đạt năng suất từ 25-30 m3/ha/năm tại một số vùng (Bầu Bàng – Bình Dƣơng, Sông Mây – Đồng Nai), Mỡ sinh trƣởng đạt 18-20 m3/ha/năm ở nhiều vùng thí nghiệm (Vĩnh Phúc, Ba Vì, Quảng Trị, ) Nghiên cứu phƣơng thức trồng rừng hỗn giao cũng đƣợc nhiều tác giả quan tâm nhƣ Phùng Ngọc Lan (1991) [28] thí nghiệm gây trồng hệ sinh thái rừng hỗn loài Thông đuôi ngựa, Keo lá tràm và Bạch đàn trắng ở Núi Luốt – Xuân Mai. Nguyễn Hữu Vĩnh, Phạm Thị Huyền, Nguyễn Quang Việt (1994) đã nghiên cứu cơ sở khoa học của phƣơng thức trồng rừng hỗn loài Mỡ + Keo lá tràm [64]. Các cây bản địa trong thời gian qua cũng đã đƣợc chú ý nghiên cứu hơn nhƣ nghiên cứu của các tác giả Trần Quang Việt, Nguyễn Bá Chất (1997- 1998) đã chọn lựa tập đoàn cây trồng gồm 70 loài và xây dựng quy trình, hƣớng dẫn kỹ thuật trồng cho 20 loài cây (Lát hoa, Dầu rái, Muồng đen, Trám
  14. 6 trắng, ) [63]; nghiên cứu về Lim xanh của tác giả Phùng Ngọc Lan xác định đƣợc vùng sinh thái của loài cây này [29]. Nguyễn Hoàng Nghĩa (1997) [35] trong cuốn “Nghịch lý cơ bản về cây bản địa” đã nêu rõ những thuận lợi khó khăn khi đƣa cây bản địa vào trồng rừng ở nƣớc ta; Phạm Đình Tam (2000) [49] nghiên cứu kỹ thuật gây trồng Trám trắng phục vụ cho nguyên liệu gỗ dán; Trần Quang Việt (2001) [62] nghiên cứu kỹ thuật trồng Hông, tuy chƣa đƣa ra mô hình trồng tập trung đạt kết quả nhƣng cũng đã có khuyến nghị phát triển loài cây này theo hƣớng nông - lâm kết hợp hoặc trồng phân tán; Nguyễn Xuân Quát và cộng sự (1985) [42] đã đƣa ra mô hình trồng hỗn giao Bồ đề + Dó giấy, Từ kết quả của những nghiên cứu trên, hàng loạt các quy trình, quy phạm và hƣớng dẫn kỹ thuật trồng đã đƣợc ban hành và áp dụng trồng rừng thành công ở nhiều nơi, góp phần đáng kể vào công tác phát triển rừng trồng sản xuất ở nƣớc ta trong thời gian qua. Tuy nhiên, khâu chuyển giao và dịch vụ kỹ thuật còn yếu, đặc biệt là vấn đề thị trƣờng. Trồng rừng cung cấp nguyên liệu công nghiệp (chủ yếu là nguyên liệu giấy) đƣợc ƣu tiên phát triển, tập trung ở hai khu vực trung tâm Bắc Bộ và Đông Nam Bộ, một số loài cây ƣa sáng mọc nhanh đã đƣợc gây trồng nhƣ Bồ đề, Mỡ, Keo,... Nhƣng tỷ lệ thành rừng thấp chỉ đạt 40% – 60% theo diện tích trồng, năng suất bình quân đạt từ 4 – 6 m3/ha/năm với sản lƣợng bình quân đạt 40 – 60m3/ha [40] trong một chu kỳ kinh doanh. Nguyên nhân chính là do đầu tƣ cho trồng rừng còn hạn chế, công tác chọn giống và khảo nghiệm giống còn ít, chọn đất trồng rừng không phù hợp với loài cây trồng, kỹ thuật trồng rừng yếu kém, chủ yếu vẫn là trồng rừng quảng canh... Giai đoạn từ năm 1986 – 1990, các mục tiêu trồng rừng công nghiệp về đầu tƣ thâm canh bắt đầu đƣợc thực hiện, song hiệu quả của trồng rừng còn thấp. Trong giai đoạn này đã xác định đƣợc 92 loài cây trồng theo các mục tiêu khác nhau cho 9 vùng sinh thái. Phƣơng thức trồng thâm canh đƣợc thực
  15. 7 hiện thông qua chƣơng trình hợp tác Việt Nam – Thụy Điển, các cây gỗ mọc nhanh có năng suất cao đƣợc chú ý gây trồng, tỷ lệ thành rừng đat khoảng 60%, năng suất rừng trồng vào cuối giai đoạn này đã tăng lên, bình quân đạt từ 7 m3/ha/năm [40]. Từ năm 1991 đến nay, trồng rừng và kinh doanh rừng trồng ngày càng đƣợc quan tâm, đã chú trọng đẩy mạnh trồng rừng sản xuất theo hƣớng thâm canh và đa mục đích, tập đoàn cây trồng cũng phong phú và đa dạng hơn, vì vậy năng suất rừng trồng cũng đã đƣợc cải thiện một bƣớc. Tuy nhiên, phần lớn rừng trồng ở nƣớc ta hiệu quả còn thấp chƣa phát huy hết tiềm năng đất đai, khí hậu nhiệt đới và chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu cung cấp gỗ nguyên liệu cho xã hội không ngừng đƣợc cải thiện, bên cạnh những loài cây bản địa đƣợc gây trồng thành công nhƣ: Bồ đề, Mỡ, Tre, Luồng... thì một số loài cây mọc nhanh nhƣ các loài Mỡ, Keo... với rất nhiều xuất xứ cũng kh ng định đƣợc vai trò và vị trí của chúng trong cơ cấu cây trồng lâm nghiệp. Khoảng 70% giống cho trồng rừng sản xuất đã có chất lƣợng tốt, tỷ lệ thành rừng đạt trên 80% và năng suất rừng đạt 15-20 m3/ha/năm [7] Trong những năm qua, các nghiên cứu tập trung vào các khâu kỹ thuật nhằm tạo nên các bƣớc đột phá về năng suất và đã đạt đƣợc kết quả nhất định. Công tác cải thiện giống đã có nhiều giống đƣợc công nhận là giống quốc gia nhƣ một số dòng Keo lai (BV10, BV16, BV32), Bạch đàn urophylla (PN2, PN14, U6); các dòng Bạch đàn urophylla và rất nhiều xuất xứ Bạch đàn camaldulensis, Keo lá tràm, Thông Caribaea, Phi lao và hàng chục dòng Keo lai,... cũng đã đƣợc công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật. Các biện pháp kỹ thuật thâm canh cũng đƣợc tăng cƣờng nghiên cứu, nhƣ các biện pháp kỹ thuật làm đất, bón phân... Vì vậy, năng suất rừng trồng cũng đƣợc nâng cao. Trong một số khảo nghiệm về Keo năng suất đạt đƣợc trên 25 m3/ha/năm [21]. Đây chính là cơ sở, tiền đề cho việc nghiên cứu chọn giống và áp dụng biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh.
  16. 8 Nhƣ vậy, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh đã có tác dụng căn bản đến sản lƣợng và năng suất rừng trồng. Năng suất rừng trồng đƣợc cải thiện và tăng gấp 2 – 3 lần so với một số cây trồng trƣớc đây. Qua kết quả đánh giá cho thấy, tiềm năng để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế của rừng trồng theo hƣớng áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh c n đang đƣợc rộng mở. Cùng với nhiều tiến bộ đó, quan niệm về trồng rừng thâm canh cũng đƣợc hoàn thiện hơn. Từ phƣơng thức canh tác truyền thống, trồng rừng với các biện pháp kỹ thuật thông thƣờng, đầu tƣ thấp (trồng rừng quảng canh), chuyển sang đầu tƣ áp dụng một số biện pháp kỹ thuật để cải thiện năng suất rừng trồng (trồng rừng bán thâm canh) và đến thời gian gần đây đã quan tâm đầu tƣ trồng rừng theo hƣớng thâm canh để nâng cao năng suất cây trồng. Theo Nguyễn Xuât Quát (1999) "Trồng rừng thâm canh là một phƣơng thức canh tác dựa trên cơ sở đầu tƣ cao, bằng việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp liên hoàn. Các biện pháp đó phải tận dụng, cải tạo, phát huy đƣợc mọi tiềm năng của tự nhiên cũng nhƣ của con ngƣời nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sinh trƣởng của rừng trồng để thu đƣợc năng suất cao, chất lƣợng sản phẩm tốt và giá thành hạ cho hiệu quả lớn, đồng thời cũng phải duy trì và cải thiện đƣợc tiềm năng đất đai và môi trƣờng đảm bảo an toàn sinh thái đáp ứng nhu cầu phát triển trồng rừng ổn định, lâu dài và bền vững". Các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về công tác trồng rừng bao gồm các khâu từ chọn giống cho đến chọn lập địa, trồng rừng, nghiên cứu sinh trƣởng rừng trồng trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam sẽ là bài học định hƣớng cho nghiên cứu của tác giả. Những bài học kinh nghiệm này sẽ đƣợc áp dụng trong nghiên cứu cho đối tƣợng rừng trồng tại địa phƣơng Văn Bàn, tỉnh Lào Cai là nơi có nhiều lợi thế cho phát triển rừng trồng nhƣng c n thiếu những nghiên cứu cơ bản về trồng rừng nói chung và sinh trƣởng rừng trồng nói riêng.
  17. 9 1 3 Đ nh gi hung vấn đề nghiên cứu Các công trình nghiên cứu thế giới đƣợc triển khai tƣơng đối toàn diện và có quy mô lớn trên tất cả các lĩnh vực từ lập địa, công tác giống, kỹ thuật, nhiều nghiên cứu về kỹ thuật trồng, sinh trƣởng và sản lƣợng rừng trồng đã đƣợc tiến hành đồng bộ tạo cơ sở khoa học cho phát triển RTSX ở các nƣớc, đặc biệt với quy mô công nghiệp, góp phần ổn định sản xuất, nâng cao đời sống ngƣời dân và phát triển kinh tế - xã hội miền núi từ nhiều năm nay. Ở nƣớc ta nghiên cứu phát triển RTSX mới thực sự đƣợc quan tâm chú ý trong những năm gần đây, nhất là từ khi chúng ta thực hiện chủ trƣơng đóng cửa rừng trồng tự nhiên, phát triển các nhà máy giấy và các khu công nghiệp lớn. Các công trình nghiên cứu trong những năm qua cũng khá toàn diện về các lĩnh vực, từ nghiên cứu chọn, tạo và nhân giống cây rừng trồng cho tới các biện pháp kỹ thuật gây trồng và chính sách, thị trƣờng thúc đẩy phát triển RTSX, nhờ những kết quả nghiên cứu này mà công tác RTSX ở nƣớc ta đã có những bƣớc tiến đáng kể.
  18. 10 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI – MỤC TIÊU – NỘI DUNG – PHƢƠNG PHÁP - NGHIÊN CỨU 2 1 Đối tƣợng, địa điểm và giới hạn phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu là các mô hình rừng trồng thâm canh loài Mỡ (Manglietia glauca BL), Quế (Cinnamomum cassia Blume) và Keo tai tƣợng hạt nhập nội từ Úc (Acacia mangium) thuần loài, 7 năm tuổi trên các vị trí địa hình và điều kiện đất đai khác nhau tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. - Địa điểm nghiên cứu: Tại 03 xã Sơn Thủy, Nậm Tha, Văn Sơn, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai - Giới hạn phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu sinh trƣởng của các mô hình rừng trồng tại các xã trên 2.2. Mục tiêu nghiên cứu * Mục tiêu tổng quát Đề tài nghiên cứu nhằm lựa chọn ra các mô hình rừng trồng có hiệu quả cao nhất góp phần nâng cao hiệu quả của rừng trồng một cách bền vững trên địa bàn huyện Văn Bàn nói riêng cũng nhƣ cho tỉnh Lào Cai nói chung. * Mục tiêu cụ thể - Đánh giá đƣợc tình hình sinh trƣởng của một số mô hình rừng trồng ở huyện Văn Bàn. - Đánh giá đƣợc hiệu quả kinh tế của một số mô hình rùng trồng của huyện Văn Bàn. - Đề xuất đƣợc một số giải pháp nâng cao hiệu quả trồng rừng trong khu vực nghiên cứu. 2.3. Nội dung nghiên cứu Để thực hiện tốt mục tiêu nghiên cứu và đáp ứng thực tiễn sản xuất lâm nghiệp, nội dung nghiên cứu của đề tài đƣợc xác định gồm:
  19. 11 - Đánh giá khả năng sinh trƣởng của các mô hình rừng trồng phổ biến. - Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số mô hình rừng trồng thuần loài đều tuổi. - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trồng rừng. 2 4 Phƣơng ph p nghiên ứu 2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu - Tham khảo và thu thập các tài liệu về rừng trồng tại khu vực nghiên cứu. - Thu thập tài liệu và điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế của khu vực và địa phƣơng nơi nghiên cứu. 2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu - Chuẩn bị bảng biểu, vật tƣ thiết bị cho điều tra ngoại nghiệp. - Điều tra sơ thám toàn bộ khu vực nghiên cứu, xác định và phân chia đối tƣợng nghiên cứu, chọn vị trí lập ô tiêu chuẩn (OTC). - Lập OTC đại diện điển hình, tạm thời, diện tích OTC là 500m2 (20m x 25m). - Từ kết quả sơ thám chúng tôi chọn ra 03 mô hình rừng trồng phổ biến của khu vực nghiên cứu là mô hình rừng trồng Mỡ, Quế và Keo tai tƣợng. Mỗi mô hình rừng trồng lựa chọn 03 địa điểm khác nhau (là các xã Sơn Thủy, xã Nậm Tha và xã Văn Sơn). Mỗi địa điểm lập 03 OTC điển hình, tạm thời. Bảng 2.1: Các mô hình rừng trồng trên địa điểm khác nhau Địa điểm Mô hình 2 Mô hình 3 Mô hình 4 Xã Nậm Tha Mỡ 3 OTC Quế 3 OTC Keo tai tƣợng 3 OTC Xã Sơn Thủy Mỡ 3 OTC Quế 3 OTC Keo tai tƣợng 3 OTC Xã Văn Sơn Mỡ 3 OTC Quế 3 OTC Keo tai tƣợng 3 OTC - Phƣơng pháp lập OTC: Dụng cụ lập OTC gồm thƣớc dây, địa bàn cầm tay, cọc mốc, lập góc vuông bằng thƣớc dây theo định lý Pitago. - Điều tra trong OTC đã lập để thu thập các chỉ tiêu sau: + Đo độ dốc, hƣớng phơi bằng địa bàn cầm tay.
  20. 12 + Điều tra cây tầng cao, đo đếm tất cả các chỉ tiêu của các cây trong OTC. + Đo đƣờng kính D1.3 bằng thƣớc kẹp kính theo 2 chiều Đông Tây, Nam Bắc. Lấy giá trị trung bình, chính xác đến milimét (mm). + Đo chiều cao vút ngọn bằng thƣớc đo cao. + Đo chiều cao Hdc từ mặt đất đến chỗ phân cành, cành đó phải tham gia vào tán của cây. + Đo đƣờng kính tán bằng thƣớc dây bằng cách đo hình chiếu tán lá dƣới mặt đất theo 2 chiều Đông tây – Nam bắc, lấy giá trị trung bình. độ chính xác đến dm. * Phân cấp chất lượng cây: Chất lƣợng rừng đƣợc chia thành 3 cấp: Tốt, Trung bình, Xấu: + Cây tốt (T) là cây thân th ng, tr n đều, tán lá cân đối không bị cong queo, sâu bệnh, sinh trƣởng tốt, đƣờng kính lớn, vƣơn lên tầng cây cao của rừng. + Cây trung bình (TB) là những cây sinh trƣởng trung bình thƣờng tham gia vào tầng tán chính của rừng. + Cây xấu (X) là cây cong queo, sâu bệnh, lệch tán, sinh trƣởng kém. * Phương pháp tính trữ lượng: + Tra biểu thể tích hai nhân tố thân cây đứng. + Biểu cấp đất + Tra biểu sản lƣợng vỏ Quế Mẫu biểu 01: Biểu điều tra rừng trồng OTC Số: Độ dốc: Ngày điều tra Diện tích: Vị trí OTC: Ngƣời điều tra Mật độ hiện còn: Hƣớng phơi: Loài cây : D1.3 H DT Phẩm chất Phân STT cấp ĐT NB TB HVN HDC ĐT NB TB T TB X Kraft
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0