Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu thành phần loài và các yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến các loài chim làm tổ ở vườn chim Ngọc Nhị, xã Cẩm Lĩnh, Ba Vì, Hà Nội
lượt xem 3
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm xác định tương đối đầy đủ thành phần các loài chim có ở khu vực nghiên cứu và các loài chim làm tổ ở vườn chim. Xác định các yếu tố sinh thái chủ yếu tác động đến các loài chim làm tổ ở vườn chim Ngọc Nhị. Đề xuất các giải pháp khoa học nhằm bảo tồn, phát triển bền vững vườn chim. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu thành phần loài và các yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến các loài chim làm tổ ở vườn chim Ngọc Nhị, xã Cẩm Lĩnh, Ba Vì, Hà Nội
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHỆP ---------------------------- TRẦN VĂN LONG NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ CÁC YẾU TỐ SINH THÁI ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC LOÀI CHIM LÀM TỔ Ở VƯỜN CHIM NGỌC NHỊ, XÃ CẨM LĨNH, BA VÌ, HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý bảo vệ rừng và môi trường Mã số: 60.62.68 Tóm tắt luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp Hà Nội, 2010
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHỆP ----------------------------- TRẦN VĂN LONG NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ CÁC YẾU TỐ SINH THÁI ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC LOÀI CHIM LÀM TỔ Ở VƯỜN CHIM NGỌC NHỊ, XÃ CẨM LĨNH, BA VÌ, HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2010
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHỆP ----------------------------- TRẦN VĂN LONG NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ CÁC YẾU TỐ SINH THÁI ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC LOÀI CHIM LÀM TỔ Ở VƯỜN CHIM NGỌC NHỊ, XÃ CẨM LĨNH, BA VÌ, HÀ NỘI TÀI LIỆU GỐC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2010
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHỆP ------------------------------ TRẦN VĂN LONG NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ CÁC YẾU TỐ SINH THÁI ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC LOÀI CHIM LÀM TỔ Ở VƯỜN CHIM NGỌC NHỊ, XÃ CẨM LĨNH, BA VÌ, HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng Mã số: 60.62.68 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. Lê Đình Thủy Hà Nội, 2010
- Công trình được hoàn thànht tại: Trường Đại Học Lâm Nghiệp Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Đình Thủy Người phản biện 1: ............................................................. Người phản biện 2: ............................................................. Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn theo Vào hồi 13 giờ 0 phút ngày 12 tháng 12 năm 2010 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện trường đại học lâm nghiệp
- i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn Thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp này, tôi xin cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của Khoa Sau Đại học, trường Đại học Lâm nghiệp. Tôi cũng xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới PGS. TS. Lê Đình Thuỷ - người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu cũng như phân tích và tổng hợp số liệu để hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Viện Điều tra Quy hoạch rừng, lãnh đạo Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Tây Bắc Bộ cùng cán bộ của Phân viện đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian nghiên cứu và học tập. Trong quá trình thu thập số liệu tại thực địa, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tình, chu đáo của UBND xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện, cung cấp các tài liệu về điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế của xã. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quí báu đó. Xin cám ơn gia đình ông Phùng Đoài Học - chủ vườn chim Ngọc Nhị xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu thực địa tại vườn chim. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã chia sẻ, giúp đỡ động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn này. Tôi xin cam đoan số liệu trong đề tài là số liệu thu thập thực tế, nếu có sai sót gì tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 09 năm 2010 Tác giả
- ii MỤC LỤC Trang phụ bìa Trang Lời cảm ơn ........................................................................................................ i Mục lục .............................................................................................................. ii Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................ iv Danh mục bảng.................................................................................................. v Danh mục hình ................................................................................................. vi ĐẶT VẤN ĐỀ ………………… ........................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................... 3 1.1. Lược sử nghiên cứu chim ở Việt Nam .................................................. 3 1.2. Giới thiệu các sân chim, vườn chim ở Việt Nam .................................. 5 1.3. Quá trình hình thành và phát triển của vườn chim Ngọc Nhị, xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội ........................................................................... 7 1.4. Tình hình nghiên cứu chim ở vườn chim Ngọc Nhị .............................. 8 Chương 2. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU …………………………………… ........................................................................... 9 2.1. Vị trí địa lý ............................................................................................. 9 2.2. Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 13 2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội ..................................................................... 16 Chương 3. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………………......................................................21 3.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 21 3.2. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 21 3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 21 3.4. Địa điểm, thời gian và phương pháp nghiên cứu ................................. 22 3.4.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................... 22 3.4.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................ 23
- iii Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................... 29 4.1. Thành phần loài chim, các loài làm tổ ở vườn chim ........................... 29 4.1.1. Thành phần loài .......................................................................... 29 4.1.2. Tính đa dạng về các bậc taxon phân loại học khu hệ chim ở vườn chim Ngọc Nhị ........................................................................................ 34 4.1.3. So sánh tính đa dạng về thành phần loài chim của vườn chim Ngọc Nhị với các vườn chim khác .......................................................... 35 4.2. Thành phần loài và đặc điểm các loài chim làm tổ tập đoàn tại vườn chim Ngọc Nhị ............................................................................................ 36 4.2.1. Thành phần loài .......................................................................... 36 4.2.2. Thành phần thức ăn của các loài chim làm tổ ở vườn chim ....... 37 4.2.3. Đặc điểm sinh học, sinh sản của các loài chim làm tổ tập đoàn ở vườn chim ................................................................................................ 39 4.3. Hiện trạng và các yếu tố sinh thái ảnh hướng, tác động đến các loài chim làm tổ ở vườn chim ............................................................................ 42 4.3.1. Thảm thực vật và các loài cây chim dùng làm tổ ở vườn chim Ngọc Nhị ................................................................................................. 42 4.3.2. Hiện trạng về các hoạt động quản lý, khai thác vườn chim ....... 46 4.3.3. Các yếu tố sinh thái ảnh hưởng .................................................. 51 4.4. Đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững vườn chim .......... 61 Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 63 5.1. Kết luận ................................................................................................ 63 5.2. Kiến nghị .............................................................................................. 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT KHTN : Khoa học tự nhiên Nxb : Nhà xuất bản PTS : Phó tiến sỹ Tp : Thành phố TT : Thứ tự UBND : Ủy ban nhân dân
- v DANH MỤC BẢNG TT Tên bảng Trang 2.1: Số liệu khí tượng thuỷ văn khu vực Ba Vì năm 2008 - 2009 .................. 14 4.1: Danh lục chim ở vườn chim Ngọc Nhị .................................................... 29 4.2: Danh sách các loài chim mới ghi nhận tại vườn chim Ngọc Nhị ............ 33 4.3: Cấu trúc các bậc taxon khu hệ chim vườn chim Ngọc Nhị ..................... 34 4.4: So sánh thành phần loài chim ở vườn chim Ngọc Nhị với một số vườ vườn chim khác ........................................................................................ 36 4.5: Các loài chim làm tổ tập đoàn tại vườn chim Ngọc Nhị ......................... 36 4.6: Thành phần thức ăn của các loài chim làm tổ tập đoàn ........................... 38 4.7: Đặc điểm sinh sản của các loài chim làm tổ ở vườn chim ...................... 40 4.8: Nguyên liệu làm tổ của chim ................................................................... 41 4.9: Các loài thực vật là giá thể của chim làm tổ tập đoàn ............................. 44 4.10: Khả năng thích ứng của các loài trong lựa chọn loài cây ...................... 46
- vi DANH MỤC HÌNH TT Tên hình Trang 2.1: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2009 ........................................................ 10 2.2: Sơ đồ vườn chim Ngọc Nhị ..................................................................... 11 2.3: Bản đồ dẫn hướng đến vườn chim Ngọc Nhị .......................................... 12 4.1: Thức ăn của chim ..................................................................................... 39 4.2: Lòng hồ Suối Hai bị bồi lấp ..................................................................... 47 4.3: Hàng rào bảo vệ vườn .............................................................................. 48 4.4: Nhà của du khách .................................................................................... 49 4.5: Chòi quan sát chim ................................................................................... 49 4.6: Nội quy của vườn ..................................................................................... 50 4.7: Một góc của vườn .................................................................................... 51 4.8: Thuốc bảo vệ thực vật đã được sử dụng .................................................. 54 4.9: Du khách đến thăm vườn ......................................................................... 55 4.10: Rác thải của vườn................................................................................... 56 4.11: Các món ăn chế biến từ chim ................................................................. 56 4.12: Xác cò chết do dính bẫy ......................................................................... 57
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nguồn tài nguyên động, thực vật phong phú và đa dạng. Trong những năm gần đây, riêng về chim các nhà khoa học đã xác định được có 828 loài [17] trong đó có một số loài chim mới được phát hiện ở Việt Nam như: Khướu vằn đầu đen (Actinodura sodangorum), Khướu ngọc linh (Garrulax ngoclinhensis) và Khướu kon ka kinh (Garrulax konkakinhensis). Hàng loạt các sân chim, vườn chim tự nhiên là nơi tập trung số lượng lớn các loài chim đã thu hút hàng vạn khách du lịch trong nước và quốc tế tới thăm quan. Cụ thể như sân chim Bạc Liêu tỉnh Bạc Liêu, Đầm Dơi, Cái Nước ở tỉnh Cà Mau. Ngoài ra các vườn chim với diện tích nhỏ hơn cũng đóng góp một phần không nhỏ vào sự đa dạng về số lượng và thành phần loài chim của Việt Nam. Từ những năm 60 trở về trước, ở đồng bằng sông Hồng có nhiều nơi hình thành những điểm tập trung sinh sống và làm tổ tập đoàn của một số loài chim nước, nhất là những loài cò, như ở Văn Hà, Mạch Tràng (tỉnh Vĩnh Phúc), Núi Chè (tỉnh Bắc Giang). Ngay như ở Hà Nội cũng đã từng có cả một phố cò đó là phố Lò Đúc. Tuy nhiên trong quá trình phát triển của xã hội nhiều khu đầm lầy, đất ngập nước bị bỏ hoang đã được khai phá làm nông nghiệp, nhiều rặng tre, rừng cây bị chặt phá làm đất thổ cư hay khu công nghiệp. Do đó, môi trường sống ngày càng bị thu hẹp nên các vườn chim ở vùng đồng bằng sông Hồng trở nên ít dần chỉ còn lại một số vườn như vườn chim Ngọc Nhị (xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, Tp Hà Nội), vườn chim xã Tiến Xuân (huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá), vườn chim Hải Lựu (huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc), vườn chim xã Chi Lăng Nam (huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương). Mặc dù trên thực tế, vai trò giá trị khoa học và kinh tế của các vườn chim là rất lớn, nhưng cho đến nay việc nghiên cứu về các vườn
- 2 chim còn rất hạn chế, đặc biệt là về các vấn đề như: lịch sử hình thành, các yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến vườn chim, thành phần loài chim làm tổ tập đoàn, thức ăn, phạm vi kiếm ăn ...vv Để có cơ sở khoa học cho việc đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển bền vững vườn chim Ngọc Nhị, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thành phần loài và các yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến các loài chim làm tổ ở vườn chim Ngọc Nhị, xã Cẩm Lĩnh, Ba Vì, Hà Nội ”.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Lược sử nghiên cứu chim ở Việt Nam Việt Nam là một trong các nước có khu hệ chim phong phú và đa dạng ở Đông Nam Á. Lịch sử nghiên cứu chim ở Việt nam có thể chia thành hai giai đoạn chính: trước năm 1975 và sau năm 1975. Giai đoạn trước năm 1975 Trong giai đoạn này, các nghiên cứu chim đầu tiên ở Việt Nam đều do các nhà khoa học nước ngoài thực hiện. Loài Gà rừng Gallus gallus là loài chim đầu tiên được nghiên cứu ở Việt Nam, tiêu bản mẫu thu được ở Côn Đảo và được nhà sinh vật học Linnaeus mô tả vào giữa thế kỷ XVIII. Sau đó 30 năm, năm 1789 Gmelin mô tả loài chim thứ hai bắt được ở Đông Dương, đó là loài Chim xanh Nam bộ Chloropsis cochinchinensis. Vào khoảng giữa thế kỷ XIX, một vài loài chim nữa ở Đông Dương được mô tả thêm. Sau khi xâm chiếm miền Nam, người Pháp bắt đầu chú ý đến việc nghiên cứu thiên nhiên vùng này. Thời gian đầu họ không tổ chức một cuộc sưu tầm nào lớn, nhưng từ năm 1862 đến năm 1874 nhiều đợt nghiên cứu chim khá qui mô do các nhà tự nhiên học nghiệp dư tiến hành, đã sưu tầm một số lượng mẫu vật rất lớn và được chuyển về Pháp để xác định. Từ những năm 1874 đến 1903, M.E.Oustalet cho xuất bản công trình: “Chim Campuchia, Lào, Nam Bộ và Bắc Bộ Việt Nam”. Từ năm 1905 đến 1907, Oustalet và Gmelin cho xuất bản tập “ Danh sách Chim miền Nam Nam Bộ”. Vào thời gian đó, Bắc Bộ Việt Nam có Butan tổ chức sưu tầm chim và kết quả được công bố trong tập “ Mười năm nghiên cứu động vật”. Tác giả đã ghi nhận được 90 loài và một số dẫn liệu về sinh học của một số loài. Năm 1918, cuộc sưu tầm chim dưới sự chỉ đạo của Boden Kloss, với kết quả thu được là 1.525 tiêu bản. Kết quả này
- 4 được Robinson và Kloss thông báo trong tập: “ Chim Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam”. Công trình này ghi nhận 235 loài và loài phụ trong đó có 34 dạng mới cho khoa học. Trong khoảng thời gian đó, nhà điểu học người Nhật Bản Kuroda phân tích bộ sưu tập chim do S.Txikia đã ghi nhận được 130 loài và loài phụ. Công trình tổng hợp về “Chim Đông Dương” gồm 4 tập với 954 loài và phân loài. Năm 1951, danh sách chim Đông Dương được Delacour bổ sung hoàn thành và công bố gồm 1.085 loài và phân loài. Trong giai đoạn này đáng chú ý là năm 1954, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, đánh dấu mốc khởi đầu hoạt động nghiên cứu chim của các nhà khoa học Việt Nam. Giai đoạn từ năm 1975 đến nay Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, nghiên cứu chim ở các tỉnh phía nam được tiếp tục bởi các nhà khoa học Việt Nam. Một số chương trình điều tra tổng hợp về tài nguyên sinh vật trong đó có chim đã được tiến hành như: chương trình điều tra tổng hợp tài nguyên sinh vật đồng bằng sông Cửu Long, chương trình điều tra tổng hợp Tây Nguyên 1 và Tây Nguyên 2. Đặc biệt là chương trình điều tra tổng hợp nghiên cứu giữa Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật với Viện Hình thái tiến hoá Mátsơ cơva, Viện Động Vật Lêningrat (Viện Hàn lâm khoa học Nga). Trong nhiều năm, các nhà khoa học Việt Nam và Nga đã phối hợp khảo sát nghiên cứu về động vật, trong đó có chim tại trạm nghiên cứu rừng nhiệt đới Kon Hà Nừng, tỉnh Gia Lai. Công trình về chim trong giai đoạn này đáng chú ý là cuốn sách “Chim Việt Nam, Hình thái và phân loại” tập I (1975) và Tập II (1981) của Võ Quý. Sau nhiều năm điều tra, khảo sát, danh sách chim Việt Nam từ 773 loài (Võ Quý, 1983) đã lên tới 828 loài (Võ Quý, Nguyễn Cử, 1995). Một số loài chim quý hiếm, đặc hữu được nghiên cứu và tái phát hiện như: Sếu cổ đỏ (Grus antigone), Gà lôi lam mào đen (Lophura imperialis ), Gà lôi làm mào trắng
- 5 (Lophura edwardsi), Gà so cổ hung (Arborphila davidi), Ngan cánh trắng (Cairina stuculata ), Quắm cánh xanh (Pseudibis davisoni), Mi núi bà (Crocias langbianus) và gần đây nhất là loài Vạc hoa (Gorsachius magnificus). Một số loài mới cho khoa học đã được công bố Gà lôi làm đuôi trắng (Lophura hatinhensis), Khướu ngọc linh (Garrulax ngoclinhensis), Khướu vằn đầu đen (Actinodura sodangorum), Khướu kon ka kinh (Garrulax konkakinhensis). Điều đó cho thấy mặc dù công tác nghiên cứu chim đã tiến hành một thế kỷ nay, nhưng vẫn còn các phát hiện mới về khu hệ chim cần khám phá ở các vùng miền khác nhau ở Việt Nam. 1.2. Giới thiệu các sân chim, vườn chim ở Việt Nam Hệ thống sân chim, vườn chim thực ra đã có lịch sử hình thành và phát triển từ lâu trên mọi vùng miền trong cả nước. Các vườn chim có lịch sử hình thành và diện tích không giống nhau, một số chỉ bó hẹp trong phạm vi từ 1-3 ha thường gọi là vườn chim, số khác rộng đến 5 - 10 ha hoặc hàng trăm ha và gọi là sân chim như sân chim Bạc Liêu. Các sân chim, vườn chim được hình thành là do nhiều loài chim nước có tập tính làm tổ tập đoàn tụ tập sinh sống. Tại các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, những năm trước đây đã có trên 30 vườn cò [9]. Đó là vườn chim ở Thới An (Cần Thơ), Duyên Hải và Trà Cú (Trà Vinh), Cái Bẹ (Cà Mau), Vàm Hồ (Bến Tre) và Đầm Dơi (Cà Mau). Một số sân chim đã được nghiên cứu là sân chim Duyên Hải, sân chim Bạc Liêu, sân chim Cà Mau, sân chim Thới An, sân chim Trà Cú, sân chim Chùa Hang, sân chim Vàm Hồ. Nhiều nghiên cứu bước đầu về các loài chim ở các sân chim vùng này đã được một số tác giả công bố. Các nghiên cứu này bước đầu đã xác định được khoảng 20 loài chim nước làm tổ tập đoàn các sân chim như Cò trắng, Cò ngàng nhỡ, Cò ruồi, Cốc đế... Có một số loài có
- 6 tên trong Sách Đỏ Việt Nam ( 2007) như loài Quắm đầu đen... Số lượng cá thể các loài ở các sân chim có thể lên đến vài chục ngàn con. Ở miền Đông Nam Bộ, tại khu vực cửa khẩu Mộc Bài, xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, Tây Ninh, từ năm 2005, đàn cò trắng ước tính hàng ngàn con bay về trú ngụ trong khu rừng tràm nước rộng khoảng 600 ha [9]. Ở miền Nam Trung bộ có thể kể đến vườn cò của gia đình ông Nguyễn Văn Hưng, thôn Vĩnh Xuân, xã Vĩnh Thái (Nha Trang) với hàng ngàn cá thể bay đi, bay về trong vườn. Nghiên cứu về các loài chim di cư vùng châu thổ sông Hồng, tập trung nhiều vào các loài chim di cư có công trình của Pedersen và cộng sự (1996). Ở miền Bắc, cũng tập trung một số vườn chim như vườn chim Ngọc Nhị (Hà Tây), vườn chim Núi Đấu (Hải Phòng), vườn chim Hải Lựu (Vĩnh Phúc), đảo Cò Chi Lăng Nam (Hải Dương), vườn cò Đông Xuyên (Bắc Ninh)[9]... Nghiên cứu tại vườn chim Ngọc Nhị, Nguyễn Lân Hùng Sơn (1999) đã xác định có 55 loài chim thuộc 30 họ, 10 bộ, trong đó có 5 loài chim nước làm tổ tập đoàn tại vườn Cò bợ, Cò trắng, Cò ngàng nhỏ, Cò ruồi,Vạc [18]. Nghiên cứu ở vườn chim Đạo Trù (Vĩnh Phúc), Hoàng Thị Luyến (2008) đã xác định có 44 loài chim thuộc 7 bộ, 19 họ, với các loài chim nước xuất hiện ở vườn là Cò trắng, Cò ngàng nhỏ, Cò ruồi, Cò bợ, Cò xanh, Vạc. Quan Thị Dung (2008) khi nghiên cứu ở vườn chim Hải Lựu, Lập Thạch, Vĩnh Phúc đã xác định được 40 loài chim, thuộc 21 họ, 6 bộ [9]. Trần Thị Miên (2008) [9], nghiên cứu tại vườn chim Chi Lăng Nam (Hải Dương), đã thống kê được 12 bộ, 30 họ và 51 loài. Tác giả cũng đã bước đầu nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài chim nước của khu vực về: biến động số lưọng, phân bố, thức ăn, mùa sinh sản...vv Như vậy, những nghiên cứu về các vườn chim chưa nhiều, một số vườn chim chưa được nghiên cứu kỹ và chưa có sự quan tâm thích đáng để bảo tồn
- 7 các loài chim này. Do đó cần tiếp tục có những nghiên cứu thêm về đặc điểm sinh học, sinh thái của từng loài, đặc điểm tự nhiên của từng vườn chim để đưa ra biện pháp bảo tồn và phát triển hợp lý các vườn chim. 1.3. Quá trình hình thành và phát triển của vườn chim Ngọc Nhị, xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội Ba Vì là một huyện của thành phố Hà Nội, có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, có giá trị lớn về kinh tế và khoa học nhất là về cảnh quan môi trường. Phục vụ phát triển du lịch sinh thái trong những năm gần đây, ở Ba Vì đã hình thành một cụm cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn nhiều khách tham quan, nghỉ ngơi và giải trí. Đó là VQG Ba Vì, hồ Suối Hai, Ao Vua, thác Hương, rừng thông Đá Chông, khu du lịch Đầm Long… Đặc biệt vườn chim Ngọc Nhị ở thôn Ngọc Nhị, xã Cẩm Lĩnh đã thu hút nhiều khách tới tham quan. Vườn chim được hình thành chính thức bắt đầu từ năm 1975, trước đó vào năm 1972 có một vài đôi Cò trắng, Cò ngàng, Vạc bay đến làm tổ ở hai quả đồi khu vực xã Cẩm Lĩnh. Ở quả đồi Rận phía Bắc, chúng bị những nhà dân ở đây săn bắt, riêng quả đồi Đưng ở phía Nam là đất của gia tộc anh Phùng Đoài Học, chim được bảo vệ tốt. Tổng diện tích vườn chim sau khi được mở rộng cho đến nay là 10,6 ha. Từ vài cặp bay đến làm tổ, đến nay số lượng cá thể của loài chim làm tổ tập đoàn ở vườn chim vào mùa sinh sản khi nhiều nhất tới 6000 - 7000 cá thể. Việc nghiên cứu sinh thái, sinh học của các loài chim làm tổ ở vườn là cần thiết để làm cơ sở khoa học cho việc bảo vệ, bảo tồn và phát triển bền vững vườn chim.
- 8 1.4. Tình hình nghiên cứu chim ở vườn chim Ngọc Nhị Trong những năm gần đây, vườn chim Ngọc Nhị đã được một số nhà khoa học và sinh viên đến nghiên cứu. Năm 1991, Nguyễn Ngọc Chính khi nghiên cứu khu hệ chim ở đây đã ghi nhận được 17 loài trong đó có 9 loài cò với số lượng vào khoảng 5.000 – 7.000 cá thể. Năm 1992, Đỗ Tước ghi nhận được 6 loài cò có số lượng khoảng 1.000 – 2.000 cá thể. Đáng chú ý nhất là công trình được nghiên cứu trong thời gian 2 năm 1993 - 1994 và đưa ra được nhiều số liệu là đề tài: “ Bảo vệ, khai thác và sử dụng lâu bền vườn chim Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội” do Sở Khoa học công nghệ và Môi trường Hà Tây (nay là Hà Nội) cùng với Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật tổ chức nghiên cứu. Ngoài ra cũng phải kể đến bảng danh lục thực vật đồi cò Ngọc Nhị của PTS Trần Ninh (Khoa Sinh học, Trường Đại học KHTN Hà Nội) tiến hành xác định vào năm 1997. Luận văn tốt nghiệp Đại học của Nguyễn Lân Hùng Sơn “ Một số nghiên cứu bước đầu để bảo vệ, phát triển và sử dụng hợp lý trong du lịch sinh thái vườn chim Ngọc Nhị, xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Tây” năm 1999, đã ghi nhận được 55 loài chim với 6.800 cá thể và 96 loài thực vật.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 495 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 376 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 527 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 334 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 269 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 264 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 216 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 208 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn