intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu tính đa dạng cây gỗ tại rừng đặc dụng Yên Tử, Quảng Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:72

30
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm đánh giá được tính đa dạng thực vật về thành phần loài, dạng sống, công dụng và giá trị bảo tồn của hệ thực vật cây gỗ tại rừng đặc dụng Yên Tử. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu tính đa dạng cây gỗ tại rừng đặc dụng Yên Tử, Quảng Ninh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP --------------------- NHỮ THỊ TÂM NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG CÂY GỖ TẠI RỪNG ĐẶC DỤNG YÊN TỬ - QUẢNG NINH Chuyên ngành: Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng Mã ngành: 60.62.68 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ VIẾT LÂM Hà Nội, 2011
  2. i LỜI NÓI ĐẦU Song song với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu thì tình trạng suy thoái tài nguyên rừng cũng diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Vì vậy, việc điều tra, đánh giá tính đa dạng thực vật nói chung và đa dạng cây gỗ nói riêng để xây dựng các biện pháp quản lý và bảo tồn chúng là rất cần thiết. Được sự đồng ý của Khoa Đào tạo sau đại học – Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, đặc biệt là Tiến sĩ Lê Viết Lâm – Bộ Khoa học và Công nghệ, tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu tính đa dạng cây gỗ tại rừng đặc dụng Yên Tử - Quảng Ninh” làm luận văn tốt nghiệp chương trình đào tạo Thạc sỹ tại trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tiến sỹ Lê Viết Lâm – người đã hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Tiến sỹ Hoàng Văn Sâm – Trung tâm Đa dạng sinh học, trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian qua. Nhân dịp này, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy Phùng Văn Phê – Bộ môn Thực vật rừng, trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam; các lãnh đạo Ban quản lý rừng đặc dụng Yên Tử; các cán bộ kiểm lâm tại Yên Tử; cùng các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi tiến hành nghiên cứu và hoàn thành chương trình đào tạo này. Mặc dù đã rất nỗ lực hoàn thành luận văn tốt nghiệp nhưng vì trình độ chuyên môn và thời gian có hạn nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Đề tài rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn để đề tài hoàn thiện hơn. Tôi xin cam đoan số liệu thu thập, kết quả tính toán là trung thực và được trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nôi, ngày 20 tháng 09 năm 2011 Tác giả
  3. ii MỤC LỤC Trang phụ bìa Trang Lời nói đầu ......................................................................................................... i Mục lục .............................................................................................................. ii Danh mục các bảng ........................................................................................... v ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 3 1.1. Quan điểm về đa dạng sinh học .............................................................. 3 1.2. Tổng quan về nghiên cứu đa dạng thực vật ............................................ 4 1.2.1. Trên thế giới ...................................................................................... 4 1.2.2. Ở Việt Nam ....................................................................................... 7 1.2.3. Ở Yên Tử ........................................................................................ 10 Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 13 2.1. Mục tiêu ................................................................................................ 13 2.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 13 2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 13 2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 13 2.4.1. Nghiên cứu thực địa ........................................................................ 13 2.4.1. Xử lý trong phòng thí nghiệm ……………………………………16 2.4.3. Xây dựng danh lục và đánh giá đa dạng hệ thực vật ...................... 16 Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 21 3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 21 3.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................... 21 3.1.2. Địa hình ........................................................................................... 21 3.1.3. Đất ................................................................................................... 22
  4. iii 3.1.4. Khí hậu thủy văn ............................................................................. 22 3.1.5. Tài nguyên thiên nhiên ................................................................... 23 3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ........................................................................ 25 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 26 4.1. Đa dạng về thành phần loài cây gỗ có trong khu vực nghiên cứu ........ 26 4.1.1. Đa dạng về taxon ngành thực vật ................................................... 26 4.1.2. Đa dạng về taxon dưới ngành ......................................................... 28 4.2. Đa dạng về dạng sống của cây gỗ tại rừng đặc dụng Yên Tử .............. 31 4.3. Đa dạng về giá trị sử dụng tài nguyên cây gỗ ở Rừng đặc dụng Yên Tử..33 4.4. Đa dạng các loài cây gỗ có giá trị bảo tồn cao ..................................... 36 4.4.1. Chò đãi ........................................................................................... 38 4.4.2. Gụ lau .............................................................................................. 40 4.4.3. Hồng tùng........................................................................................ 41 4.4.4. Kim giao.......................................................................................... 43 4.4.5. Lim xanh ......................................................................................... 44 4.4.6. Sến mật............................................................................................ 46 4.4.7. Thiên tuế ......................................................................................... 47 4.4.8. Thông tre lá ngắn ............................................................................ 48 4.4.9. Tô hạp Trung hoa ............................................................................ 49 4.4.10. Tô mộc .......................................................................................... 50 4.4.11. Trầm hương................................................................................... 51 4.4.12. Vù hương ...................................................................................... 53 4.5. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên thực vật tại rừng đặc dụng Yên Tử có hiệu quả .............................................................. 54 4.5.1. Giải pháp kỹ thuật ........................................................................... 54 4.5.2. Giải pháp về kinh tế - xã hội ........................................................... 55 4.5.3. Giải pháp về cơ chế, chính sách và thu hút nguồn vốn đầu tư ....... 57
  5. iv 4.5.4. Tăng cường công tác thực thi pháp luật ......................................... 58 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .............................................................................. 60 1. Kết luận .................................................................................................... 60 2. Tồn tại ...................................................................................................... 61 3. Kiến nghị .................................................................................................. 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... PHỤ LỤC ............................................................................................................
  6. v DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang Thang phân chia dạng sống theo Raunkiaer (1934) (Thái Văn 2.1 17 Trừng,1999) 2.2 Giá trị sử dụng các loài trong hệ thực vật 19 3.1 Tổng hợp diện tích các loại đất đai 23 4.1 Phân bố của các taxon trong khu hệ cây gỗ tại Yên Tử 26 4.2 Phân bố của các taxon trong ngành Hạt kín (Angiospermae) 27 4.3 Các họ có nhiều loài nhất 28 4.4 Các chi có nhiều loài nhất 30 4.5 Cấu trúc tổ thành về dạng sống của các loài cây gỗ Yên Tử 31 4.6 Tổng hợp các nhóm công dụng của cây gỗ ở Yên Tử 33 4.7 Danh sách thực vật quý hiếm ở Rừng đặc dụng Yên Tử 37
  7. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học hiện nay đang được rất nhiều nước quan tâm và nó trở thành chiến lược trên toàn thế giới. Việt Nam là một trong năm nước chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của việc suy giảm đa dạng sinh học. Đa dạng sinh học được hiểu là sự biến đổi giữa các sinh vật ở tất cả mọi nguồn, bao gồm cả hệ sinh thái trên đất liền, trên biển và các hệ sinh thái khác, sự đa dạng thể hiện trong từng loài, giữa các loài và các hệ sinh thái. Trong những năm gần đây, đa dạng sinh học trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang bị suy giảm một cách nghiêm trọng, nguyên nhân chủ yếu là do con người sử dụng không hợp lý. Đứng trước những hiểm họa do việc suy giảm đa dạng sinh học gây ra, những năm gần đây, nước ta cũng đã thay đổi và bổ sung nhiều chính sách nhằm bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học, tham gia vào các tổ chức thế giới về bảo tồn đa dạng sinh học. Nghiên cứu về hệ thực vật rừng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu cho công tác nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học. Việc nghiên cứu về hệ thực vật giúp người ta hiểu rõ được thành phần và tính chất của hệ thực vật ở từng nơi, từng vùng nhằm xây dựng mô hình về khai thác, sử dụng, phát triển và bảo vệ nguồn tài nguyên thực vật một cách bền vững, không gây ảnh hưởng đến môi trường sống, phục hồi các hệ sinh thái đã bị suy thoái, mang lại lợi ích lâu dài cho con người. Ngày nay, mặc dù với sự phát triển vượt bậc của các ngành công nghiệp chế biến khác, phục vụ đời sống con người, nhưng nhu cầu về sử dụng các sản phẩm của cây gỗ vẫn ngày càng gia tăng. Do đó việc tìm hiểu đa dạng về nhóm cây này vẫn phải được đề ra, một mặt phục vụ cho đời sống ngày càng cao của nhân dân, mặt
  8. 2 khác phải bảo vệ, tôn tạo được nguồn tài nguyên cây gỗ đảm bảo cân bằng sinh thái, cải tạo nuôi trồng, giữ cho rừng luôn bền vững, cho năng suất cao. Khu rừng đặc dụng Yên Tử là một trong những trung tâm đa dạng sinh học không chỉ của vùng Đông Bắc mà còn cho cả Việt Nam. Bên cạnh đó tài nguyên rừng nơi đây còn mang giá trị to lớn trong việc nâng cao giá trị của khu Di tích Yên Tử. Chính vì vậy việc nghiên cứu bảo tồn hệ thực vật nói chung và thực vật thân gỗ nói riêng là hết sức quan trọng. Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu tính đa dạng cây gỗ tại rừng đặc dụng Yên Tử, Quảng Ninh”.
  9. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Quan điểm về đa dạng sinh học Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu và bảo vệ đa dạng sinh học cũng như nhận thức được tính đa dạng sinh học trở lên hết sức quan trọng trên toàn thế giới. Từ xa xưa, con người đã biết khai thác tài nguyên sinh vật để phục vụ cuộc sống và sự phát triển của mình. Ngày nay, do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, kinh tế và nhu cầu mà con người ngày càng ham hiểu biết về thế giới tự nhiên. Tuy nhiên, càng hiểu biết về thế giới tự nhiên con người lại càng khai thác tận diệt tài nguyên, vì thế, nguồn đa dạng sinh học ngày càng suy giảm. Theo IUCN (1994) đã đưa ra định nghĩa ĐDSH như sau: “Đa dạng sinh học là thuật ngữ chỉ sự phong phú của sự sống trên trái đất của hàng triệu loài thực vật, động vật, vi sinh vật cùng nguồn gen của chúng và các hệ sinh thái mà chúng là thành viên. Từ đó, đa dạng sinh học được định nghĩa là sự đa dạng của các sinh vật từ tất cả các nguồn, trong đó bao gồm các hệ sinh thái trên cạn, dưới biển, các thuỷ vực khác và các phức hệ sinh thái mà chúng cấu thành. Đa dạng sinh học bao gồm sự đa dạng của loài, giữa các loài và các hệ sinh thái ” . Theo định nghĩa của Quĩ Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên WWF (1989) đề xuất như sau: “Đa dạng sinh học là sự phồn vinh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường”. Trong chương trình hành động đa dạng sinh học Việt Nam có nêu ra một khái niệm về đa dạng sinh học: “Đa dạng sinh học là tập hợp tất cả các nguồn sinh vật sống trên hành tinh, gồm tổng số loài động vật và thực vật,
  10. 4 tính đa dạng và sự phong phú trong từng loài, tính đa dạng hệ sinh thái của cộng đồng sinh thái khác nhau, hoặc tập hợp các loài sống ở các vùng khác nhau trên thế giới với các hoàn cảnh khác nhau”. Định nghĩa này đã đề cập đến ba vấn đề về đa dạng sinh học là đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái. Tuy nhiên, định nghĩa trên còn dài dòng, không rõ ràng và dễ nhầm lẫn giữa tính phong phú và tính đa dạng; còn một điểm không rõ nữa là định nghĩa trên chỉ nói đến hai nhân tố là động vật và thực vật trong giới sinh vật mà bỏ quên quần xã sinh vật và các loài sinh vật khác như nấm và vi sinh vật. Định nghĩa về đa dạng sinh học được sử dụng thông thường nhất, ngắn gọn và đầy đủ nhất là định nghĩa về đa dạng sinh học trong công ước về bảo tồn đa dạng sinh học được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu ở Rio de Janeiro (1992): “Đa dạng sinh học là sự biến đổi giữa các sinh vật ở tất cả mọi nguồn, bao gồm hệ sinh thái trên đất liền, trên biển và các hệ sinh thái nước khác, sự đa dạng thể hiện trong từng loài, giữa các loài và các hệ sinh thái” [27]. Định nghĩa này tương đối đầy đủ và rõ ràng. 1.2. Tổng quan về nghiên cứu đa dạng thực vật 1.2.1. Trên thế giới Việc nghiên cứu hệ thực vật trên thế giới có từ lâu. Người ta đã tìm thấy các tài liệu mô tả về thực vật xuất hiện ở Ai Cập khoảng 3000 năm trước Công nguyên và ở Trung Quốc khoảng 2000 năm trước Công nguyên. Song những công trình có giá trị xuất hiện vào thế kỷ 19 – 20 như: Thực vật chí Honkong (1861), Thực vật chí Australia (1866), Thực vật chí rừng Tây Bắc và trung tâm Ấn Độ (1874). Theo hướng nghiên cứu thống kê và mô tả thực vật phải kể đến các công trình như: Thực vật chí Đông Dương của Lecomte và cộng sự (1907 -1952), Thực vật chí Malaisia (1948 – 1972), Thực vật chí Vân Nam (1979 - 1997).
  11. 5 Ở Nga, từ 1928 đến 1932 được xem là giai đoạn mở đầu cho thời kỳ nghiên cứu hệ thực vật cụ thể. Tolmachev A .I. [35] cho rằng “chỉ cần điều tra trên một diện tích đủ lớn để có thể bao trùm được sự phong phú của nơi sống nhưng không có sự phân hoá về mặt địa lý”. Ông gọi đó là hệ thực vật cụ thể. Tolmachop A.I. đã đưa ra một nhận định là số loài của một hệ thực vật cụ thể ở vùng nhiệt đới ẩm thường là 1500 – 2000 loài. Brummitt (1992), chuyên gia của phòng bảo tàng thực vật Hoàng gia Anh, trong cuốn “Vascular plant families and genera” đã thống kê tiêu bản thực vật bậc cao có mạch trên thế giới vào 511 họ, 13.884 chi, 6 ngành là Khuyết lá thông (Psilotophyta), Thông đá (Lycopodiophyta), Cỏ tháp bút (Equisetophyta), Dương xỉ (Polypodiophyta), Hạt trần (Gymnospermae) và Hạt kín (Angiospermae). Trong đó ngành Hạt kín (Angiospermae) có 13.477 chi, 454 họ và được chia ra 2 lớp là: lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae) bao gồm 10.715 chi, 357 họ và lớp Một lá mầm (Monocotyledoneae) bao gồm 2.762 chi, 97 họ. Nghiên cứu về phân loại dạng sống ở trên thế giới cũng có nhiều kiểu khác nhau. Điển hình là cách phân loại, lập phổ dạng sống của Raunkiaer (1934). Theo ông, dấu hiệu để phân loại được chọn là vị trí của chồi so với mặt đất trong thời gian bất lợi của năm. Hệ thống phân loại đó có thể được trình bày tóm tắt như sau: A. Cây có chồi trên đất Ph (Phanérophytes) B. Cây có chồi sát đất Ch (Chaméphytes) C. Cây có chồi nửa ẩn H (Hémicryptophytes) D. Cây chồi ẩn Cr (Cryptophytes) E. Cây một năm Th (Thérophytes) Trong đó cây có chồi trên đất Ph (Phanérophytes) được chia thành các dạng nhỏ
  12. 6 a- Cây gỗ lớn chồi trên đất Meg (Mégaphanérophytes) b- Cây gỗ vừa có chồi trên đất Mes (Mésophanérophytes) c- Cây nhỏ có chồi trên đất Mi (Microphanérophytes) d- Cây thấp có chồi trên đất Na (Nanophanérophytes) Raunkiaer còn gộp những cây gỗ thuộc 2 dạng Mégaphanérophytes và Mésophanérophytes thành nhóm cây gỗ lớn và vừa có chồi trên đất (MM). e- Cây có chồi trên đất leo cuốn Lp (Lianes phanérophytes) f- Cây có chồi trên đất sống nhờ và sống bám Ep (Epiphytes phanérophytes) g- Cây có chồi trên đất thân thảo Hp (Phanérophytes herbacés) h- Cây có chồi trên đất thân mọng nước Sp (Phanérophytes succlents) Raunkiaer đã tính toán cho hơn 1000 loài cây ở các vùng khác nhau trên trái đất và lập được phổ dạng sống tiêu chuẩn (SN) như sau: Ph Ch H Cr Th SN % 46 9 26 6 13 hay SN = 46 Ph + 9 Ch + 26 H + 6 Cr + 13 Th. Đây là một cơ sở để so sánh các phổ dạng sống của các thảm thực vật giữa các vùng khác nhau trên trái đất. Phổ dạng sống của các vùng được kí hiệu là SB. Thường thường ở vùng nhiệt đới, trong rừng ẩm thì Ph là 80%, Ch là 20%, còn H, Cr và Th hầu như không có. Trái lại, trong vùng khô hạn thì Th và Cr có thể có một tỷ lệ khá cao, còn Ph lại giảm xuống. Điều này được thể hiện qua một số dẫn liệu về phổ dạng sống của một số hệ thực vật ở các vùng khác nhau trên trái đất: 1. Miền nhiệt đới Guana SB = 88 Ph + 12 Ch
  13. 7 2. Miền nhiệt đới ẩm SB = 61 Ph + 6 Ch + 12 H + 5 Cr + 16 Th. 3. Miền xa mạc (Li Bi) SB = 12 Ph + 21Ch + 20 H + 5 Cr + 42 Th. 4. Miền ôn đới (Đan Mạch) SB = 7Ph + 3 Ch + 50 H + 22 Cr + 18 Th. 5. Miền Bắc cực SB = 1 Ph + 22 Ch + 60 H + 15 Cr + 2 Th. (Nguồn: Nguyễn Bá Thụ, 1995) 1.2.2. Ở Việt Nam Việt Nam là quốc gia có mức độ đa dạng sinh học cao so với các nước trên thế giới. Việc nghiên cứu về hệ thực vật ở Việt Nam đã có từ lâu. Ta có thể nhắc tới một số tác giả như: Tuệ Tĩnh (1417) trong cuốn “Nam dược thần hiệu” đã mô tả tới 579 loài cây làm thuốc, Lý Thời Chân (1595) trong cuốn “Bản thảo cương mục” đã đề cập đến hơn 1000 vị thuốc thảo mộc… Song việc điều tra nghiên cứu thực vật có tính quy mô lớn ở nước ta mới chỉ bắt đầu vài thời Pháp thuộc. trước hết phải kể đến các công trình: “Thực vật chí Nam bộ” của Leureiro; Thực vật chí rừng Nam Bộ của các tác giả Pierre L.. Một trong công trình lớn nhất về quy mô cũng như giá trị là công trình nghiên cứu hệ thực vật Đông Dương của các tác giả Pháp Lecomte et al., kết quả của nghiên cứu này là bộ “Thực vật chí đại cương Đông Dương”, trong kết quả nghiên cứu này theo Lecomte thì vùng Đông Dương có hơn 7000 loài. Đây là bộ sách có ý nghĩa lớn với các nhà thực vật học; hiện nay bộ sách này vẫn còn có giá trị với những người nghiên cứu thực vật Đông Dương nói chung và hệ thực vật Việt Nam nói riêng. Tiếp theo đó là bổ sung của Humbert H. Trên cơ sở bộ Thực vật chí Đông Dương, Thái Văn Trừng (1978) trong công trình “Thảm thực vật rừng Việt Nam” đã thống kê ở khu hệ thực vật có 7004
  14. 8 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 1850 chi và 289 họ. Ngành Hạt kín có 6366 loài (chiếm 90,89%), 1727 chi (chiếm 93,35%) và 239 họ (chiếm 82,70%). Ngành Hạt trần có 39 loài (chiếm 0,56%), 18 chi (chiếm 0,97%), 8 họ (chiếm 2,77%) và còn lại là nhóm Quyết thực vật. Viện Điều tra Quy hoạch rừng Việt Nam (1971 – 1988) đã công bố 7 tập “ Cây gỗ rừng Việt Nam” giới thiệu khá chi tiết cùng với tranh vẽ minh hoạ. Đến năm 1996, công trình này được dịch ra tiếng Anh do Vũ Văn Dũng chủ biên. Võ Văn Chi (1997) đã công bố “Từ điển cây thuốc Việt Nam” (Ngô Tiến Dũng, 2006). Đáng chú ý nhất là bộ “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (1991 – 1993) xuất bản tại Canada, bao gồm 3 tập (6 quyển), đã thống kê mô tả được 10419 loài thực vật bậc cao có mạch ở Việt Nam. Trong 2 năm 1999 đến 2000, ông đã chỉnh lý, bổ sung và tái bản tại Việt Nam. Bộ sách gồm 3 quyển, đã thống kê mô tả 11611 loài thuộc 3179 chi, 295 họ và 6 ngành. Theo hướng nghiên cứu đa dạng phân loại ở các vùng của Việt Nam có công trình của Phan Kế Lộc (1973) “Bước đầu thống kê số loài cây đã biết ở miền Bắc Việt Nam”. Tác giả đã thống kê được 5609 loài thuộc 1660 chi và 240 họ. Năm 1984, Nguyễn Tiến Bân, Trần Bình Đại, Phan Kế Lộc cùng tập thể các tác giả đã xuất bản tập “Danh lục thực vật Tây Nguyên” công bố 3754 loài thực vật bậc cao có mạch bằng một nửa số loài của hệ thực vật Việt Nam. Công trình này khảo sát bao quát cả một hệ thực vật rừng phong phú vào bậc nhất nước ta nên rất có ý nghĩa [6]. Trong công trình “Thực vật ở đảo Phú Quốc” (1985), tác giả Phạm Hoàng Hộ đã thống kê được 929 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó có 112 loài cây trồng, 817 loài cây có phân bố tự nhiên và ghi nhận thêm 19 loài mới cho Việt Nam, không kể Nấm. Năm 1999, trong cuốn “Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt Nam”, Lê Trần Chấn đã thống kê được ở Việt Nam có 10.192 loài, 2298 chi
  15. 9 và 285 họ thuộc 7 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong đó, ngành Khuyết lá thông (Psilotophyta) có 1 loài, 1 chi, 1 họ; ngành Thông đá (Lycopodiophyta) có 54 loài, 4 chi, 2 họ; ngành Thuỷ phỉ (Isoetophyta) có 1loài, 1 chi, 1họ; ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) có 2 loài, 1 chi, 1 họ; ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 632 loài, 138 chi, 28 họ; ngành Hạt trần (Gymnospermae) có 52 loài, 22 chi, 8 họ; ngành Hạt kín có 9.450 loài, 2.131 chi, 244 họ. Gần đây (2001 – 2005), tập thể các tác giả thuộc Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường – ĐHQGHN, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, trên cơ sở tập hợp các mẫu tiêu bản thực vật cùng với các tài liệu đã có, đã xuất bản bộ “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” gồm 3 tập. Bộ sách đã thống kê đầy đủ nhất các loài thực vật có ở Việt Nam với tên khoa học cập nhật nhất. Nghiên cứu về tính đa dạng thực vật tại các Vườn Quốc gia (VQG), Khu Bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam cho đến đến nay đã có nhiều công trình. Điển hình phải kể tới các nghiên cứu của Nguyễn Nghĩa Thìn - Nguyễn Bá Thụ ở VQG Cúc Phương (1995), Nguyễn Nghĩa Thìn - Nguyễn Thanh Nhàn ở VQG Pù Mát (2004), Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự ở VQG Bạch Mã (2003), Lê Thị Huyên ở VQG Cát Bà (1998), Nguyễn Văn Thanh ở VQG Xuân Sơn (2005). Năm 1995, trong luận án phó tiến sỹ khoa học nông nghiệp với đề tài “Nghiên cứu tính đa dạng thực vật ở Vườn Quốc gia Cúc Phương” tác giả Nguyễn Bá Thụ đã thống kê được trên diện tích 222 km2 có 1944 loài thực vật bậc cao thuộc 912 chi, 219 họ, 86 bộ của 7 ngành thực vật bậc cao và đã bổ sung thêm 270 loài thực vật cho hệ thực vật Cúc Phương so với danh lục thực vật năm 1971. Trong số đó có 127 loài, 74 chi, 31 họ thuộc ngành Rêu (Bryophyta). Đồng thời tác giả đã phân tích khá đầy đủ sự đa dạng về dạng sống, yếu tố địa lý, thành phần cũng như cấu trúc rừng.
  16. 10 1.2.3. Ở Yên Tử Nghiên cứu về thực vật ở rừng đặc dụng Yên Tử đã có từ lâu, song các tài này không được thống kê và tập hợp lại đầy đủ. Năm 1963, Thái Văn Trừng cùng đoàn thực vật đã đến khảo sát nghiên cứu tại khu vực Nước Vàng dưới chân núi Yên Tử. Trong công trình “Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam” năm 1970, tác giả Trần Ngũ Phương cũng đề cập tới các nghiên cứu ở khu vực Đông Bắc Việt Nam, trong đó có Yên Tử. Ngoài ra, từ trước những năm 1980, khi Trường Đại học Lâm nghiệp còn đặt tại Bắc Mã - Đông Triều - Quảng Ninh, đã có một số nghiên cứu của thầy trò Trường Đại học Lâm nghiệp được tiến hành ở đây. Đối với việc nghiên cứu tính đa dạng thực vật của rừng đặc dụng Yên Tử phải kể đến công trình nghiên cứu của Viện Điều tra quy hoạch rừng thực hiện vào đầu tháng 10/1993. Theo số liệu thống kê sơ bộ ban đầu, thực vật Yên Tử có 428 loài thuộc 121 họ, 4 ngành thực vật. Kết quả điều tra bổ sung của tác giả Nguyễn Văn Huy và các cộng sự trong Bộ môn Cây rừng của Trường Đại học Lâm nghiệp trong tháng 5 – 6/2002 đã thống kê hệ thực vật Yên Tử bao gồm 830 loài, thuộc 509 chi và 171 họ, 5 ngành thực vật. Trong đó, ngành Thông đá (Lycopodiophyta) có 3 loài, 2 chi, 2 họ; ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) có 1 loài, 1 chi, 1 họ; ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 20 loài, 12 chi, 10 họ; ngành Hạt trần (Gymnospermae) có 14 loài, 9 chi, 5 họ; ngành Hạt kín (Angiospermae) có 792 loài, 485 chi và 153 họ. [5] Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu của tác giả Lại Huy Hoài năm 2001 về “Bước đầu nghiên cứu đặc điểm đa dạng loài, công dụng, dạng sống của cây thuốc tại khu vực Năm Mẫu – Uông Bí – Quảng Ninh”, công trình “Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái và sinh trưởng của loài Trúc Yên Tử (indosada sp) tại khu rừng đặc dụng Yên Tử - Quảng Ninh” (2004) của Lê Thanh Nghị.
  17. 11 Gần đây nhất là công trình nghiên cứu “Đánh giá tính đa dạng thực vật ở rừng đặc dụng Yên Tử, Quảng Ninh” (09/2006) của tác giả Phùng Văn Phê. Tác giả đã thống kê được 706 loài thực vật thuộc 423 chi, 152 họ của 3 ngành thực vật bậc cao có mạch và xây dựng được bản danh lục thực vật của khu vực theo cách sắp xếp của hệ thống Brummitte (1992). Trong đó, ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 28 loài, 19 chi, 15 họ; ngành Hạt trần (Gymnospermae) có 8 loài, 6 chi, 4 họ; ngành Hạt kín (Angiospermae) có 670 loài, 398 chi, 133 họ. Trong ngành Hạt kín (Angiospermae) thì lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae) có 577 loài, thuộc 340 chi, 110 họ; lớp Một lá mầm (Monocotyledoneae) có 93 loài, thuộc 58 chi, 23 họ. [4]. Một số nghiên cứu của sinh viên trường Đại học Lâm nghiệp cũng được triển khai tại khu rừng đặc dụng Yên Tử. Tuy nhiên, các nghiên cứu đó chủ yếu theo hướng thống kê thành phần thực vật cho một taxon thực vật như ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), ngành Hạt trần (Gymnospermae), họ Long não (Lauraceae), … Có hai khóa luận của sinh viên Trần Duy Kiên và Phạm Văn Thê (2006) đã bước đầu phân tích được tính đa dạng thực vật ở đai cao trên 700m và đai cao dưới 700m tại Yên Tử. Nhìn chung, các nghiên cứu về tài nguyên thực vật ở khu RĐD Yên Tử chưa nhiều. Chính vì vậy mà việc quản lý bảo vệ những loài cây gỗ, đặc biệt là những loài cây gỗ có giá trị bảo tồn và kinh tế cao tại Yên Tử vẫn còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ những lý do trên,việc triển khai một đề tài nghiên cứu về tính đa dạng cây gỗ tại khu vực rừng đặc dụng Yên Tử là hết sức cần thiết. Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các loài cây gỗ, là những loài cây sống nhiều năm, có thân sinh trưởng thứ cấp hóa gỗ, thân chính phát triển mạnh, khá cao, trên thân chính phân cành và chồi mang vòm lá. Đề tài nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung và hoàn thiện thêm cho danh lục thực vật tại Yên Tử, cung cấp những thông tin về đa dạng cây gỗ nói chung và hiện trạng của các loài
  18. 12 cây gỗ quý hiếm nói riêng, làm cơ sở cho việc quản lý bảo vệ các loài cây gỗ và những nghiên cứu tiếp theo tại khu vực rừng đặc dụng Yên Tử.
  19. 13 Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu Đánh giá được tính đa dạng thực vật về thành phần loài, dạng sống, công dụng và giá trị bảo tồn của hệ thực vật cây gỗ tại rừng đặc dụng Yên Tử. 2.2. Đối tượng nghiên cứu - Các loài cây gỗ tại rừng đặc dụng Yên Tử. 2.3. Nội dung nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tiến hành thực hiện các nội dung sau: - Điều tra, xây dựng danh lục các loài cây gỗ tại khu vực nghiên cứu. - Điều tra, đánh giá tính đa dạng sinh học về thành phần loài, dạng sống, công dụng và giá trị bảo tồn của các loài cây gỗ tại rừng đặc dụng Yên Tử, từ đó nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu các loài cây gỗ có giá trị bảo tồn cao tại rừng đặc dụng Yên Tử. - Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên thực vật tại rừng đặc dụng Yên Tử có hiệu quả. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Nghiên cứu thực địa * Xác định địa điểm và tuyến thu mẫu Trên cơ sở bản đồ địa hình kết hợp với việc lập các tuyến điều tra để tiến hành nghiên cứu và thu mẫu. Nguyên tắc lập tuyến: Tuyến điều tra phải đại diện, đi qua hầu hết các dạng sinh cảnh chính và địa hình trên toàn bộ diện tích nghiên cứu, theo đai cao và theo sinh cảnh. Có thế chọn nhiều tuyến theo các hướng khác nhau, nghĩa là các tuyến đó cắt ngang các vùng đại diện cho khu vực nghiên cứu.
  20. 14 Đề tài tiến hành điều tra theo các tuyến như sau: + Tuyến thứ nhất: từ suối Giải Oan (khu làm việc Ban quản lý rừng đặc dụng Yên Tử) đi theo đường chính lên chùa Hoa Yên, dài 1,6 Km. + Tuyến thứ hai: từ chùa Giải Oan đi theo đường chính tới ga cáp treo dưới, rồi đi qua suối vào rừng, rồi ra đường ô tô, dài 1 Km. + Tuyến thứ ba: bắt đầu từ đường Tùng đi theo đường mòn (dưới đường dây cáp treo) lên ga cáp treo trên, dài 0,8 Km. + Tuyến thứ tư: từ Thác Vàng qua chùa Hoa Yên, sang Thác Bạc, đến Am Hoa, Am Dược (Vườn Tùng). Từ đây theo đường mòn đi xuống suối Giải Oan. Tuyến dài 2,5 Km. + Tuyến thứ năm: từ Trạm kiểm soát vé của Ban quản lý (cuối bến xe Giải Oan) đi theo đường mòn lên khu vực rừng trồng Thông, qua khu vực mỏ than Yên Tử (gần Trạm bảo vệ rừng số 2) tới vườn Tùng, Am Dược. Tuyến dài 1 Km. + Tuyến thứ sáu: từ Ban quản lý rừng đặc dụng đi theo đường ô tô ngược ra khu vực Trạm bảo vệ rừng số 1, gần chùa Lân. Tuyến dài 4 Km. + Tuyến thứ bảy: từ Chùa Hoa Yên, qua Chùa Bảo Sái, tới Tượng An Kỳ Sinh, lên Chùa Đồng (đỉnh Yên Tử), dài 1 Km. + Tuyến thứ tám: từ Tượng An Kỳ Sinh xuyên qua rừng Trúc, theo đường mòn tới khu vực ranh giới với Khu Bảo tồn Thiên nhiên Tây Yên Tử, rồi theo đường mòn xuống khu vực Vườn Tùng, dài 1,5 Km. + Tuyến thứ chín: từ Tượng An Kỳ Sinh xuống Chùa Vân Tiêu, xuống Chùa Hoa Yên, dài 0,5 Km. + Tuyến thứ mười: từ Trạm kiểm soát vé đến sân ga cáp treo, theo đường mòn trong thung lũng, lên núi Ngự Dội (Thác Vàng), rồi lên Đèo Gió, dài 2 Km. Trên các tuyến đó cần chọn những điểm đặc trưng để đặt OTC, diện tích 1000m2. Tôi tiến hành lập 15 OTC, trong mỗi OTC chúng tôi điều tra, thu thập thông tin tất cả các loài cây gỗ trong ô.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1