intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu tính đa dạng thực vật Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu - huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái

Chia sẻ: Tri Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:118

24
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là đánh giá được tính đa dạng sinh học về thảm thực vật, thành phần loài, dạng sống, công dụng và giá trị bảo tồn của hệ thực vật tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu; xây dựng được danh lục các loài thực vật quý hiếm trong Khu Bảo tồn; xác định nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp gây suy giảm đa dạng thực vật ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu để từ đó đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng thực vật có hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu tính đa dạng thực vật Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu - huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái

  1. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NÀ HẨU HUYỆN VĂN YÊN - TỈNH YÊN BÁI Chuyên ngành: Quản lý bảo vệ rừng Mã số: 60.62.68 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP HÀ NỘI, 2010 HÀ NỘI, 2010
  2. ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NÀ HẨU HUYỆN VĂN YÊN - TỈNH YÊN BÁI Chuyên ngành: Quản lý bảo vệ rừng Mã số: 60.62.68 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: T.S HOÀNG VĂN SÂM HÀ NỘI, 2010
  3. iii LỜI CẢM ƠN Cùng với quá trình phát triển kinh tế toàn cầu, rừng đã và đang bị suy thoái nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng; nhiều loài thực vật và động vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng và bị tuyệt chủng. Rừng bị suy thoái có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, một trong những nguyên nhân đó là do con người khai thác một cách kiệt quệ tài nguyên rừng. Chính vì vậy để có thể ngăn chặn và hạn chế sự suy giảm tài nguyên rừng thì việc nắm bắt được sự đa dạng sinh học là vấn đề quan trọng, từ đó chúng ta mới biết được loài nào đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng cao để có biện pháp bảo vệ thích hợp. Để hoàn thành chương trình đào tạo cao học tại trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, gắn liền việc đào tạo với thực tiễn. Được sự đồng ý của Khoa Đào tạo sau Đại học, trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, đặc biệt là Tiến sĩ Hoàng Văn Sâm - Giảng viên bộ môn Thực vật rừng trường Đại học Lâm nghiệp tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp “Nghiên cứu tính đa dạng thực vật Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu - huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái” Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Lâm nghiệp, Khoa Đào tạo sau Đại học, các thầy cô giáo, đặc biệt là thầy T.S Hoàng Văn Sâm, người trực tiếp dẫn đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong thời gian học tập cũng như trong quá trình hoàn thành luận văn. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm, Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, Uỷ ban nhân dân huyện Văn Yên, các thành viên trong Hội đồng Bảo vệ rừng và tổ đội tuần tra bảo vệ rừng các xã vùng đệm Khu Bảo tồn, cùng bà con dân tộc bốn xã vùng đệm và bạn bè xa gần đã giúp đỡ tôi về thời gian, vật chất và tinh thần để tôi có thể hoàn thành luận văn. Mặc dù đã làm việc với tất cả sự nỗ lực, nhưng vì trình độ và thời gian còn hạn chế nên Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được những ý kiến đóng góp xây dựng quý báu của các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn Yên Bái, tháng năm 2010 Tác giả
  4. iv MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................. 1 Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................... 3 1.1. Nhận thức chung về đa dạng sinh học ................................................................... 3 1.2. Tổng quan nghiên cứu về đa dạng thực vật ........................................................... 4 1.2.1. Nghiên cứu về hệ thực vật ............................................................................. 4 1.2.1.1. Trên thế giới ........................................................................................... 4 1.2.1.2. Ở Việt Nam ............................................................................................. 7 1.2.1.3. Nghiên cứu thực vật tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu ......................... 8 1.2.2. Nghiên cứu về thảm thực vật.................................................................................. 8 1.2.2.1. Nghiên cứu trên thế giới ................................................................................. 8 1.2.2.2. Ở Việt Nam ...................................................................................................... 10 1.2.3. Nghiên cứu về phổ dạng sống của hệ thực vật ...................................................... 12 1.2.3.1. Nghiên cứu trên thế giới .................................................................................. 12 1.2.3.2. Nghiên cứu tại Việt Nam ................................................................................. 15 1.2.3.3. Nghiên cứu khu hệ thực vật tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu ............... 16 Chương 2: MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................................................... 17 2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................................. 17 2.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................................... 17 2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................................................. 17 2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................... 17 2.4.1. Điều tra ngoại nghiệp ..................................................................................... 17 2.4.1.1. Phương pháp điều tra đa dạng thực vật ............................................... 17 2.4.1.2. Phương pháp nghiên cứu các nguyên nhân suy giảm và đề xuất giải pháp bảo tồn hệ thực vật ............................................................................................... 21 2.4.2. Xử lý nội nghiệp ............................................................................................ 21 2.4.2.1. Thu thập tài liệu có liên quan ................................................................ 21 2.4.2.2. Xử lý mẫu ............................................................................................... 21 Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI .................................... 22 3.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................................. 22 3.1.1. Vị trí địa lý và ranh giới hành chính .............................................................. 22 3.1.2. Điều kiện địa hình, địa thế ............................................................................. 22 3.1. 3. Điều kiện khí hậu, thuỷ văn .......................................................................... 24 3.1.3.1. Điều kiện khí hậu .................................................................................. 24 3.1.3.2. Thuỷ văn ................................................................................................ 25 3.1. 4. Địa chất thổ nhưỡng ...................................................................................... 25 3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ......................................................................................... 26 3.2.1. Dân số, dân tộc và phân bố dân cư ................................................................ 26 3.2.2. Kinh tế và đời sống ........................................................................................ 28 3.2.2.1. Sản xuất nông nghiệp ............................................................................ 28 3.2.2.2. Lâm nghiệp ............................................................................................. 29 3.2.2.3. Đời sống sinh hoạt ................................................................................ 29 3.2.3. Cơ sở hạ tầng....................................................................................................... 29 3.2.3.1. Giao thông............................................................................................... 29
  5. v 3.2.3.2. Y tế, giáo dục ........................................................................................... 30 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 31 4.1. Tính đa dạng thực vật tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu .................................. 31 4.1.1. Đa dạng về thành phần loài ............................................................................ 31 4.1.1.1. Đa dạng về taxon ngành thực vật ........................................................... 31 4.1.1.2. Đa dạng taxon dưới ngành ..................................................................... 34 4.1.2. Đa dạng về dạng sống .................................................................................... 36 4.1.2.1. Nhóm cây có chồi trên mặt đất (Ph) ....................................................... 38 4.1.2.2. Cây chồi sát đất (Ch) .............................................................................. 39 4.1.2.3. Nhóm cây chồi ẩn (Cr) ............................................................................ 39 4.1.2.4. Nhóm cây chồi nửa ẩn (H) ...................................................................... 40 4.1.2.5. Nhóm cây chồi 1 năm (Th) ...................................................................... 40 4.1.3. Đa dạng về giá trị sử dụng ............................................................................. 41 4.1.4. Đa dạng các loài cây quý hiến đang bị đe doạ ............................................... 43 4.2. Nghiên cứu về thảm thực vật Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu ........................... 47 4.2.1. Đa dạng về thảm thực vật .............................................................................. 47 4.2.2. Mô tả các kiểu thảm thực vật tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu .............. 47 4.2.2.1. Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ......................................... 47 4.2.2.2. Kiểu rừng kín thường xanh hỗn hợp cây lá rộng – lá kim ẩm á nhiệt đới .... 53 4.3. Các nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp dẫn đến suy thoái đa dạng thực vật tại KBT ... 58 4.3.1. Các nguyên nhân trực tiếp ............................................................................. 58 4.3.1.1. Do thiếu đất sản xuất nông nghiệp .......................................................... 58 4.3.1.2. Do phong tục tập quán ............................................................................ 59 4.3.1.3. Do sự khai thác và buôn bán gỗ, các Lâm sản ngoài gỗ ........................ 60 4.3.1.4. Các nguyên nhân khác ............................................................................ 61 4.3.2. Các nguyên nhân gián tiếp ............................................................................ 63 4.3.2.1. Áp lực dân số.......................................................................................... 63 4.3.2.2. Tình trạng đói nghèo .............................................................................. 63 4.3.2.3. Nhận thức của cộng đồng còn thấp ....................................................... 64 4.3.2.4. Năng lực quản lý và thi hành pháp luật còn hạn chế ............................ 64 4.4. Các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực nghiên ................................. 65 4.4.1. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt ........................................................................ 65 4.4.1.1. Nâng cao năng lực quản lý và thi hành pháp luật ................................. 65 4.4.1.2. Tăng cường mối quan hệ với chính quyền địa phương trong công tác bảo tồn đa dạng thực vật tại các xã vùng đệm ............................................................. 66 4.4.1.3. Xúc tiến các hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ bảo tồn ............. 66 4.4.2. Vùng đệm Khu Bảo tồn ................................................................................. 67 4.4.2.2. Giải pháp thể chế quản lý liên quan đến công tác bảo tồn đa dạng thực vật... 67 4.4.2.3. Các chính sách phát triển kinh tế vùng đệm ........................................... 68 Chương 5: KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 71 5.1. Kết luận .................................................................................................................. 71 5.2. Tồn tại ................................................................................................................... 72 5.3. Khuyến nghị ........................................................................................................... 72
  6. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Biểu 4.1: Đa dạng Taxon .............................................................................................. 31 Biểu 4.2: Biểu so sánh các dẫn liệu của hệ thực vật Nà Hẩu và các khu vực lân cận ......... 32 Biểu 4.3: Biểu so sánh các dẫn liệu của hệ thực vật bậc cao Nà Hẩu với hệ thực vật Việt Nam .....32 Biểu 4.4: Các chỉ số đa dạng của hệ thực vật Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu .......... 33 Biểu 4.5: Phân bố của các taxon trong ngành Ngọc lan ............................................... 33 Biểu 4.6: Mười họ đa dạng nhất trong khu vực nghiên cứu ......................................... 34 Biểu 4.7: Các chi đa dạng nhất ..................................................................................... 35 Biểu 4.8: Cấu trúc tổ thành phổ dạng sống của hệ thực vật Nà Hẩu ............................ 37 Biểu 4.9: Nhóm công dụng Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu ..................................... 41 Biểu 4.10: Danh sách thực vật quý hiếm đang bị đe doạ tìm được ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu ....................................................................................................... 43 Bảng 4.11: Số vụ vi phạm lâm luật từ năm 2006 đến tháng 10 năm 201 ..................... 61
  7. vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Phổ dạng sống của hệ thực vật Nà Hẩu ........................................................ 37 Hình 4.2: Phổ dạng sống của nhóm cây có chồi trên .................................................... 39 Hình 4.3: Rừng nguyên sinh ......................................................................................... 56 Hình 4.4: Rừng nguyên sinh ......................................................................................... 56 Hình 4.5: Rừng nguyên sinh ......................................................................................... 56 Hình 4.6: Rừng thứ sinh nhân tác trên đất nguyên trạng .............................................. 56 Hình 4.7: Rừng thứ sinh nhân tác trên đất nguyên trạng .............................................. 56 Hình 4.8: Rừng thứ sinh nhân tác trên đất nguyên trạng .............................................. 56 Hình 4.9: Rừng thứ sinh nhân tác trên đất nguyên trạng .............................................. 56 Hình 4.10: Rừng thứ sinh nhân tác trên đất thoái hoá .................................................. 57 Hình 4.11: Rừng thứ sinh nhân tác trên đất thoái hoá .................................................. 57 Hình 4.12: Rừng thứ sinh nhân tác trên đất thoái hoá .................................................. 57 Hình 4.13: Kiểu phụ gây trồng nhân tạo ....................................................................... 57 Hình 4.14: Kiểu phụ gây trồng nhân tạo ....................................................................... 57 Hình 4.15: Khao làng trong lễ Lập tỉnh của người Dao đỏ .......................................... 60 Hình 4.16: Khai thác trộm gỗ Pơmu ............................................................................. 61 Hình 4.17: Vận chuyển gỗ trái phép ............................................................................. 61 Hình 4.18: Rừng bị tàn phá bởi lửa............................................................................... 62 Hình 4.19: Cháy rừng .................................................................................................... 62
  8. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Vấn đề đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học đã và đang trở thành một chiến lược trên toàn thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế ra đời để hướng dẫn, giúp đỡ và tổ chức việc đánh giá, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học trên toàn phạm vi thế giới. Một số tổ chức quốc tế về đa dạng sinh học như: Hiệp hội quốc tế bảo vệ thiên nhiên (IUCN), Chương trình môi trường Liên Hợp quốc (UNEP), Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF), Viện Tài nguyên di truyền quốc tế (IPGRI) v.v... Năm 1992, tại hội nghị thượng đỉnh toàn cầu ở Rio de Janeiro đã thông qua công ước về bảo tồn đa dạng sinh học. Đa dạng sinh học được hiểu là sự biến đổi giữa các sinh vật ở tất cả mọi nguồn, bao gồm cả hệ sinh thái trên đất liền, trên biển và các hệ sinh thái khác, sự đa dạng thể hiện trong từng loài, giữa các loài và các hệ sinh thái. Yên Bái là tỉnh cửa ngõ vùng Tây Bắc, có diện tích tự nhiên 6.882,9 km 2, nằm trải dọc đôi bờ sông Hồng. Phía Đông Bắc, Yên Bái giáp hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía Đông Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Tây Nam giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Lai Châu và Lào Cai. Yên Bái là tỉnh có địa hình khá phức tạp, có độ dốc lớn và độ cao trung bình 600 mét so với mực nước biển và có thể chia thành hai vùng: Vùng thấp ở tả ngạn sông Hồng và lưu vực sông Chảy mang nhiều đặc điểm của vùng trung du; vùng cao thuộc hữu ngạn sông Hồng và cao nguyên nằm giữa Sông Hồng và Sông Đà. Yên Bái có khí hậu đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa nhiều nên có độ ẩm cao. Do địa hình và thời tiết đã tạo cho Yên Bái có các loại rừng nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới trên núi cao với hệ động vật, thực vật phong phú. Tuy nhiên nguồn tài nguyên quý giá đó đang bị mất dần do các hoạt động phát triển công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, đô thị hoá và hiện tượng chặt phá rừng trái phép của người dân. Trước yêu cầu cấp thiết phải bảo vệ những diện tích rừng tự nhiên còn lại của Yên Bái, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định thành lập hai Khu Bảo tồn thiên nhiên tại hai huyện Văn Yên, Mù Cang Chải.
  9. 2 Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu - huyện Văn Yên được thành lập theo Quyết định số 512/QĐ – UB ngày 09 tháng 10 năm 2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái với diện tích 16.950 ha. Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu có điều kiện tự nhiên đặc thù, nguồn tài nguyên động vật, thực vật phong phú, có nhiều cảnh quan đẹp như: dọc theo sườn các đỉnh núi cao có các thác nước, dưới khe là các dòng suối chảy và là nơi hội tụ của nhiều luồng thực vật càng làm cho hệ sinh vật, đặc biệt là hệ thực vật ở đây thêm đa dạng, phong phú và có những nét đặc thù riêng. Hệ thực vật tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu chưa bị tác động mạnh, diện tích rừng già, rừng giàu còn lại khá lớn, cấu trúc rừng còn tương đối nguyên vẹn, còn lưu trữ được nhiều loài thực vật quý hiếm. Những đặc điểm nêu trên cho thấy khu rừng Nà Hẩu không những có giá trị cao về đa dạng sinh học, về sinh thái, môi trường mà còn có ý nghĩa về du lịch sinh thái, phục vụ tham quan, học tập nghiên cứu. Nhằm mục tiêu góp phần đánh giá, bổ xung thêm danh lục thực vật, xác định được các tác động đến tự nhiên, thảm thực vật rừng Nà Hẩu từ đó đưa ra những giải pháp bảo tồn đa dạng thực vật, góp phần giữ mãi màu xanh cho những cánh rừng quê hương nơi tôi đã sinh ra và lớn lên, tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp: “Nghiên cứu tính đa dạng thực vật Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu - huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái”
  10. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Nhận thức chung về đa dạng sinh học Từ xa xưa con người đã biết khai thác tài nguyên sinh vật để phục vụ cuộc sống và sự phát triển của mình; nhờ tiếp cận với tự nhiên họ đã biết phân loại sinh vật để nhận biết và khai thác chúng một cách có hiệu quả. Ngày nay do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, kinh tế và nhu cầu mà con người càng ham hiểu biết về thế giới tự nhiên. Tuy nhiên, càng hiểu biết sâu về thế giới sinh vật con người càng khai thác tài nguyên sinh vật một tận diệt, vì thế nguồn tài nguyên đa dạng sinh học ngày càng giảm sút. Có thể nói vấn đề nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trên thế giới. Tuy vậy những quan niệm về đa dạng sinh học cũng có những điểm chưa thống nhất, chưa đầy đủ và chưa rõ ràng. Trong chương trình hành động đa dạng sinh học Việt Nam cũng nêu ra một khái niệm về đa dạng sinh học: “Đa dạng sinh học là tập hợp tất cả các nguồn sinh vật sống trên hành tinh gồm tổng số loài động vật và thực vật, tính đa dạng và sự phong phú trong từng loài tính đa dạng hệ sinh thái của cộng đồng sinh thái khác nhau, hoặc tập hợp các loài sống ở các vùng khác nhau trên thế giới với các hoàn cảnh khác nhau”. Với định nghĩa này đã đề cập đến ba vấn đề về đa dạng sinh học là đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái. Tuy nhiên định nghĩa trên còn dài dòng, không rõ ràng và dễ dẫn đến nhầm lẫn giữa tính phong phú và tính đa dạng; còn một điểm không rõ nữa của định nghĩa trên là chỉ nhắc đến hai nhân tố động vật và thực vật trong giới sinh vật mà bỏ quên quần xã sinh vật và các loài sinh vật khác như nấm, vi sinh vật… Trong tác phẩm “Đa dạng cho sự phát triền – Diversity for development” của Viện tài nguyên gen thực vật quốc tế (IPGRI) [39] đa dạng sinh học được định nghĩa như sau: “Đa dạng sinh học là toàn bộ những biến dạng trong tất cả cơ thể sống và các phức hệ sinh thái mà chúng sống. Đa dạng sinh học có ba mức độ: Đa dạng hệ sinh thái, đa dạng loài và đa dạng di truyền”.
  11. 4 Định nghĩa về đa dạng sinh học được sử dụng thông dụng, ngắn gọn và đầy đủ nhất là định nghĩa về đa dạng sinh học trong công ước về bảo tồn đa dạng sinh học được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh toàn cầu ở Rio de Janeiro (1992). Định nghĩa đó như sau: “Đa dạng sinh học là sự biến đổi giữa các sinh vật ở tất cả mọi nguồn, bao gồm hệ sinh thái trên đất liền, trên biển và các hệ sinh thái nước khác, sự đa dạng thể hiện trong từng loài, giữa các loài và các hệ sinh thái” [45]. Định nghĩa này tương đối đầy đủ và rõ ràng. Từ định nghĩa trên ta có thể rút ra được các nội dung của đa dạng sinh học là: - Đa dạng di truyền - tức là sự đa dạng về gen và nhiễm sắc thể - Đa dạng về loài - Đa dạng về hệ sinh thái 1.2. Tổng quan nghiên cứu về đa dạng thực vật Nghiên cứu về đa dạng thực vật là một môn nghiên cứu của đa dạng sinh học, ngày nay chúng ta đã có nhiều lĩnh vực nghiên cứu về đa dạng thực vật; tuy nhiên có một số lĩnh vực nghiên cứu chính sau 1.2.1. Nghiên cứu về hệ thực vật 1.2.1.1. Trên thế giới Việc nghiên cứu các hệ thực vật trên thế giới có từ lâu, song những công trình có giá trị xuất hiện vào thế kỷ 19 – 20: Thực vật chí Honkong 1861 [34]; Thực vật chí Australia 1866 [35]; Thực vật chí rừng Tây Bắc và Trung tâm Ấn Độ 1874 [36]. Ở Nga, từ 1928 đến 1932 được xem là giai đoạn mở đầu cho thời kỳ nghiên cứu hệ thực vật cụ thể. Tolmachop A .I. [46] cho rằng “chỉ cần điều tra trên một diện tích đủ lớn để có thể bao trùm được sự phong phú của nơi sống nhưng không có sự phân hoá về mặt địa lý”. Ông gọi đó là hệ thực vật cụ thể. Tolmachop A.I. đã đưa ra một nhận định là số loài của một hệ thực vật cụ thể ở vùng nhiệt đới ẩm thường là 1500 – 2000 loài. Các nhà sinh vật học Nga tập trung các nghiên cứu vào việc xác định diện tích biểu hiện tối thiểu để có thể kiểm kê đầy đủ nhất số loài của từng hệ thực vật cụ thể. Việc xác định diện tích gồm những giai đoạn sau:
  12. 5 1. Kiểm kê số loài trên một diện tích hạn chế nhất định. 2. Mở rộng dần ra vùng đồng nhất và điều kiện địa lý tự nhiên để thấy mức độ tăng số lượng loài 3. Khi số loài tăng không đáng kể thì xác định đó là diện tích biểu hiện tối thiểu 1.2.1.2. Ở Việt Nam Nghiên cứu về thực vật ở Việt Nam trước hết phải kể đến các công trình: “Thực vật chí Nam bộ” của Leureiro [41]; Thực vật chí rừng nam bộ của các tác giả Pierre L. [43]. Một trong công trình lớn nhất về quy mô cũng như giá trị là công trình nghiên cứu hệ thực vật Đông Dương của các tác giả Pháp Lecomte et al. [40], kết quả của nghiên cứu này là bộ “Thực vật chí đại cương Đông Dương”, trong kết quả nghiên cứu này theo Lecomte thì vùng Đông Dương có hơn 7000 loài. Đây là bộ sách có ý nghĩa lớn với các nhà thực vật học; hiện nay bộ sách này vẫn còn có giá trị với những người nghiên cứu thực vật Đông Dương nói chung và hệ thực vật Việt Nam nói riêng. Tiếp theo đó là bổ sung của Humbert H. [38], đến nay là thực vật chí Lào, Campuchia và Việt Nam đã xuất bản từ 1960 và ở ta đã có đến tập 26. Sau này, Pocs T. (1965) tuy không nghiên cứu hệ thực vật miền Bắc, nhưng dựa trên bộ “Thực vật chí đại cương Đông Dương” đã thống kê 5190 loài. Đồng thời tác giả còn phân tích cấu trúc hệ thống cũng như dạng sống và các yếu tố địa lý của hệ thực vật này [42]. Năm 1965 Pocs T. trong công trình nghiên cứu về ngành rêu (Bryophyta) đã công bố 556 loài rêu ở Việt Nam, trong đó miền Bắc có 198 loài [42]. Đây là công trình khá tổng quát công bố về ngành rêu ở Việt Nam. Như vậy từ đầu thế kỷ đến khoảng giữa thế kỷ 20, các công trình nghiên cứu về hệ thực vật có giá trị ở Việt Nam đều do các tác giả người nước ngoài nghiên cứu. Các công trình cũng mới chỉ dừng lại ở thống kê số lượng loài có trong một vùng diện tích lớn như miền Bắc Việt Nam (198.000 km2), Việt Nam có diện tích trên 330.000 km2 hoặc Đông Dương với diện tích khoảng 737 800km2 và rất ít chú ý đến các khía cạnh khác. Như những nghiên cứu về thảm thực vật rừng
  13. 6 Việt Nam phải kể đến hai công trình có giá trị là: “Thảm thực vật rừng Việt Nam” của Thái Văn Trừng (1963 – 1978). Tác giả tổng hợp các công trình đã có trước đây cùng với các nghiên cứu của mình công bố 7004 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 1850 chi và 189 họ ở Việt Nam. Thái Văn Trừng [31] đã khẳng định ưu thế của các ngành Hạt kín (Magnoliophyta) trong hệ thực vật Việt Nam với 6336 loài (90,9%), 1727 chi (93,4%) và 239 họ (82,7%) trong tổng số các Taxon mỗi bậc. Các ngành thực vật khác nhìn chung chiếm một tỷ lệ không nhiều trong hệ thực vật. Công trình nghiên cứu “Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam” của Trần Ngũ Phương [24] đã tiến hành phân loại rừng miền Bắc Việt Nam. Trong đó rừng miền Bắc được chia làm 3 đai, 8 kiểu; ngoài ra ông còn chia ra thành những kiểu phụ mà chỉ dùng loại hình thay cho kiểu, sau loại hình kiểu phụ. Cùng với những công trình nghiên cứu tại miền Bắc, trong thời gian này Phạm Hoàng Hộ [15] cũng cho ra bộ sách “Cây cỏ Nam Việt Nam” công bố với 5326 loài thực vật có ở miền Nam nước ta. Trong đó thực vật bậc thấp có 60 loài, rêu 20 loài, còn lại là thực vật có mạch 5246 loài. Đây là một công trình tổng hợp về hệ thực vật miền Nam, nhưng số loài các ngành công bố ở trên theo chúng tôi còn thiếu. Phan Kế Lộc [22] ở miền Bắc đã cung cấp số loài cây của các ngành thực vật bậc cao có mạch trong công trình “Bước đầu thống kê số loài cây đã biết ở miền Bắc Việt Nam”. Trong tác phẩm này Phan Kế Lộc đã thống kê được 5609 loài, còn các ngành khác chỉ có 540 loài. Con số này theo bản thân tôi là khá đầy đủ. Qua những tác phẩm kể trên chúng ta có thể nhận thấy rằng chỉ trong vòng 7 năm từ năm 1966 đến 1973 đã có 4 công trình có giá trị cao về hệ thực vật Việt Nam do các tác giả trong nước nghiên cứu. Tổng hợp các công trình này chúng ta có số liệu khá đầy đủ về các hệ thực vật ở nước ta. Tuy nhiên, các tác giả mới chỉ chủ yếu thống kê số lượng các Taxon có trong hệ thực vật mà ít chú ý so sánh chúng với nhau hoặc chú ý vào các khía cạnh khác như tài nguyên, dạng sống…
  14. 7 mặt khác các công trình nghiên cứu này chưa đề cập đến ngành rêu, trừ nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Hộ, 1970. Năm 1984, Nguyễn Tiến Bân, Trần Đình Đại, Phan Kế Lộc cùng tập thể các tác giả khác đã xuất bản tập “Danh lục thực vật Tây Nguyên” công bố 3754 loài thực vật bậc cao có mạch bằng một nửa số loài của hệ thực vật Việt Nam. Công trình này khảo sát bao quát cả một hệ thực vật rừng phong phú vào bậc nhất nước ta nên rất có ý nghĩa [6]. Đi theo hướng nghiên cứu các hệ thực vật ở từng vùng, Phạm Hoang Hộ (1985 ) đã xuất bản ra cuốn sách “Danh lục thực vật Phú Quốc”. Công bố 793 loài thực vật cao có mạch trong một diện tích là 592 km2 [17]. Đối với ngành rêu (Bryophyta) từ trước dến nay, trong các công trình chung về hệ thực vật bậc cao thường ít được xếp vào thành phần mà được nghiên cứu riêng. Công trình nghiên cứu quy mô và tổng quát nhất là của Pocs T. [43], sau đó các nghiên cứu này thường không tập trung cho đến năm 1980 Trần Ninh với công trình nghiên cứu “Rêu của Việt Nam” đã thống kê công bố 170 loài rêu của Việt Nam. Nếu thống kê số loài, chi, họ ở miền Bắc thường theo con số của tác giả Phan Kế Lộc cộng thêm ngành rêu nữa thì số loài thực vật ở miền Bắc là 5915 loài, số chi là 1746 chi và số họ là 288 họ. Thống kê số loài, chi, họ ở Việt Nam theo con số thống kê của Thái Văn Trừng [32] cộng thêm ngành rêu ở Việt Nam thì số loài ở Việt Nam là 7797 loài, 2032 chi, 349 họ thuộc 7 ngành thực vật bậc cao. Gần đây nhất là năm (1991 – 1993) với 3 quyển “Cây cỏ Việt Nam” Phạm Hoàng Hộ đã mô tả 10.500 loài thực vật bậc cao có mạch ở Việt Nam. Tuy vậy Phạm Hoàng Hộ con số đó có thể lên tới 12.000 loài [15]. Nhiều nhà thực vật Việt Nam làm việc ở trong nước cũng cho rằng số loài thực vật nước ta có khoảng 12.000 loài. 1.2.1.3. Nghiên cứu thực vật tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu Những năm gần đây, cùng với các công trình nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong nước thì ở Nà Hẩu cũng đã quan tâm hơn đến vấn đề nghiên cứu đa dạng
  15. 8 sinh học và đa dạng thực vật. Hiện nay, tại Nà Hẩu đã có hai công trình nghiên cứu về hệ thực vật. Năm 2005 Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái đã phối hợp với các chuyên gia thực vật của trường Đại học Lâm nghiệp, Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật điều tra hệ thực vật tại khu vực 4 xã Nà Hẩu, Phong Dụ Thượng, Đại Sơn, Mỏ Vàng hoàn thành chuyên đề về thực vật tiến đến thành lập Khu Bảo tồn. Kết quả của đợt điều tra này là một quyển “Báo cáo chuyên đề thực vật” [2] đây là một phần của “Đề án xây dựng Khu Bảo tồn TN Nà Hẩu” [1] trong đợt điều tra này các chuyên gia đã tìm được 516 loài thuộc 332 chi và 126 họ thuộc 5 ngành Cỏ tháp bút, Thông đất, Dương xỉ, Hạt trần và Hạt kín. Năm 2009 Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu tiếp tục phối hợp với các chuyên gia về thực vật tại trường Đại học Lâm nghiệp tổ chức đợt điều tra đánh giá hiện trạng tài nguyên thực vật của Khu Bảo tồn nhằm có những ý kiến đề xuất bảo tồn tốt hệ thực vật tại khu vực. Trong đợt điều tra này đã điều tra được 657 loài thuộc 440 chi 154 họ thuộc 5 ngành thực vật Cỏ tháp bút, Thông đất, Dương xỉ, Hạt trần và Hạt kín [3]. 1.2.2. Nghiên cứu về thảm thực vật Theo thuật ngữ lâm nghiệp (1966) thì Thảm thực vật (Vegetation) là lớp phủ thực vật trên mặt đất với nhiều quần xã thực vật khác nhau. Mỗi quần thể thực vật đó có hình dạng, cấu trúc, thành phần, ranh giới trạng mùa, động thái, vùng phân bố v.v… khác nhau. Còn theo hội nghị Quốc tế ngành sinh học tổ chức lần thứ 6 tại Paris (1954) thì: Thảm thực vật là những tập thể cây cỏ mang lại hình dáng đặc biệt cho phong cảnh do sự tập hợp của các cây cỏ khác loài nhưng cùng chung một dạng ưu thế. Thành phần chủ yếu của thảm thực vật là cỏ cây. Một số nhà nghiên cứu như Negri (Italia), Gleason và Curtis (Hoa Kỳ), Broun (Anh)…cho rằng thảm thực vật bao gồm những tập hợp ngẫy nhiên của cá thể các loài cây; tập hợp này luôn thay đổi và không có ranh giới rõ ràng. Những nhà bác học theo quan điểm này đã không xem thảm thực vật như là những quần thể riêng biệt mà hợp thành mà phủ nhận sự tồn tại của quần thể. Còn lại phần đông các nhà khoa học
  16. 9 như Pavilard (Pháp), Weaver và Clement (Anh), Shoo và Tuen (Hungari), Pavloxki (Ba lan), Sucasep và Lavrenko (Nga)… đều nhất trí cho rằng nghiên cứu cơ bản của thảm thực vật là quần thể thực vật. 1.2.2.1. Nghiên cứu trên thế giới Trên thế giới hiện nay có nhiều phương pháp phân loại thảm thực vật rừng, mỗi phương pháp đều dựa vào một yếu tố khác nhau và đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng phù hợp với quốc gia đã sinh ra trường phái này. Theo Schimitthusen (1959) ở Châu Âu có hai hệ thống phân loại thảm thực vật chủ yếu là: Hệ thống phân loại các quần xã thực vật của Braun – Blanquet (1928) được thực hiện chủ yếu bởi các nhà thực vật học theo trường phái của Pháp và hệ thống phân loại quần xã thực vật được thực hiện chủ yếu bởi các nhà địa thực vật học người Đức/ Mỗi một quốc gia có cách phân loại thảm thực vật khác nhau: - Ở Nga, người đầu tiên đặt nền móng vững chắc cho vân đề phân loại rừng phục vụ cho kinh doanh là nhà khoa học G.F Morodop. Theo ông thì kiểu rừng là tập hợp các lâm phần có thể khác nhau về những đặc trưng chủ yếu nhưng tương tự nhau về điều kiện lập địa đặc biệt là về nhân tố thổ nhưỡng. Ông đã phân loại rừng theo năm yếu tố thành rừng:  Đặc tính sinh thái học của loài cây cao  Hoàn cảnh địa lý  Quan hệ giữa các thực vật tạo nên quần lạc và quan hệ giữa chúng với động vật  Nhân tố lịch sử địa chất  Tác động của con người - Nhà bác học người Nga Sucasep V.N đã xây dựng trường phái phân loại kiểu rừng dựa vào những đặc điểm tổng hợp. Khi tiến hành phân loại phải dựa vào các yếu tố: Địa hình, thực bì, thổ nhưỡng. Theo Sucasep yếu tố địa hình tuy không phải là thành phần của quần lạc sinh địa nhưng nó lại ảnh hưởng đến các yếu tố khác của quần lạc. Sucasep chủ trương dùng các đơn vị phân loại cơ bản của quần lạc thực vật là quần hợp để xác định ranh giới giữa các quần lạc sinh địa.
  17. 10 - Ở Thuỵ Điển quốc gia có nền lâm nghiệp khá phát triển thì phân loại rừng có hai trường phái dựa theo hai nhân tố độ ẩm và độ phì của đất và trường phái quần xã thực vật dựa vào đặc trưng chủ yếu là tổ thành thực vật và coi quần hợp là đơn vị cơ bản. - Còn ở Mỹ người ta phân loại rừng chủ yếu dựa vào học thuyết cực đỉnh (Climax) của Cơlemăng: Climax là một quần xã thực vật ổn định trong quá trình phát triển lâu dài trên những vùng lãnh thổ rộng lớn với đất đai đã được hình thành từ lâu, khí hậu là nhân tố xác định Climax. - Vùng nhiệt đới thì nhà khoa học Schimper là người đầu tiên phân chia thảm thực vật thành quần hệ khí hậu, quần hệ thổ nhưỡng và quần hệ vùng núi. - Gần đây các nhà sinh thái và địa lý thực vật Đức đã phân chia thảm thực vật thành 16 kiểu: Rừng mưa nhiệt đới, rừng mưa á nhiệt đới, rừng mưa lạnh ôn đới, rừng xanh mưa mùa, rừng lá rộng xanh mùa hè, rừng lá kim ôn đới, rừng kiểu hệ cây gỗ có gai, kiểu cây gỗ lá rộng, kiểu thảo nguyên rừng, kiểu trảng cỏ nhiệt đới, kiểu thảo nguyên ôn đới, kiểu đầm lầy, kiểu hoang mạc nòng và kiểu hoang mạc khô lạnh. Phương pháp phân loại QXTV rừng của UNESCO năm 1973 là được áp dụng rộng rãi. Theo phương pháp này việc xác định quần xã thực vật rừng được dựa trên cơ sở cấu trúc và ngoại mạo có sự bổ xung thêm các nhân tố sinh thái như khí hậu, đất đai, và địa hình. Trong hệ thống phân loại này lý luận về sự hình thành các thảm thực vật cao đỉnh (Climax) và gần cao đỉnh cũng được ứng dụng. Các thảm thực vật nhân tạo như rừng trồng không nằm trong hệ thống phân loại này. - Hệ thống này gồm 5 cấp như sau: + Lớp quần hệ - Ví dụ: 1 rừng kín + Phân lớp quần hệ: 1.A Rừng kín thường xanh + Nhóm quần hệ: 1A.10 Rừng kín thường xanh ôn đới + Quần hệ: 1A. 10.b Rừng kín thường xanh ôn đới với tán tròn + Quần hệ phụ: 1.A.10 b (1) Rừng kín thường xanh ôn đới với tán tròn cây lá cứng thường xanh ở tầng dưới.
  18. 11 Mỗi nước khác nhau lại có hệ thống phân loại thảm thực vật riêng của mình. 1.2.2.2. Ở Việt Nam - Trước những năm 1960 các công trình nghiên cứu về thảm thực vật chủ yếu thực hiện bởi các nhà khoa học người nước ngoài: Chevalier (1918), Maurand (1943), Dương Hàm Nghi (1956). Từ sau những năm 1960 Loschau đưa ra một khung phân loại rừng theo trạng thái ở Quảng Ninh. Bảng phân loại này chia thành bốn trạng thái  Rừng loại I: Gồm những đất đai hoang trọc, trảng cỏ và cây bụi  Rừng loại II: Gồm những cây mới mọc  Rừng loại III: Gồm tất cả các rừng đã bị khai thác trở nên nghèo kiệt, tuy còn có thể khai thác lấy gỗ trụ mỏ.  Rừng loại IV: Rừng nguyên sinh chưa bị khai thác - Trần Ngũ Phương (1970) đã xây dựng bảng phân loại rừng miền Bắc trong đó chú ý đến việc nghiên cứu quy luật diễn thế: Thứ sinh, diễn biến độ phì, các tính chất vật lý, hoá học và dinh dưỡng đất qua các giai đoạn phát triển của rừng. - Tiếp bước các nhà khoa học đi trước, nhà sinh thái học Thái Văn Trừng đã xây dựng bảng phân loại rừng Việt Nam. Đây là bảng phân loại đã sắp xếp các kiểu thảm thực vật hiện có ở nước ta vào một khung hợp lí, qui định trật tự trước sau giữa các yếu tố sinh thái, đồng thời theo một trật tự giảm dần từ kiểu tốt nhất đến kiểu xấu nhất; đây chính là bảng phân loại được sử dụng rộng rãi nhất, nó dựa trên cơ sở sinh thái phát sinh thảm thực vật với 14 kiểu rừng chính. Thái Văn Trừng cho rằng lớp phủ thực vật nói chung và lớp phủ thực vật rừng nói riêng như là một “Hiện tượng tự nhiên” mang tính chất tổng thể của các yếu tố sinh thái học (thực vật học, động vật học, vi sinh vật, địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, địa chất). Những đơn vị trong thảm thực vật như là những cảnh quan địa lý và do đó sự tồn tại của những quần hệ thực vật, những kiểu quần hệ và những kiểu thảm thực vật là có tính quy luật. Ông đã chia thảm thực vật rừng Việt Nam thành 14 kiểu như sau: Các kiểu rừng kín núi thấp
  19. 12 1. Kiểu rừng kín thường xanh hơi ẩm nhiệt đới 2. Kiểu rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới 3. Kiểu rừng kín lá rụng lá, hơi ẩm nhiệt đới 4. Kiểu rú kín là cứng, hơi khô nhiệt đới Các kiểu rừng thưa 5. Kiểu rừng thưa cây lá rộng, hơi khô nhiệt đới 6. Kiểu rừng thưa cây lá kim, hơi khô nhiệt đới núi thấp 7. Kiểu rừng thưa cây là kim, á nhiệt đới núi thấp Các kiểu trảng, truông 8. Kiểu trảng cây to, cây bụi, cỏ cao khô nhiệt đới 9. Kiểu truông bụi gai chịu hạn nhiệt đới Các kiểu rừng kín vùng cao 10. Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp 11. Kiểu rừng kín hỗn loài cây lá rộng, lá kim ẩm á nhiệt đới núi thấp 12. Kiểu rừng kín lá kim ẩm ôn đới núi vừa Các kiểu quần hệ khô lạnh vùng cao 13. Kiểu quần hệ khô vùng cao 14. Kiểu quần hệ lạnh vùng cao Ngoài ra, Viện Điều tra Qui hoạch rừng cũng đề xuất phương pháp phân loại thảm thực vật áp dụng cho cả rừng trồng và rừng tự nhiên, trong đó khi xây dựng bản đồ tài nguyên rừng cho các Khu Bảo tồn người ta thường kết hợp hệ thống phân loại sử dụng đất, hệ thống thảm thực vật và hệ thống các trạng thái rừng (Nội dung, phương pháp xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật cho khu rừng đặc dụng. Viện Điều tra Qui hoạch rừng, tháng 6 năm 1991). Hệ thống phân loại thảm thực vật của Viện Điều tra Qui hoạch rừng về cơ bản không khác với hệ thống phân loại của Thái Văn Trừng vì được dựa chủ yếu vào hệ thống phân loại của Thái Văn Trừng. 1.2.3. Nghiên cứu về phổ dạng sống của hệ thực vật Một trong những nội dung chính khi phân tích một hệ thực vật là phân tích phổ dạng sống của hệ thực vật đó. Bởi vì dạng sống là kết quả phân tích quá trình
  20. 13 thích nghi lâu dài của hệ thực vật với môi trường sống. Các dạng sống đều có liên quan chặt chẽ với điều kiện tự nhiên của từng vùng cũng như mức độ tác động của các nhân tố sinh thái. Cơ sở dùng để phân chia dạng sống là sự khác nhau về khả năng thích nghi của thực vật trong thời gian bất lợi về khí hậu của năm. 1.2.3.1 Nghiên cứu trên thế giới Mặc dù có nhiều kiểu phân loại dạng sống khác nhau, nhưng thông thường người ta vẫn sử dụng cách phân loại của Raunkiaer [44] (1934) vì nó khoa học, đơn giản và dễ sử dụng. Khi phân biệt các dạng sống thực vật, trong hàng loạt các dấu hiệu thích nghi, Raunkiaer chỉ chọn một dấu hiệu làm biểu thị để phân loại dạng sống của mình: Đó là vị trí của chồi so với mặt đất trong thời gian bất lợi của năm, từ đó ông chia ra 5 nhóm dạng sống cơ bản. 1. Cây chồi trên (Phanerophytes – Ph): Gồm những cây có chồi nằm cách mặt đất từ 25 cm trở lên. Ví dụ: Sâng, Chò chỉ... Nhóm này được chia thành 7 nhóm dạng sống nữa là: (1): Cây chồi trên to (Megaphanerophytes) – Mg là cây gỗ hay cây dây leo gỗ cao trên 25 m: Sâng, Chò chỉ, Chò xanh, Lim; (2) Cây chồi trên nhỡ (Mesophanerophytes) – Me là nhhững cây gỗ hay dây leo gỗ từ 8 – 25 m: Gội, Sung, Máu chó, Trường, có thể gồm một số loài cây thảo hoá gỗ như tre, nứa; (3) Cây chồi trên nhỏ (Microphanerophytes) – Mi là cây gỗ nhỏ, cây bụi, dây leo gỗ, cây hoá gỗ cỏ cao từ 2 – 8 m: Chòi mòi, Dâu da, Ngái, Mận, Đào; (4) Cây chồi trên lùn (Nanophanerophytes) – Na gồm cây gỗ lùn, cây bụi hay nửa bụi, dây leo gỗ nhỏ, cây hoá gỗ cao tư 25 – 200 cm: Các loài cây thuộc họ Cà phê, Thầu dầu, Ô rô, Gai dưới tán rừng hay các loài như Bồng bồng, Dứa mỹ, Hoa hồng, Nhài; (5) Cây bì sinh (Epiphytes) Ep: Gồm các loài cây bì sinh sống lâu năm trên thân, cành cây gỗ, trên vách đá…các loài Dương xỉ, Phong lan; (6) Cây mọng nước (Succelentes) – Suc Xương rồng, Thuốc bỏng;
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2