intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Xây dựng cơ sở khoa học đề xuất hệ thống biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng tự nhiên tại vùng đệm Vườn quốc gia Chư Mom Ray tỉnh Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:72

15
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của luận văn là tổ thành tầng cây cao và tầng cây tái sinh. Quy luật phân bố theo đường kính của một số chỉ tiêu: số cây, số loài. Phân bố số cây, số loài theo chiều cao của tầng cây cao. Nghiên cứu quy luật tương quan giữa chiều cao với đường kính thân cây. Nghiên cứu mạng hình phân bố cây trên mặt đất của tầng cây cao và tầng cây tái sinh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Xây dựng cơ sở khoa học đề xuất hệ thống biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng tự nhiên tại vùng đệm Vườn quốc gia Chư Mom Ray tỉnh Kon Tum

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP HUỲNH VĂN CHUNG XÂY DỰNG CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG BIỆN PHÁP KỸ THUẬT LÂM SINH CHO RỪNG TỰ NHIÊN TẠI VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA CHƯ MOM RAY TỈNH KON TUM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Tây, năm 2007
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP HUỲNH VĂN CHUNG XÂY DỰNG CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG BIỆN PHÁP KỸ THUẬT LÂM SINH CHO RỪNG TỰ NHIÊN TẠI VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA CHƯ MOM RAY TỈNH KON TUM Chuyên ngành: LÂM HỌC Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: GS -TS. Vũ Tiến Hinh Hà Tây, năm 2007
  3. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tài nguyên rừng không chỉ có giá trị kinh tế và môi trường mà còn có ý nghĩa xã hội. Rừng có khả năng cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường sống, bảo tồn nguồn gen, tạo cảnh quan, cung cấp nhiều lâm sản quý. Ngày nay, phát triển và xây dựng rừng không chỉ là nhiệm vụ của ngành Lâm nghiệp mà còn là một vấn đề có ý nghĩa quy mô toàn xã hội. Cùng với sự phát triển của xã hội, quan điểm về mục tiêu sử dụng rừng ngày một đúng đắn hơn, các biện pháp kinh doanh rừng ngày càng hoàn thiện. Song, do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân nên diện tích rừng ngày càng suy giảm, một số loài cây quý hiếm có nguy cơ bị diệt vong, hệ sinh thái mất cân bằng nghiêm trọng, môi trường sống bị đe doạ. Rừng tự nhiên nước ta đã thể hiện những đặc trưng cơ bản của rừng mưa nhiệt đới, phần lớn là rừng thường xanh, kín tán, nhiều tầng, hỗn giao nhiều loài cây với các loài cây gỗ chiếm ưu thế, sinh trưởng và tái sinh liên tục. Nhưng, do sức ép của sự tăng dân số, nhu cầu của cuộc sống… nên sự tác động vào rừng ngày càng tăng. Chính vì vậy, rừng ngày càng bị suy giảm, diện tích rừng thu hẹp, tính đa dạng sinh học của rừng nghèo nàn, một số loài thực vật quy hiếm có nguy cơ bị diệt vong, khả năng cung cấp lâm sản và các lợi ích của rừng bị hạn chế. Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có tiềm năng to lớn trong việc khôi phục và phát triển rừng theo hướng ổn định bền vững. Đó là những thuận lợi về điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng cho phục hồi hệ sinh thái có cấu trúc phức tạp, gồm nhiều loài cây, khác tuổi, nhiều tầng. Vấn đề đặt ra là phải xây dựng một mô hình cấu trúc hợp lý nhằm phát triển vốn rừng, nâng cao tính đa dạng sinh học của rừng. Vườn quốc gia Chư Mom Ray được thành lập theo quyết định số 103/2002/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 07 năm 2002 có tổng diện tích tự nhiên 56771ha, trong đó diện tích đất có rừng là 36.352 ha (chiếm 64.03% rừng giàu và rừng trung bình), diện tích rừng nghèo là 8.113ha, diện tích không có rừng là 12.306 ha.
  4. 2 Với điều kiện tự nhiên vốn có sẵn trong vùng, hệ thực vật hình thành hai kiểu rừng chính là rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới (dưới 1000m), rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp (trên 1000m) và 2 kiểu phụ thổ nhưỡng. Nhưng dưới tác động của con người đã làm cho chúng phân hóa thành nhiều sinh cảnh khác nhau, mà mỗi sinh cảnh đều có giá trị bảo tồn riêng của nó. Đây là hệ sinh thái rừng điển hình của vùng Bắc Tây Nguyên, nơi có tính đa dạng sinh học cao, có nhiều loài động thực vật quí hiếm được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Việc xây dựng cơ sở khoa học nhằm đề xuất phương hướng và biện pháp kỹ thuật lâm sinh phát triển rừng, nâng cao hiệu quả của rừng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn. Vì thế, tôi thực hiện đề tài “Xây dựng cơ sở khoa học đề xuất hệ thống biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng tự nhiên tại vùng đệm Vườn quốc gia Chư Mom Ray tỉnh Kon Tum”.
  5. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu về rừng tự nhiên đã được các tác giả trong và ngoài nước quan tâm. Dưới đây xin đề cập một số nghiên cứu có liên quan nội dung của đề tài. 1.1 Trên thế giới 1.1.1 Về cơ sở sinh thái của cấu trúc rừng Sự phong phú của hệ thực vật rừng mưa nhiệt đới đã được nhiều nhà khoa quan tâm. Nổi bật nhất có nghiên cứu của ODUM (1971) 18 , Geogre Baur về sinh thái rừng mưa nhiệt đới. Các tác giả chỉ ra mối quan hệ giữa rừng và các yếu tố hoàn cảnh của rừng. Hệ sinh thái rừng mưa rất phức tạp, ngoài việc tuân theo quy luật vận động chung nhất, bản thân từng nhân tố lại vận động theo qui luật riêng. Tác giả cho thấy, muốn ổn định hệ sinh thái rừng nhất thiết phải nắm vững các quy luật vận động đó, biết cách điều tiết hài hoà mối quan hệ trong sự phức tạp đó. Catinot (1965) 5 đã biểu diễn hình thái cấu trúc rừng bằng những phẫu đồ ngang và đứng với các nhân tố cấu trúc được mô tả theo các khái niệm. Khi nghiên cứu tổ thành rừng tự nhiên nhiệt đới thành thục, Evans, J. (1984) xác định có tới 70-100 loài cây gỗ trên 1ha, nhưng hiếm có loài nào chiếm hơn 10% tổ thành loài. 1.1.2 Về mô tả hình thái cấu trúc rừng Richards (1952) 21 đã phân biệt tổ thành thực vật rừng mưa thành hai loại rừng mưa hỗn hợp có tổ thành loài cây phức tạp và rừng mưa đơn ưu có tổ thành loài cây đơn giản. Trong những lập địa đặc biệt thì rừng mưa đơn ưu chỉ bao gồm một vài loài cây. Những nghiên cứu về các lĩnh vực trên đã đặt nền móng cho các nghiên cứu ứng dụng sau này, tuy nhiên kết quả trên vẫn nặng về mô tả định tính. Rừng mưa nhiệt đới đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu như: Catinot R (1965) 5 , Plaudy 20. Các tác giả đã biểu diễn hình thái cấu trúc rừng bằng các
  6. 4 phẫu diện đồ, các nhân tố cấu trúc sinh thái được mô tả phân loại theo các khái niệm: dạng sống, tầng phiến... 1.1.3 Nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng Nghiên cứu cấu trúc theo phương pháp định lượng bằng các mô hình toán học đã được nhiều nhà khoa học tiến hành. Rollet B. L. (1971), Balley (1973) sử dụng hàm Weibull để mô hình hoá cấu trúc đường kính thân cây loài Thông. Meyer (1934) mô tả phân bố N/D1.3 bằng phương trình toán học có dạng đường cong giảm liên tục và được gọi là phương trình Meyer hay hàm Meyer. Balley (1973) và nhiều tác giả khác dùng hàm Hyperbol, hàm Poisson, hàm Logarit chuẩn, họ đường cong Pearson, hàm Weibull... để mô hình hóa phân bố N/D1.3. W.Richards (1952), Rollet(1979) 21 và phần lớn các tác giả khi nghiên cứu cấu trúc lâm phần theo chiều thẳng đứng đã dựa vào phân bố số cây theo chiều cao. Phương pháp kinh điển nghiên cứu cấu trúc đứng rừng tự nhiên là vẽ các phẫu diện đồ đứng với các kích thước khác nhau tuỳ theo mục đích nghiên cứu. 1.1.4 Nghiên cứu quy luật tương quan giữa chiều cao với đường kính thân cây Tiurin D.V (1927) đã xác lập đường cong chiều cao cho các cấp tuổi khác nhau. Prodan (1965) và Dittmar.O cho rằng độ dốc đường cong chiều cao có chiều hướng giảm dần khi tuổi lâm phần tăng lên. Curtis.R.O (1967) đã mô phỏng quan hệ chiều cao (H) với đường kính (D) và tuổi (A) theo dạng phương trình logarith. Krauter. G (1958) và Tiourin. A.V (1932) nghiên cứu tương quan giữa chiều cao với đường kính ngang ngực dựa trên cơ sở cấp đất và cấp tuổi. Kennel. R (1971) cho rằng, để mô phỏng động thái đường cong chiều cao lâm phần, trước hết tìm phương trình thích hợp mô tả quan hệ Hvn với D1.3, sau đó xác lập mối quan hệ của các tham số theo tuổi. 1.1.5 Nghiên cứu tái sinh rừng Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu lâm học, hiệu quả của tái sinh rừng được xác định bởi mật độ, tổ thành loài cây, cấu trúc tuổi, chất lượng cây con, đặc
  7. 5 điểm phân bố. Vai trò của cây con là thay thế cây già cỗi, vì vậy hiểu theo nghĩa hẹp, tái sinh rừng là quá trình phục hồi thành phần cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ. Trên thế giới tái sinh rừng đã được nghiên cứu từ hàng trăm năm trước đây, nhưng đến năm 1930 mới bắt đầu nghiên cứu tái sinh rừng nhiệt đới. Do đặc điểm của rừng nhiệt đới là thành phần loài phức tạp nên trong quá trình nghiên cứu hầu như các tác giả chỉ tập trung vào các loài cây gỗ quý có ý nghĩa nhất định. P.W Richards (1952) 21 , đã tổng kết việc nghiên cứu tái sinh trên các ô dạng bản và phân bố tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt đới. Barnard (1955) đã đề nghị một phương pháp "điều tra chẩn đoán" mà theo đó kích thước ô đo đếm có thể thay đổi tuỳ theo giai đoạn phát triển của cây tái sinh. Bara (1954), Budowski (1956) nhận định, dưới tán rừng nhiệt đới nhìn chung có đủ lượng cây tái sinh có giá trị kinh tế, nên việc đề xuất các biện pháp lâm sinh để bảo vệ lớp cây tái sinh này là cần thiết. Dawkins (1958) đã nhận xét “Dù cho kinh doanh được đưa vào như thế nào , điều suy xét đầu tiên về lâm sinh phải là tái sinh,…”. Như vậy có thể nói, cách thức xử lý lâm sinh liên quan đến tái sinh của các loài cây mục đích ở các kiểu rừng. Từ đó các nhà lâm học đã xây dựng thành công nhiều phương thức chặt tái sinh. Công trình của Bernard (1954, 1959), Wyatt Smith (1961, 1963) với phương thức rừng đều tuổi ở Mã Lai, Barnarji (1959) với phương thức chặt dần nâng cao vòm lá ở Andamann. Nội dung từng phương thức được Baur (1964) 1 tổng kết trong tác phẩm của mình. Baur G.N (1962) 1 đã nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến tái sinh tự nhiên, nhân tố ánh sáng (thông qua độ tàn che của rừng), độ ẩm của đất, kết cấu quần thụ, cây bụi, thảm tươi được đề cập thường xuyên. Trong nghiên cứu tái sinh rừng, người ta nhận thấy tầng cỏ và tầng cây bụi qua quá trình sinh trưởng thu nhận ánh sang, các chất dinh dưỡng sẽ làm ảnh hưởng đến cây tái sinh. Những lâm phần thưa, rừng đã bị khai thác nhiều, tạo ra nhiều khoảng trống lớn, tạo điều kiện cho cây bụi thảm tươi phát triển mạnh. Trong điều
  8. 6 kiện đó, chúng sẽ là nhân tố cản trở sự phát triển và khả năng sinh tồn của cây tái sinh. Nếu lâm phần kín, đất khô, nghèo dinh dưỡng cây bụi thảm tươi phát triển chậm tạo điều kiện cho cây tái sinh vươn lên (Xannikow, 1967: Vipper, 1973) (dẫn theo Nguyễn Văn Thêm, 1992). 1.2 Ở trong nước 1.2.1 Nghiên cứu cấu trúc rừng Rừng tự nhiên nước ta thuộc kiểu rừng nhiệt đới, rất phong phú và đa dạng thành phần loài, phức tạp về cấu trúc. Trong những năm gần đây, cấu trúc rừng ở nước ta đã được nhiều tác giả quan tâm. Sở dĩ như vậy vì, cấu trúc là cơ sở cho việc định hướng phát triển rừng, đề ra các biện pháp lâm sinh hợp lý. Thái Văn Trừng (1963, 1970, 1978) 23 khi nghiên cứu kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ở nước ta, đã đưa ra mô hình cấu trúc tầng, như: tầng vượt tán (A1), tầng ưu thế sinh thái (A2), tầng dưới tán (A3), tầng cây bụi (B) và tầng cỏ quyết (C). Tác giả vận dụng và có sự cải tiến bổ sung phương pháp biểu đồ mặt cắt của Davit-Risa, trong đó tầng cây bụi thảm tươi được phóng với tỷ lệ lớn hơn. Ngoài ra, tác giả còn dựa vào 4 tiêu chuẩn để phân chia thảm thực vật rừng Việt Nam, đó là: dạng sống ưu thế của những thực vật tầng cây lập quần, độ tàn che của tầng ưu thế sinh thái, hình thái sinh thái của nó và trạng thái của tán lá. Dựa vào đó, tác giả chia thảm thực vật rừng Việt Nam thành 14 kiểu. Đào Công Khanh (1996) 13 , Bảo Huy (1993) 12 đã căn cứ vào tổ thành loài cây mục đích để phân loại rừng phục vụ cho việc xây dựng các biện pháp lâm sinh. Lê Sáu (1996) 22, dựa vào hệ thống phân loại của Thái Văn Trừng kết hợp vơi hệ thống phân loại của Loeschau, chia rừng ở khu vực Kon Hà Nừng thành 6 trạng thái. Nguyễn Văn Trương (1983) 27 khi nghiên cứu cấu trúc rừng đã xem xét sự phân tầng theo định lượng, phân tầng theo cấp chiều cao một cách cơ giới.
  9. 7 Vũ Đình Phương (1987) 17 kết luận rằng, việc xác định tầng thứ của rừng lá rộng thường xanh là hoàn toàn hợp lý và cần thiết, nhưng theo tác giả việc phân chia tầng chỉ chính xác khi rừng đã bước vào trạng thái ổn định, vì khi đó ranh giới giữa các tầng biểu hiện rõ ràng hơn. Khi nghiên cứu cấu trúc, việc mô hình hoá quy luật phân bố số cây theo đường kính và theo chiều cao được chú ý nhiều hơn. Đây là quy luật được xem là cơ bản nhất trong các quy luật kết cấu lâm phần. Biết được quy luật phân bố, có thể xác định được số cây tương ứng của từng cỡ kính hay từng cỡ chiều cao làm cơ sở cho xác định trữ lượng và cấu trúc theo chiều thẳng đứng của lâm phần. 1.2.1.1 Phân bố số cây theo cỡ đường kính Với rừng tự nhiên hỗn giao khác tuổi, từ kết quả nghiên cứu của Đồng Sỹ Hiền (1974) 8 cho thấy, dạng tổng quát của phân bố N/D là phân bố giảm và ông đã chọn hàm Meyer để mô phỏng quy luật cấu trúc đường kính cây rừng làm cơ sở cho việc lập biểu thể tích và độ thon cây đứng rừng tự nhiên ở Việt Nam. Nguyễn Hải Tuất (1986) 31 sử dụng phân bố khoảng cách mô tả phân bố thực nghiệm dạng một đỉnh ở ngay sát cỡ đường kính bắt đầu đo. Bảo Huy (1993) 12 cho rằng phân bố khoảng cách thích hợp hơn các dạng phân bố khác. Trần Văn Con (1991), Trần Xuân Thiệp (1995), Lê Sáu (1996), Trần Cẩm Tú (1999) lại cho rằng hàm Weibull thích hợp hơn cả. 1.2.1.2 Phân bố số cây theo cỡ chiều cao Theo nghiên cứu của Đồng Sỹ Hiền (1974) 8 , phân bố số cây theo chiều cao (N/H) ở các lâm phần tự nhiên hay trong từng loài cây thường có nhiều đỉnh, phản ánh kết cấu phức tạp của rừng chặt chọn. Bảo Huy (1993) 12 , Đào Công Khanh (1996) 13 , Lê Sáu (1996) 22, Trần Cẩm Tú (1999) 28 , nghiên cứu phân bố N/H để tìm tầng tích tụ tán cây. Các tác giả đều đi đến nhận xét chung là, phân bố N/H có dạng một đỉnh, nhiều đỉnh phụ hình răng cưa và mô tả thích hợp bằng hàm Weibull.
  10. 8 1.2.1.3 Tương quan giữa chiều cao với đường kính Đồng Sỹ Hiền (1974) 8 đã sử dụng phương trình Logarit hai chiều hoặc hàm mũ để mô tả quan hệ H-D, đồng thời cho thấy khả năng sử dụng một phương trình chung cho cả nhóm loài cây có tương quan H-D thuần nhất với nhau. Vũ Đình Phương (1975) 19 cho rằng, có thể lập biểu cấp chiều cao lâm phần Bồ đề tự nhiên từ phương trình Parabol bậc 2 mà không cần phân biệt cấp đất và tuổi. Vũ Nhâm (1988) 17, Phạm Ngọc Giao (1995) 7 dùng phương trình Logarit một chiều xác lập quan hệ H-D cho các lâm phần Thông đuôi ngựa. Bảo Huy (1993) 12 , khi nghiên cứu tương quan H-D của một số loài cây ưu thế Bằng lăng, Cẩm xe, Kháo và Chiêu Liêu ở rừng rụng lá và nửa rụng lá khu vực Tây Nguyên, đã thử nghiệm bốn phương trình và nhận thấy dạng phương trình thích hợp nhất, là phương trình LogH = a + blogD1.3. Bảo Huy (1993) 12 , Đào Công Khanh (1996) 13 , đã sử dụng phương trình này biểu diễn quan hệ H-D cho rừng ưu thế Bằng Lăng ở Đắk Lắk và rừng tự nhiên hỗn loài ở Hương Sơn - Hà Tĩnh. 1.2.2 Nghiên cứu về tái sinh rừng Ở nước ta, chưa có nhiều công trình nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống về tái sinh rừng, đặc biệt là tái sinh tự nhiên. Một số kết quả nghiên cứu về tái sinh thường được đề cập trong các công trình nghiên cứu về thảm thực vật, trong các báo cáo khoa học và một phần công bố trên các tạp chí. Phùng Ngọc Lan (1964) 15 đã nêu kết quả tra dặm hạt Lim xanh dưới tán rừng ở lâm trường Hữu Lũng, Lạng Sơn. Ngay từ giai đoạn nảy mầm, bọ xít là nhân tố gây ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ nảy mầm. Nguyễn Văn Trương (1983) 27 đã đề cập mối quan hệ giữa cấu trúc quần xã thực vật rừng với tái sinh tự nhiên trong rừng hỗn loài.
  11. 9 Thái Văn Trừng (1963, 1970, 1978) 25 khi nghiên cứu về thảm thực vật rừng Việt Nam đã kết luận, ánh sáng là nhân tố sinh thái khống chế và ảnh hưởng đến quá trình tái sinh tự nhiên trong rừng. Vũ Tiến Hinh (1991) 9 nghiên cứu tái sinh rừng tự nhiên ở Hữu Lũng và Ba Chẽ, đưa ra kết luận: Hệ số tổ thành tính theo % số lượng cây tái sinh và tầng cây cao có liên hệ chặt chẽ với nhau và theo dạng đường thẳng: n%=a+bN%. Trong đó n% và N% lần lượt là hệ số tổ thành cây tái sinh và tầng cây cao. Trần Xuân Thiệp (1955) 23 đã định lượng cây tái sinh tự nhiên trong các trạng thái rừng khác nhau, theo tác giả số lượng cây tái sinh biến động từ 8000- 12000, lớn hơn rừng nguyên sinh. Trần Ngũ Phương (2000) 26 khi nghiên cứu rừng nhiệt đới ở Việt Nam đã nhấn mạnh, rừng tự nhiên có nhiều tầng, khi tầng trên già cỗi tiêu vong, tầng kế tiếp sẽ thay thế. Tái sinh rừng tự nhiên nhiệt đới là một vấn đề rất đa dạng và phong phú. Quá trình này bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố, như: vị trí địa lý, biện pháp tác động tầng cây cao, nguồn gốc hình thành rừng. 1.2.3 Thảo luận Tất cả các công trình nghiên cứu đều có giá trị lý luận và thực tiễn ở những mức độ khác nhau và đều nhằm phục vụ cho kinh doanh, lợi dụng rừng có hiệu quả và bền vững. Song, các công trình đó chỉ mới tiến hành trên phạm vi đối tượng rừng sản xuất và rừng phòng hộ, phần lớn chưa đề cập đến đối tượng vùng đệm Vườn quốc gia. Xây dựng cơ sở khoa học đề xuất hệ thống biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng tự nhiên tại vùng đệm Vườn quốc gia Chư Mom Ray nhằm phát huy tác dụng nhiều mặt của rừng phục vụ việc khôi phục và bảo tồn tính đa dạng sinh học của rừng là việc làm hết sức cần thiết.
  12. 10 Chương 2 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ -XÃ HỘI CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.1 Vị trí địa lý Vườn quốc gia Chư Mom Ray nằm trên địa bàn 2 huyện Sa Thầy (có 6 xã, thị trấn vùng đệm) và Ngọc Hồi (có 2 xã vùng đệm), tỉnh Kon Tum, cách biên giới Việt Nam-Cămpuchia 10 km theo đường chim bay và cách thị xã Kon Tum 30 km về phía Đông Nam. Đây là khu bảo tồn duy nhất ở Việt Nam tiếp giáp với hai nước Cămpuchia và Lào. Phía Nam của Vườn quốc gia Chư Mom Ray là ngã ba biên giới Việt Nam- Lào-Cămpuchia và phía Tây chạy dọc biên giới quốc gia. Vườn quốc gia nằm đối diện với Vườn quốc gia Virachey của tỉnh Stung Treng và Ratanikiri (Cămpuchia) và ở phía nam của Khu BTTN tỉnh Nam Ghong và tỉnh Attapeu (Lào). - Toạ độ địa lý: 14025'32'' đến 14040'32'' vĩ độ Bắc 107029''04'' đến 107047'24'' kinh độ Đông - Tổng diện tích tự nhiên của Vườn quốc gia Chư Mom Ray là 48.658 ha. 2.1.2 Đặc điểm địa hình Vườn quốc gia Chư Mom Ray nằm trong vùng núi thấp Sa Thầy, có độ cao từ 200m đến 1.773 m. Khu vực núi cao chiếm diện tích khá lớn với các đỉnh núi cao, như: Mom Ray (1.773 m), Ngọc Lan Drông (1.570m). Nằm trên địa khối Kon Tum, Vườn quốc gia Chư Mom Ray có nền địa chất phức tạp với một số nhóm đá chính sau: Nhóm đá Macma a xít (đá Granit, Riolit) hình thành nên các khối núi cao trên 800m; Nhóm đá biến chất (đá phiến thạch anh, phiến si lic) hình thành nên địa hình núi thấp dưới 700m. Địa hình nhìn chung phức tạp, có độ cao giảm dần từ Đông sang Tây, cao nhất 1.773 m (đỉnh Chư Mom Ray) và thấp nhất 200 m (thung lũng JaBốc). Xen kẽ trong các dãy núi là các thung lũng lớn nhỏ, đặc biệt có thung lũng lớn nhất là thung lũng JaBốc ở phía Tây, rộng 15.750 ha (dài 35 km, rộng 4,5 km), có độ cao trung
  13. 11 bình 300 - 400m và thung lũng Sa Kỳ ở phía Nam. Các thung lũng có địa hình tương đối bằng phẳng. 2.1.3 Khí hậu Vườn quốc gia Chư Mom Ray nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang đặc trưng của vùng khí hậu Bắc Tây Nguyên nóng ẩm mưa nhiều. Trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Tây Nam và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ bình quân năm là 23,80C, nhiệt độ cao nhất 390C và thấp nhất là 120C. Cá biệt có nơi 5,50C (đỉnh núi cao Chư Mom Ray). Độ ẩm bình quân năm 79,5%, cao nhất 86,7% (tháng 7,8) và thấp nhất 71% (tháng 1,2,3). Lượng mưa bình quân năm khoảng 2.100 mm, mưa tập trung vào các tháng 7, 8, 9 và hạn kiệt vào các tháng 1,2,3 và 4. 2.1.4 Thuỷ văn Hệ thống sông suối ở Vườn quốc gia Chư Mom Ray dày đặc với 0,4 km/km2 và chảy theo 3 hướng chính: Hệ thống sông suối hướng Đông và Bắc đổ vào sông PôKô và chảy về hồ thuỷ điện Yaly. Do tính chất đặc biệt này nên vai trò phòng hộ đầu nguồn của Vườn quốc gia Chư Mom Ray rất lớn (diện tích rừng đầu nguồn 25.000 ha). Hệ thống sông suối hướng Nam chảy qua thung lũng Ya Bôk đổ vào sông Sê San. Những sông suối chảy qua trung tâm Vườn quốc gia là nguồn nước chính cho các loài động vật vào mùa khô. Hệ thống sông suối phía Nam khu bảo tồn chảy về sông Sa Thầy và có tiềm năng thuỷ điện lớn. Hệ thống sông suối dày đặc đã và đang góp phần điều hoà khí hậu, duy trì độ ẩm cho rừng và là nguồn nước uống quan trọng cho động vật trong mùa khô.
  14. 12 2.2 Điều kiện kinh tế và xã hội 2.2.1 Dân cư Trong Vườn quốc gia không có dân sinh sống, tuy nhiên có 3 điểm dân cư cách ranh giới của Vườn quốc gia theo đường chim bay chỉ khoảng 500 m, đó là Làng Rẽ- Mo Ray, Làng Ba Rgoc và Thôn 2 - Sa Sơn. Người dân 3 làng này vẫn thường xuyên ra vào rừng và khai thác lâm sản. Tổng số dân cư vùng đệm là 6309 hộ với 29294 nhân khẩu, gồm các dân tộc Kinh, Gia Rai, Hà Lăng, Mường, Thái, R'Mam, BRâu. Cư dân vùng đệm có hai nhóm: Nhóm có nguồn gốc địa phương ở các xã Mo Rai, Rờ Kơi, Ya Sia, một số ở Sa Loong, Bờ Y có tập quán du canh du cư. Nhóm dân kinh tế mới gồm các xã Sa Nhơn, Sa Sơn, Thị trấn Sa Thầy, một số ở Sa Loong, Bờ Y đã được định cư theo chương trình đầu tư của nhà nước. Bảng 2.1: Diện tích, dân số và mật độ dân số các xã vùng đệm Diện tích Mật độ TT Thị trấn, xã Số hộ Số khẩu Lao động (ha) (người/km2) 1 Sa Loong 23.390 895 4.142 1.969 17,7 2 Bờ Y 9.050 617 3.107 1.357 34,3 3 Sa Sơn 6.710 300 1.639 660 24,4 4 Sa Nhơn 11.700 457 2.406 1.005 20,6 5 Rờ Kơi 27.920 548 3.003 1.206 10,8 6 Mo Rai 158.882 399 2.030 878 1,3 7 Ya Ly 3.823 379 1.213 834 31,7 8 Ya Xiêr 4.704 684 3.537 1.505 75,2 9 Thị trấn 1.430 2.030 8.217 4.466 574,6 Tổng 247.547 6.309 29.294 13.880 11,8 Nguồn: Niên giám thống kê và số liệu phân tích từ các báo cáo 2006. Hầu hết dân trong vùng đệm sống dựa vào canh tác nương rẫy, trồng cây công nghiệp, nông nghiệp và chăn thả gia súc. Năng suất cây trồng và thu nhập
  15. 13 bình quân đầu người thấp. Đại bộ phận dân cư còn ở mức nghèo, số hộ đói 2-3 tháng trong năm còn khá nhiều. Sản xuất nông nghiệp không đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày nên đời sống đa số người dân còn phụ thuộc ít nhiều vào sản phẩm từ rừng, đó là thực phẩm, dược liệu, lâm sản phụ, vật liệu xây dựng, củi đốt, bãi chăn thả gia súc... Ngoài ra, trong Vườn quốc gia Chư Mom Ray còn có Đồn biên phòng 705 đóng sát đường 14C gần thung lũng Ya Bok, 2 Đồn biên phòng 677 đóng ở phía Bắc và Đồn 709 đóng ở phía Nam Vườn quốc gia. Nếu phối kết hợp tốt với các lực lượng này thì công tác quản lý Vườn quốc gia sẽ đạt được hiệu quả cao. 2.2.2 Giao thông - Văn hoá - Giáo dục - Y tế Hệ thống giao thông nông thôn kém, đi lại rất khó khăn, đặc biệt ở xã Mo Ray trong mùa mưa xe không thể đi đến được. Vườn quốc gia Chư Mom Ray cách thị xã Kon Tum 30 km về phía Đông Nam và có đường nhựa đi lại. Mạng lưới giao thông của Vườn quốc gia Chư Mom Ray bao gồm 3 trục chính đường cấp phối hoặc đường đất và phân bố theo hình tam giác với tổng chiều dài khoảng 100km, quốc lộ 14C là trục đường chính đi qua thung lũng Ya Bôk nối liền với các khu đồng cỏ. Tỉnh lộ 661, 675 chạy men theo núi Chư Mom Ray, Chư Kramlo và giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển dân sinh kinh tế vùng đệm. Đường giao thông có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương nhưng cũng là những thuận lợi đối với các hoạt động khai thác lâm sản và săn bắt, vận chuyển động vật hoang dã trái phép. Những năm gần đây, Nhà nước cũng đã chú ý đầu tư phát triển hệ thống thông tin liên lạc và truyền thanh truyền hình. Đến nay đã có 7/8 xã thị trấn có điện và sử dụng được truyền hình; 7/8 xã thị trấn có điện thoại đến UBND; 4/8 xã thị trấn có điểm bưu điện văn hóa; 8/8 xã thị trấn đều có hệ thống trạm y tế trường học kiên cố (Cấp I,II). Hệ thống này đã đáp ứng phần nào nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học cho nhân dân sở tại.
  16. 14 Vấn đề an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, ít xảy ra các tệ nạn xã hội, các tập quán hủ tục lạc hậu bị đẩy lùi, an ninh quốc phòng được giữ vững. 2.2.3 Các ngành kinh tế Tổng diện tích các xã vùng đệm là 247.547 ha, trong đó: đất nông nghiệp 10.891 ha (chiếm 4,4%), đất lâm nghiệp 178.339 ha (chiếm 72%), đất khác 58.317 ha (chiếm 23,6%). - Nông nghiệp: Là một ngành kinh tế mũi nhọn, trọng tâm cơ cấu phát triển kinh tế xã hội các xã vùng đệm, với hai ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi. - Lâm nghiệp: Trước kia rừng do Lâm trường, hạt kiểm lâm và Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Mom Ray quản lý, nhưng hiện nay các hộ gia đình đã được tham gia nhận khoán chăm sóc và bảo vệ rừng (bao gồm rừng vùng đệm và rừng vùng lõi thuộc phân khu chức năng phục hồi sinh thái). Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất các xã vùng đệm Diện tích Trong đó TT Xã, thị trấn (ha) Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất khác 1 Sa Loong 23.390 2.207 15.027 6.156 2 Bờ Y 9.050 578 7.175 1.297 3 Sa Sơn 6.710 1.385 2.005 3.320 4 Sa Nhơn 11.700 1.297 3.103 7.300 5 Rờ Kơi 27.920 1.046 17.463 9.411 6 Mo Rai 158.882 2.009 131.544 25.267 7 Ya Ly 3.823 746 1.464 1.613 8 Ya Xiêr 4.704 1.182 424 3.098 9 Thị trấn 1.430 441 134 855 Tổng 247.547 10.891 178.339 58.317 Nguồn: Niên giám thống kê và các báo cáo 2006 2.2.3.1 Nông nghiệp Tình hình sản xuất nông nghiệp của các xã vùng đệm chủ yếu là trồng lúa ruộng, lúa rẫy, cây công nghiệp và cây ăn quả.
  17. 15 Lúa ruộng đạt năng suất bình quân 4-6 tấn/ha. Khó khăn chính của người dân hiện nay là thiếu diện tích và nước canh tác. Lúa rẫy chủ yếu do đồng bào dân tộc thiểu canh tác. Năng suất bình quân đạt 0,6-2 tấn/ha. Cây ăn quả được trồng ở các vườn nhà, như: mít, xoài, bơ, nhãn, năng suất cao nhưng giá bán thấp. Cây công nghiệp kém phát triển, chủ yếu là trồng cà phê, tiêu, nhưng hiện đang gặp khó khăn về tiêu thụ, giá bán không ổn định và thấp. 2.2.3.2 Lâm nghiệp Đã có một số hộ dân đăng ký nhận khoán quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng hợp đồng với Ban quản lý Vườn quốc gia. Mô hình vườn rừng, đồi rừng chưa phát triển, người dân chưa tìm ra các mô hình nông lâm kết hợp do hạn chế về chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng, chưa có con giống, cây giống phù hợp. Công tác khuyến nông khuyến lâm còn yếu, hiệu quả chưa cao. Chính vì vậy, vẫn còn tình trạng người dân vào rừng tìm kiếm khai thác lâm sản phụ, như thu hái hạt ươi, bông đót, chai cục,... và thậm chí là khai thác lâm sản trái phép, săn bắn động vật rừng. 2.2.4 Phân khu chức năng đối với vườn quốc gia Chư Mom ray Năm 2002 Khu BTTN Chư Mom Ray chính thức được chuyển hạng thành Vườn quốc gia Chư Mom Ray theo Quyết định số 103/QĐ-TTg ngày 30 tháng 7 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ. Theo Quyết định này, diện tích Vườn quốc gia là 56.621 ha, UBND Tỉnh Kon Tum giao tiếp cho Vườn quốc gia Chư Mom Ray quản lý thêm 150 ha rừng khộp tại xã Dak Can thuộc huyện Ngọc Hồi nâng diện tích lên thành 56.771ha và được chia thành các phân khu chức năng sau: - Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: Có diện tích 25.660ha để bảo vệ nguyên vẹn hệ sinh thái tự nhiên như mẫu chuẩn sinh thái quốc gia, được quản lý, bảo vệ chặt chẽ để theo dõi diễn biến tự nhiên của rừng và hệ sinh thái.
  18. 16 - Phân khu phục hồi sinh thái: Có diện tích 26873ha, là khu vực được quản lý, bảo vệ chặt chẽ để khôi phục các hệ sinh thái rừng thông qua việc thực hiện một số hoạt động lâm sinh cần thiết. - Phân khu dịch vụ - hành chính: Có diện tích 4.328ha, là khu vực để xây dựng các công trình làm việc và sinh hoạt của ban quản lý, các cơ sở nghiên cứu, thí nghiệm, dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí. - Vùng đệm của vườn quốc gia Chư Mom Ray: Có diện tích là 247.547ha, được xác lập nhằm ngăn chặn, giảm nhẹ sự xâm hại của con người tới vườn quốc gia. Ban quản lý Vườn quốc gia tổ chức cho cộng đồng dân cư vùng đệm tham gia các hoạt động bảo vệ, bảo tồn, sử dụng hợp lý lâm sản và các tài nguyên tự nhiên, các dịch vụ du lịch sinh thái để góp phần nâng cao thu nhập và gắn sinh kế của người dân với các hoạt động của vườn quốc gia. Cơ quan chính quyền nhà nước trên địa bàn vùng đệm lập dự án đầu tư phát triển sản xuất và cơ sở hạ tầng nông thôn để ổn định cuộc sống cho cộng đồng dân cư, đồng thời thiết lập quy chế trách nhiệm của cộng đồng dân cư và từng hộ gia đình trong việc bảo vệ và bảo tồn Vườn quốc gia Chư Mom Ray. Năm 2004, với những giá trị cao về đa dạng sinh học và những cố gắng trong công tác bảo tồn thiên nhiên, Vườn quốc gia Chư Mom Ray được Hiệp hội các nước Đông nam Á công nhận là Di sản ASEAN. 2.2.5 Tài nguyên rừng ở Vườn quốc gia Chư Mom Ray Vườn quốc gia Chư Mom Ray có tổng diện tích tự nhiên 56.771 ha, trong đó diện tích đất có rừng là 36.352 ha (chiếm 74%, rừng giàu và rừng trung bình 11.351 ha), diện tích không có rừng là 12.306 ha. Về thực vật đã thống kê được 1.440 loài, trong đó ngành Dương xỉ (Fern) 178 loài, Hạt trần (Gymnospermae) 11 loài, Hạt kín (Angiospermae) 1.251 loài, trong đó một lá mầm 327 loài và hai lá mầm 924 loài.
  19. 17 Về động vật, đã thống kê được 352 loài động vật có xương sống ở cạn: Thú (Mammalia) 76 loài, 26 họ, 10 bộ, Chim (Aves) 208 loài, 47 họ, 15 bộ, Bò sát (Reptilia) 51 loài, 17 họ, 2 bộ và Lưỡng thê (Amphibia): 17 loài, 6 họ, 1 bộ. Vườn quốc gia Chư Mom Ray là nơi hội tụ của các luồng di cư động thực vật từ Bắc xuống, phía Nam lên và phía Tây sang. Các dạng địa hình phức tạp với các đai cao từ 200m đến 1.773 m đã tạo nên sự đa dạng của hệ sinh thái rừng với 7 kiểu rừng chủ yếu sau: + Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới: Phân bố ở độ cao dưới 1.000 m với sự có mặt của các loài cây họ Đậu, họ Dầu, họ Dẻ, họ Cà phê, họ Na, họ Cau, họ Long não... Tính đa dạng về kiểu rừng này là điều kiện thuận lợi cho sự tụ hội các loài động vật có cuộc sống và sự thích nghi khác nhau. + Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới: Phân bố ở độ cao từ 1.000 đến 1.773 m, nơi có khí hậu quanh năm ẩm ướt và lạnh, tầng thảm mục dày vì sự phân giải các chất hữu cơ diễn ra chậm. Phổ biến ở đai này là các loài cây họ Hồi, họ Dẻ, họ Chè và các loài hạt trần. Trên các đỉnh núi cao còn có các dạng rừng lùn, đặc biệt ít bị tác động đang thu hút sự chú ý của các nhà khoa học. Tuy nhiên, do kiểu rừng này có nguồn nước khan hiếm nên tổ thành các loài động vật nghèo, nhưng ở đây thường xuất hiện các loài chim quí như Đại bàng, Niệc mỏ vằn... + Kiểu rừng kín nửa rụng lá hơi khô nhiệt đới: Là nơi tập trung của các loài cây thuộc họ Bằng lăng, Xoan. Đây là kiểu hệ sinh thái chuyển tiếp giữa đồng cỏ và rừng kín thường xanh và cũng là nơi tập trung nhiều loài thú móng guốc và thú ăn thịt. + Kiểu rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới: Đây là kiểu rừng có diện tích nhỏ, đa số là các loài cây thuộc họ Dầu. + Kiểu phụ thứ sinh nhân tác lồ ô, tre nứa: Kiểu này chiếm diện tích tương đối lớn trong khu bảo tồn và xuất hiện nhiều ở các vùng đất ẩm ướt và tơi xốp. Rừng ở đây đã bị tác động nhưng thường là sinh cảnh sống của voi và các loài thú ăn măng khác như lợn rừng, hươu, nai.
  20. 18 + Kiểu phụ thứ sinh nhân tác gỗ xen tre nứa: Kiểu rừng này thường xuất hiện sau khai thác hoặc bị lửa rừng ở các sườn thấp, tầng đất khô, mỏng và rất dễ bị xói mòn. + Kiểu rừng cỏ xen cây bụi, cây gỗ rải rác: Phần lớn nằm ở trung tâm khu bảo tồn. Đây là sinh cảnh của nhiều loài móng guốc (Bò tót, Bò rừng, Trâu rừng, Mang, Nai...) và thú ăn thịt (Hổ, Báo hoa mai...). Kiểu rừng này thường gặp ở các thung lũng thấp, tương đối bằng phẳng nên thuận lợi cho việc nghiên cứu, giám sát thú và là nơi thu hút lý tưởng cho mô hình khách tham quan du lịch sinh thái. 2.2.6 Công tác quản lý bảo vệ rừng Sau khi có quyết định số 65/HĐBT ngày 4/7/1982 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) "V/v tạm thời khoanh vùng núi Chư Mom Ray - Ngọc Vin thuộc huyện Sa Thầy, tỉnh Gia Lai-Kon Tum thành khu rừng cấm " thì Hạt kiểm lâm Sa Thầy cũng đã có nhiều hoạt động trong công tác bảo tồn động vật hoang dã nói riêng và bảo vệ tài nguyên rừng nói chung. Tuy nhiên, do nhiều khó khăn nên hiệu quả công tác quản lý còn rất hạn chế. Chỉ đến khi Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Mom Ray được thành lập (trực thuộc Chi cục kiểm lâm Kon Tum) theo quyết định số 09/QĐ-UB của UBND tỉnh ngày 27/01/1996 thì công tác bảo tồn đa dạng sinh học mới thực sự đạt hiệu quả cao. Đặc biệt là khi UBND tỉnh Kon Tum ra quyết định thành lập Hạt kiểm lâm Chư Mom Ray theo quyết định số 75/QĐ-UB ngày 16/11/2001 thì công tác bảo tồn đa dạng sinh học đã được nâng cao một bước đáng kể. Ngày 27/8/1997 Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 693/TTg “V/v phê duyệt dự án khả thi bảo vệ rừng và phát triển nông thôn tại các tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước, Kon Tum, Đăk Lăk” và dự án của Chính phủ Hà Lan và Ngân hàng thế giới vệ bảo vệ tài nguyên rừng và các nguồn gen động thực vật rừng quí hiếm Vườn quốc gia Chư Mom Ray với tổng số vốn 12.000.000 USD. Đến nay Vườn quốc gia Chư Mom Ray có 39 cán bộ công chức, trong đó có 18 cán bộ có trình độ Đại học, 11 trung cấp, số cán bộ có trình độ ngoại ngữ A, B là 17 người.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2