Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lịch sử: Đảng bộ huyện Gia Lâm (Hà Nội) lãnh đạo xây dựng đời sống văn hoá thời kỳ 1986 – 2005
lượt xem 10
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ quá trình lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa của Đảng bộ Gia Lâm từ năm 1986 đến năm 2005, nêu lên những thành tựu, hạn chế của việc xây dựng đời sống văn hóa ở Gia Lâm thời kỳ này. Từ đó rút ra những kinh nghiệm góp phần vào xây dựng đời sống văn hóa ở Gia Lâm hiện nay. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lịch sử: Đảng bộ huyện Gia Lâm (Hà Nội) lãnh đạo xây dựng đời sống văn hoá thời kỳ 1986 – 2005
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN MẠNH TƢỞNG ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LÂM (HÀ NỘI) LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ, THỜI KỲ 1986 – 2005 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2006 1
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN MẠNH TƢỞNG ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LÂM (HÀ NỘI) LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ, THỜI KỲ 1986 – 2005 Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60.22.56 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LỊCH SỬ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Ngô Đăng Tri HÀ NỘI - 2006 2
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Luận văn đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn của PGS. TS Ngô Đăng Tri. Các tài liệu, số liệu sử dụng trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan khoa học và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hà Nội ngày 30 tháng 11 năm 2006 Tác giả luận văn Nguyễn Mạnh Tƣởng 3
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. BCH Ban chấp hành 2. CLB Câu lạc bộ 3. CNXH Chủ nghĩa xã hội 4. GĐVH Gia đình văn hoá 5. HĐND Hội đồng nhân dân 6. HTX Hợp tác xã 7. KH Kế hoạch 8. MTTQ Mặt trận tổ quốc 9. NSVM – GĐVH Nếp sống văn minh - gia đình văn hóa 10. TDTT Thể dục thể thao 11. THPT Trung học phổ thông 12. TNCS Thanh niên cộng sản 13. UBND Uỷ ban nhân dân 14. XHCN Xã hội chủ nghĩa 4
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1 Chương 1: ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LÂM LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ TRONG 10 NĂM ĐẦU THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 – 1996) 1.1. Huyện Gia Lâm và sự lãnh đạo xây dựng đời sống văn hoá của Đảng bộ 7 Gia Lâm trong những năm 1986 – 1990.......................................................... 1.1.1. Đặc điểm đời sống văn hoá ở Gia Lâm trƣớc đổi mới............................ 7 1.1.2. Đảng bộ Gia Lâm lãnh đạo xây dựng đời sống văn hoá trong những 10 năm 1986 - 1990................................................................................................. 1.2. Sự lãnh đạo xây dựng đời sống văn hoá của Đảng bộ huyện Gia Lâm giai 16 đoạn 1991 – 1996 ................................................................................................. 1.1.1. Chủ trƣơng của Đảng bộ Gia Lâm ........................................................... 16 1.1.2. Quá trình chỉ đạo ....................................................................................... 20 Chương 2: ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LÂM LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ®êi sèng v¨n ho¸ trong thêi kú ®Èy m¹nh c«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ (1996 – 2005) 2.1. Sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Gia Lâm về xây dựng đời sống văn hoá từ năm 1996 đến năm 2000.................................................................................. 31 2.1.1. Chủ trƣơng của Đảng bộ ......................................................................... 31 2.1.2. Phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở Gia Lâm dƣới sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện...................................................................................................... 37 2.2. Đảng bộ Gia Lâm lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa trong những năm 2001 – 2005........................................................................................................... 52 2.2.1. Chủ trƣơng của Đảng bộ .......................................................................... 52 2.2.2. Phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở Gia Lâm dƣới sự chỉ đạo của Đảng bộ ................................................................................................................ 55 Chương 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ CÁC KINH NGHIỆM CHỦ YẾU 3.1. Đánh giá chung về công tác lãnh đạo xây dựng đời sông văn hoá ở Gia Lâm thời kỳ 1986 – 2005...................................................................................... 75 3.1.1. Những thành tựu cơ bản............................................................................ 75 3.1.2. Các hạn chế lớn......................................................................................... 80 3.2. Một số kinh nghiệm và vấn đề đặt ra........................................................... 84 3.2.1. Một số kinh nghiệm chủ yếu....................................................................... 84 3.2.2. Một số vấn đề đặt ra.................................................................................. 88 KẾT LUẬN.............................................................................................................. 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 95 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 102 5
- Më ®Çu 1. Lý do chọn đề tài Văn hóa, theo nghĩa rộng là bao quát mọi mặt của đời sống xã hội, bao gồm các lĩnh vực hoạt động sống của con ngƣời và các dạng thức hoạt động khác nhau của họ. Theo nghĩa hẹp, đời sống văn hoá là một bộ phận của đời sống xã hội và thƣờng đƣợc biểu hiện là đời sống văn hoá tinh thần. Xuất phát từ các nhu cầu văn hoá của con ngƣời, đời sống văn hoá bao gồm toàn bộ những hoạt động sản xuất và tiêu thụ, sáng tạo và hƣởng thụ những sản phẩm văn hoá, thông qua các thiết chế văn hoá và các thể chế văn hoá. Từ đó tạo nên lối sống, nếp sống, phong tục tập quán... Nhƣ vậy nói đến văn hoá là nói đến những quan hệ tƣơng tác giữa các yếu tố nói trên. Theo Hồ Chí Minh, văn hoá đời sống thực chất là văn hoá đời sống mới, với ba nội dung: đạo đức mới, lối sống mới, nếp sống mới, trong đó đạo đức mới đóng vai trò chủ yếu nhất. Bởi vì có dựa trên nền đạo đức mới thì mới xây dựng đƣợc lối sống mới, nếp sống mới, và đạo đức mới lại đƣợc thể hiện trong lối sống và nếp sống [47; tr. 197]. Hồ Chí Minh cho rằng: thực hành đời sống mới trƣớc hết là thực hành đạo đức cách mạng, xây dựng lối sống mới là xây dựng lối sống có lý tƣởng, có đạo đức. Biết kết hợp hài hoà truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại tạo nên lối sống văn minh, tiên tiến. Bao gồm các hoạt động của con ngƣời nhƣ: ăn, mặc, ở, đi lại, làm việc. Tính văn hoá ở đây là biết cách ăn, cách mặc, cách ở... Con ngƣời có văn hoá trong lối sống là phải có một phong cách sống khiêm tốn, giản dị, trừng mực, điều độ, ngăn nắp, vệ sinh, yêu lao động, quý thời gian, ít lòng ham muốn về vật chất, về chức quyền, danh lợi. Trong quan hệ với nhân dân, bạn bè, đồng chí thì cởi mở, chân thành, ân cần, tế nhị; giàu lòng thƣơng yêu, quý trọng con ngƣời; đối với mình thì nghiêm, đối với ngƣời thì khoan dung, độ lƣợng. 6
- Còn xây dựng nếp sống mới là xây dựng nếp sống văn minh, là xây dựng những thói quen và phong tục tập quán tốt đẹp, kế thừa và phát triển đƣợc những thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc. Tất nhiên không phải cái gì cũ là bỏ hết, cái gì mới cũng làm. Cũ mà xấu thì bỏ. Cũ mà không xấu nhƣng phiền phức thì sửa đổi. Cũ mà tốt thì phát triển thêm. Mới mà hay thì phải làm. Phải bổ sung, xây dựng thuần phong mỹ tục trong các vấn đề vệ sinh, giỗ tết, ma chay, cƣới hỏi...; đồng thời phải chống các hủ tục nhƣ cờ bạc, hút sách... Hồ Chí Minh lƣu ý xây dựng nếp sống mới rất khó khăn, phức tạp, vì thói quen rất khó sửa đổi, nó có sức ỳ cản trở ta. Thực tế cho thấy, cái tốt mà lạ, ngƣời ta có thể cho là xấu; cái xấu mà quyen, ngƣời ta có thể cho là thƣờng. Vì vậy, quá trình đổi mới nếp sống phải rất cẩn thận, chịu khó, lâu dài, không thể dùng cách trấn áp thô bạo đối với cái cũ, lạc hậu. Phải tuyên truyền, giải thích một cách hăng hái, bền gan, chịu khó, cẩn thận, khôn khéo, mềm mỏng... Phải dùng biện pháp nêu gƣơng: ngƣời nêu gƣơng, nhà làm gƣơng, làng làm gƣơng. Nói đi đôi với làm, nếu không, tuyên truyền giáo dục, xây dựng nếp sống mới khó đạt kết quả [47; tr. 198-199]. Tóm lại xây dựng văn hoá đời sống là công việc chung của cả xã hội, nhƣng phải bắt đầu từ từng ngƣời, từng gia đình, thì mới có thể thành công. Nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của đời sống văn hoá, Đảng bộ huyện Gia Lâm hết sức quan tâm xây dựng đời sống văn hoá trên địa bàn nhất là trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay và đã đạt đƣợc một số thành tựu to lớn, tạo điều kiện thúc đẩy văn hoá - xã hội của huyện ngày phát triển, tăng thêm lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, góp phần vào công cuộc xây dựng thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm văn hoá, chính trị của cả nƣớc, nơi tạo nên những giá trị văn hoá cơ bản của dân tộc Việt Nam. Đi sâu tìm hiểu quá trình lãnh đạo của Đảng bộ huyện Gia Lâm về xây dựng đời sống văn hoá từ năm 1986 đến năm 2005, không những sẽ làm phong phú thêm những trang sử vẻ vang của Đảng bộ huyện trong công cuộc đổi mới, mà còn góp phần lý giải rõ hơn nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế trong xây dựng đời sống văn hoá của thời kỳ này. Ngoài ra còn có thể đúc rút đƣợc những 7
- kinh nghiệm về xây dựng đời sống văn hóa, để phục vụ nhiệm vụ này ở Gia Lâm hiện nay. Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn nói trên, tôi chọn đề tài: “Đảng bộ huyện Gia Lâm (Hà Nội) lãnh đạo xây dựng đời sống văn hoá thời kỳ 1986 – 2005” làm đề tài cho bản luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Xây dựng đời sống văn hoá là nội dung quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nƣớc và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay. Vì vậy vấn đề này đã đƣợc đề cập trong nhiều công trình với các góc độ khác nhau: Về sách có: Xây dựng tƣ tƣởng đạo đức lối sống và đời sống văn hoá ở thủ đô Hà Nội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nƣớc (Nguyễn Viết Chức chủ biên 2001); Nhận diện văn hoá Việt Nam và sự biến đổi của nó trong thế kỷ XX (Đỗ Huy 2002); Về xây dựng môi trƣờng văn hoá cơ sở (Văn Đức Thanh 2004); Xây dựng làng văn hoá ở đồng bằng Bắc Bộ thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá (Đinh Xuân Dũng 2005); Văn hoá mục tiêu và động lực của sự phát triển xã hội (Nguyễn Văn Huyên 2006)... Về các bài trong tạp chí có: Phong trào xây dựng làng văn hóa ở huyện Đông Anh (Nguyễn Thu Hạnh –Tạp chí văn hóa thông tin Hà Nội số 6 -2005); Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn quận Hoàn Kiếm (Phƣơng Lan - Tạp chí văn hóa thông tin Hà Nội số 6 -2005); Thƣ viện huyện Gia Lâm đổi mới phƣơng thức hoạt động, nâng cao hiệu quả phục vụ bạn đọc (Nguyễn Văn - Tạp chí văn hóa thông tin Hà Nội số 6 -2005); Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn quận Hoàn Kiếm (Phƣơng Lan- Tạp chí văn hóa thông tin Hà Nội 2005); Muốn văn hóa dân tộc phát triển thì văn hóa Đảng phải đi đầu (Nguyễn Khoa Điềm – Tạp chí Xây dựng đời sống văn hóa 2005)... 8
- Báo cáo của Đảng bộ huyện Gia Lâm về xây dựng đời sống văn hóa có: Báo cáo thực hiện công tác văn hóa (1986-1989); Báo cáo tổng kết công tác văn hóa – xã hội (1989-1991); Báo cáo đánh giá thực hiện Nghị quyết Đại hội XVI về công tác văn hóa - xã hội (1991-1996); Báo cáo công tác văn hóa nhiệm kỳ (1996-2001); Báo cáo tổng kết cuộc vận động toàn dân đàon kết xây dựng đời sống văn hóa (2001-2005)... Các tài liệu trên đều ít nhiều đề cập đến vấn đề xây dựng đời sống văn hoá trên cả nƣớc và ở Hà Nội nói chung, Gia Lâm nói riêng thời kỳ 1986 – 2005, tuy nhiên cho đến nay vẫn chƣa có công trình nào trình bầy một cách hệ thống sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ huyện Gia Lâm về xây dựng đời sống văn hoá một cách toàn diện, cả những thành công và những tồn tại, cũng nhƣ các kinh nghiệm của Đảng bộ huyện Gia Lâm trong quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hoá thời kỳ này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu + Làm rõ quá trình lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa của Đảng bộ Gia Lâm từ năm 1986 đến năm 2005. + Trình bầy các phong trào xây dựng đời sống văn hóa của nhân dân Gia Lâm dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện. + Nêu lên những thành tựu, hạn chế của việc xây dựng đời sống văn hóa ở Gia Lâm thời kỳ này. + Rút ra những kinh nghiệm góp phần vào xây dựng đời sống văn hóa ở Gia Lâm hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: của luận văn là các chủ trƣơng lãnh đạo của Đảng bộ huyện Gia Lâm về xây dựng đời sống văn hóa và phong trào nhân dân Gia Lâm xây dựng đời sống văn hóa theo sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ huyện chủ yếu là trên các mặt: xây dựng đạo đức mới, xây dựng lối sống mới, xây dựng nếp sống mới. - Phạm vi nghiên cứu: 9
- + Về nội dung chủ yếu đề cập tới sự lãnh đạo của Đảng bộ Gia Lâm về xây dựng đời sống văn hóa, nhất là trên các mặt xây dựng đạo đức mới, xây dựng lối sống mới, xây dựng nếp sống mới. + Về thời gian luận văn nghiên cứu các vấn đề trong thời gian từ 1986 đến 2005, tức là thời kỳ đổi mới, qua các Đại hội Đảng bộ từ khóa XIV (1986) đến khóa XVIII (2005). + Về không gian là trên địa bàn huyện Gia Lâm, một huyện ngoại thành Hà Nội, có vị trí khá đặc biệt về văn hóa xƣa cũng nhƣ nay. 5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Luận văn đƣợc tiến hành trên cơ sở những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm đƣờng lối của Đảng cộng sản Việt Nam về công tác văn hoá nói chung và việc xây dựng đời sống văn hoá nói riêng, đặc biệt là quan điểm về xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Những cơ sở lý luận, các quan điểm nói trên là kim chỉ nam cho tác giả trong quá trình sƣu tầm, giám định tƣ liệu và phân tích đánh giá những sự kiện, đƣa ra các kinh nghiệm lịch sử. - Nguồn tƣ liệu để thực hiện luận văn là: + Một số văn kiện của Đảng, của Thành ủy Hà Nội và các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh. + Các văn kiện Đại hội của Đảng bộ huyện Gia Lâm từ 1986 đến 2005 và các báo cáo thƣờng kỳ của Huyện ủy, UBND, Phòng văn hóa thông tin huyện. + Các sách chuyên khảo, các tạp chí, đặc biệt là các tƣ liệu phỏng vấn trực tiếp ở địa phƣơng. - Phƣơng pháp nghiên cứu: Phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn là phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp lôgíc và sự kết hợp giữa hai phƣơng pháp đó, ngoài ra còn sử dụng một số phƣơng pháp khác. 10
- 6. Đóng góp của luận văn + Cung cấp những tƣ liệu cơ bản về quá trình lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa của Đảng bộ Gia Lâm từ năm 1986 đến 2005. + Trình bầy một cách có hệ thống chủ trƣơng, sự lãnh đạo của Đảng bộ Gia Lâm về công tác xây dựng đời sống văn hoá trong thời kỳ 1986 – 2005 và những phong trào xây dựng đời sống văn hóa của nhân dân Gia Lâm thời kỳ đó. + Nêu lên những kinh nghiệm lịch sử góp phần vào công tác xây dựng đời sống văn hoá hiện nay của huyện Gia Lâm. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn có 3 chƣơng, 6 tiết: Chƣơng 1: ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LÂM LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ TRONG 10 NĂM ĐẦU THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 – 1996) Chƣơng 2: ĐẢNG BỘ GIA LÂM LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ (1996 – 2005) Chƣơng 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ CÁC KINH NGHIỆM CHỦ YẾU 11
- Chương 1 ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LÂM LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ TRONG 10 NĂM ĐẦU THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 – 1996) 1.1. Huyện Gia Lâm và sự lãnh đạo xây dựng đời sống văn hoá của Đảng bộ Gia Lâm trong những năm 1986 – 1990 1.1.1. Đặc điểm đời sống văn hoá ở Gia Lâm trước đổi mới *Đặc điểm tự nhiên Gia Lâm là một huyện ngoại thành, nằm ở phía đông Bắc thủ đô Hà Nội, phía tây giáp với tỉnh Hƣng Yên, phía bắc giáp với tỉnh Bắc Ninh và huyện Đông Anh. Nơi đây có hai con sông lớn chảy qua đó là sông Hồng và sông Đuống, hàng năm lƣợng nƣớc sông lên xuống theo mùa tạo điều kiện thuận lợi cho việc thâm canh, phát triển trồng trọt, với tổng diện tích đất tự nhiên là 175,4 km2, trong đó diện tích đất đai màu mỡ thích hợp với trồng cây lƣơng thực, tổng số 8.400 ha đất trong đó có 6.400 ha đất canh tác trong đồng và 2.000 ha đất canh tác ngoài bãi. Về khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết trong năm chia thành hai mùa rõ rệt: mùa hè thì nóng, mƣa nhiều, mùa đông thì giá rét, mƣa ít, luôn biến đổi thất thƣờng theo mùa, theo từng năm... Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 23,900c, lƣợng mƣa trung bình hàng năm vào khoảng 1,250 – 1,87mm, lƣợng mƣa không đều trong tháng cũng nhƣ hàng năm. Gia Lâm là một huyện có nhiều ao, hồ tự nhiên phân bố khắp các xã, thị trấn. Hệ thống ao hồ này vừa tạo môi trƣờng cảnh quan sinh thái cho huyện vừa là nơi tƣới, tiêu nƣớc khi mƣa và là nơi dự trữ nƣớc cung cấp cho mùa màng. Do yêu cầu đô thị hóa nhanh, nên nhiều nơi ao hồ bị san lấp lấy đất xây dựng đã phá vỡ cảnh quan sinh thái cũng nhƣ làm thay đổi bộ mặt nông thôn, tác động đến cấu trúc văn hóa – xã hội của cƣ dân trong huyện. Do nằm ở trung tâm đồng Bằng sông Hồng, nên cấu trúc địa chất của Gia Lâm không phúc tạp, đã tạo địa hình huyện tƣơng đối bằng phẳng và đơn giản hơn 12
- nhiều so với các huyện khác trong thành phố. Huyện Gia Lâm có nhiều đƣờng giao thông quan trọng đi vào thủ đô Hà Nội và từ Hà Nội đi ra cả nƣớc, tạo nên sự giao lƣu kinh tế, văn hóa, xã hội rộng rãi. *Đặc điểm đời sống văn hóa- xã hội Là huyện có 31 xã và 4 thị trấn, dân số tƣơng đối đông với gần 40 vạn ngƣời tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn. Nhân dân Gia Lâm gắn liền với sản xuất nông nghiệp là chính. Sau khi thực hiện công cuộc đổi mới, tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, một bộ phận nông dân đã tham gia các hoạt động buôn bán, dịch vụ, thủ công mỹ nghệ nhƣ; gốm Bát Tràng, dƣợc liệu Đình Xuyên, Ninh Hiệp, nuôi bò sữa Phù Đổng, may da, dát vàng Kiêu Kỵ, nuôi tằm trồng dâu Lệ Chi... Ngoài ra còn một số cƣ dân ở nơi khác đến làm việc trong các khu công nghiệp, nhà máy trên địa bàn huyện với số lƣợng tƣơng đối lớn làm cho đời sống văn hóa xã hội trong huyện Gia Lâm cũng có nhiều thay đổi. Với những điều kiện trên đã tạo cho Gia Lâm có thêm tiềm năng lao động lớn, có khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, từ đó cũng nẩy sinh nhiều vấn đề phức tạp nhƣ: giải quyết lực lƣợng lao động dôi dƣ, lao động nhàn dỗi trong nhân dân có diện tích đất canh tác phải chuyển đổi mục đích sử dụng hay những nơi không có nghề phụ, cùng với sự giao thoa văn hóa do ngƣời lao động ở nơi khác đến đây làm việc và sinh sống... Đi cùng với văn hóa Thủ đô Hà Nội, văn hóa phong tục tập quán ở Gia Lâm đƣợc hình thành trên nền tảng văn minh nông nghiệp lúa nƣớc. Trên địa bàn huyện nhân dân chủ yếu theo tôn giáo đa thần (nhƣng phần lớn là theo Phật giáo), ngoài ra còn có một số tôn giáo khác nhƣ đạo thiên chúa với 7 xứ họ đạo với số giáo dân không đáng kể. Nhân dân trong huyện luôn đoàn kết, gắn bó với nhau giúp đỡ nhau lúc khó khăn hoạn nạn cũng nhƣ khi gia đình hàng xóm làng giềng có việc vui, buồn, ít có sự khác biệt với các vùng dân cƣ. Là địa bàn giàu truyền thống lịch sử văn hóa, với những di tích lịch sử lâu đời nổi tiếng trong cả nƣớc nhƣ; đền Gióng (xã Phù Đổng), đền Bà Tấm (xã Dƣơng Xá), khu di tích 13
- đền làng Phú Thị (xã Phú Thị), chùa Báo Ân xã (Dƣơng Quang)... còn công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao. Tuy nhiên do sự phát triển kinh tế gắn với truyền thống nông nghiệp lúa nƣớc nên không thể tráng khỏi những tâm lý khép kín, thiếu chủ động, ít cởi mở trong các quan hệ xã hội hay còn cục bộ địa phƣơng chủ nghĩa từ đó đã để lại những hạn chế, cần khắc phục trong công tác xây dựng đời sống văn hóa, xã hội của huyện Gia Lâm. Truyền thống hiếu học là một thế mạnh của huyện, từ xƣa đã xuất hiện nhiều làng khoa bảng nổi tiếng cả nƣớc nhƣ làng Phú Thị (xã Phú Thị), Kim Sơn (xã Kim Sơn), Bát Tràng (xã Bát Tràng)... đã có nhiều tiến sỹ, với tổng số 42 ngƣời tính từ thời Lý đến thời Nguyễn. Hiện nay truyền thống hiếu học đó luôn đƣợc nhân dân trong huyện phát huy, hàng năm số học sinh đỗ đại học, cao đẳng ngày càng tăng, có nhiều ngƣời giữ những chức vụ quan trọng trong các cơ quan của Trung ƣơng và Hà Nội với trình độ thạc sỹ, tiến sỹ, phó giáo sƣ, giáo sƣ... đã góp phần tô đậm truyền thống hiếu học của nhân dân huyện nhà. Bên cạnh truyền thống hiếu học, nhân dân Gia Lâm còn có truyền thống yêu nƣớc sâu sắc đã có từ hàng nghìn năm nay đƣợc phát huy trong mọi hoàn cảnh. Gần đây nhất là trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ nơi đây là an toàn khu của xứ ủy Bắc Kỳ và Trung ƣơng với địa danh tiêu biểu xã Trung Mầu... Đó là những yếu tố tạo nên truyền thống văn hóa, niềm tự hào của quê hƣơng, đất nƣớc góp phần phát triển huyện Gia Lâm trở thành huyện công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Đảng bộ huyện Gia Lâm, là Đảng bộ đƣợc hình thành từ rất sớm đã lãnh đạo nhân dân hoàn thành nhiều nhiệm vụ quan trọng của dân tộc. Ngày 7/1//1961 Ban thƣờng vụ thành ủy Hà Nội ra nghị quyết chỉ định Ban chấp hành Đảng bộ huyện Gia Lâm gồm 25 đồng chí do đồng chí Nguyễn Nhâm làm bí thƣ. Nhân dân Gia Lâm đã phấn khởi đi bầu cử HĐND huyện khóa I ngày 20/8/1961, tiếp đến từ ngày 10 đến 12 tháng 1 năm 1962 huyện Gia Lâm đã tiến hành Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ I với 136 đại biểu... 14
- Từ đó các hoạt động và tổ chức trong Đảng bộ không ngừng đƣợc củng cố và nâng cao để chỉ đạo tập trung vào các mũi nhọn nhằm phát triển kinh tế, ổn định đời sống văn hóa – xã hội của nhân dân trên địa bàn. Với những điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội đã tạo nên cho Gia Lâm nhiều thế mạnh để vững bƣớc tiến vào công cuộc đổi mới. Song còn vấp phải những hạn chế, đặc biệt là trong công tác xây dựng đời sống văn hóa mới trên địa bàn huyện. 1.1.2. Đảng bộ Gia Lâm lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa trong những năm 1986 - 1990 Để đƣa đất nƣớc nhanh chóng thoát ra khỏi khủng hoảng, khó khăn, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12 – 1986) đã đề ra đƣờng lối đổi mới toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội. Tháng 10 năm 1986, Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ X đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng văn hoá mới ở Thủ đô là: “Xây dựng con ngƣời mới có trình độ giác ngộ XHCN, có kỹ thuật và nghiệp vụ, khôi phục và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngƣời Hà Nội, đáp ứng đòi hỏi của nhiệm vụ xây dựng và quản lý kinh tế, quản lý xã hội, xây dựng nếp sống mới, khắc phục những tiêu cực xã hội; nâng cao đời sống văn hoá của nhân dân” [19; tr. 59] Quán triệt sự chỉ đạo của Trung ƣơng và Thành phố, Đại hội đại biểu huyện Gia Lâm lần thứ XIV đã họp từ ngày 12 đến ngày 16- 9- 1986 với 347 đại biểu chính thức. Đại hội đã bầu 39 đồng chí vào Ban chấp hành Đảng bộ huyện. Đồng chí Lƣơng Ngọc Cừ đƣợc bầu làm bí thƣ, đồng chí Nguyễn Thanh Vân đƣợc bầu làm phó bí thƣ huyện uỷ. Đại hội đã kiểm điểm tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XIII (1983 – 1986) cho rằng giai đoạn 1983 – 1986, Đảng bộ đã đạt đƣợc một số kết quả lớn trong lãnh đạo các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Nhân dân trong huyện tin tƣởng vào đƣờng lối của Đảng, tin tƣởng vào sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, nên đã vƣợt qua mọi khó khăn để vƣơn lên thực hiện thắng lợi các chủ trƣơng do Đảng bộ đề ra. 15
- Sau khi đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của huyện trong nhiệm kỳ qua, Đại hội Đảng bộ huyện Gia Lâm lần XIV đã đề ra các các nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu của huyện là “Xây dựng huyện Gia Lâm thành huyện tiên tiến của thủ đô, có cơ cấu kinh tế nông – công nghiệp, tiến tới là huyện công – nông – nghiệp” [16; tr. 103]. Để đạt đƣợc mục tiêu chủ yếu đó, Đại hội đã nêu lên các nhiệm vụ cụ thể cần phải thực hiện là: + Giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, bảo đảm những yêu cầu cấp thiết về đời sống, nhất là những nhu cầu tối thiểu về lƣơng thực, thực phẩm cho bữa ăn của nhân dân, cải tiến cơ cấu bữa ăn và cách ăn uống cho hợp lý và tiện lợi. + Bố trí hợp lý cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện bao gồm công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và kinh tế đối ngoại. + Phát triển mạnh sản xuất lƣơng thực và thực phẩm, trên cơ sở bảo đảm nƣớc tƣới tiêu, phân bón, thuốc trừ sâu; thực hiện tốt chỉ thị 100/TW của Ban bí thƣ Trung ƣơng Đảng, hoàn thiện khoán sản phẩm đến ngƣời lao động, củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, từng bƣớc cơ giới hoá và bƣớc đầu điện khí hoá nông thôn, thực hiện các chính sách khuyến khích sản xuất phát triển. + Đƣa ngƣời lao động đi các vùng kinh tế mới ở Lâm Đồng, giải quyết số lƣợng lao động dƣ thừa trên địa bàn toàn huyện. + Nâng cao chất lƣợng hoạt động khoa học kỹ thuật, giáo dục, văn hoá, y tế, thể thao, xây dựng con ngƣời mới có trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa, có kỹ thuật và nghiệp vụ, khôi phục và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngƣời Hà Nội, đáp ứng đòi hỏi của nhiệm vụ xây dựng và quản lý kinh tế, quản lý xã hội, xây dựng nếp sống mới, khắc phục những tiêu cực xã hội, nâng cao đời sống văn hoá của nhân dân. + Đặc biệt Đại hội đã chú ý đến việc xây dựng các quan hệ xã hội, quan hệ văn hoá, xây dựng nếp sống mới trong tập thể, trong lao động kỷ luật, trật tự, tôn trọng pháp luật, tích cực đấu tranh xoá bỏ tàn dƣ văn hoá phong kiến thực dân tƣ 16
- sản, bài trừ mê tín dị đoan và chống các hủ tục khác. Xây dựng quan hệ lành mạnh có văn hoá giữa con ngƣời với nhau, giảm dần và tiến tới xoá bỏ các hiện tƣợng tiêu cực trong xã hội. Bƣớc vào thực hiện nhiệm vụ của mình, Đảng bộ Gia Lâm cùng cả nƣớc bƣớc vào công cuộc đổi mới trong tình hình kẻ thù bên ngoài đang ngấm ngầm phá hoại về nhiều mặt, còn trong nƣớc thì kinh tế – xã hội bị khủng hoảng trầm trọng. Những hậu quả của chính sách giá - lƣơng – tiền tác động trực tiếp đến đời sống hàng ngày đến đời sống nhân dân trên toàn huyện. Mặc dù vậy dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, với quyết tâm đồng lòng cùng nhân dân thực hiện các nhiệm vụ đã đặt ra trong kỳ Đại hội. Huyện uỷ đã tập trung lãnh đạo nhiệm vụ phát triển kinh tế, nhất là trong sản xuất nông nghiệp. Đi đôi với việc thâm canh tăng vụ, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng, sử dụng các loại phân chuồng, phân vô cơ nhƣ đạm, lân, Kali, NPK, bón vôi khử chua cho đất. Do đó đã có năng xuất lúa tăng từ 8-9 tấn/1ha nhƣ xã: Cổ Bi, Trâu Quỳ, Đa Tốn, Dƣơng Xá, Giang Biên. Đại hội Đảng bộ huyện Gia Lâm lần thứ XV đƣợc tiến hành từ ngày 20 đến 21 tháng 1 năm 1989 với 298 đại biểu chính thức. Đại hội đã bầu 37 đồng chí vào Ban chấp hành Đảng bộ huyện, đồng chí Lƣơng Ngọc Cừ đƣợc bầu làm bí thƣ, đồng chí Lê Quý Đôn đƣợc bầu làm phó bí thƣ huyện uỷ. Đại hội đã đánh giá kết quả thực hiện văn kiện Đại hội lần thứ XIV (1986 - 1989) của Đảng bộ huyện là: hơn hai năm qua trong hoàn cảnh phức tạp và khó khăn lớn, tình hình kinh tế – xã hội của huyện có những chuyển biến mới và đạt kết quả tích cực. Những thành tựu đã đạt đƣợc so với mục tiêu trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XIV của Đảng bộ huyện là rất quan trọng. Tình hình kinh tế – xã hội trong toàn huyện đang trên đà chuyển động tích cực, an ninh chính trị và an toàn xã hội đƣợc giữ vững, Đảng bộ Gia Lâm đã bƣớc đầu đổi mới tƣ duy và phong cách thể hiện rõ vai trò lãnh đạo của mình, củng cố thêm lòng tin của dân đối với Đảng. Tuy nhiên còn gặp phải những hạn chế nhƣ: công tác lãnh đạo và chỉ đạo còn nhiều đảng viên còn chậm đổi mới tƣ duy nhất là tƣ duy kinh tế, vận dụng và ứng dụng 17
- những tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp chƣa tốt. Chƣa đổi mới cách làm và phƣơng thức phục vụ sản xuất nông nghiệp nhƣ: phân bón, thuốc trừ sâu, tƣới, tiêu, làm cho nông dân không đồng tình. Nhƣng với sự giúp đỡ, chỉ đạo của Thành uỷ, UBND, các ban ngành, đoàn thể Thành phố, Đƣợc sự lãnh đạo, hƣớng dẫn của Đảng bộ Gia Lâm chúng ta đã khắc phục những hạn chế đó và thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Đại hội XIV đề ra. Đại hội này Đảng bộ huyện Gia Lâm đã nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật để từ đó đề ra phƣơng hƣớng, nhiệm vụ, kế hoạch cho 3 năm tiếp theo 1989 – 1991 là: “Xây dựng huyện Gia Lâm có cơ cấu kinh tế nông công nghiệp hợp lý, là vành đai thực phẩm của thành phố tiếp tục thực hiện 5 mục đích cơ bản của Đại hội XIV nhằm giải quyết hai vấn đề cơ bản việc làm và đời sống nhân dân” [17; tr. 104]. Trƣớc yêu cầu đòi hỏi bức thiết của công cuộc đổi mới, việc nâng cao trình độ lý luận và chuyên môn của cán bộ chủ chốt từ huyện đến cơ sở đƣợc Huyện uỷ đặc biệt chú trọng. Trong 2 năm 1989, 1990 huyện đã mở hai lớp bồi dƣỡng về quản lý nhà nƣớc và pháp luật cho 205 đồng chí, hoàn thành hai lớp lý luận trung cấp cho 233 đồng chí, cử 11 đồng chí đi học lớp bồi dƣỡng do Trung ƣơng và Thành phố mở. Từ các hoạt động lãnh đạo, xây dựng trong thực tế, Ban chấp hành Đảng bộ huyện từng bƣớc đổi mới nội dung và phƣơng pháp sinh hoạt, thực hiện dân chủ công khai, nâng cao trách nhiệm cá nhân trƣớc tập thể. Nhƣng nhìn chung, những năm này “sự vƣơn lên của đội ngũ cán bộ đảng viên, của tổ chức chính trị xã hội, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới. Có một số cán bộ đảng viên nhận thức chƣa đầy đủ giữa dân chủ và tập trung, giữa dân chủ và kỷ cƣơng pháp luật; nếp nghĩ và cách làm còn bảo thủ, trì trệ, cục bộ, trong đó một số cán bộ lợi dụng tính công khai dân chủ kích động quần chúng, gây bè phái, mất đoàn kết... Nhiều chi bộ chƣa xứng đáng là hạt nhân lãnh đạo” 1 . 1 Báo cáo đánh giá tình hình công tác xây dựng Đảng trong 3 năm qua (1987-1989). Lƣu tại văn phòng Huyện uỷ, phòng 1, mục lục 1, HS 471. 18
- Hệ thống chính trị của huyện đƣợc củng cố và kiện toàn, để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo. Đảng bộ huyện Gia Lâm đã tập trung chủ yếu vào viêc làm trong sạch Đảng, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, đấu tranh chống tham nhũng theo chỉ thị 19 của thƣờng vụ Thành uỷ. Thực hiện sự chỉ đạo của Huyện uỷ năm từ 1986, UBND huyện đã tổ chức sắp xếp thành hai loại hình chi bộ gồm; chi bộ không trực tiếp sản xuất tổ chức theo địa bàn cụm dân cƣ, gồm các đảng viên phi sản xuất nông nghiệp. Chi bộ trực tiếp sản xuất gồm các đảng viên trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Đến năm 1989, phong trào này đã phát triển đạt đƣợc nhiều kết quả nhƣ: có 131 cơ sở Đảng, trong đó có 35 cơ sở Đảng bộ xã và thị trấn với 469 chi bộ; 49 cơ sở Đảng bộ cơ quan xí nghiệp Trung ƣơng với 393 chi bộ; 16 cơ sở Đảng bộ xí nghiệp thành phố với 55 chi bộ; 31 chi bộ, Đảng bộ cơ quan thuộc huyện. Sau 3 năm thực hiện chỉ thị 16 của Ban bí thƣ Trung ƣơng Đảng, chỉ thị 19 của thƣờng vụ Thành uỷ, các tổ chức cơ sở Đảng và đội ngũ đảng viên bƣớc đầu phát huy đƣợc vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, góp phần quan trọng thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ huyện trong việc đổi mới cơ chế quản lý và kinh doanh xã hội chủ nghĩa. “Đến 1989 trong tổng số 131 cơ sở Đảng trực thuộc thì đơn vị vững mạnh chiếm 28,2%, khá 33,5%, trung bình 35,2%, yếu kém 3,0%” 2. Ngoài công tác xây dựng Đảng thì các đoàn thể quần chúng trong nhân dân là công việc quan trọng luôn luôn đƣợc Đảng bộ huyện quan tâm chỉ đạo; nhƣ Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ... đã dần dần đổi mới nội dung và phƣơng thức hoạt động. Tuy nhiên trong thực tế còn nhiều lúng túng, bất cập chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới. Do sự đình trệ của sản xuất và kinh doanh trong quá trình chuyển đổi cơ chế đã tác động trực tiếp đến nhiều mặt văn hoá - xã hội làm cho các tệ nạn xã hội có chiều hƣớng gia tăng, đời sống văn hoá, tinh thần của một bộ phận nhân dân bị 2 . Báo cáo đánh giá tình hình công tác xây dựng Đảng trong 3 năm qua (1987-1989). Lƣu tại văn phòng Huyện uỷ, phòng 1, mục lục 1, HS 471. 19
- xuống cấp. Trƣớc tình hình đó, huyện uỷ chỉ đạo phòng văn hoá thông tin tích cực đẩy mạnh hoạt động văn hoá đến thôn xóm thông qua đài truyền thanh huyện với nhiều tiết mục, hoạt động văn hóa của nhân dân, những gƣơng “Ngƣời tốt, việc tốt”, “Lao động sản xuất giỏi”, “Đoàn viên giỏi”... Trong điều kiện kinh tế, xã hội bị khủng hoảng, sự nghiệp “trồng ngƣời” vẫn đƣợc huyện uỷ, UBND huyện hết sức quan tâm chỉ đạo. Từ đó ngành giáo dục huyện đã khắc phục một bƣớc khó khăn về cơ sở vật chất giảng dạy, nỗ lực phấn đấu thi đua “hai tốt”. Công tác chăm sóc sức khoẻ của nhân dân đƣợc huyện rất chú ý, dân số - kế hoạch hoá gia đình là nhiệm vụ trọng tâm của huyện. Huyện đã đầu tƣ nhiều phòng khám bệnh, mở rộng và củng cố mạng lƣới y tế cơ sở, bổ sung thêm cán bộ y tế. Do vậy đến cuối năm 1990, tỷ lệ sinh là 2,05%, trong đó số ngƣời sinh con thứ 3 trở lên giảm xuống 15% dƣới mức thành phố giao. Thực hiện nghị quyết 02 của Bộ chính trị, chỉ thị 135 của Hội đồng bộ trƣởng trong tình hình kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn, việc giữ gìn an ninh, quốc phòng cũng bị ảnh hƣởng. Đứng trƣớc yêu cầu đó Huyện uỷ đã chỉ đạo ngành công an, quân đội giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng quốc phòng toàn dân vững mạnh. Các lực lƣợng công an, toà án, kiểm sát, thanh tra đã phối hợp khá đồng bộ, đấu tranh chống tội phạm, nhất là tội phạm kinh tế, các tệ nạn xã hội; quản lý đô thị, xây dựng các cụm dân cƣ an toàn, đơn vị an toàn trong huyện và liên kết với các tỉnh bạn ở những xã giáp ranh, phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, trật tự an toàn xã hội, thực hiện tự quản trong các cụm liên gia ngõ xóm, tổ đội công tác. Đảng bộ huyện Gia Lâm còn lãnh đạo xây dựng công tác bảo vệ trật tự an toàn, bảo vệ an ninh thôn xóm. Theo quyết định số 1589 của UBND thành phố lực lƣợng an ninh quốc phòng chuyển thành lực lƣợng dân phòng. Thực hiện chủ trƣơng này thì huyện đã thành lập 35 tổ dân phòng đƣợc thành lập và hoạt động ở 35 xã thị trấn, đạt đƣợc nhiều kết quả, hoạt động trấn áp tội phạm diễn ra mạnh, thu hồi cho nhà nƣớc gần 2 tỷ đồng từ các vụ án kinh tế, tham nhũng, 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 495 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 376 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 527 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 334 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 269 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 264 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 216 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 208 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn