Luận văn Thạc sĩ Khoa học lịch sử: Đảng bộ tỉnh Sơn La lãnh đạo kinh tế hợp tác xã (1996 - 2006)
lượt xem 4
download
Đề tài nhằm làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Sơn La trong việc xây dựng kinh tế HTX ở địa phương. Mặt khác đề tài trình bày quá trình xây dựng HTX ở Sơn La giai đoạn 1996 - 2006 để khẳng định tính tất yếu khách quan và vai trò của kinh tế HTX trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ một nền kinh tế sản xuất nhỏ lên nền sản xuất tập trung có sự hợp tác. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lịch sử: Đảng bộ tỉnh Sơn La lãnh đạo kinh tế hợp tác xã (1996 - 2006)
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------***------ LẠI TRANG HUYỀN Đảng bộ tỉnh sơn la lãnh đạo kinh tế hợp tác xã (1996 - 2006) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Hà NộI, tháng 10 - 2008 1
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------***------ LẠI TRANG HUYỀN ĐẢNG BỘ TỈNH SƠN LA LÃNH ĐẠO KINH TẾ HỢP TÁC XÃ (1996 - 2006) CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM MÃ SỐ: 60 22 56 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Quang Hiển Hà Nội, tháng 10 – 2008 2
- BẢNG CHỮ VIẾT TẮT BCĐ: Ban chỉ đạo CT: Chỉ thị HĐND: Hội đồng nhân dân HTX: Hợp tác xã KTHT: Kinh tế hợp tác NQ: Nghị quyết QĐ: Quyết định UB: Uỷ ban UBND: Uỷ ban nhân dân TU: Tỉnh uỷ TW: Trung ương 3
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 Chương 1: LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG KINH TẾ HỢP TÁC XÃ TRONG NHỮNG NĂM 1996 - 2000 ....................................................... 7 1.1. Những điều kiện ảnh hưởng đến sự lãnh đạp của Đảng bộ tỉnh Sơn La trong xây dựng kinh tế Hợp tác xã .................................................... 7 1.1.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội ............................................................. 7 1.1.2. Chủ trương của Đảng về xây dựng và phát triển kinh tế Hợp tác xã trong thời kì đổi mới................................................................................. 12 1.1.3. Tình hình kinh tế hợp tác xã ở Sơn La trước năm 1996 .................. 23 1.2. Những chủ trương và biện pháp lớn của Đảng bộ ......................... 28 1.3. Sự chỉ đạo xây dựng kinh tế hợp tác xã.......................................... 35 1.3.1. Quá trình chỉ đạo xây dựng kinh tế hợp tác xã ................................ 35 1.3.2. Kết quả thực hiện............................................................................ 49 Tiểu kết chương 1 ................................................................................... 49 Chương 2. LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG KINH TẾ HỢP TÁC XÃ TRONG NHỮNG NĂM 2001 - 2006 ..................................................... 50 2.1. Hoàn cảnh lịch sử mới và yêu cầu đối với việc phát triển kinh tế HTX......................................................................................................... 50 2.1.1. Hoàn cảnh lịch sử mới .................................................................... 50 2.1.2. Những yêu cầu đối với việc phát triển HTX trong thời kỳ mới ....... 51 2.2. Chủ trương và biện pháp mới của Đảng bộ ................................... 55 2.3. Sự chỉ đạo phát triển kinh tế HTX ................................................. 57 2.3.1. Phương hướng mới của Đảng bộ tỉnh ............................................. 57 2.3.2. Kết quả thực hiện............................................................................ 64 Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ...................... 83
- 3.1. Một số nhận xét ............................................................................... 83 3.1.1. Ưu điểm của Đảng bộ tỉnh Sơn La trong quá trình lãnh đạp xây dựng kinh tế HTX (1996 - 2006) ....................................................................... 83 3.1.2. Hạn chế của Đảng bộ tỉnh Sơn La trong quá trình lãnh đạo xây dựng kinh tế HTX (1996 - 2006) ....................................................................... 92 3.1.3. Nguyên nhân của thành tựu ............................................................ 97 3.1.4. Nguyên nhận hạn chế của quá trình xây dựng kinh tế hợp tác xã ở Sơn La trong những năm 1996 - 2006 ...................................................... 99 3.2. Một số kinh nghiệm lịch sử ........................................................... 101 KẾT LUẬN ........................................................................................... 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................... 109 PHỤ LỤC
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu khách quan của cách mạng Việt Nam. Nhận thức đúng đắn hơn về quy luật của sự phát triển trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, từ năm 1986 Đảng ta đã khởi xướng công cuộc đổi mới, tiến hành chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, trong đó kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể giữ vai trò nền tảng trong nền kinh tế quốc dân. Sự tồn tại và phát triển của kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước quyết định và đảm bảo sự thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội với xuất phát điểm thấp, kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Xây dựng và phát triển kinh tế tập thể với nòng cốt là hợp tác xã đã được Đảng ta tiến hành từ những năm 60 của thế kỷ trước. Phong trào HTX đã góp phần xây dựng các công trình thuỷ lợi, cải tạo diện tích canh tác, đưa kỹ thuật mới vào sản xuất, góp phần đưa miền Bắc trở thành hậu phương lớn chi viện cho miền Nam đánh thắng đế quốc Mỹ. Khi cả nước thống nhất đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, đánh đồng tập thể hoá với hợp tác hoá làm cho phong trào hợp tác xã lâm vào khủng hoảng trong bối cảnh khó khăn chung của đất nước. Với đường lối đổi mới của Đảng, kinh tế hợp tác xã đã có những khởi sắc, đặc biệt là khi nền kinh tế đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cùng với sự đi lên của nền kinh tế đất nước, kinh tế hợp tác xã với tư cách là loại hình kinh tế, tổ chức kinh tế cộng đồng đang góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình phát triển của đất nước. Sơn La, một tỉnh miền núi nhiều tộc người cùng sinh sống, nền kinh tế xã hội chưa thực sự phát triển, vẫn thuộc diện là một tỉnh đặc biệt khó khăn. 5
- Việc định hướng phát triển nền kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối việc ổn định đời sống nhân dân, chuyển hướng sản xuất trong nông nghiệp và nông thôn miền núi. Sự chuyển đổi mô hình hợp tác xã đã mở rộng sản xuất hàng hoá, tiếp cận với nền kinh tế thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế của tỉnh. Năm 1996, Đảng và Nhà nước ta ban hành Luật Hợp tác xã, kinh tế hợp tác mà nòng cốt là hợp tác xã được tạo điều kiện pháp lý để phát triển. Đảng bộ tỉnh Sơn La đã có những nghị quyết, chính sách, biện phá p quan trọng để thúc đẩy kinh tế hợp tác và hợp tác xã phát triển, góp phần phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh chính trị, cải thiện đời sống và củng cố niềm tin của nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La đối với sự lãnh đạo của Đảng. Chủ trương phát triển kinh tế hợp tác xã của Đảng trong thời kỳ đổi mới đã đáp ứng nhu cầu khách quan phát triển kinh tế đất nước, tạo nên một luồng gió mới trong kinh tế hợp tác xã. Trong đó sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Sơn La đối với phát triển hợp tác xã tỉnh đã và đang góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước trong thời kỳ đổi mới. Giai đoạn 1996 - 2006 kinh tế hợp tác xã cả nước nói chung và kinh tế hợp tác xã ở Sơn La nói riêng đã đạt được những thành tựu to lớn, khẳng định sự lựa chọn đúng đắn về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước ta. Mặc dù vậy những khó khăn, bất cập là không nhỏ, kinh tế hợp tác xã còn gặp nhiều trở ngại trên bước đường phát triển. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự đoàn kết toàn dân tin chắc kinh tế HTX sẽ phát triển và trở thành một trong những thành phần kinh tế chủ lực của đất nước. Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn như vậy, tôi chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Sơn La lãnh đạo kinh tế hợp tác xã (1996 - 2006)” làm đề tài luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử. 6
- 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã là nhu cầu tất yếu cần thiết đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta. Kinh tế hợp tác xã có vai trò to lớn trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vì vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế hợp tác xã. Phần lớn các công trình nghiên cứu đều đề cập đến lịch sử, vai trò, vị trí và tầm quan trọng của việc xây dựng kinh tế hợp tác xã trong thời kỳ đổi mới. Có thể kể tên một số công trình nghiên cứu như sau: “Phát triển và đổi mới hợp tác xã theo luật hợp tác xã” của Nguyễn Văn Bích. “Đảng Cộng sản Việt Nam với phong trào hợp tác xã” do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp với nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản. Hội đồng nghiên cứu khoa học và tổng kết thực tiễn Tỉnh uỷ Sơn La đã nghiên cứu đề tài: “Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp và vai trò của nó đối với chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh đến năm 2010”. Bên cạnh đó có một số luận văn, luận án nghiên cứu về đề tài hợp tác xã như: luận văn “Kinh tế hợp tác xã ở Hà Nội Thực trạng và giải pháp” của Hoàng Thuý Quỳnh; luận văn “Đổi mới hợp tác xã nông nghiệp ở Hà Tây Thực trạng và giải pháp” của Hoàng Thị Ngọc Lan; luận văn “Lý luận Mác xít về hợp tác xã và thực tiễn chuyển đổi hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay” của Đào Đăng Măng; luận án Tiến sĩ Khoa học Kinh tế “Xu hướng biến đổi hợp tác xã nông nghiệp trong quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta” của Nguyễn Đình Hợi… Ngoài ra còn có một số bài viết của các tác giả đã đăng trên một số báo và tạp chí như: “Cộng sản”, “Xây dựng Đảng”, “Lý luận Chính trị”… Những công trình nghiên cứu trên đã làm sáng tỏ một số khía cạnh về lý luận và thực tiễn của phong trào hợp tác xã ở nước ta trong những năm trước và sau đổi mới, những thành tựu và hạn chế của phong trào, rút ra một 7
- số bài học kinh nghiệm về xây dựng và phát triển kinh tế hợp tác xã… Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Sơn La đối với kinh tế hợp tác xã trong những năm trước và sau khi Đảng ta tiến hành công cuộc đổi mới. Vì thế chưa có sự đánh giá, tổng kết một cách toàn diện về những thuận lợi, khó khăn, thành tựu cũng như hạn chế của phong trào hợp tác xã tỉnh Sơn La dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh để góp phần thúc đẩy việc thực hiện chiến lược kinh tế và đẩy mạnh công nghiệp hoá nông nghiệp, hiện đại hoá nông thôn tỉnh Sơn La. Vì vậy, việc nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Sơn La lãnh đạo phát triển kinh tế hợp tác xã là cần thiết trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Về mục đích, đề tài nhằm làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Sơn La trong việc xây dựng kinh tế HTX ở địa phương. Mặt khác đề tài trình bày quá trình xây dựng HTX ở Sơn La giai đoạn 1996 - 2006 để khẳng định tính tất yếu khách quan và vai trò của kinh tế HTX trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ một nền kinh tế sản xuất nhỏ lên nền sản xuất tập trung có sự hợp tác, liên minh giữa nhiều thành phần kinh tế, đặc biệt với kinh tế HTX. Trên cơ sở đánh giá đúng đắn thực trạng kinh tế HTX ở Sơn La để tổng kết những kết quả đạt được và rút ra kinh nghiệm lịch sử về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Sơn La trong việc lãnh đạo xây dựng và phát triển kinh tế HTX ở địa phương. Nhiệm vụ của luận văn là: Tập hợp, xử lý, hệ thống hoá các tư liệu có liên quan đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Sơn La trong việc xây dựng kinh tế HTX ở địa phương. Mô tả rõ nét những chủ trương, biện pháp của đảng bộ địa phương và việc thực hiện chủ trương, biện pháp đó để xây dựng kinh tế HTX. Trình bày việc thực hiện và diễn biến của phong trào xây dựng kinh tế HTX từ hoạt động của các cấp, các ngành, chính quyền, đoàn thể, quần chúng nhân dân ở tỉnh Sơn La. 8
- Đánh giá, nhận xét những kết quả của quá trình xây dựng kinh tế HTX ở Sơn La giai đoạn 1996 - 2006. Từ đó rút ra thành tựu, hạn chế trong xây dựng và phát triển kinh tế HTX và rút ra một số bài học kinh nghiệm. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với kinh tế HTX và sự thể chế hoá, cụ thể hoá của Đảng bộ tỉnh Sơn La để đưa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vào xây dựng và phát triển kinh tế HTX ở địa phương. Về phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu kinh tế HTX trên phạm vi tỉnh Sơn La, đi vào tìm hiểu tình hình kinh tế HTX ở Sơn La trước năm 1996 và giai đoạn 1996 - 2006. Những điều kiện lịch sử chi phối sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Sơn La trong việc xây dựng kinh tế HTX. Kết quả của quá trình xây dựng kinh tế HTX ở Sơn La, những thành tựu và hạn chế, bài học kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Sơn La đối với quá trình xây dựng kinh tế HTX ở địa phương. 5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu Đề tài thực hiện dựa trên những tài liệu đã được xuất bản có liên quan đến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về HTX. Các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sơn La, các báo cáo của các ban, ngành, đoàn thể tỉnh Sơn La về thực hiện xây dựng kinh tế HTX. Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cần thiết như phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp thống kê, phương pháp phân tích. Đồng thời tác giả của đề tài tiến hành khảo sát thực tế một số HTX trên địa bàn tỉnh. 9
- 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài các phần: mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm ba chương: Chương 1: Đảng bộ tỉnh Sơn La lãnh đạo xây dựng kinh tế hợp tác xã trong những năm 1996 - 2000. Chương 2: Đảng bộ tỉnh Sơn La lãnh đạo xây dựng kinh tế hợp tác xã trong những năm 2001 - 2006. Chương 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm lịch sử. 10
- Chương 1 LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG KINH TẾ HỢP TÁC XÃ TRONG NHỮNG NĂM 1996 - 2000 1.1. Những điều kiện ảnh hưởng đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Sơn La trong xây dựng kinh tế Hợp tác xã 1.1.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội Điều kiện tự nhiên là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của kinh tế xã hội của mỗi vùng miền, nói rộng hơn là đối với quốc gia, dân tộc. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội đúng đắn phải phù hợp với những điều kiện tự nhiên và đặc điểm dân cư của mỗi vùng. Do đó những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của địa phương sẽ tác động đến sự lựa chọn hướng phát triển cơ cấu kinh tế phù hợp, trong đó việc xây dựng mô hình kinh tế hợp tác xã phải dựa trên những điều kiện thuận lợi, tiềm năng, thế mạnh về tự nhiên và kinh tế xã hội của địa phương. Về vị trí địa lý: Sơn La là một tỉnh miền núi cao biên giới, nằm ở phía tây bắc của Việt Nam, nằm trong vị trí từ 200 39’ đến 220 5’ vĩ bắc và 1030 15’ đến 1050 15' kinh đông. Phía bắc giáp tỉnh Lào Cai, Yên Bái. Phía đông và đông nam giáp tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình, Thanh Hoá. Phía tây giáp tỉnh Lai Châu. Phía nam giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Sơn La có hai cửa khẩu quốc gia là Pa Háng (thuộc huyện Mộc Châu) và Chiềng Khương (thuộc huyện Sông Mã) và nằm trên trục đường quốc lộ 6: Hà Nội - Hoà Bình - Sơn La - Điện Biên - Lai Châu, cách Hà Nội 300km. Các đường giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh gồm có 4 tuyến chính nối Sơn La với thủ đô Hà Nội: đường quốc lộ 6, quốc lộ 37, quốc lộ 43, quốc lộ 279. Ngoài ra, còn có đường không và đường sông như sân bay Nà Sản và cảng đường sông Tà Hộc, Vạn Yên. Các con sông chính chảy qua địa bàn tỉnh Sơn La như sông Ðà, Sông Mã và rất nhiều con suối nhỏ phân bổ đều trên địa bàn tỉnh. Sông 11
- Ðà chảy qua địa phận Sơn La dài 150 km, sông Mã chảy qua địa phận Sơn La dài 95 km, có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh, đem đến cho Sơn La nguồn thuỷ điện to lớn và giao thông đường thuỷ. Tuy nhiên với địa hình rộng và phức tạp, giao thông đi lại từ trung tâm thị xã, thị trấn đến các xã, bản còn khó khăn, có những xã còn chưa có đường ôtô đến trung tâm xã. Những xã có đường ôtô nhưng đến mùa mưa giao thông cũng gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của đồng bào. Ðịa hình tỉnh Sơn La phức tạp bị chia cắt bởi núi cao, suối sâu, có nhiều núi đá vôi xen lẫn đồi, thung lũng, lòng chảo, bồn địa và cao nguyên. Vùng núi chiếm trên 85% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, các dãy núi cao hầu hết đều tập trung ở vùng giáp ranh giữa Sơn La - Lào Cai - Yên Bái, phía đông bắc có dải phía tây Hoàng Liên Sơn án ngữ, phía tây nam cũng có những dãy núi cao hiểm trở dọc biên giới Việt - Lào. Sơn La có hai cao nguyên tương đối bằng phẳng: cao nguyên Mộc Châu và cao nguyên Nà Sản còn lại là các bãi bằng nhỏ hẹp xen kẽ núi cao. Ðộ cao trung bình 600 - 700m so với mặt biển, điểm cao nhất là 2.879m so với mặt biển, điểm thấp nhất là 70m so với mặt biển. Cao nguyên Mộc Châu đất đai màu mỡ, phì nhiêu mang đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới với độ cao trung bình 1.050m so với mặt nước biển là điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp như chè, cây ăn quả các loại. Cao nguyên Nà Sản chạy dài theo trục Quốc lộ 6, vùng đất phì nhiêu là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các loại cây cây công nghiệp như: nứa, cà phê, dâu tằm... và các loại cây ăn quả đa dạng như xoài, nhãn, dứa, chuối vải... Khí hậu Sơn La thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9. có mưa nhiều, độ ẩm cao, lượng mưa trung bình từ 1400mm - 1800mm. Mùa khô kéo dài từ tháng 19 đến tháng 3 năm sau, thường lạnh, ít mưa, khô hanh. Nhìn 12
- chung khí hậu Sơn La mát mẻ, nhiệt độ trung bình từ 200C đến 250C , vùng núi cao có thể dưới 50C. Khí hậu Sơn La đa dạng và đất đai màu mỡ là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nông nghiệp như trồng trọt và chăn nuôi, chế biến thực phẩm. Mặc dù vậy vào mùa khô trùng với mùa đông thường có gió lào khô hanh và sương muối ở một số vùng gây khó khăn cho việc trồng trọt. Tỉnh Sơn La có 1.405.500 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 190.070 ha, chiếm 13,52%; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 331.120 ha, chiếm 23,55%; diện tích đất chuyên dùng là 22.327 ha, chiếm 1,53%; diện tích đất ở là 5.756 ha, chiếm 0,39%; diện tích đất chưa sử dụng và sông suối là 856.227 ha, chiếm 59,02%. Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 161.266 ha, chiếm 84,48%, trong đó lúa 2 vụ chiếm 0,8% diện tích; diện tích đất trồng cây lâu năm là 16.426 ha, chiếm 8,64%. Diện tích đất trống, đồi núi trọc cần phủ xanh là 734.018 ha; đất bằng chưa sử dụng là 380 ha; đất có mặt nước chưa được khai thác sử dụng là 59 ha; đất sông suối là 9.793 ha; đất núi đá không có cây là 64.376 ha; đất chưa sử dụng khác là 47.601 ha. Tính đến năm 2002, tỉnh Sơn La có 310.135 ha rừng hiện có, tỷ lệ che phủ rừng đạt 22,1%. Trong đó rừng tự nhiên là 287.161 ha, rừng trồng là 22.974 ha. Sơn La có 4 rừng đặc dụng bảo tồn thiên nhiên là Xuân Nha (Mộc Châu) rộng 38.000 ha, Sốp Cộp (Sông Mã) rộng 27.700 ha, Côpia (Thuận Châu) rộng 9.000 ha, Tà Xùa (Bắc Yên) rộng 16.000 ha. Rừng Sơn La có nhiều lâm, thổ sản quý hiếm, cung cấp vật liệu cho xây dựng, sản xuất công nghiệp và nhiều dược liệu quý hiếm. Sơn La có 2 nguồn nguyên, vật liệu xây dựng chủ yếu là đá vôi và đất sét với trữ lượng khá lớn phân bố tương đối rộng trên địa bàn toàn tỉnh, hiện đang được khai thác mạnh để sản xuất xi măng, gạch, ngói phục vụ nhu cầu 13
- xây dựng trong tỉnh và công trình thuỷ điện Sơn La; mỏ sét Nà Pó trữ lượng 16 triệu tấn, mỏ sét xi măng Chiềng Sinh trữ lượng khoảng 760 ngàn tấn. Ngoài ra Sơn La còn có một số mỏ khoáng sản nhưng trữ lượng không lớn như niken, đồng, có 8 điểm quặng và mỏ, đáng kể là mỏ bản Phúc (huyện Bắc Yên) có trữ lượng hàng triệu tấn quặng với hàm lượng 3,55% niken; 1,3% đồng; vàng có 4 sa khoáng và 3 điểm vàng gốc, trong đó có triển vọng là sa khoáng Pi Toong (huyện Mường La), Mu Nu (huyện Mai Sơn); mỏ than Tà Phù (huyện Mộc Châu) có trữ lượng khoảng 23 vạn tấn; than đá có ở các mỏ than (huyện Quỳnh Nhai) trữ lượng khoảng 578 ngàn tấn; mỏ than Mường Lựm, trữ lượng trên 80 ngàn tấn. Đây là điều kiện thuận lợi để Sơn La thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp khai khoáng. Tuy nhiên do kinh tế chậm phát triển, thiếu vốn và nguồn nhân lực có trình độ nên ngành công nghiệp ở Sơn La chưa phát huy được tiềm năng vốn có. Kinh tế HTX chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và một số lĩnh vực phi nông nghiệp, sự hợp tác với các thành phần kinh tế khác do đó chưa phát triển mạnh. Như vậy đặc điểm về điều kiện tự nhiên của Sơn La có ảnh hưởng lớn đối với việc phát triển kinh tế xã hội, trong đó có kinh tế HTX. Ở những vùng có điệu kiện tự nhiên về đất đai, khí hậu, tài nguyên, giao thông vận tải thì thuận lợi cho việc thiết lập và phát triển các HTX nông nghiệp, thương mại - dịch vụ, HTX giao thông vận tải… Còn ở những vùng sâu, vùng xa do địa hình phức tạp, giao thông không thuận lợi, các HTX nông nghiệp được xây dựng nhưng khó có thể tổ chức được HTX toàn xã mà chỉ thiết lập được các HTX quy mô bản, cụm bản. Hơn nữa đất canh tác nông nghiệp của Sơn La chủ yếu là phân tán, manh mún, độ dốc lớn nên khó hình thành những vùng sản xuất tập trung làm hạn chế đến việc xây dựng các HTX quy mô lớn. Theo số liệu thống kê năm 1999 tỉnh Sơn La có 882.077 người, đến năm 2006 dân số tăng lên 1.007.511 người, trong đó số dân thành thị chiếm 14
- khoảng 25%. Tỉnh có 12 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống, đông nhất là dân tộc Thái chiếm 54% dân số, dân tộc Kinh chiếm 18%, dân tộc H’mông chiếm 12%, dân tộc Mường chiếm 8,4%, dân tộc Dao chiếm 2,5% và các dân tộc Tày, Xinh mun, La ha, Kháng, Lào, Hoa, Khơ mú. Ở vùng cao chủ yếu là người H’mông, vùng giữa là người Dao, Xinh mun, Khơ mú, vùng thấp là người Thái, Mường, Kinh… sinh sống. Với địa hình miền núi phức tạp, dân cư ở Sơn La phân bố không đồng đều, mật độ dân cư thấp, phân bố chủ yếu ở thị xã, thị trấn, thị tứ và đặc biệt là cư dân ở vùng cao, vùng sâu, biên giới rất thưa thớt, có bản chỉ trên dưới 10 hộ và cách nhau cả chục cây số. Đặc điểm cư trú của các đồng bào dân tộc ở Sơn La là sống xen kẽ và tập trung ở các bản mường, dù vậy có nơi tập trung thuần tuý là bản người Thái, H’mông, Mường, Dao… Sơn La là địa bàn sinh sống lâu đời của các dân tộc thiểu số. Mỗi dân tộc có lịch sử, truyền thống văn hoá, phong tục tập quán riêng nhưng luôn hoà hợp, đoàn kết, chân thật, cần cù trong lao động và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Đây được xem là một trong những động lực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong sự nghiệp chung của đất nước. Tuy nhiên do mỗi dân tộc có phong tục, tập quán, phương thức canh tác và địa bàn cư trú riêng, trình độ dân trí nói chung còn thấp, địa hình Sơn La lại phức tạp nên rất khó khăn trong tổ chức đời sống và sản xuất, ảnh hưởng lớn đến việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về xây dựng và phát triển kinh tế HTX. Việc xây dựng các HTX phải đảm bảo được sự phù hợp và hài hoà giữa phong tục tập quán, văn hoá của các dân tộc, tìm được nét tương đồng về văn hoá, sự đoàn kết của các dân tộc. Nếu không, xây dựng và phát triển kinh tế HTX sẽ gặp rất nhiều khó khăn. 15
- 1.1.2. Chủ trương của Đảng về xây dựng và phát triển kinh tế Hợp tác xã trong thời kỳ đổi mới Trên thực tế, HTX ra đời ở các nước tư bản. Cho đến nay mặc dù nền kinh tế của các nước tư bản rất phát triển và xây dựng kinh tế HTX được xem như là con đường để đi lên chủ nghĩa xã hội nhưng ở các nước như Pháp, Đức… mô hình HTX, liên minh HTX vẫn rất phát triển. Ở Châu Âu có những Liên minh HTX xuyên quốc gia như tập đoàn Coop Norden hoạt động trên các lĩnh vực phân phối hàng hoá trên khắp 3 nước: Đan Mạch, Thuỵ Điển, Thuỵ Sỹ với 4 hình thức kinh doanh là cửa hàng, siêu thị, siêu siêu thị và bách hoá. Như vậy kinh tế HTX có khả năng phát triển và phát triển mạnh mẽ. Ở Việt Nam, phong trào HTX lâm vào khủng hoảng khi cơ chế quản lý cũ bộc lộ ngày ngày rõ những khuyết tật của nó. Và khi bước sang cơ chế quản lý mới thì vai trò của HTX, liên minh HTX dường như bị lãng quên. Bởi vì với nền tảng cơ sở kinh tế và cơ sở xã hội của HTX thì việc đổi mới và vực dậy nó không phải là việc một sớm một chiều. Đại hội VI của Đảng (12/1986), đại hội đầu tiên hoạch định đường lối đổi mới đất nước, đã chỉ ra khuyết điểm và cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội của đất nước sau năm 1975. Đó là do quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa chậm được củng cố, vai trò chỉ đạo của nền kinh tế quốc doanh suy yếu, các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa chưa được sử dụng và cải tạo tốt cùng với việc chậm trễ sắp xếp cơ cấu kinh tế và duy trì quá lâu cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đã làm suy yếu vai trò của các thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa, hạn chế sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế khác. Trong đó kinh tế hợp tác với HTX giữ vai trò nòng cốt đã có đóng góp không nhỏ đối với quá trình xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc sau năm 1954, tạo tiền đề cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của cả nước sau này và xây dựng miền Bắc thành hậu phương lớn chi viện cho miền Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, thống nhất đất nước. 16
- Tuy nhiên bước sang thập kỷ 70 của thế kỷ XX, phong trào HTX có biểu hiện đi xuống, suy thoái, nhiều HTX tự giải thể. Sự thích ứng của mô hình hợp tác hoá, tập thể hoá trong điều kiện chiến tranh đã bắt đầu giảm sút. Phương thức tổ chức quản lý theo kiểu tập trung, phân phối theo nguyên tắc bình quân làm cho các HTX huy động được tối đa sức người sức của để phục vụ kháng chiến. Mặc dù vậy những điều đó cũng không che giấu được những hạn chế của mô hình HTX. Trong đó, có thể thấy hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp trong thời kỳ 1965 - 1975 giảm dần: “thu nhập bình quân của các HTX tăng 23,7%, trong khi đó chi phí sản xuất tăng 75%. Chăn nuôi thua lỗ 10%. Mức lương thực sản xuất tính trên đầu người giảm từ 309,9 kg (1961 - 1965) xuống 252,8 kg (1966- 1975)” [44; tr 32]. Do phải đóng góp nghĩa vụ cho HTX tăng, nên xã viên không còn hăng hái với HTX như trước nữa. Số HTX bị giải thể tăng, “năm 1973 toàn miền Bắc có 1.098 HTX tan vỡ” [44; tr 32], một số HTX tồn tại chỉ là hình thức. Mặc dù sau đó Đảng và Nhà nước đã cố gắng cải tiến cơ chế quản lý HTX, mở rộng mô hình tổ chức và quản lý HTX nông nghiệp nhưng phong trào HTX vẫn lâm vào khủng hoảng. Năm 1980 miền Bắc “chỉ còn lại 3.732 tập đoàn sản xuất và 173 hợp tác xã quy mô vừa” [44; tr 49]. Như vậy HTX với những yếu tố phi kinh tế của nó được cơ chế quản lý cũ chấp nhận đã dần dần không phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế trong thời kỳ mới nên đã nhanh chóng rơi vào khủng hoảng. Sự khủng hoảng của phong trào HTX cũng nằm trong tình hình khó khăn chung của đất nước lúc bấy giờ. Trước nguy cơ khủng hoảng kinh tế - xã hội ngày càng trầm trọng, đe dọa sự sống còn của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, tại Đại hội VI (12/1986), Đảng ta đã quyết tâm “nhìn thẳng sự thật, nói rõ sự thật” và “kiểm điểm những mặt yếu kém, phân tích sâu sắc những sai lầm và khuyết điểm, vạch rõ nguyên nhân, nêu ra biện pháp khắc phục, xác định nhiệm vụ và tiêu chuẩn phấn đấu trong những năm còn lại của chặng 17
- đường đầu tiên” [8; tr 12]. Trên cơ sở đó Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới đất nước, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế. Đường lối đó đã có tác dụng nâng cao vai trò của thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, đồng thời sử dụng có hiệu quả các thành phần kinh tế khác. Để có được quan điểm đúng đắn về vai trò và vị trí của các thành phần kinh tế, hướng đến xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, Đảng ta đã dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn có giá trị to lớn, phù hợp với thực tiễn đất nước. Trong nhiều tác phẩm, các nhà lý luận Mácxít đã bàn nhiều về vấn đề HTX, coi HTX là một vấn đề quan trọng. Vì theo các ông, giai cấp vô sản có mối quan hệ mật thiết với quần chúng nhân dân lao động, đặc biệt là giai cấp nông dân. Khi giai cấp vô sản thiết lập được nền chuyên chính của mình và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, vấn đề nông dân và giải quyết quyền lợi kinh tế - xã hội của họ sẽ chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Các Mác và Ăngghen đã nhận thức được vai trò và ý nghĩa của kinh tế hợp tác và tổ chức HTX trong việc đưa nền sản xuất nhỏ đi lên nền sản xuất lớn, tạo ra những tiền đề căn bản cho nền kinh tế chủ nghĩa xã hội. Ănghgen khẳng định: “trong bước quá độ lên nền kinh tế cộng sản chủ nghĩa đầy đủ, chúng ta sẽ phải áp dụng trên quy mô lớn nền sản xuất hợp tác xã với đầy đủ tính cách là một khâu trung gian - điều đó cả Mác và tôi không bao giờ hoài nghi cả” [39; tr 568]. Trong cuốn “Vấn đề nông dân Pháp - Đức” Ăngghen viết: “Nông dân mọi nơi đều là nhân tố vô cùng quan trọng về nhân khẩu, sản xuất và lực lượng chính trị. Nông dân là người lao động, lại là người tư hữu nhỏ, vừa có khuynh hướng chủ nghĩa xã hội vừa có thể đi theo giai cấp tư sản. Với tư cách là người tư hữu nhỏ họ giữ thái độ chống đối lại những tuyên truyền kêu gọi họ đem quyền sở hữu những mảnh ruộng đất nhỏ đem nộp cho toàn bộ xã hội, chính đảng của giai cấp vô sản vừa không thể vi phạm ý chí của tiểu nông, vừa không thể khoan nhượng tâm lý tư hữu của tiểu nông. Nếu họ vĩnh viễn 18
- bảo tồn khoảnh ruộng đất nhỏ và khi chúng ta đã nắm được chính quyền, nhiệm vụ của chúng ta đối với tiểu nông trước tiên là chuyển sản xuất tư nhân và chiếm hữu tư nhân của họ thành sản xuất và chiếm hữu của hợp tác xã. Nhiệm vụ chủ yếu ở đây là làm cho nông dân hiểu rõ rằng chúng ta muốn cứu vãn và bảo toàn nhà cửa, ruộng đất của họ, nhưng chỉ có thể thực hiện bằng cách chuyển biến chúng thành chiếm hữu hợp tác xã và sản xuất của hợp tác xã” [38; tr 310]. Như vậy Ăngghen cho chúng ta thấy tại sao phải lôi cuốn nông dân đi vào hợp tác xã và việc tiến hành phải dựa trên các nguyên tắc tự nguyện, từng bước và phải có sự giúp đỡ của nhà nước vô sản. Giai cấp vô sản phải dựa trên lợi ích của giai cấp nông dân và giai cấp mình để lôi cuốn họ vào hợp tác xã. Sự gia nhập hợp tác xã phải dựa trên tinh thần tự nguyện khi nông dân thấy được tính ưu việt, hiệu quả của sản xuất hợp tác xã. Mác và Ăngghen đã đưa ra lý luận về sự phát triển của hợp tác xã, về vai trò không thể thiếu của kinh tế hợp tác. Các ông coi đây là sự phát triển tất yếu của lực lượng sản xuất. Hợp tác xã với vai trò là một hoạt động sản xuất và một thành phần kinh tế, là hình thức đảm bảo cho quyền lợi và lợi ích của người nông dân và tất nhiên cũng là đảm bảo cho nền kinh tế của chuyên chính vô sản. Đến thời Lênin, ông đã phát triển lý luận của Các Mác và Ăngghen về kinh tế hợp tác và hợp tác xã trong bối cảnh của nước Nga lúc bấy giờ. “Chính sách cộng sản thời chiến” được thay thế bởi “Chính sách kinh tế mới”, do nó không còn phù hợp và không phát huy tác dụng tích cực đối với kinh tế nước Nga lúc đó. Nhà nước thay thuế trưng thu lương thực thừa bằng thuế lương thực, tự do buôn bán, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Trong đó Lênin đặc biệt quan tâm tới kinh tế hợp tác xã, Người cho rằng phải thông qua nó để phát triển kinh tế hàng hoá, phát triển sức sản xuất. Bởi vì: “một trong những cái cần thiết và đầy đủ để tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 322 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 204 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn