Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường: Ảnh hưởng của hoạt động khai thác Caolanh – Fenspat đến môi trường tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
lượt xem 5
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động khai thác khoảng sản đến chất lượng môi trường khu vực nghiên cứu. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và cải thiện chất lượng môi trường tại khu vực nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường: Ảnh hưởng của hoạt động khai thác Caolanh – Fenspat đến môi trường tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP PHAN THỊ PHƢƠNG ẢNH HƢỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CAO LANH - FENSFAT ĐẾN MÔI TRƢỜNG TẠI HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Mã số: 6044301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYÊN HẢI HÒA Hà Nội, 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học. Hà Nội, ngày..…tháng 10 năm 2019 Ngƣời cam đoan Phan Thị Phƣơng
- ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình, Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Hải Hòa đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng sau Đại học, các thầy cô giáo, các nhà khoa học Trường Đại học Lâm nghiệp, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ, Công ty TNHH tư vấn Tài nguyên và Môi trường Triều Dương đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./. Hà Nội, ngày….tháng 10 năm 2019 Ngƣời cam đoan Phan Thị Phƣơng
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................... vi DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ ....................................................................... viii ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................... 3 1.1. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................ 3 1.2. Tổng quan về khoáng sản....................................................................... 4 1.2.1. Tổng quan về tình hình khai thác khoáng sản trên Thế giới .......... 4 1.2.2. Tổng quan về tình hình khai thác khoáng sản tại Việt Nam ........... 6 1.2.3. Tình hình khai thác khoáng sản tại tỉnh Phú Thọ ........................... 7 1.2.4. Các nghiên cứu về đánh giá tác động của hoạt động khai thác khoáng sản đến môi trường..................................................................... 24 Chƣơng 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .26 2.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................. 26 2.1.1. Mục tiêu chung .............................................................................. 26 2.1.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................. 26 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cửu........................................................ 26 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 26 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................... 26 2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 26 2.3.1. Đánh giá thực trạng chất lượng môi trường và hoạt động quản lý tại khu vực khai thác Caolanh - Fenspat tại xã Giáp Lai và Sơn Hùng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ .............................................................. 26 2.3.2. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác Caolanh - Fenspat
- iv đến chất lượng môi trường...................................................................... 27 2.3.3. Xác định thuận lợi, khó khăn trong hoạt động quản lý chất lượng môi trường khu vực khai thác Caolanh – Fenspat ................................. 27 2.3.4. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động khai thác và cải thiện chất lượng môi trường......................................................... 27 2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 27 2.4.1.Thực trạng chất lượng môi trường và hoạt động quản lý tại khu vực khai thác Caolanh - Fenspat ............................................................ 27 2.4.2. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác Caolanh - Fenspat đến chất lượng môi trường...................................................................... 28 2.4.3. Xác định thuận lợi, khó khăn trong hoạt động quản lý chất lượng môi trường khu vực khai thác Caolanh – Fenspat. ................................ 37 2.4.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động khai thác và cải thiện chất lượng môi trường ................................................................... 37 Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI ... 38 3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ................................................................ 38 3.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................... 38 3.1.2. Địa hình, địa mạo.......................................................................... 39 3.1.3. Khí hậu và thời tiết........................................................................ 39 3.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................... 41 3.2.1. Đặc điểm điều kiện kinh tế ............................................................ 41 3.2.2. Đặc điểm điều kiện về xã hội ........................................................ 44 Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 46 4.1. Thực trạng chất lượng môi trường và hoạt động quản lý khai thác Caolanh – Fenspat ....................................................................................... 46 4.1.1. Thực trạng hoạt động khai thác Caolanh - Fenspat..................... 46 4.1.2. Hoạt động quản lý chất lượng môi trường và tình hình chấp hành pháp luật về môi trường trong khai thác khoáng sản ............................. 48 4.2. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác Caolanh - Fenspat đến
- v chất lượng môi trường ................................................................................. 49 4.2.1. Chất lượng môi trường không khí................................................. 49 4.2.2. Chất lượng môi trường nước ........................................................ 58 4.2.3. Môi trường xã hội ......................................................................... 61 4.2.4. Các tác động khác ......................................................................... 64 4.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động khai thác và cải thiện chất lượng môi trường........................................................................ 68 KẾT LUẬN VÀ TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ.............................................. 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 82 PHỤ LỤC
- vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BOD5 Nhu cầu Ôxy sinh hoá sau 5 ngày đo ở 200C BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường COD Nhu cầu oxy hoá học ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội ĐTM Đánh giá tác động môi trường KTXH Kinh tế xã hội KHCN Khoa học công nghệ NĐ - CP Nghị định - Chính phủ UBND Ủy ban nhân dân PCCC Phòng cháy chữa cháy WHO Tổ chức Y tế Thế giới QCVN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QLNN Quản lý nhà nước HTXL Hệ thống xử lý BVMT Bảo vệ môi trường KTTV Khí tượng thủy văn
- vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Trữ lượng và tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ...... 8 Bảng 1.2. Sản lượng khai thác một số loại tài nguyên trên địa bàn tỉnh Phú Thọ....10 Bảng 2.1. Vị trí quan trắc mẫu không khí. ...................................................... 29 Bảng 2.2. Dữ liệu ảnh viễn thám sử dụng trong nghiên cứu. ......................... 30 Bảng 2.3. Thang chia mức độ ô nhiễm không khí theo chỉ số API. ............... 33 Bảng 2.4. Vị trí các điểm lấy mẫu nước ......................................................... 35 Bảng 4.1. Danh sách các công ty khai thác Caolanh – Fenspat tại huyện Thanh Sơn. ...................................................................................................... 46 Bảng 4.2. Sự sai khác về giá trị API trên ảnh Landsat so với kết quả quan trắc 9/2019. ............................................................................................................. 55 Bảng 4.3. Kết quả phân tích nước mặt. ........................................................... 60 Bảng 4.4. Kết quả tổng hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong hoạt động quản lý khai thác khoáng sản ......................................................... 66
- viii DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 1.1. Tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ qua các năm. ............ 8 Hình 2.1 ........................................................................................................... 30 Sơ đồ 2.1. Phương pháp xây dựng bản đồ chất lượng không khí tại xã Sơn Hùng và xã Giáp Lai, huyện Thanh Sơn. ........................................................ 32 Hình 2.2. Một số hình ảnh lấy mẫu môi trường .............................................. 36 Hình 3.1. Bản đồ vị trí huyện Thanh Sơn. ...................................................... 39 Sơ đồ 4.2. Sơ đồ công nghệ khai thác Caolanh - Fenspat............................... 47 Sơ đồ 4.3. Sơ đồ bộ tổ chức quản lý. .............................................................. 48 Hình 4.1. Hàm lượng các chỉ tiêu trong mẫu không khí ................................. 51 Hình 4.2. Giá trị tiếng ồn tại các đợt quan trắc. .............................................. 53 Hình 4.3. Chất lượng không khí tại xã Sơn Hùng và xã Giáp Lai, huyện Thanh Sơn theo ảnh Landsat 8 ngày 30/09/2019. ........................................... 54 Hình 4.4. So sánh các chỉ tiêu trong nước thải với QCVN. ............................ 59 Hình 4.5. So sánh các chỉ tiêu trong nước mặt với QCVN............................. 60 Hình 4.6. Tình hình sử dụng nước sinh hoạt tại khu vực các mỏ Caolanh - Fenspat Thanh Sơn. ......................................................................................... 63 Hình 4.7. Tỷ lệ mắc các bệnh tại khu vực các mỏ Caolanh - Fenspat Thanh Sơn...64 Hình 4.8. Thiết kế bãi thải an toàn trong khai thác mỏ................................... 75
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thanh Sơn là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ, được biết đến là một huyện có nhiều tài nguyên khoáng sản như Caolanh, fenspat, Talc, đá xây dựng, cát, sỏi… Bên cạnh sự tích cực về mặt kinh tế, hoạt động khai thác khoáng sản này cũng đánh dấu một loạt những vấn đề môi trường và xã hội nghiêm trọng, nhất là tại các khu vực khai thác Caolanh- fenspat. Nguyên liệu caolanh - fenspat đã và đang được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau như làm nguyên liệu sản xuất đồ gốm, sứ, thuỷ tinh và sản xuất các loại sơn, mỹ phẩm, giấy... Hàng năm, các nhà sản xuất đã tiêu thụ hàng triệu tấn caolanh - fenspat cho các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng và một số ít làm chất phụ gia cho các ngành công nghiệp sản xuất giấy, sơn, cao su, xà phòng... Với tốc độ tăng trưởng ngày càng cao của các ngành công nghiệp trong nước thì nhu cầu về caolanh- fenspat ngày càng tăng trong khi các cơ sở khai thác trong nước đã phát triển nhiều, song quy mô khai thác còn nhỏ, chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu. Những năm gần đây, môi trường tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ đang chịu tác động lớn bởi các hoạt động như khai thác khoáng sản, giao thông, xây dựng, hoạt động của các nhà máy chế biến khoáng sản, đặt ra cho huyện Thanh Sơn nhiều vấn đề cần phải quan tâm giải quyết. Việc thực hiện bảo vệ môi trường ở các cơ sở khai thác được chú trọng, đã áp dụng các phương pháp, công nghệ xử lý chất thải hiện đại, giảm thiểu khói bụi trong khai thác. Nhiều cơ sở xây dựng hồ chứa, bể lắng, bể lọc chất thải trong khai thác, chế biến theo tiêu chuẩn quy định. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số cơ sở chạy theo sản lượng, lợi nhuận còn chưa thực sự chú trọng đến bảo vệ môi trường, gây khiếu kiện trong nhân dân. Các hoạt động khai thác khoáng sản cũng đã gây nên những tác động rất đa dạng ảnh hưởng không
- 2 nhỏ đến môi trường xung quanh. Câu hỏi đặt ra là: hoạt động khai thác khoáng sản ảnh hưởng như thế nào đến môi trường của huyện Thanh Sơn, tác động môi trường của việc khai thác khoáng sản và đến đời sống sinh hoạt của con người? cần có những giải phápgì nhằm hạn chế những tác động trên? Tuy nhiên điểm quan trắc chất lượng môi trườngtại huyện Thanh Sơn chưa nhiều và phân bố chưa đều. Do vậy, kết quả quan trắc chưa đưa ra bức tranh tổng quan về chất lượng không khí khu vực. Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài: “Ảnh hƣởng của hoạt động khai thác Caolanh – Fenspat đến môi trƣờng tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ”được thực hiện.Với mục tiêu cung cấp thêm cơ sở khoa học và dữ liệu cho việc theo dõi, giám sát và đánh giá diễn biến mức độ ô nhiễm môi trường, làm cơ sở khoa học đề ra các giải pháp giảm thiểu tác động của ô nhiễm môi trường đến môi trường và sức khỏe con người tại khu vực nghiên cứu.
- 3 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Một số khái niệm cơ bản - Khái niệm môi trường: Theo Khoản 1 Điều 3 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, môi trường được định nghĩa như sau:“Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”. - Ô nhiễm môi trường: Theo Khoản 8 Điều 3 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014:“Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”. - Tiêu chuẩn môi trường: Theo Khoản 6 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014:“Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyên áp dụng để bảo vệ môi trường” . - Quan trắc môi trường: Theo Khoản 20 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014:“Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về thành phần môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường”. - Chỉ thị môi trường: Chỉ thị (indicator) là một tham số (parameter) hay số đo (metric) hay một giá trị kết xuất từ tham số, dùng cung cấp thông tin, chỉ về sự mô tả tình trạng của một hiện tượng môi trường khu vực, nó là
- 4 thông tin khoa học về tình trạng và chiều hướng của các thông số liên quan môi trường. Các chỉ thị truyền đạt các thông tin phức tạp trong một dạng ngắn gọn, dễ hiểu và có ý nghĩa vượt ra ngoài các giá trị đo liên kết với chúng. Các chỉ thị là các biến số hệ thống đòi hỏi thu thập dữ liệu bằng số, tốt nhất là trong các chuỗi thứ tự thời gian nhằm đưa ra chiều hướng, các chỉ thị này kết xuất từ các biến số, dữ liệu. 1.2. Tổng quan về khoáng sản 1.2.1. Tổng quan về tình hình khai thác khoáng sản trên Thế giới Khác với các loại tài nguyên khác như tài nguyên đất (dưới góc độ sử dụng cho việc trồng trọt, xây dựng...), tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản không những không tái tạo được mà nếu khai thác không hợp lý thì việc khắc phục những sai lầm sẽ có những khó khăn, bất cập lớn hơn gấp bội so với việc định hướng đúng lúc ban đầu về mục đích và mục tiêu của việc khai thác. Trong khoảng hơn nửa thế kỷ qua nhu cầu của con người về tài nguyên khoáng sản tăng trưởng vói tốc độ rất lớn. Tình trạng cạn kiệt tài nguyên khoáng sản của nhiều nước trên thế giới trong những năm gần đây đã trở thanh vấn đề nóng bỏng và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Để đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội không những cho trước mắt và cần phải tính tới nhu cầu ngày càng tăng trong tương lai, rất nhiều nước ưên thế giới đã có những chính sách hạn chế khai thác khoáng sản trong nước và tăng cường nhập khẩu quặng, đồng thời cải tiến công nghệ nhằm tận thu tối đa các sản phẩm khoáng sản có ích. Tùy theo từng nước, các quy định trong các Luật Khoáng sản hay Luật Mỏ có những quy định về chính sách của nước đó về lĩnh vực khoáng sản. Hoạt động khai thác khoáng sản phát triển mạnh trong một thập niên vừa qua ở nhiều quốc gia Châu Á giàu tài nguyên như Campuchia, Indonesia, Phillipines và Ấn Độ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thế giới. Mặc dù khai thác khoáng sản là nguồn thu quan trọng giúp thúc đẩy tăng trưởng
- 5 kinh tế ở nhiều quốc gia, việc phát triển ngành này cũng mang lại những tác động môi trường và xã hội nghiêm trọng. Các phương pháp khai thác khoáng sản hiện nay là dùng mìn nổ hoặc khoan đều rất thô sơ và không hề có nỗ lực nào nhằm khôi phục lại những khu vực đã khai thác do chi phí khôi phục thường cao hơn nhiều so với giá trị mà việc khai thác khoáng sản mang lại. Trong khi các công ty khai thác ở các nước đang phát triển ở Châu Á đều ít quan tâm đến vấn đề này; trong khi đó, bản thân các Chính phủ của các quốc gia này lại thiếu năng lực hành chính - kỹ thuật cũng như ý muốn chính trị để quản lý và kiểm soát hiệu quả.Và thực tế nhiều thỏa thuận khai thác giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước thường thiếu minh bạch, dẫn đến hậu quả càng trở nên nghiêm trọng. Ở các quốc gia này, việc quản lý thuộc thẩm quyền liên ngành; nên thực tê có nhiều những mâu thuẫn, chồng chéo: Như ở Ấn Độ, Tổng cục Mỏ phụ trách về kế hoạch khai mỏ và đóng mỏ và tiến hành hoạt động giám sát và quản lý theo Quy chế Bảo tồn và Phát triển Khoáng sản (1998), gồm cả việc quản lý đối với ô nhiễm không khí vàxả thải chất độc hại. Mặc dù Tổng cục này có trách nhiệm rõ ràng đối với cácvấn đề môi trường nhưng họ lại không có thẩm quyền đánh giá tác động môi trường và lập kế hoạch quản lý môi trường mà lại do Bộ Môi trường và Lâm nghiệp thực hiện. Ban kiểm soát ô nhiễm quốc gia lại có thẩm quyền đồng ý với việc thiết lập vận hành hệ thống khai thác mỏ và theo dõi ô nhiễm nước và không khí. Cơ quan này có chức năng tương tự như Tổng cục Mỏ nhưng hoạt độngdựa trên một cơ sở pháp lý khác, cụ thể là Luật Ngăn ngừa và Kiểm soát ô nhiễm nước 1974 và Luật Ngăn ngừa và Kiểm soát ô nhiễm không khí 1984. Ở Bangladesh, theo một chuyên gia về khai thác khoảng sản tại nướcnày, vấn đề chính là không có sự điều phối giữa các cơ quan chính phủ khác nhau. Điều này dẫn tới sự quản lý chồng chéo các dự án và chỉ có một vài dự án tuân thủ chặt chẽ quy định của pháp luật.
- 6 Ngoài những vấn đề trên, việc quản lý khai thác khoáng sản gặp không ít khó khăn do các quy định pháp luật không rõ ràng, năng lực quản lý yếu kếm, hoặc do thiếu sự trao đổi và chính sách liên ngành... Tuy nhiên, với nhiều quốc gia khác có cách áp dụng tiếp cận tổng thể trong qưản lý tài nguyên và môi trường đang mang lại những lợi ích quan trọng. Trong đó, cộng đồng dân cư những người trực tiếp gánh chịu các tác động qua lại từ khai thác sẽ đưa ra ý kiến của mình, các tổ chức phi chính phủ nâng cao nhận thức và tham gia vào các dự án để giải quyết vấn đề này, các chuyên gia tài nguyên, các nhà hoạch định áp dụng cách nhìn đồng bộ này vào trong quyết định của mình. 1.2.2. Tổng quan về tình hình khai thác khoáng sản tại Việt Nam So với các nước trong khu vực và trên thếgiới tài nguyên và khoáng sản Việt Nam được đánh giá là rất phong phú và đa dạng do đặc điểm địa hình và khí hậu như: Đá vôi, cát, đất sét, sắt, dầu khí, đồng Trong đó, một sốloại có trữ lượng lớn như:than đá có trữ lượng lớn và chất lượng cao nhất khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh một số loại đã kể trên thì những khoáng sản khác có trữlượng nhỏvà phân tán. Công nghiệp khai khoáng Việt Nam hình thành từ cuối thế kỷ XIX do Pháp khởi xướng. Năm 1955, Việt Nam bắt đầu tiếp quản, duy trì, phát triển các cơ sở khai thác và chế biến khoáng sản.Đến nay, Việt Nam đã tiến hành điều tra cơ bản, thăm dò và phát hiện mới trên 5.000 điểm khoáng và mỏ. Trong đó, một số loại khoáng sản có giá trị công nghiệp đã được đánh giá như dầu – khí (1,2 tỷ – 1,7 tỷ m3), than (240 tỷ tấn), sắt (2 tỷ tấn), đồng (1 triệu tấn kim loại), titan (600 triệu tấn khoáng vật nặng), bauxit (10 tỷ tấn), chì kẽm, thiếc, apatít (2 tỷ tấn), đất hiếm (11 triệu tấn) và các khoáng sản làm vật liệu xây dựng (52 tỷ m3). Tuy vậy, với vùng thềm lục địa rộng lớn trên 1 triệu km2, việc thăm dò và khai thác tài nguyên khoáng sản biển còn nhiều hạn chế, chủ yếu do vấn đề
- 7 năng lực thăm dò địa chất biển và vốn đầu tư. Trong các loại khoáng sản kể trên, trừ các loại khoáng sản như dầu khí, than, sắt, titan apatit đã được thăm dò tương đối cơ bản và chắc chắn; các khoáng sản kim loại còn lại gồm kim loại màu và khoáng sản quý mới được thăm dò ở mức độ điều tra cơ bản (tìm kiếm). Trước khi đầu tư khai thác, các doanh nghiệp đều phải tiến hành thăm dò bổ sung để hạn chế rủi ro. Hầu hết các khoáng sản ở Việt Nam có trữ lượng không lớn và phân bố tản mạn, không tập trung.Việc khai thác khoáng sản từ dưới sâu yêu cầu công nghệ rất phức tạp, hiện nay chưa có giải pháp thỏa đáng để vừa khai thác ngầm, vừa bảo vệ được đất. Nếu không có công nghệ thích hợp, việc khai thác sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và an sinh xã hội. PGS.TS Lưu Đức Hải, Khoa Môi trường, ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN cho rằng, vấn đề bất cập hiện nay trong chế biến khoáng sản ở Việt Nam là có rất ít doanh nghiệp quan tâm đến các sản phẩm phụ và chất thải có thể tận thu trong quá trình chế biến khoáng sản, gây lãng phí tài nguyên của đất nước. Một số trường hợp, giá trị của chất thải rắn, lỏng bị loại bỏ khỏi dây truyền chế biến quặng có giá trị kinh tế, chưa được tận dụng. 1.2.3. Tình hình khai thác khoáng sản tại tỉnh Phú Thọ 1.2.3.1. Tổng quan về đặc điểm phân bố và chất lượng khoáng sản Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã ghi nhận 215 điểm khoáng sản các loại gồm: uranium - thori, asbest, than nâu, sắt, chì - kẽm, vàng, caolanh, felspat, barit, talc,quarzit, mica, graphit, pyrit, puzơlan, serpentin, vermiculit, silic, photphorit, đá vôixi măng, sét xi măng, dolomit, đá ốp lát, đá quý và bán quý, đá vôi làm vật liệu xâydựng thông thường, cát kết kết, than bùn, đá ong, cuội sỏi, cát xây dựng, sét gạchngói, đá bazan, nước khoáng nóng. Phú Thọ có một số loại khoáng sản lớn có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế, theo số liệu báo cáo Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trên
- 8 địa bàn tỉnh Phú Thọ có hơn 300 mỏ và điểm khoáng sản các loại gồm: uranium - thori, asbest, than nâu, sắt, chì - kẽm, vàng, caolanh, felspat, barit, talc, quarzit, mica,graphit, Hình 1.1. Tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ qua các năm. Bảng 1.1. Trữ lƣợng và tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Trữ lƣợng và tài Cấp trữ lƣợng và cấp Đơn nguyên (năm) tài nguyên TT Loại khoáng sản vị 2015 1 Than đá, than bùn tấn 1.722.239 122+333+334a 2 Sắt tấn 41.006.800 122+333+334a 3 Chì, kẽm tấn 2.340 334a 4 Vàng, bạc Kg 399.193 122+333+334a 5 Urani, Thori tấn 338 334a 6 Barit tấn 12.750 122+333 7 Phosphorit một số điểm mỏ nhỏ 8 Secpentin một số điểm mỏ nhỏ 9 Vecmiculit tấn 22.289 122+334a 10 Dolomit tấn 15.001.374.850 122+333
- 9 Trữ lƣợng và tài Cấp trữ lƣợng và cấp Đơn nguyên (năm) tài nguyên TT Loại khoáng sản vị 2015 11 Felspat tấn 30.678.061 121+122+333+334a 12 Quaczit tấn 23.815.620 333+334a 13 Kaolin tấn 18.029.134 121+122+333+334a 14 Disten, Silimanit một số điểm mỏ nhỏ 15 Tacl tấn 3.632.820 121+122+333+334a 16 Asbest tấn 129.742 121+122+334a 17 Graphit tấn 1.772.090 333+334a 18 Mica tấn 324.500 122 19 Silic m³ 600.000 334a 20 Granat Kg 1.044 121 21 Coridon, Spinel Kg 5413 334a 22 Berin một số điểm mỏ nhỏ Sét ximang, gạch 23 m³ 99.597.000 333+334a ngói Cát, cuội, sỏi xây 24 m³ 40.786.600 333+334a dựng 25 Đá xây dựng m³ 750.000 121+122 Đá vôi ximang, đá 26 m³ 121+333+334a vôi xây dựng 27 Đá ốp lát m³ 25.000.000 334a 28 Nước khoáng nóng 1400 m³/s Một điểm (Báo cáo số 88/BC-TNMT, ngày 30/6/2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường) Các loại khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã được UBND tỉnh cấp phép tính đến năm 2018 gồm có 131 mỏ phân theo loại khoáng sản như sau: - Caolin Fenspat: 12 mỏ - Đá xây dựng, ximăng: 40 mỏ - Quaczit 02 mỏ - Sét gạch ngói: 34 mỏ - Dolomit talc: 04 mỏ - Nước khoáng nóng: 01 mỏ - Secpentin 01 mỏ - Cát sỏi lòng sông : 23 mỏ - Quặng sắt: 13 mỏ - Than nâu: 01 mỏ
- 10 Khoáng sản trên địa bàn tỉnh được phân theo các vùng chủ yếu như: Mica, Caolin, Felspat ở Thanh Sơn - Thanh Thủy, Tam Nông, Hạ Hòa; Talc, Sắt, Quaczit và Barit ở Thanh Sơn, Cẩm Khê… Bảng 1.2. Sản lƣợng khai thác một số loại tài nguyên trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Sản lƣợng khoáng sản khai thác ĐV TT Loại khoáng sản Năm T Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2015 1 Caolin tấn 314.070 314.070 298.653 596.752,8 Khoáng chất công 2 tấn 61.950 61.950 90.159 61.552 nghiệp 3 Sắt tấn 111.980 254.980 252.986 114.986 4 Đá xây dựng m3 755.400 1.155.400 852.481 1.099.353,6 5 Sét, gạch ngói m3 1.114.740 1.114.740 1.204.725 2.040.492 6 Cát sỏi m3 176.400 276.400 182.200 99.684 Nước khoáng 7 m3 1.400 1.400 1.400 1.465 nóng [Nguồn: Phòng Quản lý Khoáng sản - SởTN&MT tỉnh Phú Thọ] * Caolanh, felspat - Caolanh có hai loại nguồn gốc là caolanh phong hoá từ các thể pegmatit và caolanhtái trầm tích; trong đó caolanh phong hoá có ý nghĩa lớn. Caolanh màu trắng, trắng vàngnhạt, hạt khá mịn, dẻo, lẫn thạch anh, mica. Độ thu hồi caolanh dưới rây 0,21mm thườngđạt trên 30%; hàm lượng Al2O3> 30%; Fe2O3< 0,5%; SiO2< 50%. - Felspat: thực chất là các khoáng vật có kích thước, hàm lượng và mức độtập trung có thể thu hồi trong quá trình khai thác các thể pegmatit. Pegmatit cóthành phần khoáng vật chính gồm thạch anh, felspat, mica. Các thành phần này đềucó thể thu hồi trong quá trình khai thác. Theo kết quả điều tra địa chất, tìm kiếm và thăm dò, trên địa bàn của tỉnh có 61 khu mỏ và điểm caolanh - felsapt, gồm: Huyện Thanh Sơn 6 khu
- 11 mỏ và điểm mỏ, Huyện Cẩm Khê 5 mỏ và điểm mỏ, huyện Thanh Thuỷ 9 mỏ và điểm mỏ, huyện Đoan Hùng 15 mỏ và điểm mỏ caolanh và fenspat, huyện Hạ Hoà 14 mỏ và điểm mỏ, thị xã Phú Thọ 7 mỏ và điểm mỏ, huyện Thanh Ba 3 mỏ và điểm mỏ caolanh, huyện Phù Ninh 2 mỏ và điểm mỏ caolanh. * Talc Talc phân bố chủ yếu trong các đá trầm tích biến chất hệ tầng Suối Chiềng và đá vôi dolomit hoá, dolimit hệ tầng Bến Khế, hệ tầng Sinh Vinh. Các thân quặng dày 0,5 - 1m đến 10 - 12m (mỏ Tân Lập). Quặng có nguồn gốc nhiệt dịch. Tại mỏ Xóm Giấu, hàm lượng SiO2 = 48,67%; Al2O3 = 0,03%; Fe2O3 = 4,15%; CaO = 1,9%; MgO = 25,25%. Hiện đã ghi nhận 17 mỏ và điểm talc, gồm: Huyện Thanh Sơn 8 mỏ và điểm mỏ, huyện Tân Sơn 7 mỏ và điểm mỏ, huyện Yên Lập 2 mỏ và điểm mỏ. * Sắt Tổng hợp các công trình nghiên cứu trước đây và kết quả khảo sát cho thấy, trênđịa bàn tỉnh Phú Thọ đã ghi nhận nhiều mỏ và điểm quặng sắt có nguồn gốc khácnhau: nguồn gốc nhiệt dịch; trầm tích biến chất và phong hoá. Trong đó quặng sắtnguồn gốc nhiệt dịch thường có hàm lượng sắt cao hơn so với hai loại nguồn gốccòn lại. Về quy mô, sắt nguồn gốc trầm tích biến chất thường có quy mô lớn hơn.Theo tính chất vật lý và thành phần khoáng vật, quặng sắt chủ yếu thuộc loại quặngmanhetit, ít hơn là hematit và limonit. Tổng hợp các kết quả phân tích mẫu chothấy, hàm lượng sắt trong các mỏ và điểm quặng thay đổi trong phạm vi rất rộng: mỏ sắt Chòi Hãn - Thanh Sơn, Hương Lung - Cẩm Khê có hàm lượng TFe = 62,29 -70,50%; các mỏ và điểm sắt còn lại có hàm lượng TFe thấp, phổ biến từ 30 - 40%đến < 54%. Hiện đã ghi nhận 33 mỏ và điểm quặng, trong đó: huyện Thanh Sơn 11 mỏ và điểm quặng; huyện Tân Sơn 8 mỏ và điểm quặng, huyện Cẩm Khê 5 mỏ và điểm quặng, huyện Thanh Thuỷ 2 mỏ và điểm quặng, huyện Yên Lập 5 mỏ và điểm quặng, huyện Hạ Hoà 2 điểm mỏ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 369 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 411 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 541 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 516 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 299 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 341 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 318 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 234 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 245 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn