intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Mao A Mẫn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:122

40
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn này trình bày đặc điểm rác thải sinh hoạt tại huyện Mỹ Đức. Đánh giá thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại huyện Mỹ Đức. Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt đến Môi trường huyện Mỹ Đức. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN THỊ QUYÊN ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI HUYỆN MỸ ĐỨC, TP. HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG MÃ NGÀNH: 8440301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. BÙI XUÂN DŨNG Hà Nội, 2019
  2. i CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này (ngoài những phần đƣợc trích dẫn) là do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực và phù hợp với thực tế, chƣa đƣợc công bố ở công trình nào. Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2019 Ngƣời cam đoan Nguyễn Thị Quyên
  3. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ của các tập thể và cá nhân. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ quý báu đó. Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong Trƣờng Đại học Lâm nghiệp đã truyền thụ cho tôi những kiến thức quý báu và kinh nghiệm thực tiễn sinh động trong suốt thời gian tôi theo học tại Trƣờng. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất đến thầy giáo PGS.TS. Bùi Xuân Dũng, Thầy đã tận tâm hƣớng dẫn, định hƣớng, theo sát và hỗ trợ tôi trong quá trình tôi thực hiện đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn các ban, ngành nơi tôi công tác và nghiên cứu luận văn, học viên lớp cao học Khoa học môi trƣờng khóa 25B1, gia đình bạn bè đã tạo điều kiện, cung cấp tài liệu cho tôi hoàn thành chƣơng trình học của mình và góp phần thực hiện tốt hơn cho công tác thực tế sau này. Tôi xin kính chúc quý thầy cô trƣờng Đại học Lâm nghiệp, cán bộ các ban, ngành nơi tôi công tác và nghiên cứu cùng bạn bè, gia đình lời chúc sức khỏe, thành đạt và hạnh phúc. Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2019 Tác giả Nguyễn Thị Quyên
  4. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vi DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................ vii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ........................................................ viii DANH MỤC CÁC VIẾT TẮT...................................................................... ix ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 4 1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................ 4 1.1.1. Một số khái niệm liên quan ............................................................. 4 1.1.2. Vai trò của quản lý rác thải sinh hoạt ............................................. 6 1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................... 8 1.2.1. Kinh nghiệm ở một số nước về quản lý rác thải sinh hoạt ............... 8 1.2.2. Kinh nghiệm quản lý rác thải ở một số huyện tại Việt Nam .......... 12 1.2.3. Đánh giá thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý CTR ở Việt Nam 16 Chƣơng 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 20 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 20 2.2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .......................................................... 20 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................... 20 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 20 2.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 21 2.3.1. Đặc điểm rác thải sinh hoạt tại huyện Mỹ Đức ............................ 21 2.3.2. Đánh giá thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại huyện Mỹ Đức 21
  5. iv 2.3.3. Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt đến Môi trường huyện Mỹ Đức 21 2.3.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện .................................................................. 21 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................... 22 2.4.1. Xác định đặc điểm của Rác thải sinh hoạt huyện Mỹ Đức ............ 22 2.4.2. Đánh giá thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt huyện Mỹ Đức .... 25 2.4.3. Ảnh hưởng của quản lý rác thải sinh hoạt đến Môi trường........... 28 2.4.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt huyện Mỹ Đức ........................................................................................ 32 Chƣơng 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 33 3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên ............................................................... 33 3.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................... 33 3.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo ......................................................... 34 3.1.3. Đặc điểm khí hậu ......................................................................... 36 3.1.4. Đặc điểm thuỷ văn........................................................................ 36 3.2. Đặc điểm Kinh tế - Xã hội .................................................................. 37 3.2.1. Dân số và lao động ...................................................................... 37 3.2.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng ................................................................ 37 3.2.3. Đặc điểm Kinh tế - Xã hội ............................................................ 38 Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 40 4.1. Đặc điểm rác thải sinh hoạt tại huyện Mỹ Đức ................................... 40 4.1.1. Khối lượng rác thải sinh hoạt khu vực nghiên cứu; ...................... 40 4.1.2. Thành phần rác thải sinh hoạt khu vực nghiên cứu ...................... 42 4.1.3. Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt khu vực nghiên cứu ............... 47 4.1.4. Dự báo lượng rác thải sinh hoạt cho khu vực nghiên cứu ............ 50 4.2. Đánh giá thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại huyện Mỹ Đức ....... 53 4.2.1. Bộ máy quản lý nhà nước về rác thải sinh hoạt huyện Mỹ Đức .... 53
  6. v 4.2.2. Thực trạng công tác thu gom xử lý rác thải .................................. 58 4.2.3. Xây dựng quy chế ban hành trong quản lý rác thải. ..................... 65 4.2.4. Đánh giá kết quả thực hiện quản lý rác thải trên địa bàn huyện Mỹ Đức. 69 4.3. Ảnh hƣởng của rác thải sinh hoạt đến Môi trƣờng huyện Mỹ Đức ..... 70 4.3.1. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến Mỹ Quan đô thị và sức khoẻ cộng đồng .................................................................................... 71 4.3.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường không khí 74 4.3.3. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường đất ......................... 75 4.3.4. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường nước ...................... 75 4.3.5. Ảnh hưởng của việc thải bỏ chất thải nguy hoại trong rác thải sinh hoạt vào môi trường ............................................................................... 79 4.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Mỹ Đức. .............................................................. 80 4.4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp................................................................ 80 4.4.2. Đề xuất giải pháp phân loại rác tại nguồn ................................... 82 4.4.3. Giải pháp hoàn thiện công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải tại huyện Mỹ Đức ................................................................................... 84 4.4.4. Giải pháp tổ chức bộ máy quản lý và tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về RTSH ................................................................. 85 4.4.5. Giải pháp tài chính....................................................................... 87 4.4.6. Giải pháp tăng cường hỗ trợ về công nghệ, kỹ thuật trong quản lý RTSH..................................................................................................... 88 4.4.7. Định hướng, mục tiêu quản lý RTSH của huyện Mỹ Đức .............. 92 KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ........................................................................ 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 97
  7. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tiêu chí điều tra và phƣơng pháp thu thập .................................... 27 Bảng 4.1. Khối lƣợng RTSH phát sinh từ khu dân cƣ trên địa bàn 03 xã/TT nghiên cứu năm 2019 ................................................................................... 42 Bảng 4.2. Thành phần rác thải sinh hoạt phát sinh tại 03 xã, thị trấn ............ 44 Bảng 4.3. Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Mỹ Đức .... 48 Bảng 4.4. Dự báo dân số, khối lƣợng rác thải hộ gia đình của huyện Mỹ Đức giai đoạn 2020 – 2030 .................................................................................. 51 Bảng 4.5. Dự báo khối lƣợng rác thải sinh hoạt phát sinh tại Huyện Mỹ Đức giai đoạn 2020 - 2030 ................................................................................... 52 Bảng 4.6. Tổng lƣợng rác sinh hoạt thu gom tại huyện Mỹ Đức giai đoạn 2020 - 2030 .................................................................................................. 53 Bảng 4.7. Số lƣợng cán bộ, công chức quản lý RTSH của huyện Mỹ Đức 2019 . 55 Bảng 4.8. Nhân lực của công ty CPĐT&PTCNC Minh Quân thực hiện công tác VSMT trên địa bàn huyện Mỹ Đức 2019 ........................................ 59 Bảng 4.9. Trang thiết bị và phƣơng tiện thu gom.......................................... 60 Bảng 4.10. Lịch thu gom rác thải trên địa bàn nghiên cứu ............................ 62 Bảng 4.11. Tổng hợp văn bản, kế hoạch về công tác vệ sinh môi trƣờng, quản lý RTSH trên địa bàn huyện Mỹ Đức trong năm 2016 - 2019 ....................... 66 Bảng 4.12. Tổng hợp kết quả thực hiện quản lý thu gom và xử lý RTSH trên địa bàn huyện Mỹ Đức năm 2016, 2017 và 2018 .......................................... 69 Bảng 4.13. Bảng tổng hợp các bãi chôn lấp rác thải trên địa bàn huyện Mỹ Đức 71 Bảng 4.14. Tổng hợp kết quả phân tích nƣớc rỉ rác tại 05 bãi rác của huyện Mỹ Đức ........................................................................................................ 76 Bảng 4.15. Đặc điểm, công tác quản lý và những tác động của rác thải sinh hoạt .............................................................................................................. 81
  8. vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Thùng phân loại rác ở Nhật Bản ..................................................... 9 Hình 1.2. Mô hình khuyến khích ngƣời dân phân loại rác ............................ 10 Hình 2.1. Vị trí khảo sát cân rác và phỏng vấn của 03 xã ............................. 23 Hình 2.2. Vị trí lấy mẫu nƣớc rác tại bãi Rặng Và Lô 1, Thị trấn Đại Nghĩa 28 Hình 2.3. Vị trí lấy mẫu nƣớc rác tại bãi rác Phía Nam, Thị trấn Đại Nghĩa . 29 Hình 2.4. Vị trí lấy mẫu nƣớc rác tại bãi Đồng Bèo thôn Yến Vỹ, xã Hƣơng Sơn ...................................................................................... 29 Hình 2.5. Vị trí lấy mẫu nƣớc rác tại bãi rác đồng Cao xã Hƣơng Sơn ......... 30 Hình 2.6. Vị trí lấy mẫu nƣớc rác tại xứ đồng Kênh, xã Phù Lƣu Tế ............ 30 Hình 2.7. Lấy mẫu nƣớc rỉ rác tại xứ đồng Kênh, xã Phù Lƣu Tế ................. 31 Hình 2.8. Lấy mẫu nƣớc rỉ rác tại bãi Phía Nam, Thị trấn Địa Nghĩa .......... 31 Hình 3.1. Vị trí địa lý của huyện Mỹ Đức - Thành phố Hà Nội .................... 33 Hình 3.2. Bản đồ hiện trạng huyện Mỹ Đức ................................................. 35 Hình 4.1. Rác thải nguy hại thải bỏ chung rác sinh hoạt ............................... 46
  9. viii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1. Biến động rác trung bình/hộ/ngày của 03 xã nghiên cứu .......... 41 Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ thành phần rác thải thị trấn Đại Nghĩa ............................. 43 Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ thành phần rác thải xã Hƣơng Sơn ................................... 43 Biểu đồ 4.4. Tỷ lệ thành phần rác thải xã Phù Lƣu Tế .................................. 44 Sơ đồ 4.1. Nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt ........................................ 47 Sơ đồ 4.2. Bộ máy quản lý RTSH huyện Mỹ Đức ........................................ 54 Sơ đồ 4.3. Hệ thống thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt tại huyện Mỹ Đức ........................................................................................... 61 Biểu đồ 4.5. Đánh giá của ngƣời dân về chất lƣợng thu gom RTSH ............. 65 Sơ đồ 4.4. Quy trình xử lý rác thải thủ công tại các bãi rác trên địa bàn huyện Mỹ Đức ........................................................................................................ 73 Biểu đồ 4.6. So sánh các chỉ tiêu trong nƣớc rỉ rác ....................................... 77 Biểu đồ 4.7. So sánh chỉ tiêu Clorua ............................................................. 77 Biểu đồ 4.8. So sánh chỉ tiêu Coliform ......................................................... 77 Sơ đồ 4.5. Thứ tự ƣu tiên trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt ..................... 91
  10. ix DANH MỤC CÁC VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt BVMT Bảo vệ môi trƣờng CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt RTSH Rác thải sinh hoạt CTR Chất thải rắn VSMT Vệ sinh môi trƣờng XLNT Xử lý nƣớc thải TP Thành Phố UBND Ủy ban nhân dân BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng QCVN Quy chuẩn Việt Nam TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
  11. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Xã hội phát triển cùng với đó là dân số ngày càng tăng khiến áp lực giải quyết vấn đề rác thải ngày càng lớn. Rác thải ngày nay không đơn thuần chỉ là rác hữu cơ, mà có rất nhiều những thành phần khó phân hủy và độc hại. Với số lƣợng rác đƣợc thải ra môi trƣờng cực kỳ lớn nhƣ hiện nay, gây ảnh hƣởng trực tiếp tới môi trƣờng sống và môi trƣờng sinh thái. Bất kỳ một hoạt động sống nào của con ngƣời, tại nhà, công sở, trên đƣờng đi, tại nơi công cộng…, đều sinh ra một lƣợng rác đáng kể. Theo ƣớc tính của ngân hàng thế giới thì con ngƣời thải ra khoảng 1,3 tỷ tấn rác thải rắn mỗi năm trên phạm vi toàn thế giới và con số này sẽ tăng lên 2,2 tỷ tấn vào năm 2025 (Daniel Hoornweg and Perinaz Bhada – Tata, 2012). Theo thống kê của Bộ Xây dựng, mỗi năm, tổng lƣợng chất thải rắn sinh hoạt của cả nƣớc gần 16 triệu tấn/năm tƣơng ứng khoảng 43.800 tấn/ngày. đến nay, tại hầu hết các địa phƣơng, việc xử lý rác thải sinh hoạt bằng hình thức phổ biến là chôn lấp, chiếm trên 70%, và đốt thủ công chiếm 28%. Trong tổng số 660 bãi chôn lấp có quy mô lớn hơn 1 ha, mới có 120 bãi chôn lấp hợp vệ sinh có lớp che phủ hàng ngày trên rác thải đạt 18% rất thấp. Những bãi chôn rác tại các thành phố luôn trong tình trạng quá tải, thƣờng trực nguy cơ gây ô nhiễm nƣớc và không khí. Vì vậy quản lý rác thải hiện nay đang là vấn đề nóng và mang tính toàn cầu. Quản lý tốt chất thải rắn mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Trƣớc hết, nó tạo nguồn nguyên liệu sạch cho sản xuất phân compost. Chất thải rắn phần lớn có khả năng tái sinh, tái chế nhƣ nylon, thủy tinh, nhựa, giấy, kim loại, cao su... Nếu biết tận thu rác thực phẩm, xã hội sẽ giảm đƣợc chi phí chôn lấp rác và có nguồn thu từ hoạt động bán phân compost. Nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Châu Âu đang đi đầu trong các giải pháp xử lý rác thải và họ coi rác thải chính là nguồn tài nguyên quý giá, rác chính là cơ hội kinh doanh mang lại lợi nhuận kinh tế vừa bảo vệ môi
  12. 2 trƣờng nhƣ: Thụy Điển là quốc gia trong nhiều năm liền đi đầu trong hoạt động tái chế rác thải. Hiện tỷ lệ rác thải từ các hộ gia đình đƣợc tái chế lên tới 99%; Australia đã dùng công nghệ sinh học để tái chế nhựa, chuyển đổi lại thành nhựa chất lƣợng cao; Na Uy cũng là một trong những quốc gia đi đầu thế giới trong phong trào tái chế chất thải nhựa. Bằng chứng là 97% chai nhựa từ nƣớc này đã đƣợc tái chế, 92% trong số đó quay trở lại thành nhựa chất lƣợng cao và có thể tiếp tục đựng nƣớc uống... Ngoài lợi ích kinh tế có thể tính toán đƣợc, việc quản lý chất thải rắn còn mang lại nhiều lợi ích đối với môi trƣờng. Khi giảm đƣợc khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phải chôn lấp, khối lƣợng nƣớc rỉ rác sẽ giảm. Diện tích bãi chôn lấp thu hẹp sẽ góp phần hạn chế hiệu ứng nhà kính do khí của bãi chôn lấp. Việc giảm chôn lấp chất thải rắn có thể phân hủy kéo theo việc giảm lƣợng khí làm ảnh hƣởng đến tầng ôzôn. Việc tận dụng các chất thải rắn có thể tái sinh tái chế giúp bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thay vì khai thác tài nguyên để sử dụng, chúng ta có thể sử dụng các sản phẩm tái sinh tái chế này nhƣ một nguồn nguyên liệu thứ cấp. Bên cạnh đó lợi ích xã hội mang lại chính là việc hình thành ở mỗi cá nhân nhận thức cần bảo vệ môi trƣờng sống. Quản lý rác thải đƣợc thực hiện tốt làm giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng, tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân. Mỹ Đức là một huyện nông thôn ngoại thành của thành phố Hà Nội, vốn nổi tiếng với nhiều phong cảnh đẹp và môi trƣờng sống trong lành, tuy nhiên hiện nay lƣợng rác thải sinh hoạt đƣợc thu gom sau đó lƣu giữ tại các bãi rác lộ thiên nằm rải rác trên khắp địa bàn gây ra nhiều vấn đề môi trƣờng và ảnh hƣởng xấu đến cảnh quan. Điển hình hàng chục nghìn tấn rác thải sinh hoạt còn tồn đọng ở 38 điểm tập kết trên toàn huyện dẫn đến lo ngại rằng nguồn nƣớc ngầm bị ô nhiễm mà 90% dân số, tƣơng đƣơng khoảng 170.000 ngƣời dân trong huyện vẫn đang sử dụng nguồn nƣớc này để sinh hoạt (Phòng QLĐT huyện Mỹ Đức, 2017). Ngoài ra, với tốc độ gia tăng dân số 1%/năm
  13. 3 lƣợng rác thải sinh hoạt sẽ không ngừng gia tăng kéo theo đó là các áp lực lớn hơn đối với môi trƣờng và đời sống của ngƣời dân. Trong thời gian gần đây, tuy đã có đƣợc sự quan tâm nhất định nhƣng vẫn phải thẳng thắn nhìn nhận rằng hiệu quả công tác quản lý rác thải sinh hoạt của chính quyền địa phƣơng còn thấp so với yêu cầu đặt ra. Để nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân cũng nhƣ giữ gìn và bảo vệ giá trị cảnh quan thiên nhiên vốn có của Mỹ Đức, thì yêu cầu việc hoàn thiện công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn là điều cần thiết phải thực hiện. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nêu trên, tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội”.
  14. 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1.1. Khái niệm về quản lý Từ khi con ngƣời bắt đầu hình thành các nhóm để thực hiện những mục tiêu mà họ không thể đạt đƣợc với tƣ cách là những cá nhân riêng lẻ, thì quản lý cũng hình thành nhƣ một yếu tố cần thiết để phối hợp những nỗ lực cá nhân để hƣớng tới những mục tiêu chung. Trong quá trình lao động con ngƣời buộc phải phối hợp với nhau. Chính vì vậy đòi hỏi phải có sự tổ chức, phải có sự phân công và hợp tác trong công việc, phải có sự quản lý. Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát các nguồn lực và hoạt động của hệ thống xã hội nhằm đạt đƣợc mục đích của hệ thống với hiệu lực và hiệu quả cao một cách bền vững trong điều kiện môi trƣờng luôn biến động (Nguyễn Thị Ngọc Huyền và cs, 2012). Từ khái niệm nêu trên có thể thấy rằng quản lý là quá trình chủ thể quản lý thông qua các công cụ quản lý tác động đến hoạt động của đối tƣợng quản lý nhằm đạt đƣợc những mục tiêu chung đã đề ra. 1.1.1.2. Khái niệm rác thải sinh hoạt Rác thải sinh hoạt là những chất thải có liên quan đến các hoạt động của con ngƣời, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cƣ, các cơ quan, trƣờng học, các trung tâm dịch vụ, thƣơng mại. Rác thải sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dƣ thừa… (Nguyễn Xuân Thành và cs, 2010). Rác thải sinh hoạt là chất thải rắn sinh ra từ các khu nhà ở (biệt thự, hộ gia đình riêng lẻ, chung cƣ…), khu thƣơng mại (cửa hàng, nhà hàng, chợ, siêu thị, văn phòng, khách sạn, nhà nghỉ, trạm dịch vụ, của hàng sử xe…), cơ quan
  15. 5 (trƣờng học, viện nghiên cứu, trung tâm, bệnh viện, nhà tù, các trung tâm hành chánh nhà nƣớc…) khu dịch vụ công cộng (quét đƣờng, công viên, giải trí, tỉa cây xanh…) và từ công tác nạo vét cống rãnh thoát nƣớc. Chất thải sinh hoạt bao gồm cả chất thải nguy hại sinh ra từ các nguồn trên (Trần Thị Mỹ Diệu, 2010). Nhƣ vậy, có thể nói rác thải sinh hoạt là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thƣờng ngày của con ngƣời. Vì thế rác thải sinh hoạt có thành phần và nguồn thải rất đa dạng, trong đó các nguồn chính thải ra bao gồm: - Rác thải từ các hộ gia đình, khu dân cƣ: Thành phần chính bao gồm thực phẩm thừa, thuỷ tinh, gỗ, giấy nhựa, ngoài ra còn có rác thải hữu cơ từ hoạt động nông nghiệp đối với ngƣời dân nông thôn…; - Rác thải ra từ các khu trung tâm thƣơng mại, nhà hàng, khách sạn, cửa hàng bách hóa, siêu thị… Bao gồm các loại chất thải nhƣ giấy, nhựa, bìa cac tông, gỗ, thực phẩm, kim loại, đồ điện tử gia dụng… Bên cạnh đó còn có phát sinh rác thải sinh hoạt từ các chợ, khu công sở, trƣờng học, bến xe… 1.1.1.3. Khái niệm về quản lý rác thải sinh hoạt Tại điểm 15, Điều 3 của Luật bảo vệ môi trƣờng (số 55/2014/QH13) quy định quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải. Quản lý rác thải sinh hoạt là sự kết hợp kiểm soát nguồn thải, tồn trữ, thu gom, trung chuyển và vận chuyển, xử lý và đổ chất thải theo phƣơng thức tốt nhất nhằm đảm bảo không ảnh hƣởng đến sức khỏe cộng đồng, thỏa mãn các yếu tố về kinh tế, kỹ thuật, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn cảnh quan đô thị và hạn chế tất cả các vấn đề môi trƣờng liên quan. Quản lý thống nhất chất thải rắn là việc lựa chọn và áp dụng kỹ thuật, công nghệ và chƣơng trình quản lý thích hợp nhằm hoàn thành mục tiêu đặc biệt quản lý chất thải rắn. Quản lý rác thải sinh hoạt bao gồm các hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc và có sự đóng góp của cộng đồng (Trần Thị Mỹ Diệu, 2010).
  16. 6 Trong đó, thu gom rác thải sinh hoạt là hoạt động quét dọn, tập hợp, phân loại, đóng gói và lƣu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền chấp thuận (Chính phủ, 2007). Trung chuyển và vận chuyển: Các trạm trung chuyển đƣợc sử dụng để tối ƣu hóa năng suất lao động của đội thu gom và đội xe. Trạm trung chuyển đƣợc sử dụng khi xảy ra hiện tƣợng đổ chất thải rắn không đúng quy định do khoảng cách vận chuyển quá xa, vị trí thải bỏ quá xa tuyến đƣờng thu gom (thƣờng lớn hơn 16 km), sử dụng xe thu gom có dung tích nhỏ (thƣờng nhỏ hơn 15 m3), khu vực phục vụ là khu dân cƣ thƣa thớt, sử dụng thùng chứa tƣơng đối nhỏ để thu gom chất thải từ khu thƣơng mại (Trần Thị Mỹ Diệu, 2010). Xử lý rác thải sinh hoạt là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật (khác với sơ chế) làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, chôn lấp, tiêu hủy, thiêu đốt chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải. Thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong chất thải (Chính phủ, 2015). 1.1.2. Vai trò của quản lý rác thải sinh hoạt 1.1.2.1. Quản lý rác thải sinh hoạt có vai trò phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường Rác thải sinh hoạt ùn ứ lâu ngày không đƣợc thu gom, vận chuyển đến khu vực xử lý tập trung sẽ gây mùi khó chịu, cũng nhƣ ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng trực tiếp đến cuộc sống của ngƣời dân. Bên cạnh đó còn gây ảnh hƣởng xấu, thậm chí là giết chết các loài động thực vật sống trong môi trƣờng đó thông qua nguồn nƣớc, đất đai và không khí. Quản lý rác thải sinh hoạt có hiệu quả giúp môi trƣờng sạch đẹp hơn, từ đó cải thiện chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời dân, bảo vệ các sinh vật khác khỏi các nguy cơ tiềm ẩn từ ô nhiễm môi trƣờng gây ra.
  17. 7 1.1.2.2. Quản lý rác thải sinh hoạt nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng Thực tế cho thấy các bãi rác không hợp vệ sinh, các nơi chứa thực phẩm thừa là môi trƣờng thuận lợi cho các nguồn truyền bệnh phát triển nhƣ ruồi muỗi, chuột, vi khuẩn... Việc quản lý chất thải không hợp lý là một trong những nguyên nhân chính ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe cũng nhƣ đời sống sinh hoạt của con ngƣời. Để phòng ngừa các nguy cơ lây bệnh này, cách tốt nhất là đảm bảo môi trƣờng sống sạch sẽ, trong lành. Vệ sinh sạch sẽ không gian sống xung quanh, không vứt rác bừa bãi, không để RTSH ùn ứ lâu ngày tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển. Mỗi ngƣời dân cần có trách nhiệm phối hợp và hỗ trợ chính quyền địa phƣơng trong việc làm sạch môi trƣờng sống, quản lý rác thải sinh hoạt, nhƣ vậy cũng là bảo vệ sức khỏe của chính mình. 1.1.2.3. Quản lý rác thải sinh hoạt có vai trò bảo tồn và nâng cao giá trị cảnh quan thiên nhiên Ngoài việc ảnh hƣởng tới sức khỏe cộng đồng, gây thiệt hại tới kinh tế thì ô nhiễm môi trƣờng là một trong những yếu tố có ảnh hƣởng đến hoạt động du lịch của Việt Nam. Thời gian qua, nhiều khu vực đã bị ô nhiễm do tác động của nhiều ngành kinh tế, trong đó có tác động từ chính các hoạt động du lịch (ví dụ: hoạt động xây dựng bừa bãi, không có kế hoạch, gia tăng rác và các loại phế thải, phá hủy san hô làm vật liệu xây dựng...) trong đó rác thải là nguyên nhân trực tiếp ảnh hƣởng xấu tới ngành du lịch. Rác thải gây ô nhiễm nghiêm trọng bờ biển, gây ấn tƣợng không tốt cho du khách, làm giảm đi sức thu hút khách của ngành du lịch (Bộ TN&MT, 2015). 1.1.2.4. Quản lý rác thải sinh hoạt có vai trò trong tái chế và sử dụng tối đa rác thải hữu cơ Tái chế, tái sử dụng các nguồn phế thải là xu hƣớng chung của thế giới, đã đƣợc các nƣớc phát triển thực hiện từ lâu. Bởi đây là một trong những giải pháp quan trọng để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng. Việc
  18. 8 tái chế rác thải không chỉ có ý nghĩa về mặt môi trƣờng mà còn đem lại lợi ích về kinh tế. Chúng làm giảm sự phụ thuộc của con ngƣời vào việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt. Với lƣợng hữu cơ lớn trong rác thải sinh hoạt (50 - 70%) thì đây sẽ là nguồn nguyên liệu dồi dào để sản xuất phân vi sinh, một loại phân rất tốt cho cây trồng và thân thiện với môi trƣờng. Bên cạnh đó việc tái chế còn giúp chúng ta thu hồi các loại nguyên liệu nhƣ: nhựa, giấy, kim loại…, tránh lãng phí tài nguyên, ngăn ngừa đƣợc sự ô nhiễm. 1.1.2.5. Quản lý rác thải sinh hoạt có vai trò tổ chức, điều hòa, phối hợp và hướng dẫn hoạt động của các cá nhân, tổ chức nhằm đảm bảo tính định hướng, hiệu quả và tránh lãng phí trong quá trình thực hiện Vì quản lý là một yếu tố cần thiết để phối hợp những nỗ lực cá nhân để hƣớng tới những mục tiêu chung đã đề ra. Chính quyền địa phƣơng lập kế hoạch, tổ chức thực hiện những nhiệm vụ đã đề ra, phối hợp hƣớng dẫn các tổ chức cá nhân, và ngƣời dân trong việc bảo vệ môi trƣờng nói chung, cũng nhƣ cùng với cộng đồng chung tay thực hiện, giám sát đối với các hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt nói riêng. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Kinh nghiệm ở một số nước về quản lý rác thải sinh hoạt 1.2.1.1. Nhật Bản Đối mặt với cảnh báo về cuộc khủng hoảng rác thải toàn cầu đang ngày càng nghiêm trọng. Rác có thể gây ra những gánh nặng khổng lồ về môi trƣờng cũng nhƣ tài chính cho Chính phủ các nƣớc. Các quốc gia lớn trên thế giới đã có những biện pháp quản lý và xử lý rác thải phù hợp với điều kiện riêng. Ở Nhật Bản, vấn đề xử lý rác thải và đảm bảo an ninh rác đƣợc thực hiện rất hiệu quả nhờ thực hiện thành công hệ thống phân loại rác ngay từ đầu và áp dụng công nghệ xử lý, tái chế rác hiện đại. Hệ thống phân loại rác của Nhật Bản tƣơng đối phức tạp. Mỗi thành phố, thị trấn và quận đều có một hệ
  19. 9 thống hoàn toàn khác nhau. Tại Tokyo có 23 hệ thống phân loại rác riêng, tất cả rác có thể đốt cháy đƣợc yêu cầu đựng vào túi đỏ, rác không thể đốt cháy đựng trong túi màu xanh dƣơng trong khi giấy, nhựa, chai lọ, nhựa mềm, báo, bìa, thủy tinh và pin đựng ở túi màu trắng. Hình 1.1. Thùng phân loại rác ở Nhật Bản Theo Waste Atlas, Nhật Bản thải 45.360.000 tấn rác mỗi năm, xếp thứ 8 trên thế giới. Do không có nhiều đất để chôn lấp rác thải, Nhật Bản buộc phải dựa vào giải pháp khác là đốt rác. Nƣớc này đã sử dụng đốt bằng tầng sôi, phƣơng pháp hiệu quả để đốt những vật liệu khó cháy. Ngoài ra, 20,8% tổng lƣợng rác thải hàng năm đƣợc Nhật Bản đƣa vào tái chế, đặc biệt là các chai nhựa tổng hợp (PET). PET là vật liệu phổ biến để sản xuất chai đựng nƣớc uống trong các máy bán hàng tự động và cửa hàng tạp hóa trên khắp đất nƣớc Nhật. Nhiều công ty Nhật Bản đang tăng cƣờng sử dụng nhựa từ chai PET cũ để sản xuất mới. Chai lọ PET chƣa trải qua quá trình lọc có thể đƣợc chuyển thành sợi may quần áo, túi, thảm và áo mƣa (Hồng Nhung, Thu Giang, 2016). Nhật Bản phải đối phó với các vấn đề đa chiều liên quan đến môi trƣờng nhƣ là kết quả của sự phát triển kinh tế và công nghiệp hóa. Trong suốt những năm qua, một hệ thống đã đƣợc phát triển để thu gom, vận chuyển và xử lý một lƣợng lớn các loại chất thải khác nhau. Quá trình pháp lý đã đƣợc phát triển theo những thách thức đƣợc. Các công nghệ thân thiện với
  20. 10 môi trƣờng trong xử lý chất thải và vận chuyển đang tiếp tục giúp cải thiện tính bền vững trong các thành phố của Nhật Bản. Tuy nhiên, điều này không thể đƣợc thực hiện nếu không có sự tham gia của cả công dân và chính phủ trong quá trình này. Tham khảo mô hình khuyến khích ngƣời dân chủ động phân loại rác thải tại tỉnh Yokohama, Nhật Bản. Hình 1.2. Mô hình khuyến khích ngƣời dân phân loại rác 1.2.1.2. Hàn Quốc Ở Hàn Quốc, cách quản lý chất thải giống với Nhật Bản, nhƣng cách xử lý lại giống ở Đức. Rác hữu cơ nhà bếp một phần đƣợc sử dụng làm giá thể nuôi trồng nấm thực phẩm, phần lớn hơn đƣợc chôn lấp có kiểm soát để thu hồi khí biôga cung cấp cho phát điện. Sau khi rác tại hố chôn phân huỷ hết, tiến hành khai thác mùn ở bãi chôn làm phân bón. Nhƣ vậy, tại các nƣớc phát triển việc phân loại rác tại nguồn đã đƣợc tiến hành cách đây khoảng 30 năm và đến nay cơ bản đã thành công trong việc tách rác thành 2 dòng hữu cơ dễ phân huỷ đƣợc thu gom xử lý hàng ngày, rác khó phân huỷ có thể tái chế hoặc đốt, chôn lấp an toàn đƣợc thu gom hàng tuần.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2