Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường của nhà máy thuộc da tại huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn
lượt xem 9
download
Mục tiêu của đề tài là đánh giá thực trạng về công tác quản lý môi trường của nhà máy thuộc da tại huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Xác định nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý môi trường của nhà máy thuộc da tại huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý môi trường. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường của nhà máy thuộc da tại huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN HOÀI THƢƠNG ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG CỦA NHÀ MÁY THUỘC DA TẠI HUYỆN VĂN LÃNG, TỈNH LẠNG SƠN CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG MÃ NGÀNH: 8440301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN QUANG BẢO Hà Nội, 2019 Hà Nội, 2017
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học. Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2019 Ngƣời cam đoan Nguyễn Hoài Thƣơng
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS. Trần Quang Bảo. Thầy đã hướng dẫn tôi ngay từ khi mới hình thành lên đề tài và trong suốt quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ. Tôi cũng xin cảm ơn Chi cục Bảo vệ môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn đã đóng góp ý kiến giúp tôi xây dựng, hoàn thiện đề tài. Tiếp theo, tôi xin cảm ơn Ủy ban nhân dân xã Tân Mỹ, Công ty cổ phần TMSX da Nguyên Hồng đã cung cấp cho tôi các số liệu cần thiết phục vụ cho luận văn của mình. Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2019 Nguyễn Hoài Thƣơng
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3 1.1. Tổng quan về ngành thuộc da ......................................................................... 3 1.1.1. Khái quát về hiện trạng ngành công nghiệp thuộc da của Việt Nam ... 3 1.1.2. Nguồn thải, đặc điểm nước thải ngành thuộc da................................... 6 1.1.3. Công nghệ xử lý nước thải ngành thuộc da ........................................... 6 1.2. Tổng quan về công tác quản lý môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hiện nay ....................................................................................................... 9 1.2.1. Tình hình triển khai thực hiện công tác BVMT đã và đang được triển khai thực hiện ..................................................................................................... 9 1.2.2. Công tác quản lý môi trường tại tỉnh Lạng Sơn .................................. 10 Chƣơng 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 22 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 22 2.1.1. Mục tiêu chung ....................................................................................... 22 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 22 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 22 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 22 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 22 2.3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 22 2.3.1. Đánh giá thực trạng môi trường tại nhà máy thuộc da, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn ......................................................................................... 22
- iv 2.3.2. Đánh giá hoạt động quản lý môi trường tại nhà máy thuộc da, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn ................................................................................. 23 2.3.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quản quản lý môi trường tại nhà máy thuộc da, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn ..................................................... 23 2.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 23 2.4.1. Thu thập số liệu thứ cấp ........................................................................ 23 2.4.2. Thu thập số liệu sơ cấp .......................................................................... 23 2.4.3. Phương pháp lấy mẫu, phân tích .......................................................... 23 2.4.4. Phương pháp tính toán tải lượng thải, xử lý số liệu ............................ 28 Chƣơng 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 29 3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ....................................................... 29 3.1.1. Đặc điểm về điều kiện địa lý tự nhiên................................................... 29 3.1.2. Đặc điểm địa chất công trình................................................................ 30 3.1.3. Điều kiện về khí tượng ........................................................................... 31 3.1.4. Điều kiện thủy văn ................................................................................. 36 3.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội............................................................. 36 3.2.1. Điều kiện về kinh tế................................................................................ 36 3.2.2. Điều kiện về xã hội................................................................................. 38 Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 40 4.1. Đánh giá thực trạng môi trường tại nhà máy thuộc da, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn....................................................................................................... 40 4.1.1. Vị trí, đặc điểm công nghệ sản xuất nhà máy ...................................... 40 4.1.2. Đặc điểm nguồn thải.............................................................................. 44 4.1.3. Thực trạng môi trường nước thải ......................................................... 48 4.1.4. Hiện trạng môi trường không khí ......................................................... 50 4.1.5. Hiện trạng môi trường nước mặt .......................................................... 52
- v 4.2. Đánh giá hoạt động quản lý môi trường tại nhà máy thuộc da, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn ............................................................................................ 53 4.2.1. Việc phân công bộ phận quản lý môi trường của cơ sở ...................... 54 4.2.2. Tình hình triển khai các văn bản pháp luật tại cơ sở .......................... 54 4.2.3 Công tác chấp hành thanh tra, kiểm tra thi hành pháp luật ................ 57 4.2.4. Công tác quan trắc, đánh giá hiện trạng và quản lý chất thải ........... 58 4.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý môi trường ... 75 4.3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong quản lý môi trường tại nhà máy 75 4.3.2. Đẩy mạnh áp dụng cách tiếp cận sản xuất sạch hơn (SXSH)............. 77 4.3.3. Giải pháp cải tiến hệ thống QLMT theo ISO14001 ............................ 77 4.3.4. Tăng cường thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường………………78 4.3.5. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục BVMT ............................ 79 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 82 PHỤ LỤC
- vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CTNH Chất thải nguy hại KCN Khu công nghiệp ÔNMT Ô nhiễm môi trường SXSH Sản xuất sạch hơn TN&MT Tài nguyên và Môi trường
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2-1. Chỉ tiêu phân tích mẫu nước thải công nghiệp của cơ sở thuộc da…………………………………………………………………………. …25 Bảng 2-2. Chỉ tiêu mẫu nước thải sinh hoạt của cơ sở thuộc da …………….26 Bảng 2-3. Chỉ tiêu mẫu khí của cơ sở thuộc da ……………………………..27 Bảng 3-1. Diễn biến nhiệt độ không khí trong năm (0C) ……………………32 Bảng 3-2. Độ ẩm không khí tương đối (%) ………………………………….33 Bảng 3-3. Lượng mưa trung bình các tháng trong năm 2017 ………………34 Bảng 4-1: Đặc trưng của nước thải ngành thuộc da …………………………44 Bảng 4-2. Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải ……………………46 Bảng 4-3. Kết quả phân tích mẫu nước thải sản xuất………………………..49 Bảng 4-4. Kết quả phân tích mẫu nước thải sinh hoạt ………………………50 Bảng 4-5. Kết quả phân tích mẫu không khí ………………………………..51 Bảng 4-6. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt …………………………..52 Bảng 4-9. Các văn bản pháp lý về bảo vệ môi trường …………………….55 Bảng 4-10. Các loại chất thải nguy hại của cơ sở sản xuất thuộc da ..………68 Bảng 4-11. Các giải pháp SXSH cho cơ sở thuộc da ………………………..77
- viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1-1. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước về BVMT tỉnh Lạng Sơn .. 16 Hình 3-1. Nhiệt độ không khí trung bình tháng tại huyện Văn Lãng .................. 32 Hình 3-2. Độ ẩm trung bình tháng tại huyện Văn Lãng 2017 ............................. 33 Hình 4-1. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải .......................................................... 59 Hình 4-2. Sơ đồ bể tự hoại 3 ngăn ......................................................................... 63 Hình 4-3. Sơ đồ hệ thống thoát nước mưa chảy tràn ............................................ 63 Hình 4-4. Quy trình xử lý khí thải lò hơi của Công ty.......................................... 65
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhiệm vụ bảo vệ môi trường luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng. Công tác bảo vệ môi trường ở nước ta trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực. Hệ thống chính sách, thể chế từng bước được xây dựng và hoàn thiện, phục vụ ngày càng có hiệu quả cho công tác bảo vệ môi trường. Nhận thức về bảo vệ môi trường trong các cấp, các ngành và nhân dân đã được nâng lên; mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường đã từng bước được hạn chế. Tuy nhiên, môi trường nước ta vẫn tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có nơi, có lúc đã đến mức báo động: đất đai bị xói mòn, thoái hoá; chất lượng các nguồn nước suy giảm mạnh; không khí ở nhiều đô thị, khu dân cư bị ô nhiễm nặng; khối lượng phát sinh và mức độ độc hại của chất thải ngày càng tăng, đặt công tác bảo vệ môi trường trước những thách thức gay gắt (Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004) [9]. Theo Báo cáo môi trường quốc gia năm 2017 Chuyên đề: Quản lý chất thải cho thấy tổng lưu lượng xả thải trên toàn quốc theo giấy phép xả thải đã cấp khoảng 100 triệu m3 /ngày đêm. Nước thải công nghiệp chứa nhiều các chất ô nhiễm, xả thải ra ngoài môi trường khi chưa được xử lý sẽ không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Một số ngành công nghiệp phát sinh nước thải công nghiệp có nồng độ các chất độc hại lớn là khai thác mỏ, thuộc da, luyện thép, … Thời gian gần đây, nhiều nơi môi trường nước sông bị ảnh hưởng do xả một lượng lớn nước thải công nghiệp chưa qua xử lý ra nguồn tiếp nhận, điển hình là sự cố cá chết ở vùng biển ven bờ 04 tỉnh miền Trung năm 2016 do nước thải của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, cá chết trên sông Bưởi ở Thanh Hóa do nước thải nhà máy mía đường Hòa Bình xả thải … [2]
- 2 Hiện nay, trên thị trường xuất khẩu da giày, cũng như ngành da, thì Việt Nam có Kim ngạch xuất khẩu ngành da dày đang tăng trưởng cao, trung bình hàng năm 16%. Tuy nhiên, vấn đề xử lý nước thải thuộc da cũng đang làm nhức nhối các cơ quan chức năng bởi hàm lượng Crom trong khi thuộc da lớn, khi thải ra sẽ làm ô nhiễm môi trường. Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hiện nay có 02 cơ sở thuộc da (01 cơ sở đang trong giai đoạn vận hành thử nghiệm dự án), 01 cơ sở đang hoạt động, từ khi nhà máy đi vào hoạt động rất nhiều vấn đề nảy sinh trong công tác bảo vệ môi trường, dự án gần suối dễ gây ô nhiễm nguồn nước suối, gây mùi hôi, khó chịu... Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, tỉnh Lạng Sơn đã từng bước đưa công tác quản lý môi trường dần đi vào nề nếp, tăng cường tổ chức các hoạt động kiểm soát, phòng ngừa, ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ gây ra, đặc biệt đối với các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, trong đó điển hình là nhà máy thuộc da tại huyện Văn Lãng. Tuy nhiên, công tác triển khai và thực hiện còn nhiều khó khăn và thách thức. Xuất phát từ thực tiễn này, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường của nhà máy thuộc da tại huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn”.
- 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về ngành thuộc da 1.1.1. Khái quát về hiện trạng ngành công nghiệp thuộc da của Việt Nam Thuộc da là quá trình xử lý da của động vật để sản xuất da thuộc, là vật liệu bền hơn và khó bị phân hủy hơn. Theo truyền thống, thuộc da sử dụng tanin, một hợp chất hóa học có tính axit. Việc nhuộm màu có thể xảy ra trong quá trình thuộc da. Xưởng thuộc da là từ để chỉ khu vực nhà xưởng mà da được xử lý. Thuộc da sống thành da thuộc là một quá trình làm thay đổi vĩnh viễn cấu trúc protein của da. Sản xuất "da sống thô" (da không thuộc nhưng là da làm nguyên liệu sản xuất) không yêu cầu sử dụng tanin. Da sống thô được thực hiện bằng cách loại bỏ thịt, mỡ và sau đó là lông bằng cách sử dụng một dung dịch (như nhúng/ngâm vào nước vôi hay nước tro), sau đó cạo sạch bằng một con dao hơi cùn, rồi sấy khô. Hai dung dịch nói trên để loại bỏ lông cũng có tác dụng làm sạch các mạng thớ sợi của da và cho phép hóa chất thuộc da thấm vào, do đó tất cả các bước của sản xuất da sống thô (trừ sấy khô) thường cũng là những bước mở đầu cho một quy trình phức tạp hơn trong thuộc da và sản xuất da thuộc. Thuộc da có thể được thực hiện bằng một trong hai phương pháp là thuộc bằng thực vật hoặc thuộc bằng khoáng chất. Trước khi thuộc da, da sống được làm sạch lông, tẩy dầu mỡ, khử muối và ngâm trong nước trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 2 ngày. Để ngăn chặn tổn hại da do vi khuẩn phát triển trong thời gian ngâm ủ, có thể sử dụng thuốc diệt khuẩn như dithiocacbamat. Thuốc diệt nấm như TCMBT, 2- (thiocyanomethylthio) benzothiazol, cũng có thể được thêm vào muộn hơn trong quy trình này để bảo vệ da thuộc còn ẩm ướt không bị nấm mốc phát triển. Sau năm 1980 việc
- 4 sử dụng pentachlorophenol và thuốc diệt khuẩn chứa thủy ngân cùng các dẫn xuất của chúng đã bị cấm. Phương pháp thuộc bằng thực vật sử dụng tanin. Tanin là một lớp các hóa chất polyphenol làm se có mặt tự nhiên trong vỏ cây và lá của nhiều loài thực vật. Các tanin liên kết với các protein colagen trong da và che phủ lên chúng, làm cho da thuộc trở nên ít thấm nước hơn và khó bị vi khuẩn, nấm mốc tấn công hơn. Quy trình này cũng làm cho da trở nên mềm hơn. Các loại vỏ cây chủ yếu được sử dụng trong thuộc da ngày nay bao gồm các loài trong các chi Castanea, Quercus, Coriaria, Notholithocarpus, Tsuga, Schinopsis, Aspidosperma, các loài cây ngập mặn, Acacia (đặc biệt là Acasia catechu) và Terminalia (như Terminalia chebula). Da sống được căng trên các khung và ngâm vài tuần trong các bể lớn với nồng độ tanin ngày càng tăng. Da thuộc thực vật mềm và được sử dụng trong sản xuất các loại va li hay đồ da gia dụng. Thuộc bằng crom Trước khi có sự đưa các hóa chất crom vào quá trình thuộc da thì một vài bước là cần thiết để sản xuất ra da sống có thể thuộc. Các bước này bao gồm: cạo lông (loại bỏ lông), tẩm vôi (ngâm tẩm các chất kiềm như natri hydroxit), khử vôi (phục hồi pH trung hòa), ngâm mềm da bằng enzym, và ngâm chua (hạ pH của da sống bằng muối và axit sulfuric). Độ pH phải là rất axit khi crom được đưa vào để đảm bảo các phức chất crom là đủ nhỏ để ăn khớp với khoảng cách giữa các sợi và phần sót lại của colagen. Khi mức thấm crom mong muốn vào da đã đạt được, độ pH của da lại được nâng lên một lần nữa để tạo thuận lợi cho quy trình thuộc. Bước này gọi là bazơ hóa. Ở trạng thái thô, da thuộc bằng crom có màu xanh lam, vì thế còn gọi là da xanh ẩm. Thuộc bằng crom nhanh hơn so với thuộc bằng thực vật (chưa tới một ngày cho công đoạn này của thuộc da bằng crom) và sản xuất ra da có thể kéo giãn, thích hợp để sản xuất ví, túi xách hay quần áo.
- 5 Thuộc da bằng các khoáng chất khác Da thuộc bằng khoáng chất chứa crom được gọi là da xanh ẩm, các hình thức thuộc da bằng phèn, các muối zirconi, titan, sắt, hoặc bằng các kết hợp giữa chúng, làm cho da được gọi là da trắng ẩm. Da trắng ẩm cũng là một công đoạn bán thành phẩm như da xanh ẩm, nhưng là thân thiện sinh thái hơn. Nhiệt độ co rút của da trắng ẩm thay đổi trong khoảng 70-85 °C, trong khi đó với da xanh ẩm là trong khoảng 95-100 °C. Thuộc da được xem là một trong những ngành công nghiệp gây ô nhiễm nặng nhất do tạo ra mùi hôi thối, nhiều chất thải hữu cơ và tiêu thụ nhiều nước. Các chất thải bao gồm: nước, muối, các protein, lông, chất béo và những hóa chất dư của quá trình sản xuất. Bên cạnh đó còn có da phế thải của công đoạn tạo hình và tách da, bào da hay đệm để đạt chiều dày da mong muốn. Da thải của các công đoạn ướt có thể làm thức ăn gia súc và phân bón, tuy nhiên da thải của công đoạn khô chỉ được đem chôn lấp. Sau một thời gian, dưới ảnh hưởng của các tác nhân tự nhiên, các thành phần trong da bị biến đổi và gây ô nhiễm cho môi trường đất. elatin là sản phẩm thủy phân một phần của collagen có nguồn gốc tự nhiên như da, mô của khớp nối và xương động vật. Trong công nghiệp, gelatin có rất nhiều ứng dụng quan trọng, đóng vai trò là chất ổn định, chất kết dính, chất nhũ hóa và chất làm đặc. Da thải của công đoạn khô vẫn còn chứa rất nhiều gelatin. Ở Việt Nam, ngành công nghiệp thuộc da đang gặp không ít khó khăn. Hiện nay, nước ta có khoảng 35 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, lượng sản xuất ra chỉ đáp khoảng 40% nhu cầu trong nước. Theo các chuyên gia 2 vấn đề khó khăn đối với ngành thuộc gia là : nguyên liệu sản xuất và xử lý nước thải ngành thuộc da. [3] Tác động đến môi trường từ hoạt động thuộc da: Phát sinh lượng lớn nước thải có chứa nhiều thành phần ô nhiễm môi trường nước, tác động đến các loài thủy sinh trong nước; phát sinh chất thải nguy hại do trong quá trình
- 6 sản xuất sử dụng nhiều hóa chất, nếu không quản lý tốt tác động xấu đến môi trường đất, nước, không khí…; phát sinh mùi gây khó chịu cho người và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và công nhân; lượng chất thải rắn phát sinh, nếu không được thu gom, xử lý tác động xấu đến môi trường xung quanh. 1.1.2. Nguồn thải, đặc điểm nước thải ngành thuộc da Đa số các công đoạn trong công nghệ thuộc da đều là quá trình ướt, có nghĩa là có sử dụng nước. Định mức tiêu thụ nước khoảng 30 - 70m3 cho 1 tấn da nguyên liệu. Lượng nước thải thường xấp xỉ lượng nước tiêu thụ, như vậy lượng nước thải ra là rất nhiều. Ngoài ra, ở mỗi công đoạn đều sử dụng các hóa chất riêng, vì vậy nước thải ra có nồng độ ô nhiễm cao, độc hại cho môi trường. Nhìn chung, nước thải thuộc da chứa hàm lượng ô nhiễm cao, độ màu, lượng cặn, BOD, COD lớn, trong nước thải có lượng lớn thành phần hữu cơ bắt nguồn từ nguyên liệu da động vật, đó là da, lông, thịt, protein, lipid, dầu mỡ, các chất hữu cơ, dễ, khó phân hủy sinh học. Ngoài ra trong nước thải có chứa nhiều hóa chất vô cơ sử dụng trong các quá trình, như ion cr6+, các chất tẩy, axit, bazơ. Nước thải thuộc da nếu không được xử lý sẽ gây ảnh hưởng tới môi trường, hàm lượng chất hữu cơ cao làm giảm nồng độ oxi trong nước, ảnh hưởng tới môi trường thủy sinh xung quanh, lượng cặn gồm các thành phần như lông, thịt, vôi làm nước bị bẩn đục, các chất vô cơ trong nước thải có thể tạo thành các muối, làm tăng độ mặn, độ cứng, áp suất thẩm thấu, ảnh hưởng tới thủy sinh. Nhất thiết phải xử lý nước thải thuộc da trước khi xả ra môi trường. [6] 1.1.3. Công nghệ xử lý nước thải ngành thuộc da Nước thải từ nhà máy sản xuất thuộc da gồm nước thải từ các công đoạn khác nhau. Trong đó, ở các công đoạn thuộc, trong thành phần nước thải chứa ion Cr6+. Nồng độ ion crom trong nước thải ở các công đoạn này là rất lớn, khó có thể xử lý bằng các phương pháp sinh học cũng như cơ học, vì vậy
- 7 trước khi xử lý chung cùng với dòng nước thải ở công đoạn khác ta phải xử lý riêng trước. Quá trình xử lý nước thải Cr6+ : Nước thải từ các công đoạn có chứa crom được chảy về bể gom, trước và sau bể gom ta đặt song chắn rác thô và sông chắn rác tinh nhằm loại cặn có kích thước lớn và lớn hơn 5mm. Trong bể phản ứng ta sử dụng Natrisunfua làm tác nhân phản ứng theo phương trình sau: Cr2O72- + 3S2- + 14H+ → 2Cr3+ + 3S0 + 7H2O Dựa vào phản ứng, việc duy trì ion H+ là rất quan trọng, pH đảm bảo cho quá trình xảy ra là từ 2 - 4, vì vậy ta cần phải điều chỉnh pH thích hợp và phải điều chỉnh thêm H2SO4 vào, sau khi hình thành ion Cr3+ sẽ hình thành kết tủa: Cr3+ + OH- → Cr(OH)3 pH cho quá trình này là từ 7-9 nên ta phải thêm kiềm NaOH vào bể. Trong bể phản ứng có lắp đặt cánh khuấy nhằm trộn đều nước thải. Từ bể phản ứng, nước thải chảy qua bể lắng để tách các cặn lắng. Sau đó, nước thải chứa ion Cr3+ chảy sang bể điều hòa , xử lý chung cùng nước thải ở các công đoạn khác. Quá trình xử lý nước thải: Nước thải ở các công đoạn khác không chứa nhiều ion Cr6+, được tách riêng đến bể gom khác, trước và sau bể gom ta cũng đặt song chắn rác thô và song chắn rác tinh để loại bỏ rác cặn, đảm bảo an toàn cho các công trình thiết bị sau. Từ bể gom, nước thải bơm lên song chắn rác tinh rồi chảy xuống bể vớt tuyển nổi. Nguyên liệu cho quá trình sản xuất này là da của các động vật, chứa nhiều chất béo, mỡ, ngoài ra lượng dầu mỡ từ việc lau chùi vệ sinh các thiết bị cũng rất lớn. Trước khi vào các công đoạn tiếp theo ta cần giảm lượng dầu mỡ có trong nước thải. Trong bể tuyển nổi, dưới tác dụng của bọt khí li ti,
- 8 các chất nhẹ hơn nước như dầu mỡ sẽ nổi lên mặt nước, khi đó các chất này sẽ được thu gom bằng thiết bị thu cặn, đặt trên mặt bể. Sau khi tách dầu mỡ nước thải chảy về bể điều hòa, cùng với dòng nước thải chứa ion Cr3+ trộn chung. Bể điều hòa có tác dụng điều hòa lưu lượng và chất lượng nước thải, trong bể có lắp đặt hệ thống phân phối khí nhằm trộn đều nước thải, tránh quá trình phân hủy kị khí, đồng thời xử lý một phần các chất dễ phân hủy sinh học. Từ bể điều hòa nước thải được bơm sang bể keo tụ tạo bông. Đây là quá trình xử lý hóa lý, hóa chất phèn nhôm được thêm vào bể nhằm tạo phản ứng keo tụ, liên kết các chất bẩn trong nước tạo thành bông cặn theo phản ứng keo tụ. Từ ngăn phản ứng, nước thải chảy đến ngăn tạo bông, ngăn này có mục đích để các bông cặn mới tạo thành từ phản ứng keo tụ có thể tạo thành các bông có kích thước lớn hơn nhờ hóa chất polymer và để có có thể lắng xuống dưới. Sau khi tạo thành các bông bùn, nước thải được dẫn qua bể lắng để tách lượng bùn mới hình thành. Bùn sẽ lắng xuống đáy và được dẫn ra bể nén bùn. Nước thải trên bề mặt sẽ được bơm qua bể xử lý sinh học kỵ khí UASB. Bể UASB ứng dụng quá trình lên men kỵ khí được sử dụng hiệu quả trong trường hợp lượng chất bẩn hữu cơ lớn, BOD, COD >= 2000mg/l. Trong điều kiện kỵ khí, các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ thành metan và CO2 và các chất hữu cơ đơn giản khác theo phương trình phản ứng sau: CHC + VSVkỵ khí → CH4 + CO2+ chất hữu cơ đơn giản + khí khác. Bể UASB xử lý hữu cơ, giúp làm giảm lượng BOD, COD, hiệu suất từ 60 – 80%. Sau khi xử lý kỵ khí, nước thải tiếp tục được dẫn qua bể Aerotank để xử lý hiếu khí. Bể Aerotank ứng dụng quá trình sinh học hiếu khí bùn hoạt tính lơ lửng. Trong điều kiện hiếu khí, do hệ thống dẫn khí sục liên tục, các vi sinh vật hiếu khí có trong bùn hoạt tính sử dụng các chất hữu cơ làm thức ăn, để sinh trưởng, phát triển tạo thành sinh khối mới, xử lý lượng BOD, COD trong nước thải. Sau khi tạo thành sinh khối mới, nước thải chảy qua bể lắng để
- 9 tách bùn và nước. Trong bể lắng, bùn thải lắng xuống đáy bể rồi chảy tới bể nén bùn. Nước thải sau 2 quá trính sinh học làm sạch hữu cơ tiếp tục được lọc qua hệ thống lọc áp lực. bể lọc gồm nhiều tầng vật liệu lọc giúp giữ lại các cặn còn lại trong nước thải , đảm bảo chất lượng nước sạch. Sau quá trình lọc, nước thải chảy về bể khử trùng. Hóa chất chlorine được thêm vào để khử trùng, tiêu diệt vi khuẩn, vi trùng có trong nước thải đảm bảo vệ sinh môi trường. 1.2. Tổng quan về công tác quản lý môi trƣờng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hiện nay 1.2.1. Tình hình triển khai thực hiện công tác BVMT đã và đang được triển khai thực hiện Luật BVMT năm 2014 đã quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của UBND các cấp, trong đó quy định "UBND cấp tỉnh" có trách nhiệm sau: - Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chương trình, quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ môi trường; - Tổ chức thực hiện pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường; - Xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường của địa phương phù hợp với quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia; - Tổ chức đánh giá và lập báo cáo môi trường. Truyền thông, phổ biến, giáo dục chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường; - Tổ chức thẩm định, phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, hướng dẫn và tổ chức kiểm tra xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường theo thẩm quyền; - Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về bảo vệ môi trường theo thẩm quyền;
- 10 - Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và quy định của pháp luật có liên quan; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan giải quyết các vấn đề môi trường liên tỉnh; - Chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn. Nhìn chung, công tác chỉ đạo, điều hành của bộ máy quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương về BVMT đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã được quan tâm ở một mức độ nhất định, tuy nhiên, trên thực tế việc triển khai thực hiện gặp rất nhiều khó khăn. Những hạn chế trong tác động của chính sách hiện hành liên quan tới BVMT trong sản xuất, kinh doanh cũng như nhu cầu cấp bách BVMT hiện nay đảm bảo sự PTBV trong tương lai đưa ra nhiều vấn đề đối với việc xây dựng chính sách BVMT. Quan điểm trong xây dựng chính sách BVMT đối với cơ sở sản xuất kinh doanh của nước ta là phát triển bền vững. Mặt khác, trong mối quan hệ sản xuất, kinh doanh thì BVMT phải được kết hợp hài hòa và hướng tới cải thiện môi trường. 1.2.2. Công tác quản lý môi trường tại tỉnh Lạng Sơn 1.2.2.1. Hiện trạng và diễn biến các thành phần môi trường - Về hiện trạng và biến động diện tích đất đai: Chất lượng môi trường đất tỉnh Lạng Sơn năm 2017 tại 26 điểm quan trắc có các chỉ tiêu quan trắc về kim loại nặng trong đất đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 03- MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất (đối với đất nông nghiệp). Chất lượng môi trường đất quan trắc đợt I và đợt II cho thấy, chất lượng đất không có sự biến động nhiều giữa các đợt quan trắc. Hàm lượng Pb trong các mẫu phân tích đất đợt 2 có xu hướng giảm so với các mẫu phân tích đất đợt 1.
- 11 - Về hiện trạng và biến động nước mặt: Lạng Sơn có mạng lưới sông, suối khá phát triển. Mật độ mạng lưới sông, suối của Lạng Sơn dao động trung bình từ 0,6km2 - 1,2 km/km2. Chất lượng môi trường nước mặt của tỉnh Lạng Sơn tại 32 điểm quan trắc tương đối tốt, các chỉ tiêu phân tích tại phần đa vị trí quan trắc nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08-MT: 2015/BTNMT (B1). Tuy nhiên, tại một số thủy vực bị ô nhiễm chất hữu cơ, vi sinh như: hồ Phai Món (nước hồ bị ph dư ng, hàm lượng COD lớn hơn giới hạn cho ph p từ 4,6-5,7 lần, hàm lượng TSS (đợt 2) vượt giới hạn cho phép 1,14 lần, hàm lượng BOD5 lớn hơn giới hạn cho ph p từ 4,9-7,3 lần, hàm lượng NH4+ lớn hơn giới hạn cho ph p từ 9,8-21,0 lần, Coli orm (đợt 2) lớn hơn 2,0 lần, Photphat (đợt 1) lớn hơn giới hạn cho phép 6,8 lần; sông Kỳ Cùng tại cầu ngầm (TSS (đợt 2) vượt giới hạn cho phép 1,7 lần, hàm lượng NH4+ (đợt 2) vượt giới hạn cho phép 2,3 lần, hàm lượng PO43- (đợt 1) vượt giới hạn cho phép 2,4 lần); suối Lao Ly của Thành phố Lạng Sơn; suối Na Mưng xã Hợp Thành huyện Cao Lộc,...So sánh với năm 2016 cho thấy chất lượng môi trường nước mặt tỉnh Lạng Sơn năm 2017 không có nhiều biến động. Riêng nước hồ Phai Món (NM1) và nước suối Lao Ly (NM3) thì mức độ ô nhiễm có xu hướng gia tăng. - Về hiện trạng và biến động rừng: Tổng diện tích đất có rừng (bao gồm cả diện tích rừng ngoài quy hoạch): 503.292,6 ha (trong đó rừng tự nhiên: 293.589,73 ha; rừng trồng: 209.702,87 ha; tổng diện tích đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp: 176.437,22 ha (trong đó có 19.234,01 ha đất đã trồng rừng nhưng chưa thành rừng theo tiêu chí quy định tại Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tiêu chí xác địch và phân loại rừng). - Về diễn biến chất lượng môi trường không khí trong các khu đô thị, khu dân cư: Nhìn chung chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 370 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 413 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 542 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 299 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 343 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 319 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 235 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 246 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn