intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Mao A Mẫn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:123

30
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội" nghiên cứu đánh giá nguồn gốc phát sinh, số lượng, thành phần của chất thải rắn sinh hoạt và thực trạng trong công tác quản lý chất thải rắn tại khu vực nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN VĂN THIỆN NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG MÃ NGÀNH: 8440301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGÔ DUY BÁCH Hà Nội, 2018 Hà Nội -2018
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn “Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội” là do tôi thực hiện. Những số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Hà Nội, tháng 10 năm 2018 Người viết Nguyễn Văn Thiện
  3. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn Thạc sĩ khoa học chuyên ngành Khoa học môi trường, tôi đã nhận được rất nhiều sự dạy bảo, hướng dẫn, góp ý của các thầy cô Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường, Trường Đại học Lâm Nghiệp. Với lòng biết ơn sâu sắc và tình cảm chân thành cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới: Các thầy cô giảng viên Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường, Trường Đại học Lâm nghiệp, cùng các thầy cô giảng viên các Khoa, Bộ môn trong, ngoài trường đã tận tình chỉ dạy và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Ngô Duy Bách, là người đã luôn tâm huyết, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Đồng thời tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới lãnh đạo và cán bộ môi trường của UBND huyện Ba Vì, UBND các xã trên địa bàn huyện Ba Vì, Công ty CP đầu tư và phát triển CNC Minh Quân và nhân dân địa phương đã tạo điều kiện cho tôi tìm hiểu, điều tra, khảo sát và nghiên cứu để có dữ liệu hoàn thành bài luận văn này. Cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn khích lệ, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Mặc dù, đã có nhiều cố gắng hoàn thành bài luận văn bằng tất cả tâm huyết, sự nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên do thời gian và nhiều điều kiện hạn chế khác nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 10 năm 2018 Người viết Nguyễn Văn Thiện
  4. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. v DANH MỤC BẢNG.......................................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH .........................................................................................................vii MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN .......................................... 2 1.1. Tình hình quản lý, xử lý chất thải rắn trên thế giới ......................................... 2 1.1.1. Mức độ phát sinh ...................................................................................... 2 1.1.2. Thu gom, lưu trữ, vận chuyển CTRSH ..................................................... 3 1.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn ở Việt Nam ................................................... 5 1.2.1. Chất thải rắn ........................................................................................... 5 1.2.2. Nguồn phát sinh, thành phần CTRSH ...................................................... 5 1.2.3. Phân loại chất thải rắn ............................................................................. 9 1.2.4. Hiện trạng quản lý chất thải rắn ở Việt Nam ......................................... 13 1.2.5. Đánh giá hiệu quả quản lý chất thải rắn ở Việt Nam ............................ 14 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, MỤC TIÊU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................................................. 15 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 15 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 15 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 15 2.2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 15 2.3. Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 15 2.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 15 2.4.1. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp ....................................................... 15 2.4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ................................................. 18 Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU20 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ................................................................. 20
  5. iv 3.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................... 20 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ........................................................................ 22 3.2. Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi ....................................... 24 Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................ 26 4.1. Tổng quan đối tượng điều tra......................................................................... 26 4.1.1. Điều tra, phỏng vấn hộ gia đình ............................................................. 26 4.1.2. Điều tra, phỏng vấn cán bộ môi trường ................................................. 28 4.1.3. Điều tra, phỏng vấn lãnh đạo địa phương.......................................25 4.1.4. Đánh giá chung về kết quả điều tra, phỏng vấn ..................................... 29 4.2. Hiện trạng CTRSH trên địa bàn huyện Ba Vì ............................................... 31 4.2.1. Nguồn phát sinh, phân bố CTRSH trên địa bàn huyện Ba Vì ................ 31 4.2.2. Khối lượng và thành phần CTRSH ......................................................... 32 4.3. Hiện trạng quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Ba Vì………………………32 4.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý môi trường của huyện Ba Vì ................. .32 4.3.2. Hiện trạng phân loại CTRSH trên địa bàn huyện Ba Vì ……….....…...34 4.3.3. Hiện trạng phân loại CTRSH trên địa bàn huyện Ba Vì ........................ 38 4.3.4. Hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH .................................. 39 4.3.5.Diễn biến khối lượng CTRSH trên địa bàn huyện Ba Vì đến năm 2025 . 47 4.4. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý CTRSH của huyện Ba Vì . 49 4.4.1. Thuận lợi................................................................................................. 49 4.4.2. Khó khăn ................................................................................................. 51 4.5. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Ba Vi 52 4.5.1. Cơ sở đề xuất giải pháp .......................................................................... 52 4.5.2. Giải pháp quản lý ................................................................................... 53 4.5.3. Giải pháp khoa học kỹ thuật, công nghệ ................................................ 56 4.5.4. Giải pháp về vốn đầu tư bảo vệ môi trường........................................... 62 4.5.5. Giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường ............................................... 63 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 66 PHỤ LỤC
  6. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BCL CTR Bãi chôn lấp chất thải rắn BCL HVS Bãi chôn lấp hợp vệ sinh BVMT Bảo vệ môi trường BVTV Bảo vệ thực vật Bộ TN&MT Bộ Tài nguyên và Môi trường Sở TN & MT Sở Tài nguyên và Môi trường TCMT Tổng cục môi trường CTNH Chất thải nguy hại CTR Chất thải rắn CTRHC Chất thải rắn hữu cơ CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt CTRCN Chất thải rắn công nghiệp CTRYT Chất thải rắn y tế HTX Hợp tác xã HĐND Hội đồng nhân dân UBND Ủy ban nhân dân Khu LHXL CTR Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn KCN, KCX Khu công nghiệp, khu chế xuất NCKH Nghiên cứu khoa học PTBV Phát triển bền vững QCVN và TCVN Quy chuẩn Việt Nam và Tiêu chuẩn Việt Nam VSMT Vệ sinh môi trường BCL CTR Bãi chôn lấp chất thải rắn
  7. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.2. Tỷ lệ CTR xử lý bằng các phương pháp khác nhau ở một số nước ........... 4 Bảng 1.3. Các dạng chất thải phát sinh từ những nguồn khác nhau ........................... 5 Bảng 1.4. Lượng CTRSH phát sinh ở cácđô thị Việt Nam đầu năm 2007 ................. 6 Bảng 1.5. Lượng CTRSH đô thị theo vùng địa lý Việt Nam đầu năm 2007 .............. 7 Bảng 1.6. Thành phần CTR từ nhiều nguồn khác nhau .............................................. 7 Bảng 1.7. Tổng hợp lượng CTR nông nghiệp phát sinh năm 2008, 2010 .................. 9 Bảng 1.8. Ước tính lượng CTR đô thị phát sinh đến năm 2025 ............................... 10 Bảng 4.1. Danh sách hộ gia đình lấy phiếu điều tra, phỏng vấn ............................... 27 thôn Lai Bồ, TT Tây Đằng ......................................................................................... 27 Bảng 4.2. Danh sách hộ gia đình lấy phiếu điều tra, phỏng vấn ............................... 27 thôn Nhuận Trạch, xã Vạn Thắng ............................................................................... 27 Bảng 4.3. Danh sách hộ gia đình lấy phiếu điều tra, phỏng vấn ............................... 28 thôn Cốc Đồng Tâm, xã Minh Quang ....................................................................... 28 Bảng 4.4. Danh sách cán bộ môi trường xã lấy phiếu điều tra, phỏng vấn .............. 29 Bảng 4.5. Danh sách cán bộ lãnh đạo xã lấy phiếu điều tra, phỏng vấn ................... 29 Bảng 4.6. Tỷ lệ Nam, Nữ tham gia phỏng vấn, điều tra huyện Ba Vì ...................... 30 Bảng 4.7. Tỷ lệ cấu trúc theo độ tuổi tham gia phỏng vấn, điều tra huyện Ba Vì .... 30 Bảng 4.8. Các nguồn phát sinh CTRSH trên địa bàn huyện Ba Vì .......................... 31 Bảng 4.9. Nguồn phát sinh CTRSH huyện Ba Vì ..................................................... 33 Bảng 4.10. Bảng đánh giá hộ gia đình phân loại rác tại nguồn ................................ 38 Bảng 4.11. Lịch trình thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn huyện Ba Vì ....... 40 Bảng 4.12. Số lượng người và phương tiện thu gom trên toàn huyện ...................... 41 Bảng 4.13. Hiện trạng các bãi trung chuyển CTRSH của huyện Ba Vì ................... 42 Bảng 4.14. Bảng số liệu thu gom, vận chuyển trong kh vực nghiên cứu ................. 42 Bảng 4.15. Tổng hợp ý kiến, đề xuất trong khu vực nghiên cứu .............................. 43 Bảng 4.16. Tổng hợp số liệu tại Khu xử lý rác thải Xuân Sơn năm 2017 ................ 44 Bảng 4.17. Dự báo dân số huyện Ba Vì từ năm 2017 - 2025 ................................... 48 Bảng 4.18. Dự báo diễn biến khối lượng CTRH huyện Ba Vì ................................. 49 phát sinh từ 2017 - 2025............................................................................................ 49 Bảng 4.19. Ý thức của cộng đông dân cư về bảo vệ môi trường .............................. 50
  8. vii DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Ba Vì. .............................................................. 21 Hình 4.1. Tỷ lệ Nam, Nữ tham gia phỏng vấn, điều tra huyện Ba Vì. ..................... 30 Hình 4.2. Tỷ lệ Cấu trúc theo độ tuổi tham gia phỏng vấn, điều tra huyện Ba Vì. .. 31 Hình 4.3. Tỷ lệ thành phần CTRSH huyện Ba Vì..................................................... 34 Hình 4.4. Tỷ lệ thành phần CTRSH huyện Ba Vì tại bãi xử lý Xuân Sơn. .............. 35 Hình 4.5. Biểu đồ lượng CTRSH huyện Ba Vì từ năm 2013-2017. ......................... 35 Hình 4.6. Biểu đồ lượng CTRSH huyện Ba Vì theo tháng của năm 2017. .............. 36 Hình 4.7. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý môi trường huyện Ba Vì. ....................... 37 Hình 4.8. Bãi trung chuyển CTRSH trên địa bàn huyện Ba Vì. ............................... 41 Hình 4.9. Khu xử lý rác Xuân Sơn - Tản Lĩnh - Ba Vì. ............................................ 46 Hình 4.10. Hoạt động tuyên truyền và vệ sinh BVMT của ĐTN huyện Ba Vì. ....... 54 Hình 4.11. Mô hình ủ phân compost hiếu khí. .......................................................... 59
  9. MỞ ĐẦU Ngày nay, sự phát triển mạnh của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ đã đưa nền kinh tế, xã hội của nước ta phát triển mạnh mẽ, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, xã hội là các vấn đề nỏng bỏng mà hậu quả của nó đã và đang gây ra khiến chúng ta không thể không quan tâm. Vấn đề thường xuyên được đưa ra bàn luận và luôn được đặc biệt quan tâm bởi mức độ nghiêm trọng và tính cấp thiết của nó, đó chính là vấn đề ô nhiễm môi trường. Cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội, tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, vấn đề chất thải rắn, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn nguy hại từ bệnh viện, khu công nghiệp, các nhà máy, cơ sở sản xuất, làng nghề,… đã thực sự trở thành một vấn đề nóng bỏng, ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sống của chúng ta. Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách đầu tư cho quản lý chất thải rắn. Tuy nhiên, trên thực tế mới tập trung đầu tư chủ yếu cho các thành phố, đô thị và các khu công nghiệp. Trong những năm gần đây, cùng với chủ trương xây dựng nông thôn mới, vấn đề quản lý chất thải rắn mà đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt đã quan tâm và đưa vào như một chỉ tiêu để xây dựng nông thôn mới, thì chính sách này thực sự thiết thực và có ý nghĩa to lớn. Theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, huyện Ba Vì được định hướng là đô thị vệ tinh phát triển theo hướng văn hóa lịch sử, du lịch sinh thái và tâm linh, hỗ trợ phát triển cho khu vực nông thôn nằm trong hành lang xanh của thành phố. Trước thực trạng đô thị hóa nhanh chóng hiện nay, ranh giới giữa nông thôn và thành thị không còn rõ ràng. Sự thay đổi nhanh cả về số lượng và thành phần của chất thải rắn. Ngày nay, chất thải rắn sinh hoạt đã và đang trở thành mối quan tâm lớn của địa phương trước thực trạng ra tăng nhanh về số lượng, phức tạp về thành phần và thiếu kinh nghiệm trong quản lý. Nhận thấy được tính cần thiết phải xây dựng mô hình quản lý và phương pháp xử lý hiệu quả phù hợp với thực tế. Do vậy, đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội” là cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao, kết quả của đề tài sẽ giúp cho những nhà quản lý tham khảo để đưa ra các quyết định phù hợp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Ba Vì nhằm giảm thiểu các tác động tới môi trường và sức khỏe cộng đồng.
  10. Chƣơng 1 TỔNG QUAN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN 1.1. Tình hình quản lý, xử lý chất thải rắn trên thế giới 1.1.1. Mức độ phát sinh Đô thị hóa và phát triển kinh tế thường đi đôi với mức tiêu thụ tài nguyên và tỷ lệ phát sinh chất thải rắn tăng lên tính theo đầu người. Mức độ đô thị hóa cao thì lượng chất thải tăng lên theo đầu người, ví dụ cụ thể một số nước hiện nay như sau: Canada là 1,7 kg/người/ngày; Australia là 1,6 kg/người/ngày; Thụy Sỹ là 1,3 kg/người/ngày; Trung Quốc là 1,3 kg/người/ngày. Dân thành thị ở các nước phát triển phát sinh chất thải nhiều hơn ở các nước đang phát triển gấp 4 lần, cụ thể ở các nước phát triển là 2,8 kg/người/ngày; Ở các nước đang phát triển là 0,7 kg/người/ngày [14]. Tiêu chuẩn tạo rác trung bình theo đầu người đối với từng loại chất thải mang tính đặc thù của từng địa phương và phụ thuộc vào mức sống, văn minh, dân cư ở mỗi khu vực. Tuy nhiên, dù ở khu vực nào cũng có xu hướng chung của Thế giới là mức sống càng cao thì lượng chất thải phát sinh càng nhiều. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn tại các thành phố lớn như New York là 1,8 kg/người/ngày, Hàn Quốc là 1,79 kg/người/ngày, Nhật Bản là 1,67 kg/người/ngày, Singapore và Hồng Kông là 1,0 - 1,3 kg/người/ngày [14]. Thể hiện cụ thể qua Bảng 1.1. Bảng 1.1. Lƣợng phát sinh chất thải rắn đô thị ở một số Quốc gia Lƣợng phát sinh CTR đô Dân số đô thị hiện Tên nƣớc thị hiện nay nay (% tổng số) (kg/ngƣời/ngày) Nƣớc thu nhập thấp 15,92 0,60 Nepal 13,70 0,70 Bangladesh 18,30 0,69 Việt Nam 20,80 0,75 Ấn Độ 26,80 0,66 Nƣớc thu nhập trung bình 40,80 0,99 Indonesia 35,40 0,96
  11. Philippines 54,00 0,72 Thái Lan 20,00 1,30 Malaysia 53,70 1,1 Nƣớc có thu nhập cao 86,3 1,59 Hàn Quốc 81,30 1,79 Singapore 100,00 1,30 Nhật Bản 77,60 1,67 (Dự án Danida (2007), Nâng cao năng lực quy hoạch và quản lý môi trường đô thị, NXB Đại học Kiến trúc, Hà Nội) [14]. 1.1.2. Thu gom, lưu trữ, vận chuyển CTRSH Trên Thế giới, các nước phát triển đã có những mô hình phân loại và thu gom rác thải rất hiệu quả. Tại các nước phát triển quá trình phân loại rác tại nguồn đã diễn ra cách đây 30 - 40 năm và đến nay hầu hết đã đi vào nền nếp. Ở mức độ thấp, rác thải được tách thành 2 loại là hữu cơ dễ phân huỷ và loại khó phân huỷ. Ở mức độ cao hơn, rác được tách thành 3 hay nhiều loại hơn nữa ngay từ hộ gia đình hoặc ở các điểm tập kết trong khu dân cư. Nhờ đó công tác tái chế rác thải đạt hiệu quả cao hơn, tốn ít chi phí hơn. Nhưng sự thành công của việc sử dụng lại và tái chế chất thải là kết quả của ba yếu tố có liên quan mật thiết với nhau. Nhật Bản: Các gia đình Nhật Bản đã phân loại chất thải thành 3 loại riêng biệt và cho vào 3 túi với màu sắc khác nhau theo quy định: rác hữu cơ, rác vô cơ, giấy, vải, thủy tinh, rác kim loại. Rác hữu cơ được đưa đến nhà máy xử lý rác thải để sản xuất phân vi sinh. Tại đây, rác được đưa đến hầm ủ có nắp đậy và được chảy trong một dòng nước có thổi khí rất mạnh vào các chất hữu cơ và phân giải chúng một cách triệt để. Sau quá trình xử lý đó, rác chỉ còn như một hạt cát mịn và nước thải giảm ô nhiễm. Các cặn rác không còn mùi sẽ được nén thành các viên gạch lát vỉa hè rất xốp, chúng có tác dụng hút nước khi trời mưa [13]. Mỹ: Hàng năm, rác thải sinh hoạt của các thành phố ở Mỹ lên tới 210 triệu tấn. Tính bình quân mỗi người dân Mỹ thải ra 2 kg rác/ngày. Hầu như thành phần các loại rác thải trên đất nước Mỹ không có sự chênh lệch quá lớn về tỷ lệ, cao nhất không phải là thành phần hữu cơ như các nước khác mà là thành phần chất thải vô
  12. cơ (giấy các loại chiếm đến 38%), điều này cũng dễ lý giải đối với nhịp điệu phát triển và tập quán của người Mỹ là việc thường xuyên sử dụng các loại đồ hộp, thực phẩm ăn sẵn cùng các vật liệu có nguồn gốc vô cơ. Trong thành phần các loại rác sinh hoạt thì thực phẩm chỉ chiếm 10,4% và tỷ lệ kim loại cũng khá cao là 7,7% [13]. Singapore: Đây là nước đô thị hóa 100% và là đô thị sạch nhất trên thế giới. Để có được kết quả như vậy, Singapore đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý đồng thời xây dựng một hệ thống luật pháp nghiêm khắc làm tiền đề cho quá trình xử lý rác thải tốt hơn. Các chất thải có thể tái chế được, được đưa về các nhà máy tái chế còn các loại chất thải khác được đưa về nhà máy khác để thiêu hủy. Ở Singapore có 2 thành phần chính tham gia vào thu gom và xử lý các rác thải sinh hoạt từ các khu dân cư và công ty, hơn 300 công ty tư nhân chuyên thu gom rác thải công nghiệp và thương mại [13]. 1.1.3. Quá trình xử lý CTRSH Hiện nay có rất nhiều phương pháp khác nhau để xử lý rác thải như: công nghệ sinh học, công nghệ sử dụng nhiệt, công nghệ Seraphin,... Tỷ lệ rác thải được xử lý theo phương pháp khác nhau của một số nước trên thế giới được giới thiệu ở bảng sau: Bảng 1.2. Tỷ lệ CTR xử lý bằng các phƣơng pháp khác nhau ở một số nƣớc Chế biến phân STT Nƣớc Tái chế % Chôn lấp % Đốt % vi sinh % 1 Canada 10 2 80 8 2 Đan Mạch 19 4 29 48 3 Phần Lan 15 0 83 2 4 Pháp 3 1 54 42 5 Đức 16 2 46 36 6 Ý 3 3 74 20 7 Thụy Điển 16 34 47 3 8 Thụy Sĩ 22 2 17 59 9 Mỹ 15 2 67 16 (Đỗ Thị Lan, Nguyễn Tuấn Anh và Nguyễn Thế Hùng (2008), Giáo trình phân tích môi trường, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội)[18]
  13. 1.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn ở Việt Nam 1.2.1. Chất thải rắn Chất thải rắn là tất cả các chất thải phát sinh do hoạt động sống của con người và động vật tồn tại ở dạng rắn được thải bỏ khi không còn hữu dụng hay không muốn sử dụng nữa [20]. 1.2.2. Nguồn phát sinh, thành phần CTRSH 1.2.2.1. Hiện trạng phát sinh CTRSH Các dạng chất thải phát sinh từ những nguồn khác nhau được trình bày tóm tắt trong Bảng 1.3. Bảng 1.3. Các dạng chất thải phát sinh từ những nguồn khác nhau Nguồn phát Nơi phát sinh Các dạng chất thải rắn sinh Khu dân cư Hộ gia đình, biệt thự, Thực phẩm dư thừa, bao bì hàng hoá chung cư (bằng giấy, gỗ, vải, da, cao su, PE, PP, thiếc, nhôm, thủy tinh,…), tro, đồ dùng điện tử, vật dụng hư hỏng (đồ gia dụng, bóng đèn, đồ nhựa, thủy tinh,…), chất thải độc hại như chất tẩy rửa (bột giặt, chất tẩy trắng,…), thuốc diệt côn trùng, nước xịt phòng bám trên rác thải. Khu thương mại Nhà kho, nhà hàng, chợ, Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thủy tinh, khách sạn, nhà trọ, các kim loại, chất thải nguy hại,… trạm sửa chữa, bảo hành và dịch vụ. Cơ quan, công sở Trường học, bệnh viện, văn Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thủy tinh, phòng cơ quan chính phủ. kim loại, chất thải nguy hại,… Công trình xây Khu nhà xây dựng mới, sửa Xà bần, sắt thép vụn, vôi vữa, gạch vỡ, dựng chữa nâng cấp mở rộng bê tông, gỗ, ống dẫn,… đường phố, cao ốc, san nền
  14. xây dựng. Dịch vụ công Hoạt động dọn rác vệ sinh Giấy, nilon, vỏ bao gói, thực phẩm cộng đô thị đường phố, công viên, khu thừa, lá cây, cành cây, bùn cống vui chơi, giải trí, bùn cống rãnh,… rãnh. Khu công nghiệp Công nghiệp xây dựng, chế Chất thải do quá trình sản xuất công tạo, công nghiệp nặng, nhẹ, nghiệp, phế liệu,… lọc dầu, hoá chất, nhiệt điện. Nông nghiệp Đồng cỏ, đồng ruộng, vườn Lá cây, cành cây, xác gia súc, thức ăn cây ăn quả, nông trại. gia súc thừa hay hư hỏng, rơm rạ, chất thải nguy hại như thuốc sát trùng, phân bón, thuốc trừ sâu được thải ra cùng với bao bì đựng hoá chất đó. (Nguồn: Integrated Solid Waste Management, McGRAW-HILL 1993)[33]. Lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp ngày càng nhiều với thành phần phức tạp. Bảng 1.4. Lƣợng CTRSH phát sinh ở các đô thị Việt Nam đầu năm 2007 Lƣợng CTRSH bình Lƣợng CTRSH phát sinh STT Loại đô thị quân (kg/ngƣời/ngày) Tấn/ngày Tấn/năm 1 Đặc biệt 0,84 8.000 2.920.000 2 Loại 1 0,96 1.885 688.025 3 Loại 2 0,72 3.433 1.253.045 4 Loại 3 0,73 3.738 1.364.370 5 Loại 4 0,65 626 228.490 Tổng 6.453.930 (Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008)[11] Dưới đây là bảng thể hiện lượng chất thải rắn sinh hoạt theo vùng địa lý:
  15. Bảng 1.5. Lƣợng CTRSH đô thị theo vùng địa lý Việt Nam đầu năm 2007 Lƣợng CTRSH bình Lƣợng CTRSH đô thị phát STT Đơn vị hành chính quân Sinh (kg/ngƣời/ngày) Tấn/ngày Tấn/năm 1 ĐB Sông Hồng 0,81 4.444 1.622.060 2 Đông Bắc 0,76 1.164 424.660 3 Tây Bắc 0,75 190 69.350 4 Bắc Trung Bộ 0,66 755 275.575 5 Duyên Hải NTB 0,85 1.640 598.600 6 Tây Nguyên 0,59 650 237.250 7 Đông Nam Bộ 0,79 6.713 2.450.245 8 ĐB SCL 0,61 2.136 779.640 Tổng 0,73 17.692 6.457.58 (Nguồn: Bộ Tài nguyên và môi trường, 2008)[11]. 2.1.2.2. Thành phần của CTR Thành phần của CTR mô tả các thành phần riêng biệt mà từ đó tạo nên các dòng chất thải, mối quan hệ giữa các thành phần này được biểu diễn theo % khối lượng. Bảng 1.6. Thành phần CTR từ nhiều nguồn khác nhau Phần trăm khối lƣợng (%) STT Thành phần Nhà hàng Hộ gia đình Nhà trƣờng Rác chợ Khách sạn 1 Rác thực phẩm 61,0 - 96,6 23,5 - 75, 79,5 - 100,0 20,2 - 100 2 Giấy 1,0 - 19,7 1,5 - 27,5 0 - 2,8 0 - 11,4 3 Carton 0 - 4,6 0 0 - 0,5 0 - 4,9 4 Vỏ sò, ốc, cua 0 0 0 0 - 10,1 5 Nhựa 0 - 10,8 3,5 - 18,9 0 - 6,0 0 - 7,6 6 Tre, rơm rạ 0 0 0 0 - 7,6 7 Thủy tinh 0 - 25,0 1,3 - 2,5 0 - 1,0 0 - 4,9 8 Nilon 0 - 36,6 8,5 - 34,4 0 - 5,3 0 - 6,5
  16. Phần trăm khối lƣợng (%) STT Thành phần Nhà hàng Hộ gia đình Nhà trƣờng Rác chợ Khách sạn 9 Gỗ 0 - 7,2 0 - 20,2 0 0 - 5,3 10 Lon đồ hộp 0 - 10,2 0 - 4,0 0 - 1,5 0 - 2,1 11 Tro 0 0 0 0 - 2,3 12 Vải 0 - 14,2 1,0 - 3,8 0 0,5 - 8,1 13 Da 0 0 - 4,2 0 0-1,6 14 Sành sứ 0 - 10,5 0 0 - 1,3 0 - 1,5 15 Cao su mềm 0 0 0 0 - 5,6 16 Cao su cứng 0 - 2,8 0 0 0 - 4,2 17 Kim loại màu 0 - 3,3 0 0 0 - 5,9 18 Xà bần 0 - 9,3 0 0 0 - 4,0 19 Styrofoam 0 - 1,3 1,0 - 2,0 0 - 2,1 0 - 6,3 (Nguồn: CITENCO - CENTEMA, 2002) 2.1.2.3. Tính chất của chất thải rắn Dễ nổ (N): Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có thể nổ do kết quả của phản ứng hoá học (tiếp xúc với ngọn lửa, bị va đập hoặc ma sát), tạo ra các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho môi trường xung quanh. Dễ cháy (C): Bao gồm: Chất thải lỏng dễ cháy: Là các chất lỏng, hỗn hợp chất lỏng hoặc chất lỏng chứa chất rắn hòa tan hoặc lơ lửng có nhiệt độ cháy không quá 555oC. Chất thải rắn dễ cháy: Là các chất rắn có khả năng sẵn sàng bốc cháy hoặc phát lửa do bị ma sát trong các điều kiện vận chuyển. Chất thải có khả năng tự bốc cháy: Là chất rắn hoặc lỏng có thể tự nóng lên trong điều kiện vận chuyển bình thường, hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với không khí và có khả năng bắt lửa. Ăn mòn (AM): Các chất thải, thông qua phản ứng hoá học, sẽ gây tổn thương nghiêm trọng các mô sống khi tiếp xúc hoặc trong trường hợp rò rỉ sẽ phá huỷ các
  17. loại vật liệu, hàng hoá và phương tiện vận chuyển. Thông thường đó là các chất hoặc hỗn hợp các chất có tính axit mạnh (pH nhỏ hơn hoặc bằng 2) hay kiềm mạnh (pH lớn hơn hoặc bằng 12,5). Oxi hoá (OH): Các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng oxy hoá toả nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần đốt cháy các chất đó. Gây nhiễm trùng (NT): Các chất thải chứa các vi sinh vật hoặc độc tố được cho là gây bệnh cho con người và động vật. Có độc tính (Đ): Bao gồm: Độc tính cấp: Các chất thải có thể gây tử vong, tổn thương nghiêm trọng hoặc có hại cho sức khỏe qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da. Độc tính từ từ hoặc mãn tính: Các chất thải có thể gây ra các ảnh hưởng từ từ hoặc mãn tính, kể cả gây ung thư do ăn phải, hít thở phải hoặc ngấm qua da. Độc tính sinh thái (ĐS): Các chất thải có thể gây ra các tác hại ngay lập tức hoặc từ từ đối với môi trường, thông qua tích luỹ sinh học và (hay) tác hại đến các hệ sinh vật. 1.2.3. Phân loại chất thải rắn Hiện nay, số liệu về phát sinh CTR mới chủ yếu được thống kê tại khu vực đô thị và các KCN; ở khu vực nông thôn, hầu như số liệu về CTR chưa được thống kê một cách đầy đủ (chẳng hạn như lượng rơm, rạ thải bỏ từ sản xuất nông nghiệp). CTR sinh hoạt đô thị tăng trên 200%, CTR công nghiệp tăng 181% , và còn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Bảng 1.7. Tổng hợp lƣợng CTR nông nghiệp phát sinh năm 2008, 2010 Chất thải Đơn vị Khối lƣợng Năm Bao bì thuốc BVTV Tấn/năm 11 000 2008 Bao bì phân bón Tấn/năm 240 000 2008 Rơm rạ Tấn/năm 76 000 000 2010 Chất thải chăn nuôi Tấn/năm 84 450 000 2008 (Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia, 2011)[3]
  18. CTRSH tập trung ở hai đồng bằng lớn là Đồng bằng sông Hồng (23%) và Đồng bằng sông Cửu Long Nam Bộ (25%). Bảng 1.8. Ƣớc tính lƣợng CTR đô thị phát sinh đến năm 2025 STT Năm 2015 2020 2025 1 Dân số đô thị (triệu người) 35 44 52 2 % dân số đô thị so với cả nước 38 45 50 3 Chỉ số phát sinh CTR đô thị (kg/người/ngày) 1,2 1,4 1,6 4 Tổng lượng CTR đô thị phát sinh (tấn/ngày) 42.000 61.600 83.200 (Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia, 2011)[3] Theo thành phần hóa học và vật lý: Phân biệt theo các thành phần hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại,… Theo bản chất nguồn tạo thành: Chất thải rắn sinh hoạt: Là những chất thải liên quan đến hoạt động sống của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại,… CTR sinh hoạt phát sinh ở các đô thị chiếm đến hơn 50% tổng lượng CTR sinh hoạt của cả nước mỗi năm. Đến năm 2015, tổng khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại các đô thị khoảng 38,000 tấn/ngày. Trong khi năm 2014, khối lượng CTR sinh hoạt đô thị phát sinh khoảng 32,000 tấn/ngày. Riêng tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh là 6.420 tấn/ngày và 6,739 tấn/ngày. Theo tính toán mức gia tăng của giai đoạn từ 2011 đến 2015 đạt trung bình 12% mỗi năm và về xu hướng, mức độ phát sinh CTR sinh hoạt đô thị tiếp tục tăng trong thời gian tới [5]. CTNH bị thải lẫn vào chất thải sinh hoạt mang đến bãi chôn lấp là 0,02 ÷ 0.82%. CTNH trong sinh hoạt thuờng là: pin, ắc-quy, đèn tuýp, nhiệt kế thủy ngân vỡ, bao bì chất tẩy rửa, vỏ hộp sơn, vec-ny, vỏ hộp thuốc nhuộm tóc, lọ sơn móng tay, vỏ bao thuốc trừ sâu, vỏ bao thuốc chuột, bình xịt ruồi, muỗi, gián, bơm kim tiêm của các đối tượng nghiện chích ma túy,... [5].
  19. Chất thải nông nghiệp: Vật chất loại bỏ từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như rơm, cây trồng, chăn nuôi, bao bì đựng phân bón. Năn 2008, tổng lượng phân bón vô cơ các loại được sử dụng 2,4 triệu tấn/năm. Lượng bao bì thải ra môi trường khoảng 240.000 tấn/năm [15]. Tại ĐBSCL, sản xuất lúa thải ra khoảng 17,4 triệu tấn/năm rơm rạ phế thải, 0,70 triệu tấn trấu/năm. Trong trồng mía ngọn, lá mía phế thải khoảng 2,47 triệu tấn/năm, lượng bã mía sau chế biến đường khoảng 1,42 triệu tấn/năm và bùn thải sản xuất mía đường khoảng 0,94 triệu tấn/năm [15]. Chất thải rắn công nghiệp: Là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp. Chất thải rắn công nghiệp từ ngành cơ khí có khoảng 50% là chất thải độc hại chứa kim loại nặng, chất ăn mòn và dễ cháy; CTR công nghiệp từ ngành công nghiệp dệt, may mặc chứa khoảng 44,5% chất thải độc hại; CTR công nghiệp từ ngành công nghiệp điện, điện tử có trên 70% là chất thải độc hại chứa các cặn kim loại nặng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; CTR công nghiệp từ ngành hoá chất có khoảng 62% là chất thải độc hại dưới dạng vi sinh vật và kim loại hoà tan; CTR công nghiệp từ ngành công nghiệp thực phẩm có khoảng 20% chứa các vi khuẩn làm thối rữa; Các CTR công nghiệp khác như thuộc da, xà phòng, sản xuất tân dược... cũng tạo ra chất thải độc hại [5]. Chất thải xây dựng: Là các phế thải như đất, đá, gạch ngói, bê tông vỡ do các hoạt động phá dỡ, xây dựng công trình. CTR xây dựng tại các khu vực đô thị phát sinh trong quá trình cải tạo, xây dựng, phá dỡ công trình và các phế liệu trong xây dựng,… CTR xây dựng chủ yếu là chất thải không nguy hại, gồm có đất, cát, sỏi, bê tông, gạch, kim loại, nhựa,... Hiện nay chưa có số liệu thống kê đầy đủ về tổng lượng phát sinh CTR xây dựng [5]. Chất thải nguy hại: Bao gồm: Chất thải y tế,chất thải nguy hại y tế: Là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe của cộng đồng.
  20. Bảng 1.9 Khối lƣợng CTR Y tế và CRTNH Y tế phát sinh của một số địa phƣơng năm 2014 CTR Y tế CTNH Y tế STT Tên tỉnh (tấn/năm) (tấn/năm) I Đô thị đặc biệt 1 Hà Nội (*) 2.972 1.632 II Thành phố là đô thị loại I và tỉnh có đô thị loại I 1 Đà Nẵng 2.782 331 2 Đồng Nai 3.024 756 3 Hải Phòng 4.282 438 4 Nam Định 1.095 233 5 Nghệ An 3.904 616 6 Thanh Hóa 3.128 283 III Tỉnh có đô thị loại II 1 Ninh Bình 3.548 887 2 An Giang 236 236 3 Điện Biên 626 173 4 Lạng Sơn 1.450 256 IV Tỉnh có đô thị loại III 1 Hà Tĩnh 1.442 134 2 Kon Tum 322 64 3 Ninh Thuận 730 18 (Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia, 2016)[5] Các chất thải nguy hại nông nghiệp: Là các loại phân hóa học, các loại thuốc bảo vệ thực vật. Tình trạng sử dụng hóa chất trong nông nghiệp như phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật tràn lan, thiếu kiểm soát. Theo thống kê từ năm 200-2005, mỗi năm Việt Nam sử dụng khoảng 35,000-37,000 tấn hóa chất bảo vệ thực vật, riêng năm 2006 tăng lên 71,345 tấn, năm 2008 là 110,000 tấn [15].
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0