Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường: Nghiên cứu tác động của các vùng dân cư đến chất lượng nước suối Ngọc Tuyền đoạn chảy qua thành phố Lạng Sơn
lượt xem 4
download
Luận văn này nghiên cứu đánh giá chất lượng nước và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước suối Ngọc Tuyền đoạn chảy qua địa bàn thành phố Lạng Sơn và đặc biệt chảy qua động Nhị - Tam Thanh. Đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng nước của dòng suối này để duy trì môi trường trong lành cho khu danh lam thắng cảnh Nhị Thanh nói riêng và thành phố Lạng Sơn nói chung. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường: Nghiên cứu tác động của các vùng dân cư đến chất lượng nước suối Ngọc Tuyền đoạn chảy qua thành phố Lạng Sơn
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP TRẦN TIẾN CÔNG NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CÁC VÙNG DÂN CƢ ĐẾN CHẤT LƢỢNG NƢỚC TRÊN DÒNG SUỐI NGỌC TUYỀN ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ LẠNG SƠN CHUYÊN NGHÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG MÃ SỐ: 8440301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. VƢƠNG VĂN QUỲNH Hà Nội, 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của hội đồng khoa học. Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2019 Tác giả luận văn Trần Tiến Công
- ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS. Vƣơng Văn Quỳnh, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Với những lời chỉ dẫn, những tài liệu, sự tận tình hƣớng dẫn và những lời động viên của thầy đã giúp tôi vƣợt qua nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin cảm ơn quý thầy cô giảng dạy chƣơng trình cao học “Khoa học Môi trƣờng” đã truyền dạy những kiến thức quý báu, những kiến thức này rất hữu ích và giúp tôi nhiều khi thực hiện nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin cám ơn về những góp ý có ý nghĩa rất lớn khi tôi thực hiện đề cƣơng nghiên cứu đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Tác giả luận văn Trần Tiến Công
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... v DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ vi DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ ........................................................................... vi MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ......................................... 4 1.1. Tầm quan trọng của nước .......................................................................... 4 1.1.1 Tầm quan trọng của nƣớc đối với con ngƣời ....................................... 4 1.1.2 Tầm quan trọng của nước đối với động thực vật ..................................... 4 1.2. Tình hình ô nhiễm nước trên thế giới và Việt Nam ................................... 5 1.2.1. Tình hình ô nhiễm nƣớc trên thế giới ................................................. 5 1.2.2. Tình hình ô nhiễm nƣớc tại Việt Nam ................................................ 8 1.2.3. Tác động của du lịch tới môi trƣờng nƣớc........................................ 11 1.2.4. Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nƣớc mặt ......................... 14 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 20 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 20 2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu ....................................................................... 20 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................... 20 2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 20 2.3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 20 2.3.1. Nhóm phƣơng pháp điều tra thực địa ....................... 20_Toc12094841 2.3.2. Nhóm phƣơng pháp xử lý số liệu, phân tích trong phòng thí nghiệm ..................................................................................................................... 22 2.3.3. Nhóm phƣơng pháp kế thừa số liệu sẵn có ....................................... 23
- iv Chƣơng 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2 3.1. Điều kiện tự nhiện kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu ............................ 24 3.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ..................................................... 24 3.1.2. Tình hình dân sinh - kinh tế - xã hội ................................................. 31 3.1.3. Tình hình và ảnh hƣởng của hoạt động du lịch đến chất lƣợng nƣớc suối Ngọc Tuyền ......................................................................................... 32 4.1. Đánh giá các nguồn thải của khu dân cư có ảnh hưởng đến chất lượng nước suối Ngọc Tuyền ..................................................................................... 35 4.1.1. Các nguồn thải từ khu dân cƣ thải vào suối Ngọc Tuyền ................. 35 4.1.2. Đặc trƣng nguồn thải tác động đến nƣớc suối Ngọc Tuyền ............. 37 4.3. Đánh giá hiện trạng chất lượng nước suối Ngọc Tuyền.......................... 38 4.3.1 Chất lƣợng nƣớc suối ngọc tuyền tại thời điểm không có lễ hội ....... 39 Nhận xét chung: .................................................................................................. 42 4.3.2. Chất lƣợng nƣớc suối ngọc tuyền tại thời điểm có lễ hội ................. 45 4.3.3. Đánh giá biến động chất lƣợng nƣớc suối Ngọc Tuyền theo không gian và thời gian .......................................................................................... 48 4.4. Hiện trạng các giải pháp quản lý môi trường đang được áp dụng đối với suối Ngọc Tuyền .............................................................................................. 58 4.5. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nước suối Ngọc Tuyền vùng nghiên cứu ....................................................................................................... 59 4.5.1. Quy hoạch hoạt động du lịch ............................................................ 60 4.5.2. Tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trƣờng của ngƣời dân trong khu vực và du khách .......................................................................... 62 4.5.3. Xử lý ô nhiễm suối Ngọc Tuyền ....................................................... 63 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 69 2. Kiến nghị ......................................................................................................... 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 71
- v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BOD Nhu cầu oxy sinh học BTCT Bê tông cốt thép BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trƣờng COD Nhu cầu oxy hóa học DO Hàm lƣợng oxy hòa tan KT - XH Kinh tế - Xã hội QCVN Quy chuẩn Việt Nam QĐ Quyết định TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TDS Tổng chất rắn UBND Ủy ban nhân dân WHO Tổ chức y tế thế giới
- vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Phƣơng pháp phân tích mẫu nƣớc ...................................................... 22 Bảng 4.1. Kết quả phân tích tháng 11/2018, 01/2019 và 04/2019 ...................... 40 Bảng 4.2. Kết quả phân tích tháng 03 năm 2019 ................................................ 46 DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 1.1. Sông Đồng Nai tại hợp lƣu suối Linh ................................................. 11 Hình 3.1. Sơ đồ vị trí nghiên cứu ........................................................................ 25 Biểu đồ 4.1. Biến động hàm lƣợng DO tại điểm nghiên cứu ............................. 50 Biểu đồ 4.2. Biến động hàm lƣợng TSS tại điểm nghiên cứu ............................ 51 Biểu đồ 4.3. Biến động hàm lƣợng COD tại điểm nghiên cứu ........................... 52 Biểu đồ 4.4. Biến động hàm lƣợng BOD5 tại điểm nghiên cứu.......................... 53 Biểu đồ 4.5. Biến động hàm lƣợng (NH+4) tại điểm nghiên cứu ........................ 55 Biểu đồ 4.6. Biến động hàm lƣợng Phosphat tại điểm nghiên cứu..................... 56 Biểu đồ 4.7. Biến động hàm lƣợng Coliform tại điểm nghiên cứu..................... 57 Hình 4.2. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nƣớc tại suối Ngọc Tuyền .......... 66
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thành phố Lạng Sơn nằm trong quy hoạch phát triển tuyến hành lang kinh tế: Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và sau khi Thủ tƣớng Chính phủ đã có quyết định thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn và ban hành quy chế hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu với các chính sách đầu tƣ mở rộng, cơ chế quản lý năng động từ đó mở ra cho du lịch Lạng Sơn thời cơ, vận hội mới để phát triển. Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn cũng nhƣ UBND thành phố Lạng Sơn đã và đang định hƣớng phát triển du lịch nhằm tƣơng xứng với tiềm năng thế mạnh để nhanh chóng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Trên địa bàn thành phố Lạng Sơn có rất nhiều khu danh lam thắng cảnh nhƣ: Chùa Tam Thanh, Chùa Tiên, Giếng Tiên, núi Tô Thị, Thành nhà Mạc... nhƣng đặc biệt nhất vẫn là khu danh thắng là động Nhị - Tam Thanh đã đƣợc xếp hạng di tích Quốc gia từ năm 1962 với cảnh đẹp thiên tạo trong động có suối Ngọc Tuyền chảy uốn lƣợn bên trong lòng động với chiều dài khoảng 364 m. Giữa động có cửa Thông Thiên tỏa ánh sáng mặt trời rọi xuống dòng nƣớc, trong động còn có Chùa Tam Giáo (Tam Giáo tự), thờ Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo. Đỉnh vòm động có tƣợng Ngô Thì Sĩ (Đốc trấn Lạng Sơn năm 1777) và là ngƣời có công phát hiện ra động Nhị Thanh từ năm 1779. Trên các vách đá của động đều có lƣu bút tích của các thế hệ danh nhân, trong đó có nhiều văn bia có giá trị là nguồn tƣ liệu quý giá. Hàng năm quần thể Danh lam thắng cảnh Nhị - Tam Thanh đã thu hút hàng nghìn lƣợt khách trong nƣớc và du khách nƣớc ngoài đến tham quan. Trong những năm gần đây do tốc độ đô thị hóa nhanh của thành phố Lạng Sơn đã có những tác động tới khu Danh lam thắng cảnh trong đó có động Nhị - Tam Thanh và suối Ngọc Tuyền, thể hiện ở đây là việc lấn chiếm đất khu danh
- 2 lam thắng cảnh của ngƣời dân khu vực, lấn chiếm làm thu hẹp lòng suối Ngọc Tuyền làm cản trở dòng chảy từ cửa động Tam Thanh đến cửa sau động Nhị Thanh và đặc biệt hơn cả là việc thải nƣớc thải không qua xử lý chảy vào dòng suối Ngọc Tuyền. Chính vì vậy, trong những năm gần đây nƣớc suối Ngọc Tuyền nằm trong động Nhị Thanh vào mùa khô có màu đen sẫm, bốc mùi khó chịu, vào mùa mƣa nƣớc dồn về làm ngập úng, kéo theo rác rƣởi, bùn đất trôi vào trong hang động. Để ngăn rác thải, bùn đất không chảy theo nƣớc suối Ngọc Tuyền vào hang động Nhị Thanh, Ban quản lý khu di tích thành phố Lạng Sơn đã xây dựng 01 bể thu gom nƣớc thải, rác thải của các hộ dân sinh sống xung quanh suối Ngọc Tuyền ở phía trƣớc cổng sau của cửa động Nhị Thanh nhƣng chƣa áp dụng công nghệ nào để xử lý nƣớc suối Ngọc Tuyền chỉ đến nay vẫn chƣa xử lý đƣợc tình trạng ô nhiễm cho nƣớc suối Ngọc Tuyền đoạn chảy qua động Nhị Thanh. Suối Ngọc Tuyền có chiều dài khoảng 1050 m bắt nguồn từ khu vực hồ Phai Ngậu địa phận xã Hoàng Đồng chảy qua danh thắng Nhị - Tam Thanh địa phận phƣờng Tam Thanh sau đó chảy ra sông Kỳ Cùng nó có vai trò vô cùng quan trọng trong quần thể danh thắng Nhị - Tam Thanh. Mục đích sử dụng nƣớc của suối Ngọc Tuyền là phục vụ cho du lịch tâm linh, bảo tồn động thực vật thủy sinh. Tại Lạng Sơn chƣa có đề tài nào thực hiện về nội dung đánh giá chất lƣợng nƣớc suối Ngọc Tuyền và đƣa ra biện pháp xử lý cho vấn đề này. Từ những nội dung nêu trên, việc lựa chọn đề tài “Nghiên cứu tác động của các vùng dân cư đến chất lượng nước suối Ngọc Tuyền đoạn chảy qua thành phố Lạng Sơn” là cần thiết và cấp bách. 2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Đánh giá chất lƣợng nƣớc và các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng nƣớc suối Ngọc Tuyền đoạn chảy qua địa bàn thành phố Lạng Sơn và đặc biệt
- 3 chảy qua động Nhị - Tam Thanh. Đề xuất các giải pháp cải thiện chất lƣợng nƣớc của dòng suối này để duy trì môi trƣờng trong lành cho khu danh lam thắng cảnh Nhị Thanh nói riêng và thành phố Lạng Sơn nói chung. 2.2 Yêu cầu nghiên cứu - Xác định đƣợc các yếu tố tự nhiên - kinh tế xã hội có ảnh hƣởng đến chất lƣợng nƣớc suối Ngọc Tuyền. - Xác định đƣợc các hoạt động của ngƣời dân (nhƣ: sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ…) và hoạt động du lịch tại khu danh thắng Nhị - Tam Thanh có ảnh hƣởng đến chất lƣợng nƣớc suối Ngọc Tuyền. - Đƣa ra hƣớng cải thiện chất lƣợng nƣớc của suối Ngọc Tuyền đoạn chảy qua thành phố Lạng Sơn, đặc biệt đoạn chảy qua khu danh lam thắng cảnh Nhị - Tam Thanh phải có tính khả thi và phù hợp với tình hình thực tế.
- 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Tầm quan trọng của nƣớc 1.1.1 Tầm quan trọng của nước đối với con người Nƣớc là một loại tài nguyên quý giá và đƣợc coi là vĩnh cửu. Không có nƣớc thì không có sự sống trên hành tinh của chúng ta. Nƣớc là động lực chủ yếu chi phối mọi hoạt động dân sinh, kinh tế của con ngƣời. Nƣớc đƣợc sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thuỷ điện, giao thông vận tải, nuôi trồng thuỷ sản… Do tính chất quan trọng của nƣớc nhƣ vậy nên UNESCO lấy ngày 22/3 hàng năm làm ngày Nƣớc Thế giới. Nƣớc là trung tâm của cuộc sống điều này lý giải tại sao không ai có thể sống hơn 3 đến 5 ngày mà không có bất kỳ lƣợng nƣớc uống vào. 1.1.2 Tầm quan trọng của nước đối với động thực vật Trong đời sống nƣớc nuôi sống thực vật và sinh động vật cung cấp chất thực phẩm dinh dƣỡng, thuốc men cho con ngƣời và các nguyên vật liệu chế tác các đồ dùng, tạo ra rừng xanh, sông rộng, biển cả bao la, tạo môi trƣờng xanh mát che chở cho con ngƣời. Đối với môi trƣờng tự nhiên nƣớc tạo ra vòng tuần hoàn “ mƣa - nƣớc ngọt - nuớc biển - mƣa” để duy trì sự sống và phát triển muôn loài, điều hòa khí hậu toàn cầu tránh những tổn hại nguy hiểm khi nhiệt độ thay đổi quá nhanh giữa ngày và đêm. Với tầm quan trọng của nƣớc sạch nói riêng và nƣớc nói chung, mọi ngƣời trong chúng ta cần trân trọng, bảo vệ nguồn nƣớc, xử lý nguồn nƣớc thải trƣớc khi trả lại môi trƣờng. 1.1.3 Tầm quan trọng của nước đối với hoạt động du lịch Nguồn nƣớc sạch có vai trò rất quan trọng trong hoạt động du lịch, từ khách sạn, nhà hàng cho đến các khu vui chơi giải trí và giao thông vận tải.
- 5 Quan trọng hơn, du lịch ở các điểm gắn với tài nguyên nƣớc nhƣ tại các hang động, sông suối ngày càng phát triển. Nhiểu bãi biển, hồ và điểm du lịch gắn với nguồn tài nguyên nƣớc đã trở thành các điểm đến nổi tiếng trên thế giới. Du lịch là một trong những ngành kinh tế lớn trên thế giới, trách nhiệm của ngành Du lịch dẫn dắt và đảm bảo các doanh nghiệp và các điểm đến có đầu tƣ xứng đáng cho công tác quản lý nguồn nƣớc trong chuỗi giá trị. Nếu đƣợc quản lý bền vững, du lịch có thể mang lại lợi ích cho quốc gia, các cộng đồng địa phƣơng và hỗ trợ bảo tồn tài nguyên nƣớc. Hang động Việt Nam bao gồm hệ thống các hang và các động chủ yếu nằm ở nửa phía bắc của đất nƣớc ta do tập trung nhiều dãy núi đá vôi. Hang thƣờng đƣợc hiểu là khoảng trống sâu tự nhiên hay đƣợc đào vào trong đất, trong đá còn động là hang rộng ăn sâu vào trong núi. Hệ thống hang động ở Việt Nam thƣờng là các hang động nằm trong các vùng núi đá vôi có kiểu địa hình karst rất phát triển. Ba di sản thiên nhiên thế giới của Việt Nam là vịnh Hạ Long, Vƣờn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và quần thể danh thắng Tràng An đều là những danh thắng có những hang động nổi tiếng. Đặc biệt rất nhiều hang động ở Việt Nam có những mạch sông suốt gầm chảy xuyên qua vung núi đá vôi và thông với hệ thống sông suối bên ngoài. Nhiều hang động ở Việt Nam có vẻ đẹp lộng lẫy, tráng lệ và rất kỳ ảo, có sức hấp dẫn đặc biệt với khách du lịch. Bên cạnh những vẻ đẹp tự nhiên do tạo hóa sinh ra, các hang động còn chứa đựng những di tích khảo cổ học, những di tích lịch sử - văn hóa rất đặc sắc của dân tộc nên càng có giá trị để phát triển du lịch. 1.2. Tình hình ô nhiễm nƣớc trên thế giới và Việt Nam 1.2.1. Tình hình ô nhiễm nước trên thế giới Mặc dù nƣớc là yếu tố để duy trì cuộc sống, nhƣng trong quá trình hoạt động của mình, con ngƣời đã gây ra những tác động xấu đến chất lƣợng nƣớc. Cùng với quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá, ô nhiễm nƣớc và suy thoái
- 6 chất lƣợng nƣớc ngày càng trở nên trầm trọng. Ngày nay, những tác động xấu do hoạt động của con ngƣời đến môi trƣờng nƣớc với hậu quả là tình trạng chất lƣợng nƣớc bị suy thoái, các dạng ô nhiễm đều xuất hiện nhất là ô nhiễm vi sinh vật và ô nhiễm phú dƣỡng không còn giới hạn ở một địa phƣơng hay khu vực nữa mà đã mang tính toàn cầu. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật thì sự mở rộng các ngành công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp và với quá trình đô thị hoá đã và đang đƣa môi trƣờng đến nhiều biến đổi bất lợi. Một trong những vấn đề đó là sự phá vỡ mối quan hệ cân bằng vốn có của thiên nhiên. Con ngƣời đã khai thác thiên nhiên một cách quá mức để lấy nguyên liệu, nhiên liệu, đã sáng tạo ra hàng loạt các công nghệ mới để sản xuất những sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống. Trong quá trình mƣu sinh đó, con ngƣời đã vô tình làm thay đổi môi trƣờng thiên nhiên xung quanh. Các nguồn tài nguyên đang bị cạn kiệt, thêm vào đó môi trƣờng phải tiếp nhận các loại chất thải từ các ngành sản xuất nông nghiệp cũng nhƣ công nghiệp và chất thải sinh hoạt… với một số lƣợng khổng lồ. Nhìn chung, chúng ta thấy rõ tính phức tạp của việc nghiên cứu môi trƣờng đặc biệt là sự tƣơng hỗ giữa nƣớc tƣới nông nghiệp với đất nông nghiệp, giữa quá trình phát triển với chất lƣợng nƣớc sông. Ô nhiễm nƣớc lục địa và đại dƣơng gia tăng với nhịp độ đáng lo ngại. Tiến độ ô nhiễm nƣớc phản ánh trung thực tiến bộ phát triển kỹ nghệ. Do đó vấn đề này đã thu hút rất nhiều các nhà khoa học của tất cả các quốc gia trên thế giới nghiên cứu nhằm kiểm soát, ngăn chặn và hạn chế sự ô nhiễm môi trƣờng đến sự sống trên trái đất. Cho đến những năm 60 của thế kỷ 19, ô nhiễm nguồn nƣớc chủ yếu là do nƣớc thải công nghiệp, nƣớc cống rãnh ở các khu dân cƣ và trang trại chăn nuôi không đƣợc xử lý, đổ vào nguồn nƣớc và mới chỉ xảy ra ở các khu vực đô thị, nơi có hoạt động công nghiệp phát triển, dân số tập trung đông đúc, lƣợng chất thải vƣợt quá khả năng tự làm sạch của các dòng sông.
- 7 Tại Anh Quốc, đầu thế kỷ 19 dòng sông Tamise rất sạch. Nhƣng chỉ đến giữa thế kỷ 19 nó đã trở thành ống cống lộ thiên. Chất lƣợng nƣớc sông Tamise bị ô nhiễm nặng nề do các hoạt động sống của con ngƣời gây ra, chính điều này đã huỷ hoại các loài thực vật thuỷ sinh trên dòng sông và ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống ngƣời dân sống ven sông. Tại nƣớc Pháp, tuy đã chú trọng nhiều hơn đến công nghệ phân tán chất ô nhiễm trong nƣớc nhƣng chất lƣợng nƣớc trên các dòng sông vẫn bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cuối thế kỷ 18, dân Paris còn uống nƣớc sông Seine. Nhƣng đến đầu thế kỷ 19, nhiều con sông lớn và nƣớc ngầm nhiều nơi không còn dùng làm nƣớc sinh hoạt đƣợc nữa. Sông Rhin trƣớc đây là khu vực sinh sống thuận lợi của hơn 30 triệu ngƣời. Nhƣng từ khi xuất hiện các xí nghiệp công nghiệp, các nhà máy hoá chất, luyện kim...một lƣợng lớn các chất thải đã thải trực tiếp vào dòng sông làm cho chất lƣợng nƣớc sông Rhin bị ô nhiễm, ảnh hƣởng xấu đến đời sống của ngƣời dân sống ven lƣu vực con sông này. Sự ô nhiễm môi trƣờng chủ yếu là do các nguồn thải các chất khí, lỏng, rắn từ các nhà máy sản xuất công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, hoá chất… Các chất này không qua xử lý đã đổ trực tiếp vào môi trƣờng, đồng thời việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc kích thích sinh trƣởng…trong thời gian dài làm ô nhiễm nguồn nƣớc. Khí thải của các động cơ ô tô, xe máy, chất đốt có pha chì và nguồn nƣớc thải sinh hoạt chƣa đƣợc xử lý đã làm ô nhiễm môi trƣờng, mặt khác do tốc độ đô thị hoá quá nhanh và mật độ dân cƣ quá lớn cũng đã tác động trực tiếp đến môi trƣờng sống. Trong thời gian gần đây, vấn đề ô nhiễm nguồn nƣớc các con sông đã đƣợc đề cập tới nhiều, trên phạm vi toàn cầu, tại cả những nƣớc phát triển, đang phát triển và kém phát triển. Theo Liên Hợp Quốc thì một nửa trong tổng số 500 dòng sông lớn nhất thế giới đang trở nên cạn kiệt và ô nhiễm trầm trọng. Lƣợng nƣớc của các con
- 8 sông lớn nhất thế giới đang sụt giảm làm ảnh hƣởng đến cuộc sống của con ngƣời, các loài vật và tƣơng lai của cả hành tinh. Liên Hợp Quốc đã đƣa ra cảnh báo về một thảm hoạ đối với một số con sông trong số này: Sông Nile ở châu Phi và sông Hoàng Hà ở Trung Quốc từng đƣợc xem là các hệ thống tƣới tiêu lớn của thế giới nay đang có lƣợng nƣớc đổ ra đại dƣơng ở mức thấp kinh khủng. Tất cả 20 con sông lớn nhất thế giới hiện đang bị các con đập ngăn chặn. Liên Hợp Quốc đã đƣa ra báo cáo chính thức để cảnh báo các chính phủ về tốc độ xuống cấp đáng báo động của các dòng sông, ao hồ và các hệ thống cung cấp nƣớc khác. Chúng ta đã làm thay đổi quá lớn trật tự dòng chảy của các con sông trên toàn cầu do việc xây dựng các con đập khổng lồ và tình trạng ấm lên toàn cầu. Khoảng 45.000 con đập lớn đang án ngữ các con sông trên thế giới đã làm giảm 15% lƣợng nƣớc đƣa từ đất liền ra biển. Đứng trƣớc tình thế nguy kịch của hệ thống sông ngòi trên thế giới, Liên Hợp Quốc chọn ngày 14-3 hàng năm là ngày thế giới hành động để tập trung sự chú ý của toàn cầu đối với các dòng sông. 1.2.2. Tình hình ô nhiễm nước tại Việt Nam Chúng ta đang ở thế kỷ 21 với nhiều thách thức mới nảy sinh trong nhiều lĩnh vực. An ninh hoà bình thế giới lại có thêm “những mối đe doạ mềm” mới, mà một số trong đó có thể kể ra là: Suy thoái môi trƣờng, cạn kiệt nguồn tài nguyên, nhất là tài nguyên nƣớc. Quyền đƣợc hƣởng nƣớc sạch và dịch vụ vệ sinh là điều kiện tiên quyết để đạt đƣợc các mục tiêu khác nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho con ngƣời. Sự ô nhiễm môi trƣờng nƣớc là sự thay đổi thành phần và tính chất của nƣớc gây ảnh hƣởng đến hoạt động sống bình thƣờng của con ngƣời và sinh vật. Khi sự thay đổi thành phần và tính chất của nƣớc vƣợt quá một ngƣỡng cho phép thì sự ô nhiễm nƣớc đã ở mức nguy hiểm và gây ra một số bệnh ở ngƣời.
- 9 Hiến chƣơng Châu Âu đã có định nghĩa ô nhiễm nƣớc nhƣ sau: “Sự ô nhiễm nước là một biến đổi chủ yếu do con người gây ra đối với chất lượng nước, làm ô nhiễm nước và gây nguy hại cho việc sử dụng, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi - giải trí, cho động vật nuôi cũng như các loài hoang dại”. Công nghiệp là một trong những ngành làm ô nhiễm nƣớc đáng kể. Vấn đề lớn nhất đối với chất thải công nghiệp là ở chỗ chúng có khối lƣợng lớn, thành phần chất thải đa dạng và chứa nhiều chất rất độc, rất bền vững và khó phân huỷ qua con đƣờng sinh học nhƣ các kim loại nặng: Cu, Pb, Cr… các chất thải hữu cơ có chứa phenol, dầu mỡ… Do công nghệ sản xuất của nƣớc ta phần lớn là cũ và lạc hậu, lại không hoặc có rất ít thiết bị xử lý nƣớc thải, khí thải, rác thải, hạ tầng cơ sở đô thị nhƣ hệ thống cấp nƣớc, thoát nƣớc, hệ thống quản lý chất thải rắn…rất thấp kém, đồng thời quá trình đô thị hoá phát triển trong mấy năm gần đây lại khá nhanh, gây ra hiện tƣợng môi trƣờng bị quá tải. Ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ở các đô thị và khu chế xuất ở nƣớc ta nói chung và đặc biệt vùng ĐBSH nói riêng đang ở tình trạng báo động do các nguồn nƣớc mặt (sông, ao, hồ) đều là nơi tiếp nhận nƣớc thải chƣa xử lý và có nông độ các chất ô nhiễm cao nhƣ chất rắn lơ lửng, nhu cầu oxy sinh hóa, nhu cầu ôxy hoá học, amôn,…Giá trị các thông số này đều gấp từ 5 đến 10 lần, thậm chí 20 lần trị số tiêu chuẩn cho phép. Thành phố Hồ Chí Minh với gần 8,7 triệu dân, mỗi ngày sử dụng nguồn nƣớc máy từ sông Đồng Nai đƣa về. Nhƣng hiện nay, trên đầu nguồn của dòng sông này có đến 53 Khu công nghiệp, trong đó có những nhà máy sản xuất nguyên liệu dùng để sản xuất thuốc trừ sâu, phân bón, xà phòng…ngày ngày xả nƣớc thải chƣa đƣợc xử lý ra sông với lƣợng từ 3.000 – 10.000 m3 nƣớc
- 10 thải/ngày. Chính vì vậy, chất lƣợng nƣớc tại các con sông này hiện nay bị suy giảm nghiêm trọng, mặt khác theo dòng chảy đến hạ lƣu, chất lƣợng nƣớc Thành phố Hồ Chí Minh bị ảnh hƣởng nặng nề. Nguồn nƣớc sông Sài Gòn đã và đang bị ô nhiễm nặng do nhiễm bẩn hữu cơ rất cao. Theo Phân viện Khảo sát quy hoạch Thuỷ lợi Nam Bộ, nguyên nhân khiến sông Sài Gòn đổi màu đột ngột là do nƣớc thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp dọc kênh Tham Lƣơng gia tăng đột biến. Các nhà nghiên cứu cảnh báo, chất lƣợng nƣớc sông sẽ ngày càng tồi tệ hơn nếu không có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời nguồn nƣớc thải trên. Lƣu vực sông Hồng, sông Thái Bình là lƣu vực sông có nguồn nƣớc dồi dào cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt tại 16 tỉnh thành trên lƣu vực. Tuy nhiên nguồn nƣớc hiện nay đang bị ô nhiễm do nhiều nguồn thải từ các khu công nghiệp, đô thị lớn. Để đánh giá hiện trạng và diễn biến chất lƣợng nƣớc phục vụ cho công tác quản lý quy hoạch bảo vệ tài nguyên nƣớc và sản xuất cho toàn lƣu vực, Viện Quy hoạch Thuỷ lợi đã tiến hành thực hiện dự án giám sát chất lƣợng nƣớc lƣu vực sông Hồng phục vụ cấp nƣớc cho sinh hoạt và sản xuất. Kết quả cho thấy chất lƣợng nƣớc trên dòng chính, dòng nhánh và trên các hệ thống thuỷ lợi có diễn biến rất phức tạp, luôn biến đổi theo không gian, thời gian và phụ thuộc vào nhiều yếu tố tự nhiên, phát triển dân sinh kinh tế xã hội, đặc biệt là quá trình thải nƣớc từ các khu dân cƣ đô thị, các khu công nghiệp thuộc lƣu vực sông Hồng nhƣ: Lâm Thao - Bãi Bằng - Việt Trì. Thông tin từ Sở Tài nguyên - môi trƣờng tỉnh Đồng Nai chất lƣợng nƣớc sông Đồng Nai tại hợp lƣu các suối xả nƣớc thải sinh hoạt của TP. Biên Hòa bị ô nhiễm nặng. Các tiêu chuẩn về chất rắn lơ lửng, chất thải hữu cơ và vi khuẩn E.coli trong nƣớc đều ở ngƣỡng vƣợt mức cho phép.
- 11 Hình 1.1. Sông Đồng Nai tại hợp lƣu suối Linh Theo đó, các hợp lƣu gây ô nhiễm sông Đồng Nai, gồm: suối Linh (phƣờng Tam Hiệp), suối Săn Máu (phƣờng Tân Mai), suối Siệp (thuộc TX.Dĩ An, Bình Dƣơng, hợp lƣu với sông Đồng Nai tại phƣờng Tân Vạn); suối Bà Lúa (phƣờng Long Bình Tân)... Nguồn nƣớc từ những con suối này chủ yếu là nƣớc thải sinh hoạt, có màu đen và luôn bốc mùi khó chịu. Kết quả quan trắc chất lƣợng môi trƣờng nƣớc tại các hợp lƣu này đều cho kết quả ô nhiễm nghiêm trọng, không đạt tiêu chuẩn cấp nƣớc sinh hoạt. (Nguồn: Báo Đồng Nai - 03/2014). 1.2.3. Tác động của du lịch tới môi trường nước Ngày nay, đời sống của ngƣời dân đƣợc nâng cao cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, trong đó phải kể đến là vấn đề du lịch. Ngƣời dân ngày nay có nhiều điều kiện đi du lịch cả trong nƣớc lẫn ngoài nƣớc. Điều này vừa góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nâng cao đời sống tinh thần của ngƣời dân lên một tầm mới; tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực đó thì vấn đề du lịch của ngƣời dân ảnh hƣởng không tốt đến chất lƣợng môi trƣờng, đặc biệt là môi trƣờng nƣớc.
- 12 Vùng di sản Vịnh Hạ Long đƣợc UNESCO công nhận có diện tích 434 kilomet vuông. Khu vực đó gồm 775 đảo. Đảo Đầu Gỗ nằm ở đỉnh phía tây, hồ Ba Hầm ở đỉnh phía nam và đảo Cống Tây ở đỉnh phía đông. Những đảo đá nhấp nhô trên sóng nƣớc tạo thành một khung cảnh huyền ảo. Trong những đảo đá có những hang động đẹp nổi tiếng…Tất cả đƣợc xem nhƣ là tuyệt tác của tạo hóa. Chất lƣợng nƣớc ngoài khơi khu vực Vịnh Hạ Long vẫn tốt, chƣa có biểu hiện ô nhiễm. Tuy nhiên, ở một số khu vực gần bờ có biểu hiện của ô nhiễm - nhƣ độ đục tăng, rác thải trôi nổi trên mặt Vịnh, xuất hiện dầu mỡ trong nƣớc biển…Nguyên nhân của việc ô nhiễm là do việc xả thải rác của ngƣời dân ở khu vực ven bờ (ví dụ, sau lễ hội du lịch Hà Long, các khu vực ven bờ, rác chất thành đống). Nguyên nhân nữa xuất phát từ các tàu du lịch. Hiện khoảng trên 520 tàu du lịch đang hoạt động trên vịnh Hạ Long, song chỉ 20% tàu có hệ thống xử lý môi trƣờng đạt tiêu chuẩn. Ngoài ra hoạt động sinh sống từ các làng chài trên Vịnh và từ các tàu chở hàng cũng góp phần gây nên tình trạng ô nhiễm trên. Vịnh Hạ Long là một kỳ quan mà thiên nhiên ban tặng cho Việt Nam. Nhiều ngƣời trong nƣớc và du khách từ khắp nơi trên thế giới đều muốn có dịp đến với Vịnh tự nhiên này. Nếu không biết giữ gìn, bảo tồn thì tác phẩm tự nhiên đó sẽ không đƣợc toàn vẹn và sẽ bị mai một do sự tắc trách của nhiều ngƣời. Thiên nhiên đã ban tặng trên mảnh đất Xứ Lạng nhiều danh thắng nổi tiếng từ ngàn xƣa, trong đó có động Nhị - Tam Thanh, phƣờng Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn với những nét riêng biệt, độc đáo. Trong động Nhị - Tam Thanh có con suối Ngọc Tuyền chảy xuyên qua động trong xanh, lung linh huyền ảo, mê hồn khách du ngoạn. Nhƣng đó là cảnh vật trong những thập niên trƣớc đó, còn mới đây, Nhị - Tam Thanh thƣờng nhận đƣợc nhiều lời thán trách về con suối Ngọc Tuyền "sao lại"... nổi váng từng mảng, dậy mùi nồng nặc. Hiện nay dòng suối Ngọc Tuyền chủ yếu là chứa nƣớc thải sinh hoạt của các hộ gia đình sống gần khu vực dòng suối và dòng suối chỉ đƣợc rửa trôi nƣớc thải sinh hoạt khi trời mƣa to.
- 13 Nên nƣớc suối Ngọc Tuyền đoạn chảy qua thành phố Lạng Sơn và đặc biệt qua động Nhị - Tam Thanh có màu đen và bốc mùi khó chịu do dòng nƣớc không đƣợc chảy lƣu thông, còn khi trời mƣa to lƣu lƣợng nƣớc dồn về suối lớn nên nƣớc thải sinh hoạt tích tụ trong động Nhị - Tam Thanh đƣợc rửa trôi đáng kể. Đặc biệt là vào những mùa lễ hội, lƣợng du khách đến tham quan động Nhị - Tam Thanh ngày một lớn thì lƣợng rác thải, nƣớc thải của du khách thải ra ngày một nhiều cũng ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng nƣớc của suối Ngọc Tuyền. Tại Bình Thuận, chất thải từ đất liền theo bảy dòng sông lớn đổ ra biển rồi bị sóng đánh tấp vào bờ gây ô nhiễm các bãi tắm, khu du lịch. Đặc biệt, tại vịnh Phan Thiết, chất thải từ sông Cà Ty và sông Cái đổ ra ứ đọng dài ngày với nhiều loại rác sinh hoạt, sản xuất, chế biến thủy sản. Bãi biển Thuận An đang dần trở thành một “bãi rác” lớn. Dọc bãi biển có rất nhiều các loại rác thải, từ túi nilon, bao bì, vỏ bánh kẹo đến vỏ bánh lọc, vỏ hoa quả, hộp sữa… Rác thải ra đã gây ô nhiễm nghiêm trọng bờ biển, gây ấn tƣợng không tốt cho du khách đến tham quan. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm này là: các cơ sở kinh doanh du lịch chƣa có hệ thống xử lý nƣớc thải; du khách vứt rác tùy tiện; những ngƣời bán hàng rong không thu nhặt thức ăn thừa khách vứt trên bãi cát... Ngoài ra, lƣợng chất thải sinh hoạt tăng nhanh, phần lớn chƣa đƣợc xử lý, hoặc xử lý bằng phƣơng pháp chôn lấp, vì vậy ảnh hƣởng rất lớn đến cảnh quan, môi trƣờng tự nhiên, chất lƣợng các nguồn nƣớc. Hệ thống xử lý nƣớc thải, rác thải sinh hoạt tại các điểm du lịch, bãi tắm hiện yếu kém. Nhiều điểm du lịch chƣa làm hệ thống xả nƣớc bẩn, không có thùng đựng rác công cộng. Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2008 dự báo, mỗi năm, Việt Nam đang mất đi ít nhất 69 triệu USD thu nhập từ ngành du lịch do hệ thống xử lý vệ sinh kém. Ô nhiễm môi trƣờng cũng làm giảm đi sức thu hút khách của ngành du lịch (Nguồn: Báo Môi trƣờng và Sức khỏe - của tác giả Lê Thị Hoàng Mai ngày 03/7/2012).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 495 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 376 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 529 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 348 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 337 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 269 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 240 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 196 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 266 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 216 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 208 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 195 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn