intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến đổi sử dụng đất phục vụ phát triển sinh kế bền vững khu vực xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:99

82
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là: Đánh giá mối quan hệ giữa biến đổi sử dụng đất nông nghiệp và sinh kế của người dân tại xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội, nhằm góp phần phục vụ phát triển sinh kế bền vững tại đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến đổi sử dụng đất phục vụ phát triển sinh kế bền vững khu vực xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Nguyễn Hoàng Hoa NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI SỬ DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN  SINH KẾ BỀN VỮNG KHU VỰC XàTẢN LĨNH, HUYỆN BA VÌ,  THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội – Năm 2012 1
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Nguyễn Hoàng Hoa NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI SỬ DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN  SINH KẾ BỀN VỮNG KHU VỰC XàTẢN LĨNH, HUYỆN BA VÌ,  THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Sử dụng và Bảo vệ Tài nguyên Môi trường Mã số: 60 85 15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC                                                           NG ƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA  HỌC:                                                            PGS. TS. PH ẠM VĂN CỰ 2
  3. Hà Nội – Năm 2012 LỜI CẢM ƠN! Trong quá trình học tập tại khoa Địa lý ­ trường Đại học Khoa học Tự  nhiên  –  Đại học   Quốc  gia  Hà  Nội  và  và  nghiên cứu tại Trung tâm Quốc  tế  Nghiên cứu Biến đổi Toàn cầu (ICARGC) – Đại học Quốc gia Hà Nội trong dự  án DANIDA. Ngoài sự cố gắng của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt   tình, chu đáo của các thầy, các cô, các cán bộ trong khoa, cũng như từ các cán bộ,  nhân viên trong Trung tâm. Em xin chân thành cảm  ơn các thầy, các cô, đặc biệt em xin gửi lời cảm   ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS. Phạm Văn Cự đã tận tình hướng dẫn em trong  suốt thời gian học tập, cũng như thời gian làm luận văn. Em cũng xin gửi lời cảm   ơn tới các cán bộ trong Trung tâm ICARGC, tới dự án DANIDA đã cung cấp, hỗ  trợ dữ liệu và tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt luận văn của mình.  Cuối cùng em rất mong tiếp tục nhận được những nhận xét, góp ý của các  thầy, các cô để luận văn được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Học viên thực hiện Nguyễn Hoàng Hoa 3
  4. 4
  5. Mục lục 5
  6. Danh mục các hình vẽ, đồ thị Hình 1.1. Khung sinh kế bền vững 19 Hình 2.1. Bản đồ hành chính xã Tản Lĩnh 28 Hình 2.2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Tản Lĩnh năm 1993 38 Hình 2.3. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Tản Lĩnh năm 2005 39 Hình 2.4. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Tản Lĩnh năm 2010 40 Hình 2.5. Bản đồ biến động sử dụng đất xã Tản Lĩnh giai đoạn 1993 – 2005 45 Hình 2.6. Bản đồ biến động sử dụng đất xã Tản Lĩnh giai đoạn 2005 ­ 2010 46 Hình 3.1. Biểu đồ thống kê số hộ tham gia các loại hình sinh kế năm 2005 và  52 2011 theo tỷ lệ % Hình 3.2. Biểu đồ thống kê số hộ có nguồn thu nhập từ các loại hình sinh kế  53 năm 2005 và 2011 theo tỷ lệ % Hình 3.3. Đồ thị Scree plot 58 Hình 3.4.   Đồ   thị  giá   trị   các   biến trong  ma   trận thành  phần  sau  khi quay   60 Varimax Hình 3.5. Đồ thị biểu diễn sự phân bố các giá trị nhân tố 62 Hình 3.6. Bản đồ giá trị nhân tố của thành phần chính “Sinh kế nông nghiệp   6 mới” 4 Hình 3.7. Bản đồ giá trị nhân tố của thành phần chính “Sinh kế nông nghiệp  65 truyền thống” Danh mục các bảng biểu Bảng 2.1.Cơ cấu kinh tế các ngành của xã Tản Lĩnh 34 Bảng 2.2. Bảng mô tả dữ liệu ảnh Landsat 36 Bảng 2.3. Diện tích và cơ cấu các loại đất  xã Tản Lĩnh năm 1993 37 Bảng 2.4. Diện tích và cơ cấu các loại đất  xã Tản Lĩnh năm 2005 37 Bảng 2.5. Diện tích và cơ cấu các loại đất  xã Tản Lĩnh năm 2010 41 Bảng 2.6. Bảng biến động diện tích các loại hình sử dụng đất 1993­2010 43 Bảng 3.1. Bảng mô tả định tính các biến 54 6
  7. Bảng 3.2. Bảng mô tả định lượng các biến 55 Bảng 3.3. Ma trận tương quan giữa các biến 56 Bảng 3.4. Kết quả kiểm tra KMO và Bartlett 56 Bảng 3.5. Tính cộng đồng (Communalities) của các biến 57 Bảng 3.6. Giải thích phương sai tổng thể (Total Variance Explained) 58 Bảng 3.7. Ma trận thành phần 59 Bảng 3.8. Bảng kết quả giá trị nhân tố của từng trường hợp trong PCA 63 Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt PCA Principal Component Analysis – Phân tích trục thành phần chính GIS Geographic Information System – Hệ thông tin địa lý KMO  Thống kê Kaiser­Meyer­Olkin 7
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ xưa tới nay, cuộc sống con người luôn gắn liền với đất đai. Việc khai  thác sử dụng đất đai không chỉ  đem lại nơi ở, thức ăn cho con người mà còn rất   nhiều nguồn lợi quý giá khác. Tuy nhiên, một thực tế có thể dễ dàng nhận thấy  là diện tích đất đai có thể sử dụng thường không đổi, thậm chí có xu hướng suy   giảm, trong khi đó, dân số  lại không ngừng tăng lên, hay nói cách khác là càng  ngày càng thiếu đất đai để phục vụ cho những nhu cầu thiết yếu của con người.   Thực tế này bắt buộc con người phải tìm ra những chính sách, biện pháp thay đổi  sinh kế sao cho vừa duy trì và nâng cao cuộc sống, đồng thời vừa đảm bảo được   nguồn tài nguyên đất đai. 8
  9. Tại Việt Nam, một nước có nền sản xuất nông nghiệp chiếm ưu thế, câu  nói “Tấc đất, tấc vàng” vốn không còn xa lạ  với mỗi người dân. Đất đai cũng   chính là yếu tố khởi đầu trong trong sản xuất nông nghiệp nói riêng và công cuộc   Đổi mới nói chung – một cuộc cải cách kinh tế xã hội có ý nghĩa quan trọng nhất  đối với Việt Nam từ  lúc thành lập tới nay. Với những chính sách cải cách do  chính phủ đề ra qua từng thời kỳ, quá trình sử dụng đất đai của người dân cũng   dần dần thay đổi cùng với sự  biến đổi về  sinh kế. Cũng nằm trong xu hướng   phát triển đó, xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố  Hà Nội, đã và đang diễn ra   những sự  thay đổi trong sử  dụng đất và sinh kế  của người dân, đặc biệt từ  sau  khi Luật đất đai 1993 và Luật đất đai mới năm 2003 ra đời. Cụ  thể, khác với   trước đây, bên cạnh loại hình sử dụng đất chủ yếu là trồng lúa, hoa màu; nơi đây   đã xuất hiện thêm loại hình mới là trồng cỏ  (phục vụ  nuôi bò sữa), và sinh kế  của người dân cũng phát triển thêm rất nhiều phương thức mới như nuôi bò sữa   hay thu mua sản phẩm sữa. Tuy nhiên, những nghiên cứu về những sự thay đổi nói trên tại Việt Nam   nói chung và xã Tản Lĩnh nói riêng chỉ  diễn ra tách biệt trong từng vấn đề  sử  dụng đất hoặc sinh kế  mà ít có sự  quan tâm tới mối quan hệ  giữa chúng. Điều   này dẫn đến những kết quả đánh giá thiếu chính xác, ảnh hưởng tới việc đưa ra  những chiến lược sinh kế phù hợp, bền vững cả về lợi ích kinh tế xã hội và tài   nguyên thiên nhiên. Nhằm góp phần giải quyết vấn đề này, trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ,   học viên đã lựa chọn đề  tài: “Nghiên cứu biến đổi sử  dụng đất phục vụ  phát   triển sinh kế bền vững khu vực xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội”. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ­ Mục tiêu: Đánh giá mối quan hệ giữa biến đổi sử dụng đất nông nghiệp   và sinh kế của người dân tại xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội, nhằm góp phần  phục vụ phát triển sinh kế bền vững tại đây. ­ Nhiệm vụ nghiên cứu: 9
  10. o Phân tích  sự  biến động sử  dụng đất tại khu vực nghiên cứu giai   đoạn 1993 ­ 2010 tại xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. o Xác định mối quan hệ  giữa biến đổi sử  dụng đất nông nghiệp và  sinh kế của người dân tại xã Tản Lĩnh. o Đánh giá về  các loại hình sinh kế  liên quan tới sử  dụng đất nông  nghiệp tại xã Tản Lĩnh 3. Phạm vi nghiên cứu ­ Phạm vi không gian: Đề  tài nghiên cứu được thực hiện tại xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì,   thành  phố Hà Nội. ­ Phạm vi khoa học: + Đánh giá biến động sử dụng đất tại xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội   giai đoạn từ 1993 đến 2010. + Phân tích mối quan hệ  giữa sử  dụng đất nông nghiệp và sinh kế  của   người dân xã Tản Lĩnh nhằm đưa ra đánh giá về hướng phát triển sinh kế. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ­ Ý nghĩa khoa học: Xác định mối quan hệ giữa biến đổi sử dụng đất nông   nghiệp và sinh kế để từ đó đưa ra những đánh giá phù hợp về phát triển sinh kế  của người dân. ­ Ý nghĩa thực tiễn: Sử dụng phương pháp phân tích thành phần chính kết   hợp với không gian hóa dữ  liệu điều tra nông hộ để thể hiện mối quan hệ giữa   sử  dụng đất nông nghiệp và sinh kế, nhằm phục vụ đánh giá phương thức sinh   kế gắn với hoạt động nông nghiệp của người dân tại xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì,   Hà Nội. 5. Cơ sở dữ liệu và phương pháp nghiên cứu Cơ sở dữ liệu ­ Kết quả điều tra 198 hộ  gia đình trên toàn bộ  13 thôn của xã Tản Lĩnh,  huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội thuộc dự án “Tác động của biến đổi khí hậu đến   10
  11. biến đổi sử  dụng đất và thay đổi sinh kế  cộng đồng  ở  đồng bằng sông Hồng”   (DANIDA) của Trung tâm quốc tế nghiên cứu biến đổi toàn cầu, Đại học Quốc  gia Hà Nội. ­ Số liệu thống kê kinh tế xã hội xã Tản Lĩnh năm 2008 và 2009. ­ Ảnh vệ tinh Landsat các năm 1993, 2005, và 2010 tại khu vực nghiên cứu. ­ Bản đồ nền xã Tản Lĩnh năm 2005 Phương pháp nghiên cứu ­  Phương pháp 1: Phương pháp điều tra nhanh nông thôn có sự  tham   gia của người dân Phương  pháp  điều  tra   nhanh  nông  thôn  có   sự   tham  gia   của   người   dân  (Participatory Rural appraisal – PRA), sau đây sẽ gọi tắt là phương pháp PRA, là  một phương pháp hệ thống bán chính quy được tiến hành ở một địa điểm cụ thể  bởi một nhóm liên ngành và được thiết kế để thu thập được những thông tin cần  thiết và những giả thuyết cho sự phát triển nông thôn. Mục tiêu của phương pháp   này là xã hội có thể  chấp nhận, có hiệu quả  kinh tế, và hệ  sinh thái phát triển   bền   vững.   PRA   giả   định   rằng   sự   tham   gia   tích   cực   của   các   cộng   đồng   địa  phương vào suốt các tiến trình của các chương trình/ đề  án phát triển nông thôn   là yếu tố quyết định sự thành công. Các đặc điểm của PRA bao gồm: sự bỏ qua   tối  ưu (tránh những chi tiết và độ  chính xác không cần thiết cũng như  việc thu  thập quá nhiều số liệu không thật sự cần cho mục đích của PRA), tính đa dạng   của phân tích hay tam giác (tam giác được xây dựng trong mối liên hệ với cơ cấu   nhóm công tác, các nguồn thông tin về con người, địa điểm… và phối hợp các kỹ  thuật), nhóm liên ngành, tính phối hợp các kỹ  thuật, tính linh hoạt và không bắt   buộc, sự tham gia của cộng đồng, và cân bằng định kiến [23]. Các kỹ thuật đánh giá nhanh nông thôn với sự tham gia của người dân có  thể  được lựa chọn và áp dụng để  phù hợp với các giai đoạn khác nhau hoặc là   của khuyến nông, nghiên cứu hay các chương trình phát triển chung, từ giai đoạn   đánh giá những nhu cầu ban đầu, đến theo dõi đánh giá và cuối cùng là giai đoạn  11
  12. áp dụng thực hiện của bất kỳ một đề án nào. Cụ thể, trong đề tài này, PRA được   sử dụng trong giai đoạn đầu của dự án “Tác động của biến đổi khí hậu đến biến   đổi   sử   dụng   đất   và   thay   đổi   sinh   kế   cộng   đồng   ở   đồng   bằng   sông   Hồng”  (DANIDA) của Trung tâm quốc tế nghiên cứu biến đổi toàn cầu, Đại học Quốc  gia Hà Nội. Trong đó, trình tự tiến hành theo các bước chính:  ­ Chọn   điểm   và   thông   qua   các   thủ   tục,   cho   phép   của   chính   quyền   địa   phương ­ Tiền trạm điểm để khảo sát ­ Điều tra chọn mẫu để thu thập thông tin: không gian, thời gian (giai đoạn  2005 – 2011), đặc điểm kinh tế ­ xã hội. ­ Tổng hợp số  liệu và phân tích các vấn đề  phục vụ  cho mục tiêu nghiên  cứu. Trong đó, trong giai đoạn điều tra chọn mẫu, riêng tại xã Tản Lĩnh, số hộ  mẫu được lựa chọn tại 13 thôn trung bình là 15 hộ/thôn với tổng số  là 198 hộ,   dựa trên danh sách cử  tri bầu cử  hội đồng nhân dân cấp xã năm 2011 và theo   phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. ­ Phương pháp 2: Phương pháp khảo sát thực địa Việc khảo sát thực địa được thực hiện vào tháng 4/2011 và tháng 9/2012  nhằm mục đích kiểm chứng các mẫu giải đoán, kiểm tra độ  chính xác của các   yếu tố  địa lý của khu vực, độ  chính xác của các ranh giới sử dụng đất, bổ  sung  các yếu tố địa vật đặc trưng hay các yếu tố kinh tế ­ văn hóa ­ xã hội mà không   thể đoán nhận được ở trong phòng. Tuyến thực địa được thực hiện dọc theo trục   đường giao thông chính xuyên qua xã Tản Lĩnh. Việc cập nhật hiện trạng và  biến động sử dụng đất năm 1993, 2005 và 2010 được kết hợp giữa khảo sát thực   địa, đo GPS xác định điểm và ranh giới khu vực và lấy thông tin từ cán bộ, người   dân địa phương. Dựa vào kết quả  đo vẽ  ngoài thực địa và bản đồ  nền xã Tản  Lĩnh   năm   2005,   bản   đồ   hiện 12
  13. trạng sử dụng đất các năm 1993, 2005 và 2010 được đối chiếu, kiểm tra độ chính   xác và hiệu chỉnh thành bản đồ hoàn chỉnh. ­ Phương pháp 3: Phương pháp viễn thám và GIS Với dữ liệu là ảnh vệ tinh độ phân giải trung bình Landsat, quá trình phân  loại  ảnh dựa theo phương pháp phân loại có giám sát (supervised classification)   với thuật toán phân loại hợp lý tối đa (Maximum Likelihood) sử dụng phần mềm  Envi 4.7. Phân loại theo phương pháp này coi số liệu thống kê của mỗi lớp trong   mỗi kênh ảnh được phân tán một cách thông thường và phương pháp này có tính  đến khả  năng một pixel thuộc một lớp nhất  định. Nếu như  không chọn một   ngưỡng xác suất thì sẽ  phải phân loại tất cả  các pixel. Mỗi pixel được gán cho   một lớp có độ  xác suất cao nhất (maximum likelihood). Phương pháp này cho  rằng các band phổ  có sự  phân bố  chuẩn và các pixel sẽ  được phân loại vào lớp   mà nó có xác suất cao nhất. Việc tính toán không chỉ dựa vào giá trị khoảng cách  mà còn dựa vào cả xu thế biến thiên độ  xám trong mỗi lớp. Đây là một phương   pháp phân loại khá chính xác nhưng đòi hỏi nhiều thời gian tính toán và phụ  thuộc vào sự phân bố chuẩn của dữ liệu. Việc giải đoán ảnh dựa trên hai nhóm chính là các yếu tố ảnh và các yếu  tố địa kỹ thuật: ­   Các   yếu   tố   ảnh   (photo   elements):   gồm   t ôn   ảnh (tone),   hoa   văn  ảnh( texture), kiểu mẫu ( Pattern), hình dạng (Shape); kích thước (Size); bóng  râm( Shadow); vị trí (Site); màu (Colour).  Trong đó, tôn ảnh là dấu hiệu quan trọng để xác định đối tượng. Sự khác  biệt của tôn ảnh phụ thuộc vào nhiều tính chất khác nhau của đối tượng. Những   khu vực ngập nước như hồ, biển, sông phản xạ ánh sáng rất yếu, nên sẽ có màu   đen trên  ảnh. Những nơi canh tác nông nghiệp như  ruộng lúa nước có màu xám  trên ảnh. Tôn ảnh chỉ thị đặc điểm về thành phần vật chất và độ ẩm của đất đá.  Cách phân loại tôn  ảnh mang tính chất tương đối, nên chỉ  có thể  so sánh đối  chiếu tôn  ảnh của một loạt  ảnh chụp trong cùng một điều kiện. Nói chung tôn  13
  14. ảnh   sáng   có   liên   quan   với   các   vùng đất đá hạt thôi, thoát nước tốt. Tôn  ảnh sẫm liên quan tới các vùng đất đá hạt  mịn, thoát nước kém.  Ngoài ra, màu của đối tượng trên ảnh màu giả (FCC) cũng là yếu tố quan  trọng, giúp cho người  giải đoán có thể  phân biệt nhiều đối tượng có đặc điểm   tôn ảnh tương tự như nhau trên ảnh đen trắng. Tổ hợp màu giả thông dụng trong  ảnh Landsat là xanh lơ  (blue), xanh lục (green) và đỏ  (red) thể  hiện các nhóm   yếu tố  cơ  bản là: thực vật từ  màu hồng đến màu đỏ, nước xanh lơ  nhạt đến   xanh lơ  xẫm; đất trống, đá lộ  có màu trắng. Ngoài ra, một số  đối tượng khác   cũng có màu đặc biệt: đô thị màu xanh lơ, đất trồng màu có cây vụ đông các loại  màu hồng đến màu vàng. Ngoài 3 tổ  hợp màu giả  đã nêu trên, rất nhiều tổ  hợp  màu giả khác có thể tạo ra bằng phương pháp quang học ( dùng các tấm lọc màu)  hoặc bằng kỹ thuật xử lý ảnh số để phục vụ cho giải đoán ảnh. ­   Các yếu tố  địa kỹ  thuật ( Geotechnical elements): gồm địa hình, thực   vật, hiện trạng sử dụng đất, mạng lưới sông suối, hệ  thống các khe nứt lớn và   các yếu tố dạng tuyến, và sự tổ hợp các yếu tố giải đoán. Trong đó, địa hình cho   phép phân biệt sơ bộ các yếu tố trên ảnh, từ đó định hướng rất rõ trong phân tích.  Sự  phân bố  của một kiểu thảm thực vật và đặc điểm của nó (mật độ  tán che,   sinh khối ) là một dấu hiệu quan trọng để  phân biệt đối tượng. Hiện trạng sử  dụng đất cung cấp những thông tin quan trọng để xác định các đối tượng (Ví dụ:   lúa một vụ­ vùng bồi cao, lúa hai vụ ­ vùng thấp thường xuyên vừa đủ  nước­ đó  là các đồng bằng phù sa). Mạng lưới sông suối có quan hệ rất mật thiết với dạng   cấu hình, độ dốc, lớp vỏ  phong hóa, nền thạch học, đồng thời nó cũng cho biết  đặc điểm cấu trúc địa chất của khu vực. Những thông số  của hệ  thống khe nứt   cần được xem xét đến là hướng, mật độ, hình dạng, độ  lớn, giúp xác định và   phân biệt rất nhiều đối tượng, đồng thời cũng là thông số để đánh giá đối tượng.   Ngoài ra, trong quá trình giải đoán, bên cạnh việc phân tích các yếu tố  riêng lẻ  còn xem xét đến sự tập hợp trong không gian của từng nhóm yếu tố. Sự tập hợp  14
  15. đó có thể tạo nên một dạng hay một kiểu địa hình, từ đó giúp người giải đoán có   thể hiệu chỉnh, loại bỏ những sai sót và nâng cao  độ chính xác. Trình tự phân loại ảnh gồm các bước sau: Bước 1: Xác định số loại thông tin cần phân chia trong khu vực, các loại   cần được định nghĩa rõ ràng về mặt chỉ tiêu, các chỉ tiêu này cần được lựa chọn   có tính đến đặc thù của dữ  liệu  ảnh vệ  tinh ( thời gian thu nhận  ảnh, độ  phân   giải không gian, phổ…) Bước 2: Tuyển chọn các đặc trưng bao gồm các đặc trưng về phổ của đối  tượng (ảnh đa phổ), biến động về thời gian (ảnh đa thời gian) hoặc cấu trúc cụ  thể  của đối tượng nhằm thiết lập tiêu chuẩn cho phép phân biệt giữa các loại  quan tâm (xử lý riêng rẽ hoặc phối hợp với nhau ). Bước 3: Chọn vùng mẫu trên  ảnh bao gồm dữ  liệu tương  ứng với vùng  mẫu được khảo sát thực địa hoặc từ những dữ liệu cần thiết được lựa chọn dựa  trên bước 1 và bước 2. Các số  liệu được lấy trên cơ  sở  vùng mẫu có ý nghĩa   quyết định trong việc thành lập các chỉ tiêu và luật quyết định trong phân loại, từ  đó chọn thuật toán thích hợp là thuật toán hợp lý tối đa của phương pháp có giám  định, còn gọi là phân loại giám sát. Bước 4: Ước tính thống kê vùng mẫu nhằm xác định các giá trị tương ứng  với loại phổ  trong không gian đặc trưng của đối tượng quan tâm, từ  đó áp dụng  nhiều phương pháp phân loại khác nhau  ứng với vùng mẫu và so sánh kết quả  đạt được nhằm tìm thuật toán tối ưu cho cho kết quả phân loại. Bước 5: Thực hiện phân loại, các pixel sẽ được phân tuần tự vào các loại  tương ứng đã xác định.  Bước 6: Ảnh sau khi phân loại được làm trơn bởi các thuật toán lọc, đây là  giai đoạn hậu xử lý sau khi phân loại.                                                         Bước 7: Kiểm tra phân loại để  đánh giá độ  chính xác và mức độ  tin cậy   của  ảnh sau khi phân loại. Kết quả  phân loại được kiểm tra bằng cách so sánh  15
  16. ảnh phân loại với dữ  liệu tham khảo đã có (bản đồ  nền xã Tản Lĩnh năm 2005   và dữ liệu đo GPS ngoài thực địa).         Bản đồ  hiện trạng sử  dụng đất xã Tản Lĩnh năm 1993, 2005 và 2010 sẽ  được sử dụng làm đầu vào cho công đoạn thành lập bản đồ  biến động sử  dụng   đất trong phần mềm Arcgis desktop 10.0. Để  tạo ra được bản đồ  biến động sử  dụng đất thì đề  tài đã sử  dụng công cụ  Intersect (giao nhau giữa các đối tượng  trên hai lớp khác nhau tạo thành nhiều đối tượng mới nhỏ  hơn có tất cả  các  thuộc tính của 2 layer). ­ Phương pháp 4: Phương pháp phân tích nhân tố Phân tích nhân tố  là mô hình toán học cho phép đưa số lượng lớn chỉ tiêu   quan trắc về một số các nhân tố mà chỉ bị mất mát một phần những thông tin ban  đầu. Các nhân tố là những tổ  hợp tuyến tính của các chỉ  tiêu quan trắc. Trên cơ  sở các nhân tố  này, ta có thể  tính được các chỉ  số tổng hợp mang thông tin khái   quát mới về chất [1].  Phân tích nhân tố được sử dụng trong các trường hợp sau: ­ Nhận diện các khía cạnh hay nhân tố  giải thích được các liên hệ  tương  quan trong một tập hợp biến. ­ Nhận diện một tập hợp gồm 1 số lượng biến mới tương đối ít không có   tương quan với nhau để thay thế tập hợp biến gốc có tương quan với nhau nhằm   thực hiện phân tích đa biến tiếp theo. ­ Để chọn ra một tập hợp con gồm các biến nổi trội từ một tập hợp nhiều   biến nhằm sử dụng trong các phân tích đa biến kế tiếp. Trong đề tài này, phương pháp phân tích nhân tố được sử dụng là phân tích   trục thành phần chính (Principal Component Analysis – PCA). PCA là công cụ  phân tích nhân tố sử dụng với mục đích giảm dữ liệu. Thuật toán PCA tìm kiếm  sự  kết hợp tuyến tính giữa các biến mà phương sai của chúng đạt cực đại. Sau  đó, loại bỏ  phương sai này ra khỏi mô hình và cố  gắng tìm kiếm sự  kết hợp   tuyến tính thứ hai để có thể giải thích tối đa phần còn lại của phương sai và quá  16
  17. trình tiếp tục được thực hiện tới khi tất cả  các phương sai được loại trừ  hết.   Đây được gọi là phương pháp trục thành phần chính và kết quả  là các nhân tố  trực giao (do vậy không có quan hệ). Hiển thị  PCA được thực hiện với mục đích giảm số  lượng lớn các biến  gốc sẵn có (lớn hơn 150 biến) xuống một số lượng ít hơn các nhân tố  cho mục   đích mô hình và giải đoán. Do số lượng trường hợp trong cơ sở dữ liệu này nhỏ  (N=13), nên chỉ  một số  biến giới hạn được sử  dụng trong phép PCA mang lại   kết quả  có ý nghĩa. Nói cách khác, “chỉ cần tính cộng đồng (communalities) cao,  số lượng các nhân tố dự kiến tương đối nhỏ, và mô hình lỗi thấp (một điều kiện  thường đi với tính cộng đồng cao), các nhà nghiên cứu và đánh giá không nên quá  quan tâm về kích thước mẫu nhỏ [25], hay “dữ liệu mạnh trong phân tích nhân tố  có nghĩa là tính cộng đồng mang tính thống nhất cao, mà không có tải trọng chéo,   cộng thêm một số tải trọng biến mạnh trên mỗi nhân tố [15]. Đề tài đã thực hiện   qua nhiều lần thử  chứng tỏ  để  có một ma trận với tương quan không quá tồi,  mỗi một lần phân tích không nhiều hơn 6 hoặc 7 biến. Có thể  nói là dị  thường  trong ma trận tương quan nảy sinh khi hai hoặc nhiều biến trong mô hình được  loại bỏ hoàn toàn. Mức độ đầy đủ  của mẫu theo thống kê Kaiser­Meyer­Olkin (KMO) được   sử  dụng trong việc chọn biến. KMO giúp việc đoán liệu dữ  liệu thể hiện có là  nhân tố không, trên cơ sở các quan hệ và bán quan hệ. KMO có giá trị từ 0 đến 1.  SPSS tính KMO tập hợp theo từng KMO cho mỗi biến thành phần trong PCA.  Theo tác giả  Jullie Pallant [24], KMO tập hợp cần phải lớn hơn hoặc bằng 0.6   mới nên đưa vào phân tích nhân tố, kể cả PCA. Mỗi KMO đơn lẻ được sử dụng  để  xác định biến nào có thể  loại ra trong quá trình phân tích, những KMO nhỏ  nhất được loại trước, sau đó chạy lại PCA đến khi KMO tập hợp đạt yêu cầu.  Sau khi đã ép được theo yêu cầu và chấp nhận giải pháp cuối cùng, cần phải   quyết định  những nhân tố nào nên được giữ lại trong phân tích. Ví dụ trong luật  Kaiser, tiêu chí được sử dụng là các thành phần được giữ  lại cần phải có giá trị  17
  18. eigen lớn hơn 1. Điều quan trọng là khả  năng hiểu được của các nhân tố. Nói  cách khác, các thành phần  được  giữ  lại cần phải có ý nghĩa thực tiễn trong   nghiên cứu. Cuối cùng, các nhân tố  trong bảng được đưa ra Excel và lưu dưới   dạng   DBF   (khuôn   dạng   của   dBASE   IV).   Dữ   liệu   kết   quả   được   nhập   vào   ArcGIS. Việc kết hợp giữa các lớp thông tin địa lý và bảng số liệu giúp hiển thị  lại kết quả của PCA theo không gian. Hiển thị này được trình bày trên nền mầu  đồ  giải với màu lạnh khi nhân tố  nhỏ  hơn 0 và màu nóng khi giá trị  cao. Mỗi   thành phần được thể hiện trên bản đồ bằng công cụ ArcGis. 6. Cấu trúc luận văn Luận văn bao gồm 3 phần chính. Trong đó, chương đầu tiên tổng quan các  vấn đề lý luận chung về biến đổi sử  dụng đất, sinh kế bền vững, mối quan hệ  giữa biến đổi sử  dụng đất và sinh kế, đồng thời tổng quan lại các công trình   nghiên cứu được thực hiện tại xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố  Hà Nội.  Chương tiếp theo nêu các đặc điểm tự  nhiên, kinh tế  xã hội tại khu vực nghiên  cứu và phân tích biến động sử dụng đất giai đoạn 1993 – 2010 tại đây. Chương  cuối phân tích mối quan hệ  giữa biến đổi sử  dụng đất nông nghiệp và sinh kế  của người dân tại xã Tản Lĩnh, từ  đó nêu những đánh giá về  các loại hình sinh   kế nông nghiệp liên quan. Chương 1 – TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan về nghiên cứu biến đổi sử dụng đất Thực tế, sử  dụng đất thường được hiểu đơn giản là các hoạt động làm  thay đổi bề  mặt trái đất của con người. Trong khi đó, khái niệm của quá trình   chuyển đổi sử dụng đất đề cập đến bất kỳ sự thay đổi trong hệ thống sử  dụng  đất từ một trạng thái này sang một trạng thái khác [20]. Theo các tác giả Eric F.   Lambin, Patrick Meyfroidt [20], sử dụng đất hiện nay diễn ra theo hai xu hướng:   thứ  nhất là các quá trình thay đổi dần dần  ở  quy mô rộng lớn và thứ  hai là sự  chuyển đổi đột ngột để ứng phó với các sự kiện quan trọng ở cấp cộng đồng địa  18
  19. phương hoặc cá nhân. Quá trình biến đổi sử dụng đất có liên quan tới sự thay đổi  trong sự cung cấp hàng hóa và dịch vụ sinh thái mà xã hội con người phụ thuộc.   Sự đa dạng lớn trong bối cảnh địa lý và lịch sử có liên quan tới biến đổi sử dụng  đất và rất nhiều sự phức tạp trong cả hai hệ thống sinh thái và xã hội. Theo các tác giả  Eric F. Lambin, Patrick Meyfroidt [20], hai động lực cơ  bản ảnh hưởng tới quyết định sử dụng đất nói chung là: (i) động lực sinh thái –   xã hội;  và (ii) các động lực kinh tế ­ xã hội. Trong đó, động lực sinh thái – xã hội   là động lực nội sinh (gồm: sự phát triển có giới hạn của nguồn tài nguyên thiên  nhiên và chu kỳ thích  ứng; sự  thiếu hụt đất đai và thâm canh nông nghiệp; điều  chỉnh sử  dụng đất), mang tính địa phương, xuất hiện khi dòng hàng hóa và dịch   vụ được cung cấp bởi các hệ sinh thái tự  nhiên bị suy giảm nghiêm trọng, khiến  chúng buộc phải làm chậm hoặc thậm chí đảo ngược sự  biến đổi sử  dụng đất.   Động lực kinh tế ­ xã hội là các động lực ngoại sinh (gồm: sự hiện đại hóa kinh   tế, thuê đất và tiếp cận thị trường, chế độ sở hữu đất đai, thương mại toàn cầu,   sự phổ biến của các ý tưởng bảo vệ môi trường toàn cầu), bắt nguồn từ cấp độ  tổ chức cao hơn, từ khu vực lân cận, hoặc từ các cuộc cải cách địa phương, dẫn   đến sự chuyển dịch từ mở rộng sử dụng đất sang phục hồi hệ sinh thái tự nhiên  ở quy mô quốc gia. Liên quan tới biến đổi sử  dụng đất, dựa trên 320 nguồn tài liệu từ  sách  báo, tạp chí trong các lĩnh vực kỹ thuật, vật lý, khoa học xã hội, có những từ “sử  dụng đất”, “biến đổi sử  dụng đất”, “biến đổi lớp phủ  và sử  dụng đất” hoặc   “biến đổi lớp phủ  đất” trong tiêu đề  hoặc từ  khóa (có sự  giới hạn đối với một   khái niệm rộng lớn hơn của các lĩnh vực có sự  tham gia của phương pháp tiếp   cận quản lý nhân chủng học/môi trường kết hợp với các chủ  đề  như: cải cách  đất đai, quyền sử dụng đất, quản lý đất đai và quyền sở hữu, tái định cư, và quan  điểm cộng đồng về đất đai), các tác giả B. McCusker và E.R.Carr đã tổng kết lại   4 xu hướng nghiên cứu chính [22]: 19
  20. ­ Nguyên nhân của sự  biến đổi sử  dụng đất thường được cho là do kết  hợp lại các động lực được xác định một cách rộng rãi . ­Việc nghiên cứu về nguyên nhân của sự thay đổi hướng tới tiếp cận các  động lực biến đổi mang tính toàn cầu hoặc khu vực.  ­ Biến đổi sử dụng đất thường được coi như  là kết quả  của các quá trình   khác (chính trị, kinh tế, môi trường), đóng vai trò như  một điều kiện cho những  quá trình  ở  quy mô địa phương và toàn cầu, thay vì là một quá trình được thành  lập bởi mối quan hệ quyền lực địa phương, khu vực, và quốc gia. ­ Các tài liệu có xu hướng hướng tới nghiên cứu các hộ gia đình (sử  dụng  phương pháp tiếp cận hệ  thống – gợi nhắc phương pháp tiếp cận văn hóa sinh   thái tới tương tác con người ­ môi trường) và kết quả mô hình hóa.  Trong đó, đáng lưu ý là các tác giả đã nhận thấy các vấn đề sau: ­ Xu hướng trong lý thuyết biến đổi sử  dụng đất chỉ  dừng lại ở  xác định   động lực và mô hình hóa kết quả dựa trên những gì tìm được, mà ít khi đi sâu vào   nguyên nhân tại sao lại là những động lực này làm biến đổi sử dụng đất và cách  chúng xây dựng mang tính xã hội như thế nào.  ­ Tuy lý thuyết biến đổi sử  dụng đất theo hướng kết quả  mô hình hóa  phần nào đáp  ứng nhu cầu thực tế cho việc ra chính sách với các kịch bản biến   đổi nhưng vẫn có sự hạn chế bởi các mô hình này không thể  nắm bắt được sự  phức tạp của các động lực dẫn đến những thay đổi về  đối tượng quan sát, và   như  vậy, việc thực hiện những mô hình phức tạp nhất bị  giới hạn. Thậm chí,  việc lập mô hình hóa dữ liệu ngay cả trong trường hợp chỉ có một động lực điều   khiển quá trình biến đổi sử dụng đất cũng không hiệu quả khi có nhiều thay đổi  được quan sát theo kinh nghiệm, vì chúng bắt đầu ở  quy mô sai của quá trình xã  hội. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0