intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu đa dạng sinh học của côn trùng nước ở Vườn Quốc gia Ba Vì, Hà Nội

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:81

188
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn thạc sĩ nhằm mục đích: Xác định thành phần loài của côn trùng nước tại một số hệ thống suối thuộc Vườn Quốc gia Ba Vì, Hà Nội; nghiên cứu đặc điểm của quần xã côn trùng nước: thành phần loài, mật độ cá thể, mức độ đa dạng dựa vào một số chỉ số đa dạng sinh học theo các dạng sinh cảnh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu đa dạng sinh học của côn trùng nước ở Vườn Quốc gia Ba Vì, Hà Nội

  1. MỞ ĐẦU Côn trùng nước giữ  vai trò quan trọng trong hệ sinh thái các thủy vực cả  nước đứng cũng như  nước chảy. Mỗi một môi trường thủy vực, nhóm sinh vật  này đều có những đặc tính thích nghi phù hợp. So với nhiều nhóm sinh vật khác,  côn trùng nước có nhiều đặc tính nổi trội như  số  lượng loài, số  lượng cá thể  lớn…đặc biệt chúng là những mắt xích không thể thiếu trong chuỗi và lưới thức   ăn. Các loài côn trùng nước là những sinh vật tiêu thụ bậc 1, bậc 2 đồng thời lại  là nguồn thức ăn của nhiều loài động vật có xương sống. Nhiều loài côn trùng   nước có quan hệ  mật thiết đối với con người. Một số  loài côn trùng nước gây  hại là tác nhân truyền bệnh, tác nhân gây bệnh, tác nhân phá hoại sản phẩm công  nghiệp,   nông   nghiệp…   Chính   vì   vậy   côn   trùng   nước   là   đối   tượng   quan   tâm  nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Ở Việt Nam, trong những năm  gần đây côn trùng nước cũng đã được quan tâm nghiên cứu đặc biệt là  ở  các   Vườn Quốc gia và các Khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam, những nơi có hệ  thống sông, suối phong phú, tiềm  ẩn tính đa dạng côn trùng nước. Vườn Quốc  gia Ba Vì với hệ  động thực vật phong phú và đa dạng đã thu hút nhiều nghiên  cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước, nhưng chưa có nhiều nghiên cứu  về  côn trùng nước. Chính vì thế  chúng tôi tiến hành thực hiện đề  tài  “Nghiên  cứu đa dạng sinh học của côn trùng nước ở Vườn Quốc gia Ba Vì, Hà Nội”,  nhằm mục đích: Xác định thành phần loài của côn trùng nước tại một số  hệ  thống suối  thuộc Vườn Quốc gia Ba Vì, Hà Nội Nghiên cứu đặc điểm của quần xã côn trùng nước: thành phần loài, mật   độ cá thể, mức độ đa dạng dựa vào một số chỉ  số  đa dạng sinh học theo   các dạng sinh cảnh. . 1
  2. CHƯƠNG 1­TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình nghiên cứu côn trùng nước trên thế giới Côn trùng nước bao gồm những loài côn trùng mà có một phần hoặc cả  vòng đời sống trọng môi trường nước. Chính vì sự  đa dạng về  thành phần loài,  hình thái cấu tạo và các đặc điểm thích nghi cùng với vai trò quan trong của   chúng đối với hệ  sinh thái và đời sống con người mà côn trùng nước đã sớm   được quan tâm nghiên cứu ở các nước phát triển. Đã có rất nhiều các công trình  nghiên cứu liên quan đến từng bộ  của nhóm này, từ  những nghiên cứu về  phân  loại học, tiến hoá, đến những nghiên cứu về  ứng dụng. Trong đó phân loại học  côn trùng nước là vấn đề đã được nghiên cứu nhiều hơn cả. Những nghiên cứu sớm nhất về  côn trùng nước  thường tập trung vào   nhóm côn trùng gây hại, truyền bệnh như ruồi, muỗi (Resh và Rosenberg, 1979;  Merritt và Cummins, 1984; Merritt và Newson, 1978; Kim và Merritt, 1987) [50]. Bên cạnh các nhóm côn trùng nước gây hại, vai trò của nhóm côn trùng   nước với các hệ sinh thái cũng thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa  học. Phạm vi nghiên cứu côn trùng  nước ngày càng được mở  rộng, các hướng   nghiên cứu không chỉ dừng lại ở việc mô tả, phân loại mà còn đi sâu nghiên cứu   các đặc điểm sinh học, sinh thái như: biến động  quần thể  côn trùng, các mối  quan hệ  dinh dưỡng, đáp  ứng yêu cầu của sinh thái học (Resh và Rosenberg,   1984; Cummins, 1994) [50, 67]. Đặc biệt một hướng nghiên cứu mới về  côn  trùng nước được mở  ra đó là sử  dụng côn trùng nước làm sinh vật chỉ  thị  chất  lượng nước bắt đầu với các công trình nghiên cứu của Kuehne (1962), Bartsch và   Ingram (1966), Wilhm và Dorris (1968) [86]. Đến cuối thế kỷ XX và đầu thế  kỷ  XXI, nhiều nhà khoa học đã công bố  hàng loạt các công trình nghiên cứu về  côn trùng nước như: McCafferty W.P.  (1983),   John   C.M.,   Yang   Lianfang   and   Tian   Lixin   (1994),   Merritt   R.   W.   and  2
  3. Cummins K. W. (1996),… Các nghiên cứu này đã đưa ra khóa định loại tới giống,   thậm chí tới loài côn trùng nước dựa vào hình thái con trưởng thành và ấu trùng.   Bên cạnh đó các tác giả  còn đề  cập đến một số  ứng dụng của chúng trong sinh  thái học [50]. Qua các công trình nghiên cứu đã được công bố  từ  trước đến nay đã xác  định được 9 bộ  côn trùng nước thường gặp là  Phù du (Ephemeroptera), Chuồn  chuồn   (Odonata),   Cánh   úp   (Plecoptera),   Cánh   nửa   (Hemiptera),   Cánh   lông   (Tricoptera),   Cánh   cứng   (Coleoptera),   Hai   cánh   (Diptera),   Cánh   rộng   (Meganoptera) và Cánh vảy (Lepidoptera).  Nghiên cứu về bộ Phù du (Ephemeroptera) Bộ  Phù du (Ephemeroptera)  là  bộ  côn trùng có cánh cổ  sinh  tương đối  nguyên thủy, thậm chí còn được xem như một trong những tổ tiên của côn trùng.  Dựa vào những bằng chứng hóa thạch, chúng có thể  đã phát sinh vào giai đoạn  cuối của kỷ  Cacbon và đầu kỷ  Pecmơ  trong đại Cổ  sinh, cách đây khoảng 290  triệu năm (Edmund, 1972) [25]. Các loài thuộc bộ Phù du được mô tả từ rất sớm.   Công trình nghiên cứu đầu tiên về phân loại học Phù du là của n hà tự nhiên học  nổi tiếng Lineaus (1758). Ông đã mô tả 6 loài Phù du tìm thấy ở châu Âu và xếp   chúng vào một nhóm là Ephemera [56]. Vào thế  kỷ  XIX, Eaton (1871, 1881, 1883­1888, 1892) đã công bố  hàng  loạt các công trình nghiên cứu   Phù du của mình, các c ông trình đã cung cấp  những kiến thức cơ  bản về  Phù du như: mô tả  các đặc điểm về  mặt hình thái  của cả giai đoạn ấu trùng và trưởng thành, những kiến thức này rất hữu ích cho   việc xây dựng khóa định loại đến các họ và giống của bộ Phù du [56].  Nghiên cứu về  Phù du thực sự  phát triển mạnh mẽ  vào thế  kỷ  XX, điển  hình  là  các  công  trình nghiên cứu  của Ulmer  (1920,  1924,  1925,  1932,  1933),   Navás   (1920,   1930),   Lestage   (1921,   1924,   1927,   1930),   Needham   và   cộng   sự  (1935). Edmunds (1963) đã xây dựng hệ thống phân loại đến họ thuộc bộ Phù du  trên toàn thế  giới. Ông đã đưa ra một bức tranh tổng thể về khóa phân loại bậc  3
  4. cao cũng như  nguồn gốc phát sinh của Phù du [24]. Tuy nhiên, cùng với sự  phát  triển của các nghiên cứu về Phù du, hệ thống phân loại của ông ngày càng tỏ ra  hạn chế. Mc Cafferty và Edmunds (1979), đã bổ  sung những dẫn liệu mới   và  chỉnh lý khóa phân loại cho phù hợp với thực tế nghiên cứu đòi hỏi. Trong khóa   định loại của Mc Cafferty và Edmunds ngoài việc mô tả  đặc điểm hình thái thì   mối quan hệ họ hàng giữa các loài trong qúa trình tiến hóa cũng được các tác giả  đề cập đến. Tiếp sau công trình nghiên cứu mang tính bước ngoặt này hệ thống  phân loại Phù du ngày càng được hoàn chỉnh bởi các nghiên cứu của Kluge (1995,   1998, 2004), Mc Cafferty (1991, 1997) và nhiều nhà nghiên cứu về  Phù du khác   [50].  Trong   một   nghiên   cứu  gần   đây  Odgen   và   Whiting   (2005)   đã  tổng  hợp  những nghiên cứu về phân loại học của Mc Cafferty và Edmunds đồng thời  đưa  ra giả thuyết mới về nguồn gốc phát sinh của Phù du dựa trên những nghiên cứu  về sinh học phân tử. [63] Đến năm 2008, toàn thế  giới đã xác định được khoảng 3000 loài Phù du   thuộc 375 giống và 37 họ trong đó ở  Châu Âu có khoảng 350 loài và Bắc Mỹ  là   670 loài (Hubbard, 2008) [29]. Thành phần loài hay nói cách khác sự đa dạng về  mức độ  loài của Phù du ở các họ thể hiện rất khác nhau, có những họ chỉ có một   vài loài như  Teloganiella, Teloganidae... hay có những họ  có tới hàng trăm loài  như Heptageniidae, Leptophlebiidae... Tuy nhiên những con số này chưa phản ánh  hết mức độ  đa dạng của Phù du vì còn nhiều khu vực trên thế  giới vẫn chưa   được khám  phá hết, nhất là các khu vực nhiệt đới. Ở  với khu vực châu Á, những nghiên cứu đầu tiên về  Phù du được thực   hiện bởi các nhà côn trùng học đến từ châu Âu như: Navás (1922, 1925), Lestage  (1921, 1924)  [56].  Những  nghiên cứu này là cơ  sở  và nền tảng thúc đẩy việc   nghiên cứu về Phù du ở khu vực. Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy, ở châu Á   có khoảng 128 giống thuộc 18 họ  của bộ  Phù du (Hubbard, 1990; McCaffrty,  1991; McCaffrty & Wang, 1997, 2000; Dudgeon, 1999) [56].  4
  5. Tại khu vực Đông Nam Á, các nghiên cứu về Phù du đã được khởi xướng  bởi Ueno (1931, 1969) và Ulmer (1939). Các nhà nghiên cứu của Việt Nam và  Thái Lan cũng đã công bố  khá nhiều công trình nghiên cứu về Phù du trong thời   gian gần đây (Nguyen, 2003,  Nguyen and Bae, 2003, 2004,  Tungpairojwong và  Bae, 2006; Tungpairojwong, 2007; Braasch Boonsoong, 2009) [56, 57, 58, 59, 60].  Cho đến nay, những nghiên cứu liên quan đến phân loại và hệ  thống học  Phù du khá tỉ mỉ, các nhà khoa học đã xây dựng khoá phân loại chi tiết tới loài kể  cả giai đoạn ấu trùng và trưởng thành. Hiện nay, hướng nghiên cứu tập trung vào   các vấn đề sinh thái, phục hồi và bảo tồn các loài cũng như  các nghiên cứu ứng   dụng của Phù du vào thực tiễn. Neddham và cộng sự (1935), đã công bố các số liệu về vòng đời, quá trình   lột xác chuyển từ đời sống dưới nước lên cạn, tập tính dinh dưỡng, tập tính sinh  sản, biến động số lượng theo mùa... của nhiều loài Phù du. Các kết quả  nghiên  cứu về  Địa động vật của Lestage (1930) cho thấy các loài thuộc bộ  Phù du  ưa   sống  ở  những nơi nước chảy với hàm lượng oxy hòa tan trong nước cao,   bên   cạnh đó cấu trúc nền đáy của các thủy vực giữ  vai trò quan trọng, quyết định  đến thành phần loài Phù du. Nghiên cưu đã ch ́ ỉ ra rằng nhưng thuy v ̃ ̉ ực nươc chay ́ ̉   ma ̀ở đo câu truc nên đay la cac khôi đa v ́ ́ ́ ̀ ́ ̀ ́ ́ ́ ới nhiêu kich th ̀ ́ ước khac nhau va co ch ́ ̀ ́ ứa   ̀ ̃ ưu c mun ba h ̃ ơ  thi thanh phân loai Phù du rât đa dang. Ngoai ra, cac yêu tô t ̀ ̀ ̀ ̀ ́ ̣ ̀ ́ ́ ́ ự  ́ ư đô cao, đô che phu cua r nhiên khac nh ̣ ̣ ̉ ̉ ưng t ̀ ự nhiên, … cung anh h ̃ ̉ ưởng  đên s ́ ự   ́ ̉ phân bô cua Phù du [52].  Brittain (2008) đã cung cấp những nghiên cứu bước đầu  về  ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với sự  phân bố  và đa dạng của bộ  Phù  du [37].  ̀ ́ ̣ ưng dung, cac nghiên c Vê khia canh  ́ ̣ ́ ứu  ưng dung cua Phù du hiên nay tâp ́ ̣ ̉ ̣ ̣   ̣ ử  dụng Phù du lam sinh vât chi thi môi tr trung vao viêc s ̀ ̀ ̣ ̉ ̣ ương n ̀ ước. Landa và   Soldan (1991), Bufagni (1997) khi nghiên cưu khia canh nay, cho r ́ ́ ̣ ̀ ằng việc sử  dụng Phù du làm sinh vật chỉ thị dễ thực hiện và có nhiều ưu điểm. Hai ưu điêm ̉   ̉ ̣ ̀ ứ nhât có nhi nôi bât la: th ́ ều công trình nghiên cứu phân loại đã được thực hiện,   5
  6. nên việc định loại tới loài dễ  dàng hơn. Thứ  hai là hầu hết các loài Phù du rất   nhạy cảm với sự  biến đổi của môi trường nên sự  việc sử  dụng chúng làm sinh  vật chỉ thị sẽ cho những kết quả đáng tin cậy [56].     Nghiên cứu về bộ Chuồn chuồn (Odonata) Các nghiên cứu về Chuồn chuồn được bắt đầu từ  khoảng cuối thế kỉ 19,   nhưng phải sang thế  kỉ 20 Chuồn chuồn mới ngày càng nhận được chú ý nhiều   hơn của các nhà nghiên cứu phân loại học và sinh thái học. Ở giai đoạn đầu , các  công trình nghiên cứu về  Chuồn chuồn chủ  yếu tập trung mô tả  hình dạng và  đặc điểm ngoài các loài Chuồn chuồn thu thập được ở châu Á và châu Âu nhằm  xây   dựng   khóa   định   loại.   Điển   hình   cho   các   công   trình   nghiên   cứu   này   là:  Needham (1930), Fraser (1933, 1934, 1936), Askew (1988), Zhao (1990), Hisore &  Itoh (1993), Wilson (1955). Merritt và Cummins (1996), xây dựng khóa định loại  tới giống ở cả giai đoạn thiếu trùng và trưởng thành bộ Chuồn chuồn thuộc khu  vực Bắc Mỹ [50]. Bộ chuồn chuồn được chia thành 3 phân bộ: phân bộ Anisozygoptera, phân  bộ  Zygoptera  (Chuồn chuồn kim) và phân bộ  Anisoptera (Chuồn chuồn ngô).   Phân bộ  Anisozygoptera chỉ có 1 giống là Epiophlebia, giống này có một số  loài  chỉ phân bố ở độ cao khoảng 2.000m ở những con suối thuộc Nhật Bản và vùng   núi cao Himalaya (Tani & Miyatake, 1979; Kumar & Khanna, 1983). Hai phân bộ  còn lại phân bố rộng cả ở nơi nước đứng cũng như nước chảy với số lượng loài  phong phú [52]. Đến năm 2008 trên thế giới đã xác định được hơn khoảng 6000   loài thuộc hơn 600 giống của bộ Chuồn chuồn (Trueman and Rowe, 2008) [85].  Khu hệ Chuồn chuồn Bắc Mỹ đã xác định được  khoảng 462 loài. Những  nghiên cứu đầu tiên về phân loại học Chuồn chuồn Bắc Mỹ được thực hiện bởi   Muttkowski (1910), Needham và Heywood (1929),   phần lớn các loài gần đây  được mô tả đều thuộc họ Gomphidae là họ có số lượng loài lớn và đa dạng nhất  trong bộ Chuồn chuồn [50]. 6
  7. Ở  khu vực châu Á, Chowdhury và Akhteruzzaman (1981) là những người  đầu tiên công bố  công trình nghiên cứu về  Chuồn chuồn  ở Bangladesh . Hai ông  đã mô tả chi tiết các ấu trùng của 13 loài Chuồn chuồn thuộc bộ phụ Anisoptera.   Ngoài ra còn một số công trình điển hình khác như: Nasiruddin và Begum (1985),  Asahina (1993), Subramanian (2005).  Ở  Việt Nam phải kể   đến các công trình  nghiên cứu  về  Chuồn  chuồn  của  Asahina   (1969,  1996),  Karube  (1999,   2002),   Hoàng Đức Huy (2001), Đỗ Mạnh Cương (2003) [1, 4].  Ngoài các công trình nghiên cứu về phân loại học còn có những công trình  nghiên cứu về  sinh học, sinh thái học và tập tính của  Chuồn chuồn. Một trong   những nghiên cứu tiêu biểu là của Corbet (1999) về  tập tính và sinh thái của  Chuồn chuồn trên thế  giới, trong đó tác giả  đã trình bày rất đầy đủ  về  các đặc  điểm sinh học của Chuồn chuồn như chu kỳ sống, tập tính bắt cặp giao phối, săn  mồi, lựa chọn môi trường sống…Silsby (2001) đã tổng hợp rất nhiều nghiên cứu  trước đây để  tạo nên một công trình khá hoàn chỉnh về  các đặc điểm sinh học   của Chuồn chuồn đặc biệt là về  chu trình sống, tập tính sinh sản hay sự  di cư  của loài [4].  Nghiên cứu về bộ Cánh úp (Plecoptera) Cho đến năm 2007 trên thế giới đã xác định được khoảng 3500 loài Cánh   úp, trong đó : khu vực Bắc Mỹ có khoảng 650 loài (Stark & Baumann, 2005), khu   vực Trung Mỹ 95 loài, khu vực Nam Mỹ 378 loài (Heckman, 2003), khu vực Châu  Âu 426 loài (Fochetti & Tierno de Figueroa, 2004), khu vực Châu phi 126 loài ;   Châu Á là khu vực có số lượng loài phong phú nhất với số loài đã xác định được   lên tới 1527 loài trong đó: khu vực Đông Á và Nam Á có khoảng 784 loài, Trung  Quốc đứng đầu với 350 loài (Yuzhou & Junhua, 2001), tiếp đó là Nhật Bản với  306 loài (Sivec & Yang 2001); Tây Á có 114 loài và Bắc Á với 279 loài. Khu vực   Australia  có 191 loài (Michaelis & Yule, 1988) và New Zealand với 104 loài [68]. 7
  8. Khi so sánh với nghiên cứu của Hynes (1976) và Zwick (1980) (nghiên cứu  đã cung cấp thông tin về 2000 loài Cánh úp trên thế giới) có thể  thấy là tổng số  loài Cánh úp đã tăng lên đáng kể trong vòng 25 năm trở lại đây [68]. Khu vực Bắc Mỹ  và Châu Âu là hai khu vực đã được nghiên cứu nhiều  hơn cả. Tuy nhiên tỷ lệ loài mới được mô tả ở 2 khu vực này vẫn khá cao: trung  bình mỗi năm có 2,6 loài Cánh úp mới được mô tả ở khu vực Châu Âu (Fochetti   &   Tierno   de   Figueroa,   2005).   Ngoài   ra   khu   hệ   Cánh   úp   ở   Australia   và   New   Zealand cũng đã được nghiên cứu khá đầy đủ, trong khi đó những dẫn liệu về  Cánh úp ở Trung và Nam Mỹ còn rất nghèo nàn và chưa đủ để đại diện cho mức   độ đa dạng thật sự ở các khu vực này. Châu Á được đánh giá là có mức độ phong   phú của bộ  Cánh úp cao hơn nhiều so với khu vực Bắc Mỹ  và Châu Âu. Tuy  nhiên trên thực tế ngoại trừ Nhật Bản và Nga, những dẫn liệu về Cánh úp ở khu  vực này còn rất sơ sài, thậm chí có những nước chưa hề  có bất cứ  một nghiên   cứu nào về bộ này [68].  Khu hệ Cánh úp ở châu Á được nghiên cứu bởi những  nhà khoa học châu  Á và châu Âu. Trong suốt những thập niên 30 của thế  kỷ  XX, Wu và Claassen   (1934, 1935, 1937, 1938) đã mô tả  khóa định loại Cánh úp  ở  miền Nam Trung   Quốc. Kawai (1961 ­ 1975) nghiên cứu một vài loài  ở   Ấn Độ, Bangladesh đến  phía Nam châu Á. Zwick và Sivec (1980) mô tả một số loài Cánh úp ở Himalaya.   Vào thập niên 80 của thế  kỷ  XX, Zwick (1980, 1983, 1985, 1988) cũng đưa ra   những nghiên cứu về khu hệ Cánh úp ở Đông Nam Á. Uchida và cộng sự (1988,  1989) mô tả một vài loài thuộc Perlinae (Perlidae) ở Malaysia, Thái Lan và mô tả  2 giống  thuộc Peltoperlidae (Cryptoperla và Yoraperla) ở Nhật Bản và Đài Loan.  Stark   (1979,   1987,   1983,   1991,   1999)   đã   ghi   nhận   nhiều   loài   mới   trong   họ  Peltoperlidae và Perlidae  ở  châu Á. Gần đây, Du (1998, 1999, 2000) đã công bố  những tài liệu liên quan đến Perlidae ở miền Nam Trung Quốc [17]. Morse   J.   C.,   Yang   Lianfang   &   Tian   Lixin   (1994);   Merritt   &   Cummins  (1996) khi nghiên cứu khu hệ Cánh úp ở Trung Quốc và Bắc Mỹ, các tác giả đã  8
  9. xây dựng khóa định loại tới giống ấu trùng của bộ này, đó là cơ sở cho việc định  loại các loài thuộc bộ Cánh úp ở Trung Quốc và Bắc Mỹ sau này [50,52].  Cánh úp đóng vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái suối, chúng đóng vai  trò là sinh vật tiêu thụ bậc 1, 2 đồng thời cũng là thức ăn của nhiều loài động vật  không xương sống và cá; thiếu trùng bộ Cánh úp còn được sử dụng như là những  chỉ thị sinh học để đánh giá chất lượng môi trường nước, thêm vào đó côn trùng   của bộ  Cánh úp hầu như  không gây hại đối với đời sống con người. Tuy nhiên   do sự  suy giảm chất lượng nguồn nước và sự  thay đổi về  mặt vật lý của sông  suối đặc biệt là ở các nước công nghiệp phát triển  hay các nước có mật độ  dân  số cao đã và đang làm giảm số lượng loài Cánh úp [68].   Nghiên cứu về bộ Cánh nửa (Hemiptera) Côn trùng nước bộ  Cánh nửa phân bố  rộng rãi  ở  hầu hết các lục địa trừ  Nam Cực, chúng bao gồm 2 nhóm chính là: Gerromorpha (nhóm sống trên màng  nước) và Nepomorpha (nhóm sống dưới nước). Ngoài ra còn có một nhóm nữa là  Leptopodomorpha, tuy không sống ở môi trường nước nhưng kiếm ăn, bắt mồi ở  gần bờ  nước. Một số  tác giả  cũng tính nhóm này vào nhóm sống  ở  nước [65].  Năm 2008, thế giới xác định được 4.810 loài, 343 giống và 23 họ thuộc bộ Cánh   nửa trong đó bao gồm 4.656 loài, 326 giống, 20 họ sống ở nước ngọt [65].  Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu bộ  Hemiptera  ở nước về  hình thái, sinh học, sinh thái, phân loại và chủng loại phát sinh như: Cheng và   Fernando   (1969),   Menke   (1979),   Andersen   (1985),   Schuh   và   Slater   (1995),  Hilsenwoff (1991) [87].  Ở Châu Á, các công trình nghiên cứu về bộ Hemiptera được bắt đầu khá   sớm bằng các nghiên cứu của Lundblad (1933), La Rivers (1970), Lansbury (1972,   1973) [47]. Bộ  Hemiptera cũng được quan tâm nghiên cứu  ở  nhiều nước như  Trung   Quốc,   Thái   Lan,   Malaysia,   Singapore…  Ở   Trung   Quốc,   từ   những   năm  1920­1930,   Hoffmann   đã   công   bố   nhiều   nghiên   cứu   phân   loại,   sinh   học   của  Hemiptera ở nước [47]. Ở Đông Á và Đông Nam Á, Esaki (trong giai đoạn 1923­ 9
  10. 1930) đã mô tả nhiều loài thuộc bộ Hemiptera ở khu vực này và các vùng lân cận,  đưa thêm vào bậc phân loại cao hơn mà ngày nay vẫn được tiếp tục nghiên cứu.   Lundblad (1933) đưa ra tổng quan chung về bộ Hemiptera  ở nước, với danh lục   những loài từ   Ấn Độ  đến New Guinea và Nhật Bản [65].  Ở  bán đảo Malaysia,   Fernando và Cheng (1974) đã lập một danh lục gồm 102 loài thuộc 12 họ. Sau đó,  nhiều loài khác vẫn được miêu tả hoặc ghi nhận. Hiện tại, bán đảo Malaysia và  Singapore có 167 loài nước ngọt thuộc 64 giống, 18 họ được biết đến. Bộ Cánh   nửa ở Borneo bao gồm khoảng 80 loài đặc hữu [87]. Gần đây Tran và Polhemus  D. A. (2012), đã mô tả 1 loài mới thuộc giống Ranatra (Nepidae) ở khu vực Đông  Nam Á [83]. Cùng với việc nghiên cứu về phân loại học, nhiều nhà khoa học cũng quan   tâm đến việc nghiên cứu các lĩnh vực sinh thái học, địa lý sinh vật, chủng loại   phát sinh, tập tính hay sự  thích nghi của Cánh nửa  ở  nước. Có thể  kể  đến công  trình nghiên cứu của Cobben (1968, 1978), Andersen (1982), Damgaard (2008).   Cheng (1965,1966,1976) đã công bố một số bài báo về sinh thái và địa lý sinh vật  của giống  Halobates. Những nghiên cứu về  vai trò của bộ  Cánh nửa trong hệ  sinh thái cũng được quan tâm bởi các nhà khoa học như Keffer (2000), Spence và   Andersen (2000), Sites (2000), Yang et al. (2004), Chen et al. (2005)...[87].  Nghiên cứu về bộ Cánh lông (Trichoptera) Cánh lông là  một trong những bộ  có số  lượng  loài phong phú.  Những   nghiên cứu về hệ thống phân loại bậc cao của bộ Cánh lông được thực hiện bởi  Ross (1956, 1967) và sau đó tiếp tục được bổ  sung và hoàn thiện bởi Morse  (1997) [27].  10
  11. Đến năm 2012 ước tính trên thế giới có khoảng  14.548 loài, 616 giống và  49 họ còn tồn tại và 685 loài thuộc 125 giống và 12 họ đã hóa thạch của bộ Cánh   lông [31].   Ở  Đông Nam Á,  bộ  Cánh lông được nghiên cứu từ  rất sớm bởi Ulmer  (1911, 1915, 1925, 1927, 1930, 1932) và Navás (1913, 1917, 1922, 1930, 1932).  Trong khi các hướng nghiên cứu chủ  yếu dựa vào giai đoạn trưởng thành thì  Ulmer đã mở  ra hướng nghiên cứu dựa vào giai đoạn  ấu trùng vào những năm   1955 và 1957 [27]. Trong giai đoạn này, việc nghiên cứu về  Cánh lông  ở  các  nước Châu Á cũng bắt đầu được chú trọng, Ulmer (1905 ­ 1951, 1955, 1957),  Malicky (1955), Morse (2009); Banks (1937) là người đầu tiên nghiên cứu khu hệ  Cánh lông Philippin. Đặc biệt trong những năm gần đây, có hàng loạt các công  trình nghiên cứu mới về Cánh lông được công bố: Malicky (2007) đã liệt kê 327   loài và chứng minh sự  đa dạng của Cánh lông trên đảo Sumatra cao hơn so với  các khu vực khác xung quanh đại lục Indonesia; Johason và Oláh (2008) đã công   bố  7 loài mới thuộc giống Tinodes (Psychomyiidae) cho khu hệ Cánh lông Đông  Nam Á và 1 loài mới từ Hồng Kông [35].  Năm 2009, Sharma và Chandra đã cung cấp một danh sách gồm 1046 loài,  94 giống, 27 họ  của khu hệ  Cánh lông  ở   Ấn Độ. Các nghiên cứu về  Cánh lông  cũng được quan tâm  ở  một số  quốc gia khác như  Nhật Bản với những nghiên   cứu của Iwata (1927), Tanida (1986, 1987), Ito và Ohkawa (2012); Trung Quốc   (Martynov,   1930,   1931;  Wang,   1963),   Thái  Lan  (Chantaramongkol  và   Malicky,  1989,   1991,   1992,   1993a,   1993b,   1995,   1997; Radomsuk,  1999;  Sangpradub  và  cộng   sự,   1999;   Malicky   và   cộng   sự,   2001,   2002;   Chaiyapa,   2001)   [27]...   Tuy   nhiên, do còn nhiều hạn chế  về  định loại  ấu trùng tới giống và loài nên các  nghiên cứu  ở Đông Nam Á mới chỉ dừng lại ở giai đoạn trưởng thành. Các khóa   định loại của bộ  Cánh lông  ở  Đông Dương (Lào, Campuchia và Việt Nam) dựa   trên   những   nghiên   cứu   của   tác   giả   Wallace   và   cộng   sự   (1990),   Edington   và  Hildrew (1995) và Wiggins (1996) [27]. 11
  12. Olash và Johanson (2010) đã công bố 19 loài mới thuộc họ Dipseudopsidae  cho khoa học từ  các mẫu vật thu được tại  Ấn Độ, Malaysia, Lào và Việt Nam.   Tại Nhật Bản, tác giả  Ito và Ohakawa (2012) đã ghi nhận sự xuất hiện lần đầu  của   hai   loài   Cánh   lông   thuộc   giống  Ugandatrichia  (Hydroptilidae)   kèm   theo  những miêu tả chi tiết cho giai đoạn ấu trùng, nhộng và trưởng thành của các loài   thuộc giống này tại đây [30].  Bên cạnh những nghiên cứu về phân loại học, những nghiên cứu về  sinh  thái và đặc điểm sinh học của bộ Cánh lông cũng được đặc biệt chú ý tiêu biểu   là các công trình của Haris, Mackay và Wiggins vào những năm 70 của thế  kỉ  trước. Một số  công trình khá đồ  sộ  liên quan đến giai đoạn  ấu trùng côn trùng  của Wiggins (1969, 1978, 1985, 1986) trong  đó có  ấu trùng Cánh lông (1977,   1982, 1984). Năm 2009,  Morse đã công bố  một danh sách đầy đủ  các loài cũng  như phân bố địa lý sinh vật của bộ Cánh lông trên toàn thế giới và tiếp tục được  cập nhật cho tới hiện nay [27].  Nghiên cứu về bộ Cánh cứng (Coleoptera) Bộ  Cánh cứng (Coleoptera) là bộ  có số  lượng loài lớn nhất trong giới   Động   vật.   Hiện   nay,   số   loài   thuộc   bộ   côn   trùng   này   vào   khoảng   277.000   ­  350.000 loài và khoảng 18.000 loài trong số đó thuộc nhóm côn trùng nước  [32].  Hiện nay, các công trình nghiên cứu về  bộ  Cánh cứng tập trung vào phân loại   học,   sinh   thái   học,   tiến   hóa   như:   các   nghiên   cứu   của   Feng   (1932,   1933),   Gschwendtner   (1932),   Fernando   (1962,   1969),   Nertrand   (1973),   Jach   (1984).  Heinrich & Balke (1997), Gentuli (1995), Jach & Ji (1995, 1998, 2003)   đã cung  cấp khá đầy đủ  những dẫn liệu về  phân loại học của bộ  Cánh cứng  ở  châu Á  [52]. Wu và cộng sự đã xác định ở Trung Quốc có 601 loài, Sato (1988) đã định   loại được 311 loài ở Nhật Bản, Britton (1970) xác định ở Úc có khoảng 510 loài   và White (1984) đã phân loại được 1.143 loài ở khu vực Bắc Mỹ thuộc bộ Cánh   cứng [50].  12
  13. Những nghiên cứu mới đây có thể  kể  đến như  Čiampor Jr và cộng sự  (2012)  đã   cung  cấp  những  thông  tin  về   các   loài   thuộc   giống   Dryopomorphus  (Elmidae)  ở  khu vực Malaysia. Short và Jia (2012) đã bổ  sung 2 loài mới của  giống Oocyclus là Oocyclus fikaceki Short và Jia và O. dinghu Short và Jia cho khu  hệ Cánh cứng Châu Á từ các mẫu vật thu được ở đông nam Trung Quốc [69].  Mặc dù là  nhóm côn trùng nước có số loài rất phong phú tuy nhiên con số  này chỉ  là một phần nhỏ  tổng số  loài của bộ  cánh cứng vì thế  các công trình   nghiên cứu về bộ Cánh cứng ở nước thường ít được quan tâm hơn các loài Cánh   cứng trên cạn.  Nghiên cứu về bộ Hai cánh (Diptera) Bộ Hai cánh là một trong những bộ côn trùng có số lượng loài nhiều nhất  trong giới Động vật với khoảng 120.000 loài sống  ở  nước được biết trên thế  giới, chúng phân bố  rông rãi  ở  hầu hết các dạng thủy vực. Đây là một trong   những bộ côn trùng nước thu hút sự  quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học do  mối liên hệ chặt chẽ của chúng với con người.  Đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về bộ Hai cánh được công bố  trên toàn thế  giới, trong đó tiêu biểu là các công trình nghiên cứu của Alexander  (1931), Mayer (1934), Zwich & Hortle (1989). Đối với khu vực châu Á, Delfinado   & Hardy (1973, 1975, 1977) đã tổng hợp một danh lục khá đầy đủ về thành phần   loài của bộ  Hai cánh  ở  miền  Ấn Độ  ­ Mã Lai. Khóa định loại tới họ  và giống  hiện nay chủ yếu thực hiện theo khóa định loại được xây dựng bởi Harris (1990).  Do nhiều loài thuộc bộ  này là vật chủ  trung gian truyền bệnh cho người và gia   súc nên những đặc điểm về  sinh thái học của bộ  này đã được quan tâm nghiên  cứu từ sớm (50).  Trong những năm gần đây, xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu liên  quan đến việc sử dụng ấu trùng bộ Hai cánh đặc biệt là họ Chironomidae như là   sinh vật chỉ thị chất lượng môi trường nước [52]. Nghiên cứu về bộ Cánh rộng (Megaloptera) 13
  14. Bộ  Cánh rộng được xem là nhóm côn trùng nguyên thủy trong nhóm côn  trùng biến thái hoàn toàn. Hiện nay, bộ Cánh rộng có khoảng 300 loài được biết  trên thế  giới và chia thành hai họ  là: Corydalidae và Sialidae. Giai đoạn trưởng   thành  ở  cạn và ăn thịt, thường hoạt động vào ban đêm, tuy nhiên giai đoạn  ấu  trùng lại sống dưới nước và ăn thịt các loài động vật [50].  Ấu trùng của bộ  Cánh rộng thường phân bố   ở  các thủy vực nước ngọt   như: sông, suối, hồ  nơi có nhiều mùn, các mảnh vụn, cát hoặc sỏi nhỏ. Chúng   trải qua 5 lần lột xác và sống được khoảng 1 năm trong vòng đời của mình. Ấu   trùng rời khỏi các thủy vực nước ngọt và hóa nhộng [22].  Trong   khi   họ   Corydalidae     có   phân   bố   khá   rộng   thì   các   loài   thuộc   họ  Sialidae này lại phân bố rất hẹp, ở châu Á, họ này mới chỉ phân bố ở vùng ôn đới   thuộc Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nơi ở Trung Quốc (Bank, 1940) [50]. Nghiên cứu về bộ Cánh vảy (Lepidoptera) Bộ cánh vảy là một trong những bộ côn trùng có số loài lớn nhất trên thế  giới, tuy nhiên chỉ  có một số  loài thuộc họ  Pyralidae, Pyraustidae và Crambidae  sống  ở  nước. Giai đoạn trưởng thành của bộ  này đã được nghiên cứu từ  lâu và   rất nhiều công trình đã được công bố  cùng với các khóa phân loại  đến loài.  Nhưng ở giai đoạn ấu trùng, chỉ có một số công trình nghiên cứu, tiêu biểu là của   Merrit và Cummins (1984), Morse, Yang và Tian (1994) đã đưa ra khóa định loại  đến giống của ấu trùng bộ Cánh vảy [52]. Ở  châu Á, các nghiên cứu về  Lepidoptera chủ  yếu là về  phân loại học  trong đó có các nghiên cứu của Rose & Pajni (1987), Habeck & Solis (1994) và  Munroe (1995). Trong các nghiên cứu này, các tác giả cũng đã thành lập khóa định  loại cụ thể tới loài [50]. 1.2. Tình hình nghiên cứu côn trùng nước ở Việt Nam Vấn đề nghiên cứu côn trùng nước ở Việt Nam đã được một số tác giả đề  cập đến, các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào vào lĩnh vực phân loại  14
  15. học đối với các bộ côn trùng nước phổ biến, bên cạnh đó còn có các nghiên cứu  về  sử  dụng côn trùng nước làm sinh vật chỉ  thị  chất lượng môi trường nước.   Dưới đây là một số kết quả nghiên cứu chính về côn trùng nước ở Việt Nam cho   đến giai đoạn hiện nay.  Nghiên cứu về bộ Phù du (Ephemeroptera) Những nghiên cứu đầu tiên về  Phù du  ở  Việt Nam được thực hiện vào  đầu thế kỉ XX với các nhà khoa học nước ngoài. Mở  đâu là nghiên c ̀ ứu của nhà  ̣ côn trung hoc Lestage (1921, 1924), ông đa mô t ̀ ̃ ả một loài mới của bộ Phù du cho   khoa học, dựa vào mẫu vật được lưu giữ   ở  bảo tàng Pari (mẫu vật thu được ở  miền Bắc Việt Nam). Tiếp đó, Navas (1922, 1925) đã công bố hai loài Ephemera  longiventris và Ephemera innotata, cũng dựa trên cac m ́ ẫu vật thu được  ở  miền  Bắc Việt Nam [56].  Đặng Ngọc Thanh (1980), xác định khu hệ  Phù du   ở  Bắc Việt Nam bao  gồm 54 loài, 29 giống thuộc 13 họ  khác nhau. Tuy nhiên trong số  này chỉ  có 13   loài là được định tên đầy đủ, số  còn lại chỉ   ở  mức độ  giống. Trong nghiên cứu  này đã mô tả  hai loài cho khoa học đó là   Thalerosphyrus vietnamensis  Dang và  Neopheieridae cuaraoensis Dang [56]. Braasch and Soldan (1984, 1986, 1988)  đã mô tả  10 loài mới thuộc họ  Heptageniidae cho khu hệ  Phù du  ở  Việt Nam, có 2 giống mới là  Asionurus  và  Trichogeniella [56]. Nguyễn Xuân Quýnh và cộng sự  (2001), khi xây dựng khoá định loại các  nhóm động vật không xương sống nước ngọt thường gặp ở Việt Nam đã đưa ra  khoá định loại tới họ ấu trùng Phù du. Kết quả của công trình này là cơ sở khoa   học cho các nghiên cứu phân loại về  Phù du cũng như  việc sử  dụng đối tượng  này là sinh vật chỉ thị cho các thuỷ vực nước ngọt ở Việt Nam [5]. Nguyễn Văn Vịnh (2003), đã xác định được 102 loài thuộc 50 giống và 14   họ  Phù du  ở  Việt Nam. Trong đó, có 23 loài đã được biết đến trong các nghiên   cứu trước, 30 loài lần đầu tiên được ghi  nhận ở Việt Nam, 37 loài mới cho khoa  15
  16. học và 12 loài dự  đoán là loài mới cho Việt Nam. Trong nghiên cứu này, tác giả  đã xây dựng khóa định loại và mô tả  đặc điểm hình dạng ngoài của các loài  thuộc bộ Phù du ở Việt Nam, nghiên cứu này là cơ sở để phục vụ cho các hướng   nghiên cứu tiếp theo về bộ Phù du ở nước ta [56]. Những nghiên cứu gần đây về bộ Phù du chủ yếu tập trung nghiên cứu đa  dạng thành phần loài của bộ này  ở  các Vườn Quốc gia (VQG). Cụ thể   Nguyễn  Văn Vịnh (2004), khi nghiên cứu về Phù du  ở  VQG Tam Đảo đã xác định được   32 loài thuộc  24 giống và 8 họ. Trong đó, có 10 loài lần đầu tiên ghi nhận cho   khu hệ động vật Việt Nam cũng như VQG Tam Đảo, Vĩnh Phúc [9];  Nguyễn Văn Vịnh (2005), trong dẫn liệu bước đầu về  Phù du ở  VQG Ba  Vì, Hà Tây, đã xác định được 27 loài thuộc 22 giống và 9 họ, trong đó, có một  loài mới cho khoa học là Polyplocia orientalis [10]; Cũng trong thời gian này, khi  điều tra thành phần loài Phù du ở một số suối tại Sapa, Lào Cai, tác giả cũng đã  xác định được 53 loài thuộc  31 giống và 11 họ. Kết quả đã công bố được 4 loài   mới cho khoa học dựa vào các mẫu chuẩn thu được tại Sapa, đó là:  Isca fasica  Nguyen and Bae, 2003; Rhoenanthus sapa Nguyen and Bae, 2004; Afronurus meo,   Nguyen and Bae, 2003; Iron longintibius, Nguyen and Bae, 2004. Đồng thời, xác  định được 10 loài lần đầu tiên ghi nhận cho khu hệ động vật  của Việt Nam [11].  Nguyễn Văn Vịnh và cộng sự  (2007), trong kết quả  bước đầu điều tra   thành phần loài Phù du tại VQG Bi Doup ­ Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng, đã xác định   được 48 loài thuộc  30 giống và 7 họ [54].  Nguyễn Văn Vịnh và Nguyễn Thị  Minh Huệ (2008), trong nghiên cứu về  thành phần loài của  bộ  Phù du (Ephemeroptera)  ở  VQG Bạch Mã, Thừa Thiên  Huế,  đã xác định được 56 loài thuộc   33 giống và 11 họ  đồng thời các tác giả  cũng nhận xét về sự phân bố của bộ Phù du theo độ  cao tại khu vực nghiên cứu  [12].  So với nhiều bộ  côn trùng nước khác, bộ  Phù du  ở  Việt Nam đã được   nghiên cứu một cách có hệ thống với nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả  16
  17. trong và ngoài nước, đồng thời đây cũng là bộ  có khóa định loại của  ấu trùng  tương đối hoàn thiện. Nghiên cứu về bộ Chuồn chuồn (Odonata) Nhìn chung những nghiên cứu về  khu hệ  Chuồn chuồn  ở  Việt Nam còn  tản mạn và chưa thành hệ thống, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào giai đoạn   trưởng thành của Chuồn chuồn. Bộ Chuồn chuồn  ở Việt Nam được nghiên cứu   lần đầu tiên vào những năm đầu thập niên 90 của thế  kỷ  XX dưới thời Pháp  thuộc bởi một số nhà nghiên cứu người Pháp: Martin trong báo cáo được công bố  năm 1902 khi điều tra khu hệ  động vật Đông Dương. Trong báo cáo này, ông  công bố  139 loài thuộc 3 họ: Libellulidae, Aeshnidae và Agrionidae. Trong 139   loài, Martin đã mô tả 9 loài mới và một giống mới là Merogomphus [1]. Asahina ­ thuộc bảo tàng Tự nhiên Tokyo (Nhật Bản) là một trong những  người tiên phong nghiên cứu khu hệ  Chuồn chuồn  ở  Việt Nam. Asahina (1996)   đã công bố  84 loài thuộc 12 họ Chuồn chuồn  ở  miền Nam Việt Nam. Trong tài  liệu này, tác giả  đã công bố  một loài mới:  Chlogomphus vietnamensis  Asahina,  thuộc họ Cordulegasteridae [4].  Karube   (1999)   đã   công   bố   một   loài   mới   trên   tạp   chí   Odonatologica  là  Planaeschna cucphuongensis thuộc họ  Aeshidae. Mẫu vật của loài này được thu  thập ở VQG Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình [4]. Nguyễn Xuân Quýnh và cộng sự  (2001), khi xây dựng khóa định loại các  nhóm động vật không xương sống nước ngọt thường gặp  ở  Việt Nam đã xây  dựng khóa định loại tới họ của bộ Chuồn chuồn [5]. Nguyễn Văn Vịnh và cộng sự  (2001), trong nghiên cứu khu hệ  côn trùng   nước  ở  VQG Tam Đảo đã xác định được 26 loài thuộc 12 họ  của bộ  Chuồn   chuồn  ở  khu vực này. Tuy nhiên, do những nghiên cứu về  phân loại thiếu trùng  chuồn chuồn  ở  Việt Nam còn ít. Do đó, những mẫu vật thu được mới chỉ  phân   loại đến bậc giống [55]. 17
  18. Đỗ  Mạnh Cương (2003) trong công trình nghiên cứu về  khu hệ  chuồn   chuồn  ở  Khu bảo tồn thiên nhiên Mã Đà và VQG Cát Tiên đã xác định được 55   loài Chuồn chuồn thuộc 11 họ  đồng thời tác giả  cũng đã xây dựng được khóa  định loại tới họ của Chuồn chuồn tại khu vực nghiên cứu. Ngoài ra, trong công  trình chưa có mô tả  chi tiết từng họ, loài [1]. Năm 2005, tác giả  đã có một công  trình phân loại của loài Dvidius monastyrskii, họ Gomphidae, bộ phụ Anisoptera.  Đây là một loài Chuồn chuồn mới được ghi nhận ở miền Bắc Việt Nam [4]. Đặng   Quốc   Quân   (2008)   trong   nghiên   cứu   về   đa   dạng   khu   hệ   Chuồn  chuồn tại VQG Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp đã xác định được 12 loài (thiếu trùng  ) và 25 loài ( trưởng thành) chuồn chuồn, tác giả cũng đưa ra khóa định loại riêng  cho cả  thiếu trùng và cả  Chuồn chuồn trưởng thành đồng thời cung cấp những   miêu tả tương đối chi tiết về hình thái ngoài của chúng [4]. Nguyễn Thị  Minh Huệ  (2009) trong nghiên cứu khu hệ  côn trùng nước   VQG Bạch Mã tỉnh Thừa Thiên Huế  xác định được 15 loài thuộc 11 họ. Cũng   trong năm đó, Nguyễn Văn Hiếu và cộng sự  khi nghiên cứu đa dạng côn trùng   nước tại VQG Tam Đảo đã xác định được 32 loài thuộc 12 họ tại khu vực này [2,   3]. Bên cạnh các công trình nghiên cứu về  phân loại học nghiên cứu về   ứng  dụng của bộ  Chuồn chuồn  đã được đề  cập đến trong nghiên cứu của Đặng  Ngọc Thanh và nhóm nghiên cứu (2002), nghiên cứu đã đưa ra những dữ liệu về  ấu trùng Chuồn chuồn dùng để dánh giá chất lượng môi trường nước. Nghiên cứu về bộ Cánh úp (Plecoptera) Ở  Việt Nam, những nghiên cứu và hiểu biết về  bộ  Cánh úp còn ít. Một  vài loài đã được mô tả  bởi Kawai (1968, 1969), Zwick (1988), Stark và cộng sự  (1999)], nhưng tất cả các mẫu vật đều ở giai đoạn trưởng thành [17].  Nguyễn Văn Vịnh (2001) và cộng sự  khi nghiên cứu về  nhóm côn trùng   nước  ở  VQG Tam Đảo đã tiến  hành định loại các loài thuộc bộ  Cánh úp. Kết   quả cho thấy số loài Cánh úp ở VQG Tam Đảo là 12 loài thuộc 3 họ [55]. 18
  19. Cao Thị Kim Thu (2002) đã công bố dẫn liệu mô tả 50 loài thuộc 22 giống,  4 họ ở Việt Nam dựa trên những đặc điểm của cả hai giai đoạn trưởng thành và  ấu trùng. Tác giả  đã xây dựng khóa định loại cho cả  côn trùng trưởng thành và  thiếu trùng Cánh úp  ở  Việt Nam đồng thời cung cấp những miêu tả  chi tiết về  hình thái của thiếu trùng bộ  Cánh úp. Công trình này là cơ  sở  khoa học cho các   nghiên cứu sau này về bộ Cánh úp ở nước ta [17]. Cao   Thị   Kim   Thu   (2007)   công   bố   hai   loài   mới   thuộc   họ   Cánh   úp   lớn   (Perlidae) cho khu hệ  Cánh úp Việt Nam là  Agnetina den  Cao & Bae, 2007 và  Chinoperla rhododendroma Cao & Bae, 2007 [19]. Đến 2009, tác giả trong nghiên  cứu thành phần loài họ  Perlidae thuộc bộ  Cánh úp  ở  khu vực miền Trung Việt   Nam đã xác định được 22 loài thuộc 10 giống, trong đó có 4 loài mới là Neoperla  tamdao,  Tyloperla trui,  Acroneuria bachma,  Chinoperla rhododendrona  và 4 loài  lần đầu ghi nhận cho khu hệ  Việt Nam. Cũng trong năm này đã mô tả  thêm hai  loài nữa thuộc giống Acroneuria (Perlidae) và 1 loài thuộc giống Phanoperla [7]. Stark và Sivec (2010) đã công bố một số loài mới cho khu hệ Cánh úp Việt   Nam với 7 loài được mô tả  từ  VQG Cát Tiên và VQG Yok Đon, 8 loài được mô   tả  ở  hệ thống suối  ở Sa pa, tỉnh Lào Cai. Cũng nhóm tác giả  này đã phát hiện 2  mẫu vật thuộc giống Neoperla có kích thước khác thường so với những loài đã  thu được trước đó tại Cao Bằng vào năm 2011 [71, 72, 74].  Từ các mẫu vật thu thập được và tham khảo các tài liệu đã công bố, Cao  Thị  Kim Thu (2011) đã tổng hợp được danh lục gồm 70 loài Cánh úp lớn thuộc  13 giống ở Việt Nam. Do đó, hiện nay đã có 48 loài mới cho khoa học được mô  tả  từ  mẫu vật và có 55 loài mới chỉ  thấy  ở  Việt Nam mà chưa ghi nhận  ở  một  nơi nào trên thế giới [8].  Gần đây nhất, Stark, Sivec và Shimizu (2012) đã ghi nhận 3 loài mới là  Rhopalopsole azun  (Gia Lai),  R. minima  (Nghệ  An) và  R. sapa  (Lào Cai), đồng  thời cũng cung cấp một khóa phân loại tới loài của giống này tại Việt Nam [77].   19
  20. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới đây chỉ dừng lại ở giai đoạn trưởng thành của bộ  Cánh úp.  Nghiên cứu về bộ cánh nửa (Hemiptera)              Những nghiên cứu về bộ Cánh nửa ở Việt Nam được biết đến đầu tiên   là vào khoảng đầu thế  kỷ  20 và chủ  yếu được tiến hành bởi các nhà khoa học   nước   ngoài   như   Lansbury   (1972,   1973),   Nieser   (2002,   2004),   Polhemus   và  Polhemus (1995, 1998)… Những loài thuộc họ Gerridae đầu tiên được miêu tả từ  Việt Nam là Ptilomera hylactor Breddin, 1903. Hai thập kỷ sau, China (1925) mô  tả loài Gigantometra gigas, là loài có kích thước lớn nhất thuộc họ Gerridae và là  đặc hữu của Việt Nam và đảo Hải Nam. Năm 1996, Zettel và Chen đã có những  dẫn liệu về  họ  Gerridae  ở Việt Nam, ghi nhận tổng cộng khoảng 40 loài. Năm  1997, Hecher công bố  2 loài mới: Pseudovelia intonsa và P. pusilla, hiện chỉ  tìm  thấy ở Việt Nam [81].                  Tran (2008) đã đưa ra khóa định loại đến loài của họ Gerridae, ghi nhận   64 loài thuộc 26 giống [81]. Sau đó vào năm 2010, tác giả đã bổ sung thêm 3 loài  cho Việt Nam: Hydrometra albolineata Scott, 1874; H. jaczewskii Lundblad, 1933  và H. ripicola Andersen, 1992, đồng thời cũng cập nhật dẫn liệu mới về phân bố  của 9 loài Hydrometra ở Việt Nam [80]. Những nghiên cứu này đã bổ  sung danh  sách thành phần loài, mô tả  các loài mới, cũng như  xây dựng các khóa định loại  đến loài của các giống, góp phần làm cơ sở  cho những nghiên cứu tiếp theo về  bộ  Cánh nửa  ở  nước của Việt Nam. Năm 2011, tác giả  đã cung cấp danh sách   loài Cánh nửa thuộc khu vực đô thị Hà Nội bao gồm 23 loài, 12 giống, 9 họ [82].   Đây là nghiên cứu đầu tiên cho khu hệ Cánh nửa tại Hà Nội.  Mới đây nhất, Tran và Polhemus (2012) đã bổ sung một loài Gerris mới từ  miền Nam Việt Nam đồng thời ghi nhận sự xuất hiện lần đầu tiên của hai loài   G. latiabdominis và G. gracilicornis từ khu vực phía tây bắc của đất nước. Trong   đó cũng đưa ra một khóa phân loại chi tiết cho 4 loài  Gerris có mặt ở Việt Nam  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2