intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu đề xuất giải pháp điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất không do người sử dụng đất mang lại tại một số dự án ở thành phố Việt Trì-tỉnh Phú Thọ

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:84

119
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nhằm mục tiêu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc phân phối giá trị tăng thêm từ đất trong điều kiện đất đai thuộc sở hữu toàn dân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nghiên cứu thực trạng công tác điều tiết lợi ích tăng thêm từ đất tại một số dự án ở thành phố Việt Trì- tỉnh Phú Thọ; đề xuất giải pháp về cơ chế, chính sách, mô hình điều tiết giá trị tăng thêm từ đất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu đề xuất giải pháp điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất không do người sử dụng đất mang lại tại một số dự án ở thành phố Việt Trì-tỉnh Phú Thọ

  1. MỤC LỤC  1.2.2. Các văn bản dưới luật                                                                                                        ....................................................................................................       16 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN BĐS Bất động sản CD Chuyên dùng DA Dự án DN Doanh nghiệp DVTM Dịch vụ thương mại GPMB Giải phóng mặt bằng KCN Khu công nghiệp KĐT Khu đô thị KKT Khu kinh tế KTTT Kinh tế thị trường NĐ­CP Nghị định – Chính phủ NSNN Ngân sách nhà nước QĐ­CP Quyết định ­ Chính phủ QSDĐ Quyền sử dụng đất SDĐ Sử dụng đất TĐC Tái định cư TNMT Tài nguyên môi trường TTCN Tiểu thủ công nghiệp UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa WTO Tổ chức thương mại thế giới
  2. DANH MỤC BẢNG  1.2.2. Các văn bản dưới luật                                                                                                        ....................................................................................................       16 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu   đồ   2.1:   Cơ   cấu   các   ngành   kinh   tế................................................................. ........................................................................................................................ ..........26 Biểu đồ  2.2: So sánh nguồn thu từ  giao đất, cho thuê đất  ở  thành phố  Việt Trì.. ........................................................................................................................ ..........48
  3. LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết Đất đai luôn là nguồn tài nguyên quý của mọi quốc gia, là tư  liệu sản xuất   quan trọng để  sản xuất ra của cải vật chất cho sự tồn tại và phát triển của xã hội  loài người; đồng thời, đất đai là nguồn tài nguyên có hạn về  số  lượng, nên việc   quản lý, sử dụng đất có hiệu quả  nhất luôn là vấn đề  mà Chính phủ  của các quốc  gia quan tâm và được bảo vệ chặt chẽ bằng luật pháp. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng  (WTO, AFTA...), quá trình đô thị  hóa đang diễn ra một cách nhanh chóng. Tốc độ  tăng trưởng kinh tế  (tăng bình quân khoảng 7,5% trong suốt hơn 10 năm qua) đã  mang lại nhiều thành quả  cho xã hội. Tuy nhiên để  có được những thành tựu như  vậy đã có khoảng 2 triệu hecta đất (Nông nghiệp và phi nông nghiệp) bị  thu hồi   phục vụ  cho việc xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ  tầng kỹ  thuật, hạ tầng xã hội phục vụ lợi ích quốc gia. Mỗi năm có khoảng 200.000 ha đất  nông nghiệp bị thu hồi phục vụ các mục đích phi nông nghiệp [19]. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, trước yêu cầu phát triển kinh tế­ xã  hội, việc thu hồi đất để phục vụ đô thị hóa là một yêu cầu khách quan mang tính tất  yếu. Trong những năm qua cơ sở hạ  tầng phục vụ đô thị  hóa ngày càng được hoàn  thiện và đồng bộ. Hàng triệu lao động được giải quyết việc làm với mức thu nhập  ổn định góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nhanh và ổn định.  Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam có lợi thế  hơn so với một   số quốc gia khác trong khu vực nhờ vào giá thuê đất thấp, nguồn lao động trẻ và dồi   dào, chi phí nhân công rẻ luôn hấp dẫn các các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước.  Tuy nhiên, sự  thay đổi và phát triển nhanh chóng của các KCN, KĐT, kết cấu hạ  tầng kinh tế­ xã hội, các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia đã nảy sinh  1
  4. nhiều vấn đề mới trong quản lý đất đai. Giá trị gia tăng từ đất mang lại từ tiến trình  đô thị  hóa vẫn chưa được phân bổ  hợp lý, mà theo nhận định của nhiều người,  thường rơi vào “túi” của các nhà đầu tư, các hộ dân mua đất trước và trong quá trình   đầu tư dự án hoặc có vị trí bám sát các trục đường giao thông mới mở rộng. Nguồn  thu cho ngân sách nhà nước chưa tương xứng, lợi ích của người có đất bị  thu hồi   chưa được đảm bảo so với yêu cầu thực tế. Nếu như  giá trị  gia tăng từ  đất trong   trường hợp này được phân bổ  trở  lại cho nhà nước đúng mức, sẽ  góp phần tái tạo   vốn đầu tư cho các công trình hạ tầng khác và chi trả xứng đáng cho những hộ phải   hy sinh ra đi, do giải tỏa di dời, cũng như dành một phần hỗ trợ các chương trình xã  hội khác. Thành phố  Việt Trì là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế­ xã hội, an ninh   quốc phòng của tỉnh Phú Thọ. Để  đáp  ứng nhu cầu phát triển thành phố  Việt Trì   trong những năm tới trở thành đô thị loại I, nhiều dự án đầu tư xây dựng khu đô thị,   kết cấu hạ  tầng, các công trình công cộng đã và đang được triển khai với quy mô   lớn, nhỏ  khác nhau. Hàng trăm Hecta đất đã được thu hồi để  phục vụ  phát triển   thành phố. Tuy nhiên, công tác điều tiết lợi ích tăng thêm từ đất vẫn đang là bài toán   nan giải đối với các cấp lãnh đạo thành phố.  Nhằm góp phần vào sự phát triển chung của thành phố, kịp thời đưa ra hướng   giải quyết những bất cập nêu trên, đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp điều tiết   phần giá trị tăng thêm từ  đất không do người sử dụng đất mang lại tại một số   dự án ở thành phố Việt Trì­ tỉnh Phú Thọ” là rất cần thiết. 2
  5. 2. Mục tiêu nghiên cứu ­ Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc phân phối giá trị  tăng thêm từ  đất trong điều kiện đất đai thuộc sở hữu toàn dân trong nền kinh tế thị trường định   hướng xã hội chủ nghĩa. ­ Nghiên cứu thực trạng công tác điều tiết lợi ích tăng thêm từ đất tại một số  dự án ở thành phố Việt Trì­ tỉnh Phú Thọ. ­ Đề xuất giải pháp về cơ chế, chính sách, mô hình điều tiết giá trị tăng thêm từ  đất. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 1. Tổng quan các vấn đề  lý luận và thực tiễn về   phân phối giá trị  tăng thêm  từ  đất trong điều kiện đất đai thuộc sở  hữu toàn dân trong nền kinh tế  thị  trường  định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 2. Điều tra, khảo sát thực trạng thu hồi, bồi thường, hỗ  trợ  giải quyết việc  làm, tái định cư tại một số dự án của thành phố Việt Trì. 3. Nghiên cứu thực trạng phân phối giá trị  tăng thêm  từ  đất do đầu tư  phát  triển kết cấu hạ tầng phục vụ tiến trình đô thị hóa. (lấy ví dụ tại một số dự án) 4. Đề  xuất giải pháp về  cơ  chế, chính sách, mô hình phân phối giá trị  tăng   thêm từ đất do đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. 4. Phương pháp nghiên cứu ­ Phương pháp kế thừa:  3
  6. Thu thập và nghiên cứu tài liệu trong nước liên quan tới vấn đề  nghiên cứu.  Kế  thừa có chọn lọc các kết quả  nghiên cứu của các chương trình, dự  án, đề  tài  khoa học có liên quan. ­ Phương  pháp khao sat, đi ̉ ́ ều tra thực tế:  Đề tài tiến hành điều tra khảo sát nhằm thu thập thông tin định lượng về thực  trạng giá trị tăng thêm từ đất do đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại một số dự án,  kết quả thực hiện chính sách tài chính và thuế đối với đất đai.  ­ Phương pháp chuyên gia:  + Trao đổi với các chuyên gia trong nước nhằm làm sáng tỏ  các vấn đề  lý   luận, các ý tưởng về  giải quyết vấn đề  thực tiễn đặt ra thuộc phạm vi nội dung  nghiên cứu. ­ Phương pháp phân tích tổng hợp:  Phân tích tổng hợp các kết quả điều tra khảo sát tại một số dự án, tổng hợp   thực tiễn kết hợp với lý luận đề ra giải pháp hoàn thiện. Kết quả  nghiên cứu của đề  tài được trình bày trong 71 trang báo cáo. Ngoài  phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, đề tài gồm 3 phần chính sau: Chương 1: Tổng quan chính sách của Nhà nước trong việc điều tiết phần giá  trị tăng thêm từ đất khi thực hiện các dự án đầu tư phát triển. Chương 2: Nghiên cứu thực trạng công tác điều tiết phần giá trị tăng thêm từ  đất không do người sử dụng đất mang lại tại một số dự án ở thành phố Việt Trì. Chương 3: Đề xuất một số giải pháp điều tiết, phân phối giá trị tăng thêm từ  đất không do người sử dụng đất mang lại nhằm đảm bảo ổn định và công bằng xã  hội. 4
  7. Chương 1: TỔNG QUAN CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC ĐIỀU  TIẾT PHẦN GIÁ TRỊ TĂNG THÊM TỪ ĐẤT KHI THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN  ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN. 1.1. Vai trò của đất đai trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội  chủ nghĩa ở Việt Nam 1.1.1. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Ở nươc ta, l ́ ựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ  nghĩa   ́ ừ nhân th xuât phat t ́ ̣ ưc, chu tr ́ ̉ ương đung đăn và v ́ ́ ận dụng xu thế  vận động khách  quan của kinh tế  thị  trường cua Đang ta. Đây là m ̉ ̉ ột kiểu kinh tế  thị  trường mới   trong lịch sử phát triển của kinh tế thế giới, trong đo kinh t ́ ế thị trường định hướng  xã hội chủ nghĩa là đăc thu riêng đ ̣ ̀ ược vân dung  ̣ ̣ ở nươc ta b ́ ởi no phù h ́ ợp với điều  kiện và đặc điểm cụ thể của Việt Nam. No không ph ́ ải là kinh tế  thị  trường tự  do   5
  8. theo kiểu tư bản chủ nghĩa, cũng không phải là kinh tế kiểu kê hoach hoa tâp trung. ́ ̣ ́ ̣   ̀ ̣ ̣ ̣ Vi vây, hoat đông kinh doanh, th ương mai, dich vu, tai chinh, ngân hang....  ̣ ̣ ̣ ̀ ́ ̀ ở nươc ta ́   ̣ hiên đang được vân dung nh ̣ ̣ ưng đăc tinh  ̃ ̣ ́ ưu việt cua cac nên kinh tê khac nhau trên ̉ ́ ̀ ́ ́   thế giới. Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa việc thực   hiện công bằng xã hội không chỉ dựa vào chính sách điều tiết và phân phối lại thu   nhập của các tầng lớp dân cư mà còn phải thực hiện tốt các chính sách phát triển xã   hội, nhằm giải quyết hài hòa các mối quan hệ xã hội, phát huy sức mạnh của toàn   dân tộc. Như vậy, trong điều kiện kinh tế thị trường thì đất đai trở thành đối tượng   của sự trao đổi, mua bán, chuyển nhượng và hình thành nên thị trường đất đai. Chủ  trương phát triển kinh tế  thị  trường định hướng xã hội chủ  nghĩa là sự  tiếp thu có chọn lọc thành tựu của văn minh nhân loại, phát huy vai trò tích cực của  kinh tế  thị  trường trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất, cải tiến kỹ thuật ­ công   nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều của cải, góp phần làm giàu cho xã   hội và cải thiện đời sống nhân dân. Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ:   Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một kiểu tổ chức kinh   tế vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ  sở  và được  dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội, thể hiện trên  cả  ba mặt: sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối. Nói cách khác, kinh tế  thị  trường   định hướng xã hội chủ  nghĩa chính là nền kinh tế  hàng hóa nhiều thành phần, vận  động theo cơ  chế  thị  trường có sự  quản lý của Nhà nước nhằm mục tiêu dân giàu,  nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đại hội lần thứ X của Đảng đã làm sáng tỏ thêm một bước nội dung cơ bản  của định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở nước ta với 4  tiêu chí cơ bản sau: Thứ  nhất,  về  mục tiêu của nền kinh tế  thị  trường định hướng xã hội chủ  nghĩa ở nước ta nhằm: thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng  6
  9. văn minh”; giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao   đời sống nhân dân; đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn   lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn. [27] Thứ hai, về phương hướng phát triển, phát triển nền kinh tế nhiều hình thức   sở  hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế  nhà nước giữ  vai trò chủ  đạo;  kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở  thành nền tảng vững chắc   của nền kinh tế quốc dân. [27] Thứ ba, về định hướng xã hội và phân phối: Phải thực hiện tiến bộ và công   bằng xã hội ngay trong từng bước đi và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh   tế phải gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với phát triển xã hội, văn hóa, giáo dục và đào  tạo... giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người. Thực hiện   chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả  kinh tế, đồng thời theo   mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội. [27] Thứ tư, định hướng xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực quản lý: Phát huy quyền   làm chủ  xã hội của nhân dân, bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết kinh tế  của Nhà  nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự  lãnh đạo của Đảng. Trong nền kinh tế  thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, người lao động là người chủ xã hội. Người  công nhân dù làm trong xí nghiệp tư  nhân vẫn là người làm chủ  đất nước, làm chủ  xã hội. Vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ  nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng là sự thể hiện rõ rệt định hướng xã hội chủ nghĩa.   [27] Định hướng xã hội chủ nghĩa là một tất yếu, là sự lựa chọn phù hợp với nội   dung của thời đại ­ thời đại quá độ  từ  chủ  nghĩa tư  bản lên chủ  nghĩa xã hội trên   phạm vi toàn thế  giới. Định hướng xã hội chủ  nghĩa  ở  nước ta là nhằm mục tiêu   độc lập dân tộc gắn liền với xã hội chủ  nghĩa thể  hiện trong toàn bộ  các lĩnh vực   7
  10. của đời sống xã hội. Đây không chỉ  là một tất yếu về  chính trị  và nguyện vọng  mong muốn của nhân dân ta, mà còn là một tất yếu kinh tế, văn hóa, xã hội. 1.1.2. Thị trường quyền sử dụng đất ở Việt Nam Hiến pháp và các văn bản pháp luật về  đất đai khẳng định đất đai thuộc sở  hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Nhà nước thực hiện đầy đủ  các  quyền của chủ sở hữu đó là: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt.   Đối với quyền sử  dụng, nhà nước không sử  dụng toàn bộ  đất đai mà giao đất cho   các tổ  chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng vào các mục đích khác nhau thông qua  các hình thức giao đất có thu tiền sử  dụng đất, không thu tiền sử  dụng đất và cho   thuê đất. Quyền sử dụng đất là loại hàng hóa đặc biệt, được giao dịch trong khuôn  khổ  các quy định của pháp luật. Các giao dịch về  quyền sử  dụng đất như  chuyển   đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, quyền thế chấp, bảo   lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất từng bước được mở rộng và ngày càng hoàn  thiện đã thúc đẩy sự phát triển của thị trường quyền sử dụng đất. Thị trường quyền sử dụng đất nước ta gồm 2 loại hình:  + Thị trường sơ cấp: là thị trường Nhà nước cung đất cho nhu cầu sử  dụng   phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được quyết định, xét duyệt thông qua việc  giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất. + Thị trường thứ cấp: là thị trường giao dịch quyền sử dụng đất giữa những  người   sử   dụng   đất   thông   qua   việc   thực   hiện   các   quyền   chuyển   đổi,   chuyển   nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo   lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Trước đây, hoạt động của thị  trường sơ  cấp chỉ  là những quyết định hành  chính mang tính bao cấp, “xin – cho” về   đất. Theo Luật  Đất đai năm 2003, thị  trường sơ cấp có những cơ chế hoạt động phù hợp với kinh tế thị trường như đấu   giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự  án có sử  dụng đất, tổ  chức phát triển quỹ  đất  8
  11. thay mặt Nhà nước chuyển quỹ  đất đã thu hồi theo quy hoạch vào thị  trường thứ  cấp phù hợp với cơ chế thị trường, thu hẹp diện Nhà nước thu hồi đất, khi thu hồi  đất Nhà nước bồi thường theo giá đất được quy định sát với giá thị trường, mở rộng  diện nhà  đầu tư  tự  thoả  thuận với người sử  dụng  đất thông qua  nhận chuyển   nhượng, thuê, nhận góp vốn để  có đất thực hiện dự  án, v..v.. Hoạt động của thị  trường thứ  cấp luôn phản  ảnh đầy đủ  tính chất của hoạt động theo cơ  chế  thị  trường. Trước đây, Nhà nước còn có những can thiệp chưa phù hợp gây trở ngại cho  thị  trường như nhà đầu tư  nhận chuyển nhượng của người đang sử  dụng đất xong   lại phải làm thủ tục thuê đất của Nhà nước. Nay theo Luật Đất đai năm 2003, Nhà   nước không can thiệp vào các hoạt động của thị trường, Nhà nước chỉ  quản lý mục   đích sử dụng đất đối với các loại đất quan trọng gồm đất nông nghiệp, đất chuyên  trồng lúa, đất có rừng, đất phi nông nghiệp giao không thu tiền sử dụng đất, đất phi   nông nghiệp giao có thu tiền sử dụng đất, đất ở. * Vai trò của thị trường QSDĐ trong nền KTTT định hướng XHCN: Thị  trường QSDĐ có liên quan đến lượng tài sản lớn trong nền kinh tế quốc   dân của mỗi nước, do đó thị  trường QSDĐ có vị trí và vai trò quan trọng trong nền   kinh tế, cụ thể là: ­ Hoạt động của thị trường QSDĐ góp phần phân bổ và sử dụng có hiệu quả  một trong những yếu tố hàng đầu của sản xuất đó là đất đai (nguồn tài nguyên quí  và ngày càng trở nên khan hiếm) và các bất động sản trên đất. ­ Thị trường QSDĐ hoạt động tạo ra những kích thích tới tăng trưởng kinh tế  khi đầu tư  vào bất động sản như  đất đai, nhà xưởng... tạo sự  năng động trong   chuyển dịch lao động giữa các ngành, các vùng lãnh thổ  thông qua việc đầu tư, sử  dụng đất đai và các bất động sản khác một cách hợp lý. 9
  12. ­ Tác động trực tiếp của thị  trường QSDĐ tới phát triển thị trường tài chính.  Việc chuyển bất động sản hàng hoá thành tài sản tài chính góp phần huy động các  nguồn lực cho nền kinh tế. ­ Phát triển  thị  trường QSDĐ  một cách thông thoáng sẽ  tạo điều kiện cho   việc hình thành giá cả  đất đai một cách khách quan và được phản ánh đầy đủ  vào  chi phí sản xuất. Đây là điều kiện rất quan trọng để  đảm bảo sự  cạnh tranh bình  đẳng trong nền kinh tế. Điều này càng có ý nghĩa trong điều kiện hội nhập kinh tế  khu vực và quốc tế. ­ Sự tăng trưởng kinh tế, tốc độ đô thị hoá cao gây sức ép về cầu bất động sản   nói chung và về nhà ở nói riêng. Phát triển thị trường QSDĐ thông thoáng sẽ tạo động  cơ phấn đấu và cơ hội có nhà ở cho đại đa số dân chúng lao động với giá cả chấp nhận  được. ­ Đối với các nước chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ  chế thị trường thì thị trường QSDĐ còn đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần  kinh tế  trong kinh doanh và hạch toán giá đất vào giá thành sản phẩm, gắn thị  trường đất đai với các chính sách lớn của Nhà nước như  cổ  phần hoá, bán, khoán,  cho thuê... các doanh nghiệp nhà nước. 1.1.3. Địa tô và quan hệ lợi ích kinh tế­ xã hội đối với Nhà nước, nhà đầu   tư và người có đất bị thu hồi 1.1.3.1. Lý thuyết về địa tô và quyền năng đối với đất đai Địa tô là một phạm trù kinh tế  gắn liền với chế  độ  sở  hữu đất đai, là hình  thái dưới đó quyền sở hữu đất đai được thực hiện về mặt kinh tế tức là đem lại thu  nhập cho người sở hữu. Vì đất không được sinh ra, thị trường đất đai phản ứng đối  với việc đánh thuế khác hẳn so với thị  trường lao động và thị  trường hàng hóa do  con người sản xuất ra. Thuế giá trị  đất hoàn thiện một cách lý tưởng có thể  không   ảnh hưởng tới chi phí cơ hội trong việc sử dụng đất, hơn thế, nó có thể  làm giảm   10
  13. giá trị của quyền sở hữu đất hợp pháp (chủ nghĩa George). Theo các nha kinh t ̀ ế học  thi các chi phí ph ̀ ải thanh toán để  sử  dụng đất đai gọi là địa tô (ngày nay thông  thường gọi là thuế sử dụng đất). Theo thuật ngữ của kinh tế học cổ điển, địa tô là   một dạng hình đặc trưng của thu nhập mà chủ  sở  hữu đất đai nhận được. Theo   C.Mác và Henry George thì địa tô được coi như là một hình thức của sự bóc lột. Chủ  sở hữu đất đã có thể nhận “một cái gì đó từ hư không” chỉ bởi vì họ kiểm soát được   những tài nguyên quan trọng đó. Đối với C.Mác, chủ  sở  hữu đất nhận được một   phần lợi nhuận siêu ngạch (lợi nhuận là hình thái biểu trưng của giá trị  thặng dư)   được tái phân bổ từ khu vực công nghiệp. [16] Liên quan đến vấn đề  địa tô,  quyền sở  hữu và quyền sử  dụng phải được  phân định rõ giữa các chủ  thể  (quy định trong các đạo luật như  Bộ  Luật Dân sự,  Luật Sở  hữu trong công nghiệp, có thể  cả  trong Hiến pháp...). Quyền sở  hữu bao  gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt của chủ sở hữu theo quy   định của pháp luật. Còn quyền sử  dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa   lợi, lợi tức từ tài sản; quyền này chỉ là một trong ba quyền của chủ sở hữu.  Đối với Viêt Nam, quy ̣ ền sở hữu đất đai thuộc về Nhà nước còn công dân, tổ  chức, doanh nghiệp..v..v.. (thường gọi là người sử  dụng đất) chỉ  có quyền sử  dụng   trên mảnh đất được Nhà nước giao. Hiểu theo khái niệm trên thì những người đang   có QSDĐ không có quyền trong việc thu địa tô hay địa tô thặng dư. Điều này trên thực  tiễn đã và đang làm cho các chủ thể tham gia quan hệ đất đai gặp phải những vấn đề  phức tạp từ  việc sử dụng đất thực tế  cho đến quản lý vĩ mô trong nền KTTT định  hướng XHCN. Đặc biệt là việc xuất hiện tư  tưởng và hành vi “độc quyền” trong   việc giao đât, cho thuê đât, đ ́ ́ ịnh giá bồi thường khi thu hồi đất, hạn mức sử dụng đất,   thời hạn sử dụng đất…và khi những cơ chế, chính sách liên quan quy định bât h ́ ợp lý,  tất yếu dẫn tới việc kìm hãm sự vân đông cua hàng hoá QSDĐ, th ̣ ̣ ̉ ị trường BĐS; đông ̀   11
  14. thơi nó còn làm phát sinh tiêu c ̀ ực cung nh ̃ ư nhưng ph ̃ ản ứng “bât th ́ ương” c ̀ ủa người   SDĐ trong đơi sông xa hôi. ̀ ́ ̃ ̣ 1.1.3.2. Quan hệ  lợi ích kinh tế  ­ xã hội đối với Nhà nước, nhà đầu tư  và   người sử dụng đất  Lợi   ích   kinh   tế   là   một   phạm  trù   kinh   tế,   nó   phản   ánh  những  điều   kiện,  phương tiện nhằm đáp ứng nhu cầu về vật chất của mỗi chủ thể do đó lợi ích kinh   tế  còn là hình thức biểu hiện của quan hệ sản xuất và do quan hệ  sản xuất quyết   định. Đối với lợi ích xã hội là cơ sở để đảm bảo công bằng thực sự, vững chắc cho   sự phát triển đúng hướng và cho sự phát triển của các lợi ích khác. [16] Cho dù cách phân chia lợi ích có thể khác nhau nhưng các lợi ích kinh tế bao  giờ cũng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Có thể  thấy một phần nguồn lực đất   đai vẫn chưa được sử  dụng có hiệu quả, tác động đến mục tiêu kinh tế  ­ xã hội,   tăng trưởng kinh tế và gây thất thu cho ngân sách nhà nước mà nguyên nhân chủ yếu  còn chưa giải quyết được quan hệ lợi ích kinh tế ­ xã hội trong các quan hệ đất đai.  Quan hệ hài hòa lợi ích giữa nhà nước, nhà đầu tư và người có đất bị thu hồi (3 bên)  nhằm đảm bảo sử dụng đất đai không chỉ  chú trọng đến lợi ích trước mắt như  lợi  nhuận từ  đất đai (do quy hoạch) mang lại các chủ  thể  cứ  ra sức khai thác chuyển  đổi, chuyển nhượng, cho thuê, chuyển đổi nhiều diện tích đất đai màu mỡ  sang các  loại đất  phi nông  nghiệp  dẫn  đến người  dân thiếu  việc   làm,   chuyển   đổi  nghề  nghiệp chưa được coi trọng. Thực tế quan hệ lợi ích giữa 3 bên hiện nay còn nhiều  bất cập với người sử dụng đất bị  thu hồi luôn mong muốn được bồi thường thỏa   đáng, trong khi các nhà đầu tư muốn tối đa hóa lợi nhuận bằng mọi cách, Nhà nước   chỉ thực hiện thu các khoản thuế  và lệ  phí từ  các giao dịch đất đai. Do vậy, vai trò   của Nhà nước càng trở nên quan trọng trong điều tiết quan hệ lợi ích ba  bên trong sử  dụng đất đai bền vững. 12
  15. Giải quyết lợi ích giữa 3 bên là động lực của sự phát triển và phải đạt mục   tiêu hài hòa về lợi ích giữa các bên, không triệt tiêu bất cứ bên nào và lợi ích của các   bên cần được tôn trọng và bảo vệ. Nếu giải quyết tốt lợi ích thì sẽ  phát triển còn  nếu giải quyết không tốt thì trở thành đối kháng và mâu thuẫn trong xã hội. Nhận thức rõ quan điểm phát triển kinh tế gắn liền với thực hiện tiến bộ và  công bằng xã hội, thống nhất chính sách kinh tế  với chính sách xã hội trên cơ  sở  xem xét các yếu tố khách quan và chủ quan một cách khoa học, đánh giá đúng mức   lợi ích giữa các bên từ đó tìm ra cách giải quyết hài hòa lợi ích, tăng sự đồng thuận,  phù hợp với xu hướng của xã hội hiện đại. Cũng như các loại tài nguyên thiên nhiên khác, đất đai hàm chứa những giá trị  khác nhau: giá trị  sử  dụng trực tiếp (ví dụ  giá trị  về  quyền sử  dụng đất trên thị  trường…) giá trị  sử  dụng gián tiếp (giá trị  sinh thái, duy trì và bảo vệ  một hệ  sinh   thái nào đó…) và giá trị  vô hình (giá trị  mang tính tâm linh, đất thiêng …). Vì vậy,  mức bồi thường cho người dân khi bị thu hồi đất như thế nào cho hợp lý và hài hòa   lợi ích cần được giải quyết trong thực tế quản lý và sử dụng đất của chúng ta. Trên thực tế, nhiều trường hợp sau khi thu hồi đất của nông dân với giá bồi  thường có khi chỉ  vài chục ngàn đồng trên một m2, doanh nghiệp đầu tư  xây dựng  hạ  tầng, khu đô thị, khu nhà  ở  dân cư  và cho thuê hoặc chuyển nhượng có nơi lên  đến vài triệu đồng trên một m2 mang lại lợi nhuận rất lớn. Tuy nhiên, cộng đồng   dân cư bị mất đất chưa được hưởng lợi ích của sự phát triển này mà đúng ra, lợi ích   của dự  án phát triển kinh tế phải được phân chia một cách công bằng giữa ba nhà:  Nhà nước, nhà đầu tư  và nhà nông. Việc Nhà nước ban hành các chính sách bồi  thường hợp lý sẽ  buộc các doanh nghiệp sử  dụng đất tiết kiệm phát triển theo  hướng bền vững nhằm nâng cao hiệu quả  đầu tư, đổi mới công nghệ  theo hướng   thân thiện môi trường.  13
  16. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng một trong những mục đích cốt  lõi của hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận và đó cũng là cơ sở  cho sự tồn  tại, phát triển của doanh nghiệp. Chính vì vậy, để  góp phần vào sự  nghiệp công   nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước các doanh nghiệp là những nhà đầu tư  tiền của,  công sức, trí tuệ để tạo ra giá trị thặng dư, tạo công ăn việc làm ổn định cho người  lao động, góp phần đưa giá trị  quyền sử  dụng đất trở  thành nguồn vốn, nguồn nội  lực quan trọng cho đất nước. Do đó, việc đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước,  nhà đầu tư  và người có đất bị  thu hồi cần được xác định rõ ràng trên cơ  sở  Nhà   nước điều tiết lợi ích giữa nhà đầu tư với người bị thu hồi đất đảm bảo nhà đầu tư  vẫn có lãi trong khi người bị thu hồi đất chấp thuận, ổn định đời sống. 1.2. Các chính sách của Nhà nước trong việc điều tiết và quản lý phần  giá  trị tăng thêm từ đất khi thực hiện các dự án đầu tư phát triển 1.2.1. Các văn bản luật Các văn bản luật là các văn bản do Quốc hội ban hành bao gồm: Hiến pháp,  Luật Đất đai. + Hiến pháp là văn bản luật cao nhất của nhà nước ta, đã được ban hành lần  thứ tư. Trong đó, hiến pháp lần thứ ba (quốc hội thông qua ngày 18/12/1980) và hiến   pháp lần thứ  tư  (quốc hội thông qua ngày 15/4/1992) đã quy định về  quyền sở  hữu  của nhà nước và nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai. Trong đó có quy định   tại điều 18 hiến pháp 1992 là: “Tổ chức, cá nhân được chuyển quyền sử dụng đất,   đươc nhà nước giao theo quy định của pháp luật” là nguyên tắc quan trọng và là căn  cứ pháp lý để soạn thảo luật đất đai về giá đất, định giá đất và thị trường bất động   sản. Bên cạnh đó, điều 23 Hiến pháp cũng quy định: “Trong trường hợp thật cần   thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc   14
  17. trưng  dụng   có   bồi  thường  tài   sản   của   cá   nhân   hoặc   tổ   chức   theo   thời   giá   thị   trường” [17] + Luật Đất đai: Nhà nước Việt Nam đã ban hành 3 văn bản Luật Đất đai vào các năm 1987,   1993, 2003. Trong đó, Luật Đất đai 2003 đã giải quyết được những vấn đề mà thực   tiễn đặt ra, tháo bỏ những ách tắc ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, ổn định chính   trị  xã hội. Luật đã quy định nhiều nội dung mới phù hợp với nền kinh tế thị trường   như các vấn đề: kinh tế đất, thị trường bất động sản, về quyền của người sử dụng   đất… Luật Đất đai 2003,  được  Quốc hội khoá 11 kỳ  họp thứ  4 thông qua ngày  26/11/2003 bao gồm 7 chương 146 điều. Các điều luật có liên quan đến điều tiết và  quản lý các nguồn lợi từ đất: Khoản 3 điều 5 Luật Đất đai 2003 đã chỉ rõ “Nhà nước thực hiện quyền điều   tiết các nguồn lợi từ đất đai thông qua các chính sách tài chính về đất đai như sau: ­ Thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất ­ Thu thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất ­ Điều tiết phần giá trị  tăng thêm từ  đất mà không do đầu tư  của người sử   dụng đất mang lại” [18] Để đảm bảo lợi ích chung của toàn xã hội và lợi ích của người sử dụng, tùy  thuộc vào đối tượng và mục đích sử dụng mà Nhà nước áp dụng các hình thức giao  đất không thu tiền, có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất (điều 33, 34). Các vấn đề  liên quan đến thu hồi đất cũng được quy định rất rõ trong Luật   Đất đai 2003, một số quy định đáng quan tâm là:  + Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng sau  khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố  hoặc khi dự  án đầu tư  có nhu   15
  18. cầu sử  dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ  quan nhà  nước có thẩm quyền xét duyệt. (Điều 39) + Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất để  sử  dụng vào mục đích phát triển   kinh tế trong trường hợp đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu  kinh tế và các dự án đầu tư lớn theo quy định của Chính phủ. (Điều 40) + Đối với dự án sản xuất, kinh doanh phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã   được xét duyệt thì nhà đầu tư được nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất,   nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân   mà không phải thực hiện thủ tục thu hồi đất (Điều 40). + Người bị thu hồi loại đất nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới   có cùng mục đích sử  dụng, nếu không có đất để  bồi thường thì được bồi thường   bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi (Điều 42). 1.2.2. Các văn bản dưới luật Các văn bản dưới luật là các văn bản hướng dẫn thi hành luật do trung ương  và địa phương ban hành. Trên cơ  sở  Nghị   định 188/2004/NĐ­ CP ngày 16 tháng 11 năm 2004   của   Chính phủ  về  phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất, Chính phủ  ban hành Nghị định 123/2007/NĐ­ CP ngày 27 tháng 7 năm 2007 có sửa đổi, bổ xung  một số điều, trong đó có quy định UBND cấp tỉnh hàng năm phải điều chỉnh lại loại   đất, loại đường phố và vị  trí đất khi có những thay đổi do quy hoạch,  đầu tư  nâng  cấp hoặc xây dựng mới kết cấu hạ  tầng làm thay đổi loại đất, hạng đất, loại  đường phố  và vị  trí đất đã phân loại trước đó, cũng như  là quy định cụ  thể  những   trường hợp mà UBND cấp tỉnh phải điều chỉnh giá. Trên cơ sở Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003 Chính phủ ban hành Nghị  16
  19. định 197/2004/NĐ­CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 về bồi thường, hỗ trợ tái định cư  khi nhà nước thu hồi đất gồm 7 chương, 51 điều.  Nghị  định 197/2004 và Nghị  định 22/1998 có bố  cục về  cơ  bản thống nhất  với nhau, nhưng Nghị  định 197 đã khắc phục được những tồn tại trong Nghị  định   22, trong đó quy định “giá đất để  tính bồi thường là giá đất theo mục đích đang sử  dụng” do UBND tỉnh quy định.  Nghị  định số  84/2007/NĐ­CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ  quy   định bổ  sung về  việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực   hiện quyền sử  dụng đất, trình tự  thủ  tục bồi thường, hỗ  trợ, tái định cư  khi Nhà  nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. Khắc phục những bất cập trong bồi thường, hỗ  trợ, tái định cư  cho người   dân bị thu hồi đất mới đây Nghị định 69/2009/NĐ­CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của  Chính phủ, quy định bổ  sung về  quy hoạch sử  dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi   thường, hỗ trợ tái định cư là một trong những chính sách được người dân mong mỏi,  đón chờ nhất. Trong Nghị định còn chỉ rõ “Nhà nước điều tiết một phần lợi ích từ   việc thu hồi, chuyển mục đích sử  dụng đất để  thực hiện các khoản hỗ  trợ  cho   người có đất bị thu hồi” quy định tại Điều 17 Nghị định này. Chi tiết các khoản hỗ  trợ cho người dân có đất bị thu hồi được quy định trong các Điều 18, 19, 20, 21, 22  và Điều 23. 1.3. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về việc chia sẻ lợi ích từ đất 1.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc Cũng giống như Việt Nam, Trung Quốc không thừa nhận tư hữu đối với đất  đai. Dưới hệ thống kinh tế kế hoạch xã hội chủ nghĩa, quyền sở hữu tài sản đối với   tài nguyên thiên nhiên và các phương tiện sản xuất phần lớn đều bị  quốc hữu hóa.  Tuy nhiên, việc quốc hữu hóa toàn bộ  đất đô thị  của nước này chỉ  chính thức hoàn   tất sau khi Hiến pháp 1982 được ban hành. Đất đô thị  thuộc về  Nhà nước và được  17
  20. quản lý bởi nhà nước Trung Quốc – người chịu trách nhiệm trước toàn xã hội.  Quyền sở hữu đối với bộ phận đất đai này được chính thức gọi là sở hữu toàn dân   XHCN. [16] Việc đưa đất đai vào quan hệ thị trường khởi nguồn từ những cải cách trong   hệ  thống SDĐ cuối những năm 1980. Từ  việc cho thuê đất  ở  Thượng Hải, Luật  Quản lý nhà nước về đất đai năm 1986 đã quy định cơ cấu SDĐ thông qua việc giao   và cho thuê có đền bù, từ đây đã tạo nền tảng cho việc hình thành thị trường đất đai.  Cuộc cách mạng trong phân phối đất đai bắt đầu từ  năm 1987 và kéo dài hơn một   thập kỷ trải qua ba giai đoạn. Tháng 11/1987, Hội đồng Nhà nước của Trung Quốc đã ban hành quyết định  cải cách đất đai  ở  một số  thành phố  lớn như  Thượng Hải, Thẩm Quyến, Quảng   Châu… Đặc khu kinh tế  Thẩm Quyến là thành phố  đầu tiên  ở  Trung Quốc thừa   nhận giá trị  hàng hóa của đất đai. Như  vậy, tại Thẩm Quyến, QSDĐ tham gia vào   thị  trường như  các tài sản khác lần đầu tiên trong lịch sử  Trung Quốc và đã khởi   xướng cho việc chuyển giao QSDĐ của Nhà nước bằng phương thức đấu thầu, đấu   giá. Tháng 4/1988, Quốc vụ  viện Trung Quốc sửa đổi Hiến pháp, trong đó bổ  sung quyền chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật, hủy bỏ  quy định   cấm cho thuê đất và ban hành Quy chế  tạm thời về  việc giao và chuyển nhượng  bằng hợp đồng, đấu thầu, đấu giá. Như  vậy, từ  cơ  chế  giao đất không thu tiền  chuyển sang có thu tiền; từ việc không giới hạn thời gian SDĐ chuyển sang xác định   thời hạn SDĐ, hệ  thống SDĐ của Trung Quốc đã đạt được những thành tựu khả  quan. Thời kỳ  của Kế  hoạch 5 năm lần thứ  9, việc cải cách hệ  thống SDĐ được  tiến hành sâu rộng hơn, từ  nguyên tắc năng động cân bằng cho việc khai thác SDĐ   nông nghiệp (năm 1996) đến những chính sách ổn định lâu dài trong việc tăng cường   quản lý nhà nước đối với đất đai. Tất cả  những cải cách nổi bật đối với hệ  thống  18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2