Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu điều kiện phân tích thuốc kháng sinh họ β - Lactam trong các mẫu sinh học và dược phẩm
lượt xem 9
download
Tách và xác định đồng thời kháng sinh β - Lactam bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) sử dụng detector huỳnh quang trong mẫu sinh học và dược phẩm là một hướng nghiên cứu mới, với những ưu điểm của nó ngày càng được áp dụng nhiều trong các phòng thí nghiệm và phân tích mẫu dịch vụ. Trên cơ sở đó, tác giả chọn đề tài là: “Nghiên cứu điều kiện phân tích thuốc kháng sinh họ β - Lactam trong các mẫu sinh học và dược phẩm".
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu điều kiện phân tích thuốc kháng sinh họ β - Lactam trong các mẫu sinh học và dược phẩm
- Luận văn Thạc sĩ Trần Thị Dung ĐAI HOC QUÔC GIA HA NÔI ̣ ̣ ́ ̀ ̣ TRƯƠNG ĐAI HOC KHOA HOC T ̀ ̣ ̣ ̣ Ự NHIÊN TRẦN THỊ DUNG NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN PHÂN TÍCH THUỐC KHÁNG SINH HỌ β – LACTAM TRONG CÁC MẪU SINH HỌC VÀ DƯỢC PHẨM LUÂN VĂN THAC SI KHOA HOC ̣ ̣ ̃ ̣ Hà Nội 2011 Chuyên ngành Hoá Phân tích 1
- Luận văn Thạc sĩ Trần Thị Dung LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn PGS – TS. Nguyễn văn Ri đã giao đề tài và nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Em xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo trong bộ môn Hóa phân tích, TS. Dương Hồng Anh Trung tâm nghiên cứu công nghệ môi trường và phát triển bền vững ĐH Khoa học Tự nhiên ĐHQGHN, Ths. Nguyễn Thị Tuyết ĐH Y Dược Thái Nguyên đã luôn giúp đỡ và trao đổi những kinh nghiệm trong thời gian qua. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị trong trung tâm môi trường, các bạn học viên sinh viên bộ môn Hóa phân tích, gia đình đã động viên và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Hà nội, ngày 29 tháng 11 năm 2011 H ọc viên Tr ần Th ị Dung Chuyên ngành Hoá Phân tích 2
- Luận văn Thạc sĩ Trần Thị Dung MỤC LỤC MỞ ĐẦU..........................................................................................1 Chương 1. Tổng quan.....................................................................2 1.1. Giới thiệu chung về chất kháng sinh...............................................................2 1.1.1. Lịch sử ra đời...................................................................................................2 1.1.2. Phân loại...........................................................................................................2 1.1.3. Đánh giá tác dụng.............................................................................................2 1.2. Kháng sinh β – Lactam.....................................................................................3 1.2.1. Định nghĩa.........................................................................................................3 1.2.2. Cấu trúc và phân loại........................................................................................3 1.2.3. Tính chất vật lý và hóa học...............................................................................7 1.2.4. Tác dụng............................................................................................................7 1.2.5. Điều chế............................................................................................................8 Chuyên ngành Hoá Phân tích 3
- Luận văn Thạc sĩ Trần Thị Dung 1.2.6. Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay...............................................................................................................................9 1.3. Các phương pháp định lượng β – Lactam.....................................................11 1.3.1. Các phương pháp quang học...........................................................................11 1.3.2. Các phương pháp điện hóa.............................................................................12 1.3.3. Các phương pháp điện di mao quản................................................................12 1.3.4. Sắc kí bản mỏng..............................................................................................13 1.3.5. Sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC)..................................................................14 Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu....................17 2.1. Đối tượng, mục tiêu và nội dung nghiên cứu.................................................17 2.1.1. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu..................................................................17 2.1.2. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................17 2.2. Phương pháp nghiên cứu – Phương pháp RP HPLC..................................18 2.2.1. Nguyên tắc chung và trang bị của phương pháp HPLC..................................18 Chuyên ngành Hoá Phân tích 4
- Luận văn Thạc sĩ Trần Thị Dung 2.2.2. Sắc ký hấp phụ pha ngược RP HPLC.............................................................20 2.2.3. Detector huỳnh quang.....................................................................................22 2.2.4. Một số đại lượng đặc trưng của HPLC...........................................................23 2.2.5. Phân tích định lượng bằng HPLC...................................................................25 2.3. Kỹ thuật dẫn xuất hóa các β Lactam với thuốc thử NBD F.......................26 2.4. Dụng cụ và hóa chất.........................................................................................28 2.4.1. Máy móc và dụng cụ.......................................................................................28 2.4.2. Hóa chất..........................................................................................................28 Chương 3: Kết quả và thảo luận..................................................30 3.1. Khảo sát các điều kiện tạo dẫn xuất giữa β Lactam và thuốc thử NBDF.....................................................................................................................30 3.1.1. Khảo sát nhiệt độ phản ứng dẫn xuất hóa.......................................................30 3.1.2. Khảo sát thời gian phản ứng dẫn xuất hóa......................................................33 3.2. Khảo sát các điều kiện chạy sắc ký.................................................................36 3.2.1. Chọn thể tích vòng mẫu (sample loop)...........................................................36 Chuyên ngành Hoá Phân tích 5
- Luận văn Thạc sĩ Trần Thị Dung 3.2.2. Chọn bước sóng của detector..........................................................................37 3.3. Chọn pha tĩnh...................................................................................................37 3.4. Chọn pha động.................................................................................................38 3.4.1. pH dung dịch đệm...........................................................................................38 3.4.2. Tỉ lệ thành phần pha động...............................................................................40 3.4.3. Nồng độ đệm acetat của pha động..................................................................44 3.4.4. Tốc độ pha động.............................................................................................47 3.5. Đánh giá phương pháp phân tích...................................................................50 3.5.1.Khảo sát khoảng tuyến tính và lập đường chuẩn.............................................50 3.5.2.Giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ)...............................54 3.5.3. Độ đung c ́ ủa phép đo...............................................................................55 3.5.4. Độ lặp lại của phép đo.....................................................................................57 3.6. Phân tích mẫu thực..........................................................................................58 3.6.1. Phân tích mẫu dược phẩm...............................................................................58 Chuyên ngành Hoá Phân tích 6
- Luận văn Thạc sĩ Trần Thị Dung 3.6.2. Phân tích mẫu sinh học...................................................................................63 3.7. Kết quả một số phương pháp khác xác định kháng sinh cùng loại............68 3.8. Hướng phát triển của đề tài............................................................................70 KẾT LUẬN.....................................................................................71 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................73 PHỤ LỤC.......................................................................................79 Chuyên ngành Hoá Phân tích 7
- Luận văn Thạc sĩ Trần Thị Dung DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 1 Bảng 1.1. Phân loại và cấu trúc một số Penicillin 4 2 Bảng 1.2. Phân loại và cấu trúc một số Cephalosporin 5 3 Bảng 1.3. Hằng số axit của các kháng sinh nghiên cứu 7 4 Bảng 3.1. Sự phụ thuộc của Spíc vào nhiệt độ phản ứng 32 5 Bảng 3.2. Sự phụ thuộc của Spíc vào thời gian phản ứng 35 Bảng 3.3. Sự phụ thuộc của thời gian lưu của các chất vào pH 6 38 pha động 7 Bảng 3.4. Sự phụ thuộc k’ vào pH pha động 39 Bảng 3.5. Sự phụ thuộc của thời gian lưu vào tỉ lệ giữa dung môi 8 41 hữu cơ và đệm Bảng 3.6. Sự phụ thuộc của thời gian lưu vào tỉ lệ giữa ACN và 9 43 MeOH 10 Bảng 3.7. Sự phụ thuộc của k’ vào tỉ lệ giữa ACN và MeOH 43 11 Bảng 3.8. Thời gian lưu của chất phụ thuộc vào nồng độ đệm 44 12 Bảng 3.9. Diện tích píc chất phân tích tại nồng độ đệm khác nhau 45 Bảng 3.10. Thời gian lưu của các chất phân tích phụ thuộc vào 13 47 tốc độ pha động Bảng 3.11. Diện tích pic của các chất phân tích phụ thuộc vào tốc 14 47 độ pha động 15 Bảng 3.12. Sự phụ thuộc của Spic vào nồng độ chất phân tích 51 Bảng 3.13. Các giá trị Ftính, Fbảng và phương trình đường chuẩn 16 53 của các kháng sinh β Lactam Chuyên ngành Hoá Phân tích 8
- Luận văn Thạc sĩ Trần Thị Dung Bảng 3.14. Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng của các 17 55 chất chuẩn kháng sinh β Lactam 18 Bảng 3.15. Độ đung c ́ ủa phép đo tại nồng độ các chất 0,15ppm 56 19 Bảng 3.16. Độ đung c ́ ủa phép đo tại nồng độ các chất 0,40ppm 56 20 Bảng 3.17. Độ đung c ́ ủa phép đo tại nồng độ các chất 0,80ppm 57 21 Bảng 3.18. Khảo sát độ lặp lại của phép đo theo diện tích pic 58 22 Bảng 3.19. Thông tin mẫu thuốc phân tích 59 Bảng 3.20. Kết quả độ thu hồi xác định βLactam theo phương 23 61 pháp thêm chuẩn trong mẫu thuốc Bảng 3.21. Kết quả tính nồng độ Cx và sự sai khác hàm lượng so 24 63 với kết quả in trên nhãn thuốc 25 Bảng 3.22. Hiệu suất thu hồi của mẫu nước tiểu 64 26 Bảng 3.23. Hiệu suất thu hồi của mẫu máu 66 Chuyên ngành Hoá Phân tích 9
- Luận văn Thạc sĩ Trần Thị Dung MỞ ĐẦU Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì vấn đề sức khỏe của con người ngày càng được quan tâm, đặc biệt là các sản phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người. Trong y học hiện đại, các β Lactam là thuốc kháng sinh tổng hợp quan trọng chữa bệnh con người, thú y từ khi chúng được giới thiệu vào thị trường vào năm 1938 và là loại kháng sinh được dùng nhiều nhất hiện nay. Nhờ các thuốc kháng sinh mà y học có thể loại bỏ được các dịch bệnh nguy hiểm như dịch hạch, tả, thương hàn, và điều trị hiệu quả nhiều bệnh gây ra bởi vi khuẩn. Nhưng, nếu liều lượng và cách dùng kháng sinh không đúng sẽ dễ bị vi khuẩn nhờn thuốc, kháng thuốc, từ đó việc chữa trị càng khó khăn. Ngoài ra, còn gây lãng phí cho người bệnh vì có những bệnh do vi rút không chữa được bằng kháng sinh nhưng vẫn dùng kháng sinh, gây khó khăn cho việc chuẩn đoán các bệnh và ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Đôi v ́ ơi nh ́ ưng ng ̃ ươi cao tuôi, l ̀ ̉ ượng dư khang sinh trong n ́ ươc tiêu nhiêu, con gây ra cac bênh vê thân. ́ ̉ ̀ ̀ ́ ̣ ̀ ̣ Đông th ̀ ơi, l ̀ ượng dư nay thai ra môi tr ̀ ̉ ương se gây lên nh ̀ ̃ ững hâu qua vô cung nghiêm trong. Vì v ̣ ̉ ̀ ̣ ậy, kiểm soát và phân tích thuốc kháng sinh đối với người bệnh là biện pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng chúng. Có rất nhiều phương pháp tách khác nhau. Trong đó, phương pháp tách sắc ký là phương pháp tách chọn lọc có độ nhạy cao, lượng mẫu bơm ít, thời gian phân tích ngắn. Tách và xác định đồng thời kháng sinh β Lactam bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) sử dụng detector huỳnh quang trong mẫu sinh học và dược phẩm là một hướng nghiên cứu mới, với những ưu điểm của nó ngày càng được áp dụng nhiều trong các phòng thí nghiệm và phân tích mẫu dịch vụ. Chuyên ngành Hoá Phân tích 10
- Luận văn Thạc sĩ Trần Thị Dung Trên cơ sở đó, chúng tôi chọn đề tài là: “Nghiên cứu điều kiện phân tích thuốc kháng sinh họ β Lactam trong các mẫu sinh học và dược phẩm ”. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Kháng sinh β Lactam 1.1.1. Định nghĩa Là các kháng sinh mà phân tử chứa vòng βLactam. Gồm các nhóm: penicillin, cephalosporin, monobactam, cacbapenem trong đó hai nhóm sử dụng phổ biến và lớn nhất là penicillin và cephalosporin. Các penicillin thu được từ môi trường nuôi cấy nấm Penicilium notatum và Penicillium chryrogenum, bán tổng hợp từ axit 6amino penicillanic (6APA). Các cephalosporin tự nhiên được phân lập từ môi trường nuôi cấy nấm Cephalosporium acremonium và bán tổng hợp từ axit 7amino cephalosporinic (7ACA) xuất phát từ các kháng sinh thiên nhiên [1]. 1.1.2. Cấu trúc và phân loại * Các penicillin Các penicillin đều có cấu trúc cơ bản gồm 2 vòng: vòng thiazolidin, vòng β Lactam S R CO N 4 CH3 H 6 5 3 7 1 N 2 CH3 O COOM Hình 1.1. Công thức cấu tạo các kháng sinh penicillin Tên gọi chung công thức của các penicillin khi chưa có gốc R là: (2S,5R,6R 3,3dimethyl7oxo4thia1azabicyclo[3.2.0]heptane2carboxylic acid Chuyên ngành Hoá Phân tích 11
- Luận văn Thạc sĩ Trần Thị Dung Khi thay thế R bằng các gốc khác nhau, những cacbon bất đối có cấu hình 2S, 5R, 6R ta có các penicilin có độ bền, dược động học và phổ kháng khuẩn khác nhau. Với M là gốc cation thường là: K, Na, H. Nhóm kháng sinh penicillin được chia thành 3 nhóm chính với hoạt tính khác nhau [1]. Bảng 1.1. Phân loại và cấu trúc một số penicillin Tên kháng sinh R Hoạt tính Nhóm penicillin Gồm các Penicillin tự PenicillinG CH2- nhiên và dẫn chất.Phổ (PENG) hẹp: vi khuẩn gram(+). Benzyl Benzathin Không kháng β lactamase Nhóm penicillin kháng penicilliiase tự nhiên CH3 C- Oxacillin N O Là các Penicillin bán (OXA) 6[(5methyl3phenyl1,2oxazole4 tổng hợp. Phổ hẹp như carbonyl)amino] nhóm I. Kháng O Cl N C- penicilliiase, không tác động vào vòng β – Cloxacillin CH3 Lactam được. (CLO) 6{[3(2chlorophenyl )5methyl oxazole4carbonyl]amino} Chuyên ngành Hoá Phân tích 12
- Luận văn Thạc sĩ Trần Thị Dung NH2NH2 CH- Nhóm penicillin phổ rộng Ampicillin (AMP) Phổ rộng, tác dụng cả 6([(2R)2amino2 khuẩn gram (+) và (). phenylacetyl]amino) Không kháng β NH2NH2 Amoxicill CH- lactamase và (AMO) HO penicilliiase 6{[(2R)2amino2(4 hydroxyphenyl)acetyl]amino} * Các cephalosporin Các cephalosporin cấu trúc chung gồm 2 vòng: vòng βLactam 4 cạnh gắn với 1 dị vòng 6 cạnh, những cacbon bất đối có cấu hình 6R, 7R. Khác nhau bởi các gốc R R2 S R1 CO N 1 7 6 2 H 8 3 N5 4 R3 O COOM Hình 1.2. Công thức cấu tạo các kháng sinh cephalosporin Tên gọi chung của các cephalosporin khi chưa có gốc R là: (6R,7R) 8oxo 5thia1azabicyclo[4.2.0]oct2ene2carboxylic acid Khi thay đổi các gốc R, những cacbon bất đối có cấu hình 6R, 7R được các cephalosporin có độ bền, tính kháng khuẩn và dược động học khác nhau. Chuyên ngành Hoá Phân tích 13
- Luận văn Thạc sĩ Trần Thị Dung Dựa vào khổ kháng khuẩn, chia các cephalosporin thành 4 thế hệ. Các cephalosporin thế hệ trước tác dụng trên vi khuẩn gram dương mạnh hơn, nhưng trên gram âm yếu hơn thế hệ sau [1]. Bảng 1.2. Phân loại và cấu trúc của các cephalosporin Kháng sinh R1 R2 R3 I: tác dụng Cephalexin CH- H CH3 mạnh nhất (CEP) NH2 trên vi khuẩn gram (+), yếu Cephapirin SCH2- H CH2OCOCH3 nhất trên gram (). Không bền và N N N Cephazolin N CH2- H dễ bị β N N -CH2 S CH3 lactamase phá hủy II: tác dụng Cefaclor CH- H Cl yếu hơn trên (CEF) NH2 vi khuẩn gram (+), mạnh hơn trên gram () Cefprozil HO CH- H CH=CHCH3 so với thế hệ NH2 I. Bền với β lactamase. III: tác dụng Cefixim H2N N H CH=CH2 yếu hơn trên S N vi khuẩn HOOCCH2O Chuyên ngành Hoá Phân tích 14
- Luận văn Thạc sĩ Trần Thị Dung gram (+) so với thế hệ I, H2N N tác dụng + mạnh trên Ceftazidim S N H -CH2 N gram (). Bền HOOCC(CH3)2O với β lactamase IV: hoạt phổ tác dụng như H2N N thế hệ III + nhưng tốt Cefepim H -H2C N S N hơn và kháng CH3O CH3 nhiều β lactamase hơn 1.1.3. Tính chất vật lý và hoá học Các βlactam thường ở dạng bột kết tinh màu trắng, dạng axit ít tan trong nước, dạng muối natri và kali dễ tan; tan được trong metanol và một số dung môi hữu cơ phân cực vừa phải. Tan trong dung dịch axit và kiềm loãng do đa phần chứa đồng thời nhóm –COOH và –NH2. Cực đại hấp phụ chủ yếu do nhân phenyl, tùy vào cấu trúc khác làm dạng phổ thay đổi (đỉnh phụ, vai, sự dịch chuyển sang bước sóng ngắn hoặc dài, giảm độ hấp thụ). Các βlactam là các axit với nhóm –COOH có pKa= 2,52,8 tùy vào cấu trúc phân tử. Trong môi trường axit, kiềm, βlactamase có tác dụng phân cắt khung phân tử, mở vòng βlactam làm kháng sinh mất tác dụng. Chuyên ngành Hoá Phân tích 15
- Luận văn Thạc sĩ Trần Thị Dung Bảng 1.3. Hằng số axit của các kháng sinh nghiên cứu [2] Tên kháng Tên kháng pKa1 Tên kháng sinh pKa1 pKa1 sinh sinh AMP 2,7 CEP 2,6 CEF 2,75 1.1.4. Tác dụng Cơ chế: Các penicillin có khả năng acyl hóa các D alanin tranpeptidase, làm cho quá trình tổng hợp peptidoglycan không được thực hiện. Sinh tổng hợp vách tế bào bị ngừng lại và ít tác dụng trên vi khuẩn gram (). Mặc khác, các penicillin còn hoạt hóa enzim tự phân giải murein hydroxylase làm tăng phân hủy vách tế bào, kết quả là vi khuẩn bị tiêu diệt. Ngăn cản xây dựng và giảm độ bền của màng tế bào vi khuẩn nên chủ yếu kìm hãm sự tồn tại và phát triển của vi khuẩn. Các kháng sinh βlactam có hoạt phổ rộng [13]. Kháng thuốc: Vi khuẩn sinh ra các βlactamase, là enzim có tác dụng mở vòng βlactam, theo phản ứng ái nhân vào nhóm C=O, làm kháng sinh mất tác dụng. Tất cả các cách kháng không sinh ra βlactamase để thực hiện gọi là kháng gián tiếp (được gọi là kháng methicillin) [13] Độc tính: Các kháng sinh βlactam độc tính thấp, nhưng cũng dễ gây dị ứng thuốc: dị ứng, mày đay, vàng da, gây độc với thận, rối loạn tiêu hóa…nguy hiểm nhất là sốc phản vệ [13]. Chuyên ngành Hoá Phân tích 16
- Luận văn Thạc sĩ Trần Thị Dung Thuốc không dùng cho trẻ sơ sinh và bà mẹ trong thời kỳ cho con bú. Chống chỉ định dị ứng với thành phần của thuốc. Đánh giá tác dụng kháng sinh: Theo đơn vị tác dụng: 1 IU là tác dụng của 0,6 g penicillin G natri tinh khiết trên một chủng mẫu tụ cầu. Hoạt lục của 1mg chất này là 1667 IU. 1 IU sẽ ứng với 0,672 g penicillin G kali tinh khiết, với 1mg chất này ứng với 1585 IU [13]. 1.1.5. Điều chế Sinh tổng hợp: Là phương pháp chủ yếu nuôi cấy chủng nấm Penicillium nonatum hoặc Penicillium chrysogennum trong môi trường và điều kiện thích hợp. Chiết xuất dạng kết tinh và muối natri hoặc kali. Để cho hiệu suất cao thường gây đột biến bằng mù tạt, tia X hoặc tia UV, rồi chọn lọc lấy chủng nấm tốt theo ý muốn, đồng thời thêm vào môi trường nuôi cấy các tiền chất thích hợp để định hướng cho quá trình sinh tổng hợp. Ví dụ khi sản xuất penicillin G, tiền chất thêm vào là acid phenylacetic. Tuy nhiên không phải tiền chất nào cũng định hướng được quá trình lên men. Trong môi trường nuôi cấy có tạo ra các acid amin → peptid → polypeptide. Penicillin tạo thành từ một tripeptid, sau đó acyl hoá bởi men. Bán tổng hợp: Các penicillin bán tổng hợp bằng cách chế tạo acid 6amino penicillanic (A6AP). Nuôi cấy nấm penicillium không thêm tiền chất, khi đó môi trường dồi dào A6AP, chiết lấy trực tiếp. Tách phần phenylacetyl (C 6H5CH2CO) khỏi phân tử penicillin G bằng acylase thích hợp rồi chiết lấy A6AP. Acyl hoá A6AP với clorid acid trong môi Chuyên ngành Hoá Phân tích 17
- Luận văn Thạc sĩ Trần Thị Dung trường acetone, có mặt triethylamin để hấp thu HCl giải phóng ra trong phản ứng được penicillin khác. Tổng hợp hoá học: Chưa được ứng dụng rộng rãi. 1.1.6. Tình hình lạm dụng kháng sinh ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay Ta biết rằng, có nhiều loại kháng sinh khác nhau, tác động bằng các cơ chế khác nhau đối với các vi trùng khác nhau. Kháng sinh chỉ có tác dụng với các bệnh do vi trùng (bacteria), không có tác dụng với các bệnh do siêu vi (virus). Để điều trị bệnh nhiễm trùng cần biết loại vi trùng gây bệnh để chọn kháng sinh thích hợp. Vì thiếu hiểu biết và vì tin tưởng sai lầm, nên ở khắp nơi trên thế giới, nhất là ở các nước đang phát triển, người ta đã dùng kháng sinh quá nhiều, cả khi không cần thiết, không đúng chỉ định và không đúng cách. Từ đó, làm cho ̉ ần dần kháng thuốc, việc chữa trị bệnh ngày càng khó khăn và sự ô các vi khuân d nhiễm môi trường do kháng sinh gây ra càng trầm trọng hơn [42]. Năm 2000, các bác sĩ Hoa kỳ viết 160 triệu toa thuốc kháng sinh cho 275 triệu người dân, một nửa đến 2/3 số toa đó được coi là không cần thiết.Theo R. Gonzales [4,46], 3/4 số kháng sinh dùng ở ngoại chẩn là cho viêm đường hô hấp trên trong khi 60% các trường hợp viêm đường hô hấp trên là do siêu vi, không cần và không điều trị được bằng kháng sinh. Dùng cephalosporins bừa bãi khiến enterococus trở nên đề kháng và cũng đã xuất hiện các vi trùng enterococus kháng vancomycin. Theo báo cáo của A.W. McCormick [15] năm 2003, tỉ lệ pneumococus kháng penicillin tăng nhanh ở Hoa kỳ, tác giả dự tính đến năm 2004, 41% pneumococcus sẽ đề kháng penicillin. Tỉ lệ vi trùng lao kháng thuốc tăng cao khiến phải dùng 4 thứ thuốc kết hợp để điều trị bệnh lao. Các vi trùng kháng thuốc không khu trú ở một địa phương nào vì với phương tiện giao thông mau lẹ, vi trùng có thể di chuyển đến khắp nơi trên thế giới trong vòng 24 giờ. Theo D.P. Raymond [26], mỗi năm ở Hoa kỳ có 2 triệu người bị nhiễm trùng vì lây lan trong bệnh viện, hơn một nửa số này là do vi Chuyên ngành Hoá Phân tích 18
- Luận văn Thạc sĩ Trần Thị Dung trùng kháng thuốc, gây tử vong cho 70 ngàn người và làm tốn của ngân sách từ 5 đến 10 tỉ đôla. Tại Việt Nam, theo báo cáo của Nguyễn Kim Phượng và J. Chalker [9], năm 1997 tại 23 trạm y tế ở Hải phòng, 69% bệnh nhân được cho kháng sinh, 71% bệnh nhân không dùng kháng sinh đúng liều lượng và đúng thời gian dưới 5 ngày). Theo [9], qua thống kê tại khoa Dị ứng Miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai cho thấy, hơn 70% bệnh nhân dị ứng do dùng kháng sinh, trong đó có không ít trẻ em. Sốc phản vệ do dùng kháng sinh là tai biến nghiêm trọng nhất, dễ gây tử vong. Nhiều trường hợp dị ứng thuốc gây giảm hồng cầu, bạch cầu, thiếu máu huyết tán, xuất huyết giảm tiểu cầu, tổn thương tế bào gan... Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương Nguyễn Văn Lộc thừa nhận, tiền mua kháng sinh đang chiếm tới 60% tổng kinh phí mua thuốc của bệnh viện. Nhiều loại kháng sinh gần như đã bị kháng hoàn toàn. Đối với vi khuẩn E.coli (gây bệnh tiêu chảy, viêm phổi, nhiễm trùng huyết), tỉ lệ kháng thuốc ở Ampiciline là 88%, Amoxiciline là 38,9%. Đối với vi khuẩn Klebsiella (gây bệnh nhiễm trùng huyết và viêm phổi), tỉ lệ kháng thuốc của Ampiciline gần 97% và Amoxiciline là 42%. Các nhà chuyên môn đã báo động về hậu quả nguy hiểm của sự lạm dụng kháng sinh từ nhiều chục năm nay. Năm 1981, sau hội nghị ở Santa Domingo, các nhà chuyên môn đã thành lập “Liên Hiệp vì sự Sử Dụng Kháng Sinh Hợp Lý” (Alliance for the Prudent use of Antibiotics) có thành viên thuộc 93 quốc gia nhằm chống lại sự lan tràn của các bệnh do vi trùng kháng thuốc tại các nước đang phát triển. Năm 2001, Tổ chức Y Tế Thế Giới đã đề ra “Kế Hoạch Toàn Cầu để Kiểm Soát Sự Đề Kháng Kháng Sinh”. Kế hoạch đề cập đến mọi hoạt động y tế của tất cả các quốc gia đã phát triển cũng như đang phát triển: Phòng thí nghiệm phải tăng cường khả năng chẩn đoán các bệnh nhiễm trùng, giúp chẩn đoán nhanh chóng và chính xác, đo lường độ nhạy của kháng sinh, đo nồng độ Chuyên ngành Hoá Phân tích 19
- Luận văn Thạc sĩ Trần Thị Dung kháng sinh trong máu. Ngành dược cần cung cấp đầy đủ thuốc thiết yếu, ngăn ngừa sự lưu hành của các thuốc giả, 5% lượng thuốc lưu hành tại các nước đang phát triển là thuốc giả mạo, không đúng phẩm chất, hàm lượng hoặc không có hoạt chất. Nếu ngăn ngừa được sự phát triển của các vi trùng kháng thuốc chúng ta sẽ bảo vệ được môi trường sống, duy trì được sự hữu hiệu của kháng sinh, hạn chế được chi phí về y tế và cứu đươc nhiều sinh mạng. 1.2. Các phương pháp phân tích định lượng β lactam 1.2.1. Phương pháp quang học Phương pháp đo quang là phương pháp phân tích dựa trên tính chất quang học của chất cần phân tích như tính hấp thụ quang, tính phát quang… Các phương pháp này đơn giản, dễ tiến hành, thông dụng, được ứng dụng nhiều khi xác định βlactam, đặc biệt trong dược phẩm. Các βlactam hấp thụ UV nhưng không nhiều cực đại hấp phụ, chúng cũng tạo phức với một số ion kim loại giúp nâng cao độ nhạy của phép đo. Trong nhiều trường hợp, các βlactam được thủy phân thành các chất đơn giản hơn để phân tích. Các phương pháp phát quang có thể dùng xác định các βlactam với độ nhạy khá cao dựa trên đặc tính tạo phức với ion kim loại hay phản ứng quang hóa của các βlactam. A. FernándezGonzález và cộng sự [17] dùng Cu2+ thủy phân và tạo phức với AMP, với bước sóng kích thích 343nm, phát xạ 420nm có giới hạn phát hiện thu được 4.107M (0,16 mg/l). Phương pháp này kết hợp phương pháp dòng chảy cho hiệu quả và tốc độ phân tích cao, sử dụng để phân tích AMP trong thuốc uống, huyết thanh… Theo [30], F. Belal và cộng sự xác định AMO và AMP trong thuốc uống bằng phương pháp phổ hấp thụ phân tử. Phương pháp cải tiến sự thủy phân của kháng sinh với HCl 1M, NaOH 1M sau đó thêm PdCl 2, KCl 2M. Kết quả tạo ra Chuyên ngành Hoá Phân tích 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 321 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn