Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu khu hệ cá nhằm đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn lợi cá ở ngã ba sông Hồng
lượt xem 6
download
Mục tiêu của luận văn nhằm điều tra, nghiên cứu thành phần loài, cấu trúc khu hệ và nguồn lợi cá, đặc biệt là các loài cá quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng ở vùng Ngã ba sông Hồng, từ đó đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn lợi cá.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu khu hệ cá nhằm đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn lợi cá ở ngã ba sông Hồng
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ---------------------------- NGUYỄN ĐÌNH TẠO NGHIÊN CỨU KHU HỆ CÁ NHẰM ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ NGUỒN LỢI CÁ Ở NGÃ BA SÔNG HỒNG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC HÀ NỘI – 2010 1
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ------------------------------- NGUYỄN ĐÌNH TẠO NGHIÊN CỨU KHU HỆ CÁ NHẰM ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ NGUỒN LỢI CÁ Ở NGÃ BA SÔNG HỒNG Chuyên ngành: Động vật học Mã số: 60 42 10 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN XUÂN HUẤN HÀ NỘI – 2010 2
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã được sự quan tâm giúp đỡ của nhiều cán bộ, bạn bè và các cơ quan. Qua đây, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: PGS. TS. Nguyễn Xuân Huấn, người thầy trực tiếp hướng dẫn, truyền thụ, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học. PGS. TS. Hồ Thanh Hải, Trưởng phòng Sinh thái - môi trường nước đã tạo điều kiện cho tôi học tập, nâng cao kiến thức chuyên môn, cũng như dìu dắt, hướng dẫn tôi trong hoạt động nghiên cứu khoa học. Các thầy cô và cán bộ Khoa Sinh học - trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ và cung cấp cho tôi nguồn tri thức, tài liệu quý giá trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Ban lãnh đạo Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật; các anh chị đồng nghiệp tại phòng Sinh thái - môi trường nước, bạn bè và người thân trong gia đình- những người đã hết lòng quan tâm, khuyến khích, động viên và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập, công tác cũng như thực hiện luận văn này. Hà Nội, ngày ..... tháng ..... năm 2010 Học viên Nguyễn Đình Tạo 3
- DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng trang Bảng 1: Dân số, diện tích các địa phương vùng lưu vực Ngã ba sông 25 Hồng Bảng 2: Các thông số thủy lý ở vùng Ngã ba sông Hồng ( 10/2009) 29 Bảng 3: Các thông số thủy hóa ở vùng Ngã ba sông Hồng (10/2009) 30 Bảng 4: Mật độ các nhóm ĐVN ở vùng Ngã ba sông Hồng 33 Bảng 5: Danh sách các loài cá đã biết ở vùng Ngã ba sông Hồng và phụ 35 cận Bảng 6: Cấu trúc thành phần loài cá theo các bộ ở vùng Ngã ba sông 42 Hồng Bảng 7: Danh sách các loài cá kinh tế ở vùng Ngã ba sông Hồng và phụ 46 cận Bảng 8: Gía bán một số loài cá kinh tế (09/ 2009) 47 Bảng 9: Sự phân bố kích thước cá Mòi cờ hoa theo nhóm chiều dài 49 Bảng 10: Tương quan chiều dài - khối lượng cá Mòi cờ hoa di cư trên 51 sông Hồng Bảng 11: Hệ số béo của cá Mòi cờ hoa di cư theo nhóm tuổi theo Fulton 52 (1902) Bảng 12: Sự phát triển của tuyến sinh dục cá Mòi cờ hoa di cư theo 53 nhóm tuổi Bảng 13: Sức sinh sản của cá Mòi cờ hoa di cư sinh sản trên sông Hồng 54 Bảng 14: Bãi đẻ một số loài cá quý hiếm, có giá trị kinh tế ở vùng Ngã 57 ba sông Hồng và vùng phụ cận Bảng 15: Lực lượng lao động tham gia khai thác cá trên sông Hồng 64 4
- DANH LỤC CÁC HÌNH Tên hình trang Hình 1: Sơ đồ vùng nghiên cứu 17 Hình 2: Tỷ lệ các nhóm TVN vùng Ngã ba sông Hồng và phụ cận 31 Hình 3. Tỷ lệ các nhóm ĐVN vùng Ngã ba sông Hồng và phụ cận 33 Hình 4: Tỷ lệ các nhóm ĐVĐ vùng Ngã ba sông Hồng và phụ cận 34 Hình 5: Số loài cá ở vùng Ngã ba sông Hồng và phụ cận 41 Hình 6: Tỷ lệ loài của các bộ cá ở vùng Ngã ba sông Hồng và phụ cận 43 Hình 7: Thành phần các nhóm loài trong khu hệ cá vùng nghiên cứu 48 Hình 8: Đường cong phân bố của các nhóm kích thước cá Mòi cờ hoa di 50 cư. Hình 9: Tương quan chiều dài - khối lượng cá Mòi cờ hoa di cư trên 52 sông Hồng BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐVKXS Động vật không xương sống BTTN Bảo tồn thiên nhiên DD Thiếu dẫn liệu ĐHTH Đại học Tổng hợp ĐTM Đánh giá tác động môi trường ĐVĐ Động vật đáy ĐVN Động vật nổi EN Rất nguy cấp EW Tuyệt chủng ngoài tự nhiên GHCP Giới hạn cho phép NCHS Nghiên cứu Hải sản NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn QCMT Quy chuẩn môi trường QCVN Quy chuẩn Việt Nam STTNSV Sinh thái Tài nguyên sinh vật TP Thành phố TVN Thực vật nổi UBND Ủy ban nhân dân VQG Vườn Quốc Gia VU Sẽ nguy cấp 5
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................... 11 1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CÁ NƯỚC NGỌT VIỆT NAM .................................. 11 1.1.1. Thời kỳ Pháp thuộc trước năm 1945............................................................... 11 1.1.2. Thời kỳ từ 1954 đến nay ................................................................................. 11 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁ Ở HỆ THỐNG SÔNG HỒNG ......................... 13 1.2.1. Sơ lược về hệ thống sông Hồng ...................................................................... 13 1.2.2. Tình hình nghiên cứu khu hệ cá ...................................................................... 15 1.2.3. Nguồn lợi cá lưu vực sông Hồng .................................................................... 16 1.3. VÙNG NGÃ BA SÔNG HỒNG VÀ PHỤ CẬN .................................................. 17 1.3.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................... 17 1.3.2. Tình hình nghiên cứu cá ................................................................................. 18 1.3.2.1. Khu hệ cá sông Lô – Gâm - Chảy ........................................................ 18 1.3.3.2. Khu hệ cá sông Đà .............................................................................. 19 1.3.3.3. Khu hệ cá sông Hồng – sông Thao ..................................................... 20 1.3.3. Những vấn đề còn tồn tại ................................................................................ 21 Chương 2. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................... 23 2.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ....................................................... 23 2.1.1. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................... 23 2.1.2. Thời gian nghiên cứu ...................................................................................... 25 2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TÀI LIỆU ....................................... 25 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 25 2.2.2. Nguồn tài liệu.................................................................................................. 25 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................... 25 2.3.1. Phương pháp thu thập và xử lý mẫu vật ........................................................ 25 2.3.2. Phương pháp phân tích và định loại................................................................ 26 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 28 3.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU ....................................................................................................................................... 28 3.1.1. Đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên ........................................................... 28 3.1.1.1. Đặc điểm địa lý .................................................................................... 28 3.1.1.2. Đặc điểm khí hậu ................................................................................. 28 3.1.1.3. Đặc điểm thuỷ văn ............................................................................... 29 3.1.2. Đặc điểm kinh tế -xã hội của các huyện thị ven lưu vực Ngã ba sông. .......... 31 3.1.2.1. Dân số .................................................................................................. 31 3.1.2.2. Cơ cấu ngành nghề và tình hình phát triển kinh tế .............................. 32 3.1.2.3. Văn hóa, giáo dục và y tế ..................................................................... 34 3.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ THUỶ SINH VẬT ...................................... 35 3.2.1. Đặc điểm thuỷ lý ............................................................................................. 35 3.2.2. Đặc điểm thuỷ hoá .......................................................................................... 36 3.2.3. Đặc trưng về thuỷ sinh vật .............................................................................. 37 3.2.3.1. Thực vật nổi (Phytoplankton) .............................................................. 37 3.2.3.2. Thực vật bám đáy (Periphyton) ........................................................... 39 3.2.3.3. Động vật nổi (Zooplankton)................................................................. 39 6
- 3.2.3.4. Động vật đáy (Zoobenthos) ................................................................. 40 3.3. ĐẶC ĐIỂM KHU HỆ CÁ ................................................................................ 42 3.3.1. Đặc trưng về thành phần loài .......................................................................... 42 3.3.2. Đặc trưng về cấu trúc khu hệ cá...................................................................... 48 3.3.3. Các loài cá quý hiếm, nằm trong Sách Đỏ Việt Nam ..................................... 50 3.3.4. Các loài cá có giá trị kinh tế............................................................................ 52 3.3.4.1. Danh sách các loài cá kinh tế ............................................................... 52 3.3.4.2. Gía trị kinh tế ....................................................................................... 54 3.3.5. Đặc tính sinh học của cá Mòi cờ hoa. ............................................................. 55 3.3.6. Các đặc trưng về nơi cư trú, bãi đẻ, bãi giống ................................................ 61 3.3.6.1. Nơi cư trú ........................................................................................... 61 3.3.6.2. Các bãi đẻ, bãi giống ........................................................................... 63 3.4. HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ NGUỒN LỢI CÁ Ở VÙNG NGÃ BA SÔNG HỒNG .................................................................................. 68 3.4.1. Hiện trạng nghề cá và nguồn lợi thuỷ sản....................................................... 68 3.4.1.1. Thời vụ - đối tượng khai thác .............................................................. 68 3.4.1.2. Ngư cụ khai thác ................................................................................. 69 3.4.1.3. Sản lượng, năng suất ............................................................................ 70 3.4.1.4. Nghề cá và những khó khăn của cộng đồng ngư dân ......................... 70 3.4.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn lợi cá ..................................................... 73 3.4.2.1. Tác động từ việc xây dựng các công trình thuỷ điện ........................... 73 3.4.2.2. Ảnh hưởng từ phát triển công nghiệp .................................................. 74 3.4.2.3. Do khai thác nguồn lợi quá mức .......................................................... 74 3.4.2.4. Do nhận thức về hiện trạng và bảo vệ nguồn lợi còn hạn chế ............. 75 3.4.3. Đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn lợi cá ..................................................... 77 3.4.3.1. Bảo tồn đa dạng cá ............................................................................... 77 3.4.3.2. Khai thác hợp lý nguồn lợi cá. ............................................................. 78 3.4.3.3. Nâng cao năng suất sinh học cá ........................................................... 79 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 83 Kết luận ......................................................................................................................... 83 Kiến nghị....................................................................................................................... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 85 Tài liệu tiếng Việt ......................................................................................................... 85 Tài liệu tiếng Anh ......................................................................................................... 91 7
- MỞ ĐẦU Việt Nam có diện tích mặt nước ngọt nội địa rất lớn, bao gồm nhiều loại thuỷ vực, trong đó có khoảng 2360 con sông lớn nhỏ, nhiều ao, hồ tự nhiên và nhân tạo. Những thuỷ vực này cung cấp nguồn thuỷ sản chính phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Ở các loại thuỷ vực Việt Nam đã biết khoảng 782 loài ĐVKXS ở nước ngọt và từ biển di nhập vào, 544 loài cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay, nguồn lợi thuỷ sản bị khai thác quá mức, đang bị suy thoái nhanh. Mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp bảo vệ khác nhau nhưng vẫn chưa đạt được hiệu quả. Hệ thống sông Hồng là hệ thống sông lớn thứ 2 ở Việt Nam (chỉ sau hệ thống sông Mekong). Trên hệ thống sông Hồng, vùng nước Ngã ba sông Hồng là khu vực hợp lưu của các dòng sông lớn như sông Đà, sông Thao và sông Lô - Gâm. Vị trí hợp lưu này nằm ở Việt Trì, Phú Thọ là đỉnh của tam giác châu đồng bằng bắc Bộ [21], [34], [35], [40]. Do các sông này có chế độ thuỷ văn và đặc tính môi trường nước khác nhau, nên khi hợp lưu tại vùng Ngã ba Việt Trì, đặc tính thuỷ văn và môi trường có nhiều xáo trộn, biến đổi. Mặt khác, khu vực này được xem là nơi cư trú, nơi phân bố kiếm mồi, đồng thời là bãi đẻ, bãi giống của của nhiều loài thuỷ sinh, đặc biệt trong đó, có nhiều loài cá quý, hiếm, có giá trị kinh tế được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) như cá Lăng, cá Chiên, Rầm xanh, Anh vũ, cá Mòi cờ hoa, cá Cháy, cá Măng,... [4], [5], [6]. Vùng nước Ngã ba sông Hồng và phụ cận từ lâu được xem là thuỷ vực quan trọng, cung cấp nguồn thực phẩm hàng ngày cho con người, đồng thời cũng được xem là một trong những thành phần tạo nên nguồn tài nguyên đa dạng sinh học của Việt Nam. Tiềm năng thủy sản tự nhiên ở khu vực này rất lớn, đồng thời nghề khai thác thủy sản trên sông đã có truyền 8
- thống từ lâu đời. Nhiều khu vực sông ở đây, nghề khai thác thủy sản đã trở thành nghề chính, thu hút nhiều lao động. Thời gian gần đây, do áp lực gia tăng dân số, việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản ở vùng Ngã ba sông Hồng và phụ cận với cường độ ngày càng cao. Mặt khác, trong bối cảnh phát triển kinh tế-xã hội với tốc độ nhanh chóng, nhiều nhà máy, xí nghiệp phát triển trên vùng lưu vực, xả các chất thải chưa qua xử lý ra sông, nhiều công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là xây dựng các đập thuỷ điện, thuỷ lợi, hồ chứa trên các sông, đã có những ảnh hưởng nhất định tới môi trường sống, đa dạng thuỷ sinh vật, nguồn lợi thuỷ sản và hệ sinh thái sông ở khu vực này. Với những lí do trên, chúng tôi tiến hành đề tài: "Nghiên cứu khu hệ cá nhằm đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn lợi cá ở ngã ba sông Hồng" nhằm điều tra, nghiên cứu thành phần loài, cấu trúc khu hệ và nguồn lợi cá, đặc biệt là các loài cá quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng ở vùng Ngã ba sông Hồng, từ đó đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn lợi cá. Mục đích của đề tài: ¾ Xác định thành phần loài cá, cấu trúc phân loại trong khu hệ cá vùng Ngã ba sông Hồng và các loài cá quý hiếm, các loài cá kinh tế. ¾ Nghiên cứu đặc điểm sinh học của một loài cá kinh tế quan trọng. ¾ Xác định các đặc trưng về nơi cư trú, bãi đẻ, bãi cá giống có trong vùng Ngã ba sông Hồng. ¾ Đánh giá hiện trạng nghề cá, nguồn lợi cá ở vùng Ngã ba sông Hồng. ¾ Đề xuất các giải pháp bảo vệ, phục hồi và phát triển nguồn lợi cá. 9
- Nội dung nghiên cứu của đề tài: ¾ Thành phần loài cá, cấu trúc phân loại khu hệ cá và các loài cá quý hiếm, có giá trị kinh tế. ¾ Đặc điểm sinh học của loài một loài cá tiêu biểu. ¾ Nơi cư trú, bãi đẻ, bãi giống của các loài cá. ¾ Hiện trạng nghề cá, nguồn lợi cá. ¾ Các giải pháp để bảo vệ, phục hồi và phát triển nguồn lợi cá, các loài cá quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cao. 10
- Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CÁ NƯỚC NGỌT VIỆT NAM 1.1.1. Thời kỳ Pháp thuộc trước năm 1945 Việc nghiên cứu phân loại cá ở Việt Nam được thực hiện từ khá sớm, từ năm 1881 của Sauvage trong tập "Nghiên cứu về khu hệ cá Á Châu và mô tả một số loài mới ở Đông Dương" đã thống kê 139 loài cá chung cho toàn Đông Dương và mô tả 2 loài mới ở Miền Bắc Việt Nam, sau đó là Tirant (1883) công bố và mô tả 70 loài cá ở sông Hương (Thừa Thiên Huế) trong đó có 5 loài mới, Sauvage (1884) thu thập 10 loài, trong đó mô tả 7 loài mới ở Hà Nội; Vaillant (1881-1904) thu thập 6 loài, trong đó mô tả 4 loài mới ở Lai Châu; Chevey (1930 -1937); Pellegrin và Chevey (1934-1941). Năm 1937, công trình "Góp phần nghiên cứu các loài cá nước ngọt Bắc Bộ Việt Nam" của Chevey và Lemasson đã giới thiệu 98 loài cá thuộc 71 giống, 17 họ và 10 bộ cá ở miền Bắc Việt Nam. Đây là công trình lớn và có giá trị nhất về khu hệ cá nước ngọt thời kỳ này [8], [25], [65]. Như vậy có thể coi thời kỳ này, công tác nghiên cứu cá chủ yếu do các tác giả nước ngoài tiến hành. Các nghiên cứu ở giai đoạn này mới chỉ dừng lại ở mức mô tả, thống kê thành phần loài. Các nghiên cứu về sinh học và nguồn lợi cá chưa được thực hiện. 1.1.2. Thời kỳ từ 1954 đến nay Do trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945- 1954) công tác nghiên cứu cá bị gián đoạn. Phải đến tận khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng (1954), công tác nghiên cứu cá mới lại được tiếp tục. Thời kỳ này chủ yếu do các nhà khoa học Việt Nam tiến hành [8], [26], [27]. Thời kỳ 1955- 1975: các công tác điều tra về cá ở miền Bắc do các cơ quan như Trạm nghiên cứu cá nước ngọt thuộc Tổng Cục thuỷ sản, Khoa 11
- Sinh vật trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, trường Đại học Thủy sản thực hiện. Các nghiên cứu này đã tiến hành điều tra ở hầu hết các vùng sinh thái như Đông Bắc, Tây Bắc và Khu bốn cũ; ở các loại hình vực nước khác nhau như sông, suối, hồ chứa, hồ tự nhiên, ao, đầm ruộng... Ở các vùng sâu, vùng xa như Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Móng Cái, Quảng Bình còn khá nhiều điểm chưa được điều tra. Các công trình tiêu biểu gồm: Dẫn liệu sơ bộ ngư giới sông Bôi (1959), dẫn liệu sơ bộ ngư giới Ngòi Thia (1960) của Đào Văn Tiến, Mai Đình Yên; Điều tra nguồn lợi sinh vật Hồ Tây của Đặng Ngọc Thanh, Mai Đình Yên (1961); Sơ bộ điều tra thành phần, nguồn gốc và phân bố của chủng quần cá sông Hồng của Mai Đình Yên( 1962) [17], [53]. Các công trình nghiên cứu ở Miền Nam thời kỳ này phải kể đến nghiên cứu của các tác giả như Trần Ngọc Lợi, Nguyễn Cháu (1964), Fourmanvir (1965), Yamamura (1966), Kawamoto, Nguyễn Viết Trương, Trần Tuý Hoa (1972), Taki (1975) [29]. Các công trình nghiên cứu về sinh học và sinh thái học cũng được nghiên cứu, tiêu biểu như Đào Văn Tiến, Mai Đình Yên (1960) mô tả hình thái, sinh học, kinh tế cá Mòi sông Hồng; Sinh thái cá Ngạnh sông Lô của Nguyễn Dương (1963); Hình thái sinh học cá Mè trắng của Phan Trọng Hậu, Mai Đình Yên, Trần Tới (1963); Nghiên cứu đặc điểm và sinh học cá Mòi di cư vào sông Hồng của Vũ Trung Tạng (1991) [25]. Công tác điều tra nguồn lợi và nghề cá thời kỳ này cũng được tiến hành chủ yếu trên sông Hồng (Trần Công Tam, 1959); Ý nghĩa kinh tế ngư giới sông Hồng (Mai Đình Yên, 1963); Nguồn lợi cá hồ Ba Bể (Nguyễn Văn Hảo, 1964); Nguồn lợi thuỷ sản của sông Lạch Trường và sông Mã (Nguyễn Anh Tạo, 1964) [31]. Thời kỳ từ 1975 đến nay, các điều tra khu hệ cá đã tiến hành mở rộng đến hầu hết các điểm trắng mà thời kỳ trước chưa có điều kiện điều tra. Các 12
- kết quả tiêu biểu thời kỳ này có thể kể như: Thành phần loài cá sông Hương của Nguyễn Hữu Dực (1982) [14]; Khu hệ cá sông Lam của Nguyễn Thái Tự [58]; Thành phần loài cá các sông Thu Bồn, sông Trà Khúc, sông Vệ, sông Côn, sông Ba, sông Cái của Nguyễn Hữu Dực, 1995 [13], [14]; Mai Đình Yên và nnk (1992) [64] nghiên cứu thành phần loài cá các sông Tiền, Hậu, Vàm Cỏ, Sài Gòn, Đồng Nai; Nghiên cứu thành phần loài cá một số sông suối của Tây Nguyên của Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Hữu Dực (1994) [13]; Võ Văn Phú (1995) [36], [37] nghiên cứu thành phần loài cá đầm phá ở Thừa Thiên Huế,... Các công trình tổng hợp các nghiên cứu qua các thời kỳ được công bố là: Định loại cá nước ngọt phía Bắc Việt Nam của Mai Đình Yên (1978) [65]; Định loại các loài cá nước ngọt Nam Bộ của Mai Đình Yên và nnk (1992) [64]; Định loại cá nước ngọt vùng ĐBSCL của Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993). Đặc biệt công trình có tính chất tổng kết các kết quả nghiên cứu từ trước đến nay là "Nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam" của Bộ Thuỷ sản (1996) [8], với sự tham gia của nhiều nhà khoa học trong và ngoài ngành Thuỷ sản. Theo kết quả của nghiên cứu này, khu hệ cá nước ngọt Việt Nam có gồm 544 loài thuộc 228 giống, 57 họ và 18 bộ. Về đặc trưng phân bố và đặc điểm địa động vật của cá nước ngọt Việt Nam có nghiên cứu của các tác giả như Mai Đình Yên (1973); Nguyễn Thái Tự (1983), Mai Đình Yên và Nguyễn Hữu Dực (1991), Nguyễn Văn Hảo (1993, 1998), Nguyễn Hữu Dực (1995) [14], [58]. 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁ Ở HỆ THỐNG SÔNG HỒNG 1.2.1. Sơ lược về hệ thống sông Hồng Hệ thống sông Hồng là hệ thống sông lớn nhất ở miền Bắc và đứng thứ 2 của Việt Nam sau hệ thống sông Mekong. Sông Hồng bắt nguồn từ dãy 13
- Nguỵ Sơn, Vân Nam (Trung Quốc), chảy vào Việt Nam ở Hà Khẩu với chiều dài dòng chính là 1.126 km (đoạn ở Việt Nam dài 510 km). Diện tích toàn lưu vực là 145.965 km2, riêng ở Việt Nam là 70.722 km2 (chiếm 42,6% diện tích toàn Miền Bắc) [34], [35], [40]. Mực nước mùa cạn trung bình là 2,8 m; vào mùa lũ là 9 m (tại Hà Nội). Mực nước tối đa lên đến 14,1 m (8/1945) và tối thiểu xuống đến 1,76 m (1956). Đầu năm 2010, mực nước sông Hồng xuống thấp chỉ còn 0,9 m- thấp nhất trong vòng 100 năm qua [34], [49]. Lưu lượng trung bình nhiều năm ở Sơn Tây là 3.880 m3/s; vào mùa cạn là 1.610 m3/s; mùa lũ là 7.020 m3/s. Lưu lượng tối thiểu có năm xuống tới 840 m3/s (29/4/1940) và tối đa lên đến 32.550 m3/s (19/8/1945). Tổng lượng nước trung bình nhiều năm là 122.109 m3, trong đó sông Đà cung cấp 48 %, sông Lô 27 %, sông Thao 25 %. Mùa lũ (tháng 6-10) chiếm 74,4 % tổng lượng nước, riêng tháng 8 chiếm 21 %. Mùa cạn (tháng 11-5) chiếm 25,6 %, riêng tháng 3 chỉ có 2,6 %. Tổng lượng nước tối đa là 158,4.109 m3 (năm 1929) và tối thiểu là 68,4.109 m3 (năm 1906). Sông Đà là một phụ lưu lớn của sông Hồng. Chiều dài dòng chảy trên lãnh thổ nước ta là 540 km với diện tích toàn lưu vực là 52.000 km2 (bằng 1/3 diện tích lưu vực sông Hồng). Tổng lượng nước sông Đà gần bằng 1/2 của hệ thống sông Hồng, còn mùa lũ sông Đà chiếm đến 55 % tổng lượng lũ của hệ thống sông Hồng. Các phân lưu chính của sông Hồng là sông Đáy, sông Đuống, sông Luộc, Trà Lý, sông Đào và sông Ninh Cơ. Vào mùa lũ, sông Đuống nhận 20-30 % lượng nước sông Hồng (tại Sơn Tây); sông Luộc 10-11 %, Trà Lý 11-12 %, sông Đào 20-27%, Ninh Cơ 8 %. Như vậy sông Hồng đổ ra của Ba Lạt khoảng 20-40% [34], [49]. 14
- Hệ thống sông Thái Bình có tổng lượng nước bình quân năm tại Phả Lại là 8,26 km3 ứng với lưu lượng bình quân là 318 m3/s và modun dòng chảy năm là 25,2 l/s/km2. Tổng lượng phù sa 1,1 triệu tấn/năm. Hằng năm, vào mùa lũ, hệ thống sông Thái Bình nhận từ sông Hồng khoảng 32% lượng nước (tại Sơn Tây) và 27.106 tấn phù sa (Trần Tuất, Nguyễn Đức Nhật, 1980) [49]. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu khu hệ cá Các nghiên cứu về khu hệ cá các sông, suối thuộc hệ thống sông Hồng đã được điều tra nghiên cứu từ rất sớm và khá đầy đủ do các cán bộ khoa học thuộc Tổng cục Thuỷ sản trước đây, các Viện nghiên cứu, các trường Đại học trong nước và một số chuyên gia nghiên cứu của nước ngoài. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu có thê kể như: Dẫn liệu sơ bộ ngư giới sông Bôi; Dẫn liệu sơ bộ ngư giới Ngòi Thia của Đào Văn Tiến và Mai Đình Yên (1959, 1960); Sơ bộ điều tra thành phần nguồn gốc và phân bố của chủng quần cá sông Hồng của Mai Đình Yên (1962); Kết quả điều tra nguồn lợi cá sông Thao của Hoàng Duy Hiệp và Nguyễn Văn Hảo (1964); Mô tả hình thái, sinh học, giá trị kinh tế của cá Mòi sông Hồng của Đào Văn Tiến và Mai Đình Yên (1960); Sinh học cá Ngạnh sông Lô của Nguyễn Dương (1963); Phan Trọng Hậu, Mai Đình Yên, Trần Tới (1963) nghiên cứu về hình thái sinh học cá Mè trắng sông Hồng; Hoàng Đức Đạt (1964) nghiên cứu về hình thái một số loài cá ở sông Lô – Gâm; Mai Đình Yên (1964) nghiên cứu về đặc điểm sinh học một số loài cá trên sông Hồng; Mai Đình Yên, Đoàn Văn Đẩu (1966) nghiên cứu đặc điểm sinh học một số loài cá ruộng ở đồng bằng miền Bắc Việt Nam; Vũ Trung Tạng (1991) nghiên cứu về đặc điểm và sinh học cá Mòi di cư vào sông Hồng [26]. 15
- Gần đây có các công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Hảo, Võ Văn Bình (1999) [28] nghiên cứu thành phần và phân bố cá sông Lô. Nguyễn Văn Hảo, nghiên cứu thành phần loài, phân bố nguồn lợi cá ở sông Đà. Nguyễn Hữu Dực, Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Văn Chiến (2001) đã nghiên cứu khu hệ cá sông Đà thuộc 2 tỉnh Lai Châu và Sơn La [15], [30]. Thuộc hệ thống sông Hồng, thống kê từ các kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần các loài cá của các sông như sau: sông Đà 129 loài, sông Gâm 107 loài, sông Năng 32 loài, sông Chảy 43 loài, sông Thao 100 loài, sông Đáy 78 loài, sông Châu Giang 30 loài, sông Ninh Cơ 84 loài, sông Thái Bình 107 loài, sông Lạch Tray có 31 loài, sông Cầu 95 loài. (Vũ Trung Tạng, 2008) [49]. 1.2.3. Nguồn lợi cá lưu vực sông Hồng Nguồn lợi cá hệ thống sông Hồng mang tính nhiệt đới gió mùa, phong phú về thành phần loài, nhưng năng suất và sản lượng thấp [8]. Về điều kiện đặc điểm tự nhiên của hệ thống sông Hồng khác với sông Mekong là có hệ thống đê dọc theo hai bên bờ để ngăn lũ, gây lụt lội ở vùng đồng bằng. Do đó sự liện hệ giữa sông và đồng không có sự lưu thông tự do, nên nguồn nước và cá ở sông và đồng chỉ giao lưu với nhau qua hệ thống cống và hệ thống các trạm bơm điều tiết nước suốt dọc theo hai ven sông. Dựa theo đặc điểm tự nhiên và sinh thái học có thể chia nguồn lợi cá lưu vực sông Hồng thành các khu hệ sau: Khu hệ cá sông gồm 216 loài của 125 giống và 30 họ, chủ yếu các loài trong họ cá Chép và bộ cá Nheo có khoảng hơn 40 loài cá kinh tế. Sản lượng cá sông Hồng ước tính khoảng 1.200 tấn/ năm (Mai Đình Yên, 1963, 1991) bao gồm các nhóm: 16
- - Các loài cá di cư vào sông (cá Mòi, cá Cháy, cá Lành canh,...) khoảng 650 tấn. - Nhóm cá Da trơn: 140 tấn. - Nhóm cá nuôi: Mè, Trôi, Trắm đến 100 tấn. - Các loài trong họ cá Chép: 200 tấn. - Các loài cá tự nhiên khác: 50 tấn Khu hệ cá đồng gồm có 33 loài, chủ yếu là nhóm cá đen như cá Qủa, cá Chuối hoa, cá Rô, cá Trê, Lươn và các loài cá thuộc họ cá Chép,...Sản lượng ước tính khoảng 2000 tấn/năm. Khu hệ cá đầm hồ: Ở các đầm hồ lớn khoảng gần 100 loài, hồ trung bình có khoảng 50-60 loài, hồ nhỏ có khoảng 20-30 loài. Khu hệ cá đầm hồ chủ yếu là cá có kích thước lớn, tuổi thọ cao, gồm nhiều nhóm tuổi khác nhau. Sản lượng cá ở các hồ tự nhiên chủ yếu là cá tầng đáy và ăn tạp, còn ở các hồ chứa chủ yếu là cá ăn nổi, mùn bã hữu cơ,... Sản lượng cá hàng năm ở lưu vực sông Hồng khai thác tự nhiên khoảng 4.000 tấn cá nước ngọt (Mai Đình Yên, 1994). Tiềm năng cá nước ngọt khai thác tự nhiên trước đây là 5.000 tấn/năm, nay giảm đến mức báo động, chỉ còn khoảng 1.000 tấn/năm và 100-200 triệu cá bột/năm (Viện Quy hoạch thuỷ sản, 1992). Về kết cấu sản lượng cá nội địa ở đồng bằng sông Hồng từ năm 1986 – 1990 biến động từ 35.497 - 45.782 tấn/năm, trung bình 39.384 tấn /năm, chiếm từ 42,41-53,7% tổng sản lượng vùng [7]. 1.3. VÙNG NGÃ BA SÔNG HỒNG VÀ PHỤ CẬN 1.3.1. Vị trí địa lý Vùng Ngã ba sông Hồng nằm ở khu vực ngã ba của các sông Đà, sông Lô và sông Thao. Khu vực này có 2 chỗ hợp lưu cách nhau khoảng 10km: 1) chỗ hợp lưu sông Đà - sông Thao, sau đó gọi là sông Hồng và 2) chỗ hợp 17
- lưu giữa sông Hồng - sông Lô. Sau hai chỗ hợp lưu này được gọi là sông Hồng tiếp tục chảy xuôi về hạ lưu và đổ ra biển Đông ( xem hình 1). Phía bắc khúc sông giữa 2 chỗ hợp lưu là tỉnh Phú Thọ (TP. Việt Trì và huyện Lâm Thao), phía nam là Hà Nội (huyện Ba Vì). Khúc sông Đà, phía tây giáp tỉnh Phú Thọ (các huyện Tam Nông, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn), phía đông giáp Ba Vì, Hà Nội. Khúc sông Lô nằm giữa 2 tỉnh Phú Thọ (Phong Châu) và Vĩnh Phúc (Lập Thạch). Khúc sông Hồng, phía đông giáp với tỉnh Vĩnh Phúc (huyện Vĩnh Tường), phía tây giáp Hà Nội (huyện Ba Vì). 1.3.2. Tình hình nghiên cứu cá 1.3.2.1. Khu hệ cá sông Lô – Gâm - Chảy Trong các sông trên, sông Chảy bắt đầu được nghiên cứu sớm từ những năm 1962-1966 để phục vụ cho quy hoạch xây dựng hồ thuỷ điện Thác Bà (Đoàn điều tra Viện Thuỷ sản Đình Bảng và ĐHTH Hà Nội, Trần Văn Vỹ và nnk, 1971) [60]. Các nghiên cứu liên tục hồ Thác Bà từ 1971- 1975 của Viện Thuỷ sản Đình Bảng ( Nguyễn Hữu Tường, 1985). Nghiên cứu hồ Thác Bà sau 20 năm sử dụng của Viện STTNSV (Hồ Thanh Hải và nnk, 1993,1997) [18]. Các nghiên cứu về thủy sinh học nghề cá ở sông Gâm (khu vực Na Hang - Tuyên Quang) phục vụ cho lập báo cáo ĐTM nhà máy thủy điện Na Hang và chương trình động vật chí dược thực hiện bởi Hồ Thanh Hải và nnk (1998, 2000). Năm 2000, Hồ Thanh Hải và nnk đã nghiên cứu thủy sinh học nghề cá sông Chảy (khu vực Lào Cai, Hà Giang) trong ĐTM nhà máy thủy điện Na Le [19]. Về thành phần loài, theo Nguyễn Kiêm Sơn (2001) [44], khu hệ cá sông Gâm, sông Năng chảy từ phía hồ Ba Bể ra sông Lô ở khu vực Na Hang có 73 loài. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Hảo và Võ Văn Bình 18
- (1999) [28] ở sông Gâm cho biết, từ Bắc Mê có 52 loài cá, xuống đến đoạn sông Gâm ở thị trấn Na Hang có 87 loài và xuôi dòng xuống thị xã Tuyên Quang (sông Lô) có 70 loài. Ngô Sỹ Vân (2007) [59] có nêu khu hệ cá sông Chảy ở vùng Lào Cai - Yên Bái có 112 loài, sông Lô - Gâm ở vùng Hà Giang – Tuyên Quang có 41 loài. Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, qua thời gian, đã có sự thay đổi cấu trúc thành phần loài cá. Các loài cá của họ cá Trích, cá Trỏng, cá Ngần, cá Bơn, cá Nóc bắt gặp trong thời kỳ 1962 - 1965 thì nay không gặp trên sông Lô và sông Gâm (Tuyên Quang). Các loài cá kinh tế nhập nội như Mè trắng, Mè hoa, Trắm cỏ, cá Rôhu và Mrigan, Rô phi trở nên chiếm ưu thế trong khi các loài cá bản địa ngày càng suy giảm. Trên sông Gâm, cá Chiên, cá Lăng, Anh vũ, cá Bỗng vẫn còn tương đối nhiều. Tổng kết các tư liệu đã ghi nhận được trên sông Lô - Gâm có 189 loài cá thuộc 26 họ, 11 bộ, trong đó có tới 16 loài thuộc diện cá quý hiếm đang bị đe dọa hoặc đã biến mất (Nguyễn Kiêm Sơn, 2005) [41]. 1.3.3.2. Khu hệ cá sông Đà Khu hệ cá sông Đà được chú ý nghiên cứu từ rất sớm: Vaillant (1891), Norman (1925), Pellegrin và Chevey (1935, 1936), Chevey và Lemasson (1937), Nguyễn Văn Hảo và Đoàn Thị Hoa (1969). Các công trình nghiên cứu phục vụ cho quy hoạch xây dựng thuỷ điện Hoà Bình được thực hiện bởi Đoàn điều tra Viện Thuỷ sản Đình Bảng và ĐHTH Hà Nội ( Mai Đình Yên và nnk, 1985). Tiếp theo đó, năm 1987-1988, Viện STTNSV đã điều tra khảo sát thủy sinh học sông Đà trước khi hình thành công trình thuỷ điện Hoà Bình. Nghiên cứu Thủy sinh học, nghề cá vùng lưu vực sông Đà còn có Đề tài Nhà nước KC.08.04 của Viện STTNSV [20]. Ngoài ra, có nhiều khảo sát về thủy sinh vật và nghề cá trên sông Đà ở khu vực thượng lưu hồ Hòa 19
- Bình để lập các báo cáo ĐTM các công trình thủy điện ở đây như Sơn La, Lai Châu...do Viện STTNSV thực hiện [19]. Về thành phần loài cá ở sông Đà đã có một số công trình nghiên cứu như: Kết quả khảo sát nguồn lợi và nghề cá trên sông Đà của Nguyễn Văn Hảo (1964), Huỳnh Văn Nguyên (1972) đã thống kê được 123 loài cá thuộc 79 giống, 19 họ. Mai Đình Yên, Phạm Ngọc Luận khảo sát khu hệ cá sông Đà tại Lai Châu (1970), Tạ Khoa (1963) và Hoà Bình (1969) đã thu được 80 loài. Nguyễn Văn Hảo (1996-1998) đã khảo sát 4 điểm trên sông Đà thu được 129 loài cá. Gần đây, Nguyễn Thị Hoa (2001) khảo sát sông suối của hai tỉnh Sơn La, Lai Châu đã thống kê và thu thập tổng cộng được 177 loài [30]. Ngô Sỹ Vân (2007) có nêu khu hệ cá sông Đà ở vùng Lai Châu - Sơn La - Hoà Bình có 137 loài [59]. 1.3.3.3. Khu hệ cá sông Hồng – sông Thao Từ 1959-1960 đã có nghiên cứu bước đầu về khu hệ cá tại Ngòi Thia, trên sông Hồng tại Yên Bái của Mai Đình Yên (1959), từ đó phát hiện một số bãi đẻ trứng của loài cá Cháy (Hilsa reeversii). Sau đó, Hồ Thế Ân và nnk. (1971) đã nghiên cứu một số đặc tính sinh học của loài cá Cháy tham gia di cư đẻ trứng trên sông Hồng [2]. Các tác giả cũng xác định một số bãi đẻ trứng chính của loài cá Cháy trên sông Hồng, sông Đà. Trên dòng chính sông Hồng ở gần Hà Nội, đã có một số nghiên cứu hình thái cá bột, đặc điểm sinh học một số loài cá kinh tế (Mai Đình Yên và nnk., 1971), cá Mòi (Vũ Trung Tạng, 1971). Gần đây, trong "Nghiên cứu xây dựng các giải pháp khôi phục, bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá Mòi cờ hoa (Clupanodon thrissa, Linnaeus 1758) ở vùng biển Việt Nam" do Viện NCHS Hải Phòng (2008) thực hiện cũng đã nghiên cứu nguồn lợi cá Mòi cờ trên hệ thống sông Hồng [1], [32] 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu xử lý thuốc nhuộm xanh methylen bằng bùn đỏ từ nhà máy Lumin Tân Rai Lâm Đồng
26 p | 162 | 17
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 192 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 203 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 201 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn