Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái loài Thạch sùng mí cát bà Goniurosaurus catbaensis và đề xuất biện pháp bảo tồn
lượt xem 12
download
Loài Thạch sùng mí cát bà Goniurosaurus catbaensis mới được phát hiện và mô tả vào năm 2008 dựa trên bộ mẫu chuẩn thu được tại đảo Cát Bà, thành phố Hải Phòng (Ziegler và cs, 2008). Loài này cũng là một trong 21 loài đặc hữu của đảo Cát Bà nên có giá trị đặc biệt đối với bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Cát Bà cũng như của Việt Nam (Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Cát Hải, 2012). Tuy nhiên cho đến nay, chưa có nghiên cứu cụ thể nào về kích cỡ quần thể cũng như đặc điểm sinh thái của loài Thạch sùng mí này. Vì vậy, tác giả thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái loài Thạch sùng mí cát bà Goniurosaurus catbaensis và đề xuất biện pháp bảo tồn”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái loài Thạch sùng mí cát bà Goniurosaurus catbaensis và đề xuất biện pháp bảo tồn
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ngô Ngọc Hải NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI LOÀI THẠCH SÙNG MÍ CÁT BÀ GONIUROSAURUS CATBAENSIS VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO TỒN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - 2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ngô Ngọc Hải NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI LOÀI THẠCH SÙNG MÍ CÁT BÀ GONIUROSAURUS CATBAENSIS VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO TỒN Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã số: 60440301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Lê Đức Minh TS. Nguyễn Quảng Trường Hà Nội - 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được bảo vệ trước bất kỳ hội đồng nào trước đây. Tác giả Ngô Ngọc Hải
- LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin dành lời cảm ơn đặc biệt tới TS. Lê Đức Minh và TS. Nguyễn Quảng Trường đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát thực địa, phân tích số liệu và hoàn thiện luận văn. Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô của Khoa Môi trường và Bộ môn Sinh thái học (Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Tôi xin cảm ơn các đồng nghiệp của Phòng Bảo tồn thiên nhiên (Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam) đã giúp đỡ, cung cấp tài liệu và trang thiết bị trong quá trình thực hiện đề tài. Xin được cảm ơn Phòng Động vật học có xương sống (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp đỡ và trao đổi những kinh nghiệm quý báu trong nghiên cứu. Trong quá trình thực địa và phân tích số liệu, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của ThS. Phạm Thế Cường (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật), KS. Nguyễn Xuân Khu (VQG Cát Bà), CN. Leon Barthel và ThS. Mona van Schingen (Vườn thú Cologne, CHLB Đức), TS. Phạm Thị Nhị (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật), ThS. Nguyễn Trường Sơn (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật), TS. Nguyễn Thiên Tạo (Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam), PGS.TS. Thomas Ziegler (Vườn thú Cologne, CHLB Đức). Xin được trân trọng cảm ơn. Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc, các cán bộ kiểm lâm của VQG Cát Bà, người dân địa phương các xã thuộc VQG Cát Bà đã cung cấp thông tin và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình khảo sát thực địa. Xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và người thân đã động viên và ủng hộ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu này. Nghiên cứu thực địa trong năm 2014 và 2015 được hỗ trợ bởi Vườn thú Cologne (CHLB Đức) Hà Nội, tháng năm 2015 Học viên Ngô Ngọc Hải
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 2 1.1. Tổng quan về nghiên cứu bò sát ở Việt Nam ................................................ 2 1.1.1. Đa dạng loài bò sát ở Việt Nam ......................................................................... 2 1.1.2. Các nghiên cứu về bò sát ở vùng Đông Bắc....................................................... 2 1.1.3. Nghiên cứu về bò sát ở đảo Cát Bà .................................................................... 3 1.1.4. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài bò sát ........................ 4 1.2. Tổng quan về điều kiện tự nhiên ở khu vực nghiên cứu .............................. 4 1.2.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................... 5 1.2.2. Địa hình .............................................................................................................. 5 1.2.3. Khí hậu ............................................................................................................... 8 1.2.4. Đa dạng sinh học ................................................................................................ 9 1.3. Tổng quan về đối tƣợng nghiên cứu ............................................................. 10 1.3.1. Phân loại giống Thạch sùng mí Goniurosaurus ............................................... 10 1.3.2. Các loài Thạch sùng mí phân bố ở Việt Nam .................................................. 13 CHƢƠNG II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 14 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 14 2.2. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 14 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 15 2.3.1. Dụng cụ khảo sát thực địa ................................................................................ 15 2.3.2. Khảo sát thực địa .............................................................................................. 15 2.3.3. Ước tính mật độ và kích cỡ quần thể ............................................................... 17 2.3.3.1. Phương pháp bắt – đánh dấu – thả – bắt lại ..................................................... 17 2.3.3.2. Ước tính mật độ quần thể. ................................................................................ 19
- 2.3.3.3. Ước tính kích cỡ quần thể ................................................................................ 19 2.3.4. Đặc điểm hình thái ........................................................................................... 20 2.3.5. Đặc điểm sinh thái ............................................................................................ 22 2.3.6. Phân tích thành phần thức ăn ........................................................................... 22 2.4. Phân tích thống kê ......................................................................................... 24 CHƢƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................... 26 3.1. Đặc điểm hình thái của loài Thạch sùng mí cát bà ..................................... 26 3.1.1. Đặc điểm nhận dạng ......................................................................................... 26 3.1.2. Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng ...................................................... 33 3.1.3. Thể trạng cơ thể theo nhóm tuổi....................................................................... 34 3.2. Hiện trạng quần thể ....................................................................................... 36 3.2.1. Hiện trạng phân bố ........................................................................................... 36 3.2.2. Ước tính mật độ quần thể của loài Thạch sùng mí cát bà ................................ 38 3.2.3. Ước tính kích cỡ quần thể của loài Thạch sùng mí cát bà ............................... 41 3.2.4. Cấu trúc quần thể .............................................................................................. 43 3.3. Một số đặc điểm sinh thái của loài Thạch sùng mí cát bà .......................... 48 3.3.1. Sinh cảnh sống. ................................................................................................. 48 3.3.2. Đánh giá phạm vi hoạt động của loài ............................................................... 54 3.3.3. Thành phần thức ăn .......................................................................................... 55 3.4. Đánh giá các nhân tố tác động đến loài Thạch sùng mí cát bà .................. 57 3.4.1. Nhân tố tác động đến quần thể của loài ........................................................... 57 3.4.2. Nhân tố tác động đến sinh cảnh sống của loài ................................................. 57 3.5. Các vấn đề bảo tồn ......................................................................................... 57 3.5.1. Bảo tồn quần thể ............................................................................................... 58 3.5.2. Bảo vệ sinh cảnh ............................................................................................... 59 3.5.3. Tuyên truyền và nâng cao nhận thức................................................................ 60
- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 61 1. Kết luận ........................................................................................................... 61 2. Kiến nghị ......................................................................................................... 62 2.1. Đối với công tác nghiên cứu tiếp theo.............................................................. 62 2.2. Đối với công tác bảo tồn .................................................................................. 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH LỤC HÌNH Hình 1: Số lượng các loài bò sát được ghi nhận ở Việt Nam qua các năm. .................... 2 Hình 2: Bản đồ VQG và Khu Dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà (Nguồn: Dự án bảo tồn Voọc Cát Bà) ............................................................................................................. 6 Hình 3: A) Cảnh quan núi đá vôi đá vôi bị biển xâm lấn; B) Sinh cảnh núi đá vôi trên quần đảo Cát Bà ............................................................................................................... 7 Hình 4: Các loài thuộc nhóm Thạch sùng mí lui A: G.kwangsiensis; B: G.kadoorieorum; C: G.araneus; D: G.bawalingensis; E: G.luii; F: G.liboensis; G: G.catbaensis; H: G.huuliensis (Nguồn ảnh A-F: Yang và Chan, 2015) ....................... 12 Hình 5: Phân bố của các loài thuộc giống Thạch sùng mí ở Việt Nam ........................ 13 Hình 6: A) Bản đồ các tuyến khảo sát ở đảo Cát Bà; B) Bản đồ vùng phân bố của hai loài G.catbaensis và G.luii tại Việt Nam và Trung Quốc; C) Sinh cảnh núi đá vôi ở tuyến T-1; D) Cá thể non (G-9.1) quan sát được ở tuyến T-1. ...................................... 16 Hinh 7: A) Đánh dấu cá thể bằng bút xóa; B) Chụp ảnh cá thể sau khi đánh dấu; C) Cá thể được đánh dấu G.catbaensis (G-13.1); D) Cá thể bắt gặp lại đã mất dấu (G- 13.1)….. ......................................................................................................................... 18 Hình 8: Đo đạc các đặc điểm hình thái của loài Thạch sùng mí cát bà trên thực địa ... 21 Hình 9: Thụt dạy dày cá thể Thạch sùng mí cát bà ngoài thực địa ............................... 23 Hình 10: Xác định và đo đếm kích thước mẫu thức ăn dưới kính lúp soi nổi .............. 24 Hình 11: Phân tích PCA về kích thước theo nhóm tuổi của loài Thạch sùng mí cát bà……………………………………………………………………………………..28 Hình 12: Đánh giá ảnh hưởng của các chỉ số đo hình thái tới sự khác biệt giữa các nhóm tuổi của loài Thạch sùng mí cát bà ...................................................................... 29 Hình 13: Trọng lượng của loài Thạch sùng mí cát bà theo nhóm tuổi .......................... 29 Hình 14: Phân tích PCA (PC1) so sánh về kích thước giữa 2 loài G.catbaensis và loài G.luii (kiểm định T-test, P=0,11>0,05) ......................................................................... 30 Hình 15: Sai khác có ý nghĩa giữa 2 loài G.catbaensis và G.luii về chỉ số Loading PCA-2…. ....................................................................................................................... 31 Hình 16: Đánh giá ảnh hưởng của các chỉ số đo tới sự khác biệt về hình thái giữa hai loài G.catbaensis và G.luii bằng chỉ số PC2 loading .................................................... 31
- Hình 17: So sánh trọng lượng hai loài G.catbaensis và G.luii ...................................... 32 Hình 18: Tỷ lệ dài đầu với rộng đầu (HL/HW) giữa loài G.catbaensis và loài G.luii…….. ..................................................................................................................... 33 Hình 19: Sự tương quan sinh trưởng giữa chiều dài cơ thể (SVL) và trọng lượng (W)……………………………………………………………………………………34 Hình 20: Thể trạng cơ thể theo cấu trúc quần thể của loài Thạch sùng mí cát bà ........ 35 Hình 21: Biến thiên thể trạng cơ thể của loài Thạch sùng mí cát bà theo các tháng .... 35 Hình 22: Thể trạng cơ thể ở 2 loài G.catbaensis và G.luii ............................................ 36 Hình 23: Bản đồ vùng phân bố của loài Thạch sùng mí cát bà. .................................... 37 Hình 24: A) Sinh cảnh ghi nhận cá thể sát ven biển; B) Sinh cảnh nhỏ ghi nhận cá thể bám; C) Hình ảnh cá thể đánh dấu. ............................................................................... 38 Hình 25: Bản đồ ghi nhận số lượng cá thể theo các tuyến khảo sát tại VQG Cát Bà ... 39 Hình 26: A) Mật độ cá thể của loài Thạch sùng mí cát bà trên đơn vị chiều dài (km); B) Mật độ quần thể loài trên đơn vị diện tích (km2) theo tháng. ................................... 41 Hình 27: Cấu trúc theo nhóm tuổi dựa trên sự khác biệt về chiều dài SVL .................. 44 Hình 28: Biến thiên giá trị SVL của các cá thể Thạch sùng mí cát bà quan sát theo các tháng…. ......................................................................................................................... 45 Hình 31: Phân bố theo độ cao của loài G.catbaensis tại 2 điểm nghiên cứu ở VQG Cát Bà và của loài G.luii tại huyện Hạ Lang, Cao Bằng ..................................................... 49 Hình 32: Tần suất bắt gặp các cá thể loài Thạch sùng mí cát bà theo độ cao ............... 49 Hình 33: Tần suất bắt gặp của loài Thạch sùng mí cát bà theo độ che phủ .................. 50 Hình 34: Tỉ lệ phân bố theo nơi ở của 2 loài G.catbaensis và G.luii ............................ 51 Hình 35: Độ cao từ vị trí bám so với mặt đất của loài Thạch sùng mí cát bà theo nhóm tuổi và giữa các cá thể cái mang trứng và cá thể trưởng thành ..................................... 52 Hình 36: Tần suất ghi nhận các cá thể trên các dạng mặt bám theo nhóm tuổi của loài Thạch sùng mí cát bà …… ............................................................................................ 52 Hình 37: Độ cao từ vị trí bám của các cá thể Thạch sùng mí cát bà so với mặt đất theo từng loại mặt bám…….. ................................................................................................ 53 Hình 38: Tỉ lệ (%) thành phần thức ăn trong dạ dày của loài Thạch sùng mí cát bà .... 56 Hinh 39: Cá thể Thạch sùng mí cát bà nuôi nhốt tại Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh…………………………………………………………………………………..59
- DANH LỤC BẢNG Bảng 1: Các đặc điểm hình thái đo đạc trên mẫu Thạch sùng mí cát bà ....................... 21 Bảng 2: Đặc điểm hình thái của loài G.catbaensis và loài G.luii.................................. 27 Bảng 3: Ước tính mật độ quần thể của loài Thạch sùng mí cát bà theo thời gian......... 40 Bảng 4: Ước tính tỷ lệ ẩn nấp của loài Thạch sùng mí cát bà ....................................... 41 Bảng 5: Ước tính mật độ quần thể của loài Thạch sùng mí cát bà theo phương pháp chỉ số Schnabel .................................................................................................................... 42 Bảng 6: Thông số vi khí hậu của loài Thạch sùng mí cát bà ......................................... 54 Bảng 7: Phạm vi di chuyển của các cá thể Thạch sùng mí cát bà ................................. 55 Bảng 8: Tần suất, số lượng, khối lượng và chỉ số quan trọng của các dạng thức ăn của loài Thạch sùng mí cát bà .............................................................................................. 56
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CS Cộng sự DTSQ Dự trữ sinh quyển GPS Hệ thống định vị toàn cầu (Global Positioning System) IEBR Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật IUCN Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (The World Conservation Union) MVP Quần thể tối thiểu để tồn tại (Minimum Viable Population) PCA Phân tích thành phần chính (Principal Component Analysis) UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization) VQG Vườn Quốc gia
- MỞ ĐẦU Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có khu hệ bò sát đa dạng nhất trên thế giới với khoảng hơn 450 loài bò sát được ghi nhận (Uetz & Hošek, 2015) [54]. Số lượng các loài bò sát được ghi nhận ở Việt Nam không ngừng tăng trong những năm gần đây với hàng trăm loài mới và ghi nhận mới được phát hiện, đặc biệt là các nhóm còn ít được nghiên cứu như các loài thuộc họ Tắc kè (Gekkonidae) (Nguyen và cs, 2009) [37]. Tuy nhiên, quần thể của các loài bò sát trong tự nhiên bị suy giảm nghiêm trọng, nhiều loài đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng do mất và suy thoái sinh cảnh sống. Ngoài ra, nhiều loài bò sát có giá trị kinh tế cao (rùa, rắn, tắc kè) bị săn bắt cạn kiệt phục vụ nhu cầu của con người như làm thực phẩm, dược liệu, nuôi làm cảnh nên quần thể của nhiều loài đã bị suy giảm nhanh chóng (IUCN, 2015) [22]. Theo ước tính của Böhme và cs (2013), có khoảng 20% tổng số loài bò sát đã ghi nhận trên toàn cầu có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng [12]. Bên cạnh đó hiểu biết của chúng ta về hiện trạng quần thể của các loài, đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài bò sát còn rất hạn chế khiến cho công tác bảo tồn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là ở các khu vực xa xôi hẻo lánh hoặc đối với các loài mới được phát hiện trong những năm gần đây. Loài Thạch sùng mí cát bà Goniurosaurus catbaensis mới được phát hiện và mô tả vào năm 2008 dựa trên bộ mẫu chuẩn thu được tại đảo Cát Bà, thành phố Hải Phòng (Ziegler và cs, 2008) [62]. Loài này cũng là một trong 21 loài đặc hữu của đảo Cát Bà nên có giá trị đặc biệt đối với bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Cát Bà cũng như của Việt Nam (Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Cát Hải, 2012) [2]. Tuy nhiên cho đến nay, chưa có nghiên cứu cụ thể nào về kích cỡ quần thể cũng như đặc điểm sinh thái của loài Thạch sùng mí này. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái loài Thạch sùng mí cát bà Goniurosaurus catbaensis và đề xuất biện pháp bảo tồn”. Kết quả của đề tài không chỉ cung cấp thông tin khoa học về đặc điểm sinh thái học của một loài bò sát đặc hữu mà còn làm cơ sở phục vụ công tác quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của VQG Cát Bà. 1
- CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về nghiên cứu bò sát ở Việt Nam 1.1.1. Đa dạng loài bò sát ở Việt Nam Việt Nam nằm trong vùng Indo-Burma, là một trong 34 điểm nóng trên thế giới về đa dạng sinh học (Conservation International 2013) [16]. Việt Nam cũng được đánh giá là một trong 25 quốc gia có mức độ đa dạng sinh học cao nhất thế giới (Myers và cs, 2000) trong đó có khu hệ bò sát [29]. Năm 1996, Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc ghi nhận 258 loài bò sát, số lượng loài tăng lên 368 loài vào năm 2009 (Nguyễn và cs, 2009) và lên tới 420 loài vào năm 2013 [37]. Chỉ tính riêng trong hai năm trở lại đây có tới hơn 30 loài mới được công bố hoặc ghi nhận tại Việt Nam (tính đến tháng 7- 2015 theo Uetz & Hošek, 2015) [54] (Hình 1). Số lượng loài tăng lên nhanh chóng và những phát hiện mới chứng tỏ khu hệ bò sát của Việt Nam rất đa dạng và cần tiếp tục những nghiên cứu chi tiết hơn. 500 450 450 420 400 368 350 296 300 258 250 200 150 100 50 0 Nguyen & Ho Nguyen và cs. Nguyen và cs. Uetz & Hošek Uetz & Hošek (1996) (2005) (2009) (Tháng 3-2013) (Tháng 7-2015) Hình 1: Số lƣợng các loài bò sát đƣợc ghi nhận ở Việt Nam qua các năm 1.1.2. Các nghiên cứu về bò sát ở vùng Đông Bắc Trong khoảng 15 năm trở lại đây, có rất nhiều công trình công bố về bò sát ở khu vực Đông Bắc Việt Nam nhưng hầu hết các nghiên cứu tập trung điều tra về thành phần loài hoặc đa dạng khu hệ. 2
- Về thành phần loài, Orlov và cs (2000) ghi nhận hơn 80 loài rắn ở Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc [40]. Năm 2008, Trần Thanh Tùng thống kê 89 loài bò sát ở khu vực Tây Yên Tử, tỉnh Bắc Giang [10]. Hoàng Văn Ngọc (2010) đã ghi nhận 101 loài bò sát ở 3 tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang và Hà Giang [7]. Hecth và cs (2014) thống kê ở vùng núi Tây Yên Tử (tỉnh Bắc Giang) có 40 loài Bò sát [20]. Về mô tả loài mới và ghi nhận mới cho Việt Nam: Le & Ziegler (2003) lần đầu tiên ghi nhận loài Shinisaurus crocodilurus ở Việt Nam [25]. Darevsky và cs (2004) mô tả loài mới Sphenomorphus devorator ở Quảng Ninh [19]. Böhme và cs (2005) mô tả mới loài Tylototriton vietnamensis ở Bắc Giang [13]. Vu và cs (2006) ghi nhận bổ sung loài Goniurosaurus luii cho khu hệ bò sát của Việt Nam [59]. Ziegler và cs (2008) mô tả mới Goniurosaurus catbaensis ở đảo Cát Bà [62]. Ziegler và cs (2008) phát hiện loài mới Opisthotropis tamdaoensis ở Tam Đảo [61]. Năm 2009, Orlov và cs mô tả loài rắn mới Protobothrops trungkhanhensis với mẫu chuẩn thu tại tỉnh Cao Bằng [41]. Nguyen và cs (2010) mô tả loài mới Scincella apraefrontalis tại tỉnh Lạng Sơn [32]. Rosler và cs (2010) mô tả loài Gekko canhi thu tại tỉnh Lạng Sơn [46]. David và cs (2012) mô tả mới loài Oligodon nagao tại tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng [17]. Nguyen và cs (2012) ghi nhận bổ sung loài Sphenomorphus incognitus cho khu hệ bò sát của Việt Nam với mẫu vật thu tại tỉnh Bắc Giang [35]. Orlov và cs (2013) mô tả loài mới Azemiops kharini với mẫu vật thu tại các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn và Vĩnh Phúc [42]. 1.1.3. Nghiên cứu về bò sát ở đảo Cát Bà Darevsky (1990) ghi nhận 7 loài bò sát phân bố trên đảo Cát Bà [18]. Năm 1993, Bobrov ghi nhận 18 loài bò sát ở các đảo thuộc vịnh Bắc Bộ, trong đó có đảo Cát Bà [11]. Nguyen và Shim (1997) ghi nhận 20 loài, bao gồm cả 2 loài rùa biển [38]. Gần đây nhất, Nguyen và cs (2011) đã ghi nhận 40 loài bò sát trong đó có 1 loài rùa, 19 loài thằn lằn và 20 loài rắn ở đảo Cát Bà [34]. Về loài mới, Ziegler và cs (2008) công bố loài Thạch sùng mí cát bà Goniurosaurus catbaensis [62]. Nguyen và cs (2011) công bố loài Thằn lằn phê-nô bắc bộ Sphenomorphus tonkinensis với mẫu chuẩn thu ở Cát Bà (Hải Phòng), đảo Ba Mùn (Quảng Ninh), Tam Đảo (Vĩnh Phúc) và đảo Hải Nam (Trung Quốc) [31]. 3
- Như vậy các nghiên cứu về bò sát ở Việt Nam tập trung ghi nhận về thành phần loài ở các khu vực khác nhau và khám phá loài mới. 1.1.4. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài bò sát Số lượng các nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái học của các loài bò sát ở Việt Nam còn khá hạn chế, chủ yếu là nghiên cứu về thành phần thức ăn trong tự nhiên và trong điều kiện nhân nuôi như: Nghiên cứu dinh dưỡng của Rắn ráo trâu Ptyas mucosa trong điều kiện nuôi tại Nghệ An thực hiện bởi Ông Vĩnh An và cs (2012) [1]; Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng và sinh dục của rắn nước Xenochrophis flavipunctatus của Ngô Đắc Chứng và Lê Anh Tuấn (2012) [5]. Ngo và cs (2014) tiến hành nghiên cứu thành phần thức ăn của loài Eutropis multifasciatus (Kuhl, 1820) [30]. Một vài nghiên cứu tiến hành theo dõi đặc điểm sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt như: nghiên cứu của Trần Quốc Dung và Ngô Quốc Trí (2012) ở loài Nhông cát Leiolepis guentherpetersi [6]. Nghiên cứu về kích cỡ và cấu trúc quần thể các loài bò sát còn rất hạn chế ở Việt Nam. Van Schingen và cs (2014a, b, 2015) đã công bố một số công trình về hiện trạng quần thể, thành phần thức ăn và tình hình buôn bán loài Thằn lằn cá sấu (Shinisaurus crocodilurus) ở Việt Nam [56; 57; 58]. Như vậy, có thể nói hướng nghiên cứu về đặc điểm sinh thái quần thể còn khá mới mẻ ở Việt Nam và có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn, đặc biệt là những loài bò sát quý hiếm và có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng. 1.2. Tổng quan về điều kiện tự nhiên ở khu vực nghiên cứu Theo số liệu của Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Quần đảo Cát Bà (2013), Quần đảo Cát Bà thuộc huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng, chính thức được tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là khu dự trữ sinh quyển vào ngày 10/07/2003. Đây cũng là khu dự trữ sinh quyển thứ 3 tại Việt Nam. Quần đảo Cát Bà tiêu biểu cho các hệ sinh thái nhiệt đới, cận nhiệt đới, và nổi trội là hệ sinh thái quần đảo đá vôi lớn nhất Châu Á. Đây cũng là khu vực có mức độ đa dạng cao nhất của hệ sinh thái nhiệt đới và cận nhiệt đới điển hình, liền kề và kế 4
- tiếp nhau. Vườn quốc gia Cát Bà chiếm phần lớn diện tích của quần đảo đá vôi thuộc khu dự trữ sinh quyển [3] (Hình 2). 1.2.1. Vị trí địa lý VQG Cát Bà có tọa độ địa lý: 20°41' - 22°53' vĩ độ Bắc, 106°58' - 107°14' kinh độ Đông; phía Đông, Đông Nam và Đông Bắc giáp vịnh Hạ Long được ngăn cách bởi lạch Ngăn và lạch Đầu Xuôi của tỉnh Quảng Ninh; phía Tây và Tây Nam là sông Bạch Đằng, sông Cấm và biển Đồ Sơn. Đảo Cát bà cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 50 km về phía Đông, cách Hà Nội khoảng 150 km về phía Đông Bắc, nằm giáp ranh với Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long (Birdlife International 2004) [3]. 1.2.2. Địa hình ₋ Diện tích Tổng diện tích Khu dự trữ sinh quyển Quần đảo Cát Bà 26.241 ha (17.041 ha phần đảo và 9.200 ha phần biển) bao gồm hầu hết 366 hòn đảo lớn nhỏ thuộc quần đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng (Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Quần đảo Cát Bà, 2013). Khu Dự trữ Sinh quyển có đầy đủ 3 vùng chức năng: Vùng lõi (8.500 ha), vùng đệm (7.741 ha) và vùng chuyển tiếp (10.000ha) [3] (Hình 2). Nghiên cứu của chúng tôi tập trung trên địa bàn của VQG Cát Bà. Theo Quyết định số 79/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ký ngày 31/03/1986 thì VQG Cát Bà có tổng diện tích là 15.200 ha, bao gồm khu vực đất liền trên đảo 9.800 ha và vùng biển 5.400 ha (Birdlife International 2004) [3]. 5
- Hình 2: Bản đồ VQG và Khu Dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà (Nguồn: Dự án bảo tồn Voọc Cát Bà) ₋ Địa mạo, địa chất Vịnh Hạ Long, trong đó có quần đảo Cát Bà tách biệt từ lục địa trong khoảng thời gian tương đối ngắn khoảng 7000-8000 năm khi quá trình tan chảy băng đạt đỉnh điểm và mực nước biển dâng cao. Trước đó, vào khoảng thời gian cách nay 17.000 năm, mực nước biển thấp hơn so với hiện nay khoảng 100-200 m, vịnh Hạ Long và nhiều đảo thuộc vịnh Bắc Bộ lúc đó vẫn còn nối liền với lục địa (Tran & Waltham 2001) [53]. Đặc điểm địa mạo nổi trội nhất của quần đảo Cát Bà là cảnh quan núi đá vôi (karst) trưởng thành, trước kia phát triển trên cạn, sau đó bị biển xâm lấn và tiếp tục biến cải. Quần đảo Cát Bà nói riêng và quần thể đảo trong vịnh Hạ Long nói chung là một trong những thí dụ điển hình nhất trên thế giới về cảnh quan núi đá vôi bị biển xâm lấn với những dãy núi đá vôi có dạng hình chóp nón (fengling) và các khối núi đá vôi hình tháp có đỉnh tương đối bằng phẳng, biệt lập (fengcong) (Tran & Waltham 2001) [53] (Hình 3-A), chúng ngăn cách với nhau bởi các tùng hay thung và áng. Quần 6
- đảo Cát Bà còn tồn tại một dạng địa hình đặc biệt, đó là các vỉa san hô cao trên mực nước 1m, bề mặt lộ tảng cuội, các sạn sỏi và vụn vỏ sò, ốc… Hệ thống hang động trong khu vực rất phong phú, đa dạng và phức tạp còn chưa được nghiên cứu đánh giá đầy đủ (Hình 3-B) (Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Quần đảo Cát Bà, 2013) [3]. Hình 3: A) Cảnh quan núi đá vôi đá vôi bị biển xâm lấn; B) Sinh cảnh núi đá vôi trên quần đảo Cát Bà Quần đảo Cát Bà gồm 366 hòn đảo lớn, nhỏ quây quần xung quanh nó là di chỉ của một nếp lồi lớn thuộc phức nếp lồi Quảng Ninh có trục phát triển theo hướng Tây Bắc-Nam. Tại đây còn lộ ra các đá cổ hơn so với các đảo còn lại của Vịnh Hạ Long. Hoạt động đứt gãy, phá hủy xảy ra mạnh mẽ ở khu vực quần đảo Cát Bà, làm dịch chuyển các thành tạo địa chất và làm biến dạng các nếp uốn, đồng thời khống chế sự phát triển của địa hình, tạo nên những thung lũng dạng tuyến kéo dài. Hoạt động đứt gãy đồng thời tạo nên khe nứt trong đá vôi, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đá vôi hóa (Tran & Waltham, 2001) [53]. Đảo Cát Bà là đảo lớn nhất, có độ cao phổ biến khoảng 100 m, những đỉnh có độ cao trên 200 m không nhiều, cao nhất có đỉnh Cao Vọng 322 m. Các đảo nhỏ có 7
- đầy đủ các dạng địa hình của một miền đá vôi bị ngập nước biển. Nhìn chung, Cát Bà có các kiểu địa hình chính: Địa hình núi đá vôi, địa hình đồi đá phiến, kiểu địa hình thung lũng giữa các núi, địa hình bồi tích ven biển. Các loại đá trên quần đảo Cát Bà được chia thành 3 hệ tầng hình thành trong các kỷ từ Devon qua Carbon đến Permi, tức là khoảng thời gian từ 385 triệu năm đến 248 triệu năm trước. Ngay trên đảo lớn Cát Bà có thể quan sát được ranh giới thời địa tầng chuyển tiếp Devon-Carbon (khoảng 360 triệu năm trước) (Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Quần đảo Cát Bà, 2013) [3]. 1.2.3. Khí hậu ₋ Nhiệt độ Theo số liệu của Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Quần đảo Cát Bà (2013), nhiệt độ trung bình năm ở khu vực đảo Cát Bà là 23,60C. Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 7, nhiệt độ trung bình từ 28-290C, cao nhất 320C. Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1, nhiệt độ trung bình từ 16-170C, thấp nhất 100C, đôi khi xuống tới 50C. Mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, giữa hai mùa chênh lệch từ 11-120C. Tổng số ngày nắng trong năm dao động từ 150 đến 160 ngày, tháng cao nhất có 188 giờ nắng (tháng 5, tháng 7) [3]. ₋ Lượng mưa Theo số liệu của Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Quần đảo Cát Bà (2013): Lượng mưa trung bình năm từ 1.500-2.000 mm. Một năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) với lượng mưa trong mùa này chiếm 80-90% tổng lượng mưa cả năm, tập trung vào các tháng 7, 8, 9; mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau), đầu mùa khô thường hanh, cuối mùa ẩm ướt và có mưa phùn (từ tháng 2 đến tháng 4) [3]. Độ ẩm không khí trung bình cả năm là 86%, thấp nhất vào tháng 1 (73%), cao nhất tháng 4 (91%). Lượng bốc hơi nước hàng năm khoảng 700 mm, trong các tháng khô hanh thường xảy ra khô hạn thiếu nước [3]. 8
- Sương mù thường xuất hiện vào mùa đông và mùa xuân từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Thời gian này còn có mưa phùn (20-40 ngày/năm) đã làm giảm đáng kể chế độ khô hạn trong vùng [3]. ₋ Gió bão Trong vùng, có hai loại gió chính: về mùa khô là gió Đông-Đông Bắc, về mùa mưa là gió Đông - Đông Nam. Ngoài ra, bão thường xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 10, bình quân có 2,5 trận bão/năm. Bão thường kéo theo mưa lớn gây lụt lội, nhất là trong các thung, áng. Bão kèm theo mưa lớn gây ảnh hưởng nặng đến các hệ thống đê, các khu vực canh tác nuôi trồng thuỷ sản (Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Quần đảo Cát Bà, 2013) [3]. 1.2.4. Đa dạng sinh học - Hệ sinh thái Khu DTSQ quần đảo Cát Bà hội tụ nhiều hệ sinh thái tiêu biểu của Việt Nam như: rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, vùng triều, hồ nước mặn (tùng, áng), rạn san hô, đáy mềm (động thực vật phù du, thảm rong, cỏ biển,…) và hệ thống các hang động đá vôi. Những hệ sinh thái này trải khắp quần đảo Cát Bà như khu vực trung tâm VQG Cát Bà, Ao Ếch, Đồng Công, Vạn Tà, Tai Kéo, và các đảo thuộc vịnh Lan Hạ (Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Quần đảo Cát Bà, 2013) [3]. - Hệ động, thực vật Theo tài liệu Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Quần đảo Cát Bà (2013), đã ghi nhận 3.885 loài động vật và thực vật (trên cạn 2.163 loài, dưới biển 1.711 loài, cá nước ngọt 11 loài). Đặc biệt từ năm 2004 đến tháng 7/2013 tại đảo Cát Bà đã ghi nhận 4 loài mới cho khoa học gồm hai loài dơi Dơi mũi xám lớn (Hipposideros grandis), Dơi nếp mũi Grip-phin (Hipposideros griffin), một loài Thằn lằn phê-nô bắc bộ (Sphenomorphus tonkinensis) và loài Thạch sùng mí cát bà (Goniurosaurus catbaensis) [3; 36]. 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 370 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 412 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 542 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 299 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 342 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 319 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 235 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 246 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn