Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu sự biến đổi một vài thông số tâm sinh lý của sinh viên miền Bắc Việt Nam trong phòng thí nghiệm nhiệt ẩm
lượt xem 8
download
Luận văn nhằm mục tiêu mô tả sự thay đổi nhiệt độ trung tâm, nhiệt độ da, nhịp tim, lượng mồ hôi bài tiết của sinh viên một số tỉnh miền Bắc khi thay đổi nhiệt độ phòng thí nghiệm; xác định nhiệt độ tiện nghi cho sinh viên một số tỉnh miền Bắc theo cảm giác chủ quan của họ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu sự biến đổi một vài thông số tâm sinh lý của sinh viên miền Bắc Việt Nam trong phòng thí nghiệm nhiệt ẩm
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN HOÀNG ĐỨC HƯỞNG NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI MỘT VÀI THÔNG SỐ TÂM SINH LÝ CỦA SINH VIÊN MIỀN BẮC VIỆT NAM TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM NHIỆT ẨM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
- Hà Nội 2014
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN HOÀNG ĐỨC HƯỞNG NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI MỘT VÀI THÔNG SỐ TÂM SINH LÝ CỦA SINH VIÊN MIỀN BẮC VIỆT NAM TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM NHIỆT ẨM Chuyên ngành: Nhân chủng học Mã số: 60 42 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC HỒNG
- Hà Nội 2014
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Đức Hồng, người Thầy đã tận tâm dìu dắt tôi trên con đường nghiên cứu khoa học, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, công tác cũng như trong suốt quá trình làm luận văn. Tôi xin cảm ơn các Thầy cô, anh chị ở Bộ môn Nhân học Trường Đại học khoa học tự nhiên đã giúp đỡ động viên tôi, trong quá trình công tác cũng như thực hiện đề tài. Tôi xin cảm ơn các anh chị cán bộ Viện nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, và các bạn sinh viên trường Đại Học Công Đoàn đã tình nguyện làm đối tượng nghiên cứu cho tôi một cách vô tư, đầy trách nhiệm. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học Trường Đại học khoa học tự nhiên luôn ủng hộ và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình tôi, vợ và con tôi đã luôn là những người tiếp cho tôi thêm " sức mạnh " trên con đường nghiên cứu khoa học. Tác Giả Hoàng Đức Hưởng
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm Tác Giả Hoàng Đức Hưởng
- MỤC LỤC 1.4. Sự trao đổi nhiệt giữa cơ thể người trong điều kiện khí hậu nóng ẩm 11 ......................................................................................................................... 1.4.1. Cân bằng nhiệt ............................................................................... 11 1.4.2. Điều hòa nhiệt của cơ thể ............................................................ 14 1.5. Biến đổi chức năng sinh lý của cơ thể người do ảnh hưởng của gánh nặng nhiệt trong điều kiện vi khí hậu nóng ẩm ........................................... 15 1.6. Các nghiên cứu về sự biến đổi các thông số sinh lý dưới tác động của nóng ẩm .......................................................................................................... 17 1.6.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài ....................................................... 17 1.6.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................... 23 2.2. Chỉ số nghiên cứu .................................................................................... 31 2.3. Trang thiết bị, dụng cụ ........................................................................... 31 2.4. Chế độ nhiệt thực nghiệm ...................................................................... 32 2.5. Quy trình thực nghiệm ............................................................................ 33 2.6. Xử lý số liệu ............................................................................................ 35 2.6.1. Tính diện tích da ............................................................................. 35 2.6.2. Tính nhiệt độ da trung bình của 3 điểm ....................................... 35
- 2.6.3. Tính lượng mồ hôi bài tiết ............................................................ 35 2.6.4. Đánh giá cảm giác chủ quan ........................................................ 36 2.6.5. Xử lý các thông số tâm sinh lý thu được trong thực nghiệm ........ 36
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam ĐTNC : Đối tượng nghiên cứu NĐTT : Nhiệt độ trung tâm T0 : Nhiệt độ Tcot : Nhiệt độ cơ thể trung bình Ttran : Nhiệt độ trán Tcangt : Nhiệt độ cẳng tay Tngực : Nhiệt độ ngực Tcangc : Nhiệt độ cẳng chân Tdat : Nhiệt độ da trung bình Tttuct : Nhiệt độ trực tràng Tdui : Nhiệt độ đùi T mut : Nhiệt độ mu bàn tay Tmuc : Nhiệt độ mu bàn chân
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Đặc điểm nhân trắc của đối tượng tham gia thực nghiệm..............28 Bảng 2.2. Độ ẩm không khí trung bình (%) tại một số trạm quan trắc............31 Bảng 3.1. Các chế độ nhiệt thực nghiệm........................................................35 Bảng 3.2. Nhiệt độ trực tràng của đối tượng nghiên cứu chia theo thời gian 36 Bảng 3.3. Nhiệt độ trực tràng chia theo giới tính .......................................38 Bảng 3.4. Nhiệt độ trực tràng của đối tượng nghiên cứu chia theo chế độ nhiệt thực nghiệm..........................................................................................39 Bảng 3.5. Nhiệt độ da trung bình trong các chế độ nhiệt chia theo thời gian thực nghiệm ...................................................................................................42 Bảng 3.6. Nhiệt độ da trung bình chia theo giới tính ..................................44 Bảng 3.7. Nhiệt độ da trung bình của đối tượng nghiên cứu chia theo chế độ nhiệt thực nghiệm....................................................................................... 45 Bảng 3.8. Nhịp tim trung bình ở các chế độ nhiệt chia theo thời gian thực nghiệm............................................................................................................47 Bảng 3.9. Nhịp tim của đối tượng (nhịp/ phút) khi thực hiện theo giới tính 48 Bảng 3.10. Nhịp tim đối tượng nghiên cứu chia theo chế độ nhiệt thực nghiệm .........................................................................................................................49 Bảng 3.11. Cân nặng của đối tượng nghiên cứu trước và sau thực nghiệm theo giới tính...................................................................................................51 Bảng 3.12. Cân nặng của đối tượng nghiên cứu trước và sau khi thực nghiệm, theo thời gian thực nghiệm..............................................................52 Bảng3.13. Thang cảm nhận trên trạng thái nhiệt cá nhân của đối tượng nghiên cứu khi thực hiện................................................................................53 Bảng 3.14. Cảm giác về mức tiện nghi nhiệt khi thực hiện thí nghiệm.....55
- Bảng 3.15. Mong muốn tăng hay giảm nhiệt độ so với nhiệt độ phòng thí nghiệm khi thực nghiệm...............................................................................56 Bảng 3.16. Có thể chấp nhận hay không chấp nhận môi trường nhiệt thực nghiệm............................................................................................................57 Bảng 3.17. Cảm giác về mức độ chịu đựng ở môi trường nhiệt thực nhiệm .........................................................................................................................58 DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Diễn biến nhiệt độ trực tràng chia theo thời gian thực nghiệm ..37 Hình 3.2: Diễn biến nhiệt độ trung tâm của đối tượng nghiên cứu theo giới tính .........................................................................................................................38 Hình 3.3: Diễn biến nhiệt độ trực tràng của đối tượng thực nghiệm ở từng chế độ nhiệt..........................................................................................40 Hình 3.4: Diễn biến nhiêt độ da chia theo thời gian thực nghiệm..............43 Hình 3.5: Diễn biến nhiệt độ da của đối tượng nghiên cứu theo giới tính. 44 Hình 3.6: Diễn biến nhiệt độ da trung bình ở các chế độ nhiệt thực nghiệm............................................................................................................46 Hình 3.7: Diễn biến nhịp tim chia theo thời gian thực nghiệm.........................48 Hình 3.8: Diễn biến nhịp tim của đối tượng nghiên cứu ở các mức nhiệt..50 Hình 3.9: Miêu tả cảm giác nhiệt của đối tượng nghiên cứu......................54 Hình 3.10: Cảm giác về mức tiện nghi nhiệt của các đối tượng nghiên cứu .........................................................................................................................55 Hình 3.11: Tỉ lệ % đối tượng chọn mức nhiệt mong muốn.........................57 Hình 3.12: Tỉ lệ % khả năng chịu đựng của các đối tượng..........................59
- LỜI MỞ ĐẦU Cải thiện cuộc sống luôn là mục tiêu hướng tới của con người trong thời đại văn minh hiện đại, vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người. Môi trường toàn cầu hiện đang có những biến đổi đáng lo ngại như hiện tượng nóng dần lên của trái đất, ô nhiễm chất thải công nghiệp, vũ khí phóng xạ. Trong một chừng mực nào đó ta hoàn toàn có thể cải thiện được một số yếu tố không có lợi của môi trường, tạo điều kiện nâng cao sức khỏe và năng suất lao động. Các yếu tố vi khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió là những yếu tố quan trọng của môi trường sống. Các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp tới phản ứng sinh lí của cơ thể cả khi nghỉ ngơi cũng như lao động. Trên ́ ơi đa co nhiêu nghiên c thê gi ́ ̃ ́ ̀ ứu (chủ yếu ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ) ̀ ức độ ô nhiêm nhiêt v vê m ̃ ̣ ới sự thay đổi các thông số tâm sinh lý của con ngươi t ̀ ại nơi làm việc và trong phòng thí nghiệm. Kết quả các công trình nghiên cứu đó là cơ sở khoa học để xây dựng nên các tiêu chuẩn quốc tế (ISO) về môi trường nhiệt. Nhiều tiêu chuẩn quốc tế về môi trường nhiệt đã được Viện tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam chấp nhận thành Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) [29], [30], [31], [32] Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa có khí hậu nóng ẩm. Trung bình một năm nước ta có tới 233 ngày có khí hậu nóng ẩm, độ ẩm trên 80%, bức xạ nhiệt khoảng 136 kcal/cm2/năm. Vì thế, đã có nhiều công trình nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá mô tả thực trạng sự biến đổi các chỉ tiêu sinh lý điều hòa nhiệt của cơ thể tại các cơ sở ở thực địa[5],[7],[9], [22]. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm nhiệt ẩm để phân tích đánh giá sự biến đổi các chỉ tiêu sinh lý điều hòa nhiệt của cơ thể theo các thang gánh nặng nhiệt (nhiệt độ, độ ẩm, chuyển động không khí, bức xạ nhiệt) còn rất ít do không có phòng thí nghiệm. Mô phỏng môi trường nhiệt ẩm trong 1
- phòng thí nghiệm để đánh giá ảnh hưởng của nó đến sự biến đổi các thông số tâm sinh lý của người Việt Nam để kiểm chứng mức độ phù hợp của các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường nhiệt đã được Việt Nam chấp nhận thành Tiêu chuẩn Việt Nam là rất cần thiết. Để góp phần nhỏ bé vào hướng nghiên cứu này, đề tài “Nghiên cứu sự biến đổi một vài thông số tâm sinh lý của sinh viên miền Bắc Việt Nam trong phòng thí nghiệm nhiệt ẩm” của chúng tôi với mục tiêu: 1. Mô tả sự thay đổi nhiệt độ trung tâm, nhiệt độ da, nhịp tim, lượng mồ hôi bài tiết của sinh viên một số tỉnh miền Bắc khi thay đổi nhiệt độ phòng thí nghiệm. 2. Xác định nhiệt độ tiện nghi cho sinh viên một số tỉnh miền Bắc theo cảm giác chủ quan của họ. 2
- Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Một số khái niệm về thân nhiệt 1.1.1. Nhiệt độ trung tâm 1.1.1.1. Định nghĩa và giá trị nhiệt độ trung tâm Nhiệt độ trung tâm hay còn gọi là nhiệt độ lõi (core temperature) là nhiệt độ cơ thể đo ở những vùng sâu của cơ thể như gan, não, các tạng. NĐTT có giá trị tương đối ổn định và dao động xung quanh giá trị 370C. NĐTT phản ánh và ảnh hưởng trực tiếp tới các quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể. Điều hòa nhằm ổn định NĐTT là mục đích của các cơ chế điều hòa thân nhiệt Giá trị của nhiệt độ trung tâm thường là 370C và nó luôn được điều hòa để duy trì một giá trị tương đối ổn định. Tuy nhiên NĐTT có thể thay đổi trong một số trường hợp nhất định như tăng trong lao động, hoạt động thể thao, sốt… hoặc thay đổi theo chu kì ngày đêm, chu kì kinh nguyệt.[8, 12] 1.1.1.2. Các vị trí đo nhiệt độ trung tâm Nhiệt độ trung tâm thường được đo ở miệng, trực tràng, hố nách, thực quản, màng nhĩ…Trong các điểm đo nhiệt độ trung tâm trên thì không có vị trí nào là hoàn toàn lí tưởng, về nguyên tắc bất cứ một phương pháp nào cũng cần đảm bảo rằng nó không bị sai số bởi những ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường bên ngoài Đo nhiệt độ trung tâm ở miệng: Lưỡi là cơ quan được tưới máu rất nhiều do vậy đo NĐTT ở miệng tương đương với nhiệt độ dòng máu, nhiệt độ ở miệng thường thấp hơn nhiệt độ trực tràng khoảng 0,3 0C 3
- 0,50C. Tuy nhiên khi làm lạnh vùng mặt, cổ hay miệng, nuốt nước bọt, tăng thở có thể làm thay đổi NĐTT nên thiếu chính xác. Nhiệt độ màng nhĩ: Năm 1959 Benzinger sử dụng phương pháp đo nhiệt độ màng nhĩ và coi đó là chỉ số có giá trị trong nghiên cứu sinh lí, theo tác giả này thì nhiệt độ màng nhĩ đáp ứng sự thay đổi cường độ chuyển hóa nhanh hơn nhiệt độ trực tràng và do đó có lợi thế nhất định trong khi sử dụng vào nghiên cứu. Tuy nhiên các tác giả sau này cho rằng NĐTT đo ở màng nhĩ dễ bị thay đổi do nhiệt độ vùng da đầu và cổ, dễ bị ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài. Nhiệt độ trực tràng: Có giá trị cao hơn các vị trí khác trên cơ thể khoảng vài phần mười độ. Trực tràng được cách nhiệt tốt với môi trường bên ngoài, do đó nhiệt độ trực tràng là một chỉ số thân nhiệt tin cậy được sử dụng rộng rãi trong lâm sàng cũng như nghiên cứu sinh lí nhiệt. Nhiệt độ nách: Dễ đo nhưng khó đảm bảo độ chính xác. Khi đo nhiệt độ nách đối tượng nghiên cứu phải co tay lên ngực và ép cánh tay vào hố nách, nhiệt độ sẽ tăng dần đạt tới nhiệt độ ổn định so với nhiệt độ trung tâm ở các vị trí khác. Tuy nhiên nhiệt độ nách chỉ đạt giá trị ổn định khi đối tượng nghiên cứu giữ nguyên tay như vậy trong 30 phút, và các giá trị đạt được cũng tương đối dao động, thấp hơn nhiệt độ trực tràng khoảng 0,50C 0,80C, do vậy nó ít được sử dụng trong nghiên cứu để xác định giá trị nhiệt độ trung tâm.[13, 14] 1.1.2. Nhiệt độ da 1.1.2.1. Định nghĩa và vai trò của nhiệt độ da 4
- Nhiệt độ da là nhiệt độ cơ thể đo ở da. Nhiệt độ da còn được gọi là nhiệt độ vỏ của cơ thể, dễ biến động theo nhiệt độ môi trường và thấp hơn nhiệt độ trung tâm. Nhiệt độ da có vai trò quan trọng trong truyền nhiệt và điều hòa nhiệt độ cơ thể, phần lớn nhiệt độ của cơ thể truyền ra ngoài môi trường là qua bề mặt da. Nhiệt độ da biến động nhiều hơn nhiệt độ trung tâm và bị ảnh hưởng bởi các đáp ứng trong cơ chế điều nhiệt như lượng máu tới da, mồ hôi, nhiệt độ các mô dưới da và các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm không khí, tốc độ gió, bức xạ nhiệt. Khác với NĐTT nhiệt độ da là một chỉ số quan trọng đánh giá việc truyền nhiệt từ cơ thể vào môi trường. Nhiệt độ da cung cấp cho hệ thống điều hòa thân nhiệt của cơ thể những thông tin quan trọng quyết định nhu cầu thải nhiệt hay giữ nhiệt của cơ thể thông qua các receptor nhiệt tại da [46] 1.1.2.2. Nhiệt độ da trung bình và nhiệt độ trung bình cơ thể Nhiệt độ da thường có giá trị khác nhau khi đo ở các vị trí khác nhau trên cơ thể. Nhiệt độ da thường thấp ở chi (khoảng 300C), cao hơn và ổn định hơn là nhiệt độ da ở vùng đầu và ngực (320C và 340C). Do vậy, người ta thường tính nhiệt độ da trung bình (Tdat) bằng cách đo nhiệt độ da tại một số vị trí nhất định trên cơ thể rồi tính toán dựa và diện tích da tại vùng đó. Tdat là trung bình nhiệt độ các phần da khác nhau trên cơ thể Công thức tính Tdat [20] Tdat = a1ta1 + a2ta2 + a3ta3 + …+antan Trong đó: a1, a2, a3,…, an là những hệ số biểu thị cho phần diện tích da của các phần cơ thể so với diện tích da của toàn bộ cơ thể. t1 ,t2 ,t3 …tn là nhiệt độ da các vùng tương ứng Người ta thấy rằng có thể xác định Tdat nhờ vào đo tối thiểu là 3 điểm nhiệt độ da và tối đa là 18 điểm (về nguyên tắc thì càng lấy nhiều vị trí càng 5
- tốt). Ngày nay, phần lớn các nghiên cứu trong môi trường lạnh đều thông qua đo nhiệt độ da tại 7 điểm trên cơ thể (trán, cẳng tay, mu bàn tay, ngực, đùi, cẳng chân, mu bàn chân) rồi từ đó tính ra Tdat dựa vào công thức của Hardy Duboi cải tiến: Tdat = 0.07Ttran + 0.14Tcangt + 0.05T mut + 0.35Tnguc + 0.19Tdui + 0.13Tcangc + 0.07Tmuc Đối với môi trường nóng người ta thường đo nhiệt độ da tại 3 điểm, được tính theo công thức tính nhiệt độ da trung bình trong thường quy kĩ thuật [54]. Tdat= 0.42 Tnguc + 0.19 Tcangt + 0.39 Tcangc Để xác định trạng thái nhiệt của cơ thể người ta thường tính nhiệt độ cơ thể trung bình ( Tcot ) thông qua nhiệt độ trung tâm và nhiệt độ da trung bình đã biết: Tcot = 0.65T ttuct + 0.35 Tdat Trong đó: T ttuct là nhiệt độ trực tràng, trong nghiên cứu này chúng tôi dùng T ttuct là nhiệt độ trung tâm . Tdat là nhiệt độ da trung bình. 1.2 Một số cấu trúc của cơ thể có vai trò quan trọng trong điều hòa nhiệt độ cơ thể Đặc điểm cấu trúc của cơ thể tạo ra sự thuận lợi trong việc thải nhiệt nhưng ngược lại cũng thuận lợi cho việc giữ nhiệt cho cơ thể tùy nhu cầu, đó là lớp cách nhiệt và hệ tỏa nhiệt. Lớp cách nhiệt gồm da, các mô mỡ dưới da, trong đó các mô mỡ dưới da có tác dụng cách nhiệt tốt nhất vì độ nhiệt của mỡ chỉ bằng 2/3 các mô khác. Lớp mỡ dưới da của nữ dày hơn nam do đó lớp cách nhiệt của nữ tốt hơn nam. Người ta còn gọi lớp “vỏ”, lớp này dày hơn ở người xứ lạnh và 6
- mỏng hơn ở người xứ nóng. Một người ở xứ lạnh sang xứ nóng thì lớp “vỏ” có thể bị mỏng dần theo thời gian. Người Việt Nam có tỉ lệ diện tích da trên cân nặng lớn hơn người Châu Âu, lớp mỡ dưới da mỏng hơn người Châu Âu do vậy tác dụng thải nhiệt của da cũng tốt hơn [24, 20]. Hệ tỏa nhiệt là dòng máu mang nhiệt từ trung tâm cơ thể ra lớp da, khác với lớp cách nhiệt, hệ này có tính chất chủ động cao. Cấu trúc dày đặc của hệ thống mạch máu dưới da và dòng máu mang nhiệt đi từ trung tâm cơ thể ra, lớp này tạo điều kiện cho việc chuyển nhiệt từ trung tâm ra ngoại vi cơ thể. Hệ mạch này có thể giãn hay co để làm tăng hay giảm lượng máu tới da, việc này không chỉ phụ thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng đơn thuần mà còn phụ thuộc vào nhu cầu thải nhiệt hay giữ nhiệt của cơ thể. Lưu lượng dòng máu tới da chịu sự điều khiển của hệ thần kinh giao cảm, kích thích giao cảm làm co mạch và ngược lại ức chế giao cảm gây giãn mạch Tuyến mồ hôi là một cấu trúc quan trọng trong quá trình thải nhiệt. Một số người ở xứ lạnh có dị tật bẩm sinh là không có tuyến mồ hôi có thể vẫn sống bình thường nhưng khi sang vùng nóng có thể bị chết vì không ra mồ hôi để thải nhiệt, nhiệt độ cơ thể tăng dần tới khi say nóng và chết. Tuyến mồ hôi không nhận các sợi thần kinh tiết noradrenalin nhưng lại chịu tác dụng kích thích của adrenalin và noradrenalin. Điều này rất quan trọng vì khi vận động tuyến tủy thượng thận tiết ra hai hormone adrenalin và noradrenalin kích thích tuyến mồ hôi tăng bài tiết đúng vào thời điểm cơ thể đang cần tăng quá trình thải nhiệt. Tuyến mồ hôi hoạt động rất mạnh khi nhiệt độ cơ thể tăng cao và đóng vai trò quan trọng trong quá trình thải nhiệt. Thành phần của mồ hôi chủ yếu là nước và NaCl. Ở người dân xứ lạnh nồng độ NaCl trong mồ hôi cao hơn nhiều so với người dân xứ nóng 7
- nhưng do lượng mồ hôi ít (do nhu cầu thải nhiệt ít) nên lượng NaCl mất theo mồ hôi cũng là không đáng kể. Khi người dân xứ lạnh sống trong môi trường nóng, dần dần lượng mồ hôi sẽ tiết ra nhiều hơn và lượng NaCl sẽ được tái hấp thu mạnh hơn (dưới tác dụng của aldosterone) làm cơ thể đỡ mất muối trong khi vẫn có thể tăng bài tiết mồ hôi để thải nhiệt. Đó là một trong những cơ chế thich nghi với môi trường nóng. Người Việt Nam thích nghi lâu đời với môi trường nóng, nên lượng muối trong mồ hôi thấp hơn người xứ lạnh và trong cùng một hoàn cảnh nhiệt độ cao như nhau thường tiết ít mồ hôi hơn người xứ lạnh [42, 48] 1.3. Đáp ứng của hệ thống tim mạch trong quá trình điều nhiệt Hoạt động thể lực và điều nhiệt tạo nên một cuộc cạnh tranh về nhu cầu máu làm tăng nhu cầu cấp máu gây áp lực tới hệ thống tuần hoàn Hoạt động cơ cần nhiều hơn sự gia tăng lượng máu, trong khi đó cơ chế điều nhiệt cũng cần có lượng máu tới da, giúp cho quá trình thải nhiệt. Lượng máu đến cơ tăng gấp vài lần so với lượng máu đến da, lượng máu đến da thay đổi chủ yếu do phân bổ lại máu trong hệ thống tuần hoàn. Thêm nữa khi nước và điện giải bị mất do tăng tiết mồ hôi mà chưa được bồi phụ kịp thời sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ tim mạch do giảm khối lượng máu trong khi nhu cầu cấp máu không giảm.[28] Sự suy yếu khả năng đầy máu tim: Ở những bệnh nhân tim mạch thì khi gắng sức, nhu cầu máu tăng để điều nhiệt trong môi trường nóng là một gánh nặng có thể gây đột tử do suy yếu trước đó của hệ tim mạch. Ngược lại ở người khỏe mạnh thì sự giảm lượng máu về tim là do ứ máu tại da. Khi lượng máu tới da tăng, các hồ máu dưới da dãn rộng chứa máu do đó làm giảm lượng máu về tim, giảm thể tích tâm thu do đó tim cần tăng tần số để duy trì một lưu lượng tuần hoàn thích hợp. Và hậu qủa của nó 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 321 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn