Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu sử dụng thủy tinh từ chất thải điện – điện tử để sản xuất vật liệu nhẹ không nung ứng dụng trong xây dựng
lượt xem 17
download
Thủy tinh được thu gom từ nguồn thải điện - điện tử có thể tận dụng để tái sản xuất cũng như sử dụng làm nguyên liệu đầu cho sản xuất vật liệu: gốm xốp, bê tông xốp, thủy tinh xốp, men gốm,.. phục vụ cho ngành xây dựng. Với thực tế trên tác giả chọn đề tài cho luận văn thạc sĩ: “Nghiên cứu sử dụng thủy tinh từ chất thải điện - điện tử để sản xuất vật liệu nhẹ không nung ứng dụng trong xây dựng”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu sử dụng thủy tinh từ chất thải điện – điện tử để sản xuất vật liệu nhẹ không nung ứng dụng trong xây dựng
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ĐẶNG TRUNG QUÝ NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG THỦY TINH TỪ CHẤT THẢI ĐIỆN – ĐIỆN TỬ ĐỂ SẢN XUẤT VẬT LIỆU NHẸ KHÔNG NUNG ỨNG DỤNG TRONG XÂY DỰNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
- Hà Nội – Năm 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ĐẶNG TRUNG QUÝ NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG THỦY TINH TỪ CHẤT THẢI ĐIỆN – ĐIỆN TỬ ĐỂ SẢN XUẤT VẬT LIỆU NHẸ KHÔNG NUNG ỨNG DỤNG TRONG XÂY DỰNG Chuyên ngành: Hóa vô cơ Mã số : 60440113 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGHIÊM XUÂN THUNG
- Hà Nội – Năm 2013
- Luận văn thạc sĩ khoa học Đặng Trung Quý – K22 LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS Nghiêm Xuân Thung đã giao đề tài và tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp em trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn đúng thời hạn cho phép. Em xin chân thành cảm ơn Phòng Sau đại học, Bộ môn Hóa vô cơ, Phòng thí nghiệm Hóa vô cơ, thư viện trường Đại học khoa học Tự nhiên Đại học Quốc Gia Hà Nội đã giúp đỡ trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu vừa qua. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới người thân trong gia đình, bạn bè trong lớp cao học K22 và các em sinh viên khoa Hóa đã luôn động viên, chia sẻ và giúp đỡ tôi về mọi mặt trong thời gian vừa qua. Hà nội, ngày 11 tháng 12 năm 2013 Tác giả: Đặng Trung Quý Nghiên cứu sử dụng thủy tinh từ chất thải điện điện tử để sản xuất vật liệu nhẹ không nung ứng dụng trong xây dựng
- Luận văn thạc sĩ khoa học Đặng Trung Quý – K22 Nghiên cứu sử dụng thủy tinh từ chất thải điện điện tử để sản xuất vật liệu nhẹ không nung ứng dụng trong xây dựng
- Luận văn thạc sĩ khoa học Đặng Trung Quý – K22 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v DANH MỤC CÁC BẢNG vi DANH MỤC CÁC HÌNH viii MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN 2 1.1. Giới thiệu về vật liệu 2 1.1.1. Vật liệu xây dựng truyền thống 2 a. Lò thủ công truyền thống 2 b. Lò Nung Tuynel 3 1.1.2. Vật liệu xây dựng nhẹ không nung 4 1.1.3. Tình hình sản xuất gạch siêu nhẹ không nung ở Việt Nam 9 1.2. Giới thiệu tổng quát về chất thải điện tử 10 1.2.1. Định nghĩa về chất thải điện tử (E Waste) 10 1.2.2. Phân loại 11 1.2.3. Thành phần vật chất của chất thải điện điện tử 12 a. Thành phần vật chất có giá trị 12 b. Thành phần vật chất gây nguy hại 13 1.2.4. Hiện trạng phát sinh chất thải điện tử ở Việt Nam 15 1.2.5. Tình hình thu gom và xử lý rác thải điện tử ở Việt Nam 17 1.3. Bóng đèn huỳnh quang và nguồn phát thải 18 1.3.1. Cấu tạo của bóng đèn huỳnh quang 18 1.3.2. Nguồn phát sinh rác 19 1.3.3. Tính chất của thủy tinh bóng đèn huỳnh quang 20 1.4. Giới thiệu công nghệ sản xuất gạch bê tông xốp siêu nhẹ 20 Chương 2. THỰC NGHIỆM VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 2.1. Các phương pháp nghiên cứu 23 2.1.1. Phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD) 23 2.1.2. Phương pháp kính hiển vi điện tử quét (SEM – Scanning Electron 24 Microscope) 2.1.3. Hệ số dẫn nhiệt 25 2.1.4. Cường độ kháng nén 26 Nghiên cứu sử dụng thủy tinh từ chất thải điện điện tử để sản xuất vật liệu nhẹ không nung ứng dụng trong xây dựng 6
- Luận văn thạc sĩ khoa học Đặng Trung Quý – K22 2.1.5. Độ rỗng 27 2.1.6. Khối lượng riêng 27 2.2. Thực nghiệm 27 2.2.1. Dụng cụ, thiết bị và hóa chất 27 2.2.1.1. Nguyên liệu và hóa chất 27 2.2.1.2. Dụng cụ và thiết bị 28 2.2.2. Thực nghiệm 28 2.2.2.1. Các công đoạn chính của quá trình thực nghiệm 28 2.2.2.1.1. Chuẩn bị phối liệu, dụng cụ 28 a. Chuẩn bị nguyên liệu 28 b. Khuấy trộn đồng nhất nguyên liệu 28 c. Chuẩn bị khuôn đổ mẫu 29 2.2.2.1.2. Gia công và hoàn thiện mẫu 29 a. Đổ khuôn 29 b. Tháo khuôn 29 2.2.2.2. Thực nghiệm chi tiết 29 a. Khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian nghiền đến kích thước hạt 29 thủy tinh b. Khảo sát sự ảnh hưởng của tỷ lệ lỏng/rắn (L/R) 30 c. Khảo sát sự ảnh hưởng của Natri claurinsulfat tới các tính chất của 31 vật liệu d. Khảo sát sự ảnh hưởng của tỷ lệ xi măng/bột thủy tinh đối tính chất 31 vật liệu e. Khảo sát sự ảnh hưởng của tốc độ khuấy tới sự hình thành mẫu vật 32 liệu f. Khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian khuấy tới các tính chất của vật 33 liệu g. Khảo sát sự ảnh của cấp hạt thủy tinh đến các tính chất của vật liệu 33 h. Khảo sát sự ảnh hưởng của tro bay đến các tính chất của vật liệu 34 i. Khảo sát sự ảnh hưởng của Natri silicat đến các tính chất của vật 34 liệu Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 36 3.1. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian nghiền đến kích thước của bột thủy 36 tinh 3.2. Khảo sát sự ảnh hưởng của tỷ lệ lỏng/rắn (L/R) 36 Nghiên cứu sử dụng thủy tinh từ chất thải điện điện tử để sản xuất vật liệu nhẹ không nung ứng dụng trong xây dựng 7
- Luận văn thạc sĩ khoa học Đặng Trung Quý – K22 3.3. Khảo sát sự ảnh hưởng của Natri claurinsulfat tới các tính chất của vật 37 liệu 3.4. Khảo sát sự ảnh hưởng của tỷ lệ xi măng/bột thủy tinh đối với tính 39 chất mẫu 3.5. Khảo sát sự ảnh hưởng của tốc độ khuấy tới sự hình thành vật liệu 40 3.6. Khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian khuấy tới các tính chất của vật 41 liệu 3.7. Khảo sát sự ảnh của cấp hạt thủy tinh đến các tính chất của vật liệu 41 3.8. Khảo sát sự ảnh hưởng của tro bay đến các tính chất của vật liệu 42 3.9. Khảo sát sự ảnh hưởng của Natri silicat đến các tính chất của vật liệu 43 3.10. Nghiên cứu tính chất của mẫu vật liệu 45 3.10.1. Nghiên cứu tính chất của mẫu vật liệu bằng phương pháp XRD 45 3.10.2. Nghiên cứu tính chất của mẫu vật liệu bằng phương pháp SEM 48 3.10.3. Xác định các thông số vật lý 52 a. Cường độ kháng nén Rn (Kg/cm2) 52 b. Tỷ trọng d (g/cm3) 52 c. Hệ số dẫn nhiệt λ Kcal/m.0C.h 53 KẾT LUẬN 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 Nghiên cứu sử dụng thủy tinh từ chất thải điện điện tử để sản xuất vật liệu nhẹ không nung ứng dụng trong xây dựng 8
- Luận văn thạc sĩ khoa học Đặng Trung Quý – K22 Nghiên cứu sử dụng thủy tinh từ chất thải điện điện tử để sản xuất vật liệu nhẹ không nung ứng dụng trong xây dựng 9
- Luận văn thạc sĩ khoa học Đặng Trung Quý – K22 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 PVA Polyvinyl alcol 2 PVA (1.7%) Dung dịch Polyvinyl alcol 1,7% 3 TCXDVN Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam Nghiên cứu sử dụng thủy tinh từ chất thải điện điện tử để sản xuất vật liệu nhẹ không nung ứng dụng trong xây dựng 10
- Luận văn thạc sĩ khoa học Đặng Trung Quý – K22 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Phân loại thiết bị điện và điện tử thải theo chỉ thị của Liên minh 11 Châu Âu về thiết bị điện và điện tử thải (EU, 2002) Bảng 1.2. Các chất độc hại trong rác thải điện, điện tử và tác hại của chúng 13 Bảng 1.3. Khối lượng trung bình chất thải điện tử ở các vùng trong cả nước 16 Bảng 1.4. Các thông số của gạch bán trên thị trường và tiêu chuẩn yêu cầu 22 Bảng 2.1. Hệ số đẫn nhiệt của một số vật liệu 26 Bảng 2.2. khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian nghiền đến kích thước hạt 30 thủy tinh Bảng 2.3. Khảo sát sự ảnh hưởng của tỷ lệ lỏng/rắn (L/R) 31 Bảng 2.4. Khảo sát sự ảnh hưởng của Natri claurinsulfat tới các tính chất 34 của vật liệu Bảng 2.5. Khảo sát sự ảnh hưởng của tỷ lệ xi măng/bột thủy tinh đến tính 32 chất vật liệu Bảng 2.6. Khảo sát sự ảnh hưởng của tốc độ khuấy tới sự hình thành vật 32 liệu Bảng 2.7. Khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian khuấy tới các tính chất của 33 vật liệu Bảng 2.8. Khảo sát sự ảnh hưởng của cấp hạt thủy tinh đến các tính chất 33 của vật liệu Bảng 2.9. Khảo sát sự ảnh hưởng của tro bay đến các tính chất của vật liệu 34 Bảng 2.10. Khảo sát sự ảnh hưởng của Natri silicat đến các tính chất của 35 vật liệu Bảng 3.1. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian nghiền đến kích thước 36 của bột thủy tinh Bảng 3.2. Kết quả Khảo sát sự ảnh hưởng của tỷ lệ lỏng/rắn (L/R) 37 Bảng 3.3. Khảo sát sự ảnh hưởng của Natri claurinsulfat tới các tính chất 38 của vật liệu Bảng 3.4. Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của tỷ lệ XM / TT đối với tính 39 chất mẫu Nghiên cứu sử dụng thủy tinh từ chất thải điện điện tử để sản xuất vật liệu nhẹ không nung ứng dụng trong xây dựng 11
- Luận văn thạc sĩ khoa học Đặng Trung Quý – K22 Bảng 3.5. Kết quả Khảo sát sự ảnh hưởng của tốc độ khuấy tới sự hình 40 thành mẫu Bảng 3.6. Khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian khuấy tới các tính chất của 41 vật liệu Bảng 3.7. Khảo sát sự ảnh của cấp hạt thủy tinh đến các tính chất của vật 42 liệu Bảng 3.8. Khảo sát sự ảnh hưởng của tro bay đến các tính chất của vật liệu 43 Bảng 3.9. Khảo sát sự ảnh hưởng của Natri silicat đến các tính chất của vật 44 liệu Bảng 3.10. Hệ số dẫn nhiệt của các mẫu 53 Nghiên cứu sử dụng thủy tinh từ chất thải điện điện tử để sản xuất vật liệu nhẹ không nung ứng dụng trong xây dựng 12
- Luận văn thạc sĩ khoa học Đặng Trung Quý – K22 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Sản xuất gạch sét nung truyền thống 3 Hình 1.2. Sản xuất gạch sét nung lò Tuynel 4 Hình 1.3. Lượng chất thải thiết bị điện và điện tử ở Việt Nam từ 2002 15 2006 và ước tính đến năm 2020. Hình 1.4. Bóng đèn huỳnh quang và sơ đồ cấu tạo 19 Hình 2.1. Nhiễu xạ tia X theo mô hình Bragg 23 Hình 2.2. Sơ đồ nguyên lý kính hiển vi quét điện tử 24 Hình 3.1. Giản đồ XRD của mẫu A 45 Hình 3.2. Giản đồ XRD của mẫu B 46 Hình 3.3. Giản đồ XRD của mẫu C 46 Hình 3.4. Giản đồ XRD của mẫu D 47 Hình3.5. Giản đồ XRD của mẫu E 47 Hình 3.6. Kết quả hình ảnh SEM của các mẫu ở cỡ 10µm 49 Hình 3.7. Kết quả hình ảnh SEM của các mẫu ở cỡ 20µm. 50 Hình 3.7. Kết quả hình ảnh SEM của các mẫu C. 51 Hình 3.8. Cường độ kháng nén của các mẫu nghiên cứu 52 Hình 3.9. Khối lượng riêng của các mẫu nghiên cứu 53 Nghiên cứu sử dụng thủy tinh từ chất thải điện điện tử để sản xuất vật liệu nhẹ không nung ứng dụng trong xây dựng 13
- Luận văn thạc sĩ khoa học Đặng Trung Quý – K22 MỞ ĐẦU Ngày nay với sự gia tăng chóng mặt của chất thải công nghiệp, một trong số lượng lớn đó phải kể đến nguồn rác thải ngành điện điện tử. Rác thải của ngành điện điện tử rất đa dạng như màn hình tivi (bao gồm màn thủy tinh CRT và màn hình phẳng LCD), các thiết bị chiếu sáng, các vật liệu gia dụng trong gia đình,…vv. Vấn đề xử lý rác thải công nghiệp nói chung, rác thải ngành điện tử nói riêng đã là một vấn đề nóng hổi thu hút sự quan tâm của toàn nhân loại và đặc biệt là các nhà khoa học trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, bộ Tài nguyên môi trường đang được thủ tướng giao soạn thảo quyết định về trách nhiệm của các nhà sản xuất nhập khẩu phân phối và tiêu dùng phải thu gom, xử lý các thiết bị điện tử hỏng, hết hạn sử dụng. Bóng đèn huỳnh quang và màn hình thủy tinh CRT là những rác thải không phân hủy chứa các kim loại và hợp chất độc hại. Khi thải chúng ra môi trường, chúng sẽ gây ô nhiễm môi trường và gây độc cho con người. Tuy nhiên việc tái sử dụng các vật liệu để sử dụng vào mục tiêu tiết kiệm nguồn nguyên liệu đồng thời giảm giá thành và tăng sản phẩm cho xã hội. Thủy tinh được thu gom từ nguồn thải điện điện tử có thể tận dụng để tái sản xuất cũng như sử dụng làm nguyên liệu đầu cho sản xuất vật liệu: gốm xốp, bê tông xốp, thủy tinh xốp, men gốm,.. phục vụ cho ngành xây dựng. Với thực tế trên chúng tôi chọn đề tài cho luận văn thạc sĩ: “Nghiên cứu sử dụng thủy tinh từ chất thải điện – điện tử để sản xuất vật liệu nhẹ không nung ứng dụng trong xây dựng”. Nghiên cứu sử dụng thủy tinh từ chất thải điện điện tử để sản xuất vật liệu nhẹ không nung ứng dụng trong xây dựng 14
- Luận văn thạc sĩ khoa học Đặng Trung Quý – K22 Chương 1: TỔNG QUAN 1.1. Giới thiệu về vật liệu 1.1.1. Vật liệu xây dựng truyền thống Xây dựng là một ngành công nghiệp sử dụng khối lượng vật liệu nhiều nhất, khối lượng các vật liệu sử dụng cho ngành xây dựng là khổng lồ. Vật liệu sử dụng chủ yếu và phổ biến trong xây dựng hiện nay là gạch sét nung, bê tông xi măng. Để sản xuất ra những vật liệu xây dựng này cần một khối lượng nguyên liệu khổng lồ và sản sinh ra một lượng lớn khí thải độc hại. Để sản xuất gạch sét nung thì chủ yếu sản xuất bằng lò thủ công truyền thống và lò nung Tuynel. a. Lò thủ công truyền thống Lò thủ công truyền thống được sử dụng phổ biến ở Việt Nam từ lâu đời, đây là loại hình công nghệ sản xuất đơn giản, lạc hậu nhất. Hiện nay sản lượng gạch đất sét nung được sản xuất bằng lò đứng thủ công chiếm khoảng khoảng 35% 40% tổng sản lượng gạch đất sét nung. Sản phẩm của công nghệ này không đảm bảo về kích thước, chưa phù hợp với độ co nguyên liệu, nên kích thước sản phẩm thường thiếu hụt, mẫu mã sản phẩm đơn điệu [8]. Gạch mộc sau khi tạo hình được phơi trên cáng thủ công không có mái che, sau đó được nung trong lò gián đoạn. Nhìn chung, công nghệ sản xuất chủ yếu là thủ công, hao phí nguyên, nhiên liệu lớn, gây ô nhiễm môi trường, chất lượng gạch còn hạn chế, đặc biệt là về kích thước, hình dạng. Nếu đáp ứng nhu cầu 42 triệu viên gạch vào năm 2020 bằng gạch đất sét nung sẽ tiêu tốn khoảng 5760 triệu m3 đất sét, tương đương với 2.8003.000 ha đất nông nghiệp. Ứng với những con số này, chúng ta còn tiêu tốn đến gần 6 triệu tấn Nghiên cứu sử dụng thủy tinh từ chất thải điện điện tử để sản xuất vật liệu nhẹ không nung ứng dụng trong xây dựng 15
- Luận văn thạc sĩ khoa học Đặng Trung Quý – K22 than và thải ra môi trưởng gần 17 triệu tấn khí thải (CO, CO2), gây nên hiệu ứng nhà kính nghiêm trọng. Có thể liệt kê hàng loạt nhược điểm của công nghệ sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công như sau: Nung gián đoạn, không có hệ thống thiết bị kiểm soát nhiệt độ lò, người thợ kiểm soát nhiệt độ lò đốt bằng kinh nghiệm. Tổn thất nhiệt năng lớn, phát thải khí CO và CO2 nhiều, gây ô nhiễm môi trường cao. Ch ất lượng g ạch th ấp, không đồng đều, mẫu mã đơn điệu, phụ thuộc vào kinh nghiệm của người đốt lò, tỉ lệ gạch phế phẩm cao (trên 10%). Năng suất lao động thấp, điều kiện lao động nặng nhọc. Hình 1.1. Sản xuất gạch sét nung truyền thống b. Lò nung Tuynel Nghiên cứu sử dụng thủy tinh từ chất thải điện điện tử để sản xuất vật liệu nhẹ không nung ứng dụng trong xây dựng 16
- Luận văn thạc sĩ khoa học Đặng Trung Quý – K22 Gần đây Lò nung Tuynel được sử dụng phổ biến và có xu hướng dần dần thay thế hoàn toàn cho lò nung truyền thống. Lò nung Tuynel đã khắc phục được một số nhược điểm của lò nung truyền thống [7]: Có hệ thống thiết bị kiểm soát nhiệt độ lò nên chất lượng gạch sau nung tốt và độ ổn định giữa các lô sản xuất là rất lớn. Giảm thiểu được phế phẩm nên giảm thiểu nguồn phát sinh rác thải và nâng cao hiệu quả kinh tế. Ít tổn thất nhiệt năng hơn, nên giảm thiểu phát thải khí CO, CO2 và ít gây ô nhiễm môi trường. Hình 1.2. Sản xuất gạch sét nung lò Tuynel 1.1.2. Vật liệu xây dựng nhẹ không nung Nghiên cứu sử dụng thủy tinh từ chất thải điện điện tử để sản xuất vật liệu nhẹ không nung ứng dụng trong xây dựng 17
- Luận văn thạc sĩ khoa học Đặng Trung Quý – K22 Vì các nguyên nhân nêu ở trên nên việc sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường trở thành một xu hướng tất yếu trong ngành công nghiệp vật liệu xây dựng. Trong đó vật liệu nhẹ không nung được coi là giải pháp hiệu quả cho vấn đề trên và vẫn đáp ứng được hầu hết các yêu cầu kỹ thuật để làm vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường. Gạch không nung hay gạch block là một loại gạch mà sau gia công định hình thì tự đóng rắn đạt các chỉ số về cơ học như cường độ nén, uốn, độ hút nước mà không cần qua nhiệt độ, không phải sử dụng nhiệt để nung nóng đỏ viên gạch nhằm tăng độ bền của viên gạch [9]. Độ bền của viên gạch không nung được gia tăng nhờ lực ép hoặc rung hoặc cả ép lẫn rung lên viên gạch và thành phần kết dính của chúng. Gạch bê tông nhẹ có hai loại cơ bản là gạch bê tông nhẹ bọt và gạch bê tông nhẹ khí chưng áp. Sản suất bằng công nghệ tạo bọt, khí trong kết cấu nên tỷ trọng viên gạch giảm đi nhiều và nó trở thành đặc điểm ưu việt nhất của loại gạch này. Thành phần cơ bản: Xi măng, tro bay nhiệt điện, cát mịn, phụ gia tạo bọt hoặc khí, vôi,.... Gạch bê tông nhẹ có hai loại cơ bản là gạch bê tông nhẹ bọt và gạch bê tông nhẹ khí chưng áp [12]. Thành phần cơ bản: Xi măng, tro bay nhiệt điện, cát mịn, phụ gia tạo bọt hoặc khí, vôi, .... Các ưu điểm vật liệu nhẹ không nung [10]: Nghiên cứu sử dụng thủy tinh từ chất thải điện điện tử để sản xuất vật liệu nhẹ không nung ứng dụng trong xây dựng 18
- Luận văn thạc sĩ khoa học Đặng Trung Quý – K22 Trọng lượng nhẹ Với hàng triệu bọt khí li ti có trong kết cấu, tỷ trọng của bê tông khí ở trong khoảng từ 400kg/m3 đến 1.000kg/m3, và thông thường người ta sản xuất loại sản phẩm có tỷ trọng từ 500 đến 700kg/m3. Tỷ trọng này chỉ bằng 1/3 so với gạch đặc và bằng 2/3 so với gạch rỗng đất sét nung. Do vậy, khi thay thế gạch xây thông thường bằng gạch bê tông khí cho phép giảm tải trọng, tiết kiệm chi phí kết cấu của công trình từ 10 đến 12%, hoặc vẫn kết cấu của công trình như vậy nhưng cho phép tăng chiều cao của công trình. Cũng nhờ tỷ trọng của sản phẩm rất nhẹ nên cho phép tạo hình những sản phẩm kích cỡ lớn hơn so với gạch xây mà không ảnh hưởng đến thao tác của người thợ. Khi xây bằng gạch bê tông khí, tốc độ xây của người thợ tăng gấp đôi so với gạch thông thường. Đây chính là một trong những yếu tố làm rút ngắn tiến độ thi công của công trình. Cường độ nén cao Nghiên cứu sử dụng thủy tinh từ chất thải điện điện tử để sản xuất vật liệu nhẹ không nung ứng dụng trong xây dựng 19
- Luận văn thạc sĩ khoa học Đặng Trung Quý – K22 Tỉ trọng của Gạch bê tông bọt siêu nhẹ rất đa dạng: từ 900 Kg/m3 đến 1.400 Kg/m3, với cường độ nén tương ứng là: 4,0 đến 12,5 N/mm2. Khả năng cách âm tốt Gạch bê tông bọt siêu nhẹ có khả năng cách âm tuyệt vời nên được xem là giải pháp tối ưu trong các công trình xây dựng có yêu cầu cao về cách âm hoặc chống ồn như: bệnh viện, trường học, khách sạn ... Đặc biệt, sản phẩm gạch bê tông bọt siêu nhẹ rất phù hợp trong việc tạo vách ngăn, sàn, mái và tường cách âm trong nhà hát, rạp chiếu phim, nhà cao tầng. Khả năng chống thấm cực tốt Gạch bê tông bọt siêu nhẹ có kết cấu bê tông với hàng triệu bọt khí li ti tạo nên một hệ thống lỗ tổ ong kín với kích thước siêu nhỏ, ngăn sự thẩm thấu của nước. Do đó, gạch bê tông bọt siêu nhẹ có đặc tính chống thấm rất cao, thường được sử dụng trong thi công bể bơi, bể chứa, sàn và mái chống thấm. Khả năng giảm thiểu ảnh hưởng của động đất Với trọng lượng nhẹ hơn gạch đỏ truyền thống và bê tông thông thường, gạch bê tông bọt siêu nhẹ có khả năng kháng lại sức tàn phá của động đất và giảm tối đa tỉ lệ thương vong cho con người và thiệt hại về tài sản. Nghiên cứu sử dụng thủy tinh từ chất thải điện điện tử để sản xuất vật liệu nhẹ không nung ứng dụng trong xây dựng 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 375 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 524 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 331 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 266 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 261 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 207 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn