Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học cây Lược vàng (Calllisia fragrans)
lượt xem 8
download
Đề tài đã tiến hành phân lập một số thành phần hóa học từ cây Lược vàng (Callisia fragrans); xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được; khảo sát một số hoạt tính sinh học của cây Lược vàng. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học cây Lược vàng (Calllisia fragrans)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ----------------------------------------------- LÊ VĂN SANG NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÂY LƯỢC VÀNG (CALLLISIA FRAGRANS) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ HÓA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: Hà Nội - 2009
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI *********♦********* LÊ VĂN SANG NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÂY LƯỢC VÀNG (CALLISIA FRAGRANS) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHÀNH : CÔNG NGHỆ HOÁ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRẦN THU HƯƠNG HÀ NỘI 2008
- LỜI CẢM ƠN Luận văn này được thực hiện tại phòng Hóa Hữu cơ, Viện Hóa học các Hợp chất Thiên nhiên, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Trong quá trình thực hiện luận văn này, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, các anh chị và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới: PGS.TS. Trần Thu Hương, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, người đã giao đề tài, tận tình hướng dẫn chỉ bảo và giúp đỡ để em hoàn thành luận văn này. GS.TS. Châu Văn Minh, PGS.TS. Phan Văn Kiệm, cùng các cô chú, các anh chị phòng Hóa Hữu cơ, Viện Hóa học các Hợp chất Thiên nhiên, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy các cô phòng Hóa học hữu cơ–trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Hà Nội, ngày tháng năm 2009 …………… Lê Văn Sang 1
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ................................................................................3 DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH .............................................................................................4 LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................................7 NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN .................................................... Error! Bookmark not defined. Chương I: TỔNG QUAN ...........................................................................................................9 I.1 Giới thiệu về cây Lược vàng (Callisia fragrans) .............................................................9 I.2 Một số nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cây Lược vàng ........................................................................................................................................10 I.3 Sơ lược về các lớp chất có trong cây Lược vàng...........................................................12 I.3.1 Một số đặc điểm về sterol ........................................................................................12 I.3.2 Tổng quan về lớp chất Flavonoit ............................................................................23 Chương II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................34 II.1 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................................34 II.2 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................34 II.2.1 Giới thiệu chung về phương pháp chiết ...............................................................34 II.2.2 Định tính lớp chất flavonoit .................................. Error! Bookmark not defined. II.2.3 Các phương pháp phân lập và xác định cấu trúc các hợp chất ........................37 Chương III: THỰC NGHIỆM.................................................................................................45 III.1 Dụng cụ, thiết bị và hoá chất ......................................................................................45 III.2 Chiết tách và phân lập các hợp chất..........................................................................45 III.3 Hằng số vật lý và dữ kiện phổ của các chất ..............................................................48 III.3.1 Hợp chất CF1........................................................................................................48 III.3.2 Hợp chất CF2........................................................................................................49 III.3.3 Hợp chất CF3.........................................................................................................49 Chương IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................................50 IV.1 Xác định cấu trúc của hợp chất CF1 .........................................................................50 IV.2 Xác định cấu trúc của hợp chất CF2 .........................................................................59 IV.3 Xác định cấu trúc của hợp chất CF3 .........................................................................66 IV.4 Hoạt tính sinh học của isoorientin ..............................................................................72 KẾT LUẬN ................................................................................................................................75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ Error! Bookmark not defined. 2
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 13 C-NMR Phổ cộng hưởng từ cacbon 13 (Carbon-13 Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy) CC Sắc ký cột dưới trọng lực dung môi (Column Chromatography) 2D-NMR Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 2 chiều (Two – dimensional NMR) DEPT Phổ DEPT ( Distortionless Enhancement by Polarisation Transfer) ESI-MS Phổ khối lượng phun mù điện tử (Electron Spray Ionization Mass Spectra) HPLC Sắc ký lỏng hiệu năng cao (High Performance Liquid Chromatography) 1 H-NMR Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton (Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy) HMBC (Heteronuclear Multiple Bond Connectivity) HSQC (Heteronuclear Single Quantum Coherence ) IR Phổ hồng ngoại (Infrared Spetroscopy) Me Nhóm Metyl Mp Nhiệt độ nóng chảy (Melting point) [α]D Độ quay cực (Specific Optical Rotation) MS Phổ khối lượng (Mass Spectroscopy) TLC Sắc ký lớp mỏng (Thin Layer Chromatography) TLTK Tài liệu tham khảo δ (ppm) Độ chuyển dịch hóa học (ppm) 3
- DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG Nội dung các hình, bảng Trang Hình 1 Cây Lược vàng (Callisia Fragrans) 9 H×nh 2 Phæ 1H-NMR cña CF1 51 Hình 3 Phæ 13C-NMR cña CF1 52 Hình 4 Phæ DEPT cña CF1 54 Hình 5 Phæ HSQC cña CF1 55 Hình 6 Phæ HMBC cña CF1 56 Hình 7 Phæ ESI-MS (positive) của CF1 57 Hình 8 Một số tương tác HMBC chính của CF1 57 Hình 9 Cấu trúc hoá học của CF1 57 Hình 10 Phæ 1H-NMR cña CF2 60 Hình 11 Cấu trúc hoá học CF2 60 Hình 12 Phæ 13C- NMR cña CF2 61 4
- Hình 13 Phæ DEPT cña CF2 62 Hình 14 Một số tương tác HMBC chính của CF2 62 Hình 15 Phæ HSQC cña CF2 63 Hình 16 Phæ HMBC cña CF2 63 Hình 17 Phæ ESI-MS (positive) cña CF2 64 Hình 18 Phæ 1H-NMR cña CF3 66 Hình 19 Phæ 13C-NMR cña CF3 67 Hình 20 Phæ DEPT cña CF3 68 Hình 21 Phổ HMBC của CF3 69 Hình 22 Một số tương tác HMBC chính của CF3 69 Hình 23 Phæ ESI-MS (positive) cña CF3 70 Hình 24 Phæ ESI-MS (negative) cña CF3 71 Hình 25 Một số tương tác HMBC chính của CF3 72 5
- Hình 26 Cấu trúc hoá học của CF3 72 Bảng 1 Dữ kiện phổ NMR của CF1 58 Bảng 2 Dữ kiện phổ NMR của CF2 65 Bảng 3 Dữ kiện phổ NMR của CF3 71 6
- LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam là một nước nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm 3/4 diện tích là rừng. Cho đến nay, với số liệu chưa đầy đủ đã phát hiện trên 12.000 loài thực vật có hoa (có mạch), dự kiến còn có thể lên đến hàng trăm ngàn loài. Riêng đối với cây thuốc, theo số liệu điều tra của Viện Dược liệu đối với 17 tỉnh và thành phố của miền Bắc và miền Nam từ năm (1961-1974) và từ (1976-1985) thu gần 2000 loài thuộc 236 họ thực vật. Đối với các cây có tinh dầu, theo tài liệu chưa đầy đủ cho thấy có trên 523 loài (species) của 104 họ (families) phân bố rộng trong ngành Hạt trần (506) và lớp Hai lá mầm của ngành Hạt kín (445). Qua đó cho thấy nguồn tài nguyên thực vật vô cùng phong phú mà trong chúng còn chứa biết bao nhiêu điều lý thú, biết bao nhiêu tác dụng tiềm ẩn mà cho đến nay chúng ta còn chưa biết hết. Do đó việc nghiên cứu các vấn đề về cây cỏ, về các hợp chất thiên nhiên luôn là đề tài hấp dẫn, mới mẻ và phong phú. Lược vàng, còn gọi là Lan vòi, có tên khoa học là Callisia fragrans (Lindl) Woods, thuộc họ Thài lài (Commelinaceae). Loài này có mặt ở Nga hơn 100 năm trước, xuất xứ từ Trung và Nam Mỹ. Lược vàng có tác dụng chữa bệnh diệu kỳ là do trong nhựa cây có sự kết hợp hiếm thấy các hoạt chất sinh học với mật độ rất đậm đặc thuộc các nhóm phitosteroit và flavonoit. Ngoài ra, Lược vàng còn chứa nhiều vitamin và các vi tố rất quan trọng đối với cơ thể người như đồng, crom, niken, sắt. Mặc dù cây Lược vàng đã được sử dụng rất rộng rãi ở Nga và Việt Nam trong việc hỗ trợ và chữa trị nhiều bệnh nan y như ung thư, bỏng, viêm nhiễm, lao phổi, bệnh tim mạch… tuy nhiên, các nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng dược lý của cây này lại chưa nhiều. Vì vậy, để góp phần tạo cơ sở cho việc sử dụng cây Lược vàng trong việc làm thuốc một cách có hiệu quả và an toàn đáp ứng nhu cầu chữa bệnh của nhân dân, chúng tôi thực hiện 7
- một số nghiên cứu ban đầu về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây Lược vàng. Nhiệm vụ của luận văn bao gồm: 1. Phân lập một số thành phần hóa học từ cây Lược vàng (Callisia fragrans). 2. Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được. 3. Khảo sát một số hoạt tính sinh học của cây Lược vàng. 8
- CHƯƠNG I: TỔNG QUAN I.1. Giới thiệu về cây Lược vàng (Callisia fragrans) Lược vàng (Callisia fragrans) là cây thân thảo một lá mầm, còn gọi là họ Thài lài (Commelinaceae). Vị trí phân loại của nó trong hệ thống phát sinh chủng loại, được xếp theo các bậc phân loại từ cao xuống thấp như sau: Giới: Thực vật-Plantae Ngành: Ngọc lan-Magnoliophyta (Hạt kín-Angiospermatophyta) Lớp: Hành-Liliopsida (Một lá mầm-Monocotyledonae) Bộ: Rau trai (Thài lài)-Commelinales Họ: Rau trai (Thài lài)-Commelinaceae Chi (Giống): Callisia (Spironema) Loài: Callisia (Spironema) fragrans (Lindl.) Wood. Hình 1. Cây Lược vàng (Callisia fragrans) Lược vàng là loài cây thân thảo đa niên, thân ngắn, tích trữ nhiều nước, thích nghi theo hướng chịu hạn, có nhiều cầu sinh dưỡng, gọi theo kiểu dân dã là vòi. Lá màu xanh lục sáng, hình ngọn giáo, dài 8-12 cm, rộng 4-5 cm, mép hơi gợn sóng, mọc xoắn ốc, tạo thành cái loa hình hoa thị trông tựa một cái phểu ở đỉnh. Lá có thể thay đổi một ít hình dạng và màu sắc khi ở các môi 9
- trường khác nhau. Trong điều kiện chiếu sáng toàn phần, cường độ ánh sáng mạnh, ẩm độ không khí và ẩm độ đất thấp thì lá ngắn lại, mép gợn sóng nhiều hơn và có đường viền màu tím, lá cũng mọc chặt hơn. Hoa mọc thành từng cặp xim trên một trục dài 40-50 cm, mỗi cặp xim được ôm bởi 3 lá bắc dài 1- 1,5 cm; đài trắng-trong suốt, khô xác, hình trâm, dài 5-6mm; tràng trắng trong, bóng nhẵn, mỏng, rũ vào buổi trưa, hình trứng hẹp, dài 6 mm; nhị 6mm. Cây chỉ ra hoa trong điều kiện sinh thái tối ưu, đặc biệt là ở nơi có che bóng một phần. Trong điều kiện khô hạn, thời gian chiếu sáng trong ngày dài, cường độ ánh sáng cao, cây không ra hoa (Wagner et al., 1999). I.2. Một số nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cây Lược vàng (Callisia fragrans) Các nhà khoa học Mỹ đã xác định được các lipit trung tính bao gồm cả glycolipit, phospholipit và thành phần axit béo của chúng. Đồng thời cũng đã xác định được hàm lượng axit ascorbic, các axit hữu cơ khác, diệp lục tố (clorophyl) và sắc tố carotenoit trong các cơ quan khác nhau của Lược vàng [10]. Một số công trình khoa học ở Mỹ và Canada đã công bố kết quả nghiên cứu các hoạt chất sinh học trong cây Lược vàng, bao gồm nhóm flavonit, steroit, các vitamin C, B2 (riboflavin), B3 (axit nicotinic), B5 (axit panto- thenic) và các vi khoáng như đồng, sắt, nicken… Trong số đó, nhóm flavonoit có tác dụng trị bệnh cao hơn cả. Nhóm flavonoit có trong cây Lược vàng bao gồm hoạt chất quercetin và kaempferol. Đây là hai hoạt chất đã được phát hiện ở nhiều loài thực vật khác nhau, đã được nghiên cứu tác dụng dược học từ lâu. Dựa vào tính chất hóa học và công dụng của chúng, khi chỉ cần phát hiện nó trong cây Lược vàng, nhiều người cũng khẳng định cây Lược vàng có khả năng điều trị những bệnh mà quercetin và kaempferol có được. 10
- Mặc dù chưa nghiên cứu cụ thể hàm lượng, cũng chưa thử nghiệm y học trên cơ thể người đối với thân và lá của cây Lược vàng. Quercetin có công thức phân tử là C15H10O7, khối lượng phân tử 302,236g/mol, điểm nóng chảy 316oC. Kaempferol có công thức phân tử là C15H10O6 (chỉ khác quercetin 1 phân tử oxy), khối lượng phân tử là 286,23 g/mol, điểm nóng chảy là 276-278oC [10, 33, 43]. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ (The American Cancer Society), quercetin có khả năng chống bệnh phổ rộng (lây nhiễm, viêm khớp, hen phế quản, dị ứng da và những bệnh màng nhầy, tim mạch, đái tháo đường), bao gồm cả ung thư. Đã có những thí nghiệm trên tế bào ở phòng thí nghiệm về các chuyển chất khác nhau của quercetin bao gồm chuyển chất chặn đứng ung thư, nhưng những nghiên cứu này chưa tiến hành trên cơ thể động vật và người [10]. Trong enzym học (enzymology), các nghiên cứu đã cho thấy quercetin hiện hữu dưới nhiều dạng quercetin 2,3-dioxygenase, quercetin 3-O- methyltransferase, quercetin-3-sulfate 3'-sulfotransferase, quercetin-3-sulfate 4'-sulfotransferase, quercetin-3,3'-bissulfate 7-sulfotransferase. Tùy loài thực vật, tùy môi trường sống, tuổi sinh trưởng…sự hiện hữu đó không giống nhau. Điều này cho thấy rằng, những thông tin cho rằng cây Lược vàng trị được ung thư có thể xuất phát từ một sự quy nạp thiếu logic. Chẳng hạn như, theo UCLA (University of California, Los Angeles) khi nghiên cứu bệnh ung thư thấy rằng, thức ăn chưa nhiều flavonoit có thể có khả năng ngăn chặn sự phát triển ung thư phổi. Từ đó có người hiểu rất chung rằng trong cây Lược vàng cũng có flavonoit nên trị được ung thư [38]. Cũng theo Hiệp hội Ung thư Mỹ (The American Cancer Society), kaempferol có tác dụng tăng cường tính thấm, lợi tiểu, được dùng điều trị các bệnh đường tiết niệu, dị ứng. 11
- Ngoài ra, cũng theo các tài liệu trên, Lược vàng còn chứa beta-sitostirola, có tác dụng giảm lượng cholesterol trong máu, làm sạch và săn chắc thành mạch máu, được dùng điều trị chứng xơ vữa động mạch, bệnh rối loạn biến dưỡng, hệ nội tiết, viêm tiền liệt tuyến. Ở Việt Nam, vừa qua với chức năng bảo vệ sức khỏe cộng đồng, một số nhà khoa học đầu ngành Dược học (Ts Nguyễn Minh Khởi, Ts Nguyễn Duy Thuần, Ts Trịnh Thị Điệp, Ts Trần Công Khánh…) và Viện Dược liệu, thuộc Bộ Y Tế, đã tiến hành nghiên cứu thành phần các hoạt chất của cây và chỉ ra rằng với liều 50 g lá tươi/kg thể trọng, Lược vàng không có tác dụng chống viêm nhưng có khả năng kháng khuẩn yếu trên chủng Staphylococcus aureus. I.3. Sơ lược về các lớp chất có trong cây Lược vàng Qua việc nghiên cứu về thành phần hóa học của cây Lược vàng chúng tôi đã xác định được trong lá và thân có chứa các lớp chất: flavonoit, phytosterol, carotenoit, các axit béo…Sau đây là một số đặc điểm về các lớp chất sterol và flavonoit. I.3.1. Tổng quan về lớp chất sterol Sterol thuộc lớp chất steroit, tham gia cấu tạo màng của hầu hết các tế bào eukaryote. Vi khuẩn không thể tự tổng hợp sterol. Tuy vậy, một số vi khuẩn có thể kết hợp sterol từ môi trường ngoài vào màng của chúng. Ngoài vai trò tham gia cấu tạo màng, sterol còn đóng vai trò là tiền chất để tổng hợp nên nhiều chất có vai trò sinh học quan trọng khác. Ví dụ: các steroit hormone là những tín hiệu sinh học điều khiển sự biểu hiện gene, các axit mật là các dẫn xuất phân cực của cholesterol hoạt động như là những chất tẩy (detergent) trong ruột và nhũ tương hóa mỡ của thức ăn, từ đó làm cho chúng có thể tiếp cận được với enzyme lipase của đường tiêu hóa. 12
- Sterol phân bố rộng-chúng thường có mặt song song với các ancaloit hoặc saponin steroit-có mặt trong tất cả các bộ phận của cây nhưng nhiều nhất ở các hạt có dầu dưới dạng tự do hoặc các este, một số ít ở dạng glicozit. a) Cấu tạo hóa học Các sterol là ancol bậc 2 nhiều vòng có nhân xiclopentano pehydro phenandren: Người ta gặp chúng ở dưới dạng este hoặc kết hợp với các đường ở dạng heterozit. Nhân steroit: 12 17 16 11 13 D C • Xiclopentano 14 15 1 9 8 pehidrophenandren. 2 A 10 B 3 5 7 4 • A, B, C: Nhân của phenandren 6 đã được hydro hóa. • D: xiclopentan. Các sterol có một nhóm hidroxi ở C-3, nhóm này có thể là α hoặc β đối với nhóm metyl góc ở C-10, do đó có các công thức cấu hình sau: CH3 R CH3 R CH3 H CH3 H H H H H H H H HO HO H H 5α-Cholestan-3β-ol 5β-Cholestan-3β-ol 13
- CH3 R CH3 R CH3 H H CH3 H H H H H H H H HO HO H H 5α-Cholestan-3α-ol 5β-Cholestan-3α-ol b) Phân loại Sterol được phân loại thành bốn nhóm: Nhóm sterol động vật (zoosterol): cholesterol, cholestan-3β-ol, coprostan-β-ol, desosterol, coprosterol, cerebrosterol, latho- sterol... Nhóm sterol của động vật biển không xương sống: spongesterol, clionasterol, 24-metylencholesterol, fucosterol... Nhóm sterol nấm men: ergosterol, zymosterol, acosterol, feco- sterol. Nhóm sterol thực vật (phytosterol): Sistosterol (có các đồng phân α, β, γ), stigmasterol, α-Spinasterol, Brassicasterol... Các sterol thực vật có trong tất cả các bộ phận của cây nhưng nhiều nhất ở các hạt có dầu. c) Sinh tổng hợp Sterol Từ sterol có thể tổng hợp được rất nhiều hợp chất steroit hoạt động hóa sinh học. Con đường sinh tổng hợp sterol được trình bày ở sơ đồ 1. 14
- Sơ đồ 1 : Con đường sinh tổng hợp của sterol Cholesterol DHEA-Sunfat A C B B Pregnenolon 17α-OH-Pregnenolon Dehydroepiandrosteron D D D B B I Progesteron E 17α-OH-Progesteron Androstenedion Estron E E H H I Deoxycorticosteron Deoxycortisol Testosteron Estradiol F F Corticosteron Cortisol G Aldosteron Aldosteron (dạng aldehyt) (dạng bán axetal) Sản phẩm của quá trình sinh tổng hợp sterol bao gồm: Androgen: A: bẻ gãy mạch, oxy hóa vị trí C-20 F: hydroxyl hóa vị trí C-11β B: hydroxyl hóa vị trí C-17α G: hydroxyl hóa vị trí C-18 Các bước C: Sunfat hóa H: Khử hóa C-17β tổng hợp D: Oxy hóa C-3β I : Thơm hóa E: hydroxyl hóa vị trí C-21 Dehydroepiandrosteron (DHEA): 15
- O HO DHEA là một steroit hocmon được tạo ra từ cholesterol trong vỏ tuyến thượng thận. DHEA là tiền thân của estrogen tự nhiên. Androstenedion: O O Androstenedion là một androgenic steroit được tạo ra ở trong tinh hoàn, vỏ tuyến thượng thận và buồng trứng. Androstenedion là cấu trúc của estron trong quá trình chuyển hóa thành testosteron và các androgen khác. Androstenedion được sử dụng như là một dạng thuốc kích thích. Testosteron OH H H H O Testosteron được phân lập từ tinh hoàn bò đực (Laco, 1935), là một androgen hoạt động. Nó được coi như chất hocmon nam giới nội tại vì nó không chỉ ảnh hưởng tới các đặc trưng giới tính thứ cấp mà còn gây ra sự tăng trưởng và hoạt động bình thường của các tuyến sinh dục đặc trưng. 16
- Hoocmon sinh dục nữ: Estrogen O OH CH3 CH3 HO HO Estron Estradiol Estrogen là một loại hoocmon giới tính nữ, ở phụ nữ bình thường không có thai, estrogen được bài tiết chủ yếu ở buồng trứng, chỉ một lượng rất nhỏ do tuyến vỏ thượng thận bài tiết. Khi có thai, rau thai bài tiết ra một lượng lớn estrogen. Ở rau thai, estrogen do các tế bào lá nuôi bài tiết, nồng độ tăng dần, vào cuối thời kì có thai nồng độ có thể gấp 30 lần so bình thường. Hầu hết là estron (hoạt tính yếu nhất), được tổng hợp từ androgen tuyến thượng thận của mẹ và rau thai. Tế bào lá nuôi chỉ là bước chuyển hóa trung gian androgen thành estrogen. Estrogen có tác dụng làm xuất hiện và bảo tồn đặc tính sinh dục nữ thứ phát kể từ tuổi dậy thì bao gồm phát triển các cơ quan sinh dục, phát triển lớp mỡ dưới da, giọng nói trong, dáng mềm mại, ngoài ra estrogen còn có tác dụng làm tăng quá trình tổng hợp các protein ở gan, quá trình lưu thông máu, duy trì hàm lượng nước và muối ở trong máu, giảm nguy cơ ung thư vú... 17
- Progesteron O OH O Progesteron là một hoocmon steroit được tạo ra ở tuyến thượng thận, vỏ não, bộ phận sinh dục. Ở phụ nữ có thai, rau thai bài tiết một lượng đáng kể (0,25 mg/ngày) progesteron cho tới cuối thời kì có thai. Progesteron có tác dụng làm giảm co bóp cơ tử cung, ngăn cản việc đẩy trứng đã thụ tinh ra ngoài và tạo môi trường ổn định cho bào thai phát triển nồng độ progesteron cao có thể làm tăng tái hấp thu ion Na+, Cl- và nước ở ống lượn xạ; làm phát triển tế bào màng rụng nội mạc ở tử cung; giảm co bóp cơ tử cung khi có thai, do đó ngăn cản sảy thai... Corticosteron và cortisol O O OH OH HO HO OH O O Corticosteron Cortisol Corticosteron và cortisol là hoocmon tuyến thượng thận. Chúng có tác dụng tăng tạo glycogen ở gan, thúc đẩy tạo đường mới do dị hóa protein; ức chế sử dụng glucose ở tế bào, tăng hấp thu glucose tại ruột, gây tăng đường huyết, ức chế tổng hợp lipit, tăng thoái hóa axit béo tạo xeton; ở cơ dị hóa 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 375 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 523 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 266 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu xử lý thuốc nhuộm xanh methylen bằng bùn đỏ từ nhà máy Lumin Tân Rai Lâm Đồng
26 p | 162 | 17
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 222 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 207 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 203 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn