intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu xây dựng phương pháp xác định đồng thời Morphine, 6 - MAM (6 - monoacetyl morphine), Methadone trong nước tiểu bằng sắc ký khí

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:73

44
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn xây dựng và thẩm định được phương pháp phát hiện đồng thời Morphine, 6 - monoacetyl morphine, Methadone trong mẫu nước tiểu bằng sắc ký khí. Ứng dụng phân tích các mẫu nước tiểu bệnh nhân tham gia chương trình cai nhiện bằng liệu pháp methadone trong thực tế. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu xây dựng phương pháp xác định đồng thời Morphine, 6 - MAM (6 - monoacetyl morphine), Methadone trong nước tiểu bằng sắc ký khí

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ------------ ĐỖ THỊ YẾN NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƢƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỒNG THỜI MORPHINE, 6- MONOACETYL MORPHINE , METHADONE TRONG NƢỚC TIỂU BẰNG SẮC KÝ KHÍ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC HÀ NỘI − 2013 1
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ------------ ĐỖ THỊ YẾN XÂY DỰNG PHƢƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỒNG THỜI MORPHINE, 6-MONOACETYL MORPHINE, METHADONE TRONG NƢỚC TIỂU BẰNG SẮC KÝ KHÍ Chuyên ngành: Hóa Phân tích Mã số: 60 44 29 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Nguyễn Xuân Trƣờng Hà Nội - 2013 2
  3. MỤC LỤC Trang Danh mục các chữ viết tắt i Danh mục các hình trong luận văn ii Danh mục các bảng trong luận văn iii MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG I: CÁC CHẤT MA TÚY VÀ PHƢƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH 3 1.1. Giới thiệu chung về các chất ma tuý 3 1.1.1. Khái niệm 3 1.1.2. Phân loại chất ma túy 4 1.2. Thuốc phiện, morphine, heroin, 6-MAM và tác dụng của các chất Opiat đối với cơ 5 thể 1.2.1.Thuốc phiện 5 1.2.2. Morphine 6 1.2.3. Heroin 7 1.2.4. Chất chuyển hóa 6-MAM 8 1.2.5. Tác dụng của các chất Opiat đối với cơ thể 9 1.3. Cấu tạo, tính chất của Methadone 15 1.4. Một số phƣơng pháp chiết tách Morphine, 6-MAM và Methadone trong nƣớc 20 tiểu 1.4.1. Phƣơng pháp chiết pha rắn (SPE) 20 1.4.2 Phƣơng pháp chiết lỏng-lỏng 21 1.5. Một số phƣơng pháp xác định Morphine, 6-MAM và Methadone trong nƣớc 23 tiểu 1.5.1. Phƣơng pháp phân tích miễn dịch 23 1.5.2. Phƣơng pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) 24 1.5.3. Phƣơng pháp sắc ký khí 25 1.6. Giới thiệu phƣơng pháp sắc ký khí 26 1.6.1. Nguyên tắc hoạt động của thiết bị sắc ký khí 27 1.6.2. Các khái niệm và phƣơng trình cơ bản của phƣơng pháp sắc 27 ký khí 1.6.3. Kỹ thuật làm việc với hệ thống sắc ký khí 29 1.6.4. Dẫn xuất hoá trong sắc ký 32 1.6.5. Phân tích định tính và định lƣợng trong sắc ký 34 CHƢƠNG II: THỰC NGHIỆM 36 2.1. Hóa chất, thiết bị và dụng cụ 36 2.1.1. Hóa chất 36 2.1.2. Dụng cụ 36 2.1.3. Thiết bị 37 2.2. Đối tƣợng nghiên cứu 37 2.3. Nội dung nghiên cứu 38 2.4. Điều kiện phân tích Morphine, 6-MAM, Methadone trên thiết bị sắc ký 38 khí. 3
  4. 2.5. Khảo sát chọn các điều kiện tối ƣu cho quá trình chiết 39 2.5. Khảo sát chọn các điều kiện tối ƣu cho quá trình chiết 39 2.5.1. Chuẩn bị mẫu nƣớc tiểu khảo sát. 39 2.5.2. Khảo sát lựa chọn dung môi chiết 39 2.5.3. Khảo sát lựa chọn khoảng pH dung dịch phù hợp để chiết 44 đồng thời morphine, 6-MAM, methadone trong mẫu nƣớc tiểu 2.6. Khảo sát tính phù hợp của hệ thống sắc ký khí 46 2.6.1. Điều kiện phân tích Morphine, 6-MAM, Methadone trên thiết bị sắc ký 46 khí. 2.6.2 Chuẩn bị mẫu phân tích. 47 2.6.3 Kết quả khảo sát tính phù hợp của thiết bị sắc kí khí 47 2.7. Khảo sát độ đặc hiệu của phƣơng pháp 48 2.8. Khảo sát chiết morphine, 6-MAM, methadone phụ thuộc vào thời gian bảo quản 49 mẫu 2.8.1 Chuẩn bị mẫu và tiến hành phân tích 49 2.8.2 Kết quả khảo sát chiết morphine, 6-MAM, methadone phụ thuộc vào thời gian 49 phân tích. 2.9. Sơ đồ quy trình xác định đồng thời morphine, 6-MAM, methadone 51 trong nƣớc tiểu bằng sắc kí khí 2.10. Đánh giá hiệu suất chiết morphine, 6-MAM, methadone sau khi đã 52 xác định đƣợc các điều kiện tối ƣu 2.11. Xây dựng đƣờng chuẩn, tìm giới hạn phát hiện, giới hạn định lƣợng 54 xác định Morphine, 6-MAM, Methadone. 2.11.1. Xác định Morphine 55 2.11.2. Xác định 6-MAM 56 2.11.3. Xác định Methadone 58 2.12. Phân tích mẫu thực tế 59 2.12.1 Một số thông tin về mẫu thực tế 59 2.12.2 Kết quả phân tích mẫu thực tế 60 CHƢƠNG III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 62 3.1 Kết luận 62 3.2. Đề xuất: 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO 64 4
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 6-MAM 6-monoacetyl morphine AC Acetyl codein ATS Nhóm các chất ma túy tổng hợp CDTP Chất dạng thuốc phiện DCM Dichlorometan ECD Detector cộng kết điện tử EtAc Ethyl acetate Ete Diethyl ether GC Phƣơng pháp sắc ký khí GC-FID Sắc ký khí với detector ion hóa ngọn lửa GC-MS Sắc ký khí khối phổ HPLC Phƣơng pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao IS Chất nội chuẩn LOD Giới hạn phát hiện LOQ Giới hạn định lƣợng M-3-G Morphine -3- glucuronide M-6-G Morphine -3- glucuronide Med Methadone Mor Morphine ppb Phần tỉ SPE Chiết pha rắn TCD Detector độ dẫn UNDCP Chƣơng trình kiểm soát ma túy của Liên hợp quốc UNODC Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm Liên hợp quốc i
  6. DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN VĂN Nội dung Trang Hình 1 Sơ đồ chuyển hóa các chất ma túy nhóm Opiat trong cơ thể 13 Hình 2 Sơ đồ thiết bị sắc ký khí 27 Hình 3 Sắc ký đồ của hỗn hợp các chất chuẩn 39 Hình 4 Đồ thị khảo sát dung môi chiết trƣờng hợp không loại tạp 41 Hình 5 Đồ thị khảo sát dung môi chiết trƣờng hợp đã loại tạp 42 Hình 6 Sắc ký đồ của mẫu chiết bằng chloroform trong trƣờng hợp chƣa loại tạp 43 Hình 7 Sắc ký đồ của mẫu chiết bằng chloroformtrong trƣờng hợp đã loại tạp 43 t Hình 8 Đồ thị sự phụ thuộc hiệu suất chiết 1 lần vào giá trị pH 45 ạ Hình 9 Sắc ký đồ của mẫu chiết với clorofoc ở pH=9 46 p t Hình 10 Sắc ký đồ của mẫu nƣớc tiểu trắng 48 ạ Hình 11 Sắc ký đồ của mẫu chiết trong ngày thứ 1 49 p Hình 12 Sắc ký đồ của mẫu chiết trong ngày thứ 5 50 Hình 13 Đồ thị biểu thị khả năng chiết theo thời gian 50 Hình 14 Sơ đồ quy trình xử lý mẫu 51 Hình 15 Đồ thị đƣờng chuẩn của Morphine 56 Hình 16 Đồ thị đƣờng chuẩn của 6-MAM 57 Hình 17 Đồ thị đƣờng chuẩn của Methadone 58 Hình 18 Biên bản thu mẫu phân tích 59 Hình 19 Sắc ký đồ của mẫu thực tế 61 ii
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN Nội dung Trang Bảng 1 Các thông số cơ bản của cột nhồi và cột mao quản 31 Bảng 2 Kết quả khảo sát dung môi chiết trong trƣờng hợp không loại tạp 41 Bảng 3 Kết quả khảo sát dung môi chiết trong trƣờng hợp đã loại tạp 42 Bảng 4 Kết quả khảo sát hiệu suất chiết phụ thuộc vào pH 45 Bảng 5 Methadone Kết quả khảovào sátdung môihợp tính phù chiếtcủa trong trƣờngsắc hệ thống hợpkýkhông khí 47 Bảng 6 Kết quả khảo sát khả năng chiết của các chất theo thời gian 50 Bảng 7 Kết quả khảo sát hiệu suất chiết 53 Bảng 8 Bảng kết quả các chỉ tiêu thống kê của phƣơng pháp 53 Bảng 9 Kết quả khảo sát xây dựng đƣờng chuẩn của Morphine 55 Bảng 10 Kết quả khảo sát xây dựng đƣờng chuẩn của 6-MAM 57 Bảng 11 Kết quả khảo sát xây dựng đƣờng chuẩn của Methadone 58 Bảng 12 Một số thông tin về mẫu thực tế 60 Bảng 13 Kết quả phân tích mẫu thực tế 60 iii
  8. MỞ ĐẦU Trong những thập niên cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, Việt Nam đã đạt đƣợc những tiến bộ ấn tƣợng trong công cuộc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trƣờng và đang tích cực chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Toàn cầu hóa trong thời đại ngày nay vừa là quy luật khách quan, vừa là động lực chính tạo ra của cải và việc làm cho ngƣời dân, góp phần tăng thu nhập cho ngƣời lao động cũng nhƣ toàn bộ nền kinh tế của đất nƣớc. Mặt khác, toàn cầu hoá còn đặt ra nhiều thách thức đối với tình hình kinh tế, xã hội của đất nƣớc. Một trong những thách thức lớn, đó là làm nảy sinh nhiều vấn nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma tuý.Tệ nạn ma túy trở thành một vấn nạn nóng bỏng, gây nhức nhối cho đời sống cá nhân và cộng đồng không chỉ đối với nƣớc ta mà với cả thế giới [12]. Ma túy đã trở thành hiểm họa của quốc gia, dân tộc theo số liệu thống kê của Uỷ ban Quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma tuý mại dâm: Năm 2003, trên địa bàn cả nƣớc có 154.000 ngƣời nghiện ma tuý có hồ sơ kiểm soát, tăng 14.000 ngƣời so với năm 2002; 48/61 tỉnh, thành phố có số ngƣời nghiện tăng. Ma tuý đã gây ra nhiều tác hại về kinh tế, xã hội, là nguyên nhân làm gia tăng đại dịch HIV và phát sinh nhiều phạm hình sự. Với tính chất phức tạp, đa dạng của vấn nạn ma túy, đòi hỏi từng bƣớc ngăn chặn, phòng chống và loại trừ ma tuý ra khỏi đời sống xã hội, trong đó cần phải tập trung giải quyết dứt điểm 3 vấn đề có tính quyết định (3 giảm), đó là: giảm cung, giảm cầu và giảm tác hại của các chất ma tuý.[4] Để giảm tác hại của ma tuý đối với các “con nghiện” thì việc điều trị bằng hình thức cai nghiện đóng vai trò nòng cốt, bởi vì: Mục đích của công tác cai nghiện là từng bƣớc giúp ngƣời nghiện giảm sự lệ thuộc vào ma túy và dần dần từ bỏ, loại trừ ma tuý ra khỏi đời sống của họ, đƣa họ tái hoà nhập với cộng đồng. Công tác cai nghiện là một mắt xích quan trọng, có tính quyết định đến sự thành công hay thất bại trong công tác phòng chống ma túy. Ở Việt Nam, Heroin là một chất ma túy phổ biến nhất, trong số những ngƣời nghiện có khoảng 90% có liên quan đến việc sử dụng Heroin, những ngƣời nghiện Heroin sau khi cai nghiện thì tỷ lệ tái nghiện rất cao [1]. 1
  9. Có nhiều phƣơng pháp cai nghiện khác nhau đang đƣợc áp dụng trên thế giới và ở Việt Nam. Đối với Heroin, liệu pháp dùng chất thay thế có tác dụng dƣợc lý tƣơng tự nhƣ các chất dạng thuốc phiện đang đƣợc áp dụng trong đó có methadone. Đây là một chất cai nghiện đƣợc Tổ chức Y tế thế giới đƣa vào danh mục thuốc thiết yếu do có nhiều ƣu điểm vƣợt trội so với các thuốc khác do đƣợc hấp thu qua đƣờng uống nên có tác dụng làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh lây qua đƣờng máu khác. Ở Việt Nam, theo số liệu cho biết của Cục phòng chống HIV/AIDS Bộ y tế, tính đến ngày 31 tháng 05 năm 2011 cả nƣớc đã có 22 điểm thực hiện “ Điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone” ở tại 09 thành phố, là Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Dƣơng, Điện Biên, Nam Định và Thanh Hóa với 3 396 bệnh nhân (trong đó có 2 622 bệnh nhân đang điều trị duy trì và 774 bệnh nhân đang dò liều điều trị) . Đến nay, Methadone đã đƣợc thí điểm áp dụng cho cai nghiện ma túy ở 11 tỉnh thành phố. Trong quá trình sử dụng methadone, việc dò liều đóng vai trò quan trọng tác động đến hiệu quả chƣơng trình cai nghiện. Tuy nhiên giai đoạn dò liều ngƣời bệnh thƣờng vẫn sử dụng Heroin gây khó khăn rất lớn cho kết quả dò liều đúng ở mỗi ngƣời bệnh. Chính vì vậy việc xét nghiệm phân tích nƣớc tiểu bệnh nhân trong giai đoạn dò liều là bắt buộc. Để góp phần thực hiện tốt công việc phân tích mẫu nƣớc tiểu ngƣời nghiện Heroin tham gia liệu pháp methadone, đề tài: “Nghiên cứu xây dựng phương pháp xác định đồng thời Morphine, 6 - MAM (6 - monoacetyl morphine), Methadone trong nước tiểu bằng sắc ký khí” đƣợc thực hiện với các mục tiêu cụ thể: 1. Xây dựng và thẩm định đƣợc phƣơng pháp phát hiện đồng thời Morphine, 6 - monoacetyl morphine, Methadone trong mẫu nƣớc tiểu bằng sắc ký khí. 2. Ứng dụng phân tích các mẫu nƣớc tiểu bệnh nhân tham gia chƣơng trình cai nhiện bằng liệu pháp methadone trong thực tế 2
  10. CHƢƠNG 1: CÁC CHẤT MA TUÝ VÀ PHƢƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH 1.1 Giới thiệu chung về các chất ma tuý 1.1.1 Khái niệm Từ xa xƣa, con ngƣời đã biết sử dụng một số loại cây cỏ để ăn, hút, uống giúp cho tinh thần sảng khoái, chống mệt mỏi nhƣ cây thuốc phiện ở châu Á, cây côca ở Nam Mỹ, cây cần sa, cây khat ở châu Phi, .... Cùng với trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, ngƣời ta đã xác định đƣợc các thành phần các hoạt chất trong các cây cỏ đó, tách chiết, phân lập các hoạt chất đó ở dạng tinh khiết để sử dụng. Đầu thế kỷ 19, một dƣợc sỹ ngƣời Đức là Serturne đã chiết đƣợc Morphine từ thuốc phiện và đƣợc coi nhƣ là công trình đầu tiên trên thế giới chiết xuất đƣợc hoạt chất tinh khiết từ cây cỏ thực vật. Từ đó đến nay, Morphine vẫn đƣợc xem là thuốc giảm đau thần diệu nhất mà loài ngƣời biết đến. Vào năm 1855 lần đầu tiên Gedecke đã chiết xuất đƣợc côcain từ lá cây Côca Erythroxylon, đến năm 1880 đƣợc Arnep chứng minh côcain có tác dụng gây tê tại chỗ. Cũng vào thời gian này bác sỹ tâm thần ngƣời Do Thái là Dicmun Frơt dùng côcain để chữa bệnh nghiện thuốc phiện và morphine, nhƣng chỉ ít lâu sau ngƣời ta đã phát hiện ra những tai họa của nó vì bản thân côcain cũng là chất gây nghiện mạnh. Trong cuộc tìm kiếm các loại thuốc chữa bệnh, ngƣời ta đã dựa vào cấu trúc hoá học của các chất có sẵn trong tự nhiên, từ đó bán tổng hợp để thu đƣợc các chất có cấu trúc tƣơng tự, tác dụng dƣợc lý tƣơng tự. Mặt khác, khi nghiên cứu cấu trúc của các chất có sẵn trong tự nhiên, ngƣời ta đã tổng hợp đƣợc các chất có khung cơ bản giống các chất có sẵn trong tự nhiên, có tác dụng tƣơng tự nhƣng khắc phục đƣợc các nhƣợc điểm của các chất có sẵn trong tự nhiên để phục vụ y học. Kết quả đã thu đƣợc hàng loạt các hợp chất khác nhau có tác dụng khác nhau đƣợc sử dụng vì mục đích y học. Tuy nhiên, bên cạnh đó nó ngày càng bị lạm dụng ngoài mục đích y học. Ngƣời ta gọi đó là các chất ma tuý đƣợc tổng hợp và bán tổng hợp.[5] Theo công ƣớc quốc tế về các chất ma tuý năm 1961 của Liên Hợp Quốc thì “ma tuý” nghĩa là bất kỳ chất nào trong bảng I và bảng II kèm theo công ƣớc này dù dƣới dạng tự nhiên hay tổng hợp. 3
  11. Tại Việt Nam, điều 2 Luật Phòng chống ma túy đƣợc Quốc hội khóa X, kì họp thứ 8 thông qua ngày 9 tháng 12 năm 2000 quy định: a. Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hƣớng thần đƣợc quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành. b. Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với ngƣời sử dụng. c. Chất hƣớng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể gây nghiện đối với ngƣời sử dụng. [2] Theo nghị định số 67/2001/NĐ – CP, số 133/2003/NĐ - CP, số 163/2007/NĐ - CP, số 17/2011/NĐ - CP, hiện nay các chất ma túy gồm 235 chất ma túy chia làm 3 danh mục và 42 tiền chất là các hóa chất không thể thiếu đƣợc trong quá trình điều chế chất ma túy cần kiểm soát.[3] 1.1.2. Phân loại chất ma túy [2][5][13] Có nhiều cách phân loại các chất ma túy: a) Dựa theo nguồn gốc: Dựa vào nguồn gốc của chất ma tuý, ngƣời ta phân chia ra ma tuý tự nhiên, ma tuý bán tổng hợp và ma tuý tổng hợp. - Ma tuý tự nhiên là các chất ma tuý có nguồn gốc tự nhiên, thu đƣợc bằng cách thu hái hoặc trồng trọt, các sản phẩm tách chiết, tinh chế từ các sản phẩm đó. Ví dụ: Thuốc phiện và các sản phẩm của nó (Morphine, Codeine, Narcotine…), Cần sa và các chế phẩm của nó. - Ma tuý bán tổng hợp là các chất ma tuý đƣợc điều chế từ các chất ma tuý tự nhiên bằng cách cho tác dụng với một số hoá chất để thu đƣợc chất ma tuý mới. Ví dụ Heroin là chất ma tuý đƣợc bán tổng hợp từ Morphine. - Ma tuý tổng hợp là các chất ma tuý đƣợc điều chế bằng phƣơng pháp tổng hợp hoá học từ các hoá chất ban đầu (đƣợc gọi là tiền chất). Ví dụ Methamphetamine có thể đƣợc tổng hợp từ Ephedrine và các hoá chất khác. b) Phân loại theo tính chất hóa học : Dựa vào tính chất hoá học để phân loại các chất ma túy nhƣ nhóm Ankaloit (Morphine, Codeine, Cocain, Heroin…), nhóm amin thơm (Amphetamine, Methaphetamine…)... Tuy nhiên cách phân loại này phức tạp, ít có giá trị 4
  12. c) Phân loại theo trạng thái vật lý : Dựa theo trạng thái vật lý là rắn, lỏng… cách phân loại này cũng ít có giá trị. d) Phân loại theo tác dụng tâm, sinh lý : Dựa vào tác dụng tâm, sinh lý của các chất ma tuý, đây là cách phân loại đƣợc dùng phổ biến nhất trên thế giới và đƣợc chia ra nhƣ sau: - Các chất ức chế thần kinh trung ƣơng, có tác dụng giảm đau, gây buồn ngủ gồm thuốc phiện, các chất Opiat và các chất tác dụng kiểu Morphine. - Các chất kích thích thần kinh trung ƣơng nhƣ Amphetamine, Methamphetamine, các dẫn chất mạch vòng của Amphetamine, Cocain, ... - Các chất gây ảo giác nhƣ Cần sa, nấm Peyote, Mescalin… - Các chất an thần, gây ngủ nhƣ các chất nhóm Benzodiazepine (Diazepam…), nhóm Barbiturat (Phenolbarbital….). - Côca và các sản phẩm của côca (Côcain, Ecgonin,...). - Một số dung môi bay hơi nhƣ ete, etyl axetat… cũng có thể đƣợc sử dụng để tạo ra các thay đổi về tâm thần 1.2. Thuốc phiện, morphine, heroin, 6-monoacetylmorphine và tác dụng của các chất Opiat đối với cơ thể 1.2.1.Thuốc phiện Thuốc phiện là sản phẩm tự nhiên thu đƣợc từ nhựa quả cây thuốc phiện (cây anh túc). Cây thuốc phiện mọc ở vùng Địa Trung Hải từ khoảng 6000 năm trƣớc công nguyên và sau đó dần dần đƣợc trồng ở một số nƣớc trên thế giới. Hiện nay nguồn cung cấp chính thuốc phiện là Châu Á với hai địa danh nối tiếng là “Tam giác vàng” và “Lƣỡi liềm vàng”[5]. Ở Việt Nam, thuốc phiện là một chất ma tuý đƣợc dùng khá phổ biến, trƣớc đây cây thuốc phiện đƣợc trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc giáp biên giới với Lào và Trung Quốc. Đến nay, do Nhà nƣớc ta đã sử dụng các biện pháp vận động đồng bào xoá bỏ cây thuốc phiện, kết hợp lồng ghép các chƣơng chình phát triển kinh tế - xã hội thì diện tích trồng cây thuốc phiện đã cơ bản đƣợc xoá bỏ. 5
  13. Trong thuốc phiện có khoảng 40 ankaloid khác nhau (ankaloid là chất hữu cơ chứa Nitơ có nguồn gốc từ thực vật) chia thành 2 nhóm chính theo cấu trúc hoá học là cấu trúc nhân piperidin- phenanthren (Morphine, Codeine, Thebaine, ...) và cấu trúc nhân benzylisoquinolin (Narcotine, Papaverine...). Morphine là ancaloid chính quyết định giá trị của thuốc phiện (hàm lƣợng: 4- 21%), hàm lƣợng một số ancaloit khác nhƣ: Narcotine 2-8%, Codeine 0,7- 3%, Thebaine 0,2-1%, Papaverine 0,5-1,3%[10] Ngoài ra trong thuốc phiện còn chứa lƣợng đáng kể axit meconic, hàm lƣợng đôi khi đạt tới 15%. Ngƣời ta chia thuốc phiện ra các dạng: + Thuốc phiện sống: là thuốc phiện chƣa đƣợc chế biến (còn chứa các mảnh biểu bì vỏ, quả, lá, có hàm lƣợng nƣớc cao). Có màu nâu hoặc đen, mùi ngái. + Thuốc phiện chín: là thuốc phiện đã đƣợc chế biến bằng cách hoà thuốc phiện sống vào nƣớc, lọc, cho bay hơi thu đƣợc sản phẩm màu nâu đen, mềm và dẻo. Loại này thƣờng dùng để hút. + Sái thuốc phiện: là phần còn lại của thuốc phiện sau khi đã hút, sái thƣờng giòn, cứng, có dạng bột nhƣ than. Do đốt cháy và bay hơi không hoàn toàn nên sái thuốc phiện vẫn còn có một lƣợng đáng kể morphine và một số ancaloit khác. Hàm lƣợng morphine đôi khi đạt tới 3%. + Thuốc phiện dƣợc dụng: là thuốc phiện đƣợc chế biến theo quy trình và điều chỉnh đảm bảo hàm lƣợng morphine từ 9,5-10,5% để làm nguyên liệu bào chế các loại thuốc trong y học[5]. Hiện nay, số ngƣời nghiện và sử dụng thuốc phiện giảm vì hiệu lực tác dụng của nó thấp, cộng với những hình thức sử dụng lỉnh kỉnh đã làm cho ngƣời nghiện chuyển sang các chất ma tuý khác mạnh hơn, tiện dùng hơn. Tuy nhiên, đến nay sản lƣợng thuốc phiện trên thế giới vẫn ở mức cao vì nó là nguyên liệu để chiết tách morphine từ đó điều chế bán tổng hợp thành Heroin là những chất có hoạt tính giảm đau gây ngủ mạnh hơn nhiều. Ngƣời ta dùng thuật ngữ “Opiat” để chỉ những chất có trong thuốc phiện , bao gồm Morphine, Codeine, và hàng loạt các chất bán tổng hợp từ Morphine, Codeine, Thebaine nhƣ Heroin,… Các chất nhóm Opiat có tác dụng giảm đau, gây ngủ thƣờng có cấu tạo khung phenanthren. 6
  14. 1.2.2. Morphine Tên biệt dƣợc: duromorph; nepenthe Công thức phân tử: C17H19NO3 .H2O = 303,4 Công thức cấu tạo: HO O N CH3 HO Trọng lƣợng phân tử: 285,3 Nhiệt độ nóng chảy: 243-244oC Kết tinh hình trụ, vị rất đắng, ít tan trong nƣớc, tan trong cồn, benzen, acetic acid. Morphine là một ancaloid chủ yếu của thuốc phiện. Bột kết tinh màu trắng hoặc không màu, tinh thể hình kim, vị đắng, nhiệt độ nóng chảy 254OC-256OC. Độ tan: 1/5000 phần nƣớc; 1/250 phần ethanol; 1/1500 phần chloroform; 1/125 phần glycerol, tan trong ete ở thể vô định hình, không tan ở thể kết tinh. Morphine là hoạt chất chính của nhựa thuốc phiện, trong điều kiện bình thƣờng, morphine ở dạng tinh thể hình kim, bột kết tinh màu trắng hoặc không màu, có vị đắng. Morphine trên thị trƣờng bất hợp pháp có thể có chất lƣợng rất khác nhau tuỳ theo quy trình tinh chế, vì vậy mà nó cũng có màu sắc khác nhau từ trắng, trắng ngà, vàng, sẫm….[10] Trong y học, morphine đƣợc dùng làm thuốc giảm đau và đƣợc coi là một trong những thuốc giảm đau thần diệu nhất mà con ngƣời đã từng biết đến. Nhƣng vì có tác dụng gây nghiện, nó đƣợc xếp vào Bảng II Công ƣớc 1961 và chịu sự quản lý chặt chẽ trong y tế. Morphine thƣờng đƣợc dùng dƣới dạng tiêm chích, khi vào cơ thể con ngƣời nó gây nên trạng thái sinh lý nhƣ giãn hệ thần kinh, làm cho con ngƣời cảm giác thoải mái, dễ chịu, phấn chấn, không có cảm giác đói, dễ tiếp xúc và làm quen trong mọi hoàn cảnh, tự tin và đam mê tình dục. 7
  15. Morphine đƣợc tách ra từ thuốc phiện có màu vàng sáng, ở dạng bột, tinh thể, hoặc có dạng cục, không mùi, có vị đắng. Chế phẩm Morphine thƣờng dùng trong y học ở Việt Nam là ống tiêm chứa Morphine chlohydrate 10mg/ml, ngoài ra còn có Morphine tactrate 30mg/1.5ml trong tuýp nhôm có sẵn kim tiêm [10]. 1.2.3. Heroin Heroin còn đƣợc gọi là Diacetatemorphine, Diacetylmorphine hoặc Diamorphine: Công thức phân tử : C21H23NO5 Công thức cấu tạo: Trọng lƣợng phân tử: 369,5 Nhiệt độ nóng chảy: 170-173oC Bình thƣờng Heroin tồn tại ở dạng bột màu trắng. Hoà tan trong nƣớc theo tỷ lệ: 1/700; trong cồn Etylic 1/30, trong chloroform 1/2 ; trong ether 1/100. [28] Heroin là chất ma túy đƣợc bán tổng hợp từ Morphine vào năm 1874 bởi CR Alder Wright bằng cách gắn thêm hai nhóm acetyl vào phân tử Morphine. Heroin là một trong những chất ma tuý nguy hiểm và phổ biến nhất trên thế giới. Heroin gây nghiện mạnh, độc và nguy hiểm hơn morphine, độc tính của nó gấp 10-12 lần so với morphine. Khi dùng Heroin chỉ cần từ 3- 4mg đã tạo ra trạng thái kích thích hơn ru ngủ. Từ những năm đầu thế kỉ 20, tệ nạn nghiện Heroin đã phổ biến ở Mỹ, Pháp và lan khắp châu Âu, những năm cuối thế kỉ 20 thì Heroin bắt đầu đƣợc phổ biến ở châu Á [5]. Heroin đƣợc coi là một loại ma tuý “nóng” , vì sự phụ thuộc của cơ thể vào nó rất mạnh, khi vào cơ thể con ngƣời có cảm giác dũng cảm hơn, hoạt động tích cực hơn, không cảm giác xấu hổ, nhiều tƣởng tƣợng, mơ mộng và quyến rũ hơn nhiều so với thuốc phiện và morphine. Ngƣời nghiện bị suy sụp rất nhanh cả về thể chất lẫn tinh thần. Nếu dùng quá liều có thể dẫn tới tử 8
  16. vong. Ở Việt Nam, trƣớc năm 1993 hầu nhƣ không có ngƣời nghiện Heroin, vào năm 1995 Heroin đã phổ biến ở các tỉnh, thành phố nhƣ Hà Nội, Hải Phòng, thành phố HCM, Quảng Ninh, Nghệ An, Nam Định, Thái Nguyên.. Đến nay,thì hầu hết các tỉnh thành đều có ngƣời nghiện Heroin[4]. 1.2.4. Chất chuyển hóa 6-monoacetylmorphine (viết tắt: 6-MAM) - Công thức phân tử : C19H21NO4 - Phân tử lƣợng: 327, 374 g/mol - Công thức cấu tạo: HO O N CH3 CH3C O O 3-hydroxy-6-acetyl-(5α,6α)-7,8-Didehydro-4,5-epoxy-17-methylmorphinnan - Tính chất: 6-MAM tồn tại ở hai dạng: dạng bazơ và dạng muối ngậm 1 phân tử hydroclorid hoặc hydrat ngậm 3 phân tử nƣớc. + Dạng bazơ có nhiệt độ sôi 1900C(DSC), tan rất ít trong nƣớc, tan tốt trong methanol, ethanol. Chloroform + Dạng muối có nhiệt độ sôi 3130C(DSC), tan trong nƣớc và các dung môi hữu cơ methanol, ethanol, chloroform [23]. 6-MAM không phải là chất ma túy nhƣng nó là sản phẩm phân hủy của Heroin trong tự nhiên và cũng là sản phẩm chuyển hóa trung gian của Heroin trong cơ thể ngƣời sử dụng [21]. 1.2.5. Tác dụng của các chất Opiat đối với cơ thể Độc tính của các chất nhóm Opiat Ở liều cao, các chất ma tuý nhóm Opiat thƣờng gây ra các triệu chứng ngộ độc dẫn đến chết. Biểu hiện của các trạng thái ngộ độc là hôn mê trầm trọng, nhịp thở giảm, cơ thể xanh tím, huyết áp giảm, đồng tử co, nhiệt độ cơ thể hạ, lƣỡi co lại. Nguyên nhân dẫn đến tử vong thƣờng do ngạt thở, một số 9
  17. trƣờng hợp do các biến chứng ở phổi hoặc sốc do co giật. Morphine có thể gây độc đối với ngƣời bình thƣờng ở liều 30 mg, gây chết ở liều 120 mg khi dùng qua đƣờng uống. Ngƣời nghiện có thể chịu đựng đƣợc liều cao gấp 10 lần. Việc điều trị ngộ độc Opiat trƣớc hết cần phải làm thông thoáng cho bệnh nhân dễ thở hoặc trợ hô hấp, sau đó sử dụng chất đối kháng Opiat, thƣờng truyền tĩnh mạch chậm Naloxone. Trong quá trình điều trị cần theo dõi chặt chẽ chức năng hô hấp và các biểu hiện tăng hoạt động thần kinh giao cảm có thể gây ra loạn nhịp tim, phù phổi [1]. Tác dụng đối với cơ thể, cơ chế tác dụng của Morphine cũng như các chất ma tuý nhóm Opiat Tác dụng chính của các chất ma tuý nhóm Opiat là tác dụng ức chế thần kinh trung ƣơng, giảm đau, gây ngủ, ngoài ra còn có các tác dụng khác nhƣ thay đổi tinh thần, gây hƣng phấn, ức chế hô hấp, giảm nhu động dạ dày, ruột, buồn nôn,… Các tác dụng này gọi là tác dụng kiểu Morphine, thông qua cơ chế tác dụng trên các thụ thể  ( receptor) có trong các tế bào thần kinh trung ƣơng. Các chất có nhóm thế khác nhau gắn vào khung phenanthren sẽ có hoạt tính sinh học khác nhau do sự khác nhau về ái lực với các thụ thể, độ hoà tan trong mỡ, mức độ bền vững với các phản ứng chuyển hoá [10]. Tác dụng giảm đau, gây ngủ: Các chất nhóm Opiat có tác dụng giảm đau, gây ngủ thƣờng đƣợc quyết định bởi cấu trúc nhân thơm, nhân piperidin và nhân thơm nối với chức amin bậc 3 bởi chuỗi ba Cacbon. Cơ chế tác dụng giảm đau là thông qua các thụ thể Opioid để ức chế sự giải phóng các trung gian dẫn chuyển thần kinh, từ đó làm tăng ngƣỡng gây đau và làm giảm đáp ứng với tác nhân gây đau. Liều giảm đau có tác dụng tốt nhất là 10mg/70kg,nếu tăng liều thì tác dụng giảm đau cũng không tăng. Tác dụng giảm đau đƣợc tăng cƣờng bởi thuốc an thần. Còn tác dụng an thần gây ngủ ở Morphine chỉ rõ rệt khi liều dùng thấp hơn liều giảm đau. Các tác dụng khác trên hệ thần kinh trung ƣơng: Các chất ma tuý nhóm Opiat tạo ra cảm giác sảng khoái, lâng lâng, an thần và một số các thay đổi khác về tinh thần nhƣ dễ chịu, mất cảm giác đói, hết buồn rầu sợ hãi. Các tác dụng này đƣợc xem là do kết quả của sự hoạt hoá các tế bào dopaminergic và đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự lạm dụng và gây nghiện. Cơ chế gây nghiện đƣợc giải thích nhƣ sau: Bình thƣờng trong cơ thể có một lƣợng nhỏ 10
  18. Morphine nội sinh (endorphine) là các enkephalin. Chất này khi kết hợp với receptor morphinic có tác dụng ức chế giải phóng một số chất trung gian hóa học làm ức chế men adenyl cyclase làm giảm tổng hợp AMP vòng trong tế bào, ngay sau khi enkephalin kết hợp với receptor thì bị phân hủy nhanh chóng nên không gây quen thuốc. Khi dùng các morphine ngoại sinh thƣờng xuyên, morphine tranh chấp với enkephalin để kết hợp với receptor morphinic nhƣ một chất chủ vận nhƣng không bị phá hủy nhanh nhƣ enkephalin. Những tác động thƣờng xuyên và đều đều của morphine lên receptor làm receptor giảm dần đáp ứng, lúc đó cần tăng liều thuốc để tạo nên đáp ứng mạnh nhƣ cũ, đó là hiện tƣợng quen thuốc. Kết quả là men adrenyl cyclase bị ức chế trầm trọng làm lƣợng AMP vòng giảm nhiều. Khi đó cơ thể phản ứng lại bằng cách tăng sản xuất men adenyl cyclase, đến mức độ nào đó cân bằng với lƣợng morphine đƣa vào thì gây ra trạng thái nghiện. Khi ngừng đƣa thuốc đột ngột, morphine biến khỏi cơ thể, nhƣng receptor vẫn giữ thói quen đáp ứng với nồng độ thuốc cao, lúc này các enkephalin nội sinh thay thế không thoả mãn đƣợc nhu cầu của receptor, hậu quả là không còn ức chế đƣợc sự bài tiết những chất trung gian hóa học nhƣ trên nữa nên xuất hiện tình trạng kích thích bất thƣờng bắt gặp ở ngƣời cai nghiện [10]. Ngoài ra, các chất nhóm Opiat còn có tác động lên trung tâm điều nhiệt ở vùng dƣới đồi làm hạ thân nhiệt, ức chế quá trình giải phóng một số hóc môn nội tiết. Ngoài tác dụng trên hệ thần kinh trung ƣơng, các chất ma tuý nhóm Opiat còn có một số tác dụng khác nhƣ làm co đồng tử, ức chế hô hấp. Tác dụng đối với hô hấp là rất rõ rệt. Ở liều thấp sẽ kích thích hô hấp, ở liều cao hơn sẽ gây ức chế. Gây ức chế hô hấp, làm ngƣng hô hấp là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong trong các vụ ngộ độc Opiat. Mức độ ức chế hô hấp tăng khi dùng kết hợp giữa các chất ma tuý nhóm Opiat với các chất gây mê, an thần, rƣợu, thuốc hạ nhiệt, gây ngủ, … Tác dụng làm dịu ho do ức chế trung tâm ho ở hành tuỷ, tác dụng hạ huyết áp do tăng cƣờng giải phóng Histamin, tác dụng làm buồn nôn và gây nôn do tác động đối với hành tuỷ. Với những tác dụng nêu trên, ngoài các tác hại do bị lạm dụng thì các chất nhóm Opiat có tác dụng to lớn trong điều trị y học mà cho tới nay việc thay thế chúng vẫn còn nhiều khó khăn. 11
  19. Cách dùng, mức độ hấp thu Nói chung, do mức độ hấp thu cao nên các chất ma tuý nhóm Opiat có thể đƣa vào cơ thể bằng nhiều cách khác nhau nhƣ hút, hít, ngửi, nhai, uống, ngậm dƣới lƣỡi, tiêm dƣới da,… tuỳ thuộc dạng sẵn có. Tuy nhiên, khi dùng đƣờng uống, các chất này chuyển hoá đáng kể bởi chu trình gan-mật. Morphine hấp thu nhanh sau khi tiêm dƣới da hoặc tiêm bắp và có thể thâm nhập tốt vào tuỷ sống sau khi tiêm ngoài màng cứng hoặc trong màng cứng (trong ống sống). Thông thƣờng, để có đƣợc tác dụng nhanh chóng, ngƣời nghiện dùng bằng cách hút, hít hoặc hoà vào nƣớc để tiêm (tĩnh mạch)[9]. Phân bố trong cơ thể Ở liều thông thƣờng, trong huyết tƣơng khoảng 1/3 lƣợng Morphine trong máu tồn tại dƣới dạng kết hợp với protein. Morphine không tồn tại lâu trong các mô cơ thể (trong 24h), hàm lƣợng Morphine trong các mô rất thấp. Mặc dù vị trí tác dụng của Morphine là ở hệ thần kinh trung ƣơng nhƣng chỉ có một lƣợng nhỏ đi qua đƣợc hàng rào máu-não để gây ra tác dụng vì Morphine ít tan trong mỡ hơn các chất Opiat khác. Các chất có độ hoà tan trong mỡ cao hơn nhƣ Codeine, Heroin, Methadone và khả năng đi qua hàng rào máu-não nhiều hơn [10]. Chuyển hoá và thải trừ trong cơ thể Quá trình chuyển hoá của các chất ma tuý nhóm Opiat bao gồm rất nhiều phản ứng, trong đó phổ biến nhất là các phản ứng thuỷ phân đƣợc nối tiếp bởi các phản ứng liên hợp với axit glucuronide, đồng thời có cả các phản ứng loại nhóm alkyl gắn vào nitơ (N-dealkylation). Khi ngƣời nghiện sử dụng Heroin, trong cơ thể Heroin nhanh chóng bị thuỷ phân tách loại acetyl tạo ra 6-MAM, chất này tiếp tục bị tách loại acetyl nhƣng với tốc độ chậm hơn để tạo thành Morphine. Phần lớn lƣợng Morphine đƣợc chuyển hoá (chủ yếu qua gan) và đào thải ra ngoài cơ thể (khoảng 87% trong vòng 72 giờ) qua đƣờng nƣớc tiểu, dƣới dạng liên hợp với axit glucuronide ở vị trí gắn OH (3 và 6) tạo thành cả hai dạng sản phẩm có hoạt tính (Morphine-6-glucuronide, M-6-G, giảm đau mạnh hơn Morphine) và dạng không có hoạt tính (Morphine-3-glucuronide, M-3-G). Một phần Morphine bị chuyển hoá bằng cách tách loại metyl tạo ra normorphine. Codeine cũng đƣợc tìm thấy trong nƣớc tiểu ngƣời sử dụng 12
  20. Heroin, tuy nhiên đây là sản phẩm thuỷ phân tách loại acetyl của tạp chất acetylcodeine có trong Heroin[16]. Hình 1: Sơ đồ chuyển hoá của các chất ma tuý nhóm Opiat trong cơ thể [10] Các chất chuyển hóa chính của diacetylmorphine là 6-MAM, morphine, M-3-G và M-6-G, có thể xác định trong huyết tƣơng, máu và nƣớc tiểu để theo dõi tình trạng lạm dụng, khẳng định nguyên nhân ngộ độc hoặc hỗ trợ trong việc điều tra nguyên nhân chết của tử thi. Các sản phẩm chuyển hoá bị lọc qua cầu thận, 20-40 giờ sau khi tiêm tĩnh mạch Heroin, lƣợng M-3-G trong nƣớc tiểu là 38,2 %, Morphine tự do là 4,2%, 6-MAM là 1,3% và Heroin tự do là 1,3%. Khoảng 90% sản phẩm chuyển hoá, trong đó chủ yếu là M-3-G bài tiết qua đƣờng nƣớc tiểu trong 24 giờ đầu. Lƣợng Morphine toàn phần (gồm cả dạng tự do và dạng liên hợp với glucuronide acid) trong nƣớc tiểu ngƣời sử dụng Heroin ở liều điều trị có thể đạt tới 10 g/ml, ở ngƣời chết do sử dụng Heroin quá liều có thể lên tới 86 g/ml. Tuy nhiên, do quá trình chuyển hoá bởi chu trình gan-mật nên một lƣợng nhỏ Morphine có thể tồn tại trong phân và trong nƣớc tiểu tới vài ngày. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1