intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Thơ tứ tuyệt thời Lý

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

77
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Thơ tứ tuyệt thời Lý trình bày khái niệm về thể thơ tứ tuyệt; đặc trưng nội dung của thơ tứ tuyệt thời Lý; hình thức nghệ thuật thơ tứ tuyệt thời Lý; đối chiếu so sánh giữa thể thơ tứ tuyệt thời Lý với thể thơ tứ tuyệt thời Trần.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Thơ tứ tuyệt thời Lý

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN LÊ TUẤN THƠ TỨ TUYỆT THỜI LÝ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2003
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công tành này là của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng đứợe ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.. Tác giả luận văn Nguyễn Lê Tuấn
  3. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................3 MỤC LỤC .................................................................................................................4 PHẦN DẪN NHẬP ..................................................................................................7 1. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................................. 7 2.LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 8 3.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 10 4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 10 4.1.Phương pháp thống kê ........................................................................................ 10 4.2.Phương pháp phân tích - so sánh ........................................................................ 11 5.GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ TÀI LIỆU ............................................ 11 6.KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN ..................................................................................... 11 CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VỀ THE THƠ TỨ TUYỆT ....................................14 1.1.QUAN NIỆM VỀ THỂ THƠ TỨ TUYỆT ............................................................ 14 1.1.1.Về thuật ngữ “tứ tuyệt” .................................................................................... 14 1.1.2.Hình thức của một bài tứ tuyệt ........................................................................ 16 1.1.3.Thanh bằng và thanh trắc ................................................................................. 18 1.2.MỐI QUAN HỆ GIỮA TUYỆT CÚ VÀ LUẬT THI ............................................ 19 CHƯƠNG 2: ĐẶC TRƯNG NỘI DUNG CỦA THƠ TỨ TUYỆT THỜI LÝ .25 2.1.VÀI NÉT VỀ VĂN HÓA - XÃ HỘI THỜI LÝ ...................................................... 25 2.1.1.Tôn giáo ........................................................................................................... 25 2.1.2.Văn hóa - Nghệ thuật ....................................................................................... 26 2.2.VÀI NÉT VỀ THIỀN TÔNG VIỆT NAM THỜI LÝ ........................................... 27
  4. 2.3.NỘI DUNG THƠ TỨ TUYỆT THỜI LÝ .............................................................. 29 2.3.1.Thơ tứ tuyệt thời Lý phản ánh giáo lí và yếu chỉ Thiền tông .......................... 29 2.3.1.1.Thơ tứ tuyệt thời Lý trực tiếp phản ánh yếu chỉ Thiền tông ..................... 30 2.3.1.2.Thơ tứ tuyệt thời Lý gián tiếp thuyết giảng giáo lí đạo Phật và yếu chỉ Thiền tông. ............................................................................................................ 39 2.3.2.Thơ tứ tuyệt thời Lý phản ánh tinh thần “Tam giáo đồng nguyên” ................. 40 2.3.3.Thơ tứ tuyệt thời Lý phản ánh sự khủng hoảng niềm tin đối vối nhà Phật. .... 42 2.3.4.Thơ tứ tuyệt thời Lý phản ánh tinh thần yêu nước. ......................................... 43 CHƯƠNG 3: HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT THƠ TỨ TUYỆT THỜI LÝ .....46 3.1.THỂ THƠ ............................................................................................................... 46 3.1.1.Thể thơ ngữ ngôn tứ tuyệt ............................................................................... 46 3.1.2.Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ................................................................................ 47 3.2.CÁC VẤN ĐỀ VỀ VẦN, NIÊM, LUẬT, ĐIỂN CỐ .............................................. 48 3.2.1.Vần ................................................................................................................... 48 3.2.1.1.Thơ vần trắc ............................................................................................. 48 3.2.1.2.Thơ vần bằng ............................................................................................ 49 3.2.2.Điển cố ............................................................................................................. 49 2.2.3.Niêm luật.......................................................................................................... 51 3.3.KẾT CẤU ................................................................................................................ 51 3.4.TỪ NGỮ ................................................................................................................. 52 3.5.HÌNH THỨC TỔ CHỨC CÂU .............................................................................. 54 3.6.CON NGƯỜI .......................................................................................................... 54
  5. 3.6.1.Trước hết đó là con người có trí tuệ siêu việt, học vấn uyên thâm, hiểu đạo, hiểu đời. .................................................................................................................... 55 3.6.2.Con người tự do với một tinh thần phá chấp triệt để. ...................................... 57 3.6.3.Con người hòa đồng......................................................................................... 58 3.7.THIÊN NHIÊN ...................................................................................................... 59 3.8.KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT ............................................................................ 61 3.9.THỜI GIAN NGHỆ THUẬT ................................................................................. 61 CHƯƠNG 4: ĐỐI CHIẾU SO SÁNH GIỮA THỂ THƠ TỨ TUYỆT THỜI LÝ VỚI THỂ THƠ TỨ TUYỆT THỜI TRẦN ...................................................63 4.1.VÀI NÉT VỀ VĂN HÓA - XÃ HỘI THỜI TRẦN ................................................ 63 4.3.NGHỆ THUẬT THƠ TỨ TUYỆT THỜI TRẦN .................................................. 74 4.4.ĐỐI CHIẾU, SO SÁNH VÀ KẾT LUẬN ............................................................. 84 PHẦN KẾT LUẬN.................................................................................................88 BẢNG PHỤ LỤC ...................................................................................................91 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH ....................................................................103 SÁCH TIẾNG VIỆT .................................................................................................. 103 SÁCH TIẾNG TRUNG QUỐC.................................................................................. 106
  6. PHẦN DẪN NHẬP 1. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI Tháng 11 năm 1009, Lê Ngọa Triều (Long Đĩnh) chết. Được sự ủng hộ của các nhà sư, Đào Cam Mộc cầm đầu một số triều thần đưa Tả thân vệ diện tiền chỉ huy sứ, Lý Công Uẩn lên làm vua. Lý Công Uẩn lên ngôi, quyết định lấy năm 1010 làm năm Thuận Thiên thứ nhất. Nhà Lý ra đời mở ra một giai đoạn mới cho lịch sử nước nhà. Nhà Lý muốn "Mưu toan việc lớn, tính kế muôn đời cho con cháu" nên đã dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long "ở vào nơi trung tâm trời đất...Là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước" (Lý Thái Tổ - Thiên đô chiếu). Thời Lý, nhà nước phong kiến tập quyền được củng cố, có đủ sức mạnh để chống lại sự xâm lăng của các thế lực phong kiến phương Bắc. Năm 1076, Nhà Lý đã chủ động tấn công Ưng Châu, phá tan cứ điểm xâm lược của quân Tống. Năm 1097, đập tan 30 vạn quân Tống xâm lược trên sông Như Nguyệt. Thời Lý, Phật giáo rất thịnh, có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống xã hội và tinh thần của dân tộc ta. Lực lượng sáng tác văn học thời bấy giờ chủ yếu là các vị Thiền sự, cho nên văn học thời Lý chịu ảnh hưởng sâu sắc khuynh hướng thẩm mĩ của Phật giáo. Văn học thời Lý phát triển rực rỡ, đặt nền móng cho nền văn học viết nước ta. Tuy số lượng tác phẩm còn lưu giữ được không nhiều, nhưng thơ văn thời này cũng đầy đủ thể loại, trong đó thể thơ tứ tuyệt chiếm đa số. Ta pó thể tham khảo số liệu thống kê sau : Tài liệu Vận văn Tứ tuyệt Tỉ lệ Thơ văn Lý Trần(Tập 1) 78 56 72% Thể thơ tứ tuyệt là thể thơ thịnh hành thời trung đại, các nhà thơ cổ điển rất ưa chuộng thể thơ này. ở Việt Nam, nhiều bài thơ tứ tuyệt thời Lý-Trần như "Nam quốc sơn
  7. hà" "Tụng giá hoàn kinh sư" "Thuật hoài"... đã trở thành tiếng nói ngắn gọn, đanh chắc thể hiện ý thức về chủ quyền đất nước, ỷ thức về trách nhiệm công dân trước vận mệnh quốc gia. Các bậc Thiền sư như Vạn Hạnh Thiền sư, Mãn Giác Thiền sư, Tuệ Trúng Thượng sĩ ... cũng hay sử dụng thể thơ tứ tuyệt để viết kệ làm thơ. Tác phẩm của họ đã trở thành nổi tiếng và được lưu truyền tới muôn đời sau. Tuy ngắn, gọn nhưng thơ tứ tuyệt cũng đủ khả năng chuyển tải những triết lí sâu sắc về cuộc đời, phản ánh những biến cố trọng đại của lịch sử. Khảo sát thơ tứ tuyệt thời Lý, ta có thể thấy được tinh thần của thời đại nhà Lý về các mặt xã hội, văn hóa nghệ thuật. 2.LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 2.1 Có lẽ do số lượng thơ văn thời Lý lưu giữ được tới nay không nhiều nên hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu riêng về mảng thơ văn này, đặc biệt là đề tài về thơ tứ tuyệt thời Lý. Thường thì các công trình nghiên cứu có khuynh hướng lấy thơ văn của cả hai triều đại Lý -Trần làm đối tượng khảo sát, nghiên cứu. Nguyễn Phạm Hùng có tác phẩm "Văn học Lý-Trần nhìn từ thể loại". Nguyễn Công Lý có tác phẩm "Bản sắc dân tộc trong Văn học Thiền tông thời Lý - Trần". Cũng có tác giả chuyên sâu về phương diện nghệ thuật như Đoàn Thị Thu Vân có công trình "Khảo sát đặc trưng nghệ thuật của thơ Thiền Việt Nam thế kỷ X - thế kỷ XIV". Ngoài các công trình kể trên, còn có một số bài nghiến cứu về từng mảng nhỏ của đề tài này được đăng tải trên Tạp chí Văn học như: "Chất trữ tình trong thơ Thiền đời Lý" (Trần Ngọc Lan); "Một vài nhận xét về thơ Thiền Lý -Trần" (Đoàn Thị Thu Vân); "Quan niệm về con người trong thơ Thiền Lý-Trần" (Đoàn Thị Thu Vân); "Mãn giác và bài thơ Thiền nổi tiếng của ông" (Nguyễn Huệ Chị) ... 2.2 Nhìn chung, với mức độ đậm nhạt khác nhau, các tác phẩm, các công trình trên đã phần nào khắc họa được dung mạo về cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật của thơ văn thời Lý nói riêng, thơ văn Lý - Trần nói chung. Trong tác phẩm "Văn học Lý -Trần nhìn từ thể loại", khi khảo sát một số thể loại văn học tiêu biểu thời Lý - Trần, về phần vận văn, Nguyễn Phạm Hùng dựa hẳn vào tiêu
  8. chí nội dung mà phân thành : Thơ Thiền thời Lý; Thơ trữ tình thời Trần. Tác giả nhấn mạnh "Khái niệm thơ Thiền...xuít phát từ tiêu chí nội dung phản ánh của thơ Thiền" [9, tr.40]. Và "...Thơ trữ tình vốn là hình thức nghệ thuật phát biểu trực tiếp thái độ, tình cảm, tâm trạng cửa con người trước những vấn đề bức xúc của đời sống ..." [9, tr. 73]. Trong tác phẩm "Bản sắc dân tộc trong Văn học Thiền tông thời Lý -Trần" [16], Nguyễn Công Lý đã nêu lên vài biểu hiện của bản sắc dân-tộc cũng như tinh thần lạc quan, tích cực phong cách bình thản, tin tưởng đối với cuộc sống được thể hiện trong văn học Thiền tông Lý - Trần. Như vậy, khi nghiên cứu về thơ văn Lý - Trần, tuy có điểm qua vài nét về đặc trưng nghệ thuật nhưng tác giả Nguyễn Công Lý cũng nghiêng về bình diện nội dung, lấy nội dung làm tiêu chí khảo sát. Đoàn Thị Thu Vân, trong công trình "Khảo sát đặc trưng nghệ thuật của thơ Thiền Việt nam thế kỷ X - thế kỷ XIV" có một cái nhìn thấu đáo về đặc trưng nghệ thuật của thơ Thiền Việt Nam, trên cơ sở lí thuyết của thi pháp học và đặc trưng nghệ thuật của thơ ca trung đại Việt Nam. Tác giả đã chú trọng khảo sát ngôn ngữ, hình tượng, thể thơ, kết cấu, cách miêu tả, thể hiện và giọng điệu của thơ Thiền. Về thể thơ, tác giả nhận xét: Hầu hết các tác phẩm thuộc đối tượng khảo sát đều được viết theo thể thơ Đường luật (thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, hoặc ngũ ngôn tứ tuyệt), một số ít viết theo thể cổ phong hoặc tứ tự... ở thời Lý, đa số thơ Thiền là thơ triết học nên thường sử dụng thơ ngũ ngôn tứ tuyệt (33/ 66 bài thơ Đường luật), số lượng chữ tối thiểu -20 chữ- trong bài thơ bảo đảm tính hàm súc đạt mức cao nhất, cần thiết cho sự khẳng định đanh chắc và ngụ ý sâu xa của những chân lý được nêu. Thiền là vô ngôn, nhiữig điều này cũng chỉ có tính tương đối, vì vậy hình thức của một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt là phù hợp nhất để diễn đạt một cách kiệm lời những điều cần thiết nhằm khơi gợi sự trực giác nơi đối tượng [41, tr.108-109]. Nhận xét này của tác giả đã khẳng định hai vấn đề cơ bản : Thời Lý, đa số thơ Thiền sử đụng thơ ngũ ngôn tứ tuyệt; hình thức của một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt phù hợp với nội dung khơi gợi trực giác nơi đối tượng.
  9. Tác giả Trần Ngọc Lan trong bài viết "Chất trữ tình trong thơ Thiền đời Lý" thiên về phân tích những yếu tố trữ tình trong thơ Thiền "Thơ Thiền đời Lý quả đã ghi lại được những giờ phút êm đềm, những khoảnh khắc xao động trong tâm hồn của các nhà sư - thi sĩ trước cuộc sống" [12, tr.32] . Từ các công trình, các bài nghiên cứu trên, luận văn này thấy rằng: a. Để có sự đánh giá khách quan về giá trị của văn thơ thời Lý, cần khảo sát ỏ cả hai phương điện nội dung và hình thức nghệ thuật. b. Do thể thơ tứ tuyệt chiếm tuyệt đại đa số các tác phẩm văn thơ thời Lý (xem số liệu thống kê ở phần dẫn nhập) nên việc khảo sát văn thơ thời Lý có thể giới hạn trong phạm vi thể thơ này. 3.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Vì những lí do kể trên, luận văn này hướng tới việc giải quyết một số vấn đề sau: 3.1Phác thảo một cái nhìn tổng quát về thể thơ tứ tuyệt. 3.2Khảo sát thơ tứ tuyệt thời Lý,về hai phương diện nội đung và nghệ thuật. 3.3Đối chiếu, so sánh thơ tứ tuyệt thời Lý với thơ tứ tuyệt thối Trần. 4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, nhằm giải quyết những yêu cầu cụ thể của đề tài, người viết sử dụng các phương pháp sau: 4.1.Phương pháp thống kê - Nhằm khảo sát tỉ lệ sử dụng thể thơ tứ tuyệt trong kho tàng thơ văn thời Lý để đánh giá vị trí và giá tri của thể thơ này. - Để có cứ liệu tiến hành thao tác đối chiếu, so sánh thơ tứ tuyệt thời Lý với thơ tứ tuyệt thời Trần.
  10. 4.2.Phương pháp phân tích - so sánh - Nhằm xác định nội đung phản ánh và hình thức nghệ thuật của thể thơ tứ tuyệt thời Lý. - Làm rõ nét đặc trưng của thể thơ tứ tuyệt thời Lý về cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật so với thơ tứ tuyệt thời Trần. 5.GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ TÀI LIỆU Đối tượng khảo sát của luận văn này là thể thơ tứ tuyệt thời Lý. Cho nên nguồn tư liệu chủ yếu là "Thơ văn Lý - Trần Tập 1" (1978) Viện Văn hộc, NXB.KHXH - Hà Nội. Để tiến hành so sánh với thể thơ tứ tuyệt thời Trần, còn cần nguồn tư liệu từ “Thơ văn Lý- Trần Tập II” (1978), "Thơ văn Lý-Trần Tập III" (1981) Viện Văn học, NXBKHXH Hà Nội. Ngoài ra, người viết còn tham khảo các tác phẩm, các công trình khảo cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu. 6.KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Luận văn này gồm có ba phần: Phần dẫn nhập Giới thiệu ý nghĩa của đề tài. Điểm lại một số công trình chủ yếu có liên quan tới đề tài. Nhấn mạnh mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, giới hạn vấn đề cần giải quyết, nguồn tư liệu và giới thiệu sơ lược kết cấu của đề tài. Phần nội dung Phần này gồm bốn chương: CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VỀ THỂ THƠ TỨ TUYỆT Trọng tâm của chương này là xác định khái niệm về thể thơ tứ tuyệt, đặc điểm hình thức nghệ thuật của thể thơ tứ tuyệt nhằm tạo chuẩn mực cho công việc thống kê, phục vụ việc phân tích và thao tác so sánh.
  11. CHƯƠNG 2: ĐẶC TRƯNG VỀ NỘI DUNG CỦA THỂ THƠ TỨ TUYỆT THỜI LÝ Do đặc điểm xã hội thời Lý. là nặng Phật nhẹ Nho nên hầu hết các tác phẩm thời đó đều mang nặng triết lí nhà Phật, lực lượng sáng tác chủ yếu là các vị Thiền SƯ. Điều đó buộc luận văn này phải giới thiệu vài nét về Thiền tông Việt Nam. Khi phân tích nội dung dòng thơ Thiền thời Lý, cần lấy yếu chỉ của nhà Phật, giáo lí của đạo Phật làm luận điểm để soi rọi, làm sáng tỏ vấn đề. Chương này gồm ba phần: 2.1.Vài nét về văn hóa - xã hội thời Lý 2.2.Vài nét về Thiền tông thời Lý 2.3.Nội dung thơ tứ tuyệt thời Lý CHƯƠNG 3: HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT THƠ TỨ TUYỆT THỜI LÝ Trọng tâm của chương này là dựa vào đặc điểm hình thức của thể thơ tuyệt cú và đặc điểm thi pháp thơ ca trung đại để phân tích thơ tứ tuyệt thời Lý. Chương này gồm chín phần : 3.1Thể thơ 3.2Các vấn đề về vần, niêm luật, điển cố 3.3Từ ngữ 3.4Hình thức tổ chức câu 3.5Kết cấu 3.6Con người 3.7Thiên nhiên 3.8Không gian nghệ thuật
  12. 3.9 Thời gian nghệ thuật CHƯƠNG 4: Đối CHIẾU, SO SÁNH GIỮA THỂ THƠ TỨ TUYỆT THỜI LÝ VỚI THỂ THƠ TỨ TUYỆT THỜI TRẦN Sự đối chiếu, so sánh này tiến hành trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật. So sánh đối chiếu để thấy rõ diện mạo thơ tứ tuyệt thời Lý trong mối tương quan với thơ tứ tuyệt thời Trần. Chương này gồm bốn phần: 4.1Vài nét về văn hóa-xã hội thời Trần 4.2Nội dung thơ tứ tuyệt thời Trần 4.3Nghệ thuật thơ tứ tuyệt thời Trần 4.4Đối chiếu, so sánh và kết luận Phần kết luận Khẳng định giá trị về mặt nội dung cũng như hình thức nghệ thuật của thể thơ tứ tuyệt thời Lý. Nhấn mạnh nét đặc trưng về hai phương điện nội dung và nghệ thuật của thơ tứ tuyệt thời Lý, giúp cho việc giải mã các b.ài thơ thuộc thể thơ này.
  13. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VỀ THE THƠ TỨ TUYỆT 1.1.QUAN NIỆM VỀ THỂ THƠ TỨ TUYỆT 1.1.1.Về thuật ngữ “tứ tuyệt” Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về thuật ngữ tứ tuyệt. Tựu trung có các luồng ỷ kiến sau : Ý kiến thứ nhất cho rằng: Tứ tuyệt là một kiểu bài thơ chỉ có bốn câu. Số tiếng trong câu không hạn chế, cách gieo vần tự do, không chịu sự ràng buộc của niêm luật. Đại biểu cho trường phái này, tác giả Nguyễn Sĩ Đại cho rằng : "Tứ tuyệt trước hết là một bài thơ bốn câu, không nhất thiết ngũ ngôn hay thất ngôn, không nhất thiết phải có niêm luật chặt chẽ" [4, tr.14]. Chính vì hiểu như vậy mà tất cả các bài thơ bốn câu đều được cho là thơ tứ tuyệt Ví dụ như trong đợt thi thơ tứ tuyệt trên báo Tài hoa trẻ có một số bài thơ dự thi sáng tác theo khuynh hướng đó. Nếu những sớm bên chồng tóc em buồn biếng chải Nhớ tô giùm anh một chút son môi Bởi vì anh trong những ngày còn lại Mỗi sớm mai đã nhớ em rồi (Hồ Văn Như-Nhớ, Tài hoa trẻ số 180 ngày 10.10.2001) Cùng một cách hiểu như thế, Chế Lan Viên có bài tứ tuyệt sau : Từ lúc em ra đi, hai lần gió mùa đông bắc thổi qua phòng Lần trước lạnh vừa, lần sau lạnh gắt Ở đất nước đánh giặc này, ta chỉ sợ gió mùa, không sợ giặc Chỉ sợ lòng mình ai sợ gió mùa đông
  14. (Chế Lan Viên - Gió mùa đông bắc) Ý kiến thứ hai cho rằng: Thơ tứ tuyệt là "Ngắt lấy bốn câu trong bài bát cú mà thành [7, tr.127]. Hoặc "Theo lối này (tức tứ tuyệt) thường ngắt hai câu đầu, hai câu cuối, hoặc bốn câu cuối (của bài bát cú) mà thành" [34, tr.69] Ý kiến thứ ba cho rằng : "Thơ bốn câu người ta còn gọi là tứ tuyệt tức là bài thơ gồm bốn câu có ý nghĩa thật hay. Trong văn học Trung Quốc, người ta không gọi là tứ tuyệt mà gọi là tuyệt cú" [19, tr.213]. Trong tác phẩm "Tìm hiểu các thể thơ", Tác giả Lạc Nam xác định "Thơ bốn câu gọi là thơ tứ tuyệt, người Trung Quốc gọi là tuyệt cú". Như vậy, khái niệm về thể thơ gồm có bốn câu này, trở thành rối rắm vì cùng lúc được định danh là tứ tuyệt và tuyệt cú với nội hàm khác hẳn nhau. Để giải quyết vấn đề này, Tạ Ngọc Liễn, trong bài "Tứ tuyệt có phải là thơ bốn câu?", đã khẳng định : "Trong các tài liệu xưa không hề có thuật ngữ tứ tuyệt, chỉ có thuật ngữ tuyệt cú để chỉ những bài thơ bốn câu ngũ ngôn, lục ngôn hoặc thất ngôn, có quy định bằng trắc niêm luật rõ ràng" [14] Theo tài liệu xưa, quả là không hề có thuật ngữ tứ tuyệt. Tứ tuyệt chỉ là một từ biểu thị hai nghĩa sau: 1- Lý Hoa làm, Bia của Nguyên Đức Tú, Nham Chân Hương viết, chữ triện trên trán bia của Lý Dương Băng được gọi là tứ tuyệt 2-Một ngày trước lập xuân, lập hạ, lập thu, lập đông được chọn là ngày đại kị [53, tr.315], còn tuyệt cú là khái niệm đùng để chỉ "Một thể thơ có sự phân biệt ngũ ngôn, lục ngôn, thất ngôn. Bốn câu thành một bài, hoặc dùng vần bằng, hoặc dùng vần trắc, khỏi đầu là thể thơ mới thời Tề, Lương, sau này vào thời Đường mới có tên là tuyệt cú.
  15. [53, tr.1163]. Trong bài tuyệt cú, nếu mỗi câu có năm chữ gọi là ngũ tuyệt, bảy chữ gọi là thất tuyệt. Như vậy, khái niệm thơ tứ tuyệt mà chúng ta thường dùng chính là thể thơ tuyệt cú của Trung Quốc. Đó Ịà thể thơ gồm bốn câu và có quy định về gieo vần, về niêm luật rõ ràng. Đây cũng là chuẩn mực mà luận văn này dùng để thống kê, phân tích thơ tứ tuyệt thời Lý. Kể từ đây trở đi, luận văn này sẽ tạm dùng danh xiữig tứ tuyệt để chỉ thể thơ tuyệt cú cho phù hợp với thói quen xưa nay của người Việt. Danh xưng này được coi như một tồn tại lịch sử. Thiết nghĩ có lẽ đã tới lúc phải định danh cho thể thơ gồm có bốn câu, gieo vần tự do, không chịu ước thúc của niêm luật là "thơ bốn cậu" cho khỏi lẫn lộn khái niệm. 1.1.2.Hình thức của một bài tứ tuyệt Theo Đặng Đức Siêu và Nguyễn Ngọc San [31, tr.9,10,11] một bài tứ tuyệt có hình thức như sau: - Số câu, số chữ Tứ tuyệt cổ thể hay cận thể đều có bốn câu, mỗi câu năm chữ (ngũ tuyệt) hoặc bảy chữ (thất tuyệt). -Vần Vần trong thơ cổ thể nói chung là vần chân, toàn bài có thể dùng một vần hoặc nhiều vần (vần liền hoặc vần cách).vần bằng hoặc vần trắc đều được cả. Trong thơ cổ thể không có những quy định chặt chẽ về sự phối hợp bằng trắc (trong câu cũng như trong toàn bài), nhưng cũng có yêu cầu khá cao về sự hài hoà thanh điệu. Trong thơ cận thể (thơ Đường luật), một bài tứ tuyệt thường có ba vần (cuối các câu 1, 2, 4), nhưng cũng có thể chỉ có hai vần. Đó là hình thức trốn vần (chiết vận), vần có thể lược bỏ ở câu 1. Từ gieo vần có thể là thanh bằng (vần bằng) hoặc thanh trắc (vần trắc). Thông thường vần bằng được ưa chuộng hơn vần trắc. - Bằng, trắc, nhịp, luật, niêm
  16. Trình tự sắp xếp các từ có thanh bằng, thanh trắc trong thơ cận thể được quy định rõ ràng, có thể thu gọn lại thành một số mô thức nhất định như sau: a. Trong thơ ngũ tuyệt, có thể nêu bốn mô thức tiêu biểu nhất: I- b b b t t II- t t t b b III- b b t t b IV- t t b b t b. Trong thơ thất tuyệt cũng có thể nêu bốn mô thức tiêu biểu: I- t t b b b t t II- b b t t t b b III- t t b b t t b IV- b b t t b b t Sự thay đổi trình tự sắp xếp bốn mô thức đã nêu ở trên sẽ tạo ra bốn dạng thơ ngũ tuyệt, thất tuyệt phổ biến nhất. Bài thơ nào mở đầu bằng hai thanh bằng (thực tế chỉ căn cứ vào thanh của từ thứ hai trong câu mở đầu bài thơ) là thơ luật bằng. Bài thơ nào mở đầu bắng hai thanh trắc (thực tế chỉ căn cứ vào thanh của từ thứ hai trong câu mở đầu bài thơ) là thớ luật trắc. Để việc tuân thủ các quy định về bằng, trắc được dễ dàng hơn, thi pháp học cổ điển đưa ra lệ "nhất tam ngũ bất luận" cho thơ thất tuyệt và "nhất tam bất luận" cho thơ ngũ tuyệt. Có nghĩa là: Trong một câu thất tuyệt, từ thứ nhất, từ thứ ba, từ thứ năm là bằng hoặc trắc đều được cả. Trong một câu ngũ tuyệt, từ thứ nhất, từ thứ ba là bằng hoặc trắc đều được. Quy định về bằng, trắc trong thơ cận thể được vận dụng theo hai hệ thống: Hệ thống ngang vận dụng trong từng câu thơ như đã trình bày ở phần trên; hệ thống dọc được vận dụng trong phạm vi cả bài thơ, tạo ra mối quan hệ bằng, trắc giữa từng cặp câu thơ. Mối
  17. quan hệ bằng, trắc theo hệ thống dọc này gọi là niêm. Theo quy định hai câu thơ được gọi là niêm với nhau khi từ thứ hai của tông câu phải giống nhau về thanh, nếu là bằng thì đều là bằng, nếu là trắc thì đều là trắc. Với thơ tứ tuyệt câu 1 và câu 4, câu 2 và câu 3 phải niêm với nhau. Nhịp thơ đều là chẩn trước, lẻ sau: nhịp thơ ngũ tuyệt 2/3, nhịp thơ thất tuyệt 2/2/3. -Đối Về thực chất đối là một biện pháp tu từ tạo ra sự sóng đôi, cân xứng giữa từ với từ, giữa câu với câu nhằm nhấn mạnh vào sự tương phản hoặc tương đồng để tăng thêm hiệu quả biểu đạt. Biện pháp tu từ này vốn đã xuất hiện trong tản văn, trong vận văn cổ. Với thơ cận thể, đối được vận dụng rộng rãi trên các mặt thanh điệu (bằng đối với trắc hoặc ngược lại), ý (tương đồng hoặc tương phản), từ loại (danh từ đối với danh từ, tính từ đối với tính từ... nói chung là thực từ đối với thực từ, hư từ đối với hư từ) và câu (kết cấu cú pháp đồng.dạng). Trong thơ tứ tuyệt nói chung không cần đối. Nếu cổ đốrtíù câu 1 và câu 2 đối nhau hoặc câu 3 và câu 4 đối nhau, hoặc cả hai cặp câu 1 và 2, 3 và 4 đều đối nhau. -Kết cấu Bốn câu trong thơ tứ tuyệt đều có chức năng riêng, liên kết với nhau một cách hữu cơ, tạo thành một chỉnh thể nghệ thuật. + Câu 1 được gọi là câu khai, với nghĩa mở đầu. + Câu 2 gọi là câu thừa, với nghĩa nối tiếp ý đã triển khai trong câu 1. + Câu 3 gọi là câu chuyển, với nhiệm vụ chuyển tiếp ý của hai câu 1 và 2 xuống dưới. + Câu 4 gọi là câu hợp, với nghĩa gói ghém ý tình, làm lời kết của cả bài thơ. 1.1.3.Thanh bằng và thanh trắc Trong tiếng Hán thời trung cổ, người ta phát hiện có bốn thanh (tứ thanh) là bình, thướng, khứ, nhập. Cần cứ vào tên gọi (bình = bằng, thướng = lên, khứ = đi) và căn cứ vào luật chuyển đổi bằng trắc trong thi ca, chứng ta có thể phỏng đoán bình là một thanh điệu không thay đổi độ cao, còn thướng, khứ là hai thanh điệu có thay đổi về mặt nào đó trong quá trình phát âm. Sự đối lập giữa bình (thanh bằng) và thướng, khứ (thanh trắc) là sự đối lập dựa vào tiêu chí khu biệt "Bằng phẳng // không bằng phẳng". Sự đối lập giữa
  18. thướng thanh và khứ thanh là sự biến thiên "lên cao // xuống thấp", về sau, tiêu chí khu biệt của thướng thanh và khứ thanh là sự biến thiên "đường gãy khúc // đường không gãy khúc". Còn thanh nhập là kết quả của sự khác nhau khi phát âm những cặp vần: có âm cuối kết thúc bằng âm mũi, vang, hữu thanh // có âm cuối kết thúc bằng âm tắc, đóng vô thanh.... Như vậy tiêu chí khu biệt thanh nhập là "trong // đục". Quá trình biến đổi của thanh điệu tiếng Hán tương đối phức tạp. Qua khảo sát các cứ liệu, Nguyễn Tài Cẩn [2, tr.325] đã dựa ra bảng đối chiếu giữa thanh điệu tiếng Hán và tiếng Việt như sau: Toàn thanh Thứ thanh Toàn trọc Thứ trọc Bình NGANG NGANG NGANG HUYỀN Thướng HỎI HỎI NGÃ NGÃ/NẶNG Khứ, nhập SẮC SẮC NẶNG NẶNG Như vậy, hệ thống bằng, trắc trong ngữ âm tiếng Việt được sắp xếp như sau: • Thanh bằng : NGANG – HUYỀN • Thanh trắc: HỎI - SẮC - NGÃ - NẶNG. Đây là tiêu chí để xác định luật bằng - trắc khi thống kê, phân tích các bài thơ Đường luật nói chung và các bài tuyệt cú nói riêng. 1.2.MỐI QUAN HỆ GIỮA TUYỆT CÚ VÀ LUẬT THI 1.2.1 Xin trở lại ý kiến: Tứ tuyệt là "Ngắt lấy bốn câu trong bài bát cú mà thành" như tác giả Dương Quảng Hàm và một số học giả khác nhận định. Trước tiên, cần làm rõ về thể thơ bát cú. Thật ra không có thuật ngữ bát cú. Đây chỉ là cách gọi của người Việt, đùng để chỉ thể thơ gồm tám câu, làm theo Đường luật. Thể thơ này "hình thành vào thời Sơ Đường, cách luật tương đối chặt chẽ, mỗi bài tám câu,
  19. câu 2,4, 6, 8 phải cùng vần, hai câu 3, 4 và hai câu 5, 6 phải đối ngẫu, bằng trắc mỗi chữ có qui định, mỗi câu của bài thơ có năm chữ gọi là ngũ ngôn luật thi, có bảy chữ gọi là thất ngôn luật thi" Nếu ngược đòng vận văn truyền thống của Trung Quốc mà xem xét vấn đề, ta dễ dàng nhận thấy: Các bài thơ cổ của Trung Quốc thường không hạn định về số câu. Bài thơ cổ nhất của Trung Quốc gồm năm câu: Nghĩa : Mặt trời lên, ta đi làm, mặt trời lặn ta nghĩ. Ta đào giếng lấy nước uống, cày ruộng lấy cơm ăn. Vua chúa có thể như thế nào với ta? Trong Kinh thi bài "Quan thư" gồm ba chương, chương 1 có hai câu, chương 2, chương 3 có bốn câu:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0