intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học nông nghiệp: Đánh giá hiệu quả công tác giao đất lâm nghiệp tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình giai đoạn từ năm 2008 đến 2013

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là đánh giá quá trình giao đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện, ảnh hưởng của công tác giao đất lâm nghiệp đến hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp; đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và công tác giao đất nông - lâm nghiệp nói riêng trên địa bàn huyện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học nông nghiệp: Đánh giá hiệu quả công tác giao đất lâm nghiệp tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình giai đoạn từ năm 2008 đến 2013

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ XOAN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIAO ĐẤT LÂM NGHIỆP TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Mã số: 60.85.01.03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. HỒ KIỆT HUẾ - 2015 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./. Huế, ngày ... tháng ... năm 2015 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Xoan PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của các nhà khoa học, các thầy cô giáo và sự giúp đỡ nhiệt tình, những ý kiến đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể để hoàn thành bản luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Hồ Kiệt là người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo Khoa Tài Nguyên và Môi trường Nông nghiệp, Phòng Đào tạo Sau Đại học - Trường Đại học Nông Lâm Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo UBND huyện Bố Trạch, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bố Trạch, Chi cục Thống kê huyện Bố Trạch, Hạt kiểm lâm, UBND xã Xuân Trạch, Sơn Trạch, Hưng Trạch cùng các cán bộ công chức, bà con nhân dân trong các xã đã giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn tại địa phương. Tôi xin cảm ơn tới gia đình, những người thân, cán bộ, đồng nghiệp và bạn bè đã tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Huế, ngày 20 tháng 6 năm 2015 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Xoan PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................ii MỤC LỤC ............................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... iv DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. v DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH ...................................................... vi MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 2 1.1. Khái quát về giao đất lâm nghiệp ................................................................... 2 1.2. Chính sách về giao đất lâm nghiệp ................................................................. 2 1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................................ 23 CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 25 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 25 2.1.1. Mục tiêu chung ...................................................................................... 25 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 25 2.1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 25 2.2. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 25 2.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 26 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 26 2.3.1.1. Số liệu thứ cấp ................................................................................ 26 2.3.1.2. Số liệu sơ cấp ................................................................................. 26 2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 26 2.3.3. Phương pháp minh hoạ bằng hình ảnh và bản đồ ................................. 26 2.4. Trình tự thực hiện nghiên cứu ...................................................................... 27 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 29 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ................................................................. 29 3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................. 29 3.1.2. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 30 3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 35 3.1.4. Khái quát về tình hình quản lý đất đai .................................................. 39 3.2. Thực trạng giao đất lâm nghiệp .................................................................... 46 3.3. Đánh giá hiệu quả của công tác giao đât lâm nghiệp .................................. 51 3.4. Ý kiến của người dân về chính sách giao đất lâm nghiệp, những khó khăn, vướng mắc trong công tác giao đất lâm nghiệp ................................................... 58 3.5. Đề xuất một số giải pháp ..............................................................................68 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................................... 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 76 PHỤ LỤC PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CP Chính phủ CT Chỉ thị DT Diện tích DTTN Diện tích tự nhiên GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GTSX Giá trị sản xuất HĐBT Hội đồng Bộ trưởng HTX Hợp tác xã KHKT Khoa học kỹ thuật KT-XH Kinh tế - xã hội LN Lâm nghiệp NĐ Nghị định NQ Nghị quyết NN Nông nghiệp TB-UB Thông báo Uỷ ban TLSX Tư liệu sản xuất TN&MT Tài nguyên và Môi trường TW Trung ương UBND Uỷ ban nhân dân SDĐ Sử dụng đất PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. v DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế theo ngành huyện Bố Trạch ..........................................35 Bảng 3.2. Thống kê tình hình cấp giấy chứng nhận QSDĐ đến 31/12/2013.........42 Bảng 3.3. Hiện trạng sử dụng đất huyện Bố Trạch năm 2013 ...............................44 Bảng 3.4. Kết quả giao đất lâm nghiệp ở huyện Bố Trạch đến năm 2013 ............49 Bảng 3.5. Bảng tổng hợp số liệu điều tra các hộ gia đình......................................51 Bảng 3.6. Tình hình mua sắm tài sản của hộ gia đình ở 3 xã điều tra ...................53 Bảng 3.7. Quy mô đất Lâm nghiệp giao cho các hộ gia đình ở 3 xã .....................53 Bảng 3.8. Tỷ lệ lao động tham gia vào sản xuất trước và sau khi giao đất ............55 Bảng 3.9. So sánh tình hình tranh chấp đất đai và bao chiếm đất ở 3 xã điều tra sau khi giao đất ......................................................................................57 Bảng 3.10. Ý kiến của người dân sau khi được giao đất lâm nghiệp.......................60 Bảng 3.11. Tóm tắt về các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giao đất giao rừng trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình ............................73 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. vi DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH Sơ đồ Sơ đồ 2.1. Tiến trình thực hiện đánh giá hiệu quả sử dụng đất của hộ có đất lâm nghiệp dưới tác động của chính sách giao đất ổn định lâu dài trong quá trình nghiên cứu đề tài ......................................................................27 Sơ đồ 3.1. Cây vấn đề khó khăn 1 ............................................................................63 Sơ đồ 3.2. Cây vấn đề khó khăn 2 ............................................................................64 Sơ đồ 3.3. Cây vấn đề khó khăn 3 ............................................................................65 Sơ đồ 3.4. Cây vấn đề khó khăn 4 ............................................................................66 Biểu đồ Biểu đồ 3.1. Cơ cấu sử dụng đất huyện Bố Trạch năm 2013 ...................................45 Biểu đồ 3.2. Cơ cấu quản lý diện tích đất lâm nghiệp ..............................................50 Biểu đồ 3.3. Cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra .....................................................52 Hình Hình 3.1. Vị trí vùng nghiên cứu ..............................................................................29 Hình 3.2. Rừng keo ở xã Hưng Trạch và Xuân Trạch ..............................................56 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. 1 MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển của xã hội, vấn đề đất đai ngày càng trở nên nhạy cảm và phức tạp. Đặc biệt tài nguyên rừng hiện nay được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Trong tổng số 24 triệu người đang sống ở miền núi nhiều người đang có cuộc sống lệ thuộc vào rừng. Vì vậy, vấn đề giao đất lâm nghiệp để sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông - lâm nghiệp sẽ khuyến khích các đối tượng nhận đất đầu tư vào trồng và bảo vệ rừng nhằm tạo thu nhập, cải thiện sinh kế, góp phần nâng cao độ che phủ và chất lượng đất. Bố Trạch nằm về phía Bắc thành phố Đồng Hới, có tổng diện tích tự nhiên là 212.417,63 ha. Trong đó đất lâm nghiệp là 170.882,95 ha chiếm 80% tổng diện tích của toàn huyện, nền kinh tế của huyện đang từng bước phát triển. Vì vậy, việc giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài có vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Nhằm đánh giá hiệu quả của công tác giao đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả công tác giao đất lâm nghiệp tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình giai đoạn từ năm 2008 đến 2013” Mục đích của đề tài: Đánh giá quá trình giao đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện, ảnh hưởng của công tác giao đất lâm nghiệp đến hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp; đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và công tác giao đất nông - lâm nghiệp nói riêng trên địa bàn huyện. Yêu cầu của đề tài: Tìm hiểu các loại đất, các văn bản pháp luật liên quan đến công tác giao đất lâm nghiệp. Tài liệu, số liệu thu thập đảm bảo độ chính xác và tin cậy. Các giải pháp đưa ra có tính khả thi và có thể áp dụng tại địa bàn nghiên cứu. Ý nghĩa khoa học: Đề tài này giúp cũng cố và nắm vững chính sách pháp luật Đất đai, chính sách giao đất nói chung và giao đất lâm nghiệp nói riêng. Là cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý đưa ra những chủ trương phù hợp nhằm quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên rừng, đồng thời nâng cao đời sống của người dân sống chủ yếu dựa vào rừng. Ý nghĩa thực tiễn: Từ kết quả nghiên cứu đề tài, giúp ta đánh giá được hiệu quả công tác giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân, tìm ra những mặt thuận lợi và khó khăn trong công tác giao đất lâm nghiệp để từ đó đề xuất những giải pháp khắc phục, góp phần thúc đẩy hiệu quả của công tác giao đất lâm nghiệp. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Khái quát về giao đất lâm nghiệp Giao đất lâm nghiệp là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm tạo sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xã hội ở địa bàn nông thôn, đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm cho từng tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý và bảo vệ rừng góp phần rất lớn trong công cuộc đổi mới và xây dựng nông thôn ở nước ta. * Các khái niệm - Đất: Là sản phẩm của tự nhiên được tạo thành do quá trình tổng hợp của đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình và thời gian. Đất đai xuất hiện, tồn tại và phát triển ngoài ý chí và nhận thức của con người, luôn vận động theo những quy luật tự nhiên khách quan mà con người không thể khống chế được như quá trình phong hóa đá tạo thành đất, khoáng hóa làm suy thoái đất, sự tác động của con người ở mức độ nào đó chỉ có thể làm thay đổi tốc độ quá trình trên mà thôi.[23] - Đất lâm nghiệp: Là đất đang dùng chủ yếu vào mục đích sản xuất hoặc nghiên cứu về lâm nghiệp, gồm có đất rừng tự nhiên, đất có rừng trồng, đất được quy hoạch để trồng rừng, đất ươm cây giống lâm nghiệp.[23] - Giao đất lâm nghiệp: Là giao tư liệu sản xuất tức đất, rừng cho người dân. Nhằm sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất, tài nguyên rừng. Tạo việc làm, nâng cao thu nhập góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân.[26] 1.2. Chính sách về giao đất lâm nghiệp - Chính sách giao đất lâm nghiệp của một số nước trên thế giới * Chính sách đất đai ở Trung Quốc Trong những năm qua việc khai thác và sử dụng đất đai, tài nguyên rừng ở Trung Quốc được điều chỉnh bởi hàng loạt các văn bản chính sách pháp luật đất đai. Do vậy, quá trình sản xuất nông, lâm nghiệp ở Trung Quốc đã phát triển và đạt được những kết quả tốt: Đã cải thiện được môi trường sinh thái và nâng cao sản xuất gỗ. Đất canh tác được Nhà nước bảo hộ đặc biệt, khống chế nghiêm ngặt việc chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp sang đất khác. Mỗi hộ nông dân chỉ được dùng một nơi làm đất ở với diện tích giới hạn trong định mức quy định tại địa phương. Đất thuộc sở hữu tập thể thì không được chuyển nhượng, cho thuê vào mục đích phi nông nghiệp. Đối với đất lâm nghiệp trước những năm 1970, Chính phủ Trung Quốc đã chỉ đạo nông dân trồng cây bằng biện pháp hành chính, nên hiệu quả trồng rừng thấp, giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích của người dân chưa có sự phối kết hợp. Bước sang giai đoạn cải cách nền kinh tế, Chính phủ Trung Quốc đã quan tâm khuyến khích hỗ trợ nông dân kinh PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. 3 doanh lâm nghiệp. Trung Quốc luôn coi trọng việc áp dụng luật pháp để phát triển lâm nghiệp, bảo vệ rừng và làm cho lâm nghiệp hoạt động có hiệu quả. Hiến pháp Trung Quốc đã quy định "Nhà nước phải tổ chức thuyết phục nhân dân trồng cây bảo vệ rừng". Kể từ năm 1984 Luật Lâm nghiệp quy định “…xây dựng rừng, lấy phát triển rừng làm cơ sở, phát triển mạnh mẽ việc trồng cây mở rộng phong trào bảo vệ rừng, kết hợp khai thác rừng trồng...”. Từ đó ở Trung Quốc toàn xã hội tham gia công tác lâm nghiệp, Chính phủ chỉ đạo cán bộ có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo mỗi cấp hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch của cấp mình, quá trình thực hiện chính sách này nếu tốt sẽ được khen thưởng, ngược lại sẽ bị xử lý. Giai đoạn từ năm 1979-1992 Trung Quốc đã ban hành 26 văn bản về Pháp luật, Nghị định, Thông tư và Quy định liên quan đến công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng. Đầu năm 1980 Trung Quốc ban hành Nghị định về vấn đề bảo vệ tài nguyên rừng, một trong những điểm nổi bật của Nghị định này là thực hiện chủ trương giao cho chính quyền các cấp từ TW đến cấp tỉnh, huyện, tiến hành cấp chứng nhận quyền chủ đất rừng cho tất cả các chủ rừng là những tập thể và tư nhân. Luật Lâm nghiệp đã xác lập các quyền của người sử dụng đất (chủ đất) quyền được hưởng hoa lợi trên đất mình trồng, quyền không được phép xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp và lợi ích của chủ rừng, chủ đất rừng. Nếu tập thể hay cá nhân hợp đồng trồng rừng trên đất đồi trọc của Nhà nước hay của tập thể, cây đó thuộc về chủ cho hợp đồng và được xử lý theo hợp đồng. Bên cạnh đó quá trình quy hoạch đất nông, lâm nghiệp, chăn nuôi bảo vệ nguồn nước, phát triển công nghiệp, dân số và giao thông nhằm sử dụng đất có hiệu quả ở miền núi được Chính phủ Trung Quốc quan tâm. Trung Quốc từng bước đưa sản xuất nông, lâm nghiệp vào hệ thống phát triển nông thôn để tăng trưởng kinh tế, loại bỏ nghèo nàn. Bắt đầu từ năm 1987, Nhà nước đã thực hiện chương trình giúp đỡ nhân dân thoát khỏi nghèo nàn trong những huyện nghèo, có thu nhập bình quân đầu người dưới 200 nhân dân tệ. Các huyện nghèo ở miền núi là đối tượng quan trọng thích hợp để phát triển lâm nghiệp. Trung Quốc đã thực hiện chính sách phát triển trại rừng, kinh doanh đa dạng, sau khi thực hiện cấp GCNQSDĐ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Từ đó các trại rừng kinh doanh hình thành bước đầu đã có hiệu quả. Lúc đó ngành lâm nghiệp được coi như công nghiệp có chu kỳ dài nên được Nhà nước đầu tư hỗ trợ các mặt như: - Vốn, khoa học kỹ thuật, tư vấn xây dựng các loại rừng, hỗ trợ dự án chống cát bay. - Mỗi năm Chính phủ trích 10% kinh phí để đầu tư cho quá trình khai khẩn đất phát triển nông, lâm nghiệp, hỗ trợ các hộ nông dân nghèo. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. 4 - Quy định trích 20% tiền bán sản phẩm lại để làm vốn phát triển nông, lâm nghiệp. * Chính sách đất đai ở Nhật Bản Tháng 12 năm 1945 Nhật Bản đã ban hành Luật cải cách ruộng đất lần thứ nhất với mục đích là xác định quyền sở hữu ruộng đất cho người dân và buộc địa chủ chuyển nhượng ruộng đất nếu có trên 5 ha. Quá trình cải cách ruộng đất lần thứ nhất tại Nhật Bản ban đầu đã mang lại kết quả đáng kể, song lúc đó vai trò kiểm soát của Nhà nước đối với đất đai chưa được chặt chẽ. Do vậy, Nhật Bản tiến hành cải cách ruộng đất lần thứ hai với nội dung: - Nhằm xác lập vai trò kiểm soát của Nhà nước đối với việc thực hiện chuyển nhượng quyền sở hữu ruộng đất là thuộc thẩm quyền của Chính phủ. - Xác lập quyền sử hữu ruộng đất của nông dân nhằm giảm địa tô. - Nhà nước đứng ra mua và bán đất phát canh của địa chủ nếu vượt quá 1 ha. Ngay cả với tầng lớp phú nông, có diện tích quá 3 ha nếu sử dụng không hợp lý Nhà nước cũng trưng thu một phần. Như vậy, qua hai lần cải cách ruộng đất bằng những chính sách cụ thể đã làm thay đổi quan hệ sở hữu cũng như kết cấu sở hữu ruộng đất ở Nhật Bản đó là: Nhà nước đã khẳng định được vai trò kiểm soát đối với việc quản lý và sử dụng đất đai, người dân đã thực sự làm chủ đất để yên tâm đầu tư phát triển sản xuất. * Chính sách đất đai ở Thái Lan Tại Thái Lan bước sang chế độ quân chủ, luật ruộng đất được ban hành năm 1954 đã thúc đẩy mạnh mẽ chính sách kinh tế xã hội của đất nước. Luật ruộng đất đã công nhận toàn bộ đất đai bao gồm đất khu dân cư đều có thể được mua, tậu lại từ cá thể. Các chủ đất có quyền tự do chuyển nhượng, cầm cố một cách hợp pháp, từ đó Chính phủ có được toàn bộ đất trồng (có khả năng trồng trọt được) và nhân dân đã trở thành người làm công trên đất ấy. Tuy nhiên, trong giai đoạn này luật ruộng đất quy định chế độ lĩnh canh ngắn, chế độ luân canh vừa. Bên cạnh đó việc thu địa tô cao, dân số tăng nhanh, tình trạng thiếu thừa đất do việc phân hoá giàu nghèo, đã dẫn đến việc đầu tư trong nông nghiệp thấp. Từ đó, năng suất cây trồng trên đất phát canh thấp hơn trên đất tự canh. Bước sang năm 1974 Chính phủ Thái Lan ban hành chính sách cho thuê đất lúa, quy định rõ việc bảo vệ người làm thuê, thành lập các tổ chức người địa phương làm việc theo sự điều hành của trại thuê mướn, Nhà nước tạo điều kiện cho kinh tế hộ gia đình phát triển. Luật cải cách ruộng đất năm 1975 quy định các điều khoản với mục tiêu biến tá điền thành chủ sở hữu ruộng đất, trực tiếp sản xuất trên đất. Nhà nước quy định hạn mức đối với đất trồng trọt là 3,2 ha (50 rai), đối với đất chăn nuôi 6,4 ha (100 rai), đối với những PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. 5 trường hợp quá hạn mức Nhà nước tiến hành trưng thu để chuyển giao cho tá điền, với mức đền bù hợp lý. Đối với đất rừng, để đối phó với vấn đề suy thoái đất, xâm lấn rừng. Bắt đầu từ năm 1979, Thái Lan thực hiện chương trình giấy chứng nhận quyền hoa lợi, trong rừng dự trữ Quốc gia. Theo chương này, mỗi mảnh đất được chia làm hai miền. Miền từ phía dưới nguồn nước là miền đất có thể dùng để canh tác nông nghiệp, miền ở phía trên nguồn nước thì lại hạn chế và giữ rừng, còn miền đất phù hợp cho canh tác mà trước đây những người dân đã chiếm dụng (dưới 2,5 ha) thì được cấp cho người dân một giấy chứng nhận quyền hưởng hoa lợi. Đến năm 1976 đã có 600.126 hộ nông dân có đất được cấp giấy chứng nhận quyền hưởng hoa lợi. Cùng với chương trình này, đến năm 1975 Cục Lâm nghiệp Hoàng gia Thái Lan đã thực hiện chương trình làng lâm nghiệp nhằm giải quyết cho những hộ gia đình được ở trên đất rừng, quá trình thực hiện chương trình này đã thành lập được 98 làng lâm nghiệp với 1 triệu hộ gia đình tham gia. Chương trình làng lâm nghiệp được quy định một cách chặt chẽ, mỗi hộ gia đình trong làng được cấp từ 2- 4 ha đất và được hưởng quyền sử dụng, thừa kế, nhưng không được bán, mua hay chuyển nhượng diện tích đất đó. Quá trình sản xuất của làng được sự hỗ trợ của Nhà nước về điều kiện cơ sở hạ tầng, tiếp thị và đào tạo nghề. Đi cùng với chương trình này là việc thành lập các hợp tác xã nông, lâm nghiệp hoạt động dưới sự bảo trợ của ban chỉ đạo HTX (Hợp tác xã). Cục Lâm nghiệp Hoàng gia sẽ ký hợp đồng giao đất dài hạn cho các HTX yêu cầu và thành lập nhóm chuyên gia đánh giá hiệu quả đầu tư trên đất được giao đó. Thái Lan tiến hành giao được trên 200.000 ha đất gắn liền với rừng cho cộng đồng dân cư sống gần rừng, diện tích mỗi hộ gia đình được nhận trồng rừng từ 0,8 ha đến 8 ha. Bước sang thời kỳ những năm 90, Chính phủ Thái Lan tiếp tục chính sách ruộng đất theo dự án mới. Trên cơ sở đánh giá, xem xét khả năng của nông dân nghèo, giải quyết khâu cung cầu về ruộng đất theo hướng sản xuất hàng hoá và giải quyết việc làm. Dự án này có sự thoả thuận giữa Chính phủ, chủ đất và nông dân nhằm chia sẻ quyền lợi trong giới kinh doanh và người sử dụng ruộng đất. Theo dự án này Chính phủ giúp đỡ tiền mua đất, mặt khác khuyến khích đầu tư trong sản xuất nông nghiệp, giải quyết việc làm cho nông dân nghèo. * Chính sách đất đai tại Inđônêxia Nhà nước Inđônêxia quy định mỗi hộ nông dân ở gần rừng được nhận khoán 2500 m2 đất để trồng cây, hai năm đầu được phép trồng lúa cạn, hoa màu trên diện tích đó và được quyền hưởng toàn bộ sản phẩm, không phải nộp thuế. Quá trình sản xuất của nông dân được Công ty Lâm nghiệp hỗ trợ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật dưới hình thức cho vay. Sau khi thu hoạch người nông dân phải hoàn trả lại PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 6 giống đã vay, còn phân bón và thuốc bảo vệ thực vật chỉ phải trả 70%, nếu mất mùa thì không phải trả vốn vay đó. Bên cạnh đó, thông qua các hoạt động khuyến nông khuyến lâm Nhà nước còn tổ chức hướng dẫn kỹ thuật, tập huấn làm nghề cho người dân, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng tại nơi họ sinh sống. Từ đó, việc quản lý rừng và đất rừng ở Inđônêxia bước đầu đã thu được những kết quả đáng kể. * Nhận xét: Nhìn chung các chủ trương chính sách về đất đai của các nước châu Á đều hướng tới mục đích xác lập quyền sở hữu hoặc sử dụng đất cho người sử dụng đất. Để từ đó người dân an tâm đầu tư sản xuất, bên cạnh đó quá trình sản xuất của người dân trên đất luôn được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, nhằm mục đích tăng cường hiệu quả sử dụng đất về các mặt kinh tế xã hội và môi trường. Do đó, việc xem xét, đánh giá hiệu quả sử dụng đất của người dân, từ đó cho ta đánh giá được hiệu quả của công tác giao đất lâm nghiệp của Nhà nước. - Chính sách giao đất lâm nghiệp ở Việt Nam Việt Nam có diện tích đất tự nhiên gần 33 triệu ha, chưa kể đến các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, xếp thứ 55 trong tổng số 200 nước trên Thế giới, thuộc quy mô diện tích trung bình. Nhưng vì dân số đông nên diện tích đất bình quân trên đầu người là 0,46 ha/người (1995), thuộc loại thấp trên Thế giới, xếp thứ 120 và bằng 1/6 bình quân trên Thế Giới [4]. Diện tích đất đang được sử dụng là 22.226.830 ha, chiếm 68,83% tổng quỹ đất, còn 10.667.577 ha đất chưa sử dụng, chiếm 33,04% diện tích đất tự nhiên. Đất nông nghiệp ít, chỉ có 8.416 triệu ha, chiếm 26,1% diện tích đất tự nhiên. Nhà nước ta đã ban hành nhiều Luật; Nghị định; Quyết định; Chỉ thị vv... nhằm gắn lao động với đất đai, tạo động lực phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, từng bước ổn định kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng. Đặc biệt từ năm 1988 đến nay với sự ra đời của Nghị quyết 10; Luật Đất đai 1988; Luật Đất đai 1993, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật Đất đai 2001; Luật Đất đai 2003; Luật bảo vệ và phát triển rừng 1991; Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004; Nghị định 02/CP; Nghị định 64/CP; Nghị định 163/1999/NĐ-CP vv... đã thực sự trao quyền quản lý và sử dụng lâu dài về đất đai cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Người sử dụng đất có các quyền: Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất được xác định trong Luật Đất đai. Những quyền này tạo cơ sở pháp lý về những lợi ích cụ thể để người sử dụng đất thực sự làm chủ về việc sử dụng và kinh doanh trên đất được giao, từng bước khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất, tạo điều kiện tích tụ ruộng đất phù hợp, thúc đẩy sản xuất nông lâm nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 7 thâm canh đất đai, đổi mới cơ cấu sản xuất, đa dạng hoá cây trồng, sử dụng và bảo vệ tốt tài nguyên môi trường theo hướng một nền nông lâm nghiệp bền vững. * Chính sách giao đất thời kỳ đổi mới (1968- 1986) Trước thời kỳ đổi mới nền kinh tế của nước ta vận hành theo kế hoạch hoá, tập trung quan liêu bao cấp và có những đặc trưng sau [9],[19]: - Chỉ có hai thành phần kinh tế đó là kinh tế Quốc doanh và Hợp tác xã (HTX). Trong lâm nghiệp là quốc doanh và HTX có kinh doanh nghề rừng; trong nông nghiệp thường là nông trường quốc doanh và HTX nông nghiệp. - Kế hoạch hoá tập trung, cấp phát giao nộp. - Cơ chế thị trường có tổ chức. Các văn bản của Đảng và Nhà nước đã ban hành có liên quan đến vấn đề giao đất nông, lâm nghiệp trong thời kỳ này bao gồm [24]: 1. Nghị định 36/CP ngày 12/03/1968 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) "về công tác vận động định canh, định cư kết hợp với HTX đối với đồng bào còn du canh du cư". 2. Quyết định số: 179/CP ngày 12/11/1968 của Hội đồng Bộ trưởng "về một số chính sách đối với HTX có kinh doanh nghề rừng". 3. Quyết định số: 129/CP ngày 25/05/1974 của Hội đồng Bộ trưởng "về một số chính sách đối với HTX, mở rộng diện tích phát triển nông, lâm nghiệp ở trung du và miền núi". 4. Chỉ thị 257/TTg ngày 16/7/1975 của Thủ tướng Chính phủ "về đẩy mạnh trồng rừng và đất rừng cho HTX kinh doanh". 5. Quyết định 188/CP ngày 25/9/1976 của Chính phủ "về chính sách xóa bỏ triệt để tàn tích chiếm hữu ruộng đất và các hình thức bóc lột thực dân, phong kiến ở miền Nam". 6. Quyết định số 272/CP ngày 03/10/1977 của Hội đồng Chính phủ "về chính sách đối với HTX mở rộng diện tích phát triển nông, lâm nghiệp, xây dựng vùng kinh tế mới, thực hiện định canh, định cư". 7. Chỉ thị 100/CT-TW ngày 13/1/1981 của Ban chấp hành Trung ương Đảng "về cải tiến công tác khoán mở rộng các công tác khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp". 8. Chỉ thị 29/CT-TW ngày 29/11/1983 của Ban Bí thư Trung ương Đảng "về đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng và tổ chức kinh doanh theo phương thức nông lâm kết hợp". PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 8 9. Chỉ thị 35/CT-TW ngày 18/01/1984 của Ban Bí thư "về việc khuyến khích và hướng dẫn phát triển kinh tế gia đình": “Về đất cho phép các hộ gia đình nông dân tận dụng mọi nguồn đất đai mà HTX, nông lâm trường chưa sử dụng hết để đưa vào sản xuất”; “Về thuế, nhà nước khoogn đánh thuế sản xuất, kinh doanh đối với kinh tế gia đình, chỉ đánh thuế sát sinh và đất thuộc; đất phục hóa được miễn thuế nông nghiệp”; “Về lưu thông, hộ gia đình nông dân được tiêu thụ sản phẩm làm ra”. Như vậy trong vòng 19 năm (1968-1986) từ khi xác định chủ trương giao đất rừng cho HTX những văn bản được Nhà nước ban hành đã chứng tỏ chính sách nhất quán và kiên trì chủ trương giao đất lâm nghiệp của Đảng và Nhà nước cho HTX. Người dân được chia cấp ruộng đất và làm ăn tập thể theo mô hình HTX nhưng đã bộc lộ một số hạn chế. Chỉ thị 100/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm người lao động trong HTX nông nghiệp” đã khắc phục được tình trạng kém hiệu quả trong sản xuất và từng bước phát triển sản xuất, cải thiện đời sống cho nhân dân. Đây là một thành tựu lớn đáng ghi nhận của thời kỳ này. * Giai đoạn 1968 - 1980 Đây là những năm thực hiện chủ trương đẩy mạnh trồng rừng, bảo vệ rừng và giao đất, giao rừng cho HTX sản xuất kinh doanh việc trồng rừng, bảo vệ rừng đã trở thành một ngành sản xuất quan trọng, là nhiệm vụ của HTX. Nhờ vậy, mà rừng ngày càng mở rộng, diện tích rừng bị phá làm nương rãy ngày càng được giảm đi. Tuy nhiên số HTX làm đúng theo chủ trương chính sách còn ít, phần lớn các HTX chỉ muốn nhận rừng để khai thác lâm sản, không muốn nhận đất để trồng cây gây rừng, công tác bảo vệ rừng chưa thành một ngành, nạn phá rừng vẫn chưa được ngăn chặn. Trong giai đoạn này Nhà nước mới khuyến khích và công nhận sự tồn tại của hai thành phần kinh tế chủ yếu trong kinh doanh rừng đó là quốc doanh lâm nghiệp và HTX. Sau khi giao đất, giao rừng cho các HTX một số tỉnh đã có biện pháp tích cực tăng cường chỉ đạo các HTX phát triển nghề rừng, ra Nghị quyết chuyên đề về lâm nghiệp quy định về tổ chức quản lý và chế độ chính sách đối với các HTX kinh doanh nghề rừng, xác định loại hình HTX, tập đoàn sản xuất (lâm nông hay nông lâm). Về trình độ quản lý (nơi mạnh, nơi yếu) điều kiện kinh doanh nghề rừng (nơi khó, nơi dễ) về quan hệ chỉ đạo (nơi quan tâm thực sự, nơi chỉ đạo buông xuôi), nên trong thời kỳ này có 3 loại hình HTX như sau [19]: * Loại hình thứ nhất: Bao gồm các HTX đã thực sự đưa rừng và đất rừng vào dạng tư doanh. Các HTX thuộc loại này là HTX bước đầu đã thực hiện sản xuất PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 9 rừng tốt, thực sự coi trọng nghề rừng, có đầu tư thích đáng cho nghề rừng (lao động, vốn, giống...), các HTX này đều có tổ chuyên trách gieo ươm, khai thác. Việc trồng rừng cơ động chủ lực làm hạt nhân, kết hợp với toàn bộ lao động theo thời vụ, tuy nhiên loại hình HTX này còn quá ít. * Loại hình thứ hai: Là loại hình HTX được giao đất, giao rừng, nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên chưa đảm bảo tư doanh, vẫn hợp đồng làm khoán trồng rừng hoặc khai thác lâm sản cho lâm trường quốc doanh trên diện tích đất và rừng được giao. Tình trạng này có, vì nhiều HTX trình độ quản lý có hạn cho ràng làm khoán vẫn có thu nhập cao mà quản lý đỡ phức tạp. Hợp tác xã chỉ điều hành lao động, giải quyết tốt việc ăn chia phân phối nội bộ, còn mọi việc từ thiết kế, đến giống, vốn, vật tư kỹ thuật đều do lâm trường đảm nhiệm. * Loại hình thứ ba: Là loại hình HTX đã nhận đất, nhận rừng nhưng chưa đưa vào sản xuất, kinh doanh, do nhiều nguyên nhân: phải tập trung lao động vào sản xuất lương thực, phương hướng trồng rừng và kinh doanh lâm nghiệp chưa rõ ràng, chưa xin được vốn hỗ trợ của Nhà nước, trình độ quản lý còn kém. Loại hình này chiếm đại đa số các HTX được giao đất, giao rừng. Hiện tượng phổ biến nhất ở các HTX là mới chỉ giữ rừng để lợi dụng khai thác gỗ, củi, khai thác lâm sản, nhiều nơi còn chặt phá rừng bừa bãi gây thiệt hại to lớn về tài nguyên rừng. Kết quả trong thời gian từ năm 1968 đến năm 1980 đã giao được 5 triệu ha cho 3998 HTX và tập đoàn sản xuất (theo số liệu thống kê của Bộ Lâm nghiệp nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn). * Giai đoạn 1980 - 1986 Trong thời kỳ này Nhà nước đang nghiên cứu thử nghiệm, cải cách quản lý kinh tế. Trong nông nghiệp có cải tiến quản lý HTX nhằm bảo đảm phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế trên cơ sở lôi cuốn được mọi người hăng hái lao động, kích thích tăng năng suất lao động, sử dụng tốt đất đai và cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có. Tuy nhiên, về đất đai vẫn chưa giao cho người nông dân mà chỉ "khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong HTX nông nghiệp" giao cho người lao động một số khâu như trồng cây, chăm sóc... Điều này được nêu trong Chỉ thị 100-CT/TW ngày 13/01/1981 của Ban chấp hành Trung ương Đảng "khoán với nội dung khoán 3 khâu: khoán chi phí, khoán công điểm và khoán sản phẩm. Mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong HTX nông nghiệp, quy định về việc tổ chức ruộng đất cho đội sản xuất, cho nhóm người lao động để thực hiện sản lượng khoán, tránh để đồng ruộng chia cắt manh mún. Diện tích giao khoán cho người lao động phải hợp lý và ổn định trong vòng 3 năm để họ yên tâm canh tác trên diện tích đó". Đây là một bước chuyển biến có ý nghĩa về chính sách ruộng đất [22]: PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 10 Trong lâm nghiệp, Hội đồng Bộ trưởng đã đề ra Quyết định số 184/HĐBT ngày 06/11/1982 có những nét mới hơn: đối tượng được giao đất, giao rừng thì mở rộng hơn trước, các hộ gia đình cá nhân cũng được Nhà nước giao đất cho, với mức đất và diện tích rừng cụ thể: - Giao đất cho tập thể kinh doanh thì không hạn chế khả năng sử dụng được bao nhiêu thì giao bấy nhiêu, mỗi hộ gia đình ở miền núi được cấp từ 2000 - 2500 m2 cho mỗi lao động để làm vườn rừng, ngoài ra còn có thể nhận khoán đất trống đồi trọc để trồng rừng theo quy hoạch. - Về quyền lợi của tập thể, cá nhân được quy định như sau: Rừng của tập thể trồng hoặc cải tạo bằng vốn và sức lao động tự có của mình thì khi khai thác có thể sử dụng 20 - 30% sản phẩm chính đối với rừng trồng hoặc 10 - 20% sản phẩm chính đối với rừng cải tạo, số còn lại phải bán cho Nhà nước theo giá thoả thuận. - Rừng của cá nhân trồng khi thu hoạch phải nộp cho HTX 20% sản phẩm chính, trong số 80% còn lại cá nhân được sử dụng 30% còn 70% phải bán lại cho Nhà nước theo giá thoả thuận. - Sản phẩm nông, lâm nghiệp kết hợp thì cá nhân được hưởng toàn bộ. Thực hiện Quyết định trên một số địa phương đã giao đất, giao rừng cho HTX và nhân dân kinh doanh, nhưng chưa có nhận thức đúng tầm quan trọng và chưa có kinh nghiệm chỉ đạo nên chưa phát huy được tác dụng tích cực của chính sách này. Nếu không có biện pháp khắc phục thì sẽ dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng về môi trường và nhiều mặt khác nữa. Vì vậy ngày 12/11/1983 Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 290-CT/TW về đẩy mạnh giao đất, giao rừng, xây dựng rừng và tổ chức kinh doanh theo phương pháp nông lâm kết hợp. Chỉ thị này đã xác định rõ giao đất, giao rừng gắn liền với việc tổ chức bảo vệ và kinh doanh rừng, sử dụng có hiệu quả các diện tích đất trống, đồi núi trọc theo phương thức nông lâm kết hợp, coi việc giao đất, giao rừng là một cuộc vận động cách mạng mang nội dung kinh tế chính trị sâu sắc, một nhiệm vụ cụ thể của từng người sử dụng đất trên từng khu đất, chuyển lâm nghiệp từ trạng thái tự nhiên sang kinh doanh có tổ chức, có kế hoạch. Chỉ thị đã nêu ra một số định hướng chính sách quan trọng như: Nhà nước hỗ trợ một phần vốn, giống, công cụ chuyên dùng, vật tư... cho HTX và nhân dân; Nhà nước bán đối lưu lương thực theo giá đảm bảo kinh doanh cho những nơi thực sự không có đủ điều kiện để sản xuất đủ lương thực. Ngày 18/01/1984 Ban Bí thư TW Đảng ban hành Chỉ thị 35/CP - TW về việc khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình. Nhà nước cho phép các hộ gia đình nông dân tận dụng mọi nguồn phát triển đất mà HTX, nông trường chưa sử dụng hết để đưa vào sản xuất. Nhà nước không đánh thuế sản xuất kinh doanh đối với kinh tế hộ gia PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 11 đình, chỉ đánh thuế tái sinh, đất phục hoá được miễn thuế trong vòng 5 năm, hộ gia đình nông dân được tiêu thụ các sản phẩm làm ra. Kết quả giao đất, giao rừng trong thời kỳ 1980-1986 đã giao được 1.934.000 ha cho 1.724 HTX, 610 cơ quan đơn vị trường học và 349.750 hộ gia đình. Tổng kết quá trình giao đất, giao rừng tính đến năm 1986 như sau: Đất có rừng là: 1.758.356 ha, đất đồi núi trọc là: 2.685.474 ha. - Số HTX được giao là: 5.722 HTX. - Số tập đoàn sản xuất đã được giao là: 2.271 tập đoàn. - Số cơ quan, trường học được giao là: 610 tổ chức. - Số hộ được giao đất, giao rừng là: 770.785 hộ. Diện tích đất đã đưa vào kinh doanh là: 1.283.112 ha, trong đó: Đất trồng rừng 860.028 ha, vườn rừng: 342.084 ha. (Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) [1], [6], [24]. * Chính sách giao đất thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay Thời kỳ đổi mới ở Việt Nam được đánh dấu bởi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI tháng 12/1986 với tư tưởng chỉ đạo là triệt để xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp,... chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đường lối này ngày càng được hoàn chỉnh trong các Nghị quyết Đại hội Đảng các lần tiếp theo. Luật Đất đai được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII thông qua ngày 28/12/1987 đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình xây dựng các chính sách đất đai ở nước ta, tiếp đó Hiến pháp 1992, Luật Đất đai 1993, Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật Đất đai 1998, 2001 cũng lần lượt ra đời. Vai trò kinh tế nông hộ của nông dân vẫn còn hạn chế trong Chỉ thị 100-CT/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng nên vào tháng 4/1988 Bộ Chính trị Trung ương Đảng (khoá VI) đã đề ra Nghị quyết 10-NQ/TW "Về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp" và sau đó là Nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ VI (khoá VI) với yêu cầu là giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất nhằm khai thác hợp lý tiềm năng lao động, đất đai, tăng nhanh sản luợng nông sản hàng hóa, lấy hộ xã viên làm kinh tế tự chủ (khoán hộ), thực hiện chính sách một giá, thương mại hoá vật tư, nông dân chỉ có một nghĩa vụ nộp thuế. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 12 Với chính sách đúng đắn này, Nghị quyết 10 đã làm cho sản xuất nông nghiệp và nông thôn có những chuyển biến tích cực, làm nền móng cho chính sách đổi mới trong nông nghiệp và nền kinh tế quốc dân. * Giai đoạn 1986 -1993 Chủ trương của Nhà nước trong giai đoạn này là phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, ngoài thành phần kinh tế quốc doanh, tập thể, Nhà nước có chủ trương giao đất cho hộ gia đình và cá nhân, điều này đã khuyến khích rất nhiều người nhận diện tích đất trống, đồi núi trọc để đầu tư vốn trồng rừng. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh bằng nhiều hình thức thích hợp tuỳ điều kiện cụ thể theo từng vùng như vườn rừng, trại rừng, vườn cây công nghiệp, cây ăn quả, lương thực, thực phẩm, dược liệu kết hợp với cây rừng (nông lâm kết hợp). Song song với việc thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 05/04/1988 của Bộ Chính trị, ngày 19/08/1991 Luật bảo vệ và phát triển rừng đã được Nhà nước công bố, Điều 1 của luật đã xác định: “… Nhà nước giao rừng, đất trồng rừng cho tổ chức và cá nhân để phát triển và sử dụng ổn định, lâu dài theo quy hoạch và kế hoạch của Nhà nước”; Tổ chức và cá nhân đang sử dụng hợp pháp đất trồng rừng được tiếp tục sử dụng theo quy định của luật, Điều 3: “Nhà nước bảo hộ quyền lợi hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư lao động, tiền vốn, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật công nghệ vào các việc gây trồng rừng, bảo vệ rừng, khai thác, chế biến”. Ngày 15/09/1992 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Quyết định 327/CT (gọi tắt là Chương trình 327): “Về việc ban hành một số chủ trương, chính sách sử dụng đất trống đồi núi trọc, rừng, bãi bồi, ven biển và mặt nước hoang”. Nội dung chủ yếu của Chương trình 327 là tập trung để cải tạo mới rừng phòng hộ và rừng đặc dụng gồm: bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh, trồng rừng gắn nông nghiệp với lâm nghiệp vừa khôi phục lại môi trường sinh thái, giải quyết một số việc làm, tăng thu nhập, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc, tham gia tích cực vào chương trình xoá đói, giảm nghèo, điều chỉnh lại lao động dân cư giữa các vùng. Qua đây nhận thức về bảo vệ và chăm sóc rừng, lâm nông kết hợp , tiếp thu kỹ thuật thâm canh, ý thức về sản xuất hàng hoá của đồng bào dân tộc vùng núi đã được nâng lên một bước. * Giai đoạn từ 1993 đến 2003 Trong giai đoạn này Đảng và Nhà nước đã đưa ra rất nhiều các chính sách về quản lý và sử dụng đất. Tại kỳ họp Quốc hội khoá IX, Luật Đất đai được thông qua ngày 14/07/1993 và có hiệu lực ngày 15/10/1993. Đây là một bộ luật quan trọng thể hiện chủ trương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta về đất đai cụ thể hoá Điều 17 và 18 Hiến PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 13 pháp 1992 Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thể chế hoá đường lối cơ bản của Đảng mà trực tiếp là Nghị quyết hội nghị lần thứ V của Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 6 năm 1993. Luật Đất đai năm 1993 được Quốc hội thông qua đã đánh dấu kết quả một quá trình nghiên cứu, vận dụng thực tiễn để thể chế hoá các chính sách mới về đất đai, vừa đảm bảo phát huy quan hệ sở hữu toàn dân, phù hợp với cách vận hành mới của một nền kinh tế hàng hoá bắt đầu tiếp cận với cơ chế thị trường. Bên cạnh đó, Luật Đất đai năm 1993 trong quá trình thực hiện vẫn còn bộc lộ một số bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội, do đó luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998 và 2001 đã có những vấn đề nổi bật đáng lưu ý như: - Hộ gia đình cá nhân là đối tượng được giao đất sản xuất nông, lâm nghiệp, thay vì giao cho HTX và tập đoàn nông, lâm nghiệp như trước đây. - Người sử dụng đất có quyền sử dụng ổn định, lâu dài, ngoài ra còn có các quyền "Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, góp vốn" tạo cơ sơ pháp lý về những lợi ích cụ thể để người sử dụng đất thực sự làm chủ về sử dụng và kinh doanh trên đất được giao. - Đã khẳng định đất có giá và Nhà nước xác định giá đất để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền khi giao đất, tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thường thiệt hại khi bị thu hồi đất. Ngoài ra, Luật Đất đai năm 1993, Luật sửa đổi bổ sung năm 1998, 2001 còn đề cập nhiều vấn đề đổi mới khác như: quy định mức hạn điền, thời hạn sử dụng đất, đất dành cho nhu cầu công ích. Đây là những quy định cụ thể hoá bằng các Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993, Nghị định 85/CP ngày 28/08/1999 của Chính phủ ban hành quy định về giao đất nông nghiệp và Nghị định số 02/CP ngày 15/01/1994, Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 về việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp [5],[6],[7],[8]: a. Những quy định về giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân Chủ trương giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp được quy định tại điều 18 Hiến pháp 1992, Điều 1, Điều 12 Luật Đất đai năm 1993, Nghị định 64/CP ngày 27/09/1993, Nghị định 85/CP ngày 28/08/1999 của Chính phủ ban hành quy định về giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích nông nghiệp, được thể hiện bằng các quy định về đối tượng được giao, quỹ đất được giao, nguyên tắc giao, thời hạn và hạn mức giao [5]: PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0