intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp: Điều tra diễn biến bệnh khô vằn hại lúa và khảo nghiệm hiệu lực một số loại thuốc trừ bệnh tại huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định

Chia sẻ: Xedapbietbay Xedapbietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:104

32
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là nắm được tình hình phát sinh, phát triển và gây hại của bệnh khô vằn hại lúa trên địa bàn huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc nhằm tìm ra được loại thuốc có hiệu quả phòng trừ cao nhất làm cơ sở cho xây dựng chiến lược quản lý bệnh khô vằn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp: Điều tra diễn biến bệnh khô vằn hại lúa và khảo nghiệm hiệu lực một số loại thuốc trừ bệnh tại huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định

  1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Huế, ngày 24 tháng 08 năm 2015 Tác giả Trương Thế Việt PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ii LỜI CẢM ƠN Để thực hiện và hoàn thành luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi xin chân thành cảm ơn đến: Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Nông học, Phòng đào tạo sau Đại học, các thầy cô giáo trong khoa Nông học đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài này. Tôi xin cảm ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Phan Thị Phương Nhi, TS. Lê Như Cương người đã trực tiếp hướng dẫn tôi tận tình trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này. Tôi chân thành cảm ơn các cơ quan: Phòng Nông nghiệp & PTNT, Chi cục Thống kê huyện Tây Sơn; UBND xã Bình Thành, UBND xã Tây Xuân và UBND thị trấn Phú Phong đã tạo điều kiện cho tôi thu thập các thông tin cần thiết để phục vụ cho luận văn này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, những người thân yêu trong gia đình, bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Mặc dù đã cố gắng hoàn thành tốt luận văn, nhưng do kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy mong quý thầy, cô giáo và anh, chị đồng nghiệp đóng góp ý kiến bổ sung để luận văn được hoàn thiện hơn. Huế, ngày 24 tháng 08 năm 2015 Tác giả Trương Thế Việt PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH ..............................................................................................ix MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 Mục đích nghiên cứu của đề tài .......................................................................................2 Ý nghĩa đề tài ...................................................................................................................2 Ý nghĩa khoa học đề tài ...................................................................................................2 Ý nghĩa thực tiễn đề tài....................................................................................................2 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................3 1.1. Nguồn gốc và giá trị lúa gạo.....................................................................................3 1.1.1. Nguồn gốc lúa gạo .................................................................................................3 1.1.2. Giá trị sử dụng .......................................................................................................3 1.1.3. Giá trị kinh tế .........................................................................................................5 1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ......................................................................5 1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới ..............................................5 1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trong nước ..............................................10 1.2.3. Thực trạng sản xuất lúa ở tỉnh Bình Định ...........................................................13 1.2.4. Thực trạng sản xuất lúa ở huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định .................................16 1.3. Bệnh khô vằn hại lúa ..............................................................................................18 1.3.1. Tác nhân gây hại ..................................................................................................18 1.3.2. Ký chủ..................................................................................................................19 1.3.3. Triệu chứng gây hại .............................................................................................20 1.3.4. Biện pháp phòng trừ ............................................................................................21 1.4. Tình hình nghiên cứu bệnh khô vằn hại lúa trên thế giới và ở Việt Nam ..............21 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. iv 1.4.1. Tình hình nghiên cứu bệnh khô vằn hại lúa trên thế giới ....................................21 1.4.2. Tình hình nghiên cứu bệnh khô vằn hại lúa ở Việt Nam ....................................24 Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............31 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................31 2.2. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................31 2.3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................31 2.4. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................31 2.5.1. Điều tra tình hình gây hại bệnh khô vằn hại lúa ở huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định ...32 2.5.2. Điều tra tình hình bệnh khô vằn gây hại trên một số giống lúa ngoài đồng ruộng........32 2.5.3. Khảo nghiệm hiệu lực phòng trừ bệnh khô vằn của các loại thuốc hóa học ngoài đồng ...............................................................................................................................33 2.6. Quy trình canh tác ..................................................................................................36 2.6.1. Làm đất ................................................................................................................36 2.6.2. Lượng giống gieo, quy trình ngâm ủ giống ........................................................36 2.6.3. Thời vụ : ..............................................................................................................36 2.6.4. Phòng trừ cỏ dại :.................................................................................................36 2.6.5. Kỹ thuật bón phân ...............................................................................................36 2.6.6. Chế độ điều tiết nước :.........................................................................................37 2.6.7. Phòng trừ sâu bệnh ............................................................................................37 2.7. Điều kiện thời tiết khí hậu ......................................................................................37 2.8. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................................39 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..........................................40 3.1. Điều tra tình hình bệnh khô vằn hại lúa vụ Thu Đông 2014 và vụ Đông Xuân 2014 – 2015 ở huyện tây Sơn, tỉnh Bình Định. ......................................................................40 3.1.1. Tình hình sử dụng giống và mức độ nhiễm bệnh khô vằn trên một số giống lúa trồng phổ biến tại huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. ......................................................40 3.1.2. Tình hình sử dụng phân bón cho lúa ở huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.............42 3.1.3. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ bệnh khô vằn cho lúa ở huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định .....................................................................................44 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. v 3.2. Tình hình phát sinh gây hại của bệnh khô vằn trên một số giống lúa phổ biến tại huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định .....................................................................................47 3.2.1. Tình hình phát sinh gây hại của bệnh khô vằn trên một số giống lúa phổ biến trong vụ Thu Đông 2014 ...............................................................................................47 3.2.2. Tình hình phát sinh gây hại của bệnh khô vằn trên một số giống lúa phổ biến trong vụ Đông Xuân 2014 - 2015 .................................................................................49 3.3. Khảo nghiệm hiệu lực của một số thuốc hóa học phòng trừ bệnh khô vằn hại lúa vụ Thu Đông 2014 và Đông Xuân 2014 – 2015. ..........................................................51 3.3.1. Khảo nghiệm hiệu lực của một số loại thuốc hóa học phòng trừ bệnh khô vằn trên giống lúa DV 108 trong vụ Thu Đông 2014 ..........................................................51 3.3.2. Khảo nghiệm hiệu lực của một số loại thuốc hóa học phòng trừ bệnh khô vằn trên giống lúa DV 108 trong vụ Đông Xuân 2014-2015 ...............................................58 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...........................................................................................66 Kết luận..........................................................................................................................66 Đề nghị ..........................................................................................................................66 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................67 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVTV : Bảo vệ thực vật. BNN&PTNT : Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. CT : Công thức CSB : Chỉ số bệnh ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng Đ/C : Đối chứng ĐVT : Đơn vị tính EU : European Union (Liên minh châu Âu) FAO : Food and Agriculture Organization (Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc) IRRI : International Rice Research Institute (Viện nghiên cứu lúa Quốc tế) NTP : Ngày trước phun NSPL1 : Ngày sau phun lần 1 NSPL2 : Ngày sau phun lần 2 P1000 : Khối lượng 1000 hạt PTNT : Phát triển nông thôn. QCVN : Quy chuẩn Việt Nam TLB : Tỷ lệ bệnh USDA : United States Department of Agriculture (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ) PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Hàm lượng amylose của giống lúa được phân loại .................................................... 4 Bảng 1.3. Tình hình sản xuất lúa gạo ở các châu lục năm 2013 ................................................ 6 Bảng 1.4. Tình hình sản xuất lúa gạo của một số nước trên thế giới năm 2013 ........................ 7 Bảng 1.5. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa ở Việt Nam từ năm 2000-2013 .................... 11 Bảng 1.6. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa tỉnh Bình Định năm 2005 – 2014 ................... 13 Bảng 1.7. Năng suất lúa của các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ qua các năm ......................... 14 Bảng 1.8. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định từ năm 2000 – 2014 .......................................................................................................................................... 17 Bảng 1.9. Các cây ký chủ của nấm Rhizoctonia solani ............................................................ 20 Bảng 1.10. Diện tích lúa bị nhiễm bệnh khô vằn từ năm 2010 đến năm 2014 tại huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. ................................................................................................................. 25 Bảng 2.1 Tình hình thời tiết, khí hậu vụ Thu Đông 2014 ....................................................... 38 Bảng 2.2. Tình hình thời tiết, khí hậu vụ Đông Xuân 2014- 2015 ........................................... 39 Bảng 3.1. Tình hình sử dụng giống và mức độ nhiễm bệnh khô vằn trên một số giống lúa trồng phổ biến tại huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. ................................................................. 41 Bảng 3.2. Loại phân và lượng bón phân nông dân bón cho lúa ở huyện Tây Sơn,tỉnh Bình Định .......................................................................................................................................... 43 Bảng 3.3. Liều lượng thuốc sử dụng trừ bệnh khô vằn hại lúa ở huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định .......................................................................................................................................... 45 Bảng 3.4. Số lần và tỷ lệ phun thuốc trừ bệnh khô vằn hại lúa ở huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định .......................................................................................................................................... 46 Bảng 3.5. Tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh khô vằn trên một số giống lúa ở một số thời kỳ sinh trưởng phát triển trong vụ Thu Đông 2014 tại huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định ..................... 48 Bảng 3.6. Tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh khô vằn trên một số giống lúa ở một số thời kỳ sinh trưởng và phát triển trong vụ Đông Xuân 2014 -2015 tại huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định ..... 50 Bảng 3.7. Ảnh hưởng của 04 loại thuốc hoá học đến tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh của bệnh khô vằn hại giống lúa ĐV 108 vụ Thu Đông 2014 ......................................................................... 52 Bảng 3.8. Đánh giá độc tính của một số loại thuốc hoá học trừ bệnh khô vằn trên giống lúa DV108 vụ Thu Đông 2014 ..................................................................................................... 53 Bảng 3.9. Hiệu lực (%) của một số thuốc hoá học trừ bệnh khô vằn trên giống lúa DV108 vụ Thu Đông 2014 ......................................................................................................................... 54 Bảng 3.10. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa DV108 trong vụ Thu Đông 2014 ................................................................................................................................ 55 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. viii Bảng 3.11. Hiệu quả kinh tế của một số loại thuốc hóa học phòng trừ bệnh khô vằn trên giống lúa DV 108 khảo nghiệm trong vụ Thu Đông 2014 ................................................................. 58 Bảng 3.12. Ảnh hưởng của 04 loại thuốc hoá học đến tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh của bệnh khô vằn hại giống lúa ĐV 108 vụ Đông Xuân 2014- 2015 ........................................................... 58 Bảng 3.13. Đánh giá độc tính của một số loại thuốc hoá học trừ bệnh khô vằn trên giống lúa DV108 vụ Đông Xuân 2014-2015........................................................................................... 60 Bảng 3.14. Hiệu lực của một số thuốc hoá học trừ bệnh khô vằn trên giống lúa DV108 vụ Đông Xuân 2014-2015 ............................................................................................................. 61 Bảng 3.15. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa DV108 trong vụ Đông Xuân 2014-2015 ....................................................................................................................... 62 Bảng 3.16. Hiệu quả kinh tế của một số loại thuốc hóa học phòng trừ bệnh khô vằn trên giống lúa DV 108 khảo nghiệm trong vụ Đông Xuân 2014 – 2015......................................... 64 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Bản đồ hành chính huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định......................................16 Hình 3.1. Cơ cấu các giống lúa được sử dụng trong vụ Thu Đông 2014 ......................42 Hình 3.2. Cơ cấu các giống lúa được sử dụng trong vụ Đông Xuân 2014 -2015 .........42 Hình 3.3. Loại phân và lượng phân nông dân bón cho lúa ở huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định trong vụ Thu Đông 2014 và vụ Đông Xuân 2014 - 2015....................................43 Hình 3.4. Diễn biến bệnh khô vằn trên một số giống lúa trong vụ Thu Đông 2014 tại huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định .....................................................................................49 Hình 3.5. Diễn biến bệnh khô vằn trên một số giống lúa trong vụ Đông Xuân 2014- 2015 tại huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định .......................................................................51 Hình 3.6. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống lúa DV108 trong vụ Thu Đông 2014 .....................................................................................................................56 Hình 3.7. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống lúa DV108 trong vụ Đông Xuân 2014- 2015 .................................................................................................63 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. 1 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Lúa là cây lương thực quan trọng trên thế giới, đặc biệt là ở các nước Đông Nam Á, lúa là cây lương thực đứng vị trí hàng đầu do có giá trị dinh dưỡng và nhiều công dụng quan trọng như gạo thông qua chế biến thành cơm, bánh, bún… cung cấp năng lượng cho con người và hoạt động. Mặt hàng gạo được tiêu dùng trong nước và xuất khẩu qua nhiều nước trên thế giới. Giá trị dinh dưỡng của lúa gạo không chỉ giới hạn ở chỗ gạo là lương thực của con người mà lúa gạo còn là nguyên liệu quý sản xuất tân dược. Những sản phẩm phụ của cây lúa như rơm rạ, cám, thóc lép còn là thức ăn tốt cho gia súc, gia cầm. Trong sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bình Định nói chung và huyện Tây Sơn nói riêng thì cây lúa là cây lương thực giữ vị trí quan trọng hàng đầu, với diện tích sản xuất lúa hàng năm khoảng 13 nghìn hecta. Tuy nhiên, trong sản xuất lúa nông dân gặp không ít những khó khăn và trở ngại đã làm ảnh hưởng đến năng suất lúa. Trong những khó khăn và trở ngại đó thì sâu bệnh là yếu tố mà nông dân trên địa bàn huyện Tây Sơn đang lo lắng nhất. Bệnh khô vằn hại lúa do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra. Đây là một trong những bệnh gây hại phổ biến ở các vùng trồng lúa trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Ở nước ta, trong những năm gần đây bệnh khô vằn đã trở thành mối quan tâm của người trồng lúa và các nhà khoa học nông nghiệp. Năm 2012, ở miền Trung bệnh khô vằn gây hại 10.557,65 ha [35]; Trong đó tỉnh Bình Định bệnh khô vằn gây hại 1514.5ha. [35] Để góp phần ngăn chặn sự gia tăng của bệnh khô vằn làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng lúa gạo, đã có nhiều biện pháp được sử dụng. Tuy nhiên, cho đến nay thì biện pháp phòng trừ bệnh phổ biến vẫn là sử dụng thuốc hoá học được xem là kinh tế và hiệu quả nhất. Trong điều kiện hiện nay ở Bình Định nói chung và huyện Tây Sơn nói riêng thì việc nghiên cứu tìm thêm các loại thuốc mới có khả năng phòng trừ bệnh khô vằn hiệu quả cao là rất cần thiết nhằm bổ sung và sử dụng luân phiên để tránh sự kháng thuốc của dịch hại. Từ cơ sở khoa học trên, chúng tôi thực hiện đề tài "Điều tra diễn biến bệnh khô vằn hại lúa và khảo nghiệm hiệu lực một số loại thuốc trừ bệnh tại huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định” PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. 2 Mục đích nghiên cứu của đề tài Nắm được tình hình phát sinh, phát triển và gây hại của bệnh khô vằn hại lúa trên địa bàn huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc nhằm tìm ra được loại thuốc có hiệu quả phòng trừ cao nhất làm cơ sở cho xây dựng chiến lược quản lý bệnh khô vằn. Ý nghĩa đề tài Ý nghĩa khoa học đề tài Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những dẫn liệu khoa học nhằm bổ sung các thông tin về bệnh khô vằn hại lúa và góp thêm cơ sở cho việc xây dựng biện pháp phòng trừ bệnh khô vằn hại lúa. Kết quả nghiên cứu sẽ đánh giá hiệu quả trừ bệnh khô vằn của một số loại thuốc trên địa bàn huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Ý nghĩa thực tiễn đề tài Đề tài sẽ cung cấp thêm những thông tin về tập quán canh tác của bà con nông dân trên địa bàn huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định Đề tài sẽ cung cấp các thông tin cần thiết về tình hình bệnh khô vằn trên các giống lúa trồng phổ biến ở huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Đề tài sẽ cung cấp các thông tin cần thiết về hiệu lực của một số loại thuốc trừ bệnh khô vằn, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý bệnh cho vùng nghiên cứu. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. 3 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Nguồn gốc và giá trị lúa gạo 1.1.1. Nguồn gốc lúa gạo Nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của lúa trồng. Đa số các tài liệu nghiên cứu về lúa của thế giới đều thống nhất là nguồn gốc của lúa trồng hiện nay là ở Đông Nam Á cơ sở của ý kiến này là : Diện tích trồng lúa của thế giới chủ yếu tập trung ở Đông Nam Á. Khí hậu Đông Nam Á nóng ẩm, mưa nhiều, ánh sáng mạnh thích hợp cho cây lúa sinh trưởng và phát triển. Có nhiều giống lúa dại là tổ tiên của lúa trồng hiện nay đang có mặt trong các nước Đông Nam Á. Các tài liệu lịch sử, di tích khảo cổ học đều có nói về nghề trồng lúa đã xuất hiện ở các nước Đông Nam Á như Trung Quốc, từ năm 1742 đã có nói rằng nghề trồng lúa có ở Trung Quốc từ 2800 năm trước công nguyên, ở Ấn Độ nghề trồng lúa có từ 1000 năm trước công nguyên và sau đó lan sang các nước Ai Cập, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ... Về phương diện thực vật học lúa trồng hiện nay là do lúa dại qua quá trình chọn lọc tự nhiên, chọn lọc nhân tạo mà hình thành. Lúa dại hiện nay còn giữ một số đặc tính sinh trưởng tự nhiên trong các vùng đầm lầy, có thân mọc xòe, phân hoá phát dục hoa không hoàn toàn, kết hạt ít và dễ rụng hạt, hạt nhỏ, có râu, bông xoè [30]. Ngày nay, lúa được trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới, từ 53 vĩ độ Bắc dọc theo sông Amua trên biên giới miền trung nước Nga đến 40 vĩ độ Nam, phía Tây Aghentina [7]. 1.1.2. Giá trị sử dụng Ngoài cơm ra, gạo còn dùng để chế biến nhiều loại bánh, làm môi trường để nuôi cấy niêm khuẩn, men, cơm mẻ,… Gạo còn dùng để cất rượu, cồn,… Người ta không thể nào kể hết công dụng của nó. Cám hay đúng hơn là các lớp vỏ ngoài của hạt gạo do chứa nhiều protein, chất béo, chất khoáng, vitamin, nhất là vitamin nhóm B, nên được dùng làm bột dinh dưỡng trẻ em và điều trị người bị bệnh phù thũng. Cám là thành phần cơ bản trong thức ăn gia súc, gia cầm và trích lấy dầu ăn… Trấu ngoài công dụng làm chất đốt, chất độn chuồng còn dùng làm ván ép, vật liệu cách nhiệt, cách âm, chế tạo carbon và silic…. 1.1.2.1 Hàm lượng amylose Hàm lượng amylose là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng nấu nướng và ăn uống [10]. Gạo của các giống lúa được phân loại theo hàm lượng amylose như sau: PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 4 Bảng 1.1. Hàm lượng amylose của giống lúa được phân loại Loại Amylose (%) Chất lượng cơm Gạo dính 0-2 Rất dẻo Amylose thấp 2-20 Mềm và dẻo Amylose trung bình 20- 25 Mềm Amylose cao >25 Khô và cứng ( Nguồn: Theo tiêu chuẩn quốc tế về hàm lượng amylose trong gạo)[74] 1.1.2.2 Hàm lượng protein So với những cây lương thực khác, cây lúa có hàm lượng protein trong hạt ít nhất (6-8%). Protein trong gạo gồm có 4 tiểu phần: anbumin, globulin, prolanin và glutelin, trong đó glutelin chiếm tới 93,7%. Các axit amin tự do được phân phối như sau: trong cám và bột 30%, trong phôi 53%, trong gạo xát 17%. Trong các nghiên cứu khác, Tamura và Kenmochi (1963) cho rằng axit amin tự do chiếm khoảng 0,7% khối lượng gạo lật, 0,2% gạo xát, 1,35% trong cám và 4,6% trong phôi [5]. Kết quả phân tích nhiều dòng, giống lúa tại Viện Nghiên cứu lúa quốc tế cho thấy khoảng 25% những thay đổi hàm lượng protein là do yếu tố di truyền quyết định. Trong hai loài phụ của lúa trồng thì loài phụ Indica có hàm lượng protein cao hơn loài phụ Japonica [51]. Theo Kido và cộng sự, những giống lúa ngắn ngày có hàm lượng protein cao hơn những giống lúa dài ngày. Những giống lúa trồng ở vùng đồng bằng có hàm lượng protein cao hơn những giống lúa trồng ở vùng đồi núi (Swaminathan, 1971). Trong cùng một giống lúa, những hạt nhỏ có hàm lượng protein cao hơn những hạt to hơn (Nagato, 1972) [53] Ở Bangladesh, Ahmod (1969) nhận xét: Hàm lượng protein trong hạt và rơm rạ tăng khi bón tăng lượng đạm vào đất hoặc tăng độ sâu của lớp nước tưới. Viện Nghiên cứu nông nghiệp Kosbhat, Chavan và cộng sự (1972) nhận thấy: cả hai giống lúa Jaza và Padma đều có hàm lượng protein tăng lên rõ rệt khi được bón phân dù trên cạn hay dưới nước [10]. Yoshida cho biết: ở Nhật Bản kết quả điều tra cho thấy lúa cạn có hàm lượng protein trong hạt cao hơn lúa nước. Tại Trường Đại học Iwate của Nhật Bản, tiến hành thí nghiệm trong 7 năm (1963-1969) với 33 giống lúa chuyển từ Hokkaido va Tohoko về trồng trên cùng ruộng và theo dõi hàm lượng protein. Honjyo nhận thấy hàm lượng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 5 protein của cùng một giống thay đổi qua từng năm, điều này chứng tỏ điều kiện thời tiết có ảnh hưởng lớn tới sự tích lũy hàm lượng protein trong gạo [10] Các nghiên cứu của A. Nakamura, H. Hirano, F. Kikuchu trên giống lúa Norin 29 đã chỉ ra gen Glu-1 điều khiển khả năng tổng hợp Glutelin, một tiểu phần chủ yếu trong protein hạt gạo. Theo ý kiến của Viện sĩ T.T Chang (IRRI) trong tập đoàn các giống lúa của IRRI, giống có hàm lượng protein cao nhất là 13% nhưng hạt rất nhỏ, không cho năng suất đáng kể.[10] 1.1.3. Giá trị kinh tế Giá trị kinh tế của lúa gạo không chỉ giới hạn ở chỗ gạo là lương thực của con người mà lúa gạo còn là nguồn nguyên liệu quý sản xuất tân dược. Những sản phẩm phụ của cây lúa như rơm rạ, cám, thóc lép còn là thức ăn tốt cho gia súc, gia cầm. từ rơm rạ ngươì ta sản xuất ra những loai giấy và cacton chất lượng cao. Rơm rạ cũng còn được làm giá thể nuôi trồng những loại nấm có giá trị dinh dưỡng cao. Sau khi thu thu hoạch phần rơm rạ còn sót lại trên đồng ruộng có tác dụng cải tạo đất, làm tăng độ phì của đất và làm môi trường tốt cho vi sinh vật đất sống và hoạt động. Ở một số nước gạo còn là mặt hàng sản xuất khẩu có giá trị. Việt Nam là một trong số các quốc gia xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. 1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo 1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới Hiện nay thế giới có trên 100 nước trồng lúa ở hầu hết các châu lục. Tuy nhiên, sản xuất lúa gạo vẫn tập trung chủ yếu ở các nước châu Á nơi chiếm tới 90% diện tích gieo trồng và sản lượng [74]. Sau đây chúng tôi giới thiệu biến động về diện tích, năng suất và sản lượng lúa trên toàn thế giới trong những năm qua, điều đó được thể hiện qua Bảng 1.2. Bảng 1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới từ năm 2008 – 2013 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Diện tích 160,00 158,13 161,19 162,80 162,32 164,7 (triệu ha) Năng suất 43,03 43,44 43,55 44,60 45,47 45,27 (tạ/ha) Sản lượng 688,41 686,96 702,00 726,12 738,19 745,71 (triệu tấn) (Nguồn: faostat, 2015) [75] PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 6 Qua Bảng 1.2 cho thấy diện tích gieo trồng lúa trên thế giới có xu hướng tăng: từ năm 2009 (158,13 triệu ha) đến năm 2013 (164,70 triệu ha) tăng 6,57 triệu ha và diện tích từ năm 2008 đến năm 2012 tăng không dáng kề. Sản lượng lúa năm 2013 cũng tăng so với các năm trước (745,71 triệu tấn). Năm 2008 năng suất lúa bình quân thế giới là 43,03tạ/ha. Những năm sau đó nhờ việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, năng suất lúa đã được cải thiện một cách đáng kể, năm 2013 là 45,27 tạ/ha, tăng lên 2,27 tạ/ha. Trên thế giới có nhiều quốc gia trồng lúa, nhưng do điều kiện sinh thái, điều kiện xã hội nên diện tích trồng lúa chủ yếu tập trung ở Châu Á (chiếm khoảng 90%). Những nước có khả năng xuất khẩu gạo lớn như: Thái Lan, Việt Nam, Mỹ. Nhưng cũng có các nước còn nạn thiếu lương thực như một số nước ở Châu Phi, Mỹ Latinh nên lương thực vẫn là vấn đề cấp bách và cần quan tâm trong những năm trước mắt và lâu dài. Tình hình sản xuất lúa của các châu lục trên giới được thể hiện ở bảng 1.3. Bảng 1.3. Tình hình sản xuất lúa gạo ở các châu lục năm 2013 Diện tích Năng suất Sản lượng Khu vực (1.000 ha) (tạ/ha) (1.000 tấn) Châu Á 146.462,731 46,076 674.835.770 Châu Mỹ 6.562,328 55,603 36.488,690 Châu Phi 10.931,051 26,821 29.318,488 Châu Âu 648,320 60,079 3.895,060 Thế giới 164.721,663 45,271 745.709.788 (Nguồn: faostat, 2015) [75] Qua Bảng 1.3 cho thấy diện tích trồng lúa tập trung chủ yếu ở khu vực Châu Á 146.462,731 nghìn ha (chiếm khoảng 90% diện tích thế giới), tiếp đến là Châu Phi với diện tích 10.931,051 nghìn ha, Châu Âu có diện tích thấp nhất chỉ 648,320 nghìn ha. Về năng suất, mặc dù diện tích gieo trồng thấp hơn nhưng Châu Âu lại là khu vực có năng suất cao nhất (60,079 tạ/ha) cao hơn so với khu vực Châu Á (46,076 tạ/ha) là 14 tạ/ha. Khu vực Châu Phi có năng suất thấp nhất chỉ đạt 26,821tạ/ha. Năng suất trung bình toàn thế giới đạt 44,271tạ/ha. Hiện nay, việc sản xuất lúa ở nhiều nước có nhiều biến động và thay đổi cả về diện tích, năng suất và sản lượng qua các năm, điều đó được thể hiện qua bảng 1.4. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 7 Bảng 1.4. Tình hình sản xuất lúa gạo của một số nước trên thế giới năm 2013 Diện tích Năng suất Sản lượng Quốc gia (1000 ha) (tạ/ha) (1000 tấn) Việt Nam 7.902,808 55,726 44.039,291 Thái Lan 12.373,163 31,348 38.787,697 Ấn Độ 43.500,000 36,598 159.200,000 Australia 113,638 102,177 1.161,115 Trung Quốc 30.486.000 76,249 205.015,000 In-đô-nê-si-a 13.835,252 51,520 71.279,709 Brazil 2.348,956 50,059 11.758,663 Bangladesh 11.770,000 43,755 5.150,000 Malaysia 688,207 38,170 2.626,881 Philippin 4.746,082 38,852 18.439,406 Nhật Bản 1.599,000 67,282 10.758,000 Thế giới 164.721,663 45,271 745.709.788 (Nguồn: http//:faostat.fao, 2015) [75] Qua kết quả bảng 1.4 nhận thấy rằng tổng diện tích trồng lúa trên thế giới khoảng 164,721 triệu ha, nước có diện tích trồng lúa lớn nhất là Ấn Độ (43,500 triệu ha) nhưng năng suất bình quân còn thấp (36,598 tạ/ha), sản lượng xếp hạng thứ 2 thế giới (152,600 triệu tấn) sau Trung Quốc. Trung Quốc là nước diện tích trồng lúa đứng thứ 2 trên thế giới (30,486 triệu ha) nhưng do áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các loại giống lúa mới vào sản xuất nên năng suất bình quân đạt khá cao (76,249 tạ/ha), sản lượng thu được đứng đầu thế giới (205,015 triệu tấn), Australia có diện tích gieo trồng thấp nhất chỉ khoảng 113,638 ngàn ha nhưng năng suất lúa cao nhất thế giới (102,177 tạ/ha ); Việt Nam đứng thứ 6 về diện tích trồng lúa với 7,902 triệu ha và đứng thứ 4 về năng suất với 55,726 tạ/ha. Theo dự báo của Ban Nghiên cứu Kinh tế, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (2011) dự báo trong giai đoạn 2007 - 2017, các nước sản xuất gạo ở Châu Á sẽ tiếp tục là nguồn PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 8 cung cấp gạo xuất khẩu chính của thế giới bao gồm Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ. Riêng xuất khẩu gạo của hai nước Việt Nam và Thái Lan sẽ chiếm khoảng nửa tổng lượng gạo xuất khẩu của thế giới. Việt Nam xuất khẩu gạo hạt dài là chủ yếu. Thái Lan xuất khẩu gạo thơm, gạo hạt dài đặc biệt và gạo dính [1]. Dự báo, một số nước khác cũng sẽ đóng góp giúp tăng sản lượng gạo thế giới như: Ấn Độ, các tiểu vùng Saharan Châu Phi, Bangladesh, Philippines, Brazil. Ấn Độ dự báo vẫn đứng ở vị trí thứ tư trong số các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Xuất khẩu gạo của Ấn Độ thất thường. Gạo Ấn Độ xuất khẩu chủ yếu là gạo basmati. Tuy nhiên trong những năm gần đây, lũ và hạn hán xảy ra ở nước này gây thiệt hại lớn về sản lượng lương thực, giá lúa mỳ tăng cao đã đẩy nhu cầu tiêu thụ gạo tăng. Chính phủ nước này đang xem xét ban hành chính sách cấm xuất khẩu các loại gạo thường không phải basmati. Theo dự báo của USDA trong thập kỷ tới, dự báo xuất khẩu gạo Ấn Độ sẽ tăng trưởng hơn 30%, thị phần xuất khẩu gạo của Ấn Độ sẽ tăng từ 16% năm 2007/08 lên khoảng 17% đến năm 2016/17 [1]. Ngược lại với 3 nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới, thị phần gạo xuất khẩu dự báo sẽ giảm ở Hoa Kỳ, Pakistan, và Trung Quốc. Mặc dù Hoa Kỳ dự báo vẫn là nước xuất khẩu gạo lớn thứ tư thế giới trong giai đoạn 2007/08 đến 2016/17, tuy nhiên trong giai đoạn này, xuất khẩu gạo Hoa Kỳ tăng chậm trong cả giai đoạn. Thị phần xuất khẩu gạo của Hoa Kỳ trên thị trường thế giới sẽ giảm từ 12% năm 2007/08 xuống chỉ còn khoảng 10% vào năm 2016/17. Lý do, tăng nhu cầu trong nước và mở rộng sản xuất ở các vùng có diện tích hẹp, năng suất tăng chậm làm ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Hoa Kỳ. Ở Pakistan hiện nay là nước xuất khẩu gạo lớn thứ năm thế giới, và có ít khả năng mở rộng diện tích lúa gạo. Ngoài ra, Pakistan còn đang đối mặt với vấn đề thiếu nước, các vấn đề môi trường liên quan đến nông nghiệp. Như vậy, xuất khẩu gạo Pakistan dự kiến tương đối ổn định, ở mức 3 triệu tấn một năm trong cả giai đoạn. Trung Quốc xuất khẩu trung bình 2,6 triệu tấn gạo trong giai đoạn 1998 - 2003, từ đó xuất khẩu gạo của Trung Quốc tiếp tục giữ ổn định ở mức 1 triệu tấn gạo. Khối lượng gạo xuất khẩu của Trung Quốc giảm từ năm 2004 do diện tích lúa thu hẹp lại dẫn đến nguồn cung trong nước hạn chế. Diện tích sản xuất lúa được dự báo là giảm nhẹ, bù lại năng suất tăng lên. Mức tiêu dùng giảm nhẹ bù cho dân số tăng. Trung Quốc xuất khẩu gạo chất lượng cao, gạo hạt ngắn và trung bình tới thị trường Bắc Á và gạo chất lượng thấp, hạt dài tới thị trường Sahara Châu Phi và một số thị trường có thu nhập thấp của Châu Á [1]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 9 Năm 2011, sản xuất lúa gạo trên thế giới nhìn chung không có thay đổi lớn so với năm 2010 nhưng nhóm các nước tiêu dùng lớn như: Trung Quốc, Pakistan, Indonesia, Philippines đang đẩy mạnh chiến lược tự cân đối nhu cầu trong nước, do đó thị trường thế giới sẽ chỉ có đột biến khi bất ổn về thiên tai xảy ra. Đầu năm 2011, lượng cung thương mại gạo toàn cầu vẫn khá dồi dào, trong khi đó, nhu cầu thế giới chưa có dấu hiệu khan hiếm; do đó, thị trường gạo toàn cầu chỉ chịu tác động trong hai trường hợp: Nếu các nước vừa chịu ảnh hưởng nặng nề về hạn hán và lũ lụt như Trung Quốc, Pakistan, ấn Độ, Philippines tăng lượng dự trữ thông qua nguồn cung trong nước hoặc mua bổ sung vào lượng dự trữ; hoặc thiên tai bất ngờ xảy ra tại các nước sản xuất và tiêu dùng gạo. Trong các nước xuất khẩu gạo với khối lượng nhỏ hơn như Úc, Achentina, các nước Nam Mỹ khác (Uruguay, Guyana, Surinam) dự kiến sẽ tăng xuất khẩu trong giai đoạn tới. Úc dự kiến sẽ tăng xuất khẩu từ 150 nghìn tấn năm 2007/08 lên 220 nghìn tấn vào năm 2008/09, do sự khôi phục của sản lượng gạo sau hạn hán. Mặc dù vậy, xuất khẩu gạo Úc vấn sẽ thấp hơn mức kỷ lục 662 nghìn tấn gạo xuất khẩu vào năm 1998/99. Xuất khẩu gạo Achentina dự kiến sẽ tăng 3 - 4% năm trong giai đoạn 2007/08 đến 2016/17, do sản lượng gạo tăng dự kiến vượt nhu cầu gạo nội địa. Xuất khẩu gạo của các nước Nam Mỹ (chủ yếu từ Uruguay) dự báo tăng 2 - 3% mỗi năm, do tăng trưởng sản lượng thấp hơn mức tăng tiêu dùng. Các nước Úc, Achentina, Uruguay xuất khẩu hầu hết các nông sản của họ. Ai Cập và EU cũng xuất khẩu gạo, nhưng dự báo xuất khẩu gạo của Ai Cập dự báo sẽ giảm trong 10 năm tới, do tăng trưởng tiêu dùng gạo mạnh vượt mức tăng sản lượng. Xuất khẩu gạo Ai Cập hiện đã đạt gần tới mức kỷ lục. Diện tích trồng lúa dự báo sẽ không tăng và năng suất lúa Ai Cập đạt mức gần cao nhất của thế giới. Xuất khẩu gạo EU dự báo không tăng và ổn định trong suốt giai đoạn 2008/09 đến 2016/17, sau khi tăng mạnh trong giai đoạn đầu dự báo. EU không cạnh tranh về giá trên thị trường gạo thế giới. Hầu hết xuất khẩu gạo EU tới các thị trường Bắc Phi, Trung Đông, Trung Á và các nước châu Âu khác [1]. Theo dự báo của Ban nghiên cứu kinh tế - Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (2011) theo đó sản xuất gạo toàn cầu dự báo tăng theo các năm trong thập kỷ tới, chủ yếu là nhờ tăng năng suất lúa. Năng suất trung bình dự báo sẽ tăng khoảng gần 1% mỗi năm, xấp xỉ so với tỷ lệ tăng trưởng năng suất bình quân đạt được trong 10 năm trở lại đây. Mặc dù sản lượng bình quân hàng năm đều tăng, song tăng trưởng sản lượng dự kiến thấp hơn so với mức đạt được trong những năm cuối thập kỷ 1960 cho đến 1980. Tăng trưởng năng suất bằng sự phát triển và ứng dụng các công nghệ cải tiến sẽ là giải pháp trong dài hạn để giúp giảm thiểu tình trạng tăng giá gạo. Cần phải có một cuộc Cách mạng xanh lần II, tăng đầu tư cho nghiên cứu kết hợp với cải cách chính sách để tăng hiệu quả kinh tế từ thị trường gạo sẽ giúp bình ổn giá lúa gạo và giảm nghèo. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 10 Châu Á được coi là cái nôi của lúa gạo do sản xuất cũng như tiêu thụ chiếm tới trên 90% tổng sản lượng lúa gạo của Thế giới, nơi đã diễn ra cuộc “Cách mạng xanh” giữa thế kỷ XX, ở đây đã lai tạo ra nhiều giống lúa nước ngắn ngày, năng suất cao, nhờ vậy đã góp phần thành công trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và cơ cấu mùa vụ theo hướng sản xuất lúa hàng hóa ở nhiều quốc gia. Sự nổi bật của khu vực này có ảnh hưởng quyết định vào tương lai cũng như quá khứ của tình hình sản xuất lúa gạo trên Thế giới. Theo dự báo của Ban nghiên cứu Kinh tế - Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong giai đoạn 2007 - 2017, các nước sản xuất gạo ở châu Á sẽ tiếp tục là nguồn xuất khẩu gạo chính của thế giới, bao gồm Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ. Riêng xuất khẩu gạo của hai nước Thái Lan và Việt Nam sẽ chiếm khoảng nửa tổng lượng gạo xuất khẩu của thế giới. Một số nước khác cũng sẽ đóng góp giúp tăng sản lượng gạo thế giới như: Ấn Độ, các tiểu vùng Sahara châu Phi, Bangladesh, Philippines, Brazil [1]. Nhật Bản là một trong mười nước có diện tích trồng lúa nhiều nhất thế giới. Nhật Bản cũng là nước đạt năng suất cao đứng hàng đầu thế giới, tuy có diện tích không lớn song sản lượng năm 2005 đạt trên 11,4 triệu tấn. Để đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, Nhật Bản tập trung vào công tác nghiên cứu giống lúa ở các viện. Các nhà khoa học Nhật Bản đã lai tạo và đưa vào sản xuất các giống vừa có năng suất cao, chất lượng tốt đặc biệt là 2 giống: Miyazaki1 và Miyazakil 2. Cho đến giờ các giống này vẫn giữ được vị trí hàng đầu về 2 chỉ tiêu quan trọng đó là hàm lượng Protein cao tới 13%, hàm lượng Lysin cũng rất cao [8]. 1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trong nước Việt Nam được coi là một trong những trung tâm trồng lúa lâu đời nhất Châu Á. Lúa là cây trồng cổ truyền của Việt Nam và là cây trồng quan trọng nhất hiện nay vì diện tích gieo trồng lúa chiếm đến 61% diện tích trồng trọt cả nước và 80% nông dân Việt Nam là nông dân trồng lúa. Nước ta thuộc vùng nhiệt đới nằm ở toạ độ 8030 “- 23022” vĩ tuyến Bắc, 102010 “- 109029” kinh tuyến Đông, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới. Với đặc điểm khí hậu này đã phần nào khẳng định thêm Việt Nam là cái nôi hình thành cây lúa. Địa hình nước ta trải dài từ Bắc vào Nam hình thành nên những vùng đồng bằng rộng lớn tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của cây lúa nước. Sự biến động về diện tích, năng suất và sản lượng lúa trong nước trong những năm gần đây được thể hiện qua Bảng 1.5. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 11 Bảng 1.5. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa ở Việt Nam từ năm 2000-2013 Diện tích Năng suất Sản lượng Năm (1.000ha) (tạ/ha) (1.000tấn) 2000 7.666,300 42,432 32.529,500 2001 7.492,700 42,853 32.108,400 2002 7.504,300 45,903 34.447,200 2003 7.452,200 46,387 34.568,800 2004 7.445,300 48,553 36.148,900 2005 7.329,200 48,891 35.832,900 2006 7.324,800 48,943 35.849,500 2007 7.207,400 49,869 35.942,700 2008 7.400,200 52,336 38.729,800 2009 7.437,200 52,372 38.950,200 2010 7.489,400 53,416 40.005,600 2011 7.655,440 55,383 42.398,346 2012 7.753,163 56,315 43.661,570 2013 7.902,808 55,726 44.039,291 (Nguồn: faosat, 2015) [75] Qua bảng số liệu 1.4 trên cho thấy: Diện tích trồng lúa ở Việt Nam có xu hướng giảm từ năm 2001 trở lại đây, từ 7,492 nghìn ha (2001) xuống còn 7,207 nghìn ha (2007) và từ năm 2010 đến 2013 diện tích trồng lúa tăng lên nhanh tăng 413 nghìn ha. Nói tóm lại, diện tích lúa có xu hướng giảm nhưng sản lượng sẽ vẫn duy trì ở mức ổn định và có thể tăng vì chúng ta sẽ không ngừng cải thiện công tác giống trong sản xuất lúa, đây cũng chính là chiến lược sản xuất của Việt Nam trong thời gian tới, phấn đấu đạt và duy trì sản lượng lúa hàng năm là 40 triệu tấn/năm, đẩy mạnh sản xuất giống lúa có chất lượng cao xuất khẩu hàng năm từ 4- 5 triệu tấn. Lúa là cây lương thực quan trọng hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp của nước ta, hàng năm cây lúa cung cấp 85 - 87% tổng sản lượng lương thực trong nước, tuy rằng diện tích tự nhiên của Việt Nam chỉ đạt 33,1 triệu ha, đất sử dụng cho nông PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1