Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp: Điều tra, giám sát huyết thanh học virus lở mồm long móng ở Trâu bò phía Nam tỉnh Quảng Bình
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là mô tả được một số đặc điểm dịch tễ của bệnh lở mồm long móng ở phía Nam tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010-2014. Xác định được tỷ lệ xuất hiện kháng thể 3ABC tự nhiên của virus lở mồm long móng ở trâu, bò tại những huyện ở phía Nam tỉnh Quảng Bình, phân Vùng địa lý nghiên cứu. Đánh giá một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tình hình mắc bệnh lở mồm long móng ở phía Nam tỉnh Quảng Bình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp: Điều tra, giám sát huyết thanh học virus lở mồm long móng ở Trâu bò phía Nam tỉnh Quảng Bình
- i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, trong quá trình thực hiện đề tài tôi luôn nhận được sự giúp đỡ của nhiều tổ chức và cá nhân. Với sự kính trọng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Xuân Hòa - Giảng viên Khoa Chăn nuôi – Thú y đã giành nhiều thời gian, tận tình giúp đỡ, hướng dẫn ngoài ra tôi xin trân trọng cảm ơn: Quý thầy cô Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Huế đã tạo điều kiện cho tôi được theo học chương trình đào tạo Thạc sỹ tại trường. Cán bộ, chẩn đoán viên Trạm Chẩn đoán xét nghiệm - Cơ quan Thú y vùng III, Lãnh đạo và cán bộ Chi cục Thú y Quảng Bình, đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi vượt qua mọi khó khăn trong quá trình học tập, động viên tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình. Đề tài Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Bình năm 2014 - 2015 do TS. Nguyễn Xuân Hòa làm chủ nhiệm đã chi trả kinh phí cho toàn bộ nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã luôn quan tâm, động viên giúp tôi vượt qua mọi khó khăn trong quá trình học tập và hoàn thành bản luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Quảng Bình, ngày 22 tháng 8 năm 2015 Học viên Hoàng Xuân Thành PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận văn “Điều tra, giám sát huyết thanh học virus lở mồm long móng ở Trâu bò phía Nam tỉnh Quảng Bình” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, nằm trong khuôn khổ đề tài Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Bình năm 2015 do TS. Nguyễn Xuân Hòa làm chủ nhiệm. Những số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Quảng Bình, ngày 22 tháng 8 năm 2015 Học Viên Hoàng Xuân Thành PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... ii MỤC LỤC ......................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................... vii DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................... viii DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ ............................................................................... ix MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1 2. Mục tiêu chung của đề tài ................................................................................ 3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ......................................................................... 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................. 4 1.1. Tổng quát về bệnh LMLM ............................................................................ 4 1.1.1. Đặc điểm chung về bệnh LMLM ............................................................... 4 1.1.2. Lịch sử bệnh ............................................................................................. 4 1.1.3. Phân bố serotype virus LMLM trên thế giới ............................................... 5 1.1.4. Tình hình dịch bệnh LMLM tại Đông Nam Á ............................................ 6 1.1.5. Tình hình dịch bệnh lở mồm long móng tại Việt Nam ................................ 9 1.1.6. Tình hình nghiên cứu chẩn đoán và phân lập virus Lở mồm long móng ở Việt Nam . 13 1.2. Virus gây bệnh LMLM ............................................................................... 23 1.2.1. Hình thái, cấu trúc của virus LMLM ........................................................ 23 1.2.2. Phân loại và biến type của virus .............................................................. 24 1.2.3. Đặc tính của virus LMLM. ...................................................................... 25 1.2.4. Đặc điểm nuôi cấy và lưu giữ virus ......................................................... 27 1.2.6. Độc lực của virus .................................................................................... 28 1.2.7. Cơ chế sinh bệnh LMLM của virus .......................................................... 28 1.3. Dịch tễ học bệnh LMLM ............................................................................ 29 1.3.1. Động vật cảm nhiễm ................................................................................ 29 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iv 1.3.2. Lứa tuổi .................................................................................................. 29 1.3.3. Mùa vụ .................................................................................................... 30 1.3.4. Khả năng lây lan ..................................................................................... 30 1.3.5. Tỷ lệ ốm và chết ...................................................................................... 30 1.3.6. Đường truyền bệnh .................................................................................. 30 1.4. Triệu chứng bệnh tích bệnh LMLM ............................................................ 31 1.4.1. Triệu chứng bên ngoài ............................................................................. 31 1.4.2. Mổ khám bệnh tích .................................................................................. 32 1.5. Phương pháp chẩn đoán bệnh ..................................................................... 33 1.5.1. Chẩn đoán lâm sàng ................................................................................ 33 1.5.2. Chẩn đoán virus học ................................................................................ 34 1.5.3. Chẩn đoán huyết thanh học ...................................................................... 34 1.5.4. Chẩn đoán bằng kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction) ................... 37 1.5.5. Phân lập và giám định virus LMLM ........................................................ 38 1.6. Phòng bệnh: ............................................................................................... 38 CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 40 2.1. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 40 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 40 2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 41 2.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 41 2.4.1. Thu thập thông tin về các yếu tố nguy cơ: ................................................ 41 2.4.2. Vật liệu nghiên cứu ................................................................................. 42 2.4.3. Phương pháp giám sát huyết thanh học kháng thể 3ABC của virus ........... 42 2.4.4. Phương pháp xác định các yếu tố nguy cơ ............................................... 46 2.5. Xử lý số liệu .............................................................................................. 47 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 48 3.1. Tổng đàn trâu bò, dê ở phía Nam Quảng Bình giai đoạn 2011-2015 ............ 48 3.2. Tình hình dịch LMLM ở phía Nam tỉnh Quảng Bình năm 2014................... 50 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- v 3.3. Kết quả giám sát huyết thanh học sự lưu hành kháng thể 3ABC của virus lở mồm long móng trên đàn trâu, bò nuôi ở phía Nam tỉnh Quảng Bình. ................ 51 3.3.1. Kết quả xét nghiệm kháng thể kháng virus LMLM 3ABC bằng phương pháp ELISA qua các tháng ở phía Nam tỉnh Quảng Bình....................................... 52 3.3.2. Kết quả giám sát huyết thanh học sự lưu hành kháng thể 3ABC của virus lở mồm long móng trên đàn trâu, bò cấp độ vùng sinh thái ở phía Nam tỉnh Quảng Bình.................................................................................................................. 53 3.4. Kết quả đánh giá một số yếu tố nguy cơ lây lan, phát sinh dịch LMLM ở phía Nam tỉnh Quảng Bình .......................................................................................... 58 3.4.1. Yếu tố nguy cơ Nguồn gốc con giống không rõ ràng ................................ 59 3.4.2. Yếu tố nguy cơ Liên quan đến tiêm phòng vaccine LMLM ...................... 60 3.4.3. Yếu tố nguy cơ Gần đường giao thông chính ........................................... 61 3.4.4. Yếu tố nguy cơ Chăn nuôi thả rong .......................................................... 62 3.4.5. Yếu tố nguy cơ Nhà gần hộ đã có LMLM ................................................ 62 3.5. Đề xuất các giải pháp phòng chống dịch LMLM ở phía Nam tỉnh Quảng Bình ......................................................................................................................... 63 3.5.1. Giải pháp về tiêm phòng .......................................................................... 63 3.5.2. Giải pháp về giám sát dịch bệnh .............................................................. 63 3.5.3. Giải pháp vệ sinh tiêu độc khử trùng ....................................................... 64 3.5.4. Giải pháp tuyên truyền, đào tạo, tập huấn ................................................ 64 3.5.5. Giải pháp ngăn chặn yếu tố nguy cơ ........................................................ 64 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................ 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 67 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT FMD : Foot and Mouth Disease FMDV: Foot and Mouth Disease Virus DNA : Acid Deoxyribonucleic RNA : Acid Ribonucleic BHK : Baby Hamster Kidney ELISA: Enzyme Linked Immunosorbent Assay LMLM: Lở mồm long móng SEA: South-East Asian VP: Virion Protein dNTP: Deoxynucleotide triphosphates DTT: Dithiothreitol TCID: Tissue Culture Infectious Dose MEM: Minimum Esential Medium FAO: Food and Agriculture Organization of the United Nations OIE: Office international des epizooties RT-PCR: Reverse Transcription-Polymerase Chain Reaction WHO: World Health Organization PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Serotype virus LMLM trong khu vực Đông Nam Á từ 1996 - 2001 ..... 8 Bảng 1.2. Tình hình dịch bệnh LMLM tại Quảng Bình từ năm 2010 - 2014 ....... 17 Bảng 1.3. Tỷ lệ mắc bệnh LMLM trên các loài gia súc qua các năm .................. 18 Bảng 1.4. Tình hình dịch LMLM trên địa bàn tỉnh năm 2014 ............................ 20 Bảng 1.5. Kết quả tiêm phòng vaccine LMLM tỉnh Quảng Bình năm 2010 - 2014 ......................................................................................................................... 22 Bảng 1.6. Sự tồn tại của virus ngoài môi trường: ............................................... 25 Bảng 1.7. Thời gian xâm nhập tế bào của virus LMLM[53]:.............................. 26 Bảng 3.1. Tổng đàn gia súc ở phía Nam tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 – 2015[1]. ............................................................................................................ 48 Bảng 3.2. Tình hình dịch LMLM tại các huyện thuộc vùng Nam ....................... 50 tỉnh Quảng Bình năm 2014 ................................................................................ 50 Bảng 3.3. Kết quả mẩu huyết thanh dương tính theo địa giới hành chính ở phia Nam tỉnh Quảng Bình. ...................................................................................... 51 Bảng 3.4. So sánh tỷ lệ dương tính kháng thể 3ABC giữa các huyện, thành phố qua các tháng .................................................................................................... 52 Bảng 3.5. Kết quả xét nghiệm kháng thể kháng virus LMLM 3ABC ở phía Nam tỉnh Quảng Bình phân vùng nghiên cứu ............................................................. 53 Bảng 3.6. Mẩu huyết thanh theo phân vùng sinh thái ở phia Nam tỉnh Quảng Bình ......................................................................................................................... 54 Bảng 3.7. So sánh tỷ lệ dương tính kháng thể 3ABC giữa các Tháng và Vùng sinh thái 55 Bảng 3.8. Tỷ lệ dương tính với kháng thể 3ABC dựa trên số mẩu xét nghiệm tại các xã ............................................................................................................... 57 Bảng 3.9. Kết quả phân tích nguy cơ Nguồn cung cấp giống ............................. 59 Bảng 3.10. Kết quả phân tích nguy cơ liên quan đến Tiêm phòng vaccine LMLM, ......................................................................................................................... 60 Bảng 3.11. Kết quả phân tích nguy cơ Gần đường giao thông chính, ................. 61 Bảng 3.12. Kết quả phân tích nguy cơ Chăn nuôi thả rong ................................ 62 Bảng 3.13. Kết quả phân tích nguy cơ Nhà gần hộ đã có dịch LMLM ............... 62 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- viii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Phân bố serotype virus LMLM trên thế giới ....................................... 6 Hình 1.2. Các ổ dịch LMLM tại Châu Á năm 2000 ............................................. 7 Hình 1.3. Phân bố các type virus LMLM tại Việt Nam từ tháng 1 đến tháng 10/2013 ............................................................................................................ 15 Hình 1.4. Phân bố các type virus LML tại Việt Nam năm 2014 ......................... 16 Hình 1.5. Bản đồ dịch tễ bệnh LMLM tại Quảng Bình năm 2012 - 2014. ......... 21 Hình 1.6. Cấu trúc không gian 3 chiều của virus LMLM ................................... 23 Hình 1.7. Sơ đồ cấu trúc gene của virus LMLM ................................................ 24 Hình 1.8. Triệu chứng và bệnh tích ở miệng và lưỡi bò bị bệnh LML ................ 33 Hình 1.9. Bệnh tích ở chân lợn bị bệnh LMLM ................................................. 33 Hình 2.1. Sơ đồ mô phỏng phản ứng phát hiện kháng thể LMLM 3ABC bằng phương pháp ELISA, bộ kít PrioCHECK ® FMD NS ........................................ 44 Hình 2.2. Sơ đồ đĩa phản ứng ELISA phát hiện kháng thể 3ABC ...................... 45 Hình 3.1. Phân bố xã lấy mẩu giám sát huyết thanh ở phía Nam tỉnh Quảng Bình ......................................................................................................................... 58 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ix DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ Biểu đồ 1.1. Tình hình dịch bệnh LMLM trên trâu bò từ năm 2010 - 2014 ...... 18 Biểu đồ 1.2. Tình hình dịch bệnh LMLM trên trâu bò từ năm 2010 – 2014 ...... 19 Biểu đồ 1.3. Kết quả tiêm phòng vaccine LMLM tại tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010-2014 ......................................................................................................................... 22 Biểu đồ 3.1.Tình hình dịch LMLM tại các huyện, TP ở phía Nam tỉnh Quảng Bình năm 2014. ................................................................................................. 50 Biểu đồ 3.2. Số mẩu dương tính tại các huyện, thành phố ở phía Nam tỉnh Quảng Bình. ................................................................................................................. 51 Biểu đồ 3.3. Mẩu huyết thanh dương tính 3ABC theo vùng sinh thái ở phia Nam tỉnh Quảng Bình ................................................................................................ 54 Biểu đồ 3.4. Số mẩu dương tính qua các tháng ở phía Nam tỉnh Quảng Bình ..... 56 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bệnh Lở mồm long móng (LMLM) là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do virus LMLM (Foot and Mouth Disease Virus) gây ra trên động vật guốc chẵn như lợn, bò, trâu, hươu, dê, ... Bệnh lây lan rất nhanh qua nhiều con đường khác nhau như tiếp xúc trực tiếp giữa động vật với nhau hay qua con đường hô hấp, tiêu hóa, sinh dục, ... Chính vì vậy mà Tổ chức Thú y thế giới OIE đã xếp bệnh này vào danh mục của bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất ở động vật. Virus gây bệnh LMLM thuộc họ Picornaviridae có khả năng đột biến rất mạnh và được chia thành 7 serotype huyết thanh là O, A, C, SAT1, SAT2, SAT3 và Asia 1; các type tuy gây ra những triệu chứng lâm sàng và bệnh tích giống nhau, nhưng lại không tạo miễn dịch chéo [49]. Virus LMLM biến dị mạnh, một số subtype về mặt miễn dịch học hoàn toàn khác với type “bố mẹ”, thường xuất hiện cuối một ổ dịch [27]. Động vật ở các lứa tuổi đều có thể bị bệnh, súc vật non bị mắc bệnh nặng hơn súc vật trưởng thành. Virus LMLM gây bệnh nhẹ ở động vật trưởng thành với tỉ lệ chết dưới 5%. Tuy nhiên ở động vật non gây bệnh rất nặng, tỷ lệ chết lên đến 90% [60]. Việc phát hiện FMDV trong dịch mụn nước, tế bào biểu mô, thực quản, thanh quản, mẩu sữa, hay máu là đủ để chẩn đoán bệnh [54]. Cải thiện báo cáo dịch bệnh, giám sát, phát hiện, chuẩn bị sẵn sàng và phản ứng nhanh là những yếu tố quan trọng để giải quyết dịch bệnh lở mồm long móng trên toàn thế giới [37]. Theo Nguyễn Vĩnh Phước ở Việt Nam, bệnh LMLM đã xuất hiện từ lâu, ổ dịch LMLM đầu tiên ở nước ta xảy ra tại Nha Trang năm 1898, sau đó bệnh được phát hiện ở nhiều tỉnh, đặc biệt là các tỉnh miền Trung, miền Nam và các tỉnh biên giới [22]. Từ cuối năm 2010 đến nay, dịch Lở mồm long móng type O đã xảy ra trên địa bàn 30 tỉnh, thành trong cả nước làm hàng chục nghìn gia súc mắc bệnh và tiêu hủy [18]. Từ đó đến nay bệnh LMLM vẫn xảy ra hàng năm ở nhiều tỉnh thành trên cả nước gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi. Năm 2014, dịch LMLM đã xảy ra tại 45 xã, 20 huyện, 04 tỉnh: Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị và Nghệ An làm mắc bệnh 616 con (82 con trâu, 482 con bò, 52 con lợn), chết và tiêu huỷ 59 con (07 con bò, 52 con lợn) tại Quảng Bình ổ dịch xuất hiện ở 11 xã thuộc 6 huyện, thành phố làm 120 con gia súc mắc bệnh [7]. Ở nước ta, một trong những mục tiêu quan trọng nhất của ngành thú y phấn đấu thực hiện là: Khống chế một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia súc, mà đặc biệt là bệnh LMLM. Do đó, nghiên cứu về dịch tễ học phân tử, xác định các type virus đang lưu hành trong nước cũng như tìm hiểu nguồn gốc tiến hóa, sự biến đổi di truyền của các type virus này là rất cần thiết cho việc phòng chống bệnh cũng như định hướng cho việc PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 nhập khẩu, sản xuất và triển khai sử dụng vaccine một cách có hiệu quả. Trong khi diễn biến dịch bệnh LMLM ở nước ta hiện nay đang diễn biến phức tạp, đặc biệt tại Hà Tĩnh đang có sự lưu hành của cả 2 type O và A trong đó type A bắt đầu xuất hiện vào những tháng cuối năm 2013 làm cho công tác phòng, chống bệnh LMLM trở nên khó khăn [13], [12]. Quảng Bình là tỉnh tiếp giáp với Hà Tĩnh và có đường giao thông xuyên suốt chiều dọc tỉnh, và cửa khẩu Cha Lo, vận chuyển buôn bán gia súc nó làm cho diễn biến dịch LMLM tại đây khá phức tạp. Năm 2011 UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành quyết định số 2569/2011/QĐ- UBND V/v phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia khống chế bệnh lở mồm long móng gia súc tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 - 2015 với mục đích khống chế bệnh LMLM, không để dịch xẩy ra trên diện rộng, giảm số ổ dịch, số gia súc mắc bệnh tại các địa phương, ngăn chặn dịch từ ngoài lây lan vào; tỷ lệ tiêm phòng đạt trên 80% tổng đàn, 100% trong diện tiêm; xây dựng một số cơ sở an toàn dịch bệnh trong toàn tỉnh. Để chẩn đoán sự có mặt của của các type virus gây bệnh thì phương pháp chẩn đoán xác định type đóng vai trò hết sức quan trọng. Sử dụng bộ kit RT-PCR để chẩn đoán virus LMLM là một phương pháp mới, nhanh và nhạy và đạt hiệu quả cao trong chẩn đoán [15]. Dịch LMLM có xu hướng xảy ra trầm trọng vào các tháng 3-7 và từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau [28]. Nguyên nhân có thể là do việc tăng số lượng nuôi và tăng lưu lượng vận chuyển gia súc tại thời điểm này, trong khi đó virus LMLM lưu hành rộng rãi, nên khi có điều kiện thuận lợi thì virus phát triển và gây bệnh tại các địa phương. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy đối với các ổ dịch LMLM, trâu bò mắc bệnh sau khi hồi phục thường mang trùng. Trâu, bò có thể nhiễm mầm bệnh thể mang trùng nhưng không có biểu hiện lâm sàng và đây là nguồn gây bùng phát các ổ dịch sau mỗi thời kỳ. Năm 2014 cả nước đã xuất hiện 81 ổ dịch tại 81 xã thuộc 31 huyện, thị xã của 13 tỉnh, làm 2.978 con gia súc mắc bệnh (gồm 1.438 con trâu, 1.365 con bò, 144 con lợn và 31 con dê); số gia súc chết và tiêu hủy là 172 con [6]. Trong thời gian tới nguy cơ bùng phát dịch LMLM còn rất cao do việc quản lý và xử lý gia súc mắc bệnh, gia súc chết không kịp thời, đúng quy định; mầm bệnh lưu hành, phát tán khắp nơi; việc mua bán, vận chuyển động vật và sản phẩm động vật mắc bệnh không được kiểm soát chặt chẽ; tỷ lệ tiêm phòng vaccine không cao; mầm bệnh trong môi trường không được xử lý triệt để, đây là những nguy cơ làm phát sinh dịch bệnh. Do thời tiết khắc nghiệt, đặc biệt là lũ lụt, mạng lưới giao thông giao lưu hàng hoá Bắc-Nam, vận tải xuất, nhập khẩu, quá cảnh và luân chuyển hàng hoá nội tỉnh thuận lợi nên việc buôn bán vận chuyển gia súc rất phát triển. Đây cũng là điều kiện phát sinh và lây lan mạnh dịch bệnh cho gia súc, nhất là dịch bệnh LMLM. Hiện nay PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 ở nước ta nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng diễn biến dịch bệnh LMLM đang rất phức tạp, do chưa dự đoán chính xác các thời điểm dịch xảy ra, chưa kiểm soát được các yếu tố nguy cơ, chưa định type chính xác virus gây bệnh, dẫn đến công tác phòng, chống bệnh LMLM chưa đạt hiệu quả cao. Giám sát huyết thanh học sẽ giúp cho chúng ta dự báo được nguy cơ xảy ra dịch bệnh để từ đó chủ động các biện pháp ứng phó kịp thời. Từ tình hình thực tế của bệnh lở mồm long móng trong cả nước nói chung và tại Quảng Bình nói riêng, việc giám sát chủ động miễn dịch tự nhiên đối với virus và type virus gây bệnh LMLM bằng các phương pháp chẩn đoán trong phòng thí nghiệm, phát hiện những trâu bò mang trùng là nguồn bệnh tiềm tàng trong tự nhiên, góp phần vào việc khống chế và thanh toán bệnh LMLM ở gia súc. Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi thực hiện đề tài: “Điều tra, giám sát huyết thanh học virus lở mồm long móng ở Trâu bò phía Nam tỉnh Quảng Bình”. 2. Mục tiêu chung của đề tài - Mô tả được một số đặc điểm dịch tễ của bệnh lở mồm long móng ở phía Nam tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010-2014. - Xác định được tỷ lệ xuất hiện kháng thể 3ABC tự nhiên của virus lở mồm long móng ở trâu, bò tại những huyện ở phía Nam tỉnh Quảng Bình, phân Vùng địa lý nghiên cứu. - Đánh giá một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tình hình mắc bệnh lở mồm long móng ở phía Nam tỉnh Quảng Bình. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Cung cấp thông tin và số liệu cụ thể, cùng những luận chứng khoa học về sự xuất hiện kháng thể 3ABC tự nhiên của virus lở mồm long móng ở trâu, bò ở phía Nam tỉnh Quảng Bình. - Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần đánh giá đúng tình hình dịch bệnh, đặc điểm dịch tễ bệnh LMLM làm cơ sở cho người chăn nuôi, cơ quan quản lý nhà nước về thú y đưa ra giải pháp, xây dựng kế hoạch phòng chống dịch hiệu quả. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quát về bệnh LMLM 1.1.1. Đặc điểm chung về bệnh LMLM Bệnh lở mồm long móng (LMLM) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật móng guốc chẵn như trâu, bò, lợn, dê, hươu, nai,... Bệnh do virus thuộc họ Picornaviridae gây ra virus hướng thượng bì, có khả năng lây lan nhanh, ở phạm vi rộng, không chỉ do tiếp xúc giữa động vật khỏe với động vật mắc bệnh mà còn qua nhiều đường khác nhau, kể cả qua không khí. Vì vậy, bệnh thường phát thành dịch và gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi, ảnh hưởng đến kinh tế xã hội, môi trường của nhiều nước trên thế giới. 1.1.2. Lịch sử bệnh Năm 1544 ổ dịch đầu tiên đã được ghi nhận tại Bắc Italia, Pháp, Anh và sau đó lây lan sang các nước khác ở châu Âu. Tuy nhiên phải tới những năm đầu thế kỷ 19, người ta mới công nhận tính truyền nhiễm mạnh mẽ của nó [9]. Cuối thế kỷ 19, trong vòng vài tháng bệnh đã lây lan nhanh chóng từ Nga sang các nước Tây Âu như Đức, Hà Lan, Pháp, Bỉ, Thuỵ Sĩ, Áo, Italia, Đông Âu như Hungary và bán đảo Scandinavo như Đan Mạch làm chục triệu trâu bò mắc bệnh, bệnh kéo dài hàng chục năm không tắt. Trong đợt dịch này chỉ trừ khu vực Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Úc, New Zealand, Nhật Bản thông báo là không có dịch [31]. Trong các năm từ 1870 đến 1929, tại Mỹ đã xuất hiện 9 ổ dịch LMLM mà chủ yếu là do nhập khẩu trâu bò mắc bệnh từ các nước khác. Bệnh xuất hiện ở nhiều bang của Mỹ như New England, Proland, Maine (1880), Boston, New England (1884) [31]. Tại khu vực Bắc Mỹ, bệnh LMLM xảy ra ở Canada năm 1870 sau đó lần cuối cùng xuất hiện vào năm 1951- 1952, tại Mexico vào năm 1946- 1954. Các nước Trung Mỹ và vùng Caribe như Panama không có bệnh này. Trong những năm từ 1890- 1900, Loeffer và Fosch đã xác định được nguyên nhân gây bệnh LMLM là một virus qua lọc. Việc nghiên cứu bệnh có những thuận lợi hơn khi Waldman và Pape chứng minh được tính cảm thụ của chuột lang với virus LMLM. Những năm đầu thập niên 1920, có rất nhiều khám phá mới về virus LMLM: năm 1922 Vale’e và Carre’ tìm thấy tính đa dạng của huyết thanh miễn dịch chống virus (type O và PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 A), năm 1926 Waldman và Trautwein tìm ra virus type C, cùng năm Lawrence phát hiện ra type SAT1, SAT2, SAT3 từ các bệnh phẩm từ Châu Phi gửi đến phòng thí nghiệm Pirbright, type Asia 1 từ các bệnh phẩm ở Ấn Độ, Miến Điện, Hongkong [35]. Từ đầu thế kỷ XX tình hình bệnh LMLM như sau: Châu Mỹ: bệnh xuất hiện tại Mỹ trong các năm 1902, 1908, 1914, 1929 và 1932, tại Mexico năm 1946, tại Canada năm 1952, tại nhiều nước Nam Mỹ như Argentina năm 1953 [65]. Châu Phi: xuất hiện tại Bắc và Nam Phi. Châu Âu: năm 1951 bệnh xuất hiện tại Tây Đức sau đó lan sang các nước khác như Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, Pháp, Anh, Italia, Áo, Đan Mạch, Thuỵ Điển, Na Uy, Ba Lan kéo dài cho đến những năm 1953- 1954 [63]. Châu Á: bệnh phát ra tại Ấn Độ năm 1929, 1952, tại Myanma năm 1948, Thái Lan, Indonesia, Campuchia năm 1952, Trung Quốc năm 1951 [19]. Những năm từ 1926 - 1936 nhiều quốc gia đã rất nỗ lực nghiên cứu vaccine, thành lập các chương trình phòng chống bệnh LMLM. Trong giai đoạn 1937- 1939 Waldman và Kobe thành công trong việc chế tạo vaccine vô hoạt bằng formol hấp thụ keo phèn đã mở ra một thời kỳ mới trong công cuộc phòng chống bệnh LMLM trên toàn thế giới. Năm 1947, một loại vaccine được nuôi cấy trên tế bào thượng bì lưỡi bò đã nhanh chóng được sử dụng rộng rãi tại các quốc gia công nghiệp như Hà Lan, Pháp, Đức. Kỹ thuật chế vaccine cũng được nâng cao nhờ nhiều phương pháp nuôi cấy virus mới [26]. Nhiều viện nghiên cứu LMLM đã thành lập trên toàn cầu: tại Pháp là viện Alfort (thành lập năm 1901), viện IFFA Merieux (1947) đặt tại Lyon, Anh- Pirbright (1924), Mỹ- Laboratory de Plum, Brazin- Sao Paolo, Thái Lan- Nong Sarai [47]. 1.1.3. Phân bố serotype virus LMLM trên thế giới Nhìn chung, sự phân bố của các type virus LMLM thường có tính đặc trưng vùng lãnh thổ: Virus LMLM type O, A, C có mặt trên khắp thế giới; type Asia 1 có nguồn gốc châu Á [41]. Các type SAT 1, SAT 2, SAT 3 chỉ có ở châu Phi, hiếm khi thoát ra ngoài (ngoại trừ trường hợp dịch do SAT1 ở Trung Đông năm 1962) [33]. Diễn biến của type O cũng trở nên phức tạp trong những năm gần đây: Type O có mặt ở nhiều quốc gia ở khắp 4 châu lục: châu Phi (Sudan, Mali và Togo), châu Á (Iran, Pakistan, Arập Xê Út, Nepan, Bhutan, Philippin, Việt Nam, Myanmar và Thái Lan), Nam Mỹ (Brazil, Southern Cone, Ecuador và Venezuela)… [20]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 6 Hình 1.1. Phân bố serotype virus LMLM trên thế giới [39] Virus LMLM type O xuất hiện nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Á: Malaysia, Lào, Việt Nam, Philippin, Hồng Kông, Myanmar và Thái Lan. Ổ dịch do virus LMLM type Asia1 cũng được báo cáo ở Iran, Afganistan, Georgia, Azerbezan, Mông Cổ... [20]. Chưa có những hiểu biết rõ ràng về dịch tễ học type C virus LMLM. Virus LMLM type C xảy ra ít nhất so với các type khác trong khu vực trên thế giới, virus LMLM type này là nguyên nhân gây 8% các vụ dịch xảy ra vào năm 1977-1990 và 1,6% các vụ dịch trong năm 1991-1994 [53] [56]. Từ năm 1995 có ít nhất là 10 vụ dịch nghi ngờ do virus LMLM type C gây ra trên thế giới; châu Á (1967-2004) tiêu biểu ở Angola, 1973 châu Âu (1953-1989), Bắc Mỹ (1944 và 1996, 1971-1993), Trung Đông (1967-1970) [58]. 1.1.4. Tình hình dịch bệnh LMLM tại Đông Nam Á Theo tài liệu tổng kết về LMLM của OIE năm 2002 thì trong số 10 nước Đông Nam Á, từ năm 1996 -2001 virus type O đã gây ra các ổ dịch LMLM. LMLM là dịch bệnh địa phương phổ biến tại 7 quốc gia (Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, Phillipines, Thái Lan, Việt Nam) và 3 quốc gia không xuất hiện bệnh (Brunei, Indonesia và Singapore). Một phần của Phillipines được tổ chức Dịch tễ thế giới công nhận là không có bệnh LMLM, cũng tương tự như vậy một phần phía đông của Malaysia giáp với Kalimantan thuộc lãnh thổ Indonesia, từ lâu đã được công nhận là PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 không có bệnh. Nói chung, O, A, Asia 1 là ba type huyết thanh chủ yếu gây bệnh trong vùng Đông Nam Á [57]. Hình 1.2. Các ổ dịch LMLM tại Châu Á năm 2000[39] Trong toàn vùng Đông Nam Á nói chung đã ghi nhận được 3 biến chủng khác nhau của type O: topotype Đông Nam Á (South - East Asian - SEA), topotype đã thích ứng trên lợn còn được gọi là topotype Cathay (the pig- adapted or Cathay topotype) và topotype liên Á (pan-Asian topotype). Trước năm 1999, một nhóm virus thuộc topotype SEA đã xuất hiện tại vùng phía Đông của Đông Nam Á và một nhóm khác tại vùng phía Tây. Tuy nhiên, trong năm 1999, biến chủng liên Á pan-Asian đã du nhập vào trong vùng và trở thành phổ biến. Topotype Cathay đã được báo cáo là xuất hiện tại Việt Nam trong năm 1997 và cũng là virus duy nhất gần đây gây ra dịch địa phương tại Phillipines [44]. Type huyết thanh Asia 1 chưa từng xuất hiện tại Phillipines, song đã xuất hiện tại tất cả các quốc gia trong vùng Đông Nam Á (trừ Việt Nam trong những năm 1996 và 2001). Virus type A đã không xuất hiện trong sáu năm qua tại phía Đông của sông Mekong và xuất hiện rất hạn chế tại Thái Lan, đôi khi lan sang Malaysia Type C, từng gây bệnh địa phương nhưng đã không thấy xuất hiện tại Phillipines kể từ năm 1995 [41]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 8 Bảng 1.1. Serotype virus LMLM trong khu vực Đông Nam Á từ 1996 - 2001 Nước Số ổ dịch 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Serotype O O, Asia1 O O O O Campuchia tổng 17 9 2 28 32 3 serotype O Asia 1 O, Asia1 O, Asia1 O O, Asia1 Lào tổng 7 4 8 37 140 64 O, A, serotype O, A, Asia1 A O,Asia1 O O Malaysia Asia1 tổng 10 39 10 10 3 14 O, A, serotype O, Asia1 O, Asia1 O,Asia1 Asia1 O, Asia1 O, Asia1 Myanma tổng 15 10 10 24 11 28 serotype O O O O O O Phillipines tổng 388 421 269 340 328 221 O, A, O, A, serotype O, Asia1 O, A, Asia1 Asia1 O, A O, A Asia1 Thái Lan tổng 21 15 32 48 103 160 Như vậy, hiện nay có tối thiểu hai topotype khác biệt của type huyết thanh O là Cathay và pan-Asian tồn tại tại các quốc gia nằm sâu trong nội địa vùng Đông Nam Á. Cathay topotype đang xuất hiện tại Phillipines song không có chủng nào thuộc type O đã từng thấy trên các đại gia súc nhai lại trong 10 năm qua. Tuy nhiên, trong số các quốc gia ở sâu trong nội địa thì chỉ duy nhất có topotype Cathay đã được định dạng tại Việt Nam cho đến nay. Còn topotype liên Á pan-Asian đang là virus type O tồn tại ở các nước sâu trong nội địa, thay thế cho topotype SEA trong các quần thể gia súc nhai lại. Ngoài ra còn có một topotype SEA khác của type huyết thanh A có quan hệ lịch sử với chủng A22 có nguồn gốc từ Trung Đông [41]. Virus type A đã không xuất hiện tại phần phía Đông sông Mekong trong nhiều năm và chúng đã không xuất hiện ở các nước thuộc bán đảo Đông Dương (Lào, Campuchia và Việt Nam). Virus type A đã không phát hiện thấy tại Phillipines trong PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 9 10 năm qua. Gần đây Asia 1 không xuất hiện tại Đông Dương và cũng chưa từng thấy tại Phillipines. Vì vậy, việc phân bố và di chuyển của virus LMLM đã phản ánh sự dịch chuyển của gia súc, được thúc đẩy bởi lợi ích kinh tế, trên toàn vùng Đông Nam Á [43]. Chi tiết về hiện trạng bệnh LMLM tại các nước trong vùng và số ổ dịch, chi tiết type huyết thanh được trình bày tại bảng 1.1. 1.1.5. Tình hình dịch bệnh lở mồm long móng tại Việt Nam Bệnh LMLM được phát hiện ở nước ta từ gần một thế kỷ nay. Sau đó bệnh lan ra khắp cả ba vùng Bắc, Trung, Nam, bệnh xảy ra ở cả miền núi, trung du, đồng bằng và ven biển. Ở Việt Nam, dịch LMLM được phát hiện lần đầu tiên năm 1898 ở Nha Trang. Theo Cục Thú y ,từ năm 1920- 1922: dịch phát ra lẻ tẻ tại các địa phương trong cả nước, nhưng tại Nam bộ bệnh ở thể nhẹ với đặc điểm bệnh tích chủ yếu ở miệng. Từ năm 1938- 1940: Bệnh phát ra ở Sơn Tây, Thanh Hoá, và Quảng Ngãi. Từ năm 1948- 1949: dịch có ở Lai Hoà, Thủ Đức và Tây Nguyên. Trong những năm 50, bệnh phát ra ở nhiều vùng và thành phố trong một phạm vi rộng lớn khắp từ Bắc vào Nam: Sài Gòn- Chợ Lớn, Bắc Ninh, Hà Đông, Châu Đốc, Huế, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Hải Dương, Quảng Yên, Kiến An, Hồng Gai, Sơn Tây, Phú Thọ, Sa Đéc, Long Xuyên, Tây Ninh [4]. 1952- 1953: bệnh đột nhiên xuất hiện tại Thừa Thiên, sau đó lan sang liên khu V, IV, III và cả khu Tả ngạn, Liên khu Việt Bắc, Tây Bắc. 1954: bệnh xuất hiện tại hầu hết miền Bắc. Tháng 4 bệnh phát ra ở liên khu III, lan sang khu Tả ngạn, liên khu Việt Bắc, liên khu IV. Sau đó dịch lan sang Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng. Trong ba tháng 5, 6, 7/1955 bệnh đã lan ra 11 tỉnh và 3 thành phố và chỉ đến cuối năm 1955 mới dập tắt được dịch. Cuối năm 1960 dịch lại xuất hiện tại huyện Quỳnh Lưu - Nghệ An [17]. Từ năm 1954 - 1975 bệnh vẫn xảy ra tại các tỉnh thành phía Nam song lại ít thấy ở các tỉnh miền Trung. Bệnh xảy ra nhiều tại các tỉnh giáp ranh Campuchia mà nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng buôn bán gia súc, sản phẩm động vật qua đường biên và làm lây lan bệnh vào sâu trong nội địa. Trong hai năm 1975 - 1976: bệnh LMLM xuất hiện trên trâu bò của 14 tỉnh thành, gồm 6 tỉnh miền Trung, 4 tỉnh Đông Nam bộ, 2 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, 2 tỉnh Tây Nguyên. Trong các năm từ 1977 - 1979 dịch xuất hiện thường xuyên và ngoài trâu bò còn thấy cả lợn cũng mắc bệnh. Các năm từ 1980 - 1988 dịch xuất hiện tập trung ở vùng Đông Nam bộ và 2 tỉnh miền Trung. Tại nhiều địa phương dịch xảy ra cả trên trâu, bò và lợn. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 10 Năm 1989, bệnh bùng phát tại Đồng Nai và Bình Thuận sau đó yếu dần trong những năm 1990, 1991 [3]. Trong năm 1993, lần đầu tiên sau 32 năm miền Bắc không có bệnh LMLM, dịch phát ra tại 4 tỉnh thuộc khu IV cũ, các năm sau tại khu vực này dịch lại nổ ra lẻ tẻ. Năm 1995, bệnh lại phát mạnh và trên một diện rộng ở 26 tỉnh thành phía Nam. Theo Trần Hữu Cổn trong suốt các năm từ 1975 - 1995 dịch liên tục xảy ra trên trâu bò. Năm 1995 có thể nói là giai đoạn đỉnh điểm: trên 26 tỉnh thành có dịch và số lượng gia súc mắc bệnh cũng khá cao. Giai đoạn này bệnh trên lợn rất ít nhưng riêng trong năm 1995 tại khu vực phía Nam đã có 10.293 lợn mắc bệnh, tỷ lệ là 34% trên tổng đàn có nguy cơ. Theo tác giả thì tỷ lệ tử vong do LMLM trên trâu bò bệnh giai đoạn 1953- 1995 là từ 1,07-1,94. Trong năm 1995, tỷ lệ này ở Vĩnh Long là 0,44, ở Sông Bé là 2,5. Tỷ lệ tử vong cao nhất do LMLM trên lợn thuộc về Kiên Giang với 37,90 và thấp nhất là 6,84 tại An Giang. Hệ số năm dịch năm 1995 là 2,53, cao nhất giai đoạn 1975 - 1995. Nguồn dịch năm 1995, theo tác giả trên, là do sự mua bán và vận chuyển gia súc bệnh từ Campuchia vào các tỉnh Kiên Giang, Đồng Tháp và làm lan rộng bệnh khắp các tỉnh thành phía Nam [3]. Tháng 6 năm 1999 bệnh phát tại Cao Bằng, sau đó tiếp tục xuất hiện tại một số tỉnh thành trong cả nước. Đến hết ngày 31/12/1999 số lượng trâu bò mắc bệnh đã là 120.951 con trên khắp 55 tỉnh thành, số lợn mắc bệnh tại 52 tỉnh là 32.494 con. Qua 6 tháng tích cực chống dịch chỉ có 10 tỉnh hết gia súc bệnh tuy vẫn phải duy trì tiêm phòng và tiêu độc sát trùng. Theo tác giả Thái Thủy Phượng (2000) thì nguồn dịch năm 1999 bắt nguồn từ Trung Quốc. Điều này phù hợp với nhận định của hội nghị khẩn về tình hình bệnh LMLM tại Đông Nam Á do OIE tổ chức tại Nhật Bản năm 2000 [24]. Năm 2000, bệnh tiếp tục gia tăng. Bệnh mới xuất hiện tại Yên Bái, Bắc Cạn, Lai Châu ở phía Bắc, Tây Ninh, Trà Vinh ở phía Nam trong khi đó tại các tỉnh có bệnh từ trước số gia súc mắc bệnh tăng lên nhanh chóng. Đến thời điểm 12/2000 bệnh đã có ở 60/61 tỉnh thành trong cả nước, trừ An Giang báo cáo không có ca bệnh nào được ghi nhận. Tổng số trâu bò mắc bệnh là 351.284 con, chiếm 74,38% tổng số trâu bò bệnh từ đầu ổ dịch, số chết và tiêu huỷ là 15.103 con. Số lợn mắc bệnh là 42.999 con, số chết và tiêu huỷ là 18.937 con [2]. Theo số liệu tổng kết năm 2001 của Cục Thú y đợt dịch LMLM năm 2000 gây thiệt hại tại 60 tỉnh, 439 huyện, 3773 xã; trong đó có 472.273 trâu bò bệnh, 17.431 trâu bò chết và bị tiêu huỷ; 74.800 lợn bệnh, 24.624 lợn chết và tiêu huỷ. Theo nhận định của OIE thì yếu tố nguy cơ cho dịch bệnh LMLM tại Việt Nam trong các năm gần đây như sau: Trâu bò được buôn bán qua Lào để vào thị trường Thái Lan, một số nhỏ khác đưa sang Trung Quốc. Tuy nhiên trong những năm gần đây một số lượng lớn trâu bò PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 11 đã từ Trung Quốc đưa vào thị trường Việt Nam và chúng được coi là nguồn du nhập chủng liên Á (pan-Asian) của type O trong năm 1999. Chủng Cathay (chủng đã thích ứng trên lợn, còn được gọi là chủng Hongkong) cũng được coi là từ Trung Quốc xâm nhập vào năm 1997 theo sự dịch chuyển của lợn được vận chuyển qua biên giới vào các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Cũng có một số lớn trâu bò và lợn được vận chuyển từ các tỉnh phía Bắc vào thị trường phía Nam, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh. Hơn nữa, trâu bò từ Campuchia cũng được đưa vào thị trường này. Tuy lợn từ Việt Nam được đưa sang Campuchia khá nhiều song cho tới nay tại đây chưa phát hiện thấy chủng Cathay. Serotype A và Asian 1 không thấy xuất hiện tại Việt Nam trong sáu năm qua cho dù vaccine tam liên ngừa 3 chủng phổ biến đã được sử dụng từ đầu thập niên 90. Topotype SEA của serotype O đã từng là chủng phổ biến trước khi chủng liên á xuất hiện. Việt Nam là gạch nối quan trọng trong dịch tễ học bệnh LMLM trong khu vực vì có sự buôn bán gia súc với Trung Quốc, sự gia tăng vận chuyển gia súc từ Bắc vào Nam, và vì vận chuyển lợn sang Campuchia và Thái Lan [64]. Năm 2001, bệnh LMLM trên trâu bò còn xảy ra và tái phát ở 11 tỉnh, 23 huyện, 35 xã làm 2.072 trâu bò mắc bệnh (trong đó 7 tỉnh miền núi phía Bắc). Bệnh LMLM ở lợn xảy ra 11 tỉnh, 31 huyện, 52 xã chủ yếu các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long làm 3.311 lợn mắc bệnh. Năm 2002 bệnh LMLM xảy ra ở 26 tỉnh, thành với 10.287 trâu bò mắc bệnh. Năm 2003 bệnh LMLM xảy ra ở 38 tỉnh, thành phố, trong đó 28 tỉnh có dịch LMLM trâu bò, 28 tỉnh có dịch ở lợn (có 18 tỉnh dịch xảy ra ở cả trâu bò và lợn), với tổng số 20.303 trâu bò, 1.178 dê và 3.533 lợn mắc bệnh. Các tỉnh có số trâu bò mắc bệnh nhiều như: Quảng Trị, Phú Yên, Đắc Lắc, Khánh Hoà, Gia Lai, Hà Giang. Năm 2004 dịch LMLM xảy ra ở 1.056 xã phường, 328 huyện, thị của 49 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong đó 47 tỉnh có dịch LMLM trâu bò với 71.736 con mắc, 38 tỉnh có dịch ở lợn với 1.858 con mắc bệnh. Năm 2005 bệnh LMLM trên trâu, bò xảy ra và tái phát ở 37 tỉnh, 160 huyện, 408 xã làm 28.241 trâu, bò mắc bệnh. Bệnh LMLM ở lợn xảy ra 26 tỉnh, 59 huyện, 98 xã làm 3976 con mắc bệnh. Dịch chủ yếu xảy ra các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải miền Trung [20]. Năm 2006 dịch LMLM xảy ra hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, cụ thể trên trâu bò dịch xảy ra ở 47 tỉnh, 283 huyện, 1.410 xã làm 114.015 con mắc bệnh, tiêu huỷ 4.906 con. Trên lợn dịch xảy ra ở 54 tỉnh, 191 huyện, 516 xã làm 44.450 con mắc bệnh, tiêu huỷ được 31.087 con. Năm 2007, do thực hiện tốt công tác phòng chống bệnh LMLM, nhất là Chương trình quốc gia khống chế và thanh toán bệnh LMLM, các tỉnh vùng khống chế và vùng đệm đã triển khai tiêm phòng vaccine đúng chủng loại vaccine, kết quả đạt tỷ lệ cao, nên từ cuối tháng 8/2007 - đầu tháng 11/2007, cả nước không có dịch LMLM xảy ra, đặc PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 321 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn