intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp: Điều tra tình hình sản xuất và thử nghiệm một số chủng vi khuẩn có ích Bacillus cho cây lạc tại thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định

Chia sẻ: Xedapbietbay Xedapbietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:124

19
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài thực hiện nhằm đánh giá được thực trạng sản xuất lạc hiện nay tại địa bàn và xác định được chủng vi khuẩn Bacillus có khả năng kích thích sinh trưởng cây trồng và hạn chế bệnh hại chính để ứng dụng trong sản xuất góp phần nâng cao năng suất lạc và mang lại hiệu quả kinh tế, môi trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp: Điều tra tình hình sản xuất và thử nghiệm một số chủng vi khuẩn có ích Bacillus cho cây lạc tại thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định

  1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Các số liệu trong đề tài là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trên bất cứ phương tiện thông tin đại chúng, chưa từng được sử dụng bảo vệ một học vị nào khác. Các kết quả nghiên cứu được tham khảo trong luận văn chúng tôi đều trích dẫn nguồn gốc rõ ràng. Huế, ngày 05 tháng 7 năm 2015 Tác giả luận văn Nguyễn Quảng Quân PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Như Cương, khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm Huế, người đã hướng dẫn tận tình, quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ, góp ý của quý thầy cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Huế; Khoa Nông học; Phòng Đào tạo sau đại học; lãnh đạo Chi cục BVTV tỉnh Bình Định; đồng nghiệp và bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của quý vị. Do thời gian nghiên cứu và năng lực còn hạn chế, nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo và các bạn, đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 7 năm 2015 Tác giả Nguyễn Quảng Quân PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ...................................................................ix MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................. 1 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................................. 2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................................... 2 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 3 1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ................................................ 3 1.1.1. Cơ sở lý luận..................................................................................................... 3 1.1.2. Cơ sở thực tiễn.................................................................................................. 3 1.2. Giới thiệu chung về cây lạc ................................................................................. 5 1.2.1. Nguồn gốc và sự phân bố ................................................................................. 5 1.2.2. Đặc điểm thực vật học ...................................................................................... 6 1.2.3. Vai trò và giá trị................................................................................................ 7 1.3. Tình hình sản xuất lạc ....................................................................................... 12 1.3.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới ................................................................ 12 1.3.2. Tình hình sản xuất ở Việt Nam ...................................................................... 14 1.3.3. Tình hình sản xuất lạc ở Bình Định ............................................................... 17 1.4.1. Nghiên cứu về bệnh héo rũ gốc mốc đen (Aspergillus niger Van Tiegh) ..... 20 1.4.2. Nghiên cứu về bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii Sacc.) ........... 21 1.4.3. Nghiên cứu về bệnh héo xanh vi khuẩn (Ralstonia solanacearum Smith) .... 23 1.4.4. Nghiên cứu về bệnh đốm lá (Cercospora arachidicola, Cercospora personata) ................................................................................................................. 26 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. iv 1.4.5. Nghiên cứu về bệnh gỉ sắt (Puccinia arachidis) ............................................ 27 1.4.6. Nghiên cứu về chủng vi khuẩn có ích Bacillus và cơ chế đối kháng............. 28 Chương 2. PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 32 2.1.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 32 2.1.2. Vật liệu, đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 32 2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 33 2.3.1. Điều tra tình hình tình sản xuất lạc ................................................................ 33 2.3.2. Nghiên cứu hiệu quả hạn chế bệnh hại và kích thích sinh trưởng lạc của vi khuẩn đối kháng ....................................................................................................... 33 2.4. Quy trình kỹ thuật.............................................................................................. 34 2.4.1. Xử lý lạc giống ............................................................................................... 34 2.4.2. Kỹ thuật làm đất ............................................................................................... 34 2.4.3. Gieo trồng ....................................................................................................... 34 2.4.4. Chăm sóc lạc sau khi trồng............................................................................. 34 2.4.5. Bón phân cho lạc ............................................................................................ 35 2.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ............................................................... 35 2.5.1. Chỉ tiêu liên quan đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc ..................... 35 2.5.2. Theo dõi, đánh giá khả năng hạn chế bệnh hại .............................................. 36 2.6. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................. 37 2.7. Diễn biến thời tiết khí hậu ................................................................................. 38 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 40 3.1. Đánh giá hiện trạng sản xuất lạc tại thị xã An Nhơn ........................................ 40 3.1.1. Điều kiện sản xuất và kỹ thuật canh tác ......................................................... 40 3.1.2. Thâm canh phân bón ...................................................................................... 41 3.1.3. Kiến thức về một số bệnh hại lạc của các hộ nông dân ................................. 43 3.2. Ảnh hưởng của vi khuẩn có ích đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lạc.............................................................................................................................. 44 3.2.1. Ảnh hưởng của vi khuẩn có ích đến tỷ lệ mọc ............................................... 44 3.2.2. Ảnh hưởng của vi khuẩn có ích đến thời gian sinh trưởng và phát triển ....... 46 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. v 3.2.3. Ảnh hưởng của vi khuẩn có ích đến tăng trưởng chiều cao thân chính ......... 48 3.2.4. Ảnh hưởng của vi khuẩn có ích đến số lá trên thân chính ............................. 50 3.2.5. Ảnh hưởng của vi khuẩn có ích đến khả năng phân cành .............................. 53 3.2.6. Ảnh hưởng của vi khuẩn có ích đến đặc tính ra hoa ...................................... 55 3.2.7. Ảnh hưởng của vi khuẩn có ích đến số lượng nốt sần trên rễ ........................ 57 3.3. Hiệu quả hạn chế bệnh hại lạc của vi khuẩn có ích........................................... 59 3.3.1. Hiệu quả hạn chế bệnh héo rũ gốc mốc đen ................................................... 60 3.3.2. Hiệu quả hạn chế bệnh héo rũ gốc mốc trắng ................................................ 61 3.3.3. Hiệu quả hạn chế bệnh héo xanh hại lạc ........................................................ 63 3.3.4. Hiệu quả hạn chế bệnh đốm lá ....................................................................... 64 3.3.5. Hiệu quả hạn chế bệnh gỉ sắt .......................................................................... 66 3.4. Ảnh hưởng của vi khuẩn có ích đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc ...................................................................................................................... 68 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................................... 72 Kết luận .................................................................................................................... 72 Đề nghị ..................................................................................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 74 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CT Công thức thí nghiệm Cs Cộng sự Cv Hệ số biến động Đ/c Đối chứng FAO Food and Agriculture Organization (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc) LSD Least significant difference (Chênh lệch nhỏ nhất có ý nghĩa) EU European Union (Liên minh châu Âu) NSLT Năng suất lý thuyết NSTT Năng suất thực thu NXB Nhà xuất bản USD Đô la Mỹ PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Thành phần sinh hóa của một số hạt lấy dầu .................................................. 7 Bảng 1.2. Tình hình xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu lạc của Việt Nam .................... 9 Bảng 1.3. Khả năng cố định nitơ của cây lạc và một số cây họ đậu chính ................... 11 Bảng 1.4. Tỷ lệ một số chất dinh dưỡng trong thân lá lạc và phân chuồng .................. 11 Bảng 1.5. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc trên thế giới ...................................... 12 Bảng 1.6. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc Việt Nam .............................................. 14 Bảng 1.7. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc Bình Định ............................................. 17 Bảng 2.1. Danh sách các chủng vi khuẩn sử dụng trong nghiên cứu ........................... 32 Bảng 2.2. Quy trình và kỹ thuật bón phân cho 1 ha trồng lạc ...................................... 35 Bảng 2.3. Một số chỉ tiêu về thời tiết vụ Đông Xuân năm 2014-2015 tại địa bàn thí nghiệm ........................................................................................................................... 38 Bảng 3.1. Hiện trạng về điều kiện sản xuất và kỹ thuật canh tác trong trồng lạc ......... 40 Bảng 3.2. Hiện trạng về thâm canh phân bón trong sản xuất lạc ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định ...................................................................................................................... 42 Bảng 3.3. Kiến thức về một số bệnh hại lạc của các hộ nông dân điều tra ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định .................................................................................................... 43 Bảng 3.4. Tỷ lệ mọc của lạc khi xử lý vi khuẩn Bacillus ở các kỳ điều tra sau gieo ở hai vùng đất thí nghiệm (%) .......................................................................................... 45 Bảng 3.5. Thời gian sinh trưởng và phát triển của lạc ở hai vùng đất thí nghiệm (ngày) ....................................................................................................................................... 47 Bảng 3.6. Chiều cao thân chính của lạc ở các công thức thí nghiệm tại một số thời kỳ sinh trưởng và phát triển của lạc ở hai vùng đất thí nghiệm (cm) ................................. 49 Bảng 3.7. Số lá trên thân chính của lạc ở các công thức thí nghiệm tại một số thời kỳ sinh trưởng và phát triển của lạc ở hai vùng đất thí nghiệm (lá/thân chính) ................. 51 Bảng 3.8. Số cành và chiều dài cành cấp một đầu tiên của lạc thí nghiệm tại một số thời kỳ sinh trưởng và phát triển của lạc ở hai vùng đất thí nghiệm ............................. 54 Bảng 3.9. Thời gian ra hoa, tổng số hoa và tỷ lệ hoa hữu hiệu của lạc thí nghiệm tại một số thời kỳ sinh trưởng và phát triển của lạc ở hai vùng đất thí nghiệm ................. 56 Bảng 3.10. Số lượng nốt sần trên rễ lạc ở thời kỳ bắt đầu ra hoa và kết thúc ra hoa của PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. viii lạc thí nghiệm tại một số thời kỳ sinh trưởng và phát triển của lạc ở hai vùng đất thí nghiệm ........................................................................................................................... 58 Bảng 3.11. Ảnh hưởng của vi khuẩn có ích đến bệnh héo rũ gốc mốc đen ở một số thời kỳ sinh trưởng, phát triển của lạc thí nghiệm (%) ......................................................... 60 Bảng 3.12. Ảnh hưởng của vi khuẩn có ích đến bệnh héo rũ gốc mốc trắng ở một số thời kỳ sinh trưởng, phát triển của lạc thí nghiệm (%) .................................................. 62 Bảng 3.13. Ảnh hưởng của vi khuẩn có ích đến bệnh héo xanh ở một số thời kỳ sinh trưởng, phát triển của lạc thí nghiệm (%) ...................................................................... 63 Bảng 3.14. Ảnh hưởng của vi khuẩn có ích đến bệnh đốm lá ở một số thời kỳ sinh trưởng, phát triển của lạc thí nghiệm (%) ...................................................................... 65 Bảng 3.15. Ảnh hưởng của vi khuẩn có ích đến bệnh gỉ sắt ở một số thời kỳ sinh trưởng, phát triển của lạc thí nghiệm (%) ...................................................................... 67 Bảng 3.16. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc ở hai vùng đất thí nghiệm...... 69 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. ix DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 3.1. Diện tích dưới đường diễn biến tỷ lệ bệnh (AUDPC) bệnh héo rũ gốc mốc đen ở các công thức sử dụng vi khuẩn Bacillus trên hai vùng đất thí nghiệm. ............. 61 Hình 3.2. Diện tích dưới đường diễn biến tỷ lệ bệnh (AUDPC) bệnh héo rũ gốc mốc trắng ở các công thức sử dụng vi khuẩn Bacillus trên hai vùng đất thí nghiệm. .......... 62 Hình 3.3. Diện tích dưới đường diễn biến tỷ lệ bệnh (AUDPC) bệnh héo xanh ở các công thức sử dụng vi khuẩn Bacillus trên hai vùng đất thí nghiệm. ............................. 64 Hình 3.4. Diện tích dưới đường diễn biến tỷ lệ bệnh (AUDPC) bệnh đốm lá ở các công thức sử dụng vi khuẩn Bacillus trên hai vùng đất thí nghiệm. ............................. 66 Hình 3.5. Diện tích dưới đường diễn biến tỷ lệ bệnh (AUDPC) bệnh gỉ sắt ở các công thức sử dụng vi khuẩn Bacillus trên hai vùng đất thí nghiệm ....................................... 67 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. 1 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Cây lạc (Arachis hypogaea L.) là cây công nghiệp ngắn ngày có nhiều giá trị dinh dưỡng cao, được dùng làm thực phẩm cho người và thức ăn chăn nuôi; là mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng; đồng thời cũng là đối tượng cây trồng có khả năng cải tạo đất rất tốt. Do đó việc phát triển và mở rộng sản xuất lạc nhằm tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích và sử dụng bền vững tài nguyên đất là một trong những chủ trương đang được chú trọng của cả nước nói chung và tỉnh Bình Định nói riêng. Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, việc phòng chống dịch hại trên cây trồng nói chung và cây lạc nói riêng đã và đang là nhân tố quan trọng có ý nghĩa quyết định trong việc mở rộng diện tích, thâm canh tăng vụ, tăng năng suất và hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Đối với cây lạc, việc phòng chống dịch hại, nhất là bệnh hại là một trong các yếu tố quan trọng để ổn định sản xuất, đặc biệt là tăng năng suất cây trồng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc quá lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học để phòng trừ bệnh hại lạc không những đạt hiệu quả phòng trừ thấp, mà còn bộc lộ những mặt trái của nó. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật làm ảnh hưởng xấu đến môi trường, sức khỏe con người và gây thiệt hại cho nền kinh tế nông nghiệp. Hướng nghiên cứu mới hiện nay đó là sử dụng các chế phẩm sinh học để phòng trừ bệnh hại nhưng vẫn đảm bảo năng suất cây trồng, cân bằng sinh thái nhằm hướng đến một nền nông nghiệp đa dạng và bền vững. Các chủng vi sinh vật được sử dụng trong các chế phẩm sinh học là các chủng vi sinh vật có ích giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, hạn chế bệnh hại và cho năng suất cao. Trong các vi sinh vật có ích đối với cây trồng, chủng vi khuẩn Bacillus là một trong những nhóm đã và đang được nghiên cứu rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Bacillus là vi khuẩn Gram dương. Thông thường vi khuẩn Bacillus không gây bệnh cho con người và dễ dàng sử dụng để sản xuất các chế phẩm sinh học. Vi khuẩn Bacillus có khả năng kích thích sinh trưởng cây trồng, có tác động đối kháng với các loại nấm, vi khuẩn gây bệnh với phổ tác động rộng. Mặt khác, Bacillus còn tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất hữu cơ khó phân hủy thành những chất hữu cơ đơn giản cho cây trồng dễ sử dụng, giúp cải tạo đất. An Nhơn là thị xã có tiềm năng phát triển về nông nghiệp trong tỉnh Bình Định. Trong các loại cây trồng chính, cây lạc luôn chiếm diện tích và sản lượng lớn bên cạnh cây lúa nước. Mặc dù vậy năng suất lạc ở đây còn thấp do nhiều nguyên PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. 2 nhân khác nhau gây ra như đất đai nghèo dinh dưỡng, hạn hán vào giai đoạn cuối thời kỳ sinh trưởng của lạc, sự phá hoại của các đối tượng sâu bệnh hại. Trong đó các loại dịch hại mà đặc biệt là các loài bệnh hại đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng, là trở ngại lớn làm hạn chế sự phát triển diện tích lạc tại địa phương. Xuất phát từ những cơ sở trên, chúng tôi thực hiện đề tài:“Điều tra tình hình sản xuất và thử nghiệm một số chủng vi khuẩn có ích Bacillus cho cây lạc tại thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định”. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu chung Đề tài thực hiện nhằm đánh giá được thực trạng sản xuất lạc hiện nay tại địa bàn và xác định được chủng vi khuẩn Bacillus có khả năng kích thích sinh trưởng cây trồng và hạn chế bệnh hại chính để ứng dụng trong sản xuất góp phần nâng cao năng suất lạc và mang lại hiệu quả kinh tế, môi trường. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được tình hình sản xuất lạc tại thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. - Đánh giá được ảnh hưởng của vi khuẩn có ích Bacillus đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lạc. - Đánh giá hiệu quả hạn chế một số bệnh hại chính trên lạc. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học Đề tài thực hiện sẽ có ý nghĩa trong đánh giá tình hình sản xuất lạc hiện nay và cung cấp các thông tin liên quan đến ứng dụng vi khuẩn có ích Bacillus trong trồng lạc. Ý nghĩa thực tiễn Sử dụng các chủng vi khuẩn Bacillus trong sản xuất lạc nhằm kích thích sinh trưởng của cây trồng và hạn chế các bệnh hại lạc chính, cải thiện năng suất, tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và nâng cao hiệu quả kinh tế của cây lạc. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. 3 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 1.1.1. Cơ sở lý luận Bệnh hại cây trồng luôn là vấn đề nan giải đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lạc nói riêng. Mỗi loại cây trồng có rất nhiều loại bệnh khác nhau, tác nhân gây bệnh cũng vô cùng đa dạng và phong phú, mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây trồng khác nhau thì đặc điểm của tác nhân gây bệnh cũng khác nhau. Đối với cây lạc bệnh hại sẽ làm giảm sức sống và chất lượng hạt giống, giảm năng suất, phẩm chất lạc khi thu hoạch, cất trữ. Chủ yếu làm giảm giá trị sử dụng, giá trị hàng hóa, thẩm mỹ và chất lượng chế biến. Ngoài ra, bệnh còn ảnh hưởng đến đất đai trồng trọt, cơ cấu giống cây trồng, chế độ luân canh, tính chất hoạt động của các vi sinh vật đất. Hiện nay, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng công tác phòng trừ sinh học bằng việc sử dụng các chủng vi khuẩn có ích Bacillus đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đưa vào sản xuất nhiều loại chế phẩm. Tuy nhiên hiệu quả trong lĩnh vực phòng chống bệnh hại còn nhiều hạn chế, chưa được nhiều nông dân chấp nhận, kể cả phòng trừ bệnh trên đồng ruộng cũng như việc xử lý hạt giống trước khi gieo trồng, vì phải phụ thuộc nhiều yếu tố như: kỹ thuật thâm canh, tiểu vùng khí hậu, giống cây trồng, nhiệt độ, thời vụ canh tác và chính bản thân của chế phẩm… Do đó, việc nghiên cứu sản xuất các chế phẩm vi sinh vừa có khả năng kích thích sinh trưởng vừa có khả năng phòng trừ bệnh hại cây trồng (khả năng hạn chế bệnh cao – khoảng hơn 60%) là rất cần thiết và cấp bách, sản phẩm không những chỉ hạn chế bệnh hại mà còn mang lại lợi ích kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường sâu sắc. Xuất phát từ những vấn đề trên, để góp phần vào việc phòng trừ bệnh hại lạc an toàn, hiệu quả, đồng thời nâng cao năng suất và phẩm chất lạc, chúng tôi tiến hành nghiên cứu sử dụng một số chủng vi khuẩn có ích Bacillus để phòng trừ một số loại bệnh hại chính trên lạc. 1.1.2. Cơ sở thực tiễn Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, cây lạc là cây trồng có giá trị kinh tế cao trên một đơn vị diện tích canh tác. Lạc có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, ngoài cho sản phẩm là hạt, lạc còn góp phần quan trọng trong việc cải tạo đất và làm thức ăn cho gia súc. Do vậy, phát triển trồng lạc không chỉ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng mà còn nâng cao thu nhập cho người sản xuất. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 4 Tuy nhiên, thực tế trồng lạc ở các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng còn gặp rất nhiều khó khăn, do sự xuất hiện nhiều loại bệnh hại. Bệnh có thể phát sinh gây hại trên cây lạc từ lúc gieo hạt giống xuống đất cho đến khi thu hoạch, chúng có thể làm chết cây dẫn đến làm giảm mật độ cây trên ruộng. Bệnh tăng rất nhanh ở những vùng trồng lạc truyền thống và trồng liên tục từ năm này sang năm khác. Một trong những tồn tại lớn của sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng lạc nói riêng là việc sử dụng quá nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học. Tình trạng này nếu cứ tiếp diễn sẽ đi ngược lại mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp bền vững mà chúng ta đang nỗ lực hướng đến. Thực tế cho thấy, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoá học đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sinh thái, hệ vi sinh vật đối kháng và côn trùng có ích; đồng thời quá trình tăng cường sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoá học đã và sẽ tạo ra những chủng, nòi vi sinh vật kháng thuốc. Mặt khác có nhiều chủng sinh lý và nòi sinh học gây bệnh khác nhau và có thể làm giảm khả năng chống chịu bệnh của các loại cây trồng. Ngày nay, các biện pháp phòng trừ bằng biện pháp sinh học đang thu hút được sự quan tâm của nhiều phòng thí nghiệm trong và ngoài nước vì nó ít gây độc hại và đảm bảo cân bằng sinh thái; có thể kể đến một số các chế phẩm sau: virus gây bệnh cho côn trùng, vi khuẩn gây bệnh cho côn trùng và chuột, vi sinh vật đối kháng, như chế phẩm Bt. để trừ sâu tơ, sâu xanh hại rau hoặc chế phẩm Biorat để gây bệnh đường ruột cho chuột. Ngoài việc ứng dụng các vi sinh vật gây bệnh cho côn trùng và dịch hại như trên, người ta đã nghiên cứu tìm ra các loài nấm, các loài vi khuẩn, các loài virus đối kháng với các vi sinh vật gây bệnh hoặc cỏ dại, như: sử dụng nấm Penicillium (các loài oxalicum, frequentans, vermiculatum, nigricans, chrysogetum) để đối kháng với các nấm Pythium spp. Rhizoctonia solani, Sclerotium cepivorum, Vertcillium alboatrum; sử dụng vi khuẩn Steptomyces griseoviridae để đối kháng với bệnh nấm Fusarium. Kết quả cho thấy nhiều hứa hẹn và đây cũng sẽ là biện pháp rất cần thiết để thay thế các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học trong tương lai. Trên cơ sở đó, tôi thực hiện đề tài này nhằm tìm ra một cách giải quyết mới cho một số bệnh ở lạc đem lại năng suất cao cho sản xuất lạc, góp phần phát triển bền vững cây lạc. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 5 1.2. Giới thiệu chung về cây lạc 1.2.1. Nguồn gốc và sự phân bố Cây lạc có tên khoa học là Arachis hypogaea, thuộc họ Leguminiseae, họ phụ Papilionaceae, giống Arachis. Là cây hằng niên, thích hợp với vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới [29]. Lạc là cây công nghiệp, cây thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Được trồng ở hàng trăm nước trên thế giới và được coi là cây trồng chủ yếu của nhiều nước, lạc được xếp thứ 13 trong các cây thực phẩm, xếp thứ 4 về nguồn dầu thực vật và thứ 3 về cây trồng cung cấp protein [16]. Nguồn gốc, sự tiến hoá và quá trình phân loại của cây lạc đến nay vẫn chưa được khẳng định. Qua nhiều thập kỷ, dựa vào tài liệu của các nhà sử học, tự nhiên học, khảo cổ học và ngôn ngữ học người ta cho rằng cây lạc có nguồn gốc từ Nam Mỹ và được trồng vào khoảng những năm 2.500 trước Công nguyên. Lạc được mang đến Châu Phi, Châu Âu và Châu Á vào những năm cuối thế kỷ XVII bởi người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha [24] [27]. Cây lạc hiện tại được trồng từ 400 vĩ Bắc đến 400 vĩ Nam, thuộc vùng nhiệt đới và các vùng ấm áp trên thế giới. Tuy nhiên sự phân bố về diện tích, năng suất, sản lượng lại tập trung không đều giữa các khu vực trồng lạc khác nhau trên thế giới, tập trung chủ yếu ở ba châu lục là châu Á, châu Phi và châu Mỹ [9]. - Nguồn gốc địa lý: Cây lạc du nhập vào Việt Nam từ khi nào thì đến nay chưa xác minh rõ, nhưng về mặt địa lý cây lạc có thể du nhập vào nước ta từ Indonesia là nơi chúng ta có nhiều mối quan hệ trong lịch sử trồng lúa nước, trồng dừa, trồng tre...Vì vậy có thể lạc từ các nước này vào Việt Nam, đồng thời cũng có thể từ Trung Quốc vào Việt Nam [4]. - Nguồn gốc thương mại và tôn giáo: Vào thế kỷ XVI người Châu Âu đã phát triển mạnh về thương mại và tôn giáo với các nước Châu Á. Người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan đã đến Việt Nam buôn bán và truyền đạo ở miền Trung. Có thể vì lý do này mà hình thành nên vùng trồng lạc tập trung lớn hiện nay. Cùng với người châu Âu, người Trung Quốc cũng đã đưa lạc vào các tỉnh phía bắc mà hình thành nên vùng trồng lạc ở đồng bằng Bắc Bộ và trung du Bắc Bộ. Tuy nhiên người ta thấy rằng cây lạc được du nhập vào Việt Nam muộn hơn so với các nước ở Châu Á khác [11]. Ở Việt Nam cây lạc được trồng trên nhiều vùng sinh thái khác nhau: Vùng trung du Bắc bộ, cây lạc được trồng chủ yếu trên đất bạc màu như ở Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc; vùng đồng bằng Bắc bộ thì trồng trên chân bãi ven sông, chân PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 6 đất màu hay chân đất màu – lúa; vùng Trung bộ như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh lạc được trồng trên đất cát ven biển là chính; vùng Nam bộ và vùng Tây Nguyên lạc được trồng trên đất cát, đất đỏ và đất đen; vùng Đông Nam bộ lạc được trồng chủ yếu trên các chân đất cát, đất đỏ và đất đen [28]. 1.2.2. Đặc điểm thực vật học Rễ lạc thuộc loại rễ cọc bao gồm rễ chính và rễ bên. Khi cây lạc được 5 lá thật thì bộ rễ tương đối hoàn chỉnh. Bộ rễ có thể ăn sâu 18-30 cm và rộng khoảng 30-40 cm. Sự phát triển của hệ rễ thời kỳ đầu rất nhanh rồi chậm dần vào các kỳ cuối. Trên rễ lạc có nhiều nốt sần, được tạo thành do vi khẩn Rhizobium sống cộng sinh với hệ rễ, do vậy cây lạc có khả năng cố định nitơ phân tử trong không khí thành đạm cung cấp cho cây và đất trồng [5] [20]. Thân cây lạc thuộc loại thân thảo ít gỗ. Thân chính của cây lạc thường chỉ cao khoảng 25 – 50 cm, lúc còn non thân lạc hình tròn và đặc, khi về già có hình gốc cạnh và rỗng. Cây lạc phân cành ngay từ gốc. Cành cấp 1 được mọc từ gốc thường có nhiều hoa, cành cấp 2 mọc từ cành cấp 1 thường ít hoa hơn. Số cành/cây khác nhau tùy từng giống và có ảnh hưởng trực tiếp đến số hoa và quả trên cây [1] [10][12]. Lá lạc là loại lá kép lông chim chẵn, gồm hai đôi lá chét mọc đối nhau, hình trái xoan ngược. Hai lá mầm có vai trò cung cấp chất dinh dưỡng cho cây ở giai đoạn đầu. Hai lá kèm hình mũi mác có nhiệm vụ bảo vệ mầm, lá thật có màu xanh thẫm và nhọn ở đầu. Diện tích lá đạt tối đa ở thời kỳ hình thành quả và hạt nhưng lại giảm nhanh thời kỳ chín. Khi hoa tắt thì lá không mọc thêm nữa [12] [25]. Hoa lạc mọc ở nách lá thành chùm 3 - 5 hoa/chùm. Hoa lạc là hoa lưỡng tính, có màu vàng, không có cuống, gồm 5 thành phần: đài hoa, cánh hoa, lá bắc, bộ nhụy và nhị. Lạc là cây tự thụ phấn nghiêm ngặt, khi hoa nở là đã tự thụ phấn xong, sau đó cuống nhụy mọc dài, nghiêng xuống, đầu bầu nhụy cắm vào đất. Quá trình phân hóa hoa kéo dài nên quá trình nở hoa cũng kéo dài [5] [12]. Quả lạc có hình kén, dài 1 – 8 cm, rộng 0,5 – 2 cm một đầu dính với tia, quả thắt ở giữa ngăn các hạt, vỏ quả cứng có gân mạng, chứa từ 1 – 3 hạt. Quả lạc có hai bộ phận là bầu hoa và tia quả. Tia quả do mô phân sinh nằm ở gốc bầu hoa hình thành, chiều dài tia quả khoảng 4 – 16 cm, do vậy đối với các giống quả đứng cây, các hoa ra ở phần giữa thân cành trở lên ít có điều kiện hình thành quả. Quả lạc do bầu hoa phát triển thành, sau khi thụ tinh 6 - 8 ngày tia lạc bắt đầu dài ra và 2 - 5 ngày tiếp theo đưa bầu vào sau trong đất. Bầu hoa phát triển theo tư thế nằm ngang với mặt đất ở độ sâu 3 – 7 cm [13]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 7 Hạt lạc gồm có vỏ lụa và phôi, vỏ lụa rất mỏng bao bọc ngoài phôi có màu phớt hồng, trắng hồng, đỏ, đỏ sẫm, tím nhạt, tím đậm, có vân, không vân tùy vào đặc điểm di truyền của giống. Phôi hạt gồm có lá mầm và trụ mầm. Trong hạt có nhiều tế bào màng mỏng chứa dầu, tinh bột và các chất hữu cơ tạo hương vị [8]. Căn cứ vào thời gian sinh trưởng của cây lạc, người ta chia thành lạc làm hai loại: giống chín sớm có thời gian sinh trưởng từ 90 – 125 ngày, giống chín muộn có thời gian sinh trưởng từ 140 – 160 ngày. Dạng chín muộn trội hoàn toàn so với dạng chín sớm. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây lạc từ 240C – 330C, dưới 120C hạt lạc không nảy mầm, từ 150C tỷ lệ nảy mầm khá cao, dưới 170C hoa không thụ phấn, yêu cầu ẩm độ khoảng 60-70%, lượng mưa phân bố đều. Đất thích hợp nhất cho trồng lạc là đất có màu sáng, thoát nước nhanh, dễ vỡ, lượng canxi, lân, chất hữu cơ vừa phải, mùn ít hơn 2%, pH=6,0-6,4 [12]. 1.2.3. Vai trò và giá trị 1.2.3.1. Giá trị sử dụng Lạc là cây trồng chính đa tác dụng đối với cơ cấu cây trồng của nhiều quốc gia trên thế giới, cung cấp nguồn nguyên liệu chất lượng cao với tỷ lệ dầu 45 - 50%, protein dễ tiêu hóa 23 - 25%, khoáng chất và vitamin [5]. Toàn bộ cây lạc đều có giá trị sử dụng nhưng sản phẩm chính được sử dụng là hạt lạc. Hạt lạc có chứa hầu như đầy đủ các chất đại diện cho tất cả các nhóm chất hóa học, hợp chất và rất nhiều chất vô cơ. Các chất này có thể chia thành các nhóm sau: Lipit, protein, gluxit, photphatit, glucozit, hydrocacbua, axitamin, andehyt và xeton, chất sáp, chất vô cơ, chất có màu. Trong đó, hàm lượng lipit chiếm tỉ lệ cao nhất, sau đó đến protein và gluxit [7]. Hàm lượng dinh dưỡng của cây lạc khá cân đối so với một số cây lấy dầu khác, được thể hiện qua bảng 1.1 Bảng 1.1. Thành phần sinh hóa của một số hạt lấy dầu Loại hạt Chất béo Chất đạm Chất bột Chất khoáng Lạc 40,2 – 60,7 20,0 – 33,7 6,0 – 22,0 1,8 – 4,6 Vừng 46,2 – 61,0 17,6 – 27,0 6,7 – 19,6 3,7 – 7,0 Đậu tương 10,0 – 28,0 35,0 – 52,0 28,0 4,4 – 6,0 Hướng dương 40,0 – 67,8 21,0 – 30,4 2,0 – 6,5 3,2 – 5,4 ( Nguồn: Tạ Quốc Tuấn và Trần Văn Lột, 1999)[27] PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 8 Do hạt lạc có giá trị kinh tế như vậy nên từ lâu người ta đã sử dụng lạc như một nguồn thực phẩm quan trọng. Trên thế giới, có khoảng 80% số lạc được sản xuất ra được dùng làm dầu ăn, khoảng 12% được dùng chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau như bánh, mứt, kẹo, bơ… khoảng 6% dùng cho chăn nuôi, 2% dành cho xuất khẩu [28]. Ngoài ra, khô dầu lạc là nguồn bổ sung chất đạm và chất béo quan trọng trong chế biến thức ăn gia súc tổng hợp, khô lạc nhân sau khi ép dầu có khoảng 10% nước, 45% prôtêin, 8% lipit, 4,8% cenlulose, 25% gluxit và 6,5% các loại muối khoáng. Thân lá lạc sau khi thu hoạch có thể sử dụng làm thức ăn cho trâu bò hoặc làm phân bón bằng cách ủ hoai mục với các loại phân khác hoặc cày vùi luôn tại ruộng. Lạc là cây họ đậu, bộ rễ của nó mang nhiều nốt sần nên có tác dụng làm giàu nguồn đạm cho đất vì vậy lạc được xem là cây trồng lý tưởng trong công tác cải tạo, bồi dưỡng đất tốt trên các loại đất xám bạc màu, đất phù sa cổ, đất bị rửa trôi và thoái hóa nhanh, đất có hàm lượng mùn và dinh dưỡng thấp [28]. 1.2.3.2. Giá trị kinh tế Lạc là một trong những cây trồng đứng đầu nhóm cây lấy dầu thực vật (cả diện tích và sản lượng). Sản xuất lạc đã trở thành một ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao do lạc là cây trồng ngắn ngày, có khả năng thích ứng rộng, canh tác được trên nhiều loại đất, ngay cả vùng đất kém màu mỡ và là cây không cần nhiều phân bón [29]. Trên thị trường thương mại thế giới, lạc là mặt hàng nông sản xuất khẩu đem lại kim ngạch cao của nhiều nước. Theo số liệu của FAO, hiện nay trên thế giới có 100 nước trồng lạc. Ở Senegal, giá trị từ lạc chiếm 1/2 thu nhập, chiếm 80% giá trị xuất khẩu. Ở Nigieria, lạc và các sản phẩm chế biến từ lạc thường chiếm trên 60% giá trị xuất khẩu, tuy nước này mới chỉ đem bán 15% sản lượng hàng năm [11]. Châu Á và châu Mỹ là 2 châu lục có khối lượng lạc xuất khẩu lớn nhất, chiếm 80,02% khối lượng lạc trên thế giới. Ngược lại, châu Âu là khu vực có nhu cầu nhập khẩu lạc lớn nhất thế giới. Các nước xuất khẩu lạc nhiều trên thế giới trong những năm gần đây là Ấn Độ, Argentina, Mỹ, Trung Quốc, Hà Lan. Việt Nam đứng thứ 20 về xuất khẩu lạc. Các nước nhập khẩu lạc chủ yếu là Hà Lan, Indonesia, Mexico, Liên bang Nga, Mỹ. Từ năm 2007 - 2011, EU là thị trường nhập khẩu lạc lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 30% tổng lượng nhập khẩu toàn cầu, với khoảng 460 nghìn tấn lạc mỗi năm. Tiếp đến là thị trường Hà Lan, nhập khẩu 280 nghìn tấn mỗi năm. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 9 Những năm cuối thế kỷ XX, lạc là một trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta, với khối lượng xuất khẩu lớn và có giá trị cao, đạt kim ngạch xuất khẩu hàng năm là 100 triệu USD. Phần lớn lạc sản xuất hàng năm ở nước ta được dành cho xuất khẩu, có năm đã xuất khẩu đến 70% sản lượng. Bình quân hàng năm nước ta xuất khẩu khoảng 70 - 80 nghìn tấn lạc nhân qua các nước như Pháp, Italia, Đức… đã đem lại nguồn thu ngoại tệ rất lớn. Tuy nhiên, chất lượng xuất khẩu lạc của Việt Nam vẫn chưa thật sự đáp ứng thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu của một số nước. Vì vậy, nên một số nước như: Hồng Kông, Đài Loan đã chuyển sang mua lạc của Trung Quốc [23]. Bảng 1.2. Tình hình xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu lạc của Việt Nam Xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu Năm (nghìn tấn) (triệu USD) 2008 14,30 13,70 2009 38,80 21,52 2010 21,00 22,50 2011 6,50 7,14 2012 4,00 5,61 (Nguồn: FAOSTAT, 2015) Trong những năm gần đây tình hình xuất khẩu lạc của nước ta giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng lạc Việt Nam còn thấp trong khi thị trường thế giới bấp bênh nên thị trường xuất khẩu lạc những năm gần đây chưa thực sự ổn định và lượng lạc xuất khẩu tăng, giảm theo từng năm. Năm 2008, xuất khẩu lạc đạt 14,30 nghìn tấn với kim ngạch gần 13,70 triệu USD; sang năm 2009, xuất khẩu lạc tăng lên 38,80 nghìn tấn (gấp 2,7 lần) với kim ngạch đạt 21,52 triệu USD, nhưng sau đó giảm nhiều qua các năm, đến năm 2012 giảm 72% về lượng và 60% về giá trị so với năm 2008. Vì vậy ta cần nâng cao giá trị chất lượng nông sản phẩm để đạt được kim ngạch cao và mở rộng thị trường xuất khẩu. Xuất khẩu lạc quy định như sau: Loại 1: 160-180 hạt/100g Loại 2: 200-220 hạt/100g Loại 3: 230-270 hạt/100g PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 10 Muốn tăng được thu nhập từ lạc chúng ta phải đa dạng hóa sản phẩm, ngoài lạc nhân cần phải xuất khẩu cả dầu lạc, khô dầu, nắm bắt thị trường nhạy bén để đầu cơ tích trữ lạc quả khô. Phát triển cây lấy dầu nói chung, trong đó cây lạc được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định đây là một trong những cây trồng trọng điểm trong chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn của nước ta. Trên cơ sở hệ thống giải pháp kỹ thuật tổng hợp đồng bộ, tiếp thu kinh nghiệm và những thành tựu mới của các nước trong thời gian đến về sản xuất lạc, nước ta sẽ có điều kiện để đạt được đầy đủ các tiêu chí về xuất khẩu. Góp phần phát triển một nền nông nghiệp bền vững, tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân trồng lạc. Tuy thị trường lạc nhân thế giới bấp bênh nhưng xuất khẩu lạc nhân vẫn là một ngành hàng nông sản khá tiềm năng do có giá trị xuất khẩu cao và nhu cầu của thị trường thế giới lớn. Hiện nay, lạc nhân vẫn được xếp vào một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nhiều nước. 1.2.3.3. Cải tạo đất và luân canh, xen canh cây trồng Lạc là một trong các cây bộ đậu có khả năng cố định nitơ sinh học, đây là quá trình chuyển hóa nitơ phân tử trong không khí thành đạm cung cấp cho cây và đất trồng thông qua hoạt động sống của các vi sinh vật. Vì vậy, lạc là cây trồng có tác dụng cải tạo, bồi dưỡng đất, có vị trí quan trọng trong chế độ luân canh với nhiều loại cây trồng khác, cũng như việc chống xói mòn, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Trong các hệ thống cố định nitơ sinh học, cố định nitơ cộng sinh giữa vi khuẩn nốt sần (Rhizobium) và cây bộ đậu là quan trọng nhất, ước tính đạt trên 80 triệu tấn mỗi năm, tương đương với lượng phân đạm vô cơ được sản xuất trên toàn thế giới năm 1990 [4]. Theo ước tính của tổ chức FAO, khả năng cố định nitơ cộng sinh của vi khuẩn nốt sần và cây lạc, cùng với một số cây họ đậu khác trên đồng ruộng rất khác nhau, thể hiện ở bảng 1.3. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 11 Bảng 1.3. Khả năng cố định nitơ của cây lạc và một số cây họ đậu chính Lượng nitơ cố định Cây họ đậu (kg N/ha/năm) Lạc Arachis hypogea 72 - 124 Đậu xanh Vigna mungo 63 - 342 Đậu tương Glycine max 60 - 168 Đậu Hà Lan Pisum sativun 52 - 77 (Nguồn: FAO, 1984) [3] Ngoài vai trò cải tạo đất do vi khuẩn cố định đạm trong rễ cây lạc, trong thân lá lạc cũng có một lượng chất khoáng N, P, K không thua kém phân chuồng, là nguồn phân hữu cơ tốt. Thân, lá lạc bón vùi vào đất nhanh phân hủy thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng và cải tạo đất. Bảng 1.4. Tỷ lệ một số chất dinh dưỡng trong thân lá lạc và phân chuồng ĐVT: % Chỉ tiêu Thân lá lạc Phân chuồng Nước 4-7 3-5 Nitơ 0,78 - 1,33 0,35 P2O5 0,19 - 0,38 0,15 K2O 0,08 0,50 Nguồn: [17] Các chất dinh dưỡng khoáng N, P, K trong thân, lá lạc đều cao hơn so với phân chuồng. Cho nên, thân lá lạc còn là loại phân xanh có giá trị cả về mặt khối lượng cũng như chất lượng. Mỗi hecta lạc cho khối lượng trung bình khoảng 8 - 10 tấn, có khi 15 - 20 tấn thân lá tươi. Một hecta thân lá lạc đủ bón cho 2 - 3 ha lúa và làm năng suất lúa tăng rõ rệt [9]. Với những ưu điểm trong cải tạo đất, cây lạc được bố trí trong nhiều hệ thống luân canh, nhất là luân canh với cây hòa thảo, đặc biệt với lúa nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau một năm luân canh lạc - lúa đã cải thiện rõ rệt chế độ dinh dưỡng đất, tăng pH đất, tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất, đạm tổng số và tăng hàm lượng lân dễ tiêu trong đất, nếu luân canh triệt để còn làm giảm cỏ dại và tăng năng suất cây trồng vụ sau [9]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2