Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và kháng bệnh đạo ôn của tập đoàn giống lúa mang gen kháng tại tỉnh Bình Định
lượt xem 6
download
Đề tài nhằm đánh giá khả năng thích nghi và kháng bệnh đạo ôn của tập đoàn dòng, giống lúa mang gen kháng nhập nội trong điều kiện canh tác của tỉnh Bình Định làm cơ sở cho công tác chọn tạo giống lúa kháng bệnh đạo ôn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và kháng bệnh đạo ôn của tập đoàn giống lúa mang gen kháng tại tỉnh Bình Định
- i LỜI CẢM ƠN Để thực hiện và hoàn thành luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn được sự giúp đỡ của nhiều tổ chức và cá nhân. Trước tiên tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Nông học, Phòng đào tạo sau Đại học, các thầy cô giáo trong khoa Nông học đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài này. Tôi xin cảm ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Thu Thủy, người đã nhiệt tình trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thu thập số liệu để hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn đến lãnh đạo Sở NN & PTNT, Chi Cục Bảo vệ thực vật Bình Định và các bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi về mặt thời gian để tôi học tập và triển khai tốt các thí nghiệm, góp phần vào sự hoàn thiện của đề tài. Tôi chân thành cảm ơn các cơ quan: Phòng NN &PTNT, Trạm Bảo vệ thực vật cùng 271 hộ nông dân các huyện Phù Cát, Tuy Phước và Hoài Ân đã tạo điều kiện cho tôi thu thập các thông tin cần thiết để phục vụ cho luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Gia Đình ông Lê Thanh Xuân ở xã Ân Tường Đông huyện Hoài Ân đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc bố trí thí nghiệm ngoài đồng ruộng. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân yêu trong gia đình, bạn bè luôn ở bên động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Bình Định, ngày 19 tháng 06 năm 2015 Tác giả Nguyễn Thị Hồng Phượng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả trong luận văn này là quá trình nghiên cứu của tôi và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ của các tổ chức cá nhân cho việc hoàn thành luận văn đã được cảm ơn. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hồng Phượng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ........................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................vi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ..................................................................... viii MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................... 1 Mục đích nghiên cứu ....................................................................................................... 2 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ............................................................................ 2 Điểm mới của đề tài ......................................................................................................... 2 1.1. Tình hình sản xuất lúa, bệnh đạo ôn trên thế giới và Việt Nam ............................... 3 1.1.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và Việt Nam ................................................. 3 1.1.2. Tình hình bệnh đạo ôn trên thế giới và ở Việt Nam ............................................ 11 1.2. Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh đạo ôn ............................................................ 16 1.2.1. Tác nhân gây bệnh đạo ôn ở lúa .......................................................................... 16 1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát sinh, phát triển của bệnh đạo ôn. ....... 17 1.3. Nghiên cứu tính kháng bệnh đạo ôn ở lúa .............................................................. 19 1.3.1. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống lúa kháng bệnh đạo ôn trên thế giới ........ 20 1.3.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống lúa kháng bệnh đạo ôn ở Việt Nam ......... 24 Chương 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 28 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 28 2.1.1. Mục tiêu chung .................................................................................................... 28 2.1.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 28 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 28 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 28 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 29 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iv 2.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 29 2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 30 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................................. 30 2.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm ............................................................................ 31 2.4.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định.............................................. 32 2.4.4. Điều kiện thí nghiệm của tập đoàn giống ............................................................ 38 2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................... 39 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................... 40 3.1. Tình hình nhiễm bệnh của các giống lúa đang sản xuất tại Bình Định .................. 40 3.1.1. Hiện trạng sản xuất lúa của các hộ nông dân ở 3 huyện nghiên cứu .................. 40 3.1.2. Tình hình sử dụng phân bón cho lúa của các hộ nông dân ở Hoài Ân, Phù Cát và Tuy Phước ..................................................................................................................... 42 3.1.3. Tình hình nhiễm bệnh đạo ôn trên lúa và quản lí bệnh đạo ôn của các hộ nông dân ở Hoài Ân, Phù Cát và Tuy Phước ................................................................................ 44 3.2. Khả năng sinh trưởng, phát triển của tập đoàn dòng, giống kháng đạo ôn ............ 48 3.2.1. Thời gian sinh trưởng, phát triển của cây lúa ...................................................... 48 3.2.2. Chiều cao cây của các giống lúa.......................................................................... 53 3.2.3. Khả năng đẻ nhánh của tập đoàn giống lúa kháng đạo ôn .................................. 56 3.2.4. Các chỉ tiêu về hình thái ...................................................................................... 59 3.3. Đánh giá tính kháng bệnh đạo ôn của các dòng, giống mang gen kháng bệnh đạo ôn ngoài đồng ruộng ........................................................................................................... 61 3.3.1. Thành phần và mức độ phổ biến các loài sâu bệnh hại xuất hiện trên ruộng thí nghiệm ........................................................................................................................... 61 3.3.2. Đánh giá tính kháng bệnh đạo ôn của tập đoàn giống mang gen kháng ngoài đồng ruộng .............................................................................................................................. 69 3.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của tập đoàn dòng, giống kháng đạo ôn .... 76 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................................... 80 Kết luận.......................................................................................................................... 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 82 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT BVTV : Bảo vệ thực vật. BNN&PTNT : Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. TT : Số thứ tự FAO : Food and Agriculture Organization (Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc) IRRI : International Rice Research Institute (Viện nghiên cứu lúa Quốc tế) P1000 : Khối lượng 1000 hạt NN & PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn. QCVN : Quy chuẩn Việt Nam TBNN : Trung bình nhiều năm UBND : Ủy ban nhân dân KD28 : Khang dân 28 NSLT : Năng suất lý thuyết NSTT : Năng suất thực thu BĐ ĐN : Bắt đầu đẻ nhánh KTĐN : Kết thúc đẻ nhánh BĐT : Bắt đầu trổ KTT : Kết thúc trổ TGST : Thời gian sinh trưởng. TLB : Tỷ lệ bệnh. CSB : Chỉ số bệnh. Đ/c : Đối chứng. CĐML : Cánh đồng mẫu lớn. HTXNN : Hợp tác xã Nông nghiệp. KHKT : Khoa học kỹ thuật. Ha : Hecta PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Ước lượng số người dùng lúa gạo như là nguồn lương thực chính ................ 3 ở một số nước Châu Á ..................................................................................................... 3 Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa trên thế giới qua các năm ....................... 4 Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của một số nước năm 2013..................... 5 Bảng 1.4. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa Việt Nam ................................................ 7 Bảng 1.5. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam qua các năm ..................................... 8 Bảng 1.6. Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Bình Định qua các năm .............................. 10 Bảng 1.7. Diện tích nhiễm bệnh đạo ôn trên toàn quốc. ............................................... 14 Bảng 1.8. Diện tích nhiễm bệnh đạo ôn ở Bình Định qua các năm. ............................. 15 Bảng 2.1. Các giống lúa gần như đẳng gen kháng bênh đạo ôn (do IRRI, Philippines cung cấp)........................................................................................................................ 29 Bảng 2.2. Tổng số hộ gia đình điều tra.......................................................................... 30 Bảng 2.3. Phân cấp mức độ nhiễm sâu cuốn lá trên lúa ................................................ 35 Bảng 2.4. Phân cấp mức độ nhiễm rầy trên lúa ............................................................. 35 Bảng 2.5. Phân cấp hại bệnh đốm nâu trên lúa ............................................................. 37 Bảng 2.6. Phân cấp hại Bệnh khô vằn trên lúa .............................................................. 37 Bảng 2.7. Diễn biến khí hậu thời tiết ở Bình Định vụ Đông xuân 2014 - 2015: .......... 39 Bảng 3.1. Diện tích, năng suất và số vụ trồng lúa tại 3 điểm nghiên cứu ở 2 vụ Đông Xuân 2013 - 2014 và 2014 - 2015 ................................................................................. 40 Bảng 3.2. Cơ cấu giống lúa tại 3 điểm nghiên cứu vụ Đông Xuân 2014 - 2015 .......... 41 Bảng 3.3. Tình hình sử dụng phân bón cho cho lúa tại 3 điểm nghiên cứu trong 2 vụ Đông Xuân 2013 - 2014 và 2014 – 2015 ...................................................................... 42 Bảng 3.4. Diện tích nhiễm bệnh đạo ôn tại 3 điểm nghiên cứu trong 2 vụ Đông Xuân 2013 - 2014 và 2014 - 2015 ........................................................................................... 45 Bảng 3.5. Tỷ lệ các hộ sử dụng thuốc trừ bệnh đạo ôn tại 3 điểm nghiên cứu ở 2 vụ Đông Xuân 2013 - 2014 và 2014 - 2015 ....................................................................... 46 Bảng 3.6. Tình hình nhiễm bệnh đạo ôn của các giống lúa được trồng tại 3 điểm nghiên cứu ở 2 vụ Đông Xuân 2013 - 2014 và 2014 – 2015 .................................................... 47 Bảng 3.7. Thời gian trải qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống lúa .. 49 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vii Bảng 3.8. Chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm qua các giai đoạn .................... 55 Bảng 3.9. Khả năng đẻ nhánh của tập đoàn giống lúa kháng đạo ôn ............................ 58 Bảng 3.10. Một số chỉ tiêu về hình thái của tập đoàn giống lúa kháng đạo ôn ............ 60 Bảng 3.11. Thành phần và mức độ phổ biến các loài sâu bệnh hại xuất hiện trên ruộng thí nghiệm. ..................................................................................................................... 63 Bảng 3.12. Diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ của các giống qua các kỳ điều tra......... 64 Bảng 3.13. Diễn biến tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh khô vằn qua các kỳ điều tra .............. 67 Bảng 3.14. Diễn biến tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh đạo ôn lá qua các kỳ điều tra ............. 70 Bảng 3.15. Diễn biến tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh đạo ôn cổ bông qua các kỳ điều tra .. 72 Bảng 3.16. Mức độ nhiễm bệnh theo thời gian (AUDPC) trên lá và cổ bông .............. 74 Bảng 3.17. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của tập đoàn giống .............. 77 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 3.1. Chiều cao cây giai đoạn đẻ nhánh và chiều cao cây cuối cùng của các dòng, giống lúa thí nghiệm ...................................................................................................... 56 Hình 3.2 . Tỷ lệ bệnh đạo ôn trên lá và cổ bông theo thời gian (AUDPC) của các dòng bị nhiễm bệnh ................................................................................................................ 75 Hình 3.3. Chỉ số bệnh đạo ôn trên lá và cổ bông theo thời gian (AUDPC) của các dòng bị nhiễm bệnh ................................................................................................................ 75 Hình 3.4. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các dòng, giống lúa thí nghiệm 73 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Cây lúa (Oryza sativa L.) là một trong những cây lương thực chính của nước ta và nhiều nước trên thế giới, nó có vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Khoảng 40% dân số trên thế giới sống bằng lúa gạo, sử dụng lúa gạo làm nguồn lương thực. Sản xuất lúa gạo chủ yếu tập trung ở các nước Châu Á với mức tiêu dùng hàng năm khoảng 180 - 200 kg/người, ở Châu Mỹ, Châu Âu khoảng 100 kg/người [11]. Nếu tính mức calori cung cấp cho khẩu phần ăn của người Việt Nam 2.215 kilocalo mỗi ngày thì 68% nguồn năng lượng đó là từ lúa gạo (IRRI facts). Ở nhiều vùng nông thôn, 60 - 80% chi tiêu trong gia đình phụ thuộc vào lúa gạo. Vì vậy, những năm mất mùa lúa thường dẫn đến nạn đói. Bởi vậy sự phát triển của ngành trồng lúa gắn bó chặt chẽ với đời sống của người dân Việt Nam [6]. Tuy nhiên trong những năm gần đây tình hình dịch bệnh trên cây lúa ngày càng có nhiều biến đổi phức tạp và ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất, sản lượng lúa. Trong đó bệnh đạo ôn là một trong những bệnh phổ biến ở hầu hết các nước trồng lúa trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Bệnh do nấm Pyricularia oryzae Cav. gây ra và là một trong số các loại bệnh phổ biến và nguy hại nhất đối với lúa. Nấm bệnh xâm nhập và ký sinh ở lá, cổ bông và thân lúa. Gây hại nghiêm trọng ở trên thân lá và cổ bông. Khi dịch bệnh xảy ra có thể gây hại và làm giảm năng suất từ 35 - 50% tổng sản lượng lương thực của thế giới. Hiện nay, ở Việt Nam bệnh đạo ôn đã gây bệnh ở cả 8 vùng sinh thái nông nghiệp [1]. Đối với các nước trên thế giới thì việc quản lý bệnh đạo ôn cũng rất được chú ý đến rất nhiều bằng các biện pháp khác nhau [6]. Ở nước ta, bệnh đạo ôn gây hại quanh năm, nhất là vụ Đông Xuân trên những giống nhiễm ở lúa gieo sạ dày, bón phân đạm nhiều. Khu vực Miền Trung của Việt Nam với điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều rất thuận lợi cho sâu bệnh phát triển, gây hại, đặc biệt nghiêm trọng là bệnh đạo ôn. Bệnh sẽ phát triển thành dịch khi hội đủ 3 điều kiện: Có nguồn nấm bệnh (ký sinh), gieo các giống lúa nhiễm bệnh (ký chủ) và điều kiện môi trường thuận lợi. Việc sử dụng giống kháng, một mặt làm giảm thiệt hại năng suất, tiết kiệm chi phí phòng trừ, mặt khác hạn chế sử dụng thuốc hóa học gây ô nhiễm môi trường. Đối với hầu hết những diện tích trồng lúa trên thế giới, việc quản lý bệnh đạo ôn đều dựa vào sự du nhập thường xuyên của các giống lúa kháng bệnh mới do tính kháng bệnh của các giống không kéo dài hơn 2 hoặc 3 năm [25]. Một câu hỏi đặt ra liệu tính kháng bệnh của các giống lúa bị phá vỡ do sự xuất hiện các chủng nấm với dạng độc tính mới hay không? Và kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng trên là do sự xuất hiện thường xuyên những biến đổi về mặt di truyền của nấm bệnh hình thành nên những tính độc tố mới, làm cho các gen kháng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 bệnh đạo ôn trên các giống lúa trở nên không còn hiệu quả trong việc quy định tính kháng bệnh của giống lúa. Ở Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới thường xuất hiện nhiều chủng nấm gây bệnh đạo ôn có độc tính cao và có sự đa dạng lớn trong các quần thể của nấm bệnh . Vì vậy để chọn tạo giống lúa kháng bệnh đạo ôn bền vững, cần xác định các chủng nấm gây bệnh đạo ôn và các gen kháng bệnh đạo ôn vẫn còn hiệu quả kháng bệnh đối với các chủng nấm trong quần thể nấm ở mỗi vùng trồng lúa [7]. Ngoài ra, việc nghiên cứu các giống lúa vừa có khả năng kháng bệnh tốt vừa cho năng suất cao, chất lượng gạo tốt là mục tiêu hàng đầu trong công tác chọn giống. Xuất phát từ những lí do trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và kháng bệnh đạo ôn của tập đoàn giống lúa mang gen kháng tại tỉnh Bình Định” nhằm góp phần tìm hiểu khả năng thích nghi cũng như tính kháng bệnh đạo ôn của tập đoàn dòng, giống mang gen kháng trong điều kiện canh tác tại Bình Định, làm cơ sở vật liệu cho việc chọn tạo giống kháng bệnh đạo ôn sau này. Mục đích nghiên cứu Đề tài nhằm đánh giá khả năng thích nghi và kháng bệnh đạo ôn của tập đoàn dòng, giống lúa mang gen kháng nhập nội trong điều kiện canh tác của tỉnh Bình Định làm cơ sở cho công tác chọn tạo giống lúa kháng bệnh đạo ôn. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn Ý nghĩa khoa học Kết quả của đề tài sẽ góp phần tạo cơ sở khoa học để chọn tạo các giống lúa kháng bệnh đạo ôn, năng suất cao, phù hợp với điều kiện sản xuất của tỉnh Bình Định. Ý nghĩa thực tiễn. - Xác định được tình hình nhiễm bệnh đạo ôn của các giống lúa đang trồng phổ biến để hỗ trợ cho việc thiết lập cơ cấu giống nhằm kiểm soát bệnh đạo ôn tại vùng nghiên cứu. - Đánh giá được khả năng thích nghi, kháng bệnh đạo ôn của các dòng, giống lúa thí nghiệm góp phần làm cơ sở cho việc chọn giống có tính kháng cao để bố trí trồng ở những vùng thích hợp với mục đích hạn chế bệnh cao nhất có thể. Điểm mới của đề tài - Cung cấp cho các nhà bảo vệ thực vật về tình hình nhiễm bệnh đạo ôn của một số giống lúa trong cơ cấu giống của tỉnh Binh Định làm cơ sở xác định cơ cấu giống lúa cho các vụ sau. - Tìm ra các dòng, giống lúa có khả năng kháng bệnh đạo ôn đồng thời thích nghi với điều kiện canh tác tại tỉnh Bình Định để làm nguyên liệu cho công tác chọn tạo giống kháng bệnh sau này. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình sản xuất lúa, bệnh đạo ôn trên thế giới và Việt Nam 1.1.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và Việt Nam 1.1.1.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới Lúa là cây trồng thân thiết, lâu đời nhất của nhân dân ta và nhiều dân tộc khác trên thế giới, đặt biệt là các dân tộc ở Châu Á. Lúa gạo là loại lương thực chính của người dân Châu Á, cũng như bắp của dân Nam Mỹ, hạt kê của dân Châu Phi hoặc lúa mì của dân Châu Âu và Bắc Mỹ, được thể hiện qua bảng 1.1. Bảng 1.1. Ước lượng số người dùng lúa gạo như là nguồn lương thực chính ở một số nước Châu Á Người ăn gạo Dân số Quốc gia Tỷ lệ Số người (Triệu người) (%) (Triệu) Trung Quốc 956 63 601 Ấn Độ 660 65 429 Indonexia 147 80 118 Nhật Bản 116 70 81 Bangladesh 90 90 81 PaKistan 80 30 24 Việt Nam 50 90 45 Philippin 49 75 37 Thái Lan 48 80 38 Nam Triều Tiên 38 75 29 Miếng Điện 35 90 32 Đài Loan 17 70 12 Srilanka 15 90 14 Nepal 15 60 9 Campuchia 9 90 8 Tổng cộng 2.325 67 1.559 (Nguồn: Huke, 1980) PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 Trên khắp thế giới, ở đâu cũng có dùng đến lúa gạo hoặc các sản phẩm từ lúa gạo. Khoảng 40% dân số trên thế giới lấy lúa gạo làm nguồn lương thực chính. Trên thế giới có hơn 110 quốc gia có sản xuất và tiêu thụ gạo với các mức độ khác nhau. Lượng lúa được sản xuất ra và mức tiêu thụ gạo cao tập trung ở khu vực Châu Á. Năm 1980, chỉ riêng ở Châu Á đã có hơn 1,5 tỷ dân sống nhờ lúa gạo, chiếm trên 2/3 dân số. Theo ước đoán con số này đã tăng lên gần gấp đôi. Đối với những người này, lúa gạo là nguồn năng lương chính cho cuộc sống hàng ngày của họ [9]. Ngoài ra tốc độ gia tăng dân số thế giới nhanh, đã làm tăng mức độ tiêu thụ gạo của người dân 3% mỗi năm. Kết quả phân tích trong những năm qua cho thấy sản lượng lúa trên thế giới sẽ phải tăng lên 38% trước năm 2030 mới cung cấp đủ lương thực cho mức độ gia tăng dân số hiện nay [27], [34], [58]. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 100 nước trồng lúa. Trong đó, Châu Phi có 41 nước trồng lúa, Châu Á có 30 nước, Bắc Trung Mỹ có 14 nước, Nam Mỹ có 13 nước và Châu Đại Dương có 5 nước trồng lúa. Châu Á có diện tích trồng lúa chiếm 91% diện tích trồng lúa trên toàn thế giới (FAO, 2014). Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa trên thế giới qua các năm Diện tích Năng suất Sản lượng Năm (triệu ha) (tấn/ha) (triệu tấn) 2004 150,6 4,04 608,0 2005 155,0 4,09 634,4 2006 155,6 4,12 641,2 2007 155,1 4,23 657,0 2008 159,9 4,31 689,0 2009 158,5 4,32 684,6 2010 159,4 4,37 696,3 2011 164,1 4,40 722,8 2012 162,3 4,55 738,2 2013 164,7 4,53 745,7 (Nguồn: FAO STAT, 2014) PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 Qua bảng 1.2 ta thấy: Diện tích canh tác lúa toàn thế giới năm 2004 mới chỉ là 150,6 triệu ha, năng suất bình quân 4,04 tấn/ha, sản lượng 608,0 triệu tấn. Nhưng đến năm 2013 diện tích lúa của toàn thế giới đã 164,7 triệu ha, năng suất bình quân 45,27 tấn/ha, sản lượng đạt 745,7 triệu tấn. Ta thấy, trải qua mười năm do áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào ngành trồng lúa, sản lượng đã tăng 137,7 triệu tấn. Ở khu vực Châu Á, diện tích trồng lúa của các nước phân bổ không đồng đều, qua bảng 1.3 ta thấy: Diện tích trồng lúa năm 2013 của Trung Quốc là cao nhất 30,48 triệu ha thấp nhất là Philippines 4,74 triệu ha, năng suất Trung Quốc là cao nhất 6,73 tấn/ha, kế đến là Việt Nam và năng suất thấp nhất là Philippines 3,23 tấn/ha. Sản lượng cao nhất là Trung Quốc 205,01 triệu tấn, kế đến là Ấn Độ và thấp nhất là Philippines 18,43 triệu tấn. Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của một số nước năm 2013 Diện tích Năng suất Sản lượng Năm (triệu ha) (tấn/ha) (triệu tấn) Trung Quốc 30,48 6,73 205,01 Ấn Độ 43,50 3,66 159,20 Indonesia 13,83 5,56 71,27 Bangladesh 11,77 4,38 51,50 Thái Lan 12,37 3,56 38,78 Việt Nam 7,90 5,57 44,03 Philippines 4,74 3,23 18,43 Thế giới 164,70 4,53 745,70 (Nguồn: FAOSTAT, 2014) Năm 2013 sản lượng lúa thế giới đạt 746 triệu tấn (tương đương 500 triệu tấn gạo) tăng 8 tấn so với năm 2012 (738 triệu tấn). Trong đó, sản lượng gạo của 3 nước Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia chiếm 2/3 sản lượng gạo thế giới trên thị trường. Sản lượng lúa tăng cao chủ yếu do mở rộng diện tích canh tác lúa ở châu Á lên đến 164 triệu ha (FAO, 2014). Do điều kiện khí hậu, thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp nên tình hình sản xuất lúa trong những năm trở lại đây gặp một số khó khăn. Theo báo cáo của tổ chức PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 6 lương thực thế giới tình hình sản xuất gạo trong năm 2013 không được thuận lợi. Báo cáo cho biết sản lượng gạo tháng 7 giảm khoảng 5 triệu tấn, xuống còn 741,4 triệu tấn (trong đó gạo đã xay xát là 494,2 triệu tấn), tuy nhiên vẫn tăng 1,1% (tương đương 7,8 triệu tấn) so với năm 2012. Dự báo sản lượng gạo sẽ tăng ở một số nước, đặc biệt là Indonesia, Thái Lan và Hoa Kỳ cũng phần nào bù đắp sự sụt giảm sản lượng gạo thế giới. FAO ước tính sản lượng gạo toàn cầu 2014 - 2015 giảm xuống 495,6 triệu tấn so với 497,5 triệu tấn năm 2013 - 2014 và giảm so với 496,3 triệu tấn dự báo hôm 6/11/2014. Nguyên nhân chính là do sản lượng gạo tại các nước sản xuất chủ chốt như Ấn Độ, Thái Lan và Guinea giảm. Theo ước tính mới nhất của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), tiêu thụ gạo toàn cầu năm 2014 - 2015 đạt 499,6 triệu tấn, tăng 2% so với 491,2 triệu tấn năm 2013 - 2014, nhưng giảm nhẹ so với 500,2 triệu tấn ước tính trước đó, chủ yếu do tiêu thụ tại nhiều nước tăng. Thương mại gạo toàn cầu năm 2014 - 2015 đạt 40,5 triệu tấn, tăng nhẹ so với 40,2 triệu tấn năm 2013 - 2014 và tăng 1% so với 40 triệu tấn ước tính trước đó, chủ yếu do nhu cầu của các nước Châu Phi tăng mạnh và nguồn cung dồi dào của các nước xuất khẩu. 1.1.1.2 Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam. Lúa gạo được xem là loại cây trồng và mùa vụ chính quan trọng nhất ở Việt Nam. Sự hình thành và phát triển sản xuất lúa gạo ở nước ta có lịch sử truyền thống lâu đời và có ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân. Việt Nam có khoảng 9,3 triệu ha đất nông nghiệp, phần lớn diện tích đất dành cho trồng lúa là chính khoảng 4,3 triệu ha (chiếm khoảng 46% diện tích đất nông nghiệp). Việt Nam là nước có truyền thống trồng lúa, nền văn minh lúa nước có trên 4.000 năm lịch sử. Lúa gạo là nguồn thức ăn căn bản của dân tộc. Trước năm 1975, năng suất gạo nước ta chỉ đạt dưới 2,2 tấn/ha, diện tích trồng lúa dưới 5,0 triệu ha. Năng suất bình quân trong cuối thập nhiên 1970 giảm sút khá nghiêm trọng do đất đai mới khai hoang chưa được cải tạo, thiên tai và sâu bệnh, với cơ chế quản lý nông nghiệp trì trệ không phù hợp đặc biệt là những năm 1978 - 1979. Bước sang thập niên 1980, năng suất lúa tăng dần do các công trình thuỷ lợi trong cả nước, đặc biệt ở đồng bằng sông Cửu Long, cơ chế quản lý nông nghiệp thoáng hơn với chủ trương khoán sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp. Năm 1982, nước ta đã chuyển từ nước phải nhập khẩu gạo hàng năm sang nước tự túc gạo. Từ năm 1975 đến năm 1990, trong vòng 15 năm diện tích lúa tăng gần 1 triệu ha đạt 6,0 triệu ha với năng suất tăng gần 1 tấn/ha đạt 3,2 tấn/ha. Từ năm 1996 đến nay, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai trên thế giới. Sản PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 xuất lúa ở Việt Nam có sự tăng về năng suất cũng như sản lượng lúa hàng năm, được thể hiện qua bảng 1.4. Bảng 1.4. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa Việt Nam Diện tích Năng suất Sản lượng Năm (triệu ha) (tấn/ha) (triệu tấn) 2004 7,44 4,83 35,90 2005 7,33 4,88 35,80 2006 7,32 4,89 35,80 2007 7,21 4,98 35,90 2008 7,41 5,22 38,70 2009 7,44 5,23 38,90 2010 6,99 5,32 39,90 2011 7,65 5,54 42.32 2012 7,75 5,63 43,66 2013 7,90 5,57 44,04 2014 7,80 5,74 44,84 (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, 2015) Qua kết quả bảng 1.4 chúng tôi nhận thấy: từ năm 2004 đến 2007 diện tích gieo trồng lúa giảm từ 7,33 triệu còn 7,21 triệu ha. Tuy nhiên, nhờ áp dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất đã làm tăng sản lượng lúa một cách đáng kể. Tính đến năm 2012, sản lượng lúa gạo đạt xấp xỉ 43,66 triệu tấn, đây là mức kỷ lục trong vòng 20 năm qua. Theo ngành Nông Nghiệp năm 2010, Việt Nam đạt gần 40 triệu tấn lúa, về đích trước 5 năm (theo kế hoạch của Chính phủ, năm 2015 mới đạt 40 triệu tấn). Và theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2014 tổng diện tích gieo trồng lúa ước đạt hơn 7,8 triệu ha, giảm 100 ngàn ha; Năng suất bình quân đạt 5,74 tấn/ha, năng suất tăng 1,7 tạ/ha; Sản lượng đạt 44,84, triệu tấn, tăng 80,4 vạn tấn so với năm 2013. Theo Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm nay, sản lượng lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đạt 25,2 triệu tấn, tăng 708.000 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 8 tấn so năm 2013, chiếm 56% sản lượng lúa cả nước. Các tỉnh đạt sản lượng lúa cao nhất vùng là Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp với 11,7 triệu tấn. Đạt được kết quả này nhờ các tỉnh đã đưa diện tích trồng lúa lên gần 4,3 triệu lượt ha, trong đó vụ Đông Xuân và Hè Thu gieo sạ 3,3 triệu ha, vụ Thu Đông và vụ Mùa gieo sạ 1 triệu ha. Các tỉnh đã sử dụng giống mới, kháng sâu bệnh mạnh, thích nghi với từng vùng sinh thái, cho năng suất cao, chất lượng gạo ổn định. Bảng 1.5. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam qua các năm Sản lượng Giá trị Năm (Nghìn tấn) (Triệu USD) 2003 3,813 721 2004 4,059 950 2005 5,250 1.279 2006 4,643 1.276 2007 4,560 1.490 2008 4,680 2.663 2009 6,006 2.437 2010 6,754 3.250 2011 7,112 3.656 2012 7,600 3,700 2013 6,600 2,930 2014* 6,378 2,955 (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, 2015; *Tổng Cục hải quan về xuất khẩu gạo năm 2014) PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 9 Năm 2009, Việt Nam xuất khẩu gạo đạt 5,6 - 6,0 triệu tấn gạo và tăng lên 6,88 triệu tấn với giá trị 3,24 tỉ đô la Mỹ. Giá trị xuất khẩu gạo của nước ta cũng tăng lên về mặt chất lượng và giá gạo trên thị trường gần tương đương với Thái Lan. Trong chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam giai đoạn 2010-2020 đối với ngành sản xuất lương thực là “Phát triển sản xuất lúa trở thành mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn có hiệu quả và đảm bảo an ninh lương thực” [16], [12], [61]. Theo số liệu thống kê, xuất khẩu gạo năm 2014 đạt gần 6,38 triệu tấn, trị giá 2,96 tỷ USD (giảm 3,25% về lượng nhưng tăng nhẹ 1,03% về kim ngạch so với năm 2013). Ước tính khối lượng gạo xuất khẩu tháng 1/2015 đạt 312.000 tấn, trị giá 152 triệu USD, giảm 14,5% về lượng và giảm 12,7% về giá trị so với tháng 1/2014. Năm 2014, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo nhiều nhất của Việt Nam với 2,09 triệu tấn, trị giá 891,19 triệu USD (chiếm 31,64% về lượng và 30,16% tổng kim ngạch). Theo Hiệp Hội Lương thực Việt Nam (VFA), đạt được kết quả trên là nhờ sự chỉ đạo thường xuyên của Chính phủ và các bộ, ngành; Chi phí vận chuyển thấp hỗ trợ cho giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cạnh tranh được với các nước khác; Các Doanh nghiệp xuất khẩu gạo đẩy mạnh liên kết sản xuất và thực hiện mô hình cánh đồng lớn, qua đó từng bước phát triển chất lượng gạo đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hiện tại xuất khẩu gạo của Việt Nam ngày càng có lợi thế và sự lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc nhanh chóng tiêu tan khi nhiều nước khác cũng đang cần nhập khẩu gạo từ Việt Nam với số lượng lớn. 1.1.1.3 Tình hình sản xuất lúa ở Bình Định Bình Định là tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, có diện tích tự nhiên 6.025,1 km2, trong có gần 117.000 ha đất nông nghiệp khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thích hợp cho phát triển cây lúa và cây trồng khác, diện tích trồng lúa được thể hiện qua bảng 1.6. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 10 Bảng 1.6. Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Bình Định qua các năm Diện tích Năng suất Sản lượng Năm (ngàn ha) (tạ/ha) (ngàn tấn) 2005 111,7 47,2 527,2 2006 121,0 50,2 607,4 2007 111,9 51,7 579,2 2008 115,1 54,0 622,1 2009 113,9 53,1 604,4 2010 113,1 56,0 633,3 2011 112,3 57,8 649,3 2012 111,2 58,6 651,7 2013 102,5 59,2 606,8 2014 106,3 51,1 649,6 (Nguồn: Cục thống kê Bình Định, 2015) Qua bảng 1.6 ta thấy diện tích lúa toàn tỉnh năm 2005 là 111,7 ngàn ha, do năng suất thấp 47,2 tạ/ha nên sản lượng thấp 527,2 ngàn tấn. Đến 9 năm sau, năm 2014 diện tích đạt 106,3 ngàn ha, tăng 3.747,1 ha so với năm 2013; Năng suất lúa bình quân năm đạt 61,1 tạ/ha, tăng 1,9 tạ/ha; Sản lượng lúa cả năm đạt 649,6 ngàn tấn, tăng 42,8 ngàn tấn. Trong năm 2014, các giống cây trồng mới và tiến bộ kỹ thuật được nhân rộng; Kinh nghiệm chỉ đạo, điều hành sản xuất của ngành Nông nghiệp và các địa phương tiếp tục được nâng lên; Nông dân quan tâm hơn trong đầu tư thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, nhất là chuyển đổi diện tích từ 3 vụ lúa bấp bênh sang 2 vụ lúa ăn chắc/năm là một chủ trương đúng đắn của tỉnh được người dân tham gia hưởng ứng nhất là các huyện Tuy Phước, Hoài Ân, Hoài Nhơn, Tây Sơn và thị xã An Nhơn đã mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân, góp phần không nhỏ đưa năng suất và sản lượng lúa đạt cao nhất từ trước đến nay. Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu cho UBND tỉnh khuyến khích và hỗ trợ để phát triển các cánh đồng mẫu lớn. Trong năm 2014, toàn tỉnh thực hiện 225 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 11 CĐML, trong đó: Vụ Đông Xuân 2013-2014 đã thực hiện 122 cánh đồng mẫu lớn (CĐML) sản xuất lúa với diện tích 4.899,5 ha, vụ Hè Thu 2014 đã thực hiện 103 CĐML sản xuất lúa với diện tích 4.204,4 ha; Qua đó, góp phần làm tăng năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế. Đạt được kết quả trên là do sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của Tỉnh Ủy, UBND Tỉnh cùng Sở Nông nghiệp và PTNT trong công tác chỉ đạo giống, thời vụ kịp thời; Chi Cục Bảo vệ thực vật chỉ đạo phòng trừ các loại sâu bệnh hiệu quả mà cụ thể là bệnh đạo ôn hại lúa ở vụ Đông Xuân. Tuy nhiên, sản xuất cây lúa hiện nay tại Bình Định chủ yếu được thực hiện tại các hộ nông dân. Trình độ thâm canh không đồng đều giữa các hộ, giữa các địa phương, giữa các mùa vụ dẫn đến có sự khác biệt về năng suất cây trồng. Việc đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất trong những năm qua ở Bình Định đã có nhiều cố gắng và đã đạt được một số kết quả, song nhận thức về khoa học kỹ thuật của một bộ phận nông dân còn hạn chế. Chính vì vậy, việc nâng cao hơn nữa trình độ thâm canh, nâng độ đồng đều giữa các địa phương là rất cần thiết, góp phần tăng nhanh năng suất, hiệu quả, bảo vệ môi trường trong sản xuất cây lúa là một trong những vấn đề cần quan tâm của các ngành, các cấp tại địa phương. 1.1.2. Tình hình bệnh đạo ôn trên thế giới và ở Việt Nam 1.1.2.1. Tình hình bệnh đạo ôn trên thế giới. Bệnh đạo ôn còn gọi là bệnh cháy lá do nấm Pyricularia grisea Sacc (P.oryzae cavara) gây ra. Theo viện nấm Commowealthe (1981) bệnh này có ở 87 nước trên thế giới [4]. Nấm P.oryzae gây bệnh đạo ôn có lịch sử lâu đời nhất trong các bệnh hại lúa. Từ nhiều thế kỷ trước, bệnh đạo ôn hại lúa đã được quan sát thấy ở các nước Châu Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, các nước vùng Trung Á, Tây Á), ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, quần đảo Antin, Bungari, Rumani, Bồ Đào Nha, Ý, Liên Xô…[8]. Bệnh phát hiện đầu tiên ở Italia năm 1560, sau đó ở Trung Quốc năm 1937, Nhật Bản năm 1760, Mỹ năm 1906, Ấn Độ năm 1913 [17]. Hiện nay, bệnh đạo ôn có địa bàn phân bố rộng nhất, đã xuất hiện ở hơn 70 nước trên thế giới và là một trong các bệnh chính của lúa có tác hại nghiêm trọng [6]. Nấm gây bệnh đạo ôn hại lúa đã được phát hiện từ rất lâu và được đặt những tên gọi khác nhau. Năm 1871 theo Garovaglio ở Italia cho đó là do những nấm Pleospora oryzae. Đến năm 1891 Cavara là người đầu tiên mô tả nấm bệnh trên cây lúa xác định chính thức nấm Pyricularia oryzae Cav. là nguyên nhân gây ra bênh đạo ôn trên lúa theo phân loại nấm của Saccardo (Lê Lương Tề, 1988). Nấm Pyricularia oryzae Cav. còn có tên khác là Pyricularia grisea, Magnaporthe grisea [17]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 12 Do bệnh xuất hiện phổ biến ở nhiều nước trên thế giới nên đã ảnh hưởng lớn đến sản lượng lúa toàn cầu. Sản lượng lúa bị thiệt hại do bệnh đạo ôn gây ra ở một số vùng trên thế giới có thể chiếm 20-60%, chẳng hạn người ta đã đánh giá mức độ thiệt hại do bệnh này gây ra trên giống IR50 ở Philippines là 20,9% còn ở vùng Daechang (Hàn Quốc) lên đến 50,2% [10]. Theo nghiên cứu của Trường đại học Exeter (Anh) về mức độ gây hại do bệnh đạo ôn gây ra cho thấy thiệt hại về sản lượng mỗi năm trên thế giới đủ để có thể cung cấp cho 60 triệu người [58]. Còn theo Viện nghiên cứu lúa quốc tế, mỗi năm Ấn Độ mất hơn 266.000 tấn lúa hay khoảng 0,8% tổng sản lượng do bệnh đạo ôn. Ở Nhật Bản, bệnh này có thể nhiễm cho 865.000 ha lúa.Còn tại Philippines, hàng nghìn hecta lúa mất hơn 50% sản lượng [53]. 1.1.2.2. Tình hình bệnh đạo ôn ở Việt Nam. Ở Việt Nam bệnh đạo ôn còn được gọi là bệnh “Tiêm lụi”; “Cháy lá lúa” đã được biết đến từ lâu. Năm 1921, Vincens (người Pháp) đã được xác định sự xuất hiện và gây hại của bệnh ở vùng Bắc Bộ. Nhưng thời kỳ đó bệnh ít phổ biến, gây hại nhẹ nên không được chú ý nghiên cứu [17]. Bệnh đạo ôn là một trong những bệnh chủ yếu hại lúa ở các vùng trồng lúa Việt Nam. Bệnh được Vincens phát hiện đầu tiên ở vùng Nam Bộ vào năm 1921. Sau đó, năm 1951, Rogen đã tìm thấy sự xuất hiện của bệnh ở vùng Bắc Bộ, lúc này bệnh mới xuất hiện, ít phổ biến và gây hại nên ít được chú ý đến. Từ sau đó đến nay, bệnh đạo ôn ở nước ta lây lan phổ biến và gây hại nguy hiểm đối với sản lượng lúa. Theo nghiên cứu của Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long, bệnh đạo ôn xuất hiện ở hầu khắp các vùng trồng lúa ở Việt Nam. Bệnh đã trở thành dịch phá hoại ở nhều vùng trọng điểm trồng lúa như đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh Duyên hải Miền Trung, thậm chí cả ở vùng Tây Nguyên và một số tỉnh miền núi phía Bắc. Đến năm 1956 một trong những vùng trồng lúa cạn ở nông trường Đồng Giao tỉnh Hà Nam bệnh đạo ôn bộc phát làm chết lụi 200 ha lúa. Trong những năm 1956 - 1961 bệnh phát sinh gây hại nghiêm trọng nhiều nơi ở miền Bắc nước ta như Hải Phòng, Thái Nguyên, Ninh Bình, Bắc Giang, Hà Đông. Vụ Đông Xuân 1991 - 1992 ở miền Bắc diện tích lúa bị bệnh đạo ôn lá là 292.000 ha trong đó có tới 214.000 ha bị đạo ôn cổ bông. Ở miền Nam diện tích bị bệnh đạo ôn năm 1992 là 165.000 ha [80]. Có thể nói từ năm 1956 - 1962 là thời kì bệnh đạo ôn phát sinh thành dịch ở miền Bắc nước ta. Điều đó chứng tỏ bệnh đạo ôn là một bệnh khá phổ biến và là đối tượng gây hại nguy hiểm đối với ngành sản xuất lúa. Từ năm 1972 đến nay, bệnh đạo ôn đã gây thành dịch phá hoại ở nhiều vùng trọng điểm thâm canh lúa thuộc Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 495 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 332 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 376 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 527 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 334 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 269 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 264 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 216 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 208 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn