intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp: Nghiên cứu liều lượng bón phối hợp phân đạm và phân hữu cơ Humico cho giống lúa lai TH3-3 trên đất phù sa, tỉnh Quảng Ngãi

Chia sẻ: Xedapbietbay Xedapbietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

53
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là xác định liều lượng thích hợp bón phối hợp phân đạm và phân hữu cơ Humico, cũng như ảnh hưởng của chúng đến các chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển, năng suất, chống chịu sâu bệnh, đổ ngã cho giống lúa lai TH3-3 trên đất phù sa tỉnh Quảng Ngãi để đạt năng suất cao và hiệu quả kinh tế cao nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp: Nghiên cứu liều lượng bón phối hợp phân đạm và phân hữu cơ Humico cho giống lúa lai TH3-3 trên đất phù sa, tỉnh Quảng Ngãi

  1. i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Thầy giáo TS. Lê Thanh Bồn, người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài. Sự giảng dạy, giúp đỡ tận tình và tạo mọi điều kiện của các thầy giáo, cô giáo Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Huế. Các cán bộ xã Hành Thịnh, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi và lãnh đạo Công ty cổ phần phân hữu cơ Humico Quảng Ngãi đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình tiến hành đề tài tại địa phương. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã góp ý, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Huế, tháng 7 năm 2015 Tác giả Nguyễn Văn Nhâm PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin chân thành cảm ơn mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này và tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Nguyễn Văn Nhâm PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. iii MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN i LỜI CAM ĐOAN ii MỤC LỤC iii BẢNG CHÚ GIẢI NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT v DANH MỤC BẢNG vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ ix MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 1 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................................................ 2 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................... 3 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................................ 3 1.1.1. Nhu cầu hấp thu dinh dưỡng của cây lúa..................................................... 3 1.1.2. Vai trò của việc bón phân cho cây lúa ......................................................... 7 1.1.3. Cơ sở khoa học của bón phân cân đối và hợp lý cho lúa............................. 12 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 18 1.2.1. Tình hình sản xuất lúa trong nước và trên thế giới ...................................... 18 1.2.2. Tình hình sản xuất lúa ở tỉnh Quảng Ngãi ................................................... 22 1.2.3. Tình hình nghiên cứu sử dụng phân bón cho lúa trên thế giới và Việt 22 Nam ................................................................................................................ Chương 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 27 2.1. Vật liệu nghiên cứu.......................................................................................... 27 2.1.1. Giống lúa ...................................................................................................... 27 2.1.2. Đất thí nghiệm .............................................................................................. 27 2.1.3. Phân bón ....................................................................................................... 27 2.2. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 27 2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 28 2.3.1. Bố trí thí nghiệm ........................................................................................... 28 2.3.2. Địa điểm thí nghiệm ..................................................................................... 29 2.3.3. Điều kiện thí nghiệm ..................................................................................... 29 2.3.4. Phương pháp theo dõi, đánh giá .................................................................. 31 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. iv 2.3.5. Phương pháp phân tích một số chỉ tiêu nông hoá đất trước và sau thí 33 nghiệm ............................................................................................................ 2.3.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ....................................................... 33 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................... 34 3.1. Ảnh hưởng của các liều lượng phân đạm và phân hữu cơ Humico đến sinh 34 trưởng, phát triển của lúa ............................................................................... 3.1.1. Ảnh hưởng của đạm đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của lúa ...................... 37 3.1.2. Ảnh hưởng của các liều lượng phân hữu cơ Humico đến một số chỉ tiêu 39 sinh trưởng của lúa ........................................................................................ 3.2. Khả năng chống chịu sâu bệnh ........................................................................ 41 3.2.1. Ảnh hưởng của các liều lượng bón phân đạm đến tình hình gây hại của rầy 43 nâu .......................................................................................................................... 3.2.2. Ảnh hưởng của các liều lượng bón phân hữu cơ Humico đến tình hình 45 gây hại của rầy nâu ....................................................................................... 3.3. Ảnh hưởng của các liều lượng đạm và phân hữu cơ Humico đến các các 46 yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lúa .................................................. 3.3.1. Ảnh hưởng của các liều lượng đạm đến các yếu tố cấu thành năng suất 49 và năng suất lúa ............................................................................................. 3.3.2. Ảnh hưởng của các liều lượng phân hữu cơ Humico đến các yếu tố cấu 52 thành năng suất và năng suất lúa. ................................................................. 3.4. Sự thay đổi một số chỉ tiêu nông hóa đất trước và sau thí nghiệm ................. 55 3.5. Hạch toán hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm .............................. 57 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................................... 59 1. Kết luận............................................................................................................... 59 2. Đề nghị ............................................................................................................... 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 61 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 64 Phụ lục 1. MỘT SỐ HÌNH ẢNH BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM..................................... 64 Phụ lục 2. XỬ LÝ SỐ LIỆU THỐNG KÊ SINH HỌC ......................................... 66 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. v BẢNG CHÚ GIẢI NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Được hiểu là TNHH Trách nhiệm hữu hạn STT Số thứ tự công thức No Lượng đạm nguyên chất tính bằng N ở mức bón 0kg/ha NSLT Năng suất lý thuyết NSTT Năng suất thực thu CV% Hệ số biến động LSD Giới hạn nhỏ nhất sai khác có ý nghĩa PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. vi DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1. Lượng hút các chất dinh dưỡng của cây lúa ................................ 12 Bảng 1.2. Bón phân cân đối và năng suất lúa trên đất phèn ........................ 13 Bảng 1.3. Mối quan hệ lân - đạm và hiệu lực phân đạm với lúa .................. 13 Bảng 1.4. Ảnh hưởng của phân kali đến hiệu lực phân đạm với lúa trên đất 14 bạc màu .................................................................................................. Bảng 1.5. Ảnh hưởng của lượng bón đạm trên các loại đất khác nhau ....... 15 Bảng 1.6. Hiệu quả bón phân cân đối........................................................... 15 Bảng 1.7. Quan hệ hữu cơ - vô cơ trong dinh dưỡng lúa ............................. 16 Bảng 1.8. Hiệu suất sử dụng đạm với lúa ..................................................... 17 Bảng 1.9. Diễn biến sản xuất lúa gạo trên thế giới (1995- 2014) ................ 19 Bảng 1.10. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới năm 2013 tại các 19 châu lục ...................................................................................... Bảng 1.11. Tình hình sản xuất lúa gạo tại một số nước trên thế giới năm 20 2010 ............................................................................................. Bảng 1.12. Diện tích gieo trồng, năng suất lúa và sản lượng lúa ở 21 Việt Nam (2004-2013) ......................................................... Bảng 1.13. Tình hình sản xuất lúa tại Quảng Ngãi giai đoạn 2009-2014 ... 22 Bảng 1.14. Lượng phân bón cho lúa của các tỉnh miền Trung..................... 24 Bảng 2.1. Tình hình thời tiết các tháng trong vụ Đông Xuân 2014-2015 .... 30 Bảng 3.1. Chiều cao, số nhánh tối đa, số nhánh hữu hiệu, số lá còn xanh 35 khi gặt ở các công thức thí nghiệm. ............................................ Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của lúa khi bón phân hữu cơ 37 Humico H0 và tăng liều lượng đạm. ........................................... Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của lúa khi bón phân hữu cơ 37 Humico H10 và tăng liều lượng đạm. .......................................... Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của lúa khi bón phân hữu cơ 38 Humico H12 và tăng liều lượng đạm. .......................................... PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. vii Bảng 3.5. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của lúa khi bón phân hữu cơ 38 Humico H14 và tăng liều lượng đạm. .......................................... Bảng 3.6. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của lúa khi bón phân đạm N0 và 39 tăng lượng bón phân hữu cơ Humico. ........................................ Bảng 3.7. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của lúa khi bón phân đạm N60 và 40 tăng lượng bón phân hữu cơ Humico. ........................................ Bảng 3.8. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của lúa khi bón phân đạm N80 và 40 tăng lượng bón phân hữu cơ Humico. ........................................ Bảng 3.9. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của lúa khi bón phân đạm N100 và 41 tăng lượng bón phân hữu cơ Humico. ........................................ Bảng 3.10. Tổng hợp bệnh rầy nâu ở lúa trên các công thức thí nghiệm. ... 42 Bảng 3.11. Mật độ rầy nâu khi bón H0 và tăng dần lượng đạm ................... 43 Bảng 3.12. Mật độ rầy nâu khi bón H10 và tăng dần lượng đạm .................. 44 Bảng 3.13. Mật độ rầy nâu khi bón H12 và tăng dần lượng đạm .................. 44 Bảng 3.14. Mật độ rầy nâu khi bón H14 và tăng dần lượng đạm .................. 44 Bảng 3.15. Mật độ rầy nâu khi bón N0 và tăng dần lượng phân hữu cơ 45 Humico ........................................................................................ Bảng 3.16. Mật độ rầy nâu khi bón N60 và tăng dần lượng phân hữu cơ 45 Humico ........................................................................................ Bảng 3.17. Mật độ rầy nâu khi bón N80 và tăng dần lượng phân hữu cơ 46 Humico ........................................................................................ Bảng 3.18. Mật độ rầy nâu khi bón N100 và tăng dần lượng phân hữu cơ 46 Humico ........................................................................................ Bảng 3.19. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lúa ...................... 48 Bảng 3.20. Các yếu tố cấu thành năng suất khi bón phân hữu cơ Humico 50 H0 và tăng lượng bón đạm .......................................................... Bảng 3.21. Các yếu tố cấu thành năng suất khi bón phân hữu cơ Humico 50 H10 và tăng lượng bón đạm ......................................................... Bảng 3.22. Các yếu tố cấu thành năng suất khi bón phân hữu cơ Humico 51 H12 và tăng lượng bón đạm ......................................................... Bảng 3.23. Các yếu tố cấu thành năng suất khi bón phân hữu cơ Humico 51 H14 và tăng lượng bón đạm ......................................................... Bảng 3.24. Các yếu tố cấu thành năng suất khi bón phân đạm N0 và tăng 52 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. viii lượng bón phân hữu cơ Humico ................................................. Bảng 3.25. Các yếu tố cấu thành năng suất khi bón phân đạm N60 và tăng 53 lượng bón phân hữu cơ Humico ................................................. Bảng 3.26. Các yếu tố cấu thành năng suất khi bón phân đạm N80 và tăng 53 lượng bón phân hữu cơ Humico ................................................. Bảng 3.27. Các yếu tố cấu thành năng suất khi bón phân đạm N100 và 54 tăng lượng bón phân hữu cơ Humico ......................................... Bảng 3.28. Sự thay đổi một số chỉ tiêu nông hóa đất trước và sau thí 55 nghiệm ......................................................................................... Bảng 3.29. Hạch toán hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm ........ 57 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang 36 Biểu đồ 3.1. Chiều cao cây cuối cùng ........................................................... 36 Biểu đồ 3.2. Số nhánh tối đa/m2, số nhánh hữu hiệu/m2 của các công thức Biểu đồ 3.3. Mật độ rầy nâu (con/m2) tại cao điểm gây hại ở các công 43 thức............................................................................................ Biểu đồ 3.4. Năng suất lý thuyết, năng suất thực thu của các công thức thí 49 nghiệm .......................................................................................... 58 Biểu đồ 3.5. Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm .......................... PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Cây lúa (Oryza saltiva L.) là cây lương thực đứng hàng thứ 2 trên thế giới (sau lúa mì), với 40% dân số thế giới coi lúa gạo là nguồn lương thực chính, 25% dân số thế giới sử dụng lúa gạo để đáp ứng ½ nhu cầu lương thực hàng ngày. Lịch sử phát triển của cây lúa gắn liền với lịch sử phát triển, bảo tồn và hưng thịnh của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Cây lúa đã đi vào lịch sử dân tộc với tên gọi “Nền văn minh lúa nước” đã là niềm tự hào của đân tộc Việt Nam và nhiều nước trong khu vực [20]. Ở Việt Nam lúa được trồng trên nhiều loại đất, khắp mọi miền đất nước, nơi nào có nước ngọt thì có thể trồng được lúa, lúa chiếm 90% sản lượng lương thực. Thực tiễn trong sản xuất nông nghiệp cho thấy rằng: việc bón phân cho cây trồng nếu không rõ căn cứ khoa học thì nhiều khi đầu tư lại làm giảm năng suất, giảm cả chất lượng nông sản. Hậu quả sử dụng phân bón không đúng liều lượng cho lúa không những gây thất thoát, lãng phí về kinh tế mà còn có thể làm suy thoái môi trường. Sử dụng phân bón hợp lý, đúng liều lượng, phù hợp với đất đai sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón. Xác định công thức bón phân thích hợp cho từng loại cây trồng, trên từng chân đất sẽ có ý nghĩa thiết thực phục vụ sản xuất nông nghiệp, giúp cho người nông dân nâng cao thu nhập trong sản xuất [7]. Quảng Ngãi là một tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung bộ, là tỉnh nông nghiệp. Cây lúa là cây trồng chính với diện tích gieo trồng lúa hàng năm là 75.201 ha. Cây lúa có mặt ở hầu hết các làng, xã trong tỉnh, nhưng tập trung chủ yếu ở các huyện đồng bằng. Đất trồng lúa ở Quảng Ngãi chủ yếu là đất phù sa. Đất phù sa ở Quảng Ngãi có diện tích là 97.157 ha, chiếm 18,93%. Ở Quảng Ngãi, có một số giống lúa được sử dụng cho cả vụ Đông xuân và vụ Hè thu, trong đó giống lúa TH 3-3 chiếm tỷ lệ lớn nhất [24]. Người nông dân trồng lúa trong tỉnh Quảng Ngãi hiện nay đang cần trả lời câu hỏi cần bón bao nhiêu đạm, lân, kali và phân hữu cơ Humico cho lúa là thích hợp để nâng cao hiệu quả trong sản xuất lúa hiện nay. Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi tiến hành đề tài: "Nghiên cứu liều lượng bón phối hợp phân đạm và phân hữu cơ Humico cho giống lúa lai TH3-3 trên đất phù sa, tỉnh Quảng Ngãi". 2. Mục đích nghiên cứu - Xác định liều lượng thích hợp bón phối hợp phân đạm và phân hữu cơ Humico, cũng như ảnh hưởng của chúng đến các chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển, PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. 2 năng suất, chống chịu sâu bệnh, đổ ngã cho giống lúa lai TH3-3 trên đất phù sa tỉnh Quảng Ngãi để đạt năng suất cao và hiệu quả kinh tế cao nhất. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài a. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài đã làm rõ cơ sở khoa học của việc bón phối hợp phân đạm và phân hữu cơ Humico, cũng như tương tác giữa chúng đến các chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển, năng suất, khả năng chống chịu cho giống lúa lai TH3-3 trên đất phù sa tỉnh Quảng Ngãi. b. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài là căn cứ để khuyến cáo liều lượng bón phối hợp phân đạm và phân hữu cơ Humico cho giống lúa lai TH3-3 trên đất phù sa, tỉnh Quảng Ngãi để đạt năng suất cao và hiệu quả kinh tế cao nhất, góp phần xói đói giảm nghèo cho người nông dân địa phương. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. 3 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Nhu cầu hấp thu dinh dưỡng của cây lúa Các chất dinh dưỡng cần thiết, không thể thiếu được đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa là: carbon, ôxy, hyđrô (từ thiên nhiên) và các chất khoáng: nitơ (N), photpho (P), kali (K), canxi, magiê, lưu huỳnh, sắt, kẽm, đồng, mangan, môlipđen, bo, clo, silic, trong đó 3 yếu tố dinh dưỡng cây lúa cần với lượng lớn là: nitơ, photpho và kali, các nguyên tố khoáng còn lại, cây lúa cần với lượng rất ít [5],[13],[32]. 1.1.1.1. Nitơ (N): Nitơ là yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất đối với cây lúa. Nitơ có mặt trong rất nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng, có vai trò quyết định trong quá trình trao đổi chất và năng lượng cũng như các hoạt động sinh lý của cây, là thành phần cấu tạo nên protein, tế bào và mô cây, thúc đẩy quá trình quang hợp tích lũy chất hữu cơ; giữ vai trò quan trọng trong hình thành bộ rễ, thúc đẩy nhanh quá trình đẻ nhánh và cho sự sinh trưởng và phát triển của thân lá. Đủ nitơ, thân lá phát triển tốt, lúa đẻ nhánh mạnh, đòng to, bông lớn, năng suất cao. Các bộ phận non của cây lúa có hàm lượng nitơ cao hơn các các bộ phận già. Nitơ có tác dụng mạnh trong thời gian đầu sinh trưởng và tác dụng rõ rệt nhất của nitơ đối với cây lúa là làm tăng hệ số diện tích lá và tăng nhanh số nhánh đẻ. Cây lúa hút nitơ nhiều nhất vào hai thời kỳ: đẻ nhánh và làm đòng. Khi kết thúc thời kỳ phân hóa đòng, hầu như cây lúa đã hút trên 80% tổng lượng nitơ cho cả chu kỳ sinh trưởng. Triệu chứng thiếu nitơ thay đổi tùy theo thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây, cây sinh trưởng phát triển kém, hàm lượng diệp lục giảm, lá chuyển màu vàng, nhỏ, cây thấp, đẻ nhánh kém, giai đoạn làm đòng thì đòng nhỏ, trỗ sớm hơn và không đều, số bông và số lượng hạt ít hơn, năng suất giảm. Thừa nitơ cho lá lúa to, dài, nhưng phiến mỏng, nhiều, màu xanh đen, thân nhỏ yếu, cây cao vóng, lốp đổ, lúa đẻ nhánh vô hiệu nhiều, trỗ muộn, nhiều hạt lép, dễ bị sâu bệnh tấn công làm giảm năng suất, hiệu suất kinh tế thấp [32]. Nhu cầu về nitơ của cây lúa phụ thuộc vào mùa vụ gieo cấy, độ màu mỡ của đất, tiềm năng năng suất của giống lúa, thời gian và cách bón phân bổ sung. Dạng nitơ vô cơ được dùng bón cho lúa là Urê, ngoài ra nguồn phân hữu cơ có vai trò quan trọng trong cung cấp nitơ cho cây. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 4 1.1.1.2. Photpho (P) Tính theo chất khô, tỉ lệ photpho nguyên chất (P2O5) chiếm khoảng 0,2% trong rơm rạ và khoảng 0,48% trong gạo. Photpho tham gia vào thành phần ADN và ARN của cây lúa, photpho có mối quan hệ chặt chẽ đến sự hình thành diệp lục, vào quá trình hình thành chất béo, tổng hợp prôtêin trong cây và vận chuyển tinh bột, làm tăng sự phát triển của bộ rễ, thúc đẩy việc ra rễ, đặc biệt là rễ bên và lông hút. Trong một số trường hợp đất phèn và đất phèn mặn thì photpho có vai trò kìm hãm các độc tố giúp cho lúa sinh trưởng và phát triển.Tỉ lệ photpho cao hơn tại các cơ quan non của cây lúa. Cây lúa hút photpho trong suốt thời kỳ sinh trưởng nhưng mạnh nhất là thời kỳ đẻ nhánh và làm đòng. Giai đoạn đầu nhu cầu về photpho của cây lúa rất thấp. Đủ photpho cây đẻ khỏe, bộ rễ phát triển tốt, trỗ và chín sớm ngay cả trong điều kiện nhiệt độ thấp trong vụ đông xuân, hạt thóc mẩy và sáng. Thiếu photpho cây còi cọc, số lá ít, lá ngắn, phiến lá hẹp, lá dựng đứng, xanh tối, đẻ nhánh kém, trỗ bông chậm, chín kéo dài, nhiều hạt xanh, hạt lép, số bông và số hạt/bông đều giảm. Thừa photpho không có biểu hiện gây hại như thừa N vì P thuộc loại nguyên tố linh động, nó có khả năng vận chuyển từ cơ quan già sang cơ quan còn non. Trong sản xuất, khi bón phân photpho cho lúa, lượng photpho supe bao giờ cũng gấp 1,5-2 lần so với urê và bón lót toàn bộ phân photpho để cung cấp kịp thời photpho cho sự phát triển của bộ rễ lúa. photpho supe (supe lân) bón lót cho đất ít chua, còn photpho nung chảy (hay còn gọi là técmo photphat) dùng cho nhiều loại đất, đặc biệt có tác dụng ở đất chua. 1.1.1.3. Kali (K): Kali quan trọng nhất đối với nhóm cây chứa nhiều đường hay tinh bột. Trong cây lúa, tính theo chất khô, tỉ lệ kali nguyên chất (K2O) chiếm khoảng 0,6-1,2% trong rơm rạ và khoảng 0,3-0,45% trong gạo. Khác với nitơ và photpho, kali không tham gia vào thành phần bất kỳ một hợp chất hữu cơ nào mà chỉ tồn tại dưới dạng ion trong dịch bào và một phần nhỏ kết hợp với chất hữu cơ trong tế bào chất của cây lúa. Kali chiếm tỉ lệ cao hơn tại các cơ quan non của cây lúa, tồn tại dưới dạng ion nên có thể len lỏi vào giữa các bào quan, xúc tiến quá trình vận chuyển dinh dưỡng, giúp cây lúa tăng cường hô hấp. Kali còn giúp thúc đẩy tổng hợp protit, hạn chế việc tích lũy nitrat trong lá, hạn chế tác hại của việc bón thừa nitơ cho lúa. Ngoài ra kali còn giúp bộ rễ tăng khả năng hút nước và cây lúa không bị mất nước quá mức ngay cả trong lúc gặp khô hạn, kali làm tăng khả năng chống hạn và chống rét cho cây lúa. K làm tăng hiệu quả sử dụng N và P. Cây lúa được bón đầy đủ kali phát triển cứng cáp, không bị đổ, chịu hạn và chịu rét tốt [26],[32]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 5 Triệu chứng thiếu K là lá hẹp, ngắn, xuất hiện các chấm đỏ, lá có màu lục tối, mép lá có màu nâu hơi vàng, lá dễ héo rũ và khô. Cây lúa thiếu K sinh trưởng kém, trỗ sớm, chín sớm, nhiều hạt lép lửng, mép lá về phía đỉnh biến vàng. Khi tỉ lệ kali trong cây giảm xuống chỉ còn bằng 1/2-1/3 so bình thường thì mới thấy xuất hiện triệu chứng thiếu kali trên lá, cho nên khi triệu chứng xuất hiện thì năng suất đã giảm nên việc bón kali vào thời điểm đó không thể bù đắp được sự thiếu hụt. Phân kali bón cho lúa chủ yếu hiện nay là kali clorua (KCl). 1.1.1.4. Silic (Si) Silic giúp cho lá mọc vươn thẳng, tạo điều kiện cho cây hấp thu ánh sáng tốt hơn, tăng khả năng quang hợp, tăng hiệu lực phân nitơ. Tác dụng tương hỗ giữa silic với lượng photpho giúp cây hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, cây tăng trưởng nhanh làm pha loãng nồng độ sắt, nhôm trong cây do đó làm tăng khả năng chống chịu phèn cho cây. Trong đất, silic có khả năng tạo phức với sắt, nhôm và mangan thành những hợp chất khó tan làm hạn chế sự thu hút các chất này vào trong cây, nhờ vậy cây tránh được tình trạng bị ngộ độc do hàm lượng sắt, nhôm và mangan quá cao (trong đất chua phèn), bộ rễ phát triển mạnh, giảm hiện tượng vàng lá, cháy lá do xì phèn. Bón Si vào đất làm tăng hàm lượng photpho dễ tiêu cho cây nhờ tác dụng làm giảm sự giữ chặt P trong đất, vì vậy giúp tăng sự thu hút photpho của cây. Sự tích tụ silic trong lớp tế bào biểu bì trên bề mặt lá là rào cản vật lý ngăn chặn sự xâm nhiễm của bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, khô vằn, đốm nâu, lem lép hạt do nhiều loại nấm gây ra và cả cháy bìa lá cũng như tuyến trùng rễ. Silic không phải là một dưỡng chất chủ yếu của cây lúa, thiếu silic lúa không chết, nhưng lúa hấp thụ rất nhiều silic, nhiều gấp 4 lần chất nitơ (N). Nhu cầu silic rất thấp ở giai đoạn mạ và lúa con gái, nhưng rất cao ở giai đoạn sinh sản. Ở đất phèn, silic còn giúp cây lúa ngăn ngừa ngộ độc mangan và sắt bằng cách nở rộng đường vận chuyển ôxy từ lá xuống rễ, giúp rễ nhận được nhiều ôxy hơn để ôxyt hóa sắt và mangan, làm các chất này không còn hòa tan trong dung dịch đất, hạn chế sự hấp thụ của rễ lúa đối với những độc chất này [26],[32]. 1.1.1.5. Lưu huỳnh (S): Lưu huỳnh tham gia trong thành phần protein, axit amin, vitamin, có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi lipit và sự hô hấp của cây. Triệu chứng thiếu S vàng lá như khi thiếu N, nhưng xuất hiện ở các lá non trước các lá trưởng thành và lá già. Khi cây thiếu S, gân lá chuyển vàng trong khi phần thịt lá vẫn còn xanh, sau đó mới chuyển vàng. Kèm theo những tổn thương trước hết ở phần ngọn và lá non, cộng với sự xuất hiện các vết chấm đỏ trên lá do mô tế bào chết [26],[32]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 6 1.1.1.6. Canxi (Ca): Canxi có vai trò quan trọng trong việc hình thành tế bào, hình thành các mô cơ quan của cây’ là thành phần quan trọng trong vách tế bào, giữ cho thành tế bào được vững chắc giúp cây tăng trưởng khỏe mạnh, hạn chế sâu bệnh, duy trì cân bằng anion- cation trong tế bào, trung hòa các acid hữu cơ trong cây giúp giải độc hữu cơ, giải độc phèn cho cây, làm tăng pH đất giúp giảm độc tố sắt, nhôm, làm đất tơi xốp, cải thiện tính thấm nước và thông thoáng nhờ đó cải thiện điều kiện phát triển của rễ, kích thích hoạt động của vi khuẩn, làm tăng khả năng hữu dụng của molipdent (Mo) và sự hấp thu các yếu tố dinh dưỡng khác. Triệu chứng đặc trưng của cây thiếu Ca là các lá mới ra bị dị dạng, chóp lá uốn câu, rễ kém phát triển, ngắn, hóa nhầy và chết. Ca là chất không di động trong cây nên biểu hiện thiếu Ca thường thể hiện ở các lá non trước. 1.1.1.7. Magiê (Mg): Mg rất cần đối với lúa, là thành phần quan trọng của phân tử diệp lục quyết định hoạt động quang hợp của cây, là chất hoạt hóa của nhiều men quan trọng đối với quá trình hô hấp và trao đổi chất của cây, làm tăng hàm lượng tinh bột trong sản phẩm, giúp cây tăng trưởng nhanh, đẻ nhánh mạnh, hạn chế bệnh do nấm, giúp cây thu hút được nhiều photpho và các dưỡng chất khác. Triệu chứng điển hình là các gân lá còn xanh trong khi phần thịt lá đã biến vàng. Xuất hiện các mô hoại tử thường từ các lá phía dưới, lá trưởng thành lên lá non, vì Mg là nguyên tố linh động, cây có thể dùng lại từ các lá già. Thiếu Mg làm chậm quá trình ra hoa, cây thường bị vàng lá do thiếu diệp lục. 1.1.1.8. Sắt (Fe): Vai trò quan trọng nhất của sắt là hoạt hóa các men của quá trình quang hợp và hô hấp, mặ dù không tham gia vào thành phần diệp lục nhưng có ảnh hưởng quyết định tới sự tổng hợp diệp lục trong cây. Hàm lượng sắt có quan hệ mật thiết đến hàm lượng diệp lục trong lá cây. Lá cây thiếu sắt sẽ chuyển từ màu xanh sang vàng hay trắng ở phần thịt lá, trong khi gân lá vẫn còn xanh. Triệu chứng thiếu sắt xuất hiện trước hết ở các lá non, sau đến lá già, vì Fe không di chuyển được từ lá già về lá non. Thiếu hụt Fe thường xảy ra trên nền đất có đá vôi. 1.1.1.9. Mangan (Mn): Mangan là nguyên tố hoạt hóa rất nhiều men của các quá trình quang hợp, hô hấp và cố định nitơ phân tử, có vai trò xúc tác trong một số phản ứng men và chu trình sinh lý, kiểm soát oxy trong tế bào ở cây pha sáng và tối. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 7 Triệu chứng điển hình khi cây thiếu Mn là phần gân lá và mạch dẫn biến vàng, nhìn toàn bộ lá có màu xanh sáng, về sau xuất hiện các đốm vàng ở phần thịt lá và phát triển thành các vết hoại tử trên lá. Nếu thiếu nghiêm trọng sẽ gây khô và chết lá. 1.1.1.10. Đồng (Cu): Đồng là nguyên tố hoạt hóa nhiều men của quá trình tổng hợp protein, axit nucleic và dinh dưỡng nitơ của cây, thành phần của nhiều men. Thiếu đồng thường xảy ra trên những vùng đất đầm lây, ruộng lầy thụt, thiếu đồng làm mất màu xanh ở phần ngọn lá. 1.1.1.11. Bo (B): Bo tác động trực tiếp đến quá trình phân hóa tế bào, trao đổi hocmon, trao đổi N, nước và chất khoáng khác, ảnh hưởng rõ rệt nhất của B là tới mô phân sinh ở đỉnh sinh trưởng và quá trình phân hóa hoa, thụ phấn, thụ tinh, hình thành quả, tăng khả năng thấm ở màng tế bào, giúp vận chuyển hydrate carbon dễ dàng, quan trọng trong quá trình sự phân chia tế bào, giúp điều chỉnh tỷ lệ K/Ca trong cây. Triệu chứng thiếu B: chồi ngọn bị chết, rễ sinh trưởng kém, lá bị dày lên, hoa không hình thành, tỷ lệ lép cao. 1.1.1.12. Molypden (Mo): Molypden có vai trò rất quan trọng trong việc trao đổi nitơ và hình thành lục lạp, là thành phần của men khử nitrate và men nitrogenase. Thiếu Mo sẽ ức chế dinh dưỡng nitơ của cây. 1.1.1.13. Kẽm (Zn): Kẽm tham gia hoạt hóa khoảng 70 men của các chu trình sinh lý, sinh hóa, đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp acid nucleic và protein, tăng cường khả năng sử dụng photpho và nitơ trong cây. Thiếu Zn sẽ gây rối loạn trao đổi auxin nên ức chế sinh trưởng, lá cây bị biến dạng, ngắn, nhỏ và xoăn, đốt ngắn và biến dạng. 1.1.2. Vai trò của việc bón phân cho cây lúa 1.1.2.1. Vai trò của phân hữu cơ Phân hữu cơ là nguồn phân phổ biến nhất và được nhân dân tận dụng khắp nơi. Cách sử dụng chế biến đơn giản, có thể bón ở bất kỳ loại đất nào cũng đều có hiệu quả và không gây hại gì cho đất. Đó là nguồn phân quí giá trong sản xuất nông nghiệp và có thể tự sản xuất dễ dàng trong từng hộ gia đình. Phân hữu cơ có đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng. Thành phần phân chuồng gồm có các hợp chất hữu cơ như: xenluloz, hemixenluloz, linhin, các hợp PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 8 chất gluxit, lipit, protit, các amino axit, urê, axit uric, axit benzoic, các chất béo, các hợp chất chứa lân, lưu huỳnh, các hợp chất phức tạp khác, nước, một số muối khoáng và các chất vô cơ. Về đa lượng có N, P, K, Ca, Mg, S; các chất vi lượng như Fe, B, Mo, Cu, Mn, Zn, v.v..., trong đó K chiếm tỷ lệ cao nhất (0,5-0,7%), hệ số sử dụng K trong phân chuồng là 60-75%; Đạm trong phân chuồng khoảng từ 0,4- 0,6%N, hệ số sử dụng N trong phân chuồng là 25 -40%; Lân trong phân chuồng ít hơn (0,15-0,25%), hệ số sử dụng P trong phân chuồng là 30 -40%; Ngoài ra còn có các chất kích thích tố như auxin, heteroauxin và nhiều loại vitamin khác. Phân hữu cơ không những là thức ăn, mà còn là nguồn CO2 lớn cho cây. Trong phân chuồng còn có một lượng vi sinh vật khá lớn, thường xuyên phân giải các chất trong phân để thành chất đơn giản hơn. Khi phân hủy đã giải phóng ra CO2 trong đất, giúp quang hợp tốt hơn. "Lúa phân hoai, khoai phân lá". Phân hữu cơ là nguồn năng lượng và thức ăn của vi sinh vật đất, trong bản thân phân hữu cơ rất giàu vi sinh vật, bón vào đất đã bổ sung một lượng vi sinh vật đáng kể. Phân hữu cơ cải thiện lý hóa tính của đất: tăng keo mùn; cải thiện kết cấu đất; điều hòa chế độ nước và không khí trong đất; tăng hoạt tính của vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật amôn hóa, nitrat hóa làm tăng hàm lượng đạm cho đất; tăng khả năng giữ nước cho đất; tăng tính đệm; tăng dung tích hấp thu; chống hiện tượng rửa trôi làm nghèo dinh dưỡng của đất. Vì vậy, bón phân hữu cơ có tác dụng lớn, không những tăng năng suất cây trồng ổn định, vững chắc, hiệu quả lâu dài, mà còn có vai trò vô cùng quan trọng trong việc cải tạo độ phì nhiêu của đất. Việc nâng cao năng suất cây trồng một cách ổn định chỉ thực hiện được khi bón phân khoáng phối hợp với phân hữu cơ [4]. 1.1.2.2. Vai trò của phân đạm Đạm đóng vai trò quan trọng trong đời sống cây lúa, nó giữa vị trí đặc biệt trong việc tăng năng suất lúa. Tại các bộ phận non của cây lúa có hàm lượng đạm cao hơn các các bộ phận già. Đạm là một trong những nguyên tố hóa học cơ bản của cây lúa, đồng thời cũng là yếu tố cơ bản trong quá trình phát triển của tế bào và các cơ quan rễ, thân, lá,... Đạm có tác dụng mạnh trong thời gian đầu sinh trưởng và tác dụng rõ rệt nhất của đạm đối với cây lúa là làm tăng hệ số diện tích lá và tăng nhanh số nhánh đẻ. Tuy nhiên, hiệu suất quang hợp và hiệu suất nhánh đẻ hữu hiệu có ngưỡng nhất định nên khi sử dụng đạm cần phải chú ý điều chỉnh lượng bón và thời điểm bón đạm cho cây lúa. Nếu thiếu đạm, cây lúa thấp, đẻ nhánh kém, phiến lá nhỏ, hàm lượng diệp lục giảm, lá lúa ngả màu vàng và lúa sẽ trỗ sớm hơn, số bông và số PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 9 lượng hạt ít hơn, năng suất lúa bị giảm. Nếu bón nhiều đạm và trong điều kiện ruộng thừa chất dinh dưỡng thì cây lúa thường dễ hút đạm, dinh dưỡng thừa đạm sẽ làm cho lá lúa to, dài, phiến lá mong, nhánh lúa đẻ vô hiệu nhiều, lúa sẽ trỗ muộn, cây cao vóng dẫn đến hiện tượng lúa lốp, đổ non dẫn đến năng suất, hiệu suất lúa không cao. Cây lúa hút đạm nhiều nhất vào hai thời kỳ: thời kỳ đẻ nhánh và thời kỳ làm đòng. Nhu cầu về đạm của cây lúa ở từng mùa vụ khác nhau nên việc sử dụng phân đạm cũng khác nhau. Lượng phân đạm bón cho cây lúa phụ thuộc vào mùa vụ gieo cấy, độ màu mỡ của đất, tiềm năng năng suất của giống lúa, giá cả phân bón, thời gian và cách bón phân. Yêu cầu về đạm của cây lúa thay đổi theo thời gian sinh trưởng. Cây lúa cần nhiều đạm trong thời kỳ đẻ nhánh, nhất là thời kỳ đẻ nhánh cực đại. Khi kết thúc thời kỳ phân hoa đòng, hầu như cây lúa đã hút trên 80% tổng lượng đạm cho cả chu kỳ sinh trưởng [31]. Nguyên tác bón phân đạm: Nặng đầu nhẹ cuối. 1.1.2.3. Vai trò của phân lân Trong cây lúa, tính theo chất khô, tỉ lệ lân nguyên chất (P2O5) chiếm xung quanh 0,2% trong rơm rạ và khoảng 0,48% trong hạt gạo. - Phân lân tham gia vào thành phần ADN và ARN của cây lúa. - Lân có mối quan hệ chặt chẽ đến sự hình thành diệp lục, protit và vận chuyển tinh bột; - Lân còn đóng góp vào quá trình hình thành chất béo và tổng hợp prôtêin trong cây. - Cũng như đạm, tỉ lệ lân cao hơn tại các cơ quan non của cây lúa. Lân cũng làm tăng sự phát triển của bộ rễ, thúc đẩy việc ra rễ, đặc biệt là rễ bên và lông hút. Cây lúa hút lân trong suốt thời kỳ sinh trưởng từ khi cây lúa mọc đến khi lúa trổ, nhưng hút lân mạnh nhất vẫn là thời kỳ đẻ nhánh và làm đòng, tuy nhiên giai đoạn đầu nhu cầu về lân của cây lúa là rất thấp. Cây lúa được bón đầy đủ lân và cân đối đạm sẽ phát triển xanh tốt, khỏe mạnh, chống đỡ trong điều kiện bất lợi như: hạn, rét. - Cây lúa đủ lân đẻ khỏe, bộ rễ phát triển tốt, trổ và chín sớm ngay cả trong điều kiện nhiệt độ thấp trong vụ đông xuân, hạt thóc mẩy và sáng. - Cây lúa thiếu lân cây còi cọc, đẻ nhánh kém, bộ lá lúa ngắn, phiến lá hẹp, lá có tư thế dựng đứng và có màu xanh tối; số lá, số bông và số hạt/bông đều giảm. Quan sát PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 10 bề ngoài thấy những lá lúa phía dưới bị vàng sớm, những lá phía trên có màu xanh đậm hơn bình thường nhưng chóp lại có hướng ngả sang màu tím. Nếu bị nặng hơn, phiến lá có những đốm nâu. Nhìn qua giống với bệnh đốm nâu, nhưng nhìn kỹ thấy có sự khác biệt vì vết bệnh của bệnh đốm nâu có dạng hình bầu dục. Lúa thiếu lân có rễ phát triển kém, ít lông hút. Trong sản xuất, khi bón phân lân cho lúa, lượng lân supe bao giờ cũng gấp 1,5 - 2 lần so với đạm Urê và thường bón lót toàn bộ phân lân cùng với phân chuồng hay phân xanh để cung cấp kịp thời lân cho sự phát triển của bộ rễ lúa [31]. 1.1.2.4. Vai trò của phân kali Kali đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của cây lúa: xúc tiến quá trình vận chuyển các chất hữu cơ trong cây, giúp cho cây cứng, tăng khả năng chống đổ và chống chịu sâu bệnh. Thiếu kali cây thường còi cọc, lá thường bị cháy không còn khả năng quang hợp dẫn đến năng suất thấp và tỷ lệ hạt lép nhiều. Trong cây lúa, tính theo chất khô, tỉ lệ kali nguyên chất (K2O) chiếm khoảng 0,6- 1,2% trong rơm rạ và khoảng 0,3-0,45% trong hạt gạo. Khác với đạm và lân, kali không tham gia vào thành phần bất kỳ một hợp chất hữu cơ nào mà chỉ tồn tại dưới dạng ion trong dịch bào và một phần nhỏ kết hợp với chất hữu cơ trong tế bào chất của cây lúa. Cũng như đạm, lân, kali chiếm tỉ lệ cao hơn tại các cơ quan non của cây lúa. Kali tồn tại dưới dạng ion nên nhờ vậy mà kali có thể len lỏi vào giữa các bào quan, xúc tiến quá trình vận chuyển dinh dưỡng, giúp cây lúa tăng cường hô hấp. Kali còn giúp thúc đẩy tổng hợp prôtit, do vậy nó hạn chế việc tích lũy nitrat trong lá, hạn chế tác hại của việc bón thừa đạm cho lúa. Ngoài ra kali còn giúp bộ rễ tăng khả năng hút nước do đó làm tăng khả năng chống hạn và chống rét cho cây lúa.Trong sản xuất, khi bón phân kali cho lúa, lượng kali Clorua bao giờ cũng ít nhất trong 3 loại phân bón chính là đạm, lân, kali và thường sử dụng để bón thúc cùng với phân đạm, lượng bón và cách bón phân kali clorua cho 01ha như sau: Lượng bón: 120kg -150kg; Cách bón: Bón lót trước khi bừa lần cuối: 30% lượng phân kali + bón thúc đợt 1 (khi lúa hồi xanh): 30% lượng phân kali + Bón thúc lần 2 (khi lúa phân hóa đòng): 40% lượng phân kali còn lại [27]. Phân kali bón cho lúa chủ yếu là kali clorua (KCl). Loại phân này ở dạng bột màu muối ớt, dễ tan trong nước, dễ hút ẩm và đóng cục, có vị mặn; hàm lượng kali nguyên chất K2O là 58-62%. Để bảo đảm nguyên tắc bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali thì nông dân sản xuất lúa nên sử dụng phân bón tổng hợp NPK chuyên dùng cho lúa. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại phân tổng hợp NPK chuyên dùng cho lúa (của các nhãn hiệu: Đầu Trâu, Văn Điển, Lâm thao,...). Cây lúa được bón đầy đủ kali sẽ phát triển cứng cáp, không bị ngã đổ, chịu hạn và chịu rét tốt. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 11 Cây lúa thiếu kali lá có màu lục tối, mép lá có màu nâu hơi vàng. Thiếu kali nghiêm trọng trên đỉnh lá có vết hoại tử màu nâu tối trong khi các lá già phía dưới thường có vết bệnh tiêm lửa. Khi tỉ lệ kali trong cây giảm xuống chỉ còn bằng 1/2-1/3 so với bình thường thì mới thấy xuất hiện triệu chứng thiếu kali trên lá, khi thấy biểu hiện thiếu kali mới bón bổ sung thì đã muộn không thể bù đắp được và sẽ làm giảm năng suất. Do vậy, không nên đợi đến lúc xuất hiện triệu chứng thiếu kali mới bón mà phải tuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật ngay từ ban đầu [27]. 1.1.2.5. Vai trò của phân hữu cơ Humico Quảng Ngãi HUMICO Quảng Ngãi tận dụng thu gom nguồn hữu cơ sẵn có ở địa phương để sản xuất các loại phân bón hữu cơ giàu dinh dưỡng góp phần làm sạch môi trường. Phân hỗn hợp Humico Quảng Ngãi được sản xuất từ hai nguồn nguyên liệu chính là nguyên liệu hữu cơ và các loại phân vô cơ. Quá trình sản xuất được chia làm 2 giai đoạn như sau: Giai đoạn 1: Chế biến phân hữu cơ: Nguồn hữu cơ được tận dụng thu gom và khai thác tại địa phương bao gồm: Bả bùn nhà máy đường, nhà máy sắn, rác sinh hoạt, phân hầm cầu, than bùn mỏ Bình Phú. Nguyên liệu được xử lý bằng công nghệ vi sinh do viện Khoa học và công nghệ Việt Nam chuyển giao, với những chủng vi sinh vật hữu ích nhất, Kết quả xử lý sẽ thành phân bón hữu cơ sinh học. Giai đoạn này, chất hữu cơ được vi sinh vật phân giải thành mùn, các axit mùn sẽ là những hoạt chất cần thiết cho cây trồng và làm cho đất thêm màu mỡ. Giai đoạn 2: Phối trộn phân hữu cơ sinh học với phân vô cơ: Tỷ lệ phối trộn tùy theo yêu cầu của từng loại phân cần sản xuất. Quá trình này được thực hiện theo quy trình công nghệ và thiết bị của Viện công nghệ Hóa học thành phố Hồ Chí Minh chuyển giao, sản phẩm có hai loại bột và viên, được đóng bao 10, 20, 40, 50kg rất dễ sử dụng. Các sản phẩm phân hữu cơ của HUMICO Quảng Ngãi luôn mang tính ổn định và đạt chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn phân hữu cơ sinh học theo tiêu chuẩn Việt Nam [41]. Nhờ giảm lượng phân hóa học và thuốc trừ sâu nên phân bón HUMICO đã giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và làm ra những sản phẩm xanh, sạch. Phân hữu cơ Humico Quảng Ngãi còn có tác dụng làm cho đất tơi xốp, màu mỡ, nhờ phân có chứa mùn hữu cơ và vi sinh vật; Làm tăng năng suất cây trồng và chất PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0