Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống cây sa nhân tím (Amomum longiligulare T.L. Wu) trong giai đoạn vườn ươm ở Bình Định
lượt xem 9
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tăng khả năng nhân giống cây sa nhân tím bằng phương pháp giâm hom nhằm đẩy mạnh sản xuất giống cây sa nhân, tạo ra giống tốt đáp ứng yêu cầu số lượng, chất lượng đưa vào sản xuất, phát triển kinh tế vườn rừng, góp phần làm tăng nguồn lợi kinh tế cho người dân và bảo tồn nguồn gen dược liệu quý tại Bình Định và vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống cây sa nhân tím (Amomum longiligulare T.L. Wu) trong giai đoạn vườn ươm ở Bình Định
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được bất kỳ ai công bố trong công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả Trần Công Quang PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ii LỜI CẢM ƠN Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trương Thị Hồng Hải giảng viên trường Đại học Nông Lâm Huế đã truyền đạt kiến thức, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Huế và quý thầy cô giáo khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm Huế đã tạo môi trường học tập thuận lợi, tận tình giảng dạy truyền đạt kiến thức và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian theo học do trường tổ chức. Cảm ơn lãnh đạo phòng Nông Nghiệp & PTNT huyện Vĩnh Thạnh – Bình Định đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện tốt đề tài này. Chân thành cảm ơn! Huế, tháng 07 năm 2015 Học viên thực hiện Trần Công Quang PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................v DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................vi DANH MỤC ĐỒ THỊ .................................................................................................. vii MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1 2. Mục đích của đề tài......................................................................................................2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .....................................................................................2 4. Những điểm mới của đề tài .........................................................................................3 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................4 1.1. Tổng quan về cây sa nhân ........................................................................................4 1.1.1. Nguồn gốc, phân bố và sự đa dạng của cây Sa nhân .............................................4 1.1.2. Đặc điểm của cây Sa nhân .....................................................................................6 1.1.3. Thực trạng về nghiên cứu, sản xuất Sa nhân trên thế giới và Việt Nam .............16 1.2. Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Bình Định ...................................................................26 1.2.1. Vị Trí địa lý .........................................................................................................26 1.2.2. Địa hình ...............................................................................................................27 1.2.3. Đất đai..................................................................................................................28 1.2.4. Khí hậu ................................................................................................................29 Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............35 2.1. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................................35 2.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 35 2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................35 2.3.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................35 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iv 2.3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 36 2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................36 2.4.1. Các thí nghiệm .....................................................................................................36 2.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................ 40 2.4.3. Phương pháp xử lí số liệu ....................................................................................40 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...........................................41 3.1. Ảnh hưởng của các nồng độ chất kích thích α-NAA và độ dài hom giâm đến tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng của hom giâm ................................................................ 41 3.2. Ảnh hưởng của ruột bầu đến tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng, phát triển của hom giâm cây sa nhân tím ............................................................................................. 59 3.2.1. Ảnh hưởng của ruột bầu đến tỷ lệ sống và khả năng bật chồi của hom giâm..........60 3.2.2. Ảnh hưởng của ruột bầu đến tốc độ ra lá của hom giâm .....................................62 3.2.3. Ảnh hưởng của ruột bầu đến tốc độ tăng trưởng đường kính gốc.......................62 3.2.4. Ảnh hưởng của ruột bầu đến tốc độ tăng trưởng chiều cao của chồi con ...........63 3.3. Ảnh hưởng của các độ che sáng khác nhau đến tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng, phát triển của hom giâm ................................................................................................ 64 3.3.1. Ảnh hưởng của độ che sáng đến tỷ lệ sống, khả năng bật chồi của hom giâm ..........65 3.3.2. Ảnh hưởng của độ che sáng đến tốc độ ra lá của hom giâm ............................... 66 3.3.3. Ảnh hưởng của độ che sáng đến đường kính gốc của chồi con ..........................67 3.3.4. Ảnh hưởng của độ che sáng đến tốc độ tăng trưởng chiều cao của chồi con ..........68 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...........................................................................................70 Kết luận..........................................................................................................................70 Đề nghị ..........................................................................................................................70 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 71 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DHNTB: Duyên hải nam trung bộ KHKTNN: Khoa học kỹ thuật nông nghiệp TP: Thành phố NT: Nghiệm thức α-NAA: α-Napthalene Acetic Acid PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Thống kê một số loài mang tên Sa nhân ở Việt Nam .....................................5 Bảng 2.2. Diễn biến diện tích, sản lượng khai thác Sa nhân .........................................22 Bảng 2.3: Diện tích sa nhân tự nhiên ở Bình Định có trữ lượng để khai thác ..............25 Bảng 2.4. Năng suất sa nhân trung bình/ha ...................................................................25 Bảng 2.5. Diện tích, trữ lượng sa nhân tự nhiên 19 xã có khả năng thu hái .................26 Bảng 2.6: Phân loại đất và tổng hợp các loại đất tỉnh Bình Định. ................................ 29 Bảng 2.7. Tổng số giờ nắng trung bình của Bình Định .................................................31 Bảng 2.8. Thời gian bắt đầu và kết thúc mùa nóng .......................................................32 Bảng 3.1. Ảnh hưởng của các nồng độ chất kích thích α-NAA đến tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng của hom giâm ....................................................................................42 Bảng 3.2. Ảnh hưởng của các độ dài hom giâm đến tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng của hom giâm.................................................................................................................47 Bảng 3.3. Ảnh hưởng của các nồng độ chất kích thích α-NAA và độ dài hom giâm đến tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng của hom giâm ........................................................53 Bảng 3.4. Tham số thống kê khi phân tích phương sa nhân hai nhân tố các chỉ tiêu tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng của hom giâm ở các nghiệm thức thí nghiệm ...........59 Bảng 3.5. Ảnh hưởng của ruột bầu đến tỷ lệ sống và số chồi của hom giâm ...............60 Bảng 3.6. Ảnh hưởng của ruột bầu đến tốc độ ra lá của hom giâm .............................. 62 Bảng 3.7. Ảnh hưởng của ruột bầu đến tốc độ tăng trưởng đường kính gốc ................63 Bảng 3.8. Ảnh hưởng của ruột bầu đến tốc độ tăng trưởng chiều cao của chồi con .....64 Bảng 3.9. Ảnh hưởng của độ che sáng đến tỷ lệ sống, khả năng bật chồi của hom giâm .......................................................................................................................................65 Bảng 3.10. Ảnh hưởng của độ che sáng đến tốc độ ra lá của hom giâm.......................66 Bảng 3.11. Ảnh hưởng của độ che sáng đến đường kính gốc của chồi con ..................67 Bảng 3.12. Ảnh hưởng của độ che sáng đến tốc độ tăng trưởng chiều cao của chồi con .......................................................................................................................................68 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vii DANH MỤC ĐỒ THỊ Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ tiêu thụ sa nhân của một số thị trường chính trên thế giới ..............20 Biểu đồ 3.1. Ảnh hưởng của nồng độ NAA đến tỷ lệ sống của hom cây sa nhân tím ..43 Biểu đồ 3.2. Ảnh hưởng của nồng độ α-NAA đến số chồi của hom giâm ....................44 Biểu đồ 3.3. Ảnh hưởng của nồng độ α-NAA đến chiều cao của chồi .........................45 Biểu đồ 3.4. Ảnh hưởng của nồng độ α-NAA đến đường kính gốc của chồi non ........46 Biểu đồ 3.5. Ảnh hưởng của nồng độ α-NAA đến số lá của hom giâm ........................46 Biểu đồ 3.6. Ảnh hưởng của chiều dài hom giâm tới tỷ lệ sống của cây sa nhân tím...48 Biểu đồ 3.7. Ảnh hưởng của chiều dài hom giâm đến số chồi của hom giâm ..............49 Biểu đồ 3.8. Ảnh hưởng của độ dài hom giâm đến chiều cao của hom giâm ...............50 Biểu đồ 3.9 Ảnh hưởng của độ dài hom giâm đến đường kính gốc thân ......................51 Biểu đồ 3.10. Ảnh hưởng của độ dài hom giâm đến số lá của hom giâm .....................52 Biểu đồ 3.11. Ảnh hưởng của nồng độ α-NAA và độ dài hom giâm đến tỷ lệ sống ....54 Biểu đồ 3.12. Ảnh hưởng của nồng độ α-NAA và độ dài hom giâm đến số chồi ........55 Biểu đồ 3.13. Ảnh hưởng của nồng độ α-NAA và độ dài hom giâm đến chiều cao .....56 Biểu đồ 3.14. Ảnh hưởng của nồng độ α-NAA và độ dài hom giâm đến đường kính gốc thân..........................................................................................................................57 Biểu đồ 3.15. Ảnh hưởng của nồng độ α-NAA và độ dài hom giâm đến số lá ............58 Biểu đồ 3.16. Ảnh hưởng của ruột bầu đến tỷ lệ sống của hom giâm ..........................61 Biểu đồ 3.17: Ảnh hưởng của độ che sáng đến tỷ lệ sống của hom giâm.....................65 Biểu đồ 3.18: Ảnh hưởng của độ che sáng đến khả năng bật chồi................................ 66 Biểu đồ 3.19: Ảnh hưởng của độ che sáng đến đường kính gốc ...................................68 Biểu đồ 3.20: Ảnh hưởng của độ che sáng đến chiều cao .............................................69 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay lâm sản phụ dưới tán rừng góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh rừng. Ngoài nguồn lâm sản, thì việc khai thác lâm sản phụ dưới tán rừng đang là một nguồn thu rất được quan tâm. Lâm sản phụ dưới tán rừng có nhiều loại trong đó có cây dược liệu là một trong những loại lâm sản phụ nhận được nhiều sự quan tâm. Việt Nam có tiềm năng cây dược liệu lớn nhưng chưa được phát huy. Ngược lại, nguồn tài nguyên cây thuốc đang bị cạn kiệt, nhiều loài dược liệu quý đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng do hai nguyên nhân chủ yếu là rừng tự nhiên bị suy thoái cả về diện tích và trữ lượng rừng, điều kiện sinh thái của rừng không còn phù hợp cho một số loại cây sinh trưởng và phát triển. Việc khai thác quá mức không đúng kỹ thuật dẫn đến nhiều loại cây không còn khả năng tái sinh. Công tác quản lý chưa có chính sách mang tính chất vĩ mô để bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu trong rừng tự nhiên cũng như nguồn gen của các loài cây này. Cây sa nhân tím (Amomum longiligulare t.l. wu) là cây dược liệu quý được dùng nhiều trong các vị thuốc của y học cổ truyền phương đông bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Hạt sa nhân còn dùng làm gia vị, tinh dầu sa nhân dùng làm hương liệu sản xuất xà phòng, nước hoa, mỹ phẩm và có giá trị xuất khẩu. Nhưng hiện nay cây sa nhân là cây dược liệu quý đang ngày một ít đi cùng với sự mất đi của rừng. Trước đây hàng năm nước ta xuất khẩu khoảng 250 - 400 tấn, ngày nay, giảm chỉ còn vài chục tấn [2]. Ở Việt Nam có 13 giống sa nhân phân bố trong rừng tự nhiên, là cây mọc dưới tán rừng, không cạnh tranh đất, chống xói mòn và cháy rừng trong mùa nắng. Từ lâu đời, người dân miền núi nước ta đã biết thu hái quả sa nhân từ rừng tự nhiên mà chưa có tập quán trồng. Hơn 10 năm nay một số vùng như huyện Mai Châu (Hòa Bình), Mộc châu (Sơn La) nhân dân đã chọn giống sa nhân có năng suất chất lượng cao để gây trồng theo kinh nghiệm của người Lào và đã có thu nhập đáng kể. Một số hộ có kinh nghiệm trồng mỗi năm có thu hoạch vài chục triệu đồng từ bán hạt sa nhân [1]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 Ở Bình Định việc khai thác sa nhân trong suốt thời gian dài được tiến hành theo phương pháp thu hái tự nhiên, không theo một quy tắc kỹ thuật nào. Công tác quản lý, bảo tồn phát triển chưa được quan tâm đúng mức dân đến cây sa nhân trong tự nhiên ngày càng khan hiếm. Cũng như bất kỳ loài cây nào khác, cây sa nhân chỉ có gây trồng, nuôi dưỡng mới phát triển được. Mặt khác, trong hạt sa nhân chứa 2-3% tinh dầu, nên khả năng tái sinh cây từ hạt trong rừng tự nhiên cũng như việc nhân giống từ hạt gặp nhiều khó khăn [2]. Theo Nguyễn Thanh Phương (2008), cây sa nhân gieo từ hạt thì sa nhân 4 năm mới cho thu hoạch quả trong khi đó cây trồng từ hom thì 1,5 năm đã cho thu hoạch [5]. Từ những yêu cầu của thực tế, để đẩy mạnh nhân nhanh giống cây sa nhân tốt đáp ứng yêu cầu số lượng, chất lượng đưa vào sản xuất nên tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống cây sa nhân tím (Amomum longiligulare T.L. Wu) trong giai đoạn vườn ươm ở Bình Định”. 2. Mục đích của đề tài Tăng khả năng nhân giống cây sa nhân tím bằng phương pháp giâm hom nhằm đẩy mạnh sản xuất giống cây sa nhân, tạo ra giống tốt đáp ứng yêu cầu số lượng, chất lượng đưa vào sản xuất, phát triển kinh tế vườn rừng, góp phần làm tăng nguồn lợi kinh tế cho người dân và bảo tồn nguồn gen dược liệu quý tại Bình Định và vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học - Đánh giá khả năng nhân giống cây sa nhân tím bằng phương pháp giâm hom. - Cung cấp dữ liệu khoa học về ảnh hưởng nồng độ chất kích thích sinh trưởng α-NAA, độ dài hom giâm, giá thể làm bầu ươm và tỷ lệ che sáng đến tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng phát triển của cây con. - Bổ sung nguồn tài liệu tham khảo về cây Sa nhân tím. Ý nghĩa thực tiễn - Xác định được nồng độ α-NAA, độ dài hom giâm, công thức giá thể làm bầu ươm và tỷ lệ che sáng thích hợp cho việc nhân giống cây sa nhân tím bằng hom giâm nhằm áp dụng vào thực tế sản xuất để sản xuất nhanh với số lượng lớn cây giống đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế vườn rừng tại địa phương. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 4. Những điểm mới của đề tài Cây sa nhân được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp gieo hạt và tách bụi. Những phương pháp này gặp phải những nhược điểm lớn là hệ số nhân giống thấp, đối với cây con gieo hạt cần thời gian dài hơn cây nhân giống vô tính để ra hoa và kết quả. Trong khi đó phương pháp nhân giống bằng giâm hom chưa được chú ý nghiên cứu, vì vậy chúng tôi triển khai nghiên cứu này nhằm nghiên cứu khả năng nhân giống bằng hom cây sa nhân tím. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về cây sa nhân 1.1.1. Nguồn gốc, phân bố và sự đa dạng của cây sa nhân Cây sa nhân có tên khoa học là Amomum longiligulare T.L.Wu thuộc họ gừng (Zingiberaceae). Cây thích hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, có khả năng thích nghi rộng. Cây đặc biệt ưa ẩm, chịu bóng và có thể ưa sáng, thường mọc tập trung thành đám ở dưới tán cây rừng, ven rừng và bờ suối. Phân bố rộng rãi ở Quảng Tây, Vân Nam, Hải Nam (Trung Quốc), Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan. Ở Việt Nam, sa nhân tím phân bố chủ yếu ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và một số tỉnh Miền Trung. Ðặc biệt ở các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Nghệ An, Gia Lai, Quảng Bình, Quảng Trị, Ninh Thuận..., cây sa nhân mọc trong tự nhiên có đến vài nghìn ha, mùa hoa [1], [9], [14]. Sa nhân là một loài thuộc chi Amomum Roxb thuộc họ gừng được Carolus Linaeus công bố năm 1773. Theo số liệu bổ sung của Index Kawensis thì có tên chính thức trong chi Amomum có tới 250 loài. Ở Trung Quốc có 31 loài sa nhân được thống kê và mô tả, phân bố chủ yếu ở vùng Nam Trung Quốc giáp với Việt Nam và Lào. Nhóm loài mang tên sa nhân ở Việt Nam thuộc chi Amomum Roxb. Theo Nguyễn Ngọc Bách (2006), Việt Nam có 13 giống sa nhân với trên 100 loài. Các công trình nghiên cứu về sa nhân cho rằng rất đa dạng về thành phần loài, giá trị sử dụng thông qua việc xuất khẩu sản phẩm trong nền kinh tế và có ý nghĩa trong việc đóng góp vào bảo tồn đa dạng sinh học [1]. Bảng 2.1 trình bày một số loài mang tên sa nhân tím ở Việt Nam. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 Bảng 1.1. Thống kê một số loài mang tên sa nhân ở Việt Nam TT Tên khoa học Tên Việt Nam Phân bố Amomum villosum Lour Hoà Bình, Bắc Cạn, Thái Nguyên, 1 Sa nhân đỏ var T.L Wu Phú Thọ, Nghệ An A. xanthioides Wall ex Bak Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đắc 2 Sa nhân xanh T.Lwu Lắc, Hoà Bình A. auran tiacum H.T T Sa 3 Sa nhân đỏ Lai Châu, Sơn La nhân S.W.Zhao Phú Thọ, Phú Yên, Bình Định, 4 A. longiligulare T.L. Wu Sa nhân tím Đắc Lắc, Gia Lai, Quảng Ngãi 5 A. lappaceum Ridl Sa nhân Hoàng Liên Sơn Hoà Bình, Phú Quốc (Kiên Giang), 6 A. ovoideum Gaguep Sa nhân trắng Ba Vì (Hà Nội), Thanh Hoá A. echinosphaera K. Ba Vì (Hà Nội), Thanh Hoá, 7 Schum (giống A. Sa nhân đỏ Phú Yên villosrum) 8 A. bislorum Jack Sa nhân 2 hoa Đắc Lắc, Quảng Nam, Đà Nẵng 9 A. repoense Pierre Sa nhân Quảng Nam, Đà Nẵng Sa nhân Thầu Yên Bái, Bắc Kạn, Thái Nguyên, 10 A. vespertilio Gagnep dầu se đất Phú Thọ 11 A. schmidtii Gagnep Sa nhân hồi Lai Châu, Sơn La 12 A. thyrsoideum Gagnep Sa nhân hoa thưa Ninh Bình 13 A. repens Sorner Sa nhân; Rễ gấm Lào Cai, Ninh Bình 14 A. davieanum Pierre Sa nhân Lai Châu, SơnLa 15 A. cardamomum Willd Đậu khấu Trung Bộ (Nguồn: Dự án hỗ trợ chuyên ngành lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam, 2002) PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 6 Mặt hàng sa nhân thực tế đã được khai thác, thu mua từ nhóm loài phức tạp kể trên, trong đó phổ biến nhất là 2 loài: Amomum longiligulare T.L. Wu (sa nhân tím), A. villosum Lour (sa nhân đỏ). Loài A. longiligulare T.L. Wu do Nguyễn Chiều thu mẫu ở Đắc Lắc, mô tả và công bố lần đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1986. Loài này thường phân bố tự nhiên ở Phú Thọ, Bình Định, Đắc Lắc, Khánh Hòa. Loài sa nhân tím hiện có diện tích mọc hoang nhiều nhất và chất lượng, cũng như năng suất hạt rất cao, đồng thời dễ trồng và quản lý chăm sóc vì vậy đây là đối tượng quan trọng cần được nghiên cứu bảo tồn và gây trồng [6]. 1.1.2. Đặc điểm của cây sa nhân 1.1.2.1. Đặc điểm hình thái Cây sa nhân thuộc họ gừng, là một loài cây thân thảo sống lâu năm, mọc thành khóm. Cây cao 1,5 - 2m, lá màu xanh đậm, dài 25-35cm, rộng 10-15cm, mặt nhẵn. Đặc điểm thực vật của cây sa nhân gồm: Thân, rễ: Thân khí sinh là thân cỏ sống nhiều năm, cao 1-3 m, tiết diện tròn, màu xanh, nhẵn, mang 18-22 lá; đoạn thân dài 40-50 cm từ gốc lá không có phiến lá mà chỉ gồm các bẹ lá ôm sát. Thân rễ tiết diện tròn, đường kính 0,3-1,5 cm, màu vàng xanh, có nhiều lông mịn, chia thành nhiều lóng ngắn, ở mỗi lóng có 1 lá màu nâu, dạng vẩy khô xác, lợp lên nhau.Hàng năm mỗi bụi sa nhân sinh ra khoảng 3-5 “tia thân ngầm” nằm sâu từ 1-2cm dưới mặt đất. Các tia này xuyên sâu vào đất rồi trồi lên mặt đất để tạo thành một cây sa nhân mới. Rễ cây sa nhân là rễ chùm mọc tập trung, ở tầng đất mặt 0-15cm, phát triển theo mặt nằm ngang, không ăn sâu. Lá: Lá đơn, không cuống, mọc so le thành 2 dãy, hình ngọn giáo gốc tròn, đầu nhọn thường có màu nâu khô xác ở các lá trưởng thành, dài 33-37 cm, rộng 5-5,5 cm, mặt trên màu lục sẫm bóng, mặt dưới nhạt; gân lá lông chim, gân chính hơi lõm ở mặt trên nổi rõ ở mặt dưới, rất nhiều gân phụ song song không rõ. Bẹ lá nhẵn cứng, rìa có nhiều lông màu nâu, ôm sát vào nhau. Lưỡi nhỏ dài 0,4-0,5 cm dạng màng, chia 2 thùy rất cạn, rìa có rất nhiều lông mịn, giữa lưỡi nhỏ và phiến lá có nhiều lông mịn. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 Hoa: Cụm hoa chùm mọc từ các đốt thân ngầm dưới mặt đất, dài 18-20 cm, mang nhiều hoa màu vàng nhạt ở 9-11 cm phía trên. Hoa không đều, lưỡng tính mẫu 3, cuống hoa hình trụ rất ngắn, dài 0,15-0,2 cm, màu vàng xanh, nhiều lông mịn. Lá bắc dạng vẩy khô xác màu nâu, dài 2-3 cm, rộng 0,4-0,5 cm, lá bắc bao trọn nụ hoa, khi hoa nở hoa vượt ra khỏi lá bắc, các lá bắc xếp lợp lên nhau. Lá bắc con màu nâu mỏng, hình ống dài 0,8-1 cm, phía trên chia 2 thùy hình tam giác đỉnh nhọn. Đài hoa dính nhau ở dưới thành ống dài 1,2-1,5 cm, trên chia thành 3 thùy không đều. Tràng hoa dính nhau phía dưới thành ống dài 2,5-2,8 cm, trên chia 3 thùy không đều, 1 thùy lớn hình thuyền dài khoảng 1 cm dựng đứng phía sa nhân, 2 thùy nhỏ phía trước dài khoảng 0,5 cm cong xuống phía dưới và bị che bởi cánh môi. Bộ nhị 1 nhị thụ phía sa nhân đính trên miệng ống tràng, khi hoa nở bao phấn cong thẳng góc với chỉ nhị; chỉ nhị hình lòng máng, dài 0,4-0,5 cm, màu vàng, ôm lấy vòi nhụy; bao phấn hình bầu dục dài 2-3 mm, màu vàng, 2 ô, nứt dọc hướng trong, chung đới kéo dài thành màng mỏng màu trắng có 3 thùy một thùy lớn ở giữa và 2 thùy nhỏ 2 bên; cánh môi do nhị lép tạo thành, đính trên miệng ống tràng, cong ra phía ngoài dạng hình muỗng úp, dài 1-1,2 cm, rộng 0,4-0,5 cm, màu trắng, có 1 rãnh cạn ở giữa, 4-5 sọc dọc màu tím, mép nguyên, đầu chia thành 2 thùy rất cạn; gốc cánh môi có nhiều lông và mang 2 vẩy mỏng dài 0,2-0,3 cm do 2 nhị bất thụ tạo thành. Hạt phấn màu vàng, hình cầu, trên bề mặt có nhiều gai ngắn, đường kính 72-75 µm. Bộ nhụy gồm 3 lá noãn, dính nhau tạo bầu dưới 3 ô, mỗi ô có nhiều noãn, đính trung trụ; bầu hình trụ ngắn, dài 2,5-3 mm, có nhiều lông mịn ở mặt ngoài; 1 vòi nhụy màu trắng dạng sợi dài 3,5-4 cm, phía dưới nằm tự do trong ống tràng phía trên nằm trong chỉ nhị và ở giữa khe hở của 2 ô phấn; đầu nhụy hình khối không vượt qua khỏi ô phấn ở gốc vòi nhụy có 2 khối hình tháp màu vàng, dài 1,5-2 mm. Quả: Quả mọc thành cụm trên mặt đất, hình bầu dục có 3 khía dọc, dài 2-2,2 cm, rộng 1-1,2 cm, màu xanh, chín màu vàng lục, bề mặt có nhiều gai nhọn mềm; bên trong chia 3 ngăn, mỗi ngăn chứa nhiều hạt. Quả khô màu nâu. Hạt mùi thơm vị hơi cay, hình khối nhiều mặt, kích thước 0,02-0,03 cm được bao bởi 1 màng mỏng màu trắng (áo hạt). Vỏ hạt màu đen, nhăn nhúm; ngoại nhũ màu trắng, nội nhũ màu trắng ngà; phôi hình thuôn dài màu kem nằm giữa nội nhũ. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 8 Phân biệt các loài sa nhân qua đặc điểm hình thái: Trong số các loài sa nhân mọc tự nhiên đang được thu hái quả, có 4 loài có giá trị và rất dễ nhầm lẫn gồm: - Sa nhân (Amomnm villosum Lour.): Phân bố rải rác khắp các tỉnh thuộc vùng núi thấp và trung du cả ở miền Bắc và miền Nam. - Sa nhân thân cao hay còn gọi là sa nhân lưỡi bẹ rất ngắn (Amomnm ovoideum P. et Gagnep): Phân bố rải rác ở một số tỉnh thuộc vùng núi thấp chủ yếu ở miền Bắc. - Sa nhân hoa thưa hay còn gọi là sa nhân lưỡi bẹ ngắn (Amomnm thyrsoideum Gagnep.): Phân bố rải rác ở một số tỉnh thuộc vùng núi thấp chủ yếu ở phía Nam. - Sa nhân tím (Amomum longiligulare T.L. Wu.): Phân bố rải rác ở một số tỉnh thuộc vùng núi thấp chủ yếu ở miền Nam. Nhìn hình thái bên ngoài về dạng cây, dạng lá, hoa, quả (nhất là quả và hạt đã khô), chúng tương đối giống nhau. Tuy nhiên, trong 4 loài trên chỉ duy nhất ở loài sa nhân tím (Amomum longiligulare T.L.Wu.) có lá bẹ hình mác nhọn dài tiên l,5 cm. Trong khi đó, cả 3 loài sa nhân, sa nhân hoa thưa và sa nhân thân cao có lá bẹ ngắn và rất ngắn (dưới lcm), đầu lá bẹ không vuốt nhọn. Sa nhân đỏ (A.Villosum Lour.var) có hoa trắng, có hai vạch đỏ, vàng; Sa nhân tím (A. Longiligulare T.L.Wu) có hoa trắng, có mép vàng, vách đỏ tím; Sa nhân xanh (A.Xanthioides Wall ex Bak) có hoa trắng, đốm tím. 1.1.2.2. Đặc điểm sinh lý, sinh thái Cây sa nhân tím là cây ưa ẩm, hơi ưa sáng và chịu bóng. Thường mọc tụ tập thành đám dày đặc trên đất ẩm ở ven rừng kín thường xanh còn nguyên sinh hay đã trở nên thứ sinh; ven bờ các khe suối hay trên các nương rẫy thấp đã bỏ hoang, liền kề với rừng.Sa nhân tím mọc tự nhiên trong các quần xã thứ sinh kể trên ở các tỉnh phía Nam, thường có độ tàn che từ 10 – 60 ; độ cao dưới 600 m. Thuộc vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm; nhiệt độ trung bình khoảng hơn 23°C; lượng mưa từ gần 1.600 đến 3.300mm/năm; độ ẩm không khí trung bình trên 80%.Cây sinh trưởng phát triển gần như quanh năm, nhưng mạnh nhất vào mùa mưa ẩm. Sa nhân tím ra hoa quả đều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt và bằng cách mọc chồi từ thân rễ.Sa nhân nhân tím là cây có biên độ sinh thái rộng, dễ trồng và có thể trồng được ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, từ vùng núi thấp đến trung du và cả ở đồng bằng. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 9 a. Điều kiện sinh thái Khí hậu: Nhìn chung các loài sa nhân chỉ thấy ở vùng có khí hậu nhiệt đới ở châu Á. Theo cách phân chia tiểu vùng khí hậu theo quan điểm địa lý thực vật thì sa nhân tím mọc tự nhiên ở Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm, với hai mùa mưa và khô khá rõ rệt. Mùa mưa tập trung vào vụ Hè hay vụ Hè - Thu; tổng lượng mưa ở trong ngưỡng từ 1532,5mm/năm (An Khê - Gia Lai) đến 3339,5 mm/năm (Ba Tơ - Quảng Ngãi) và độ ẩm không khí trung bình trong năm từ 81% (Sơn Hoà - Phú Yên) đến 84% (Ba Tơ - Quảng Ngãi). Nhiệt độ không khí trung bình năm ở các vùng có Sa nhân tím mọc tự nhiên từ 23,5°C (An Khê - Gia Lai) đến 25,9°C (Sơn Hoà - Phú Yên). Nhiệt độ tối cao và tối thấp trung bình ở các điểm tương đối giống nhau - nghĩa là từ 32 - 34°C và 16 - 17°C. Song nhiệt độ tối cao tuyệt đối có thể tới 41,7°C (Sơn Hòa - Phú Yên) và tối thấp tuyệt đối có thể xuống thấp ở mức 9°C (An Khê - Gia Lai). Mùa khô ở các điểm có sa nhân tím mọc tự nhiên ở các tỉnh phía Nam thường trùng với các tháng là mùa Đông và Xuân ngoài miền Bắc. Trong tổng số 4 - 5 tháng mùa khô đó, có 2 - 3 tháng hoàn toàn không có mưa, nhưng do sống trong môi trường rừng ẩm, sa nhân tím vẫn sinh trưởng phát triển tốt. Đặc biệt là vụ hoa cuối tháng 3 đầu tháng 4 do không bị mưa, trời luôn có nắng nên tỷ lệ đậu quả của cây khá cao. Từ năm 1992 đến nay, sa nhân tím đã được thu thập đưa ra trồng ở một số địa phương ở các tỉnh phía Bắc (Tân Lạc - Hoà Bình, Chân Mộng - Đoan Hùng - Phú Thọ, huyện Bảo Thắng và thị xã Lào Cai - Lào Cai, Đại Từ - Thái Nguyên). Mặc dù cây được trồng ở môi trường khí hậu - thời tiết hơi khác với nơi mọc tự nhiên, nhưng sa nhân tím vẫn sinh trưởng phát triển tốt và ra hoa kết quả nhiều. Đặc trưng khí hậu ở những địa điểm trồng sa nhân tím kể trên là: Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, có mùa đông lạnh, mưa tập trung vào mùa hè - thu và mỗi năm cũng có 1 - 2 tháng được coi là khô hạn. Tuy nhiên mức độ khô hạn ở đây không đến mức cực đoan như ở các tỉnh phía Nam. Nhiệt độ không khí trung bình năm từ 22,9°C (thị xã Lào Cai) đến 23,l°C (Phú Hộ - Phú Thọ và Thái Nguyên). Nhiệt độ tối cao trung bình từ 32,8°C (Thái Nguyên) đến 33,7°C (Lạc Sơn - Hoà Bình); nhiệt độ tối thấp trung bình từ 12,9°C (thị xã Lào Cai) đến 13,l°C (Thái Nguyên) và 13,4°C (Phú Hộ - Phú Thọ), về nhiệt độ tối cao tuyệt đối ở các nơi trồng sa nhân tím ở Miền Bắc tương tự như ở các điểm mọc tự nhiên ở các tỉnh PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 10 phía Nam: 41°C (thị xã Lào Cai) và 41,7°C (Sơn Hoà - Phú Yên). Trong khi đó về nhiệt độ tối thấp tuyệt đối, do ở Miền Bắc có mùa đông lạnh nên ngưỡng thấp nhất tại Thái Nguyên và Phú Hộ - Phú Thọ là 3°C và 3,5°C, còn ở thị xã Lào Cai là l,4°C. Lượng mưa hàng năm ở các điểm trồng sa nhân tím tại miền Bắc ở mức trung bình cao hơn ở các điểm có cây mọc tự nhiên tại miền Nam. Nghĩa là từ 1.850mm/năm (Phú Hộ - Phú Thọ) đến 2052,4 mm/năm (Thái Nguyên) nhưng vẫn thấp hơn ở Batơ - Quảng Ngãi (333 9,5 mm/năm). Tóm lại, đặc điểm cơ bản về khí hậu đối với sa nhân tím là nền khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm, nhiệt độ trung bình năm vào khoảng trên 23°C. Cây đem trồng ở các tỉnh phía Bắc mặc dù có mùa Đông lạnh trương đối kéo dài, nhưng vẫn sinh trưởng phát triển tốt. Điều đó chứng tỏ, sa nhân tím có khả năng thích nghi khá cao với điều kiện thời tiết ở các vùng tiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm tại Việt Nam. Thổ nhưỡng đất đai: Sa nhân tím mọc tự nhiên ở các tỉnh phía Nam nhìn chung là ở trên loại đất nâu - đỏ phát triển trên bazan hoặc nâu đỏ phát triển trên bazan có mùn tích tụ ở chân núi (K’Bang - Gia Lai, Vĩnh Thạch - Bình Định, Sơn Hoà - Phú Yên...). Đặc điểm chung của loại đất này là có tầng đất mặt sâu, tỷ lệ hạt sét cao, tơi xốp, dễ thấm nước. Do điều kiện nóng và ẩm, lại có lượng mưa cao nên bị rửa trôi khá mạnh; các chất sắt và nhôm ôxít khó hoà tan, lắng đọng nhiều làm cho đất hơi chua, pH: 5 - 6. Tuy nhiên, sa nhânnhân tím là cây thường mọc ở chỗ đất thấp, ven rừng, thung lũng, gần hành lang ven suối, nên ở đây loại đất nâu - đỏ bazan kể tiên ít nhiều đã có sự thay đổi, do quá trình thường xuyên được tích luỹ thêm bởi lóp thảm mục nên ở tầng đất mặt có màu nâu xám và nâu đen. Hàm lượng mùn và lân tổng số khá cao, nhưng kali lại thấp.Sa nhân tím trồng ở Tân Lạc - Hoà Bình; Chân Mộng - Đoan Hùng - Phú Thọ; Quân Chu - Đại Từ - Thái Nguyên; ngoại ô thị xã Lào Cai - Lào Cai... loại đất ở đây thuộc nhóm feralit vàng - đỏ hay đỏ - vàng, về cấu tượng cơ bản cũng có tỷ lệ hạt sét cao, tơi xốp, dễ thấm nước, dễ bị rửa trôi như loại đất đỏ - nâu hay nâu - đỏ trên bazan. Song điểm khác biệt cơ bản của các loại đất ở các điểm kể trên thường nghèo về mặt dinh dưỡng, với hàm lượng mùn, kali và lân tổng số thấp hơn (khoảng 30%) so với đất nâu - đỏ hay đỏ - nâu trên bazan. Thực tế này có thể giải thích do đất để trồng sa nhân tím ở các địa điểm này đều thuộc loại đất sa nhân nương rẫy, đã bỏ hoang lâu ngày và có độ chua cao, pH: 4,5 - 5,0. Bởi vậy, khi trồng sa nhân tím, muốn có năng suất cao phải chủ động bón thêm các loại phân. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 11 Ngoài ra, Sa nhân tím đem trồng thí nghiệm ừên đất phù sa nhân sông Hồng (Vườn Trung tâm NC Lâm Đặc Sản và Trung tâm Cây thuốc Hà Nội ở Thanh Trì - thuộc Viện Dược liệu), cây vẫn sinh trưởng phát triển bình thường và ra hoa kết quả nhiều. Điều đó chứng minh, sa nhân tím cũng có khả năng thích nghi cao đối với một số loại đất có quá trình lập địa khác nhau. b. Sinh lý Nhu cầu nước và độ ẩm: Nước và độ ẩm không khí là một nhân tố sinh thái quan trọng đối với quá trình sinh trưởng phát triển của cây sa nhân tím. Nhờ có nước, rễ sa nhân tím mới hấp thụ được các chất hữu cơ và chất khoáng hoà tan trong nước để thực hiện quá trình đồng hoá. Trong những tháng mùa khô ở các tỉnh phía Nam, cây sa nhân mọc tự nhiên ở rừng vẫn thực hiện thoát hơi nước để mát lá và sinh trưởng phát triển tốt là do nước ngầm và độ ẩm trong không khí từ quần xã rừng cung cấp. Đối với sa nhân tím trồng tại tỉnh Hoà Bình, Phú Thọ, Lào Cai và Thái Nguyên, yêu cầu về tưới nước khi mới trồng được đưa lên hàng đầu. So sánh tỷ lệ sống và mọc chồi ở hai lô trồng khác nhau cho thấy:Lô trồng tại Tân Lạc - Hoà Bình vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 năm 1992, do thời tiết mùa xuân có mưa phùn, không cần tưới, tỷ lệ sống và đạt từ 91 - 96,4%. Trong khi đó, Lô trồng tại xã Quân Chu - Đại Từ tỉnh Thái Nguyên vào cuối tháng 11 đầu tháng 12 năm 2004, lúc này ít mưa và đất khô. Mặc dù được tưới ngay sa nhân khi trồng nhưng tỷ lệ sống và mọc chồi chỉ có 86,4%, thậm chí còn thấp hơn ở chỗ không tưới được. Nhu cầu nước đối với cây sa nhân khi mới trồng là rất quan trọng. Nước tưới sẽ làm cho đất ở gốc được lèn chặt hơn so với không tưới. Mặt khác, nước làm cho đất ẩm, duy trì cho các nhánh sa nhân tím luôn được tươi, tạo điều kiện ra rễ và mọc chồi. Sa nhân khi cây sa nhân tím đã mọc và cho đến suốt quá trình sinh trưởng về sa nhân, mặc dù không cần tưới, nhưng do có hệ thống rễ chùm phát triển rất mạnh nên có khả năng hút được nhiều nước ngầm trong đất. Đặc biệt khi sa nhân tím đã phát triển thành thảm dày đặc (sa nhân 2 năm tuổi), chúng còn có khả năng giữ nước cho đất.Tuy nhiên, cây sa nhân tím không chịu được ngập úng lâu ngày. Vào thời kỳ ra hoa, nếu gặp trời mưa sẽ ảnh hưởng tới khả năng thụ phấn và tỷ lệ kết quả. Điều đó có thể giải thích một phần tại sa nhâno vụ hoa tháng 4-5 thu được nhiều quả gấp 4 lần so với vụ hoa tháng 7 - 8 có mưa nhiều (cây trồng ở các tỉnh miền Bắc). PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 12 Nhu cầu ánh sáng: Ánh sáng đối với sa nhân tím cũng là một nhân tố sinh thái cần và đủ. Có ánh sáng cây mới thực hiện được quá trình quang họp và đồng hoá. Trong môi trường tự nhiên, sa nhân tím thường mọc xen dưới tán những cây bụi và cây gỗ, với độ tàn che từ 10 - 60%; thậm chí có chỗ tới 70%. Tuy nhiên, ở độ tàn che trên 40% cây sinh trưởng mạnh về chiều cao. Tại một lô trồng ở xã Quân Chu, huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên, do bị che sáng tới 60 - 70%, chiều cao cây đạt tới 2,5 - 3 m. ở các lô trồng khác với độ tàn che 20 - 30% cây chỉ cao từ 1,6 - 2,2 m; mật độ số nhánh trên một mét vuông 45 - 50 nhánh, nhiều hơn ở lô che sáng 70% và số cụm hoa cũng dày đặc và nhiều hơn tới 20% so với lô bị che sáng nhiều. Ngược lại tại một lô trồng với diện tích hơn 3.000 m , chỉ có cây che sáng xung quanh, Sa nhân trồng ở giữa gần như không được che sáng trực tiếp. Trong 2 năm đầu về mức độ sinh trưởng phát triển kém hơn các lô che sáng từ 20 - 40%. Chiều cao cây trung bình chỉ đạt l,5 m (hoặc thấp hơn), nhưng vẫn thấy ra hoa quả, thậm chí cao hơn tới 30% so với lô bị che sáng nhiều (60 - 70%). Đối với cây mọc tự nhiên trên đất sa nhân nương rẫy (xã K’Roong, huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai), mặc dù không có cây che sáng trực tiếp (nhưng đất ẩm), sa nhân tím ở đây vẫn tạo thành đám dày đặc và có nhiều hoa quả. Như vậy có thể khẳng định rằng, ánh sáng là nhân tố cần thiết của cây. Song với độ tán che từ 10 - 30% là thích họp nhất cho sa nhân tím sinh trưởng phát triển mạnh. Trong trường họp có những đám sa nhân tím mọc dày đặc, không có cây che sáng trực tiếp mà vẫn sinh trưởng phát triển tốt là do ở xung quanh đó (ở đường biên) có những cây gỗ hay cây bụi. vấn đề quan trọng nhất ở đây chính là môi trường đất còn đủ ẩm. Vì thế chưa bao giờ thấy sa nhân tím xuất hiện ở những nơi đất khô cằn. Nhu cầu về dinh dưỡng khoáng: Cây sa nhân tím mọc tự nhiên cũng như trồng đều cần các chất hữu cơ và chất khoáng để cho cây sinh trưởng và phát triển. Những chất này là do lóp thảm mục và các sản phẩm thứ cấp từ động vật rừng cung cấp. Thực tế trồng sa nhân tím trên đất sa nhân nương rẫy tại ngoại ô thị xã Lào Cai và Quân Chu - Đại Từ - Thái Nguyên đã chứng minh việc cung cấp thêm Đạm, Lân, Kali thông qua bón phân PNK giúp cho cây ra hoa quả tốt. Lô trồng tại Tân Lạc - Hoà Bình năm 1992 không bón thúc NPK, sa nhân 25 - 26 tháng (kể từ khi trồng) mới thấy hoa quả vụ PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 13 đầu. Trong khi đó, các lô trồng ở Quân Chu - Đại Từ - Thái Nguyên mới chỉ 18 - 19 tháng (kể từ khi trồng) đã thấy ra hoa quả và tỷ lệ số khóm có hoa quả cũng cao hơn 30 - 40%. Vấn đề này còn phụ thuộc vào các nhân tố khác, nhưng chắc chắn nhu cầu Lân (P2O5) là quan ừọng đối với quá trình đậu quả và cho quả có hạt chắc. Sa nhân là cây ừồng lấy quả, bởi vậy ừong quá trình chăm sóc cần chú ý cung cấp thêm các chất hữu cơ, chất khoáng trong đó không thể thiếu phân lân. 1.1.2.3. Đặc điểm thu hái và chế biến quả Sa nhân a. Ra hoa kết quả Sa nhân tím mọc tự nhiên cũng như được trồng một năm có 2 vụ hoa quả, gồm: Vụ chính: Hoa nở từ giữa tháng 4 đến đầu tháng 5; quả già từ giữa tháng 7 đến tháng 8. Sa nhân tím mọc tự nhiên hoặc được trồng ở các tỉnh phía Nam có vụ hoa quả này có thể sớm hơn ở phía Bắc khoảng gần 1 tháng. Nghĩa là hoa nở từ giữa tháng 3 hoặc đầu tháng 4.Đây là vụ hoa quả chính trong năm. Do hoa nở vào lúc ít mưa hoặc không có mưa, nên lượng quả già thu được cao hơn vụ sa nhân từ 40 - 60%. Vụ phụ: Vụ hoa này bắt đầu xuất hiện khi quả của vụ trên chưa già (cuối tháng 6 - đầu tháng 7) và kéo dài rải rác đến tận tháng 9 hoặc tháng 10. Quả chín thu được cũng rải rác từ tháng 9 đến tháng 12. Vụ này thường có ít hoa, khi hoa nở hay gặp trời mưa, nên lượng quả thu hái được cũng thấp hơn nhiều so với vụ hoa mùa xuân. b. Tuổi ra hoa quả Quan sát quần thể sa nhân trồng ở các thời vụ khác nhau cho thấy, các nhánh từ 1 năm tuổi trở lên mới có khả năng ra hoa. Nhưng không phải tất cả các nhánh cùng lứa tuổi này đều ra hoa quả. Tỷ lệ số nhánh có hoa vụ đầu tiên trong 1 khóm chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 5 - 7%. Các vụ hoa quả của các năm sa nhân, tỷ lệ này sẽ tăng dần lên tới 30 hoặc 40%. Các nhánh đã ra hoa quả sẽ tồn tại thêm khoảng 1 năm sa nhân nữa thì tàn lụi.Nếu cây giống sa nhân tím được trồng vào mùa đông (tháng 11, 12), sa nhân 18 - 19 tháng tuổi (kể từ ngày trồng) nghĩa là vào tháng 6 - 7 năm sa nhân nữa, cây sẽ có hoa lần đầu tiên. Nếu cây giống sa nhân tím trồng vào mùa xuân (tháng 2 - 3), sa nhân 25 - 26 tháng tuổi (kể từ ngày trồng). Nghĩa là vào tháng 4 - 5 năm sa nhân nữa cây mới ra hoa lứa đầu tiên. Như vậy, đối với vụ hoa quả đầu tiên của Sa nhân trồng phụ thuộc vào độ tuổi của cây và sa nhân đó là tính thời vụ. Song từ năm thứ 3 trở đi, cây Sa nhân tím sẽ có chu kỳra hoa quả theo đúng với qui luật sinh trưởng, phát triển của chúng. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 301 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu xử lý thuốc nhuộm xanh methylen bằng bùn đỏ từ nhà máy Lumin Tân Rai Lâm Đồng
26 p | 162 | 17
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 193 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 204 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 202 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn