Luận văn Thạc sĩ Khoa học nông nghiệp: Nghiên cứu thực trạng rừng trồng và đề xuất giải pháp quản lý, phát triển loài cây Bời lời đỏ (Machilus odoratissima Nees) tại tỉnh Quảng Nam
lượt xem 5
download
Mục đích của đề tài ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài để triển khai quản lý và trồng Bời lời đỏ trên diện rồng ở tỉnh Quảng Nam và các tỉnh miền Trung. Góp phần cho công tác trồng và phát triển cây Bời lời đỏ, bảo tồn đa dạng sinh học, cải thiện sinh kế và an sinh xã hội cho người dân từ việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật trồng cây Bời lời đỏ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học nông nghiệp: Nghiên cứu thực trạng rừng trồng và đề xuất giải pháp quản lý, phát triển loài cây Bời lời đỏ (Machilus odoratissima Nees) tại tỉnh Quảng Nam
- 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.Các số liệu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nêu trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa có ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Huế, tháng 3 năm 2016 Tác giả Phạm Tiến Dũng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành luận văn này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, phòng đào tạo sau đại học, Ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Huế đã giảng dạy, giúp đỡ, nâng cao kiến thức và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này. Đặc biệt là PGS.TS. Đặng Thái Dương người thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn đúng tiến độ và chất lượng. Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn tới Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Tây Giang; huyệnNam Giang; huyện Đông Giang; huyện Phước Sơn; huyện Nam Trà My; Hạt Kiểm lâm huyện Tây Giang; huyệnNam Giang; huyện Đông Giang; huyện Phước Sơn; huyện Nam Trà My; Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam… đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn tác giả trong quá trình thu thập số liệu ngoại nghiệp. Tôi xin được cảm ơn Hạt kiểm lâm rừng phòng hộ Sông Tranh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về thời gian và công việc trong suốt quá trình học tập để tôi có thể hoàn thành luận văn. Nhân dịp này tôi xin được cảm ơn gia đình và người thân đã tạo thuận lợi về tinh thần và vật chất trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thiện luận văn này. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu luận văn mà còn là hành trang qúi báu để tôi tiếp tục công việc một cách vững chắc và tự tin. Bản thân nhận thức rằng cần phải tiếp tục trau dồi, nghiên cứu học hỏi nhiều hơn nữa trong thời gian đến. Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện, tuy nhiên luận văn chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu, bổ sung của các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Huế, tháng 03 năm 2016 Tác giả Phạm Tiến Dũng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 TÓM TẮT Bời lời đỏ có tên khoa học Machilus odoratissima Nees là loài cây rừng bản địa, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị... Bời lời đỏ được đánh giá là loài cây đa mục đích tất cả các bộ phận đều có thể sử dụng. Nhiều năm trở lại đây trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã hình thành nhiều mô hình trồng Bời lời đỏ, tuy nhiên trong sản xuất và kinh doanh cây Bời lời còn một số tồn tại, còn thiếu những nghiên cứu về công tác giống và chọn giống, các mô hình sản xuất thâm canh, kỹ thuật gây trồng và kênh thị trường loài Bời lời đỏ ở tỉnh Quảng Nam nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Xuất phát từ thực tiễn đó, thực hiện đề tài “Nghiên cứu thực trạng rừng trồng và đề xuất giải pháp quản lý, phát triển loài cây Bời lời đỏ (Machilus odoratissima Nees) tại tỉnh Quảng Nam” và thu được những kết quả sau: Quá trình tìm hiểu phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Quảng Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các mô hình trồng Bời lời đỏ. Đề tài đã điều tra đánh giá được hiện trạng trồng Bời lời đỏ ở Quảng Nam với tổng diện tích rừng trồng đến năm 2015 đạt 534.85 ha, tìm ra được những ảnh hưởng của phương thức trồng rừng, dạng lập địa đến sinh trưởng và phát triển của cây Bời lời đỏ trong đó phương thức trồng thuần loài cho các chỉ tiêu sinh trưởng là lớn nhất và ở vị trí trồng chân đồi. Xây dựng được quy trình trồng thích hợp với điều kiện trồng Bời lởi đỏ cho năng xuất cao nhất. Đối với nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống loài cây Bời lời đỏ: Qua nghiên cứu thử nghiệm ở giai đoạn vườn ươm, tìm ra được nồng độ NAA thích hợp 600 ppm phục vụ cho quá trình giâm hom, cho tỷ lệ sống cao nhất.Đối với cây hạt giống đề tài tìm ra đượcthành phần ruột bầu thích hợp công thức 89% đất đóng bầu + 10% phân chuồng hoai+1% supe lân, với tỷ lệ che bóng thích hợp cho loài cây Bời lời đỏ ở giai đoạn vườn ươm là 75%. Thời gian xử lý hạt giống ngâm trong vòng 24 h ở nhiệt độ 40 – 450C. Đề tài đã đưa ra được các gải pháp về quản lý, tổ chức, chính sách và giải pháp phát triển loài Bời lời đỏ trong tương lai. Những nghiên cứu của đề tài bước đầu đã cho thấy có những kết quả tốt, vì vậy cần ứng dụng sâu các kết quả này trong thực tiễn cũng như tham khảo trong các công trình nghiên cứu khác. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 MỤC LỤC PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Cụm từ đầy đủ Dự án BCC, Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Business Cooperation BCC Contract) CP Chính phủ CT Công thức D13 Đường kính ngang ngực D0 Đường kính gốc Dt Đường kính tán ĐC Dòng đối chứng GDP Gross Domestic Product, tổng sản phẩm quốc nội GRDP Tổng sản phẩm trong tỉnh Hvn Chiều cao vút ngọn IBA Chất điều hòa sinh trưởng, Indol butyric acid FLITCH Dự án phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên Food and Agriculture Organization of the United Nations, Tổ chức FAO Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc NN-KNKL Nông nghiệp, khuyến nông khuyến lâm NPK Phân N – P – K NLKH Nông lâm kết hợp NQ-CP Nghị quyết chính phủ NAA Naphthalene Acetic Acid NMTĐ Nhà máy thủy điện UBND Ủy ban nhân dân PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 6 USD United States dollar, đồng đô la mỹ QĐ-UBND Quyết định ủy ban nhân dân OTC Ô tiêu chuẩn TT Thông tư VGTB Vu Gia Thu Bồn PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 DANH MỤC CÁC BẢNG PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 8 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 9 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa ẩm, có ¾ diện tích tự nhiên là đồi núi, với nguồn tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng và phong phú. Trong đó thực vật với hơn 12.000 loài, với sự phân bố tầng tán thể hiện rất rõ, tổ thành nhiều loài cây đã tạo nên nhiều kiểu rừng khác nhau. Rừng là tài nguyên qúy giá của đất nước, là bộ phận quan trọng của hệ sinh thái, có giá trị to lớn về kinh tế, xã hội và môi trường, do vậy cần được bảo vệ, khai thác, sử dụng bền vững để phục vụ lợi ích xã hội.Giá trị của rừng đối với kinh tế, xã hội và môi trường là hết sức to lớn. Hiểu được vấn đề đó nên việc khôi phục rừng từ những vấn nạn như: khai thác rừng quá mức, du canh du cư, cháy rừng… là vấn đề cấp bách đối với toàn cầu. Trong nhiều năm qua để hạn chế tình hình phá rừng cũng như quá trình tác động vào rừng tự nhiên, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng vào việc đẩy mạnh vào phát triển các loại hình rừng trồng, rừng đặc sản, đa dạng hóa các mô hình sản phẩn để cung cấp cho thị trường. Bời lời đỏ hay còn gọi là Bời lời đẹc, Kháo thơm hay Rè vàng (Machilus odoratissima Nees) là loài cây rừng bản địa, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên (Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk), Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị... Bời lời đỏ sống thích nghi ở các vùng có nhiệt độ trung bình hàng năm từ 20-220C, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất 32-340C, nhiệt độ tối thấp khoảng 10-150C, lượng mưa hàng năm từ 1500-2500 mm/năm, sinh trưởng tốt trên đất feralit, bazan, tầng đất dày, độ pH từ 4- 5. Trong rừng tự nhiên, đây là loài cây mọc xen với các loài cây rừng lá rộng như Dẻ, Trâm,Bình linh, Hương, Ràng ràng...Giai đoạn còn nhỏ chịu bóng râm và sinh trưởng mức trung bình. Bời lời đỏ được đánh giá là loài câyđa mục đích: Vỏ Bời lời chứa tinh dầu thơm, được chiết xuất tinh dầu trong y học, làm hương thơm, nguyên liệu làm keo dán công nghiệp, sơn. Ngoài ra nó còn được dùng làm nhang đốt trong tín ngưỡng tôn giáo của người dân. Gỗ Bời lời đỏ có màu nâu vàng, cứng không mối mọt, có thể sử dụng đóng đồ dùng, làm nguyên liệu giấy hoặc làm gỗ củi, lá có thể làm thức ăn cho gia súc… Hơn thế nữa, Bời lời còn có nhiều giá trị trong công tác phục hồi rừng và trồng nông lâm kết hợp để phát triển sinh kế. Đặc biệt, loài cây này cũng có ý nghĩa rất lớn trong hấp thụ khí CO2 và làm trong lành môi trường. Một số nghiên cứu mới đây cũng chứng minh rằng, hạt Bời lời đỏ có khả năng chiết xuất dầu sinh học, có ý nghĩa rất lớn trong bảo vệ môi trường.Với những giá trị vô cùng lớn của nó, Bời lời đỏ được gây trồng quy mô lớn ở các tỉnh Kon Tum và Gia Lai từ năm 1991. Trồng xung quanh vườn nhà, trên đất nương rẫy cũ dựa trên những kiến thức bản địa của người dân. Hiện PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 10 nay, các chương trình phát triển kinh tế xã hội và dự án trồng rừng đang quan tâm đến đầu tư và phát triển nhân rộng loài cây Bời lời đỏ (Bảo Huy 2009). Quảng Nam là một trong những tỉnh Nam Trung bộ có phân bố và gây trồng loài Bời lời này. Tuy nhiên, trong sản xuất và kinh doanh cây Bời lời còn một số tồn tại như sau: Giống sản xuất chưa được nghiên cứu và tuyển chọn, chủ yếu thu hái hạt giống xô bồ nên năng suất và chất lượng kém, các mô hình trồng cây Bời lờichưa hiệu quả và không bền vững, chưa có nghiên cứu sâu về kỹ thuật gây trồng lời cây Bời lời đỏ, chủ yếu mới dựa vào kinh nghiệm trồng của người dân, chưa có nghiên cứu về kỹ thuật khai thác Bời lời đỏ hiệu quả và thiếu những nghiên cứu đánh giá về hàm lượng các chất trong các bộ phận của cây Bời lời bản địa ở Quảng Nam. Qua đánh giá chung cho thấy rừng loài Bời lời đỏ có giá trị rất lớn về kinh tế, sinh thái, môi trường và xã hội. Tuy nhiên, còn thiếu những nghiên cứu về công tác giống và chọn giống, các mô hình sản xuất thâm canh, kỹ thuật gây trồng và kênh thị trường loài Bời lời đỏ ở tỉnh Quảng Nam nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Xuất phát từ thực tiễn đó, thực hiện đề tài “Nghiên cứu thực trạng rừng trồng và đề xuất giải pháp quản lý, phát triển loài cây Bời lời đỏ (Machilus odoratissima Nees)tại tỉnh Quảng Nam” nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lời Bời lời đỏ, đảm bảo an sinh sinh kế người dân địa phương, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học trong giai đoạn hiện nay. 2. Mục đích – mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài để triển khai quản lý và trồng Bời lời đỏ trên diện rồng ở tỉnh Quảng Nam và các tỉnh miền Trung.Góp phần cho công tác trồng và phát triển cây Bời lời đỏ, bảo tồn đa dạng sinh học, cải thiện sinh kế và an sinh xã hội cho người dân từ việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật trồng cây Bời lời đỏ. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 11 2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định được điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội và thực trạng rừng trồng Bời lời đỏ ở Quảng Nam. - Xác định được hiện trạng quản lý và tiêu thụ Bời lời đỏ ở Quảng Nam. - Nghiên cứu một số biện pháp nhân giống và đánh giá khả năng sinh trưởng của rừng trồng Bời lời đỏ ở QuảngNam. -Từ đó đề xuất các giải pháp quản lý và phát triển Bời lời đỏ ở Quảng Nam. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 1) Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa khoa học trong việc cung cấp các tài liệu khoa học về quản lý và phát triển loài Bời lời đỏ. 2) Ý nghĩa thực tiễn - Đưa ra giải pháp phát triển Bời lời đỏ cho năng suất cao, có giá trị kinh tế cao, nhằm tạo điều kiện ổn định và nâng cao đời sống kinh tế cho người dân. - Bổ sung vào quy trình kỹ thuật nhân giống sinh dưỡng loài cây Bời lời trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. - Đề xuất hướng phát triển loài cây Bời lời đỏ trong tương lai. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 12 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm của miền Trung, với trên 125 km bờ biển, Quảng Nam hiện có 16 huyện, thị xã. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 10,440 km2và dân số trên 1.4 triệu người (2014), Quảng Nam đứng thứ 6 về diện tích, thứ 19 về dân số trong số 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung tạo cho Quảng Nam có nhiều lợi thế trong giao lưu kinh tế và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chính điều kiện tự nhiên và tài nguyên đa dạng thuận lợi cho khai thác ngay trong thời kỳ quy hoạch và là điều kiện để Quảng Nam hình thành một cơ cấu kinh tế lãnh thổ đa dạng. Đặc biệt với việc đi đầu trong cơ chế đóng cửa rừng tự nhiên đã tạo nên một bước ngoặt mới trong việc phát triển các mô hình rừng trồng phục vụ nhu cầu gỗ, nguyên nhiên liệu điển hình là các mô hình trồng và bảo tồn cây thuốc, lâm sản ngoài gỗ, cây đặc sản trong đó có mô hình trồng Bời lời đỏ. Trong đánh giá giữa kỳ về việc hiện dự án BCC, huyện Tây Giang tổ chức hỗ trợ 120 ngàn cây giống Bời lời đỏ cho người dân các thôn trên địa bàn xã Tr’Hy.Các thôn Voòng, A banh 2: 20 ngàn cây, thôn Dầm 1: 18 ngàn cây, thôn A riêu, A chua, Dầm 2: 16 ngàn cây, A banh 1: 14 ngàn cây. Từ những nghiên cứu trong nước và trên thế giới thì những nghiên cứu về cây Bời lời đỏ chủ yếu nghiên cứu về các sản phẩm thu được từ cây Bời lời đỏ và hầu như chỉ gây trồng cây Bời lời trong điều kiện tự nhiên phù hợp với nó. Vẫn còn quá ít nghiên cứu về trồng thử nghiệm cây Bời lời trên các mô hình khác nhau để có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhu cầu về gỗ cho con người trong đời sống sinh hoạt và xây dựng ngày càng cao. Hiện nay nếu tính sản lượng và chất lượng gỗ rừng tự nhiên để phục vụ cho con người thì không thể nào đáp ứng được. Chúng ta đã biết rừng là nguồn tài nguyên phong phú và vô cùng quý giá. Tác dụng của rừng đối với nền kinh tế rất đa dạng, ta có thể nhìn thấy tác dụng của chúng qua những mặt sau: Tác dụng với công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa: Hàng năm rừng cung cấp gỗ củi, nguyên liệu phục vụ ngành công nghiệp giấy, sợi và các lâm đặc sản khác như: Hồi, Quế, Nhựa thông, Cánh kiến... Tác dụng đối với nông nghiệp: Rừng có tác dụng hạn chế xói mòn, hạn chế tác hại của lũ lụt, nuôi dưỡng nguồn nước, ngăn ngừa gió hại và cát bay, qua đó mà làm tăng năng suất cây trồng nông nghiệp. Cụ thể, việc trồng cây chắn gió và che bóng hợp lý là một trong những biện pháp làm tăng sản lượng Cà phê. Tác dụng đối với môi trường sống: Rừng đã bảo vệ và cải tạo môi trường sống, làm tăng vẻ đẹp thiên nhiên và qua đó có tác dụng tích cực trong việc giáo dục thẩm mỹ.Tác dụng đối với quốc PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 13 phòng: Rừng có tác dụng to lớn trong chiến tranh là nơi ẩn nấu, là căn cứ vững chắc của bộ đội ta. Rừng có tác dụng rất lớn, nếu chúng ta không biết bảo vệ và phát triển thì chắc chắn hậu quả để lại rất nghiêm trọng. Mặt khác việc phát triển rừng, chọn được loại cây trồng hợp lý cho một địa phương, không chỉ căn cứ vào các điều kiện tự nhiên, sinh vật học ngoài ra yếu tố xã hội hết sức quan trọng. Việc chọn loài cây trồng còn căn cứ vào nhu cầu thị hiếu của thị trường, việc chấp nhận trồng của người dân, vì hầu hết tập trung ở những vùng cao, đồng bào dân tộc thiểu số. Bời lời đỏ phân bố rộng rãi, phân bố ở độ cao 600 – 700 m trở xuống. Mọc ở nhiều nơi thấp trong rừng thứ sinh, ven các khe suối và nương rẫy của đồng bào dân tộc. Loài cây có nguồn giống dồi dào, sinh trưởng nhanh, thuộc cây gỗ trung bình hoặc lớn, thân thẳng, tán gọn, ít cành nhánh. Từ nhữngđặc điểm thuận lợi này giúp cho việc gây trồng Bời lời đỏ và đưa vào sản xuất tập trung.Cây Bời lời đỏ có giá trị kinh tế cao. Vỏ Bời lời đỏ dùng làm thuốc, làm nguyên liệu keo dán, làm nhang đốt (hương). Gỗ Bời lời đỏ dùng đóng đồ gia dụng, sử dụng trong xây dựng... (Lê Thị Lý, 1997). Hiện nay, do nhu cầu về gỗ củi trong nhân dân rất lớn, việc cung ứng gỗ củi cho xây dựng, sinh hoạt, cho các nhà máy các khu công nghiệp chưa được đáp ứng. Đặc biệt, do đòi hỏi của con người về nguồn nguyên liệu làm nhang đốt, làm thuốc, làm keo dán rất lớn...nênđòi hỏi cần phải tiến hành nghiên cứu về kỹ thuật trồng Bời lời đỏ. Tuy nhiên, để đáp ứng được nhu cầu của con người thì cần phải đẩy mạnh tốc độ trồng rừng, trồng với số lượng lớn. Để tận dụng được tiềm năng của rừng và nâng cao hiệu quả lao động, chúng ta không thể thu hái những gì sẵn có trong tự nhiên mà cần phải thực sự tác động vào rừng bằng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh. Đồng thời muốn có được hiệu quả trong lao động, nâng cao sức sản xuất, sản xuất tập trung hơn thì cần phải làm giàu rừng và trồng rừng. Nhưng, công việc trồng rừng lại rất khó khăn, đòi hỏi phải tiến hành toàn diện, có sự nghiên cứu sâu sắc về loài cây trồng, đất trồng và được chuẩn bị trước. Từ đó mới đem lại thành quả tốt đẹp trong công tác trồng rừng và làm giàu rừng tự nhiên. 1.1.1. Nhân giống bằng hom 1.1.1.1. Khái niệm nhân giống bằng hom Nhân giống bằng hom (cutting propagation): Là phương pháp dùng một phần lá, một đoạn thân, đoạn cành hoặc đoạn rễ để tạo ra cây mới gọi là cây hom. Cây hom có đặc tính di truyền như của cây mẹ. Nhân giống bằng hom là phương pháp có hệ số nhân giống lớn nên được dùng phổ biến trong nhân giống cây rừng, cây cảnh và cây ăn quả. Các loại hom được dùng trong nhân giống ở cây rừng có thể là thân cây non, cành, lá, rễ... PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 14 - Hom thân và hom cành: Là hom được cắt từ một phần của thân cây non từ chồi vượt hoặc từ cành non của cây, một số loài như Tre (Bambusasp.,), Luồng (Dendrocalamusmembranaceus) hom giâm có thể là một đoạn thân, đoạn thân có gốc, đoạn cành hoặc đoạn gốc cành sát thân. Hom của các loài cây gỗ đều được lấy từ thân cây non hoặc cành non của cây (bao gồm cả chồi vượt). Các loại cành giâm thường gặp là cành non, cành hoá gỗ yếu, cành nửa hoá gỗ và cành hoá gỗ. Tuỳ loài cây và điều kiện thời tiết lúc giâm hom mà chọn cành có khả năng ra rễ cao nhất. - Hom rễ:Là loại hom được cắt từ rễ cây. Một số loài cây có thể dùng rễ để giâm hom như Xoan (Melia azedarach), Long não (Cinnamomum camphora), Acacia dealbata, A. melanoxylon... (Longman, 1993), Albizia julibrissin, Lê (Pyrussp.,) (Fordman, 1969), Hồng (Diospyros kaki)... Ngoài ra, ở một số loài thực vật người ta có thể giâm hom từ lá (Thu hải đường, Sống đời) hoặc từ củ (Khoai lang), song không thuộc nhóm cây gỗ nên không có ý nghĩa với chọn giống cây rừng. 1.1.1.2. Ý nghĩa của nhân giống bằng hom Nhân giống bằng hom là một trong những công cụ có hiệu quả nhất cho chọn giống cây rừng (Tewari, 1993). Hiện nay, một số nước đã có chương trình trồng rừng dòng vô tính trên quy mô lớn như ở Công Gô đến cuối năm 1984 đã có 20.000 ha Bạch đàn được trồng bằng các dòng vô tính với năng suất trong 6 năm đầu là 35 m3/ha/năm. Ở nước ta cũng đã trồng bằng cây hom của giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng (A.mangium) và Keo lá tràm (A.auriculiformis). Một số loài cây khác được một số nước gây trồng bằng cây hom ở quy mô lớn là Dương (Populus tremula), Liễu (Salixsp), Vân sam (Picea abies), Thiết sam (Sequoiasp)... Nhân giống hom là phương thức đang được áp dụng phổ biến để nhân giống các dòng vô tính có năng suất cao. Những đặc điểm chính của nhân giống hom là: Nhân giống hom là phương thức truyền đạt các biến dị di truyền của cây mẹ (lấy vật liệu giâm hom) cho cây hom. Cây hom không những giữ được các đặc trưng hình thái giải phẫu của cây mẹ, giữ được các biến dị di truyền mong muốn được thể hiện trong các kiểu hình của cây mẹ lấy cành, mà còn giữ được các biến dị di truyền về sinh trưởng nhanh và cho năng suất cao của chúng.Vì thế, qua khảo nghiệm dòng vô tính những kiểu hình tốt có kiểu gen tương ứng sẽ được di truyền lại, còn những kiểu hình tốt do tác dụng của hoàn cảnh là chính sẽ bị loại bỏ. Đây là phương thức tốt nhất để kiểm tra các cây trội được chọn lọc. Nhân giống hom là phương thức giữ được ưu thế lai của đời F1 và khắc phục được hiện tượng phân ly đời F2. Nhân giống hom không những giữ được ưu thế lai của PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 15 đời F1mà còn khắc phục được hiện tượng phân ly ở đời F2. Cây hom vừa sinh trưởng nhanh như cây hạt đời F1 vừa giữ được tính đồng đều của cây lai F1 về hình thái và sinh trưởng, do đó có hệ số biến động (V%) nhỏ hơn rõ rệt so với cây hạt (tức cây lai đời F2). Trong lúc cây hạt đời F2 vừa sinh trưởng chậm hơn cây lai F1, vừa có hệ số biến động lớn. Chính vì thế tại điểm 1, chương 1 Thông tư 02/NN-KNKL/TT ngày 01 tháng 3 năm 1997 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Nghị định số 07/CP của Chính phủ về quản lý giống cây trồng đã có quy định "Hạt của giống lai không dùng làm giống cho đời sau". Nhân giống hom làm rút ngắn chu kỳ sinh sản, chu kỳ kinh doanh, đồng thời rút ngắn thời gian thực hiện chương trình cải thiện giống cây rừng.Trật tự các bước trong một chương trình cải thiện giống cây rừng thông thường là khảo nghiệm loài khảo nghiệm xuất xứ chọn lọc cây trội khảo nghiệm giống xây dựng rừng giống và sản xuất hạt giống trồng rừng. Ngoài ra, sử dụng nhân giống hom có thể đi trực tiếp từ chọn xuất xứ, chọn cây trội đến gây trồng rừng mới, rút ngắn một cách đáng kể các chương trình cải thiện giống cho các loài cây rừng. Vì thế nhân giống hom đang được đưa vào các chương trình chọn giống cổ điển để rút ngắn thời gian đi từ nghiên cứu đến trồng rừng sản xuất trên quy mô lớn. Nhân giống hom là một phương thức nhân nhanh các loài cây quý hiếm đang bịkhai thác cạn kiệt, là phương thức góp phần bảo tồn nguồn gen cây rừng. Hiện nay, nhân giống hom đã được thực hiện thành công cho một số loài cây rừng như Pơmu (Fokienia hodginsii), Bách xanh (Calocedrus macrolepis),Thông đỏ Pà Cò (Taxus chinensis), Thông đỏ Đà Lạt (Taxus bacata)... Từ cây hom có thể xây dựng các khu bảo tồn ex situ cho các loài cây quý hiếm hoặc nhân giống cho các chương trình trồng rừng. Nhân giống hom là phương thức nhân giống bổ sung cho các loài cây khó thu hái và bảo quản hạt.Nhân giống hom còn có giá trị đối với những loài cây gỗ khó thu hái hạt hoặc hạt khó bảo quản như các loài cây thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Sồi dẻ (Fagaceae)... hoặc các cây gỗ có giá trị mà ở giai đoạn non chưa thể ra hoa kết hạt. 1.1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến ra rễ của hom giâm Có thể chia các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng ra rễ của hom giâm thành hai nhóm là nhóm các nhân tố nội sinh và nhóm các nhân tố ngoại sinh. Thuộc nhóm thứ nhất là đặc điểm di truyền của loài, của xuất xứ và của cá thể, vai trò của tuổi cây, tuổi cành, vị trí cành, pha phát triển của cành và các chất điều tiết sinh trưởng. Thuộc nhóm thứ hai là các loại hoá chất kích thích ra rễ và các nhân tố hoàn cảnh như độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ... PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 16 Đặc điểm di truyền của loài: Nhiều nghiên cứu cho thấy không phải tất cả các loài đều có khả năng ra rễ như nhau. Theo khả năng giâm hom có thể chia thực vật thành 2 nhóm chính: Nhóm sinh sản chủ yếu bằng hom cành, là nhiều loài cây thuộc họ Dâu tằm (Moraceae) như Dâu tằm, Đa, Sung, Dương v.v... một số loài thuộc họ Liễu (Salicaceae) như Dương (Populussp.,) Liễu (Salixsp.,) v.v... và các loài cây nông nghiệp như Sắn, Mía, Khoai lang, Rau muống v.v... Đối với những loài cây này khi giâm hom không cần xử lý thuốc hom giâm vẫn ra rễ bình thường. Nhóm sinh sản chủ yếu bằng hạt, khả năng ra rễ của hom giâm bị hạn chế ở các mức độ khác nhau. Những loài dễ ra rễ như Sở đến 35 tuổi vẫn có khả năng ra rễ 70 - 90%, Liễu sam (Cryptomeria japonia) 40 - 50 tuổi vẫn có khả năng ra rễ 90%, Thông đỏ Pà Cò (Taxus chinensis) 40 - 50 tuổi vẫn ra rễ 80 - 90%. Những loài cây khó ra rễ như Mỡ (Manglietia glauca) 5 tuổi chỉ ra rễ 14%, đối với nhóm này muốn có tỷ lệ ra rễ cao phải dùng các cây non và phải xử lý các chất kích thích ra rễ thích hợp. Tuổi cây mẹ lấy cành: Khả năng ra rễ không những do tính di truyền quy định mà còn phụ thuộc rất lớn vào tuổi cây mẹ lấy cành. Thông thường, cây chưa sinh sản hạt dễ nhân giống bằng hom hơn khi cây đã sinh sản hạt, hom lấy từ cây tuổi non dễ ra rễ hơn hom lấy từ cây tuổi già. Ở một số loài cây, thậm chí khả năng ra rễ của hom chỉ tồn tại ở cây 1 - 2 tuổi. Cây non không những có tỷ lệ ra rễ lớn mà thời gian ra rễ cũng ngắn hơn. Ví dụ ở Vân sam hom lấy từ cây 30 - 35 tuổi phải sau 150 ngày mới ra rễ, trong lúc hom lấy từ cây 6 - 8 tuổi thì sau 60 - 70 ngày đã ra rễ. Vị trí cành và tuổi cành: Hom lấy từ các phần khác nhau trên thân sẽ có tỷ lệ ra rễ khác nhau. Thông thường thì hom lấy từ cành ở tầng dưới dễ ra rễ hơn cành ở tầng trên, cành cấp 1 dễ ra rễ hơn cành cấp 2, cấp 3. Một đặc điểm khá rõ nét là cành chồi vượt dễ ra rễ hơn cành lấy từ tán cây, vì vậy đối với nhiều loài cây, người ta thường xử lý cho cây ra chồi vượt để lấy hom giâm. Ví dụ: lấy cành ở cây Mỡ 20 tuổi thì không thể ra rễ, song chồi vượt của chúng lại có tỷ lệ ra rễ 75 - 85%. Tuy nhiên khả năng ra rễ cao của cành chồi vượt cũng thay đổi theo vị trí lấy hom. Ví dụ, trong lúc ở Keo lá tràm (A. auriculiformis) và Keo tai tượng (A.mangium) hom ngọn có tỷ lệ ra rễ 100%, hom sát ngọn và hom giữa có tỷ lệ ra rễ 93,3%, hom sát gốc có tỷ lệ ra rễ 66,7 - 97,6% (Bhuakuni, D.S., Gupta, S., 1983). Tuổi cành cũng ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ ra rễ. Thông thường cành nửa hóa gỗ (cành bánh tẻ) là loại cành thường cho tỷ lệ ra rễ cao nhất, cành hóa gỗ yếu hoặc đã hóa gỗ thường cho tỷ lệ ra rễ kém hơn. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 17 Như vậy, nhìn chung cây non và cành nửa hóa gỗ thường cho tỷ lệ ra rễ cao nhất, song tùy loài cây mà ảnh hưởng của tuổi cây và tuổi cành đến ra rễ của hom giâm được thể hiện khác nhau. Qua nghiên cứu mới xác định được tuổi cây và tuổi cành thích hợp cho giâm hom ở từng loài. Các chất điều hòa sinh trưởng: Trong các chất điều hòa sinh trưởng thì auxin được coi là chất quan trọng nhất trong quá trình ra rễ của cây hom. Song nhiều chất khác tác động cùng auxin và thay đổi hoạt tính của auxin cũng tồn tại một cách tự nhiên trong các mô của hom giâm và tác động đến quá trình ra rễ của chúng. Trong đó quan trọng nhất là: Rhizocalin, đồng nhân tố ra rễ, và các chất kích thích và kìm hãm ra rễ. Rhizocalin: Chất đặc biệt này được coi là cần thiết cho hình thành rễ của nhiều loài cây. Builenne (1964) cho rằng Rhizocalin là một phức chất của ba nhân tố: Nhân tố đặc thù có khả năng chuyển dịch, có nhóm diphenol được sản sinh từ lá dưới ánh sáng; Nhân tố không đặc thù và linh hoạt (là auxin) tồn tại ở các nồng độ theo giới hạn sinh lý; Các enzym đặc thù có thể ở dạng phenol - oxydaza nằm ở trụ bì, phloem và tượng tầng. Phức hợp hai chất đầu cùng với chất thứ ba tạo thành Rhizocalin phát động ra rễ ở hom giâm. Tuy vậy đến nay người ta vẫn chưa biết chính xác bản chất của chúng. Đồng nhân tố ra rễ (rooting co-factors): Hess (1961) cho rằng có một số chất nội sinh điều phối hoạt tính của IAA gây nên khởi động ra rễ và gọi là đồng nhân tố. Một số chất thuộc loại này về sau đã được xác định là axit chlorogenic, axit isochlorogenic và chất kích thích khác chưa rõ. Những nghiên cứu sau này của các tác giả khác cũng ủng hộ quan điểm đồng nhân tố. Các chất kích thích ra rễ và kìm hãm ra rễ: Nhiều nghiên cứu đã nêu lên sự tồn tại của chất kích thích ra rễ trong các mô của các loài cây dễ ra rễ. Các chất kích thích và kìm hãm ra rễ đều có thể tồn tại ở hầu hết thực vật, tiềm năng ra rễ của hom giâm được xác định bằng nồng độ tương đối của những chất này. Các loài cây dễ ra rễ chứa nồng độ cao các chất kích thích ra rễ, còn các loài cây khó ra rễ lại chứa nồng độ cao các chất kìm hãm ra rễ. Các nhân tố ngoại sinh ảnh hưởng đến ra rễ của hom giâm trước hết là điều kiện sinh sống của cây mẹ lấy cành, sau đó các nhân tố như mùa vụ giâm hom, các điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và giá thể giâm hom. Thời vụ giâm hom: Thời vụ giâm hom là một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự ra rễ của hom giâm. Tỷ lệ ra rễ của hom giâm phụ thuộc vào thời vụ lấy cành và thời vụ giâm hom. Một số loài cây có thể giâm hom quanh năm, song nhiều loài cây có tính thời vụ rất rõ rệt. Hom lấy trong thời kỳ cây mẹ có hoạt động sinh trưởng mạnh thường có tỷ lệ ra rễ cao hơn so với các thời kỳ khác. Thay đổi tỷ lệ ra rễ của hom giâm theo thời vụ được cho là do tình trạng dinh dưỡng của hom hoặc do thay đổi trong quan hệ của các nhân tố nội sinh kích thích và kìm hãm ra rễ (Tewari, 1994), gắn liền với sự thay đổi PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 18 trạng thái hình thái-sinh lý của cành làm ảnh hưởng đến hoạt động của tượng tầng, nơi xuất phát của các rễ bất định xuất hiện trong quá trình giâm hom. Ánh sáng: Ánh sáng đóng vai trò sống còn trong ra rễ của hom giâm (Tewari, 1994). Không có ánh sáng và không có lá thì hom không có hoạt động quang hợp, quá trình trao đổi chất khó xảy ra, do đó không thể có hoạt động ra rễ. Mặc dầu một số loài cá biệt như cây Nhài Nhật (Gardenia radicans) hoặc Aucuba japonica có thể ra rễ cả khi bị che bóng 30 ngày. Song hầu hết các loài cây không thể ra rễ trong điều kiện che tối hoàn toàn, bất kể đó là nhóm cây ưa sáng hoặc chịu bóng. Nhiệt độ: Cùng với ánh sáng, nhiệt độ là một trong những nhân tố quyết định tốc độ ra rễ của hom giâm (Pravdin, 1938). Ở nhiệt độ quá thấp hom nằm ở trạng thái tiềm ẩn và không ra rễ, còn ở nhiệt độ quá cao lại tăng cường độ hô hấp và bị hỏng, từ đó làm giảm tỷ lệ ra rễ. Hom Ca cao (Theobroma cacao) ra rễ tốt nhất ở nhiệt độ trung bình 25oC (thay đổi 20 - 32oC) khi nhiệt độ xuống 8 - 20oC thì bị chết (Pravdin, 1933). Cây Nhựa ruồi (Ilex cinerea) ở 15oC thì sau 42 ngày hom mới ra rễ, ở 20oC thì sau 28 ngày hom ra rễ, ở 27oC chỉ sau 18 ngày hom đã ra rễ, song ở 35oC hom lại bị héo hoàn toàn. Các loài cây nhiệt đới cần nhiệt độ không khí trong nhà giâm hom thích hợp cho ra rễ là 28 - 33oC và nhiệt độ giá thể thích hợp là 25 - 30oC (Longman, 1993), nhiệt độ không khí trên 35oC làm tăng tỷ lệ héo của lá. Trong lúc các loài cây vùng lạnh (ở vĩ độ cao hoặc độ cao lớn) cần nhiệt độ không khí trong nhà giâm hom thích hợp là 23 - 27oC, nhiệt độ giá thể thích hợp là 22 - 24oC (Dansin,1983). Nói chung nhiệt độ không khí trong nhà giâm hom nên cao hơn nhiệt độ giá thể 2 - 3oC. Độ ẩm: Độ ẩm không khí và độ ẩm giá thể là nhân tố hết sức quan trọng trong quá trình giâm hom. Các hoạt động quang hợp, hô hấp, phân chia tế bào và chuyển hoá vật chất trong cây đều cần nước. Thiếu nước thì hom bị héo, nhiều nước quá thì hoạt động của men thủy giải tăng lên, quá trình quang hợp bị ngừng trệ. Khi giâm hom mỗi loài cây đều cần một độ ẩm thích hợp, làm mất độ ẩm của hom 15 - 20% thì hom hoàn toàn mất khả năng ra rễ. Đối với nhiều loài cây độ ẩm giá thể thích hợp cho giâm hom là 50 - 70%, khi tăng độ ẩm lên 100% chỉ một số loài như Nerium oleander vẫn giữ được tỷ lệ ra rễ cao, các loài khác đều giảm rõ rệt hoặc hoàn toàn không ra rễ. Yêu cầu độ ẩm không những thay đổi theo loài cây mà còn theo mức độ hóa gỗ của hom giâm. Nhiều loài cây hom hóa gỗ yếu yêu cầu độ ẩm giá thể thấp (và độ ẩm không khí cao), trong khi hom nửa hoá gỗ lại có yêu cầu độ ẩm giá thể cao hơn. Mặt khác, theo Dansin (1983) thì cây lá kim không nên có độ ẩm giá thể quá lớn, trong khi cây lá rộng lại cần độ ẩm lớn hơn, thời kỳ sắp ra rễ hom cần độ ẩm lớn nhất, sau khi ra rễ thì yêu cầu độ ẩm giảm xuống. Phun sương là yêu cầu bắt buộc khi giâm hom. Phun sương vừa làm tăng độ ẩm vừa làm giảm nhiệt độ không khí, giảm bốc hơi của lá. Trong mùa lạnh thời gian phun và thời gian ngắt quãng đều có thể kéo dài, trong mùa PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 19 nắng (nhiệt độ cao, ánh sáng nhiều) thì thời gian một lần phun ngắn và thời gian ngắt quãng cũng ngắn. Các tiến bộ kỹ thuật hiện nay đã đưa đến việc xây dựng các nhà giâm hom kỹ thuật cao với hệ thống điều kiển tự động về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và độ dài ngày thích hợp cho giâm hom của từng nhóm loài cây. Giá thể giâm hom: Giá thể cũng góp phần vào thành công của giâm hom. Các loại giá thể được dùng hiện nay chủ yếu là cát tinh, mùn cưa hoặc xơ dừa băm nhỏ hoặc đất vườn ươm. Khi giâm hom chỉ để tạo cây ra rễ, sau đó mới cấy cây hom vào bầu thì giá thể thường là cát tinh, còn khi giâm hom trực tiếp vào bầu để tạo thành cây hom thì giá thể thường là mùn cưa để mục, xơ dừa băm nhỏ hoặc đất vườn ươm, hoặc có sự trộn lẫn chúng với cát tinh. Một giá thể giâm hom tốt là có độ thoáng khí tốt và duy trì được độ ẩm trong thời gian dài mà không ứ nước, tạo điều kiện cho rễ phát triển tốt đồng thời phải sạch, không bị nhiễm nấm và không có nguồn sâu bệnh, độ pH khoảng 6,0 - 7,0. 1.1.2. Kỹ thuật tạo chồi, cắt chồi, cắt hom và xử lý hom Thu hái chồi: Chồi từ gốc cây mẹ ở rừng trồng, khi chồi được 45 - 60 ngày tuổi, chiều cao chồi 40 – 60 cm, chồi mập khỏe có màu xanh đậm là có thể cắt chồi để lấy hom. Trên một gốc có thể thu hái 2 - 3 lứa chồi. Chồi ở vườn tạo hom: Khi chồi đạt được khoảng 30 ngày tuổi có chiều dài 10 - 15cm, hóa gỗ một nửa, mập khỏe, có màu xanh đậm có thể cắt chồi để lấy hom. Việc thu chồi có thể tiến hành 4 - 5 đợt, mỗi đợt cách nhau một tháng. Sau mỗi lần thu chồi cần bón phân, tưới nước cho cây. Thời điểm cắt chồi nên cắt vào buổi sáng khi thời tiết còn mát, chồi không bị héo. Dùng dao sắc cắt chồi, mỗi chồi để lại một cặp lá ở phần gốc để có thể nẩy chồi mới ở nách lá. Sau khi cắt để ngay chồi vào xô nước đủ ngập hết phần gốc của chồi 3 - 5cm và vận chuyển về nơi xử lý hom. - Cắt hom: Hom được cắt có chiều dài 10 – 15 cm tùy theo loài, trên mỗi hom phải có 1 - 2 cặp lá để quang hợp. Nếu loài có lá nhỏ thì để nguyên, loài có lá lớn thì cắt đi 1/3 phiến lá. Cắt bỏ cành non ở nách lá, cắt sát nách lá để chồi ngủ có thể phát triển tốt. Xử lý thuốc chống nấm: Ngâm hom vào dung dịch benlate nồng độ 200 ppm (200 mg/1lít nước) trong 15 phút để trừ nấm bệnh, sau đó rửa sạch bằng nước lã 2 lần. Cắt phần gốc hom sát với phần gốc lá cuối cùng và cắt bỏ cuống lá của cặp lá đó. Xử lý hom bằng chất kích thích ra rễ: Áp dụng cho loài khó ra rễ, loại thuốc, nồng độ, thời gian xử lý phụ thuộc vào loài cây, tuổi hom. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 20 1.2. Cơ sở thực tiễn Kỹ thuật trồng rừng sản xuất cây Bời lời đỏ thuần loài: trồng bằng cây con có bầu, tuổi cây từ 6 đển 8 tháng, cây cao từ 30-35 cm; mật độ trồng 2.000 cây/ha, cự ly trồng 2,5 x 2 m, hố đào kích thước 30 x 30 x 30 cm hoặc 40 x 40 x 40 cm. Trồng nông lâm kết hợp: cây con có bầu, tuổi cây từ 6-8 tháng tuổi, cây cao từ 25-35 cm, mật độ trồng 1.000 cây/ha, hố đào tương tự như trồng rừng thuần loài, phối trí trồng một hàng Bời lời xen giữa hai hàng cà phê, cách 2 – 3 hàng cà phê tiến hành trồng 1 hàng Bời lời đỏ. Thời gian chăm sóc rừng trồng tiến hành trong 3 năm, nội dung chăm sóc gồm: mỗi năm chăm sóc 2 lần, làm cỏ xới đất, bón thúc phân NPK với liều lượng 100-200 g/cây/năm (Lê Thị Lý, 1997). Kỹ thuật trồng Bời lời đỏ có một số tồn tại chính như sau: + Mật độ trồng rừng thuần loài: 2.000 cây/ha: theo đúng qui phạm nhưng trên thực tế, người dân trồng mật độ cao hơn, dao động từ 2.500 – 3.000 cây/ha. Mật độ trồng nông lâm kết hợp 1.000 cây/ha là tương đối phù hợp với thực tiễn. + Nguồn giống cung cấp cho dự án: Chủ yếu được thu hái từ các khu rừng trồng có sẵn tại địa phương, chưa qua chọn lọc. Tuy nhiên, rừng giống này không đủ cung cấp nguồn giống cho dự án cũng như hoạt động trồng rừng Bời lời đỏ tự phát của các hộ gia đình, tổ chức ngoài vùng dự án. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng rừng trồng Bời lời đỏ sau này. Đặc biệt Bời lời đỏ cung cấp vỏ, nên việc tuyển chọn giống có chất lượng vỏ tốt và sinh trưởng tốt là vô cùng cần thiết. 1.2.1. Nghiên cứu nước ngoài Cây Bời lời đỏ là loài cây đa mục đích và được người bản địa nhiều nơi trên thế giới sử dụng thường xuyên như 1 loại dược liệu để điều trị trong đời sống hàng ngày (Arya, 2002; Majumdar, 2006). Tuy nhiên, những nghiên cứu về loài cây này trên thế giới còn hạn chế. Theo nghiên cứu của Rebena năm 2007 thì vỏ Bời lời chứa tinh dầu thơm, được chiết xuất dùng trong y học, làm hương thơm, nguyên liệu và làm keo dán công nghiệp hoặc sơn, ngoài ra còn được dùng làm nhang đốt trong tín ngưỡng tôn giáo của người dân (Rabena, 2007). Điều này được chứng minh rõ hơn tại một tài liệu dùng để tập huấn công tác nhân giống các loài cây dược liệu của của Somashekhar và cộng sự (2002), theo tài liệu này đã tổng kết, mô tả thực vật và phân loại những bộ phận dùng để làm thuốc và sản xuất biệt dược của những loài cây tại Bangalore. Trong đó, đã xác nhận bộ phận dùng để làm thuốc và sản xuất ra biệt dược của cây Bời lời đỏ là thân và vỏ thân. Với giá trị dược liệu nổi trội của cây Bời lời đỏ, nhiều nghiên cứu trên thế giới chủ yếu tập trung vào đặc điểm này. Theo nghiên cứu của Tại Ấn Độ, các tác giả PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 495 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 332 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 376 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 528 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 348 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 335 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 269 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 266 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 216 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 208 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn