Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp: Sử dụng kỹ thuật PCR trong chẩn đoán bệnh tôm chết sớm và đề xuất biện pháp phòng trị
lượt xem 7
download
Mục tiêu nghiên cứu đề tài là tìm hiểu đặc điểm gây bệnh của vi khuẩn V. parahaemolyticus ở Hội chứng tôm chết sớm (EMS) trên tôm thẻ chân trắng (TCT) (Litopenaeus vannamei) ở Quảng Bình và phương pháp chẩn đoán bằng kỹ thuật PCR. Thử nghiệm và đề xuất biện pháp phòng trị có hiệu quả cho người nuôi tôm ở Quảng Bình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp: Sử dụng kỹ thuật PCR trong chẩn đoán bệnh tôm chết sớm và đề xuất biện pháp phòng trị
- i ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM DÆÅNG VIÃÚT PHÆÅNG TUÁÚN SÆÍ DUÛNG KYÎ THUÁÛT PCR TRONG CHÁØN ÂOAÏN BÃÛNH TÄM CHÃÚT SÅÏM VAÌ ÂÃÖ XUÁÚT BIÃÛN PHAÏP PHOÌNG TRË LUÁÛN VÀN THAÛC SÉ KHOA HOÜC NÄNG NGHIÃÛP Chuyãn ngaình: NUÄI TRÄÖNG THUÍY SAÍN . Maî säú: 60.62.03.01 62.03.01 NGÆÅÌI HÆÅÏNG DÁÙN KHOA HOÜC PGS.TS. NGUYÃÙN QUANG LINH HUẾ - 2015 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa có ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tôi tin tưởng rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thừa Thiên Huế, tháng 9 năm 2015 Tác giả Dương Viết Phương Tuấn PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa học cao học K19 (niên khóa 2013-2015), cũng như bản luận văn tốt nghiệp, tôi xin chân thành cảm ơn sự tạo điều kiên của Trường đại học Nông Lâm, Đại Học Huế và phòng Đào tạo sau đại học Trường đại học Nông Lâm. Đặc biệt xin chân thành cảm ơn thầy giáo, PGS.TS Nguyễn Quang Linh - Người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và các hoạt động nghiên cứu. Các thầy cô giáo đã giảng dạy tôi trong suốt quá trình học tập tại khoa Thủy sản, Trường đại học Nông Lâm. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Chi cục Thú Y, tỉnh Quảng Bình và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, Cơ quan thú y vùng 4 và Trung tâm chẩn đoán Nam Khoa, Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện giúp đỡ và hỗ trợ nhiệt tình cho tôi hoàn thành luận văn thạc sỹ khoa học. Xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân đã ủng hộ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập. Tuy nhiên, kiến thức là vô hạn nên chắc chắn đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự thông cảm, chia sẽ và góp ý để luận văn có thể hoàn thiện hơn! Trân trọng cảm ơn! Huế, ngày 12 tháng 9 năm 2015 Học viên thực hiện DƯƠNG VIẾT PHƯƠNG TUẤN PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iii MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 1 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ..................................................................................... 2 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................ 3 1.1. TỔNG QUAN VỀ NUÔI TÔM CHÂN TRẮNG .................................................... 3 1.1.1. Tình hinh nghề nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới ........................................... 3 1.1.2. Tại Việt Nam ......................................................................................................... 3 1.1.3. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở Quảng Bình ................................................. 6 1.2. TỔNG QUAN VỀ DỊCH BỆNH EMS TRÊN TÔM ............................................... 7 1.2.1. Tình hình dịch bệnh EMS trên thế giới ................................................................. 7 1.2.3. Tình hình dịch tể bệnh EMS ở Quảng Bình .......................................................... 9 1.3. ĐẶC ĐIỂM VÀ TÍNH CHẤT GÂY BỆNH CỦA VI KHUẨN ........................... 10 1.3.1. Nghiên cứu về đặc điểm gây bệnh của vi khuẩn V. parahaemolyticus ............... 10 1.3.2. Dấu hiệu nhận biết triệu chứng tôm chết sớm .................................................. 16 1.4. TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT PCR ĐỂ CHẨN ĐOÁN BỆNH TÔM CHẾT SỚM . 18 1.4.1. Khái niệm và nguyên lý hoạt động ...................................................................... 18 1.4.2. Các bước biến tính trong chu kỳ ......................................................................... 19 1.4.3. Trình tự DNA cần nhân bản ................................................................................ 20 1.4.4. Đoạn mồi (Primer) ............................................................................................... 20 1.4.5. dNTP (deoxy nucleoside triphosphate) ............................................................... 21 1.4.6. Enzyme DNA polymerase chịu nhiệt .................................................................. 21 1.4.7. Dung dịch đệm cho phản ứng PCR ..................................................................... 21 1.4.8. Ứng dụng PCR trong thủy sản............................................................................. 21 1.4.9. Các phương pháp giải trình tự gene ..................................................................... 22 CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 27 2.1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 27 2.1.1. Đối tượng và khách thể ....................................................................................... 27 2.1.2. Thời gian nghiên cứu:.......................................................................................... 27 2.1.3. Địa điểm nghiên cứu............................................................................................ 27 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iv 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................. 27 2.2.1. Các nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 27 2.2.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 27 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 28 2.3.1. Sơ đồ nghiên cứu ................................................................................................. 28 2.3.2. Bố trí thí nghiệm .................................................................................................. 28 2.4. VẬT LIỆU, PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ............................................. 29 2.4.1. Dụng cụ và máy móc ........................................................................................... 29 2.4.2. Vật liệu làm thí nghiệm ....................................................................................... 29 2.4.3. Phương pháp thu mẫu .......................................................................................... 29 2.4.4. Phương pháp nuôi cấy và định danh vi khuẩn .................................................... 29 2.4.5. Quy trình PCR ..................................................................................................... 31 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 34 3.1. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH VÀ TÍNH NGUY HẠI CỦA BỆNH EMS TRÊN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG Ở QUẢNG BÌNH ............................................................ 34 3.2. ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN V. PARAHAEMOLYTICUS ........................................... 36 3.2.1. Dấu hiệu bệnh lý của tôm thu từ ao nuôi............................................................. 36 3.2.2. Kết quả nuôi cấy và phân lập V.parahaemolyticus ............................................. 37 3.2.3. Đặc điểm hình thái............................................................................................... 38 3.2.4. Đặc điểm sinh hóa của vi khuẩn V. parahaemolyticus........................................ 38 3.2.5. Kết quả giám định bằng PCR .............................................................................. 40 3.3. Kết quả giải trình gen 16S ...................................................................................... 40 3.3. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH EMS TRÊN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG Ở QUẢNG BÌNH .............................................................................................................. 49 3.3.1. Kết quả điều tra kháng sinh và chế phẩm sinh học ............................................. 49 3.3.2. Các biện pháp kỹ thuật khác áp dụng .................................................................. 50 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 57 4.1. Kết luận................................................................................................................... 57 4.2. Kiến Nghị ............................................................................................................... 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 58 PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 60 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AHPNS : Hội chứng hoại tử gan tụy cấp (Acute Hepatopancreatic Necrosis Syndrome) BTC : Bán thâm canh CP-QB : Giống công ty CP Quảng Bình CTV : Cộng tác viên ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long EM : Effective microoganisms EMS : Hội chứng tôm chết sớm (Early Mortality Syndrome) FAO : Tổ chức của Liên Hợp Quốc Thực phẩm và Nông nghiệp IHHND : Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô MBV : Bệnh còi cọc NN& PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NTTS : Nuôi trồng thủy sản OR : Tỷ suất chênh (Odd Ratio) PCR : Phản ứng chuỗi polymerase (Polymerase Chain Reaction) RR : Nguy cơ tương đối (Relative Rick) TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TC : Thâm canh TCBS : Thiosunfate Citrate Bile Salts Sucrose TLC : Tỷ lệ chết Vibrio spp : Các loài khác nhau thuộc giống Vibrio VP : Vibrio parahaemolyticus Vibrio spp. : Các loài khác nhau thuộc giống Vibrio VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm WSSV : Hội chứng vi rút đốm trắng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Diện tích, sản lượng và năng suất tôm thẻ chân trắng qua các năm .......... 5 Bảng 1.2. Tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi tỉnh Quảng Bình qua các năm.......... 10 Bảng 1.3. Các chỉ số nhận biết trước khi bệnh EMS xảy ra .................................... 16 Bảng 1.4. Các dấu hiệu nhận biết trước khi bệnh EMS xảy ra ................................ 17 Bảng 2.1. Phân bố phiếu điều tra và cơ cấu lấy mẫu ............................................... 28 Bảng 2.2. Chuẩn bị PCR mix: theo bảng dưới đây .................................................. 32 Bảng 2.3. Chương trình PCR ................................................................................... 32 Bảng 2.4. Đọc kết quả .............................................................................................. 33 Bảng 3.1. Bệnh dịch và tình hình bệnh diễn biến qua các năm 2012 - 4/2015........ 35 Bảng 3.2. Tình hình nhiễm bệnh qua chẩn đoán PCR ............................................. 36 Bảng 3.3. Kết quả phân lập, kiểm tra vi khuẩn V. parahaemolyticus trên môi trường TCBS ....................................................................................................... 38 Bảng 3.4. Kết quả thử phản ứng sinh hóa ................................................................ 38 Bảng 3.5. Kết quả xét nghiệm mẫu nhiễm vi khuẩn VP gây bệnh EMS ................. 40 Bảng 3.6. So sánh trình tự đoạn gen V. parahaemolyticus với các trình tự tương đồng trên Genbank bằng công cụ BLAST............................................... 49 Bảng 3.7. Hiệu quả trị bệnh tôm chết sớm bằng kháng sinh tại các vùng điều tra .. 50 Bảng 3.8. Thử nghiệm các biện pháp nâng cao chất lượng giống ........................... 51 Bảng 3.9. Quy trình sử dụng EM thứ cấp để quản lý chất lượng nước ................... 52 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Ảnh hưởng của bệnh tôm chết sớm ở bốn tỉnh đồng bằng Nam Bộ................... 8 Hình 1.2. Cơ chế xâm nhập của phage.................................................................................. 12 Hình 1.3. Mô bệnh học gan tụy của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) từ Thái Lan có biểu hiện bệnh EMS/AHPNS (T.W.Flegel). .......................................... 14 Hình 1.4. Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) có dấu hiệu nhiễm bệnh ............ 15 Hình 1.5. Cấu trúc mô gan tụy tôm khỏe (bên trái) và mô gan tụy bị phá hủy bởi AHPND/EMS (bên phải) khi phân tích bằng kỹ thuật mô bệnh học................ 18 Hình 1.6. Sơ đồ phản ứng PCR ............................................................................................. 19 Hình 1.7. Các mạch đơn có một đánh dấu với 32P ............................................................... 23 Hình 1.8. Hình xạ ký tự ghi trên phim nhạy tia X một gel polyacrylamide sau khi diện di ......................................................................................................... 23 Hình 1.9. Phương pháp Enzyme giải trình tự DNA. ........................................................... 24 Hình 1.10. Sơ đồ hệ thống máy giải trình tự tự động ............................................................ 25 Hình 1.11. Trình tự của gen sau khi điện di mao quản .......................................................... 25 Hình 3.1. Phân bố các ổ dịch EMS tại Quảng Bình theo không gian và thời gian từ năm 2012 – 2014 ............................................................................................................ 34 Hình 3.2. Tôm có dấu hiệu gan tụy teo và ruột rỗng ........................................................... 36 Hình 3.3: Nuôi cấy trên môi trường TCBS (trái); hình thái của vi khuẩn (phải) .............. 37 Hình 3.4. Kết quả PCR phát hiện vi khuẩn V. parahaemolyticus gây bệnh EMS ........... 40 Hình 3.5. Kết quả so sánh giải trình tự gen V. parahaemolyticus với trình tự gen chuẩn.42 Hình 3.6. Kết quả so sánh giải trình tự gen V. parahaemolyticus với trình tự gen chuẩn.44 Hình 3.7. Kết quả so sánh giải trình tự gen V. parahaemolyticus với trình tự gen chuẩn.46 Hình 3.8. Kết quả so sánh giải trình tự gen V. parahaemolyticus với trình tự gen chuẩn.48 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hội chứng tôm chết sớm (Early Mortality Syndrome - EMS), hay còn gọi là hội chứng hoại tử gan tuỵ cấp (Acute Hepatopancreatic Necrosis Syndrome – AHPNS), theo báo cáo của Hiệp hội nuôi trồng thủy sản thế giới (WAS), bệnh xuất hiện lần đầu ở miền nam Trung Quốc vào năm 2009, đến năm 2012, bệnh bùng phát mạnh ở các nước ASEAN như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia gây thiệt hại to lớn về cả lượng và lợi nhuận, thiệt hại cho ngành nuôi tôm thế giới hàng tỉ USD mỗi năm. Cho đến nay, bệnh tôm chết sớm vẫn đang là vấn đề nhức nhối không chỉ đối với người nuôi tôm mà cả nhà nghiên cứu trên toàn thế giới. Từ đầu năm 2011, bệnh đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nghề nuôi tôm ở nước ta với thiệt hại hơn 98.000 ha và hơn 46.000 ha diện tích nuôi tôm trong năm 2012 tập trung ở một số tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Bạc Liêu và Kiên Giang (Tổng cục Thủy sản, 2013). Đặc biệt, dịch bệnh EMS mới xuất hiện tại tỉnh Quảng Bình từ năm 2012 nhưng đã gây chết tôm hàng loạt trên diện tích lớn. Theo số liệu báo cáo tổng kết của Chi cục Thú y Quảng Bình năm 2012 dịch bệnh EMS xảy ra với diện tích 13,6 ha/1.068,9 ha chiếm 1,27 % tổng diện tích nuôi tôm; năm 2013 là 21,97ha/1.068,9 ha chiếm 2,06 % tổng diện tích nuôi tôm và năm 2014 là 2,4ha/1.068,9 ha. Dịch bệnh chủ yếu xảy ra tại các vùng nuôi huyện Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch và TP Đồng Hới (Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Quảng Bình, 2014) [12]. Phương pháp phổ biến dùng để định danh vi khuẩn gây bệnh trên các đối tượng nuôi thủy sản là phương pháp sinh hóa truyền thống hoặc sử dụng bộ kit API20E/API20 Strep (BioMerieux) (Trần Thị Tuyết Hoa, 2014)[13]. Tuy nhiên, các phương pháp này cần nhiều thời gian cho phân lập, nuôi cấy và định danh vi khuẩn. Thời gian sử dụng cho phương pháp này thường kéo dài khoảng 4 – 5 ngày nên không đáp ứng được cho yêu cầu chẩn đoán bệnh hiện nay. Gần đây, một trong những phương pháp sinh học phân tử giúp rút ngắn thời gian phát hiện vi khuẩn đã được phát triển; trong đó phổ biến và dễ áp dụng là phương pháp PCR. Phương pháp PCR hiện nay được ứng dụng rộng rãi trong ngành nuôi trồng thủy sản nhằm kiểm tra chất lượng giống, chẩn đoán một số bệnh tôm, cá... (May Flor, 2013)[21]. Phương pháp cho kết quả nhanh và đáng tin cậy. Xuất phát từ những vấn đề đó, được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn và Trường đại học Nông Lâm, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Sử dụng kỹ thuật PCR trong chẩn đoán bệnh tôm chết sớm và đề xuất biện pháp phòng trị”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu đặc điểm gây bệnh của vi khuẩn V. parahaemolyticus ở Hội chứng tôm chết sớm (EMS) trên tôm thẻ chân trắng (TCT) (Litopenaeus vannamei) ở Quảng Bình và phương pháp chẩn đoán bằng kỹ thuật PCR. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 - Thử nghiệm và đề xuất biện pháp phòng trị có hiệu quả cho người nuôi tôm ở Quảng Bình. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Ý nghĩa khoa học: Cung cấp các thông tin về vi khuẩn V. parahaemolyticus gây bệnh tôm chết sớm. - Ý nghĩa thực tiễn: Sử dụng kỹ thuật PCR phân tích, phát hiện nhanh tác nhân gây bệnh sẽ giúp cho chúng ta có giải pháp phòng trị bệnh ở tôm nhằm giảm thiểu thiệt hại do vi khuẩn gây ra. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VỀ NUÔI TÔM CHÂN TRẮNG 1.1.1. Tình hinh nghề nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới Tôm thẻ chân trắng được nuôi vào khoảng thập niên 80 (FAO Fishery Statistic, 2011). Đến năm 1992, chúng đã được nuôi phổ biến trên thế giới, nhưng chủ yếu tập trung ở các nước Nam Mỹ (Wedner &Rosenberry, 1992). Khi đó nhiều nước Châu Á đã tìm cách hạn chế phát triển tôm chân trắng do sợ lây bệnh cho tôm sú.Cho đến năm 2003 thì các nước châu Á bắt đầu nuôi đối tượng này và sản lượng tôm thẻ chân trắng trên thế giới đạt khoảng 1 triệu tấn, từ đó sản lượng tôm liên tục tăng nhanh qua các năm, đến năm 2010 sản lượng tôm đạt khoảng 2,7 triệu tấn. (FAO, 2011) (Châu Tài Tảo, 2014) [2]. Trước năm 2000, nhiều nước Đông Nam Á đã tìm cách hạn chế phát triển tôm chân trắng do sợ lây bệnh cho tôm sú. Nhưng sau đó, lợi nhuận cao và những ưu điểm rõ rệt ở loài tôm này đã khiến người dân ở nhiều nước tiến hành nuôi tự phát. Sản lượng tôm các loại tăng nhanh và ổn định ở khu vực châu Á tại thời điểm đó là do tôm thẻ chân trắng, góp phần đẩy sản lượng tôm thế giới tăng gấp 2 lần vào năm 2000. Trước năm 2003, các nước có sản lượng tôm nuôi lớn nhất thế giới (như Thái Lan, Trung Quốc, Inđônêxia, Ấn Độ) chủ yếu nuôi tôm sú hay tôm bản địa. Nhưng sau đó, đã tập trung phát triển mạnh đối tượng tôm thẻ chân trắng. Sản lượng tôm thẻ chân trắng của Trung Quốc năm 2003 đạt 600 nghìn tấn (chiếm 76% tổng sản lượng tôm nuôi tại nước này); đến năm 2008 tôm chân trắng đạt sản lượng 1,2 triệu tấn (trong tổng số 1,6 triệu tấn tôm nuôi). Inđônêxia nhập tôm chân trắng về nuôi từ năm 2002 và năm 2005 đạt 40 nghìn tấn, năm 2007 là 120 nghìn tấn (trong tổng sản lượng 320 nghìn tấn). Năm 2004, tôm thẻ chân trắng dẫn đầu về sản lượng tôm nuôi, đóng góp trên 50% tổng sản lượng tôm nuôi trên thế giới. Năm 2007, tôm chân trắng chiếm 75% tổng sản lượng tôm nuôi toàn cầu và là đối tượng nuôi chính ở 03 nước châu Á (Thái Lan, Trung Quốc, Inđônêxia). Ba nước này cũng chính là những quốc gia dẫn đầu thế giới về nuôi tôm. Giá trị, năm 1997, sản lượng tôm nuôi đạt 700 nghìn tấn, tương đương với 3,5 tỷ USD, giá trung bình khoảng 5 USD/kg. Trong 10 năm lại đây, tốc độ tăng về sản lượng tôm thế giới khoảng 20%/năm, đã đem lại cho thế giới 3,2 triệu tấn tôm với giá trị tôm nuôi hiện nay là 11 tỷ USD, giá tôm trung bình rơi vào khoảng 3,4- 3,5 USD/kg. 1.1.2. Tại Việt Nam Tôm thẻ chân trắng được đưa vào Việt Nam năm 2001 và được nuôi thử nghiệm tại 3 công ty: Công ty Duyên Hải (Bạc Liêu), Công ty Việt Mỹ (Quảng Ninh) và công PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 ty Asia Hawaii (Phú Yên) (Bộ NN&PTNT, 2010). Vào thời điểm này nước ta hạn chế phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng vì sợ lây bệnh cho tôm sú. Đến năm 2006, ngành thủy sản đã cho phép nuôi bổ sung tôm thẻ chân trắng tại các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận, nhưng vẫn cấm nuôi tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đầu năm 2008, nhận thấy thị trường thế giới đang có xu hướng tiêu thụ mạnh mặt hàng tôm thẻ chân trắng của Thái Lan, Trung Quốc… và sản phẩm tôm sú nuôi của Việt Nam bị cạnh tranh mạnh, hiệu quả sản xuất thấp do dịch bệnh. Ngày 25/01/2008, Bộ NN&PTNT ban hành chỉ thị số 228/CT-BNN-NTTS về việc phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng tại các tỉnh phía Nam. Từ đó diện tích và sản lượng tôm thẻ chân trắng không ngừng được tăng lên. Dự kiến đến năm 2015 sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt khoảng 449.500 tấn (Bộ NN&PTNT 2010) (Châu Tài Tảo, 2014) [2]. Đầu những năm 2000, Việt Nam cũng đã hạn chế phát triển loài tôm này. Đến năm 2006, ngành thuỷ sản đã cho phép nuôi bổ sung tôm thẻ chân trắng tại các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận, nhưng vẫn cấm nuôi tại khu vực ĐBSCL. Đầu năm 2008, nhận thấy thị trường thế giới đang có xu hướng tiêu thụ mạnh mặt hàng tôm thẻ chân trắng của Thái Lan, Trung Quốc… và sản phẩm tôm sú nuôi của Việt Nam bị cạnh tranh mạnh, hiệu quả sản xuất thấp, Bộ NN&PTNT đã ban hành Chỉ thị số 228/CT-BNN&PTNT cho phép nuôi tôm chân trắng tại vùng ĐBSCL nhằm đa dạng hoá sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu, giảm áp lực cạnh tranh, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của các nước trong khu vực và trên thế giới. Cuối năm 2012, cả nước có 185 cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng, sản xuất được gần 30 tỷ con. Sang năm 2013 (tính đến hết tháng 5), cả nước có 103 cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng, cung cấp cho thị trường 3,5 tỷ con. Số trại sản xuất tôm thẻ chân trắng và tôm sú chủ yếu tập trung tại các tỉnh Nam Trung Bộ, trong đó Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hoà và Phú Yên chiếm khoảng 40% trong tổng số trại sản xuất giống tôm của cả nước (tương đương với 623 trại). Sản lượng giống tôm nước lợ ở khu vực này chiếm khoảng 70% tổng sản lượng giống tôm của cả nước. Bên cạnh đó, các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang cũng là những địa phương sản xuất giống tôm thẻ chân trắng cung cấp lượng lớn tôm giống cho thị trường. Tuy nhiên, chất lượng tôm giống hiện nay không đồng đều. Tại những cơ sở có uy tín, con giống được tiêu thụ tốt, giá cao. Nửa đầu năm 2013, giá tôm giống nhìn chung ổn định tại các tỉnh phía Nam. Song, tại các tỉnh phía Bắc như Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, do chi phí vận chuyển tăng cao, giá tôm giống cũng tăng lên. Giá giống tôm thẻ chân trắng dao động trong khoảng 80-90 đồng/con. Từ một số mô hình nuôi thành công, tôm thẻ chân trắng đang ngày càng được các hộ nuôi trồng thuỷ sản quan tâm phát triển. Năm 2012, trong khi diện tích thả giống tôm sú đạt 619,4 nghìn ha - giảm 7,1% so với năm 2011; và sản lượng thu hoạch 298,6 nghìn tấn - giảm 6,5% so với năm 2011; thì diện tích thả giống tôm thẻ chân trắng tăng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 15,5% - đạt xấp xỉ 38,2 nghìn ha, sản lượng thu hoạch tăng 3,2% - đạt 177,8 nghìn tấn. Tình hình diễn ra tương tự năm 2013, trong khi diện tích thả giống tôm sú giảm (chỉ đạt 560 nghìn ha, bằng 94,4% mức cùng kỳ năm 2012) và sản lượng thu hoạch là 85 nghìn tấn (bằng 80% mức cùng kỳ ) thì diện tích thả giống tôm chân trắng tăng (đạt xấp xỉ 63,7 nghìn ha, bằng 116% so với cùng kỳ năm 2012), sản lượng thu hoạch là 243 nghìn tấn (gần bằng 142% mức cùng kỳ năm 2012). Bảng 1.1. Diện tích, sản lượng và năng suất tôm thẻ Chân trắng qua các năm ở Việt Nam Năng suất bình Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) quân (kg/ha) 2005 13.455 40.096 2.980 2006 18.441 57.185 3.100 2007 19.919 64.776 3.250 2008 15.079 47.827 3.170 2009 21.339 89.521 4.190 2010 25.397 136.719 5.380 2011 38.283 152.939 5.330 2012 41.789 186.197 4.460 2013 63.719 243.000 3.672 Nguồn: Tổng cục Thủy sản, 2014 Có thể thấy, ngoài lợi thế về tôm sú thì Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng để đầu tư phát triển tôm chân trắng, trong đó, tôm cỡ nhỏ là một lợi thế mà Việt Nam cần tích cực khai thác.Theo tính toán của các chuyên gia thuỷ sản, chi phí sản xuất tôm chân trắng nguyên liệu thông thường chỉ bằng 0,4-0,5 chi phí sản xuất tôm sú. Tuy nhiên, để có thể khai thác thành công các tiềm năng và lợi thế ở tôm chân trắng, Việt Nam cũng cần phải kiểm soát tốt dịch bệnh. Năm 2012, cả nước có tới 106 nghìn ha diện tích tôm nuôi nước lợ bị thiệt hại. Sang năm 2013, diện tích tôm nuôi bị thiệt hại khoảng 14,6 nghìn ha; trong đó, diện tích tôm chân trắng bị thiệt hại là 666 ha (chiếm gần 9% diện tích thả nuôi). 6 tháng đầu năm 2013, 17% diện tích thả nuôi tôm chân trắng bị thiệt hại - tương đương với PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 6 3.081 ha (trong khi tôm sú thả nuôi chỉ bị thiệt hại 3,8%). So với cùng kỳ năm 2012, diện tích tôm sú thả nuôi bị thiệt hại bằng 65%, nhưng với tôm chân trắng thì con số này lên tới 125%. Diện tích nuôi tôm bị bệnh tập trung chủ yếu ở vùng ĐBSCL và một số tỉnh khu vực Trung Trung Bộ. Theo báo cáo tại buổi Họp báo về tình hình dịch bệnh nuôi tôm nước lợ năm 2012, hội chứng hoại tử gan tuỵ xảy ra chủ yếu ở các vùng nuôi tôm thân canh và bán thâm canh, xảy ra ở hầu hết các tháng trong năm, nhưng mức độ dịch bệnh trầm trọng nhất từ tháng 4 đến tháng 7, chiếm 75% tổng diện tích báo cáo bị bệnh trong cả năm. Các vùng nuôi có độ mặn thấp, tỷ lệ mắc bệnh ít hơn so với vùng nuôi có độ mặn cao. Các tháng nhiệt độ thấp, mùa mưa, tỷ lệ xuất hiện bệnh thấp hơn các tháng mùa khô, nhiệt độ cao. Hội chứng hoại tử gan tuỵ cấp tính gây chết tôm ở giai đoạn 15-40 ngày sau khi thả nuôi. Tôm ngừng ăn, bơi chậm, vỏ mỏng, màu tôm nhợt nhạt. Gan tuỵ có biểu hiện sưng, nhũn, teo. Như vậy, về nuôi trồng thuỷ sản, tôm thẻ chân trắng đang gặp khá nhiều khó khăn. Tuy nhiên, trong lĩnh vực xuất khẩu thuỷ sản, mặt hàng này lại đang khẳng định được vị thế. 7 tháng đầu năm 2013, trong khi xuất khẩu tôm sú chỉ tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2012 (đạt xấp xỉ 680 triệu USD) thì xuất khẩu tôm chân trắng đạt 609 triệu USD, tăng 51,5% so với cùng kỳ năm 2012, chiếm 43,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam. Giá đầu tư thấp, mùa vụ nuôi ngắn, có khả năng thích ứng tốt trong điều kiện nuôi rộng muối, cho năng suất cao, kích cỡ tôm phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của thế giới… là những điều kiện để tôm chân trắng chiếm được vị trí ưu tiên trong nuôi trồng thuỷ sản tại Việt Nam. Để đạt chỉ tiêu diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng là 63,7 nghìn ha (bằng 104,8% năm 2012), về sản lượng phấn đấu đạt 200 nghìn tấn trong năm 2013, các hộ nuôi tôm chân trắng được khuyến cáo thực hiện tốt các công việc sau: chọn giống sạch bệnh (đã qua kiểm dịch, không mang các tác nhân gây bệnh đốm trắng, đầu vàng, MBV, khuẩn Vibrio); thả nuôi đúng vụ, không thả ở mật độ cao; luôn đảm bảo lượng ôxy hoà tan; theo dõi độ mặn và diễn biến nhiệt độ nước trong ao (các tháng từ 4-7 có nhiệt độ cao, phải duy trì nước ao sâu); định kỳ diệt khuẩn trong ao nuôi; sử dụng chế phẩm sinh học có chất lượng; không để thừa thức ăn gây ô nhiễm môi trường; các ao bị bệnh phải tẩy trùng triệt để, khoanh vùng, cách ly; không xả nước thải, tôm chết ra môi trường… Đối với các cơ quan quản lý thuỷ sản cần chú ý việc nhập khẩu tôm bố mẹ, ngoài yêu cầu sạch bệnh, còn phải đánh giá xuất xứ, chất lượng của đàn tôm bố mẹ từ nơi sản xuất trước khi cho nhập khẩu; Thực hiện giám sát dịch bệnh chặt chẽ để có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời. 1.1.3. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở Quảng Bình Quảng Bình là tỉnh nằm ở Bắc Trung Bộ, Việt Nam với diện tích tự nhiên 8.065 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 km2 và đường bờ biển dài 116,04 km với nhiều bến bãi, cửa sông, vùng bãi triều, mặt biển rộng, nguồn lợi thủy - hải sản tự nhiên phong phú, đa dạng là tiềm năng phát triển kinh tế thủy sản trên các lĩnh vực khai thác, dịch vụ hậu cần nghề cá, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản ngọt, mặn, lợ. Những năm gần đây, khai thác thế mạnh của địa phương, nhiều công ty, hộ nông dân đã mạnh dạn đầu tư nuôi tôm ở các vùng mặn, lợ bước đầu đã cho những kết quả tích cực trong tạo việc làm, thu nhập cho người dân. Bên cạnh những công ty nuôi tôm có quy mô lớn như Công ty cổ phần Đức Thắng, Công ty TNHH Phú Thành Đạt, Công ty TNHH Thanh Hương... nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn kiến thiết hạ tầng, đầu tư kỹ thuật nuôi. Hiện diện tích thả nuôi tôm trong toàn tỉnh trên 1068,9 ha, trong đó có 706 ha ao đất. Năm 2013, năng suất tôm sú bình quân 1,44 tấn/ha/vụ; năng suất tôm thẻ chân trắng ao đất bình quân 3,1 tấn/ha/vụ; tôm thẻ chân trắng trên ao cát đạt 11,6 tấn/ha/vụ, cá biệt có nơi đạt đến 50 – 60 tấn/ha/vụ (Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Quảng Bình, 2013) [11]. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tình hình thời tiết diễn biến phức tạp; giá đầu vào tăng cao; cùng với điều kiện môi trường ao nuôi ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng dẫn đến dịch bệnh trên tôm đã xảy ra gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm như bệnh đốm trắng (WSD), bệnh hoại tử gan tụy cấp (EMS)… Nên diện tích thả nuôi năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015 có chiều hướng giảm. 1.2. TỔNG QUAN VỀ DỊCH BỆNH EMS TRÊN TÔM 1.2.1. Tình hình dịch bệnh EMS trên thế giới Do việc gia tăng hoạt động nuôi trồng thủy sản đã dẫn tới sự bùng nổ về dịch bệnh do vi khuẩn và virut trên tôm, gây tổn thất lớn về kinh tế trong ngành nuôi trồng thủy sản. Bệnh trên tôm, nhất là bệnh do virus luôn là nổi lo của người nuôi trồng và là mối quan tâm hàng đầu của các nhà khoa học. Mặc dù virus gây bệnh trên tôm thì không ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người nhưng gây tổn thương rất lớn cho người nuôi tôm. Trong những năm 1980, Đài Loan dẫn đầu thế giới về sản lượng tôm. Nhưng đến 1988, dịch bênh xảy ra làm sụp đổ nghề nuôi tôm nước này. Còn Indonesia là một nước có nghề nuôi tôm xuất hiện lâu đời nhất Đông Nam Á và là một nước dẫn đầu về sản lượng tôm trong vùng. Tốc độ phát triển về nghề nuôi tôm tương đối vững chắc. Nhưng vào những năm 1992 dịch bệnh xuất hiện và đã gây thiệt hại khoảng 80% cho các trại nuôi tôm thâm canh nước này. Cũng như Đài Loan, Trung Quốc là một trong những nước đứng đầu thế giới về sản lượng tôm nhưng vào những năm 1993 dịch bênh đã làm cho người nuôi tôm tại Trung Quốc thiệt hại 400 triệu USD; năm 1994 Ấn Độ thiệt hại 17,5 triệu USD; năm 1997 Thái Lan thiệt hại 600 triêu USD;..Theo số liệu thống kê của Bộ Thủy sản cho thấy sản lượng tôm nuôi trên thế giới giảm từ 676,262 tấn (2001) còn 593.011 tấn (2002). PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 8 1.2.2. Tình hình dịch bệnh EMS ở Việt Nam Cùng với sự tăng nhanh về diện tích và sản lượng thì môi trường ngày càng bị ô nhiễm dẫn đến tình hình dịch bệnh xảy ra nhiều hơn. Năm 2008, diện tích bị thiệt hại là 658 ha chủ yếu là do bệnh đôm trắng. Tuy nhiên, dịch bệnh thật sự bùng phát từ năm 2010 đến năm 2012 với diện tích thiệt hại lên đến 7.068 ha, chủ yếu là do bệnh hội chứng hoại tử cấp tính (Bộ NN&PTNT 2013). Diện tích nuôi tôm bị bệnh tập trung chủ yếu ở vùng ĐBSCL và một số tỉnh khu vực Trung Trung Bộ. Trong đó Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau thiệt hại nặng nề nhất. Theo báo cáo tại buổi họp báo về tình hình dịch bệnh nuôi tôm nước lợ năm 2012, hội chứng hoại tử cấp tính xảy ra chủ yếu ở các vùng nuôi tôm thân canh và bán thâm canh, xảy ra ở hầu hết các tháng trong năm, nhưng mức độ dịch bệnh trầm trọng nhất từ tháng 4 đến tháng 7, chiếm 75% tổng diện tích báo cáo bị bệnh trong cả năm. Các vùng nuôi có độ mặn thấp, tỷ lệ mắc bệnh ít hơn so với vùng nuôi có độ mặn cao. Các tháng nhiệt độ thấp, mùa mưa, tỷ lệ xuất hiện bệnh thấp hơn các tháng mùa khô, nhiệt độ cao. Đến năm 2013 tình hình dịch bệnh đốm trắng và hội chứng hoại tử cấp tính đã giảm đi đáng kể so với năm 2011 và 2012 (Tổng cục thủy sản 2013), nhưng dẫn còn gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi. Vì vậy ngành thủy sản đang tìm mọi cách để kiềm chế bệnh này bộc phát như những năm qua (Châu Tài Tảo, 2014) [2]. Từ năm 2011, bệnh EMS tác động đến sản xuất, gây thiệt hại rất lớn đến diện tích nuôi ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, (hình 1.1). Theo Thú y (Cục Thú y) của Việt Nam báo cáo tổng diện tích bị ảnh hưởng của các trại nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long là khoảng 39 000 ha cụ thể : tỉnh Trà Vinh (6200 ha vào năm 2011); tỉnh Sóc Trăng (20 000 ha vào năm 2011); tỉnh Cà Mau (15 000 ha trong năm 2010-2011); và tỉnh Bạc Liêu (11 000 ha vào năm 2011) (FAO Fisheries and Aquaculture Report) [17]. Hình 1.1. Ảnh hưởng của bệnh tôm chết sớm ở bốn tỉnh đồng bằng Nam Bộ (FAO, 2013) PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 9 Năm 2012, ngành nuôi tôm nước ta mất khoảng 30.000 tỉ đồng vì bệnh chết sớm trên tôm (EMS), năm 2013 tỷ lệ tôm chết vì bệnh này đã giảm xuống do người nuôi sử dụng công nghệ nuôi biofloc, và năm 2014 có khả năng khôi phục diện tích nuôi tôm kéo theo việc tăng sản lượng tôm (Tổng cục Thủy Sản, 2013). Theo báo cáo của Cục Thú y, trong 6 tháng đầu năm 2013, tình hình dịch bệnh thủy sản, nhất là dịch bệnh trên tôm, đã giảm so với cùng kỳ, nhưng vẫn xảy ra trầm trọng ở vài nơi, gây thiệt hại cho người nuôi. Cụ thể, dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm đã xuất hiện tại 192 xã của 57 huyện thuộc 18 tỉnh, thành cả nước. Tổng diện tích tôm nuôi bị nhiễm bệnh là 5.705 ha, bao gồm 2.423 ha tôm thẻ và 3.282 ha tôm sú. So với 10 tháng đầu năm 2013, bệnh hoại tử gan tụy cấp tính xảy ra tại nhiều địa phương hơn, nhưng tổng diện tích bị nhiễm bệnh đã giảm hơn rất nhiều, ước tính chỉ bằng 1/5 so với năm 2012. Năm 2012, diện tích tôm sú mắc bệnh chiếm 92,36% so với tổng diện tích nuôi, tôm thẻ chân trắng là 7,64%. Năm 2013, do diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tăng lên đáng kể nên tỉ lệ mắc bệnh chiếm 42,47% so với tổng diện ticgs và tôm sú bị nhiễm bệnh chiếm 55,53%. Theo Tổng cục Thủy sản, 10 tháng đầu năm 2013, Mặc dù bị ảnh hưởng dịch bệnh năm 2012 và diễn biến thời tiết đầu năm 2013 có nhiều bất lợi song do giá tôm nguyên liệu tăng từ giữa năm nên người dân đã tăng vụ, mở rộng diện tích nuôi tôm, trong đó, tôm thẻ chân trắng tăng cả về diện tích và sản lượng nuôi. Nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) như Bạc Liêu, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang,… mở rộng diện tích nuôi tôm trái vụ nhưng tình hình dịch bệnh trên tôm được kiểm soát khá tốt. Để chủ động phòng chống dịch bệnh trên tôm, ngành nông nghiệp tỉnh đã xây dựng, củng cố các Ban quản lý vùng nuôi và tập huấn cho các Ban quản lý về quy trình canh tác, phòng trị bệnh trên tôm. Năm 2014, Tổng cục Thủy sản sẽ giữ vững diện tích nuôi và sản lượng tôm sú ở mức 615.000ha và 340.000 tấn; sản lượng tôm chân trắng tăng 20 - 30%, so với năm 2013, tương đương 230.000 tấn và 60.000 ha. Theo khuyến cáo của Cục Thú y, các địa phương nuôi tôm nước lợ cần khẩn trương lập kế hoạch phòng chống dịch bệnh, thường xuyên giám sát và dự báo tình hình, xây dựng lịch thả nuôi cho các vụ tiếp theo nhằm chủ động quản lý dịch bệnh, đảm bảo hiệu quả kinh tế cho toàn vụ nuôi. 1.2.3. Tình hình dịch tể bệnh EMS ở Quảng Bình Quảng Bình là tỉnh nằm ở Bắc Trung Bộ, Việt Nam với diện tích tự nhiên 8.065 km2 và đường bờ biển dài 116,04 km với nhiều bến bãi, cửa sông, vùng bãi triều, mặt biển rộng, nguồn lợi thủy - hải sản tự nhiên phong phú, đa dạng là tiềm năng phát triển kinh tế thủy sản trên các lĩnh vực khai thác, dịch vụ hậu cần nghề PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 10 cá, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản ngọt, mặn, lợ. Hiện diện tích thả nuôi tôm trong toàn tỉnh trên 1068,9 ha, trong đó có 706 ha ao đất. Năm 2013, năng suất tôm sú bình quân 1,44 tấn/ha/vụ; năng suất tôm thẻ chân trắng ao đất bình quân 3,1 tấn/ha/vụ; tôm thẻ chân trắng trên ao cát đạt 11,6 tấn/ha/vụ, cá biệt có nơi đạt đến 50 – 60 tấn/ha/vụ [11]. Bảng 1.2. Tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi tỉnh Quảng Bình qua các năm Thời gian Thời gian so sánh Diện tích Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Bệnh Đốm trắng 7,16 15,75 26 Diện tích bị bệnh Hội chứng hoại t ửgan tụy cấp 13,6 21,97 2,4 (ha) Môi trường 2,55 Tổng 23,31 37,72 28,4 Nguồn: Chi cục Thú y Quảng Bình. Trong những năm gần đây tình hình thời tiết diễn biến phức tạp cùng với điều kiện môi trường ao nuôi ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng dẫn đến dịch bệnh trên tôm đã xảy ra gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm như bệnh đốm trắng (WSD), bệnh hoại tử gan tụy cấp (EMS)…Đặc biệt, dịch bệnh EMS mới xuất hiện tại tỉnh Quảng Bình từ năm 2012 nhưng đã gây chết tôm hàng loạt trên diện tích lớn. Theo số liệu báo cáo tổng kết của Chi cục Thú y Quảng Bình năm 2012 dịch bệnh EMS xảy ra với diện tích 13,6 ha/1.068,9 ha chiếm 1,27 % tổng diện tích nuôi tôm; năm 2013 là 21,97ha/1.068,9 ha chiếm 2,06 % tổng diện tích nuôi tôm và năm 2014 là 2,4ha/1.068,9 ha. Dịch bệnh chủ yếu xảy ra tại các vùng nuôi huyện Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch và TP Đồng Hới [10], [11], [12]. 1.3. ĐẶC ĐIỂM VÀ TÍNH CHẤT GÂY BỆNH CỦA VI KHUẨN 1.3.1. Nghiên cứu về đặc điểm gây bệnh của vi khuẩn V. parahaemolyticus Nhóm nghiên cứu bệnh học thủy sản của Tiến Sĩ Donald Lightner tại Đại học Arizona (Hoa Kỳ) xác định nguyên nhân gây EMS được gây ra bởi một chủng duy nhất của một loại vi khuẩn tương đối phổ biến đó là Vibrio Parahaemolyticus. Vi khuẩn này đã bị nhiễm bởi một loại thể thực khuẩn (phage) làm cho chúng sinh ra một loại độc tố cực mạnh. Phage là từ viết tắt của Bacteriophage hay còn gọi với cái tên quen thuộc là thể PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 11 thực khuẩn, là một loại virus đặc biệt chuyên tấn công vi khuẩn, nó chỉ sống được khi ký sinh vào cơ thể vi khuẩn. Mỗi vi khuẩn có thể là vật chủ của một hoặc nhiều phage. Phage phân bố rộng rãi trong tự nhiên, chúng được phát hiện đầu tiên bởi nhà khoa học người Anh Frederick Twort (1877-1950) ở tụ cầu khuẩn năm 1915, sau đó được nhà khoa học người Canada Felix d'Hérelle (1873-1949) nghiên cứu sâu hơn và xác định được chúng là virus ký sinh trên vi khuẩn được gọi là Bacteriophage. Cấu trúc của phage có 3 dạng là dạng hình khối không có đuôi, hình khối có đuôi và dạng sợi hay dạng que. Phage có cấu tạo rất đơn giản, thành phần hóa học của phage gồm có (i) Nhân DNA/RNA: DNA có ở hầu hết các phage, một số là chuổi DNA đôi (dsDNA) hoặc chuổi DNA đơn (ssDNA); một số khác có thông tin di truyền là RNA và thường là chỉ có một chuỗi RNA (ssRNA). (ii) Protein: vỏ capsid được cấu tạo bằng những đơn phân tử được gọi là capsome hay là những hạt protein. (iii) Enzyme: phage thường có chứa một số loại enzyme ở phần đuôi giúp chúng có thể xâm nhập vào tế bào vi khuẩn. Sự nhân lên của phage: Có 2 dạng phage: phage có độc lực cao và phage không có độc lực. Loại phage có độc lực sẽ nhân lên trong tế bào vi khuẩn và giết chết vi khuẩn ngay sau đó; quá trình này gọi là chu trình tan (lytic cycle). Loại phage "ôn hòa" hơn sau khi xâm nhập vào vi khuẩn sẽ xảy ra một trong hai trường hợp: sẽ nhân lên theo cách của phage độc lực và giết chết tế bào vi khuẩn; hoặc các DNA/RNA của phage sẽ kết hợp với DNA của vi khuẩn và phage sẽ nhân lên khi vi khuẩn nhân lên, quá trình nhân lên theo cách này gọi là chu trình tiềm tan (lysogenic cycle). - Thực khuẩn thể chỉ có thể nhân lên khi ký sinh vào các tế bào vi khuẩn. Đầu tiên phage phải tìm thấy thụ thể tiếp nhận đặc hiệu (specific recepter) trên bề mặt tế bào vi khuẩn sau đó enzyme ở đuôi của phage sẽ phân hủy màng tế bào vi khuẩn, và đuôi co bóp đẩy nhân chứa DNA/RNA của phage vào tế bào vi khuẩn. Vỏ capsid sẽ ở lại ngoài vi khuẩn. Sau 2 - 3 phút, enzyme deoxyribonuclease của phage sẽ phá hủy DNA của tế bào vi khuẩn, mRNA và kèm theo hàng loạt enzym cần thiết cho phage được tổng hợp. DNA của phage được hình thành cùng với protein (tạo vỏ capsid) của phage được tổng hợp ở ribosome của tế bào chủ. Các thành phần của DNA lắp ghép với protein tạo thành phage. Các phage mới được hình thành sau thời gian khoảng 12 phút và sự giải phóng phage mới thường xảy ra ở phút thứ 25. Trung bình mỗi vi khuẩn có thể giải phóng từ 100 đến vài trăm phage. Các thực khuẩn thể vừa được giải phóng lại tìm đến ký sinh vào tế bào vi khuẩn khác và quá trình tổng hợp phage diễn ra như nói trên, vi khuẩn mới lại bị tiêu diệt. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 12 å Hình 1.2. Cơ chế xâm nhập của phage. Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính xuất hiện ở Trung Quốc vào năm 2009, sau đó bệnh xuất hiện ở Việt Nam vào năm 2010, rồi đến Thái Lan và Mã- Lai vào năm 2011 (Lightner et al, 2012b; Flegel, 2012). Bệnh xuất hiện ở tôm sú và tôm thẻ khoảng 20-30 ngày sau khi thả giống, tỉ lệ chết có thể lên đến 100% ở những ao nhiễm nặng, tôm có dấu hiệu lờ đờ, bỏ ăn, gan tụy teo và có màu sắc nhợt nhạt, kèm theo đó là những dấu hiệu khác như mềm vỏ, sẫm màu và có đốm trên vỏ đầu ngực, phân tích mô học thì cho thấy bệnh ảnh hưởng chủ yếu ở gan tụy của tôm (Lightner et al, 2012b). Lightner (Đại học Arizona, Mỹ) mô tả chi tiết về bệnh lý học của hội chứng hoại tử gan tụy là tình trạng thoái hóa của gan tụy tiến triển cấp tính kèm theo là không có hoạt động phân bào trong tế bào E, rối loại chức năng ở giữa ngoại biên của tế bào B, F và R, dễ thấy những tế bào có nhân trương to, tróc các tế bào biểu mô hình ống và các giai đoạn cuối bao gồm sự tập trung tế bào máu ở giữa ống gan tụy và nhiễm trùng vi khuẩn thứ cấp (Flegel, 2012). Đặc điểm mô bệnh học tương tự được Prachumwat et al, (2012) mô tả khi quan sát mẫu tôm bệnh thu ở Thái Lan. Theo Lightner et al. (2012b) tác nhân gây hội chứng hoại tử gan tụy có thể là độc tố (từ môi trường nuôi, thức ăn hoặc từ vi khuẩn). Hội chứng hoại tử xuất hiện và diễn biến phức tạp ở Việt Nam từ năm 2010 đến nay và gây chết hàng loạt trên tôm nuôi ở các Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh, Bến Tre và Kiên Giang. Dấu hiệu bệnh lý của tôm bị bệnh giống như dấu hiệu mô tả ở trên là tôm lờ đờ, bỏ ăn và chết, cơ quan gan tuỵ của tôm bị mềm nhũn hoặc teo lại (Lê Hữu Tài et al., 2012). Kết quả phân tích mô học của nhóm nghiên cứu này cho thấy hai trường hợp hoại tử tương ứng với hai dấu hiệu hoại tử. Dấu hiệu hoại tử thứ nhất là các tế bào ống gan tụy bị thoái hóa hoàn toàn và bong tróc vào trong lòng ống, không tìm thấy sự hiện diện của các tác nhân gây bệnh hữu sinh, không có những biến đổi bệnh lý đặc trưng trên tế bào gan tụy khi quan sát dưới kính hiển vi điện tử. Dấu hiệu hoại tử thứ hai là hiện tượng melanin hóa, viêm quanh các ống gan tụy với sự xuất hiện của vô số tế bào máu và sự hiện diện của trực khuẩn Gram âm trong vùng hoại tử (Đặng Thị Hoàng Oanh, 2012) [4]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 370 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 413 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 542 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 299 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 343 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 319 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 235 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 246 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn