Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Phân tích đánh giá chất lượng nước hồ Thiền Quang, Hà Nội
lượt xem 18
download
Luận văn yêu cầu đáp ứng được nội dung bao gồm các công việc sau: Phân tích các thông số liên quan đến chất lượng nước hồ Thiền Quang; từ kết quả phân tích, đánh giá chất lượng nước hồ Thiền Quang thông qua QCVN 08:2008/BTNMT về nước mặt và chỉ số chất lượng nước (WQI-water quality index); đề xuất một số biện pháp bảo vệ, quản lý chất lượng nước hồ Thiền Quang.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Phân tích đánh giá chất lượng nước hồ Thiền Quang, Hà Nội
- Khoa Hóa họcTrường ĐHKHTNĐHQGN Luận văn Thạc sĩ MỞ ĐẦU Ngày nay, việc bảo vệ nguồn nước, đa dạng sinh học và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên nước đã và đang trở thành vấn đề vô cùng cần thiết, đặc biệt khi sự ô nhiễm các nguồn nước (nhất là nguồn nước ngọt) đang trở nên ngày càng trầm trọng, đe dọa cuộc sống của loài người và gây ra nhiều khó khăn cho sản xuất, đời sống. Trong các hệ sinh thái nói chung và hệ sinh thái thủy vực nói riêng thì hệ sinh thái hồ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bên cạnh các chức năng là cấp nước, tưới tiêu cho nông nghiệp, du lịch giải trí, thủy điện và phòng hộ thì hồ còn chứa nhiều nguồn tài nguyên phong phú, đó là một “ngân hàng gen” rất đa dạng, quý hiếm cần phải được bảo vệ. [6] Hà Nội là thành phố có mật độ các hồ khá cao. Phần lớn các hồ có nguồn gốc tự nhiên, một số có nguồn gốc nhân tạo. Các hồ này đóng vai trò quan trọng vào việc điều hòa nước mưa, nước thải và tạo nên cảnh quan sinh thái cho thành phố Hà Nội. Nhiều hồ chưa được cải tạo, đang tiếp nhận nước thải sinh hoạt của dân cư xung quanh. Một số hồ được cải tạo, kè xung quanh, tách nước thải và nước mưa riêng như hồ Hoàn Kiếm, hồ Thiền Quang; vài hồ đang được cải tạo như hồ Văn Chương, hồ Kim Liên, ... Với vai trò quan trọng như trên thì việc quan trắc, thu thập và thống kê số liệu về chất lượng nước các hồ hàng năm nhằm đánh giá hiện trạng và xu thế biến đổi chất lượng môi trường nước phục vụ công tác quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố là việc rất cần thiết. Chúng ta đều biết rằng, chất lượng nước là hàm của các nhân tố vật lý, hóa học, sinh học và nhiều nhân tố khác. Theo quan điểm hiện nay, việc nghiên cứu chất lượng nước trong các hệ sinh thái hồ không chỉ dừng lại ở việc khảo sát, phân tích Trịnh Bích Liên 1 Khóa 20 (20092011)
- Khoa Hóa họcTrường ĐHKHTNĐHQGN Luận văn Thạc sĩ các số liệu về hóa, lý và sinh học mà cách tiếp cận toán học là một hướng nghiên cứu, là cách để quản lý rất hiệu quả. [6] Nghiên cứu về mô hình tính toán sinh thái chất lượng nước hồ ở Việt Nam, đánh giá sự phú dưỡng là hướng mới mẻ và bắt đầu được quan tâm vào đầu năm 1990. Việc nghiên cứu chất lượng nước hồ theo quan điểm toán học là công việc hết sức cần thiết nhằm tìm ra công cụ đánh giá, dự báo tình trạng chất lượng nước và sinh thái của hồ. Trên cơ sở đó đề xuất chiến lược quy hoạch, bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên vô cùng quý giá này. Theo hướng nghiên cứu đó, chúng tôi thực hiện luận văn với đề tài: “Phân tích đánh giá chất lượng nước hồ Thiền Quang, Hà Nội”. Luận văn yêu cầu đáp ứng được nội dung bao gồm các công việc sau: 1. Phân tích các thông số liên quan đến chất lượng nước hồ Thiền Quang. 2. Từ kết quả phân tích, đánh giá chất lượng nước hồ Thiền Quang thông qua QCVN 08:2008/BTNMT về nước mặt và chỉ số chất lượng nước (WQI water quality index). 3. Đề xuất một số biện pháp bảo vệ, quản lý chất lượng nước hồ Thiền Quang. Hy vọng rằng đề tài này sẽ đóng góp một phần nhỏ vào công việc quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững hồ Thiền Quang, Hà Nội. Hình 1. Cảnh hồ Thiền Quang Trịnh Bích Liên 2 Khóa 20 (20092011)
- Khoa Hóa họcTrường ĐHKHTNĐHQGN Luận văn Thạc sĩ Trịnh Bích Liên 3 Khóa 20 (20092011)
- Khoa Hóa họcTrường ĐHKHTNĐHQGN Luận văn Thạc sĩ CHƯƠNG I. TỔNG QUAN 1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA HỒ THIỀN QUANG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC HỒ. Hồ Thiền Quang nằm trên địa phận quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, lọt giữa bốn phố Nguyễn Du, Trần Bình Trọng, Trần Nhân Tông và Quang Trung. Thiền Quang (ánh sáng nhà Phật) chỉ là một làng nằm ở phía đông nam hồ nay là khu vực đầu phố Nguyễn Ðình Chiểu. Ngoài làng này ra, ở quanh hồ còn có các làng Liên Thuỷ ở phía bắc và tây, Quang Hoa ở phía tây nam và Pháp Hoa ở phía nam. Diện tích của hồ Thiền Quang là 5,5 ha; mực nước trung bình/max=4/5,2m; độ cao bờ 5,7m; thể tích hồ 175.000m3 . Hồ Thiền Quang thuộc hệ thống hồ tự nhiên có liên thông ngầm với hồ Bảy mẫu, là nơi tiếp nhận nước mưa, nước thải sinh hoạt của khu vực Yết Kiêu – Trần Bình Trọng – Quang Trung và một phần khu vực Bà Triệu. Năm 2003, Sở Giao thông Công chính Hà Nội đã thực hiện kế hoạch tát nước, nạo vét lòng hồ, kè lại bờ và bổ sung nước mới, giữ cho chất lượng nước hồ được trong sạch. Ba phía vòng quanh hồ được xây các vườn hoa nhỏ, có ghế đá cho dân ngồi nghỉ ngắm cảnh[1]. Mùa mưa khả năng sự điều tiết của hồ tương đối tốt, chủ yếu nhận nước mưa tự nhiên. Hồ còn tiếp nhận một lượng nước thải từ một số hàng quán café và trung tâm văn hóa ven hồ. Hồ tương đối sạch, xung quanh có cây bóng mát, lượng rác quanh hồ ít, được quản lý và chăm sóc tốt, được dọn dẹp thường xuyên, do đó hồ được tận dụng để làm nơi nuôi cá và một số thủy sản khác[25]. Tuy nhiên trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ chỉ cho phép nghiên cứu chất lượng nước hồ theo hai mùa, mùa khô và mùa mưa. Hy vọng trong tương lai, đề tài có thể được phát triển nghiên cứu đánh giá cả chất lượng thủy sản sinh sống trong hồ. Trịnh Bích Liên 4 Khóa 20 (20092011)
- Khoa Hóa họcTrường ĐHKHTNĐHQGN Luận văn Thạc sĩ 1.2. MỘT SỐ KẾT QUẢ CHẤT LƯỢNG NƯỚC HỒ THIỀN QUANG ĐÃ CÔNG BỐ Theo kết quả Báo cáo quan trắc môi trường nước 13 hồ Hà Nội năm 2005 của Phòng Quản lý Môi trường và Khí tượng Thủy văn, sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội (Nay là Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội)[2], chất lượng nước hồ Thiền Quang lấy mẫu ngày 31/08/2005 được trình bày ở bảng 1 và được so sánh với giới hạn cho phép của TCVN 5942 – 1995 (loại B áp dụng đối với nước mặt dùng cho các mục đích khác) Bảng 1: Kết quả phân tích 2 mẫu nước hồ Thiền Quang lấy ngày 31/08/2005 Kết quả phân tích TCVN TT Thông số Đơn vị Mẫu 1 Mẫu 2 5942 1995 (TQ1) (TQ2) (Loại B) 1 pH 9,84 9,91 5,5 9 2 Nhiệt độ 0 C 33,5 34,4 3 COD mgO2/l 51,5 64
- Khoa Hóa họcTrường ĐHKHTNĐHQGN Luận văn Thạc sĩ 6 NH4 (N) mg/l 1,85 2,08 1 7 Dầu mỡ mg/l
- Khoa Hóa họcTrường ĐHKHTNĐHQGN Luận văn Thạc sĩ Kết quả phân tích TCVN TT Thông số Đơn vị Mẫu 1 Mẫu 1 5942 1995 (TQ1) (TQ1) (Loại B) 2 Nhiệt độ 0 C 29,9 30,1 3 COD mgO2/l 54 64
- Khoa Hóa họcTrường ĐHKHTNĐHQGN Luận văn Thạc sĩ chuẩn cho phép trung bình 2,27 lần. Số lượng coliform tổng số vượt quá tiêu chuẩn cho phép trung bình 61,5 lần [3]. Theo bản luận văn thạc sĩ khoa học [27], tác giả Đỗ Kiều Tú đã đưa ra bảng kết quả phân tích nước hồ Thiền Quang năm 2010 như bảng 3. Bảng 3: Kết quả phân tích nước hồ Thiền Quang năm 2010 Nhiệ Độ NH4+ NO2 DO BOD5 COD Ptổng Thông số t độ pH đục N N (mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l) (ToC) (NTU) (mg/l) (mg/l) QCVN 08:2008/ 5,5 ≥4 15 30 0,3 0,5 0,04 BTNMT 9 (B1) Kết quả 33,0 8,55 3,76 12 80 185 1,13 3,79 0,428 Đối chiếu QCVN 08:2008/BTNMT (Loại B1), mẫu nước hồ Thiền Quang có chỉ tiêu pH đạt quy chuẩn, các chỉ tiêu DO, BOD 5, COD, tổng P, NH4+ N, NO2N không đạt quy chuẩn cho phép. Tiếp theo, tác giả Đỗ Kiều Tú còn phân loại chất lượng nước hồ dựa trên chỉ số hóa học WQI, và phân loại mức độ phì dưỡng của hồ dựa trên chỉ số sinh học Chlorophylla , kết quả là chất lượng nước hồ Thiền Quang thuộc loại kém. Những số liệu trên đây cho thấy chất lượng hồ Thiền Quang có những thay đổi theo mùa, các thông số như pH, COD, BOD 5, NH4+ cao hơn giới hạn B của tiêu chuẩn chất lượng nước mặt. Điều này cho thấy cần thiết tiếp tục nghiên cứu đánh giá chất lượng nước hồ Thiền Quang. Trịnh Bích Liên 8 Khóa 20 (20092011)
- Khoa Hóa họcTrường ĐHKHTNĐHQGN Luận văn Thạc sĩ 1.3. QCVN 08:2008/BTNMT VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT. Giá trị giới hạn của các thông số chất lượng nước mặt được quy định ở bảng 4. Bảng 4: Các thông số và giá trị giới hạn theo QCVN 08:2008/BTNMT Giá trị giới hạn TT Thông số Đơn vị Loại A Loại B A1 A2 B1 B2 1 pH 68,5 68,5 5,59 5,59 2 Ôxy hòa tan (DO) mg/l ≥ 6 ≥ 5 ≥ 4 ≥ 2 3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 20 30 50 100 4 COD mg/l 10 15 30 50 5 BOD5 (200C) mg/l 4 6 15 25 6 Amoni (NH+4) (tính theo N) mg/l 0,1 0,2 0,5 1 7 Clorua (Cl) mg/l 250 400 600 8 Florua (F) mg/l 1 1,5 1,5 2 9 Nitrit (NO2) (tính theo N) mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05 10 Nitrat (NO3) (tính theo N) mg/l 2 5 10 15 11 Phosphat (PO43) (tính theo P) mg/l 0,1 0,2 0,3 0,5 12 Xianua (CN) mg/l 0,005 0,01 0,02 0,02 13 Asen (As) mg/l 0,01 0,02 0,05 0,1 14 Cadimi (Cd) mg/l 0,005 0,005 0,01 0,01 15 Chì (Pb) mg/l 0,02 0,02 0,05 0,05 16 Crom III (Cr3+) mg/l 0,05 0,1 0,5 1 17 Crom VI (Cr6+) mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05 18 Đồng (Cu) mg/l 0,1 0,2 0,5 1 19 Kẽm (Zn) mg/l 0,5 1,0 1,5 2 20 Niken (Ni) mg/l 0,1 0,1 0,1 0,1 Trịnh Bích Liên 9 Khóa 20 (20092011)
- Khoa Hóa họcTrường ĐHKHTNĐHQGN Luận văn Thạc sĩ Giá trị giới hạn TT Thông số Đơn vị Loại A Loại B A1 A2 B1 B2 21 Sắt (Fe) mg/l 0,5 1 1,5 2 22 Thủy ngân (Hg) mg/l 0,001 0,001 0,001 0,002 23 Chất hoạt động bề mặt mg/l 0,1 0,2 0,4 0,5 24 Tổng dầu, mỡ (oils & grease) mg/l 0,01 0,02 0,1 0,3 25 E.coli MPN/ 100ml 20 50 100 200 26 Coliform MPN/ 100ml 2500 5000 7500 10000 Ghi chú: Việc phân hạng nguồn nước mặt nhằm đánh giá và kiểm soát chất lượng nước, phục vụ cho các mục đích sử dụng nước khác nhau: A1 Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác như loại A2, B1 và B2. A2 Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp; bảo tồn động thực vật thủy sinh, hoặc các mục đích như loại B1 và B2. B1 Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2. B2 Giao thông thuỷ và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp [4]. Trong đánh giá chất lượng nước, việc thống kê và phân loại chất lượng nước gặp nhiều khó khăn và phức tạp, khó hình dung đối với những cấp ra quyết định. Những báo cáo đánh giá chất lượng nước truyền thống thường bao gồm các tóm tắt thống kê phức tạp theo thành phần chất lượng nước cũng như theo nguồn nước. Dạng thông tin như vậy chỉ có giá trị đối với các chuyên gia về chất lượng nước, nhưng có thể không có ý nghĩa đối với người dân, các nhà quản lý hay các nhà làm luật, những người cần các thông tin ngắn gọn, súc tích về nguồn nước. Trong khi Trịnh Bích Liên 10 Khóa 20 (20092011)
- Khoa Hóa họcTrường ĐHKHTNĐHQGN Luận văn Thạc sĩ đó, để khai thác và sử dụng nguồn nước, việc phân loại nguồn nước là rất quan trọng và cần thiết. Do vậy, người ta đã sử dụng chỉ số chất lượng nước trong công tác đánh giá chất lượng nước. Việc sử dụng chỉ số chất lượng nước (WQI) là hướng đang được nhiều nước và chuyên gia phân tích, đánh giá chất lượng nước sử dụng. WQI là một phương tiện có khả năng tập hợp một lượng lớn các số liệu, thông tin về chất lượng nước, đơn giản hóa các số liệu chất lượng nước, để cung cấp thông tin dưới dạng dễ hiểu, dễ sử dụng cho các cơ quan quản lý tài nguyên nước, môi trường và công chúng... Trong công tác quy hoạch quản lý tài nguyên nước, việc phân vùng chất lượng nước trên một diện rộng là một yêu cầu hết sức quan trọng và WQI là một công cụ hữu hiệu để đáp ứng nhiệm vụ này. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ nghiên cứu theo hướng đi mới của bản luận văn này là tính toán WQI theo sổ tay hướng dẫn tính toán chất lượng nước của Tổng cục Môi trường mới ban hành và áp dụng WQI để đánh giá chất lượng nước hồ Thiền Quang một cách tổng quát. Trịnh Bích Liên 11 Khóa 20 (20092011)
- Khoa Hóa họcTrường ĐHKHTNĐHQGN Luận văn Thạc sĩ 1.4. CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC (WQI Water Quality Index) Trong sổ tay hướng dẫn tính toán chất lượng nước của Tổng cục Môi trường (TCMT) chỉ số chất lượng nước được hiểu như sau: 1. Chỉ số chất lượng nước (viết tắt là WQI) là một chỉ số được tính toán từ các thông số quan trắc chất lượng nước, dùng để mô tả định lượng về chất lượng nước và khả năng sử dụng của nguồn nước đó; được biểu diễn qua một thang điểm. 2. WQIthông số là chỉ số chất lượng nước tính toán cho mỗi thông số. 1.4.1. Mục đích của việc sử dụng WQI Đánh giá nhanh chất lượng nước mặt lục địa một cách tổng quát; Có thể được sử dụng như một nguồn dữ liệu để xây dựng bản đồ phân vùng chất lượng nước. Cung cấp thông tin môi trường cho cộng đồng một cách đơn giản, dễ hiểu. Nâng cao nhận thức về môi trường. 1.4.2. Các yêu cầu đối với việc tính toán WQI WQI được tính toán riêng cho số liệu của từng điểm quan trắc; WQIthông số được tính toán cho từng thông số quan trắc. Mỗi thông số sẽ xác định được một giá trị WQIthông số cụ thể, từ đó tính toán WQI để đánh giá chất lượng nước của điểm quan trắc; Thang đo giá trị WQI được chia thành các khoảng nhất định. Mỗi khoảng ứng với 1 mức đánh giá chất lượng nước nhất định. Trịnh Bích Liên 12 Khóa 20 (20092011)
- Khoa Hóa họcTrường ĐHKHTNĐHQGN Luận văn Thạc sĩ 1.4.3. Quy trình tính toán và sử dụng WQI trong đánh giá chất lượng môi trường nước mặt Quy trình tính toán và sử dụng WQI trong đánh giá chất lượng môi trường nước bao gồm các bước sau: Bước 1: Thu thập, tập hợp số liệu quan trắc từ trạm quan trắc môi trường nước mặt (số liệu đã qua xử lý); Bước 2: Tính toán các giá trị WQIthông số theo công thức; Bước 3: Tính toán WQI; Bước 4: So sánh WQI với bảng các mức đánh giá chất lượng nước. 1.4.4. Thu thập, tập hợp số liệu quan trắc Số liệu quan trắc được thu thập phải đảm bảo các yêu cầu sau: Số liệu quan trắc sử dụng để tính WQI là số liệu của quan trắc nước mặt lục địa theo đợt đối với quan trắc định kỳ hoặc giá trị trung bình của thông số trong một khoảng thời gian xác định đối với quan trắc liên tục; Các thông số được sử dụng để tính WQI bao gồm các thông số: DO, Nhiệt độ, BOD5, COD, NNH4, PPO4 , TSS, Độ đục, Tổng coliform, pH; Số liệu quan trắc được đưa vào tính toán đã qua xử lý, đảm bảo đã loại bỏ các giá trị sai lệch, đạt yêu cầu đối với quy trình về đảm bảo và kiểm soát chất lượng số liệu. 1.4.5. Một số phương pháp đánh giá chất lượng nước sử dụng chỉ số chất lượng nước trên thế giới. Trịnh Bích Liên 13 Khóa 20 (20092011)
- Khoa Hóa họcTrường ĐHKHTNĐHQGN Luận văn Thạc sĩ Trong quản lý môi trường, việc xác định một cách tổng thể chất lượng nước cho các mục đích sử dụng khác nhau nhờ một số lượng lớn các mẫu và các thông số đôi khi lại rất khó khăn. Để nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng nước, việc sử dụng chỉ số chất lượng nước WQI (water quality index) là hướng đang được các chuyên gia phân tích đánh giá chất lượng nước trên thế giới sử dụng. Mục đích của WQI là nâng cao hiểu biết về các vấn đề chất lượng nước bằng cách tích hợp dữ liệu phức tạp thành dạng 1 điểm số mô tả tình trạng và đánh giá xu hướng chất lượng nước. Dựa trên giá trị của WQI các thuỷ vực sông, ao, hồ có thể được phân loại chất lượng nước cho mục đích sử dụng nước khác nhau. Trên thế giới, WQI được tính theo nhiều phương pháp khác nhau và người ta đã đưa ra những sự đánh giá so sánh giữa chúng. Dưới đây là một số phương pháp chính. 1. WQI của quỹ vệ sinh quốc gia Hoa kỳ (NSFWQI) NSF WQI là một trong các bộ chỉ số chất lượng nước khá phổ biến được xây dựng bằng cách sử dụng kỹ thuật Delphi của tập đoàn Rand. NSFWQI thu nhận và tổng hợp ý kiến của số đông các nhà khoa học về chất lượng nước khắp nước Mỹ để lựa chọn ra các thông số chất lượng quyết định, sau đó xác lập phần trăm lượng đóng góp của từng thông số và tiến hành xây dựng các đồ thị chuyển đổi từ các giá trị đo được của thông số sang chỉ số phụ. WQI – NSF có tính đến vai trò trọng số của các thông số tham gia trong WQI và so sánh các kết quả với giá trị chuẩn qua giản đồ tính chỉ số phụ. Tuy nhiên các giá trị trọng số hoặc giản đồ tính chỉ số phụ trong NSFWQI chỉ thích hợp với điều kiện chất lượng nước của Mỹ. Chín thông số được lựa chọn là ôxy hoà tan (DO), E. coli, pH, nhu cầu ôxy sinh hoá BOD 5, NO3, P tổng, biến thiên nhiệt độ nước giữa hai điểm quan trắc gần nhau (∆T), độ đục và tổng chất rắn lơ lửng (TSS). Dựa vào các đồ thị và hàm số tương quan giữa kết quả Trịnh Bích Liên 14 Khóa 20 (20092011)
- Khoa Hóa họcTrường ĐHKHTNĐHQGN Luận văn Thạc sĩ của thông số và chỉ số phụ, từ đó tính được chỉ số phụ của thông số đó. Trọng số của mỗi thông số theo NSF được quy định như trong bảng 5. Bảng 5: Trọng số của mỗi thông số theo NSF TT Thông số Trọng số 1. DO 0,17 2. Fecal coliform 0,16 3. pH 0,11 4. BOD5 0,11 5. ΔToC 0,10 6. P tổng 0,10 7. Nitrat 0,10 8. Độ đục 0,08 9. Tổng chất rắn 0,07 Sau đó, kết hợp giữa trọng số và chỉ số phụ để tính giá trị của WQI. Từ giá trị WQI, chất lượng nước được xếp loại theo bảng 6. Bảng 6: Chất lượng nước đánh giá theo WQI của NSF Khoảng giá trị WQI Chất lượng nước 90100 Rất tốt 7090 Tốt 5070 Trung bình 2550 Kém Trịnh Bích Liên 15 Khóa 20 (20092011)
- Khoa Hóa họcTrường ĐHKHTNĐHQGN Luận văn Thạc sĩ 025 Rất kém NSFWQI là chỉ số chất lượng nước phổ biến được sử dụng làm cơ sở cho nhiều công trình nghiên cứu và ứng dụng WQI cho các nước đang phát triển khác[32]. 2. Mô hình WQI của Bộ Môi trường Canada (WQI – CCME) WQICCME được xây dựng dựa trên rất nhiều số liệu khác nhau sử dụng một quy trình thống kê với tối thiểu 4 thông số và 3 hệ số chính. WQICCME là một công thức rất định lượng và việc sử dụng hết sức thuận tiện với các thông số cùng các giá trị chuẩn (mục tiêu chất lượng nước) của chúng có thể dễ dàng đưa vào WQICCME để tính toán tự động. Tuy nhiên, trong WQICCME, vai trò của các thông số chất lượng nước trong WQI được coi như nhau, mặc dù trong thực tế các thành phần CLN có vai trò khác nhau đối với nguồn nước, ví dụ như thành phần chất rắn lơ lửng không có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng nước nguồn nước như thành phần oxy hòa tan[33] 1.4.6. Chỉ số chất lượng nước ở Việt Nam Những chỉ số chất lượng nước đã áp dụng ở Việt nam hầu hết được dựa trên những chỉ số chất lượng nước phổ biến trên thế giới đã được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của từng vùng. Công trình “Xây dựng WQI để đánh giá của quản lý hệ thống chất lượng nước sông Đồng Nai” của TS. Tôn Thất Lãng Trường Cao đẳng Tài Nguyên và Môi Trường thành phố Hồ Chí Minh được đăng tải trong tuyển tập báo cáo Hội thảo Khoa học lần thứ 19 viện KHKTTN & MT năm 1996. Ở công trình này TS. Tôn Thất Lãng đã ứng dụng phương pháp Delphil [35] để xây dựng WQI có giá trị từ 1 đến 10. Tác giả đã xây dựng một hệ thống câu hỏi gửi đến cho các chuyên gia chất lượng nước để lựa chọn thông số chất lượng nước Trịnh Bích Liên 16 Khóa 20 (20092011)
- Khoa Hóa họcTrường ĐHKHTNĐHQGN Luận văn Thạc sĩ quan trọng và đánh giá trọng số biểu diễn độ quan trọng của các thông số chất lượng nước. Kết quả tính toán WQI được dùng để đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Đồng Nai khu vực thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 19942004 cho thấy: Chất lượng nước sông Sài Gòn và sông Đồng Nai tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh đều có xu hướng giảm theo thời gian. Chất lượng nước thay đổi từ ô nhiễm rất nhẹ đến ô nhiễm nhẹ 9 > WQI > 5. Đó là hậu quả của việc phát triển kinh tế cũng như công nghiệp mạnh mẽ của các địa phương trong khi cơ sở hạ tầng phục vụ lại không bắt kịp sự phát triển đó[30]. Trong bài “Nghiên cứu WQI để đánh giá và phân vùng chất lượng nước sông Hậu”, TS. Tôn Thất Lãng đã xây dựng chỉ số chất lượng nước khu vực hệ thống sông Hậu theo phương pháp Delphi [35]. Các hệ thống câu hỏi được gửi đến 40 chuyên gia chất lượng nước tại các Viện Nghiên cứu, trường Đại học, Trung tâm Môi trường v.v… trong đó ghi rõ các thông số thường được sử dụng trong việc đánh giá chất lượng nước để có cơ sở thống nhất cho các chuyên gia lựa chọn. Trong bảng câu hỏi cũng đưa ra các khoảng giá trị của từng thông số để các chuyên gia đánh giá chất lượng nước. Dựa vào ý kiến của các chuyên gia, đường cong phân hạng của từng thông số sẽ được xây dựng để có thể xác định chỉ số phụ. Đồng thời, các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nước dựa vào hệ thống chỉ số được đề xuất. Việc áp dụng chỉ số chất lượng nước được đánh giá bởi các nhà quản lý là phù hợp. Nó cung cấp một phương pháp đánh giá tổng hợp về chất lượng nước tại lưu vực sông Hậu phục vụ cho công tác qui hoạch, quản lý và kiểm soát chất lượng nước cho lưu vực sông này[32] Đề tài “Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước theo WQI và đánh giá sử dụng các nguồn nước sông, kênh rạch ở vùng thành phố HCM” của PGS.TS Lê Trình Phân viện CN mới và BVMT đã ứng dụng và cải tiến các mô hình WQI của quỹ vệ sinh Quốc gia Hoa kỳ và của Ấn độ (Bhargara) để phân vùng chất lượng nước và Trịnh Bích Liên 17 Khóa 20 (20092011)
- Khoa Hóa họcTrường ĐHKHTNĐHQGN Luận văn Thạc sĩ đánh giá khả năng sử dụng nước các sông. Đề xuất yêu cầu phân tích 10 thông số chọn lọc hoặc ít nhất 6 thông số để có thể đánh giá tổng quát về chất lượng nước toàn bộ lưu vực. Kết quả nghiên cứu này có giá trị cao trong đánh giá, phân loại chất lượng nước và phân vùng ô nhiễm các lưu vực sông, phục vụ cho sử dụng nước và quy hoạch kiểm soát ô nhiễm[28]. Trong đề tài khoa học CN của thành phố Hà nội “Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước các sông, hồ, trên địa bàn thành phố Hà nội theo mô hình chỉ số chất lượng nước” (WQI) được sở KHCN – thành phố Hà nội, Viện Môi trường phát triển bền vững chủ trì và PGS.TS. Lê Trình làm chủ nhiệm thực hiện 20082009. Đề tài đã khảo sát phân tích bổ sung mức độ ô nhiễm các sông hồ tại 50 điểm, kết hợp đo đạc diễn biến chất lượng nước theo chiều dài các dòng sông với trên 30km và 2 thời điểm, mùa mưa 2008 và mùa khô 2009. Các tác giả đã áp dụng cải tiến các mô hình WQI của Hoa kỳ và Ấn độ để lập mô hình WQI phù hợp cho đặc điểm môi trường nước ở thành phố Hà nội với việc lựa chọn 10 thông số đặc trưng đó (DO, BOD5, TSS, tổng Colifom, pH, tổng N, độ đục, dầu mỡ, tổng P)[29]. Trong luận văn thạc sĩ khoa học Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội với đề tài “Nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm hữu cơ tại các hồ khu vực nội thành Hà Nội cũ thông qua chỉ số chất lượng nước Kannel” (2010), tác giả Đỗ Kiều Tú đã sử dụng chỉ số WQIkannel để đánh giá chất lượng nước của 22 hồ trong nội thành Hà Nội. WQIkannel được cải tiến từ phương pháp Delphi để đưa ra phương trình tổng quát tính chỉ số WQIkannel : n i 1 C i Pi WQIkannel = k n i P 1 i Với n là tổng số các thông số Ci là giá trị của thông số i sau khi chuẩn hóa Pi là trọng số tương ứng cho mỗi thông số, giá trị Pi có khoảng từ 14. Giá trị quan trọng nhất đối với sự duy trì đời sống thủy sinh thì lấy giá trị là 4 (ví dụ như Trịnh Bích Liên 18 Khóa 20 (20092011)
- Khoa Hóa họcTrường ĐHKHTNĐHQGN Luận văn Thạc sĩ ôxi hòa tan) và giá trị chỉ định cho các thông số có ít ảnh hưởng hơn (ví dụ như hàm lượng clorua) K là hằng số chủ quan, K lấy giá trị từ 0,25 1 tương ứng với nước bị ô nhiễm cao đến nước ít bị ô nhiễm theo nhận định sơ bộ. Trong WQIkannel giá trị trọng số chỉ phụ thuộc vào mức độ quan trọng của trọng số đối với sự duy trì cuộc sống thủy sinh, không liên quan đến tổng số thông số cần phân tích trong công thức, vì vậy khi ta thêm hay bớt số thông số thì giá trị trọng số trong công thức vẫn được giữ nguyên cho mỗi thông số. Bên cạnh đó WQIkannel còn có hằng số cảm quan k nên đánh giá đánh giá khá nhạy cho những vùng nước tiếp quản các nguồn thải trực tiếp. [27] Như vậy, hầu hết các phương pháp ở Việt Nam đã áp dụng đều dựa trên cơ sở WQI của Hoa kỳ (NSFWQI), Bharavara (Ấn độ) và bộ Môi Trường Canada (WQI – CCME) có cải tiến cho phù hợp với chất lượng nước đúng với từng vùng vì những nhược điểm sau: NSFWQI là chỉ số tổng quát cho phép đánh giá chất lượng nước tổng quan, ta phải tính cho 89 thông số chất lượng nước đặc trưng trên NFSWQI dùng để đánh giá cho nhiều mục đích sử dụng: Nước cấp sinh hoạt, nước cấp sản xuất công nghiệp,...vì vậy khi chỉ cần đánh giá một đoạn sông, ao hoặc hồ cho 1 một mục đích riêng nào đó thì NFSWQI sẽ đánh giá thiếu chính xác hơn.[33]. Trong WQICCME không tính đến trọng số có nghĩa rằng vai trò của các thông số chất lượng nước trong WQI được coi như nhau. Mặc dù trong thực tế các thành phần chất lượng nước có vai trò khác nhau đối với mỗi một nguồn nước khác nhau[34]. Các mô hình WQI đã được áp dụng không những đánh giá được chất lượng nước mà còn đề cập đến hiệu quả kinh tế trong việc kiểm soát chất lượng nước. Trịnh Bích Liên 19 Khóa 20 (20092011)
- Khoa Hóa họcTrường ĐHKHTNĐHQGN Luận văn Thạc sĩ Với mục đích của đề tài cao học, luận văn này lựa chọn phương pháp tính toán chỉ số chất lượng nước do Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên Môi trường hướng dẫn [3] 1.5. TÍNH TOÁN WQI a. Tính toán WQ thông số * WQIthông số (WQISI) được tính toán cho các thông số BOD5, COD, NNH4+, P PO43 , TSS, độ đục, Tổng Coliform theo công thức như sau: qi qi 1 WQI SI BPi 1 Cp qi 1 (1) BPi 1 BPi Trong đó: BPi: Nồng độ giới hạn dưới của giá trị thông số quan trắc được quy định trong bảng 1 tương ứng với mức i BPi+1: Nồng độ giới hạn trên của giá trị thông số quan trắc được quy định trong bảng 1 tương ứng với mức i+1 qi: Giá trị WQI ở mức i đã cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi qi+1: Giá trị WQI ở mức i+1 cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi+1 Cp: Giá trị của thông số quan trắc được đưa vào tính toán. Bảng 7. Bảng quy định các giá trị qi, BPi Giá trị BPi quy định đối với từng thông số i qi BOD5 COD NNH4 PPO4 Độ đục TSS Coliform (mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l) (NTU) (mg/l) (MPN/100ml) 1 100 ≤4 ≤10 ≤0,1 ≤0,1 ≤5 ≤20 ≤2500 2 75 6 15 0,2 0,2 20 30 5000 3 50 15 30 0,5 0,3 30 50 7500 4 25 25 50 1 0,5 70 100 10.000 Trịnh Bích Liên 20 Khóa 20 (20092011)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 787 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 369 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 408 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 540 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 515 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 298 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 340 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 318 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 233 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 245 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 213 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 189 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn