intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học quản lý: Thực trạng về công tác quản lý việc dạy và học ở trường tiểu học của một số Phòng Giáo dục - Đào tạo quận (huyện) tại TP. Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:162

227
lượt xem
38
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dưới đây là luận văn Thạc sĩ Khoa học quản lý: Thực trạng về công tác quản lý việc dạy và học ở trường tiểu học của một số Phòng Giáo dục - Đào tạo quận (huyện) tại TP. Hồ Chí Minh. Mời các bạn tham khảo luận văn để nắm bắt được những nội dung về cơ sở lý luận; thực trạng và giải pháp cho công tác quản lý việc dạy và học ở trường tiểu học của một số Phòng Giáo dục - Đào tạo quận (huyện) tại TP. Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học quản lý: Thực trạng về công tác quản lý việc dạy và học ở trường tiểu học của một số Phòng Giáo dục - Đào tạo quận (huyện) tại TP. Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH HUỲNH THỊ KIM TRANG THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VIỆC DẠY VÀ HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC CỦA MỘT SỐ PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO QUẬN (HUYỆN) TẠI TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC QUẢN LÝ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2002
  2. LỜI CẢM ƠN Luận văn được thực hiện và hoàn thành với sự giúp đỡ quý báu của các Thầy Cô giáo, đồng nghiệp và bạn bè gần xa. Tác giả xin chân thành cám ơn Trường Cán Bộ Quản Lý Giáo Dục Trung Ương II; Phòng Tiểu Học thuộc Sở Giáo Dục-Đào Tạo Thành phố Hồ Chí Minh; Phòng Giáo Dục-Đào Tạo các Huyện Cần Giờ, B1nh Chánh, Củ Chi, Hóc Môn; Phòng Giáo Dục-Đào Tạo các Quận Gò Vấp, 6, 11, 12 và các Thầy Nguyễn Cao Đạt -Trưởng Khoa ĐTGV Tiểu Học Trường Cao Đẳng Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Thầy Lê Ngọc Điệp - Phó Phòng Tiểu Học thuộc Sở Giáo Dục-Đào Tạo Thành phố Hồ Chí Minh, Thầy Lâm Văn Đua -Chuyên viên Phòng Tiểu Học thuộc Sở Giáo Dục -Đào Tạo Thành phố Hồ Chí Minh, cùng nhiều Thầy Cô giáo đang trực tiếp giảng dạy tại các trường Tiểu học đã tạo điều kiện giúp đỡ một cách có hiệu quả bằng nhiều hình thức khác nhau. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Phó Giáo sư -Tiến sĩ HOÀNG TÂM SƠN, người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện để hoàn thành luận văn này. Mặc dù đã rất cố gắng, song do năng lực còn hạn chế nên những thiếu sót trong luận văn này là không thể tránh khỏi, vì lẽ đó kính mong được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy Cô và của các bạn đồng nghiệp. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2002 Người thực hiện Huỳnh Thị Kim Trang 3
  3. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... 3 0T 0T MỤC LỤC ......................................................................................................................... 4 0T T 0 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ............................................................ 8 0T T 0 PHẦN I : MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 9 0T 0T 1. Lí do chọn đề tài: ................................................................................................................. 9 T 0 0T 2. Mục đích nghiên cứu:........................................................................................................ 10 T 0 0T 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu : ............................................................................... 10 T 0 T 0 4. Giả thuyết khoa học : ......................................................................................................... 10 T 0 0T 5. Nhiệm vụ nghiên cứu : ...................................................................................................... 11 T 0 0T 6. Phương pháp nghiên cứu :................................................................................................ 11 T 0 0T 7. Địa điểm nghiên cứu : ....................................................................................................... 12 T 0 0T CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................... 13 0T 0T 1.1. Khái niệm công cụ : ........................................................................................................ 13 T 0 0T 1.1.1. Khái niệm về quản lý: ............................................................................................... 13 T 0 0T 1.1.2. Khái niệm về quản lý giáo dục : ............................................................................... 15 T 0 T 0 1.1.3. Khái niệm về dạy và học : ........................................................................................ 17 T 0 0T 1.1.4. Khái niệm về quản lý dạy và học: ............................................................................ 19 T 0 T 0 1.1.5. Khái niệm về trưởng Tiểu học : ................................................................................ 20 T 0 T 0 1.1.5.1. Bậc Tiểu học : ................................................................................................... 20 T 0 0T 1.1.5.2. Trường Tiểu học: .............................................................................................. 21 T 0 0T 1.1.6. Vai trò và nhiệm vụ của Phòng giáo dục và đào tạo ............................................... 22 T 0 T 0 1.1.6.1. Vai trò của Trưởng phòng giáo dục và đào tạo :............................................... 22 T 0 T 0 4
  4. 1.1.6.2. Nhiệm vụ của trưởng phòng giáo dục và đào tạo: ............................................ 23 T 0 T 0 1.1.6.3. Chức trách và nhiệm vụ của cán bộ chỉ đạo Phòng giáo dục -đào tạo: ............ 24 T 0 T 0 1.2. Lịch sử nghiên cứu ......................................................................................................... 26 T 0 0T 1.3. Những vấn đề lý luận...................................................................................................... 27 T 0 0T 1.3.1. Đặc điểm về trường Tiểu học. .................................................................................. 27 T 0 T 0 1.3.2. Công tác quản lý dạy và học ở trường Tiểu học. ..................................................... 30 T 0 T 0 1.3.2.1. Quản lí hoạt động của thầy : ............................................................................. 30 T 0 T 0 1.3.2.2. Quản lí hoạt động của trò : ................................................................................ 31 T 0 T 0 1.3.2.3. Quản lí cơ sở vật chất phục vụ dạy và học: ...................................................... 32 T 0 T 0 1.3.3. Quản lý của Phòng giáo dục Quận (Huyện) đối vôi việc dạy và học của trường Tiểu T 0 học. ..................................................................................................................................... 32 T 0 1.3.3.1. Quản lý việc thực hiện cổng tác phổ cập tiểu học và tham gia xóa mù chữ trong T 0 phạm vi cộng đồng : ....................................................................................................... 32 0T 1.3.3.2. Chỉ đạo các trường Tiểu học bảo đảm chất lượng giảng dạy, học tập theo kế T 0 hoạch, mục tiêu giáo dục Tiểu học................................................................................. 34 T 0 CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU .................................................................... 38 0T T 0 2.1. Khái quát về nghiên cứu đề tài. ...................................................................................... 38 T 0 T 0 2.2. Công cụ nghiên cứu : ..................................................................................................... 40 T 0 0T 2.3. Tổ chức nghiên cứu :...................................................................................................... 40 T 0 0T 2.3.1. Tiến hành nghiên cứu: .............................................................................................. 40 T 0 0T 2.3.2. Xử lý số liệu: theo phương phấp toán học thống kê ................................................. 41 T 0 T 0 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VIỆC DẠY VÀ HỌC Ở 0T TRƯỜNG TIỂU HỌC CỦA MỘT SỐ PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..................................................................................... 43 0T 3.1. Thực trạng về công tác quản lý dạy (giảng dạy) ở một số Quận. ................................. 43 T 0 T 0 5
  5. 3.1.1. Quản lý việc xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ Giáo viên. ......................................... 43 T 0 T 0 3.1.1.1. Phân công giáo viên: ......................................................................................... 43 T 0 0T 3.1.1.2. Quản lý việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên: ....................................................... 47 T 0 T 0 3.1.2. Quản lý việc thực hiên chương trình. ....................................................................... 55 T 0 T 0 3.1.3. Quản lý việc cải tiến phương pháp giảng dạy. ......................................................... 61 T 0 T 0 3.1.4. Quản lý hoạt động ngoài giờ. ................................................................................... 69 T 0 T 0 3.1.5. Quản lý việc thi đua giảng dạy ................................................................................. 79 T 0 T 0 3.2. Thực trạng về công tác quản lý việc học hiện nay ở một số Quận. .............................. 86 T 0 T 0 3.2.1. Quản lý việc tổ chức học tập của học sinh. .............................................................. 86 T 0 T 0 3.2.1.1. Quản lý việc tổ chức học tập của học sinh ở các trường trong thành phố: ....... 86 T 0 T 0 3.2.1.2. Quản lý việc tổ chức học táp của học sinh ở các trường trong một Quận T 0 (Huyện): ......................................................................................................................... 89 0T 3.2.2. Quản lý việc cải tiến phương pháp học tập. ........................................................... 103 T 0 T 0 3.2.3. Quản lý hoạt động ngoài giờ học. .......................................................................... 108 T 0 T 0 3.2.4. Quản lý thi đua học tập. ......................................................................................... 114 T 0 0T CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CÔNG 0T TÁC QUẢN LÝ DẠY VÀ HỌC CỦA PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI TRƯỜNG TIỂU HỌC .......................... 119 T 0 4.1. Giải pháp về quản lý giảng dạy. ................................................................................... 119 T 0 T 0 4.1.1. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý của Phòng giáo dục-đào tạo: ........................... 119 T 0 T 0 4.1.2. Xây dựng mạng lưới chuyên môn, cốt cán của Quận (Huyện) : ............................ 120 T 0 T 0 4.1.3. Chỉ đạo chung cho các trường thực hiện việc sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo T 0 viên: .................................................................................................................................. 122 T 0 4.2. Giải pháp về quản lý học tập. ....................................................................................... 123 T 0 0T 6
  6. 4.2.1. Chỉ đạo các trường tổ chức thi kiểm tra đầu năm thật nghiêm túc với đề thi chung T 0 của Phòng giáo dục-đào tạo: ........................................................................................... 123 0T 4.2.2. Chỉ đạo thực hiện xã hội hóa công tác giáo dục ở địa phương: ............................ 123 T 0 T 0 PHẨN 3 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 129 0T T 0 1.Kết luận: ............................................................................................................................ 129 T 0 0T 2.Nhược điểm, thiếu sót của đề tài:..................................................................................... 131 T 0 T 0 3.Kiến nghị: .......................................................................................................................... 131 T 0 0T 3.1. Đối với Sở giáo dục-đào tạo: .................................................................................... 131 T 0 T 0 3.2. Đối với Phòng giáo dục-đào tạo: .............................................................................. 133 T 0 T 0 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 134 0T 0T PHẦN PHỤ LỤC .......................................................................................................... 138 0T 0T 7
  7. BẢNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN GDĐT : Giáo dục đào tạo GV, CBCNV, HS : Giáo viên, cán bộ công nhân viên, học sinh HN : Hà Nội KHGD : Khoa học giáo dục NQTW : Nghị quyết Trung ương NXB : Nhà xuất bản PCGDTH : Phổ cập giáo dục tiểu học PGS-TS : Phó Giáo sư Tiến sĩ Tr : Trang UBND : Ủy ban Nhân dân XHHCTGD : Xã hội hóa công tác giáo dục 8
  8. PHẦN I : MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: -Trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, Đảng và Nhà nước hết sức coi trọng vai trò của giáo dục và đào tạo. Hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ghi:" Giáo dục là quốc sách hàng đầu". Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam cũng khẳng định :"Phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước" do đó để thực hiện nhiệm vụ chiến lược này "phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực người, yếu tố cơ bản của sự phát triển chung và bền vững" (tài liệu học tập NQTW 2 khóa VIII, Tr.9). Nghị quyết TW2 khóa VIII là sự quan tâm lớn của Đảng đối với sự nghiệp giáo dục, các mục tiêu cụ thể nêu trong nghị quyết liên quan đến việc quản lý giáo dục-đào tạo trên địa bàn Quận (Huyện), trong đó có Phòng Giáo dục - Đào tạo. -Thông tư Liên Bộ số 41/LB ngày 14-8-1991 của Ban Tổ chức Cán bộ của Chính phủ và Bộ Giáo dục - Đào tạo về "Hướng đẫn sắp xếp tổ chức, biên chế cơ quan quản lý hành chính Nhà nước về giáo dục - đào tạo ở địa phương đã ghi rõ: "Phòng giáo dục-đào tạo là cơ quan chuyên môn của UBND Quận (Huyện), là hệ thống tổ chức quản lý hành chính Nhà nước của ngành giáo dục-đào tạo". Trong đó cơ cấu tổ chức của Phòng Giáo dục - Đào tạo gồm một trưởng phòng, một phó trưởng phòng và các chuyên viên, nhân viên phục vụ. Nhiệm vụ chủ yếu của Phòng Giáo dục - Đào tạo là:  Giúp Ủy ban Nhân dân thực hiện chức năng quản lý hành chính Nhà nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở địa phướng. Thanh tra, kiểm tra, đôn đốc các trường và các cơ sở giáo dục - đào tạo của các địa phương thực hiện các qui định về giáo dục - đào tạo trong các trường học. Ngoài ra Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng đã ban hành thông tư số 53/TT ngày 17-12-1991 "Hướng dẫn tổ chức sắp xếp mạng lưới trường các ngành học", trong đó Giáo dục Tiểu học sẽ do Phòng Giáo dục - Đào tạo quản lý về chuyên môn, như vậy Phòng Giáo dục - Đào tạo, cụ thể là Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo phải chịu trách nhiệm trước sỏ về việc chỉ đạo hoạt động dạy và học ở bậc Tiểu học. Thực tế hiện nay, việc quản lý dạy và học ở các Phòng Giáo dục - Đào tạo Quận (Huyện) chưa đồng bộ, có nơi chủ yếu tập trung vào số lượng, có nơi chủ yếu tập trung vào chất lượng. Chính vì thế có Quận tỉ lệ học sinh tốt nghiệp Tiểu học cao nhưng lại không có học sinh giỏi cấp thành phố; hoặc có 9
  9. trường số lượng giáo viên giỏi nhiều những kết quả số học sinh tham dự các kì thi Học sinh giỏi thì thấp; trong việc đăng kí thi đua trong năm học có trường dựa vào chỉ tiêu kế hoạch 5 năm; có trường dựa vào kết quả thi tốt nghiệp ... về phía trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo thì có người giao việc quản lý chuyên môn Tiểu học cho chuyên viên Phòng Giáo dục phụ trách, Trưởng phòng Giáo dục là người "Chỉ đạo"... Bên cạnh đó cũng có người chủ động vạch ra mọi kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của học sinh ở Quận mình. Rõ ràng "Cán bộ quản lý là đội ngũ sĩ quan của ngành, nếu được đào tạo, bồi dưỡng tốt sẽ tăng sức chiến đấu cho ngành ... Nơi nào có cán bộ quản lý tốt thì nơi đó làm ăn phát triển, ngược lại nơi nào có cán bộ quản lý kém thì làm ăn trì trệ, suy sụp" (Nguyễn Thị B1nh). Từ những lí do trên, chúng tôi thấy vấn đề Tìm hiểu thực trạng về công tác quản lý việc dạy và học ở trường Tiểu học của một số Phòng Giáo dục - Đào tạo Quận (Huyện) tại Thành phố Hồ Chí Minh là vấn đề cấp thiết ảnh hưởng tới công tác quản lý giáo dục, mà trong Nghị quyết TW2 khóa VIII cũng đã khẳng định "Đổi mới công tác quản lý giáo dục là giải pháp quan trọng để khắc phục các yếu kém của giáo dục" (tài liệu học tập nghị quyết TW2 khóa VIII, Tr.31-32). VÌ vậy, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài "Thực trạng về công tác quản lý việc dạy và học ở trường Tiểu học của một số Phòng Giáo dục - Đào tạo Quận (Huyện) tại Thành phố Hồ Chí Minh" làm luận văn tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu của chúng tôi nhằm mục đích làm rõ thực trạng về công tác quản lý việc dạy và học ở trường Tiểu học của một số Phòng Giáo dục - Đào tạo Quận (Huyện) tại Thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý của Phòng Giáo dục - Đào tạo. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu : 3.1. Đối tượng nghiên cứu : Thực trạng về việc quản lý dạy và học đối với trường Tiểu học. 3.2. Khách thể nghiên cứu : Phòng Giáo dục - Đào tạo ở một số Quận (Huyện) trong thành phố Hồ Chí Minh. 4. Giả thuyết khoa học : Việc quản lý dạy và học của Phòng Giáo dục - Đào tạo Quận (Huyện) ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học. Nói một cách cụ thể, nếu Phòng Giáo dục - Đào tạo Quận (Huyện) có những biện pháp quản lý phù hợp thì chất lượng dạy và học của trường Tiểu học sẽ được nâng lên. 10
  10. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu : Nghiên cứu thực trạng về công tác quản lý việc dạy và học ở trường Tiểu học của một số Phòng Giáo dục - Đào tạo Quận (Huyện) tại Thành phố Hồ Chí Minh, đòi hỏi nghiên cứu nhiều mặt và nhiều khía cạnh. Song vì khả năng và điều kiện không cho phép nên đề tài của chúng tôi chỉ giới hạn ở một số nhiệm vụ cơ bản sau đây: 5.1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài. 5.2. Làm rõ thực trạng về công tác quản lý việc dạy và học ở trường Tiểu học của một số Phòng Giáo dục - Đào tạo Quận (Huyện) tại Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể: + Công tác quản lý dạy (giảng dạy) ở một số Quận (Huyện). U © Quản lý việc xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ Giáo viên. © Quản lý việc thực hiện chương trình. © Quản lý việc cải tiến phương pháp giảng dạy. © Quản lý hoạt động ngoài giờ. © Quản lý việc thi đua giảng dạy. + Công, tác quản lý việc học ở một số Quận (Huyện). U © Quản lý việc tổ chức học tập của học sinh. © Quản lý việc cải tiến phương pháp học tập. © Quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp. © Quản lý thi đua học tập. 5.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao công tác quản lý việc dạy và học ở trường Tiểu học của một số Phòng Giáo dục - Đào tạo Quận (Huyện) tại Thành phố Hồ Chí Minh 6. Phương pháp nghiên cứu : 6.1. Phương pháp điều tra : nhằm mục đích làm rõ thực trạng về công tác quản lý việc dạy và học ở trường Tiểu học của một số Phòng Giáo dục - Đào tạo Quận (Huyện) tại Thành phố Hồ Chí Minh Với các bộ phiếu điều tra (xem mục lục) và mẫu đại diện chọn theo phương pháp ngẫu nhiên, số liệu được xử lý theo phương pháp toán học thống kê. 11
  11. 6.2. Phương pháp trò chuyện : nhằm góp phần làm rõ thêm thực trạng mà phương pháp điều tra đã tiến hành. 6.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp : nhằm tổng kết đánh giá các kết quả đã thu được. 6.4. Phương pháp thống kê toán học : Bằng phương pháp thống kê mô tả và thống kê suy diễn để xử lý số liệu, để rút ra các kết luận phù hợp. Ý nghĩa của kết quả được khẳng định nhờ các giá trị toán học thống kê đã được công nhận. 7. Địa điểm nghiên cứu : Đề tài của chúng tôi được nghiên cứu tại một số Quận 6, 11, 12, Gò vấp, Huyện Củ Chi, Cần Giờ, Hóc Môn, B1nh Chánh và một số trường Tiểu học thuộc các Quận (Huyện) đã chọn. 12
  12. PHẨN 2:NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Khái niệm công cụ : 1.1.1. Khái niệm về quản lý: Bất kì một hoạt động mang tính xã hội nào được thực hiện với qui mô tương đối lớn đều ít nhiều cần đến sự quản lý. Khái niệm quản lý được hiểu theo nhiều cách khác nhau: Bách khoa toàn thư Liên Xô (cũ) đã nêu: Quản lý là chức năng của những hệ thống có tổ chức với những bản chất khác nhau (kĩ thuật, sinh vật, xã hội) nó bảo toàn cấu trúc xác định của chúng, duy trì chế độ hoạt động, thực hiện những chương trình, mục đích hoạt động. Hoạt động có sự tác động qua lại giữa hệ thống và môi trường, do đó: quản lý được hiểu là bảo đảm hoạt động của hệ thống trong điều kiện có sự biến đổi liên tục của hệ thống và môi trường, là chuyển hệ thống đến trạng thái mới thích ứng với những hoàn cảnh mới. Quản lý là một hệ thống xã hội là tác động có mục đích đến tập thể người - thành viên của hệ, nhằm làm cho hệ vận hành thuận lợi và đạt lới mục đích dự kiến. Quản lý là tác động có mục đích đến tập thể những con người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình lao động. Quản lý là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội. Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích có kế hoạch và có hệ thống thông tin của chủ thể đến khách thể của nó. Các Mác đã khẳng định rằng “Bất kì một lao động xã hội hay cộng đồng (tổ chức) được tiến hành trên qui mô tương đối lớn cũng đều cần phải có sự quản lý” (C.Mác:Tư Bản, NXB Sự thật Hà Nội 1978 - Quyển III tập 2 trang 92) và ông ví lao động quản lý như công việc của một nhạc trưởng chỉ huy dàn nhạc. Người này không đánh trống, không chơi một nhạc cụ nào, chỉ dùng cây đũa chỉ huy mà chỉ huy, phối hợp các nhạc công chơi các nhạc cụ khác nhau để tạo nên bản giao hưởng. Người quản lý giỏi sẽ đem lại hiệu quả vô cùng to lớn cho xã hội, tập thể. Chính vì điều này mà rất nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu quản lý: Xã hội học, tâm lý học và khoa học quản lý... Do đó quản lý được định nghĩa theo nhiều góc độ khác nhau, theo những tư tưởng khác nhau, theo các thời kì lịch sử khác nhau. 13
  13. F.W. Taylor định nghĩa : "Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu rằng họ đã hoàn thành công việc mội cách tốt nhất và rẻ nhất" (Vai trò con người trong quản lý - Đỗ Minh Cương NXB Chính trị Quốc gia 1995). Một số định nghĩa thu hẹp khái niệm quản lý vào các chức năng quản lý hoặc chỉ nhấn mạnh đến khía cạnh kĩ thuật, công nghệ của quản lỷ như định nghĩa của Henry Fayol : "Quản lý hành chánh là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức điều khiển, phối hợp và kiểm tra" (Vai trò con người trong quản lý-Đỗ Minh Cương NXB Chính trị Quốc gia 1995). Quan niệm này chỉ nhấn mạnh tới quản lý hành chánh do đó hết sức phiến diện không thể hiện đầy đủ tính chất của quản lý. Hay như Ralbenese định nghĩa quản lý là một quá trình kĩ thuật và xã hội nhằm sử dụng các nguồn tác động tới con người và tạo ra điều kiện thay đổi để đạt được mục tiêu của tổ chức, định nghĩa này chỉ chú ý đến khía cạnh công nghệ của quản lý. Một số tác giả khác định nghĩa quản lý với tư cách là một nghề đòi hỏi phải có những kiến thức đặc biệt. Đó là quan điểm của PaRaMoNốp "Quản lý là một nghề đòi hỏi một sự đào tạo khoa học, đòi hỏi những kiến thức đặc biệt chứ không chỉ cần uyên bác, thành thạo về kinh tế, kĩ thuật và tài tổ chức" (Vai trò con người trong quản lý - Đỗ Minh Cương NXD Chính trị Quốc gia 1995). Forrester đã định nghĩa : "Quản trị như một quá trình biến đổi thông tin thành hành động, trong một quá trình tương đương với việc ra quyết định "(Văn hóa và nguyên lí quản trị của Tiến sĩ Nguyễn Văn Đáng-Vũ Xuân Hương). Còn Kast và Rosenweig lại định nghĩa theo cách riêng của mình : "Quản trị bao gồm việc điều hòa các nguồn tài nguyên về người và vật chất để đạt tới mục đích". H.Koontz cho rằng" Quản lý là một hoạt động thiết yếu; nó đảm bảo phối hợp những nổ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm (tổ chức). Mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian tiền bạc, vật chất ít nhất" (Vai trò con người trong quản lý-Đỗ Minh Cương NXB Chính trị Quốc gia 1995). Định nghĩa này chỉ nói lên tính chất kinh tế của quản lý mà chưa nêu được ý nghĩa của xã hội. V.I.LêNin cho rằng quản lý như một hoạt động xã hội không chỉ là thực tiễn mà còn là lý luận. Một số tác giả khác lại nhấn mạnh đến sự tác động của quản lý đến con người. Aunapu "Quản lý là một hệ thống xã hội là khoa học và nghệ thuật tác động vào hệ thống mà chủ yếu vào những con người nhằm thành đạt các mục tiêu kinh tế xã hội xác định". Tác giả Mai Hữu Khuê nhấn mạnh "Quản lý con người là tác động đến con người bằng cách nào đó sao cho hành vi, việc làm của họ có ích cả cho xã hội, cả cho con người, tạo điều kiện cho sự tiến bộ của xã hội lẫn con người" . Qua các định nghĩa về quản lý có thể rút ra kết luận : 14
  14. ® Quản lý là một hoạt động, hoạt động quản lý có đặc điểm : Hoạt động quản lý tất yếu nảy sinh khi con người lao động tập thể và tồn tại ở mọi hình thức tổ chức. VÌ mục đích của quản lý là nhằm tới mục tiêu chung bằng sức mạnh tổng hợp của tổ chức, cho nên lao động của quản lý có tính gián tiếp và là sự phối hợp điều hành các lao động trực tiếp của tập thể. Lao động quản lý dù là quản lý một công việc hay một lĩnh vực hoạt động đều phải thông qua các mối quan hệ con người, quan hệ giữa chủ thể và khách thể quản lý là mối quan hệ biện chứng. ® Hoạt động quản lý là những hoạt động chỉ phát sinh khi con người kết hợp với nhau thành tổ chức. Nếu mỗi cá nhân tự mình hoạt động, sống một mình như Rô-bin-sơn trên hoang đảo, thì không có hoạt động của quản lý. Chỉ cần hai người quyết tâm kết hợp với nhau vì những mục tiêu chung, thì sẽ phát sinh nhiều hoạt động mà lúc sống và làm việc một mình, chưa ai có kinh nghiệm. Các hoạt động quản lý không những phát sinh khi con người kết hợp thành tổ chức, mà lại còn cần thiết, bởi vì, nếu không có những hoạt động đó, mọi người trong tập thể sẽ không biết làm gì, làm lúc nào, hoặc sẽ làm một cách lộn xộn, giống như hai người cùng khiêng một khúc gỗ, thay vì cùng bước về một hướng thì mỗi người lại bước về mỗi hướng khác nhau ... Những hoạt động khiến hai người cùng khiêng khúc gỗ đi về một hướng, là những hoạt động quản lý. Từ việc phân tích trên có thể thấy định nghĩa mà tác giả Nguyễn Đình Chỉnh nêu ra dưới đây là thể hiện đầy đủ tính chất của hoạt động quản lý: Quản lý nghĩa là dự kiến, tổ chức lãnh đạo và kiểm tra. Theo ông dự kiến nghĩa là nghiên cứu tương lai và vạch ra những chương trình hành động. Tổ chức nghĩa là tạo ra cơ chế hai mặt: mặt vật chất và mặt xã hội. Lãnh đạo là bắt những người trong tổ chức phải hoạt động ... Phối hợp nghĩa là liên hệ thống nhất làm cho mọi hoạt động, mọi nỗ lực hòa hợp với nhau. Kiểm tra nghĩa là theo dõi để mọi thứ đều diễn ra phù hợp với những nguyên tắc đã xác định và những mệnh lệnh đã ban hành. 1.1.2. Khái niệm về quản lý giáo dục : Cho đến nav có rất nhiều định nghĩa về "quản lý giáo dục", nhưng trên b1nh diện chung những định nghĩa đều thống nhất về mặt bản chất. Ở tác phẩm : "Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục", M.I.Kondakop viết : "Quản lý nhà trường (công việc nhà trường) là hệ thống xã hội - sư phạm chuyên biệt, hệ thống này đòi hỏi những tác động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý lên tất cả các mặt của đời sống nhà trường để đảm bảo sự vận hành tối ưu xã hội - kinh tế và tổ chức sư phạm của quá trình dạy học và giáo dục thế hệ đang lớn lên" Trong bối cảnh xã hội Việt Nam, GS.TS Phạm Minh Hạc nêu định nghĩa: "Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận 15
  15. hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đôi với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh". Xét trong phạm vi hẹp, theo chúng tôi thì công tác quản lý trường học bao gồm quản lý các quan hệ giữa trường học - xã hội (quản lý bên ngoài) và quản lý chính nhà trường (quản lý bên trong). Quản lý bên trong nhà trường bao gồm : ® Quản lý sư phạm : tức là quản lý các quá trình giáo dục - đào tạo. Các yếu tố của quá trình giáo dục - đào tạo là : mục đích giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, thầy giáo, học sinh, những phương tiện, vật chất kĩ thuật, tài chính ... Trong sơ đồ biểu thị các đối tượng của quản lý giáo dục, mỗi ô là một hệ thống con, mỗi hệ thống con đó bao gồm nhiều hệ thống nhỏ hơn nữa, tất cả tạo thành một chính thể thống nhất, trong đó nổi lên vai trò yếu tố con người -trung tâm của quản lý . 16
  16. ® Quản lý tổ chức - nhân sự tức là làm tăng động lực cho đội ngũ giáo viên bằng các chính sách ưu đãi và các kích thích vật chất, tâm lý. Ngoài ra còn bồi dưỡng nâng cao năng lực và chất lượng giáo viên. ® Quản lý tài lực và vật lực là sử dụng một cách tối ưu nguồn tài lực - vật lực phục vụ cho hoạt động giáo dục của nhà trường. ® Quản lý môi trường (các quan hệ ngoài nhà trường) tức là làm cho nhà trường thực sự gắn liền với sự phát triển của cộng đồng, của địa phương và của đất nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 1.1.3. Khái niệm về dạy và học : - Một khái niệm phải bàn trước nhất là khái niệm dạy - học, một khái niệm có nhiều nghĩa khả dĩ gây những bất đồng. Học là một thuộc tính của mọi cơ thể sống, và ở nhiều loại động vật bậc cao cũng có diễn ra hoạt động dạy học. Ta có thể dễ dàng thấy hoạt động này nếu quan sát một con mèo nuôi trong nhà dạy lũ con của nó công việc bắt chuột, mặc dù hoạt động bắt chuột là một hoạt động có tính bản năng của loài mèo. Còn trong điều khiển học thì người ta cũng nói đến khái niệm học ở các máy tính điện tử thuộc những thế hệ bậc cao có khả năng căn cứ vào những chương trình lập sẵn cho chúng mà xử lí những t1nh huống hoạt động phức tạp đòi hỏi sự phối hợp thao tác suy lí "thông minh". Tuy nhiên ở con người thì học và dạy học phải được xem xét trước hết và chủ yếu như một hiện tượng xã hội rồi sau đó mới có thể tính đến mặt sinh học hoặc mặt điều khiển học của nó. - Nói một cách vắn tắt thì hoạt động học tập của con người xét theo quan hệ đối tượng là sự chuyển hóa kinh nghiệm xã hội hay nói cụ thể hơn là chuyển hóa học vấn xã hội thành trình độ học vấn xác định của mỗi cá thể người, còn xét về quan hệ giao tiếp thì đó là sự chuyển hóa thông qua sự tổ chức chỉ đạo (tức là sự dạy) của nhà giáo dục. Như vậy dạy học là một dạng hoạt động xã hội nhằm truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội thông qua việc trau gioi học vấn và trên cơ sở đó mà hình thành nhân cách. Dạy học cũng là một hoạt động thông nhát hữu cơ của dạy và học. Nói một cách tổng quát thì Dạy không phải là hoạt động riêng ỉẻ của mỗi cá nhân giáo viên, và Học cũng không phải là hoạt động riêng lẻ của từng cá thể học sinh. Một thầy giáo là người đại diện của chủ thể dạy thực hiện chức năng truyền thụ kinh nghiệm xã hội và học là hoạt động của mỗi học sinh phản ảnh sự lĩnh hội kinh nghiệm xã hội của cả thế hệ trẻ. Sự thống nhất của cả hai hoạt động dạy và học mang tính xã hội này tổ chức nên những hệ thống, những quan hệ dạy học và đảm bảo tính toàn vẹn của sự dạy học. Bất kì một quan hệ nào đó chỉ có thể coi là quan hệ dạy học khi nó thể hiện được sự thống nhất này. Ví dụ như một lĩnh vực văn hóa dù là vô cùng quan trọng đi nữa chỉ có thể trỏ nên một môn học khi cố thể 17
  17. đảm bảo có chủ thể tập thể giảng dạy và được cấu tạo sao cho thế hệ trẻ đủ sức tiếp thu nó. Một cuốn sách chỉ có thể trở thành tài liệu dạy học khi nó được soạn thảo có tính đến nội dung học vấn quy định cho từng cấp từng lớp học, cũng như phù hợp với qui luật và điều kiện của việc dạy học; còn nếu không thì nó chỉ là một cuốn sách bất kì viết về một đề tài văn hóa nào đó. Chính vì đặc điểm xã hội thống nhất dạy và học này mà có thời gian các môn học nhạc, họa và thậm chí cả kĩ thuật dù đã được ghi trong kế hoạch dạy học ở nhà trường chúng ta nhưng chưa thực sự trở thành nội dung dạy học của nhà trường. Một số công trình nghiên cứu khoa học giáo dục rất hay nào đó cũng chưa chắc đã có thể trở thành nội dung và phương pháp dạy học của nhà trường khi mà chỉ có một số ít nhà khoa học là có thể thực thi việc dạy học theo các kết quả nghiên cứu đó. - Từ những cơ sở trên, trong "Một số vấn đề Tâm lý-Giáo dục trong quản lý trường Tiểu học" có nêu khái niệm về quá trình dạy - học như sau: ® Quá trình dạy - học là sự phối hợp thống nhất của hoạt động chỉ đạo của thầy với hoạt động lĩnh hội tự giác, tích cực, tự lực sáng tạo của trò, nhằm làm cho trò đạt được mục đích dạy học. ® Dạy là quá trình hoạt động của Thầy, thông qua sự truyền đạt nội dung trí dục mà chỉ đạo (tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra) hoạt động học tập của trò nhằm làm cho trò đạt tới mục đích dạy học. ® Học là quá trình hoạt động của trò, trong đó dựa vào sự chỉ đạo của thầy, vào nội dung trí dục mà tự chỉ đạo (điều khiển và điều chỉnh) toàn bộ hoạt động lĩnh hội tự giác tích cực tự lực của bản thân, nhằm đạt được mục đích dạy học. ® "Dạy tốt" có nghĩa là : thông qua sự truyền đạt nội dung trí dục, thầy chỉ đạo sự tự phát triển bên trong của trò, thầy làm cho trò biết biến "cái chỉ đạo bên ngoài thành "cái tự chỉ đạo bên trong" của bản thân. ® "Học tốt" có nghĩa là : biết tận dụng sự giảng dạy và hướng dẫn của thầy coi như một mô hình mẫu của việc xử lý đối tượng nghiên cứu, đồng thời bám chắc vào nội dung trí dục từ đó mà tự lực tổ chức việc lĩnh hội của bản thân. Như thế trong việc "học tốt", mặt khách thể (được dạy, được chỉ đạo) và mặt chủ thể của học (tự dạy, tự chỉ đạo) được huy động ở mức tối đa trong sự tác động qua lại thống nhất. Riêng ở trường Tiểu học, công việc chính của Giáo viên là dạy học, là giáo dục học sinh. Dạy học ở Tiểu học là một nghề. Nghề dạy học ở Tiểu học có phần nào giống với nghề dạy học ở các bậc học khác nhưng lại có đặc trưng riêng bởi tính sư phạm của nó. Nghề dạy học ở Tiểu học là một nghề đậm đặc tính sư phạm; là nghề có tính khoa học-kĩ thuật, đồng thời có tính nghệ thuật; là nghề mà giáo viên đồng thời phải sử dụng tổng lực các năng lực sư phạm. Đồng chí Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đánh 18
  18. giá:" Nghề thầy giáo là một nghề có nghiệp vụ cao, tinh tế, chứ không phải là nghề phổ thông". Để có "tay nghề" dạy học ở bậc Tiểu học thì giáo viên phải được đào tạo nghề ở trường nghề (trường sư phạm) và phải tự đào tạo trong quá trình hành nghề (trong quá trình (lạy học). Tay nghề của giáo viên được thể hiện trong quá trình giáo dục học sinh, và thể hiện rõ nhất qua các tiết dạy. 1.1.4. Khái niệm về quản lý dạy và học: - Hoạt động dạy và học là một trong những hoạt động cơ bản của trường phổ thông nói chung và trường Tiểu học nói riêng. Hoạt động này chiếm hầu hết thời gian và khối lượng lao động của thầy và trò, nó chi phối các hoạt động giáo dục khác nhau của nhà trường. Do đó với vai trò "người đứng đầu trường Tiểu học, chịu trách nhiệm trước ủy ban Nhân dân (Huyện, Quận) và cơ quan chuyên môn cấp trên về tổ chức, quản lý hoạt động giáo dục của trường Tiểu học đối với địa phương (Phường, Xã) và cộng đồng" (Quy định về Cán bộ quản lý Tiểu học - Các văn bản pháp quy về GD-ĐT, NXB Giáo dục, Hà Nội 1996), Trưởng Phòng Giáo dục - Đào tạo phải là người quan tâm nhiều nhất đến việc chỉ đạo và quản lý hoạt động này. Quản lý hoạt động dạy và học là quản lý quá trình dạy của giáo viên và quá trình học của học sinh. Đây là hai quá trình thống nhất gắn bó hữu cơ. Quá trình dạy và học là tập hợp những hành động liên tiếp của giáo viên và của học sinh được giáo viên hướng dẫn. Những hành động này nhằm làm cho học sinh tự giác nắm vững hệ thống kiến thức, kĩ năng và kĩ xảo và trong quá trình đó phát triển năng lực nhận thức, nắm được các yếu tố của văn hóa lao động trí óc và chân tay, hình thành những cơ sở của thế giới quan và nhân sinh quan đúng đắn. - Nếu xét dạy và học như một hệ thống thì quan hệ người hoạt động dạy và hoạt động học là quan hệ điều khiển. Do đó hành động quản lí (điều khiển hoạt động dạy và học) của người quản lý chủ yếu tập trung vào hoạt động dạy của thầy, và là trực tiếp với thầy, gián tiếp với trò; thông qua hoạt động dạy của thầy, quản lí hoạt động học của trò. - Trong mô hình trên chiều tác dụng chủ yếu từ các cấp lãnh đạo (Phòng Giáo dục, Ban Giám Hiệu) đến hoạt động của giáo viên và học sinh và những điều kiện vật chất phục vụ cho dạy và học. 19
  19. 1.1.5. Khái niệm về trưởng Tiểu học : 1.1.5.1. Bậc Tiểu học : - Nền giáo dục Tiểu học, hệ thống giáo dục quốc dân của các nước văn minh, tiên tiến trải qua các giai đoạn phát triển phân chia thành các bậc học, trong đó có bậc Tiểu học. Hệ thống giáo dục quốc dân của các nước cũng đều là hệ thống hoàn chỉnh thống nhất. Đó là sự thống nhất về tư tưởng giáo dục, về các quan điểm giáo dục và về nguyên lý vận hành của nền giáo dục. Đó cũng là sự thống nhất trong tính đa dạng của các bậc học, là sự thống nhất nhưng không đồng nhất các bậc học. Mỗi bậc học có đặc điểm riêng, mỗi bậc học là một phương thức riêng, mỗi bậc học có mục tiêu giáo dục, có nội dung, phương pháp và phương thức tổ chức giáo dục riêng phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lý học sinh và yêu cầu của xã hội đối với bậc học đó. Ở nước ta, bậc Tiểu học có một sô đặc điểm sau: © Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng. © Bậc Tiểu học là bậc học phổ cập bắt buộc đối với mỗi trẻ em. © Bậc Tiểu học là bậc học đậm đặc tính sư phạm. - Hiện nay Nhà nước ta đang hướng tới mục tiêu Phổ cập Giáo dục Tiểu học - Xóa mù chữ (đạt chuẩn quốc gia) vào năm 2000. Thành tựu bước đầu này là cơ sở tạo lập nền Tiểu học quốc gia, để trong khoảng 5 năm tới (trước năm 2005) nước ta có được nền Tiểu học quốc gia. Đó là nền Tiểu học đạt được những tiêu chí cơ bản sau : 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2