intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Tổng hợp, nghiên cứu các phức chất của Fe(II) và Co(II) với một số dẫn xuất của thiosemicacbazon

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:75

64
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của việc khảo sát hoạt tính sinh học là tìm kiếm được các hợp chất có hoạt tính cao đồng thời đáp ứng tốt nhất các yêu cầu sinh - y học khác như không độc, không gây hiệu ứng phụ, không gây hại cho tế bào lành... để dùng làm thuốc chữa bệnh cho người và vật nuôi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Tổng hợp, nghiên cứu các phức chất của Fe(II) và Co(II) với một số dẫn xuất của thiosemicacbazon

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Nguyễn Văn Luận TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CÁC PHỨC CHẤT CỦA Fe(II) VÀ Co(II) VỚI MỘT SỐ DẪN XUẤT  CỦA THIOSEMICACBAZON LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội ­ 2014
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Nguyễn Văn Luận TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CÁC PHỨC CHẤT CỦA Fe(II) VÀ Co(II) VỚI MỘT SỐ DẪN XUẤT  CỦA THIOSEMICACBAZON Chuyên ngành : Hóa vô cơ Mã Số : 60440113 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC   Người hướng dẫn khoa học:   PGS. TS. Trịnh Ngọc Châu
  3. Hà Nội ­ 2014
  4. LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành bày tỏ  lòng biết  ơn sâu sắc tới PGS.TS Trịnh Ngọc   Châu, đã giao đề  tài và đã trực tiếp hướng dẫn em trong su ốt quá trình thực   hiện luận văn này.  Em xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy cô giáo trong bộ môn Hóa Vô   cơ  ­ Khoa Hóa học, Ban giám hiệu, Phòng sau Đại học, Trường Đại học Khoa   học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để  em   hoàn thành luận văn này. Em xin chân thành cảm  ơn các cán bộ  nghiên cứu thuộc Viện Hóa học,   Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi   để em hoàn thành luận văn này. Em xin chân thành cảm  ơn các thầy cô trong Ban giám hiệu, các thầy cô,   anh chị  em trong Trường THPT Thuận Thành số  1­ Bắc Ninh,   Trường THPT   Thuận Thành số  2­ Bắc Ninh đã tạo điều kiện giúp đỡ  và động viên em trong   suốt khóa học. Hà Nội, tháng 11 năm 2014 Tác giả luận văn   Nguyễn Văn Luận
  5. CÁC KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN 1 H ­ NMR: Phổ cộng hưởng từ proton C ­ NMR: Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C 13 IR, FT­IR: Phổ hấp thụ hồng ngoại UV­Vis: Phổ hấp thụ electron MS: Phổ khối lượng ESI ­ MS: Phổ khối lượng ion hóa bằng phun electron IC50: nồng độ ức chế 50% HOOC COOH EDTA: axit etylenđiamintetraaxetic N CH2 CH2 N HOOC COOH Hthbz: thiosemicacbazon benzandehit C N NH2 NH C H S Hpthbz: N(4)­phenyl thiosemicacbazon  C N NH benzandehit NH C H S
  6. MỤC LỤC MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN...................................................................................3 1.1.  THIOSEMICACBAZIT VÀ DẪN XUẤT CỦA NÓ................................................3 1.1.1. Thiosemicacbazit và thiosemicacbazon...............................................................3 1.1.2. Phức chất của kim loại chuyển tiếp với các thiosemicacbazon.......................4      1.2. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA THIOSEMICACBAZON VÀ PHỨC CHẤT CỦA  CHÚNG …………………………………………………………………………………….9  1.3. GIỚI THIỆU VỀ S    ẮT, COBAN VÀ CÁC HỢP CHẤT CỦA SẮT VÀ COBAN .13   ắt và coban kim loại ........................................................................................13  1.3.1.  S   ợp chất Fe(II), Co(II) và k h  1.3.2.  H   ả năng tạo phức .................................................14 1.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHỨC CHẤT..........................................15 1.4.1. Phương pháp phổ hấp thụ hồng ngoại............................................................15 1.4.2. Phương pháp phổ hấp thụ electron (UV – Vis)...............................................18 1.4.3. Phương pháp phổ cộng hưởng từ hạt nhân.....................................................22 1.4.4.  Phương pháp phổ khối lượng .........................................................................25 CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM...........................................................................27 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................27 2.1.1. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................27 2.1.2. Hóa chất.............................................................................................................27 2.2. TỔNG HỢP PHỐI TỬ VÀ PHỨC CHẤT..............................................................28 2.2.1. Tổng hợp các phối tử Hthbz, Hpthbz...............................................................28 2.2.2. Tổng hợp các phức chất...................................................................................32      2.3. KỸ THUẬT THỰC NGHIỆM ……………………………………………………35
  7.                 2.3.1.   Các   điều   kiện   ghi  phổ.........................................................................................35                 2.3.2.   Xác   định   hàm   lượng   kim   loại   trong   phức   chất   ………………………………..35         2.3.3. Thăm dò khả năng kháng khuẩn, kháng nấm của các phối tử và các phức chất…..37  CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................39 3.1. Kết quả phân tích hàm lượng kim loại trong phức chất M(thbz)2, M(pthbz)2 (M:  Fe, Co)..............................................................................................................................39 3.2. Phổ hấp thụ hồng ngoại của các phối tử Hthbz, Hpthbz và các phức chất của  chúng với Fe(II) và Co(II)...............................................................................................39 3.3. Phổ hấp thụ electron của phối tử Hthbz, Hpthbz và các phức chất Co(thbz)2,  Co(pthbz)2........................................................................................................................45 3.4. Phổ khối lượng của các phức chất M(thbz)2, M(pthbz)2 (M: Fe(II), Co(II)).........48   ết quả nghiên cứu hoạt tính kháng sinh của các phối tử Hthbz, Hpthbz và các    3.5.  K phức chất Co(thbz)2, M(pthbz)2 (M: Fe, Co)...................................................................54 KẾT LUẬN............................................................................................................56 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................57
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang 1.1. Các dải hấp thụ thụ chính trong phổ IR của thiosemicacbazit  16 1.2 Bảng tách các số  hạng năng lượng trong các trường đối xứng  21 khác nhau 2.1 Các hợp chất cacbonyl và thiosemicacbazon tương ứng 29 2.2 Các phức chất, màu sắc và một số dung môi hòa tan chúng 34 3.1 Kết quả phân tích hàm lượng kim loại trong các phức chất 39 3.2 Các   dải   hấp   thụ   đặc   trưng   trong   phổ   của   Hthbz,   Fe(thbz)2,  43 Co(thbz)2, Hpthbz, Fe(pthbz)2, Co(pthbz)2 3.3 Các cực đại hấp thụ  trên phổ  UV­Vis của phối tử  và các phức  47 chất 3.4 Khối lượng mol của các phức chất theo công thức phân tử  50 giả định và thực nghiệm 3.5 Cường độ tương đối của các pic đồng vị trong cụm pic ion 51 phân tử trên phổ khối lượng và theo lý thuyết của phức chất Fe(thbz)2 3.6 Cường độ tương đối của các pic đồng vị trong cụm pic ion 52 phân tử trên phổ khối lượng và theo lý thuyết của phức chất Co(thbz)2 3.7 Cường độ tương đối của các pic đồng vị trong cụm pic ion 52 phân tử trên phổ khối lượng và theo lý thuyết của phức chất Fe(pthbz)2
  9. 3.8 Cường độ  tương đối của các pic đồng vị  trong cụm pic ion phân  53 tử   trên   phổ   khối   lượng   và   theo   lý   thuyết   của   phức   chất  Co(pthbz)2 3.9 Kết quả thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định 54
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH TT Tên hình Trang 1.1 Phức chất của Zn(II) với isatin ­ 3 – thiosemicacbazon 6 1.2 Phức chất của Cu(II) với thiosemicacbazon axetophenon 6 1.3 Phức chất của Cu(II) với thiosemicacbazon 1­metyl isatin 7 1.4 Phức   chất   của   Cu   (II)   với  bis(thiosemicacbazon)  thiophen   ­2,3­ 8 đicacboxanđehit 1.5 Phức chất của Mn(II) với bis(N(4)­phenyl thiosemicacbazon)­2,6  8 ­điaxetylpyriđin 1.6 Phức   chất   của   Cu(II)   với   N(4)­phenyl   thiosemicacbazon   2   –   9 benzoyl pyriđin 1.7 Phức   chất   của   Pd(II)   với   N(4)­etyl   thiosemicacbazon   2­  9 hyđroxiaxetophenon 2.1. Phổ cộng hưởng từ proton của phối tử Hthbz  30 2.2 Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C của phối tử Hthbz 31 2.3 Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H  của phối tử Hpthbz 31 2.4 Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C của phối tử Hpthbz 32 3.1 Phổ hấp thụ hồng ngoại của Hthbz 40 3.2 Phổ hấp thụ hồng ngoại của Fe(thbz)2 41 3.3 Phổ hấp thụ hồng ngoại của Co(thbz)2 41 3.4 Phổ hấp thụ hồng ngoại của Hpthbz 42 3.5 Phổ hấp thụ hồng ngoại của Fe(pthbz)2 42 3.6 Phổ hấp thụ hồng ngoại của Co(pthbz)2 43 3.7 Phổ hấp thụ electron của Hthbz và Co(thbz)2 46 3.8 Phổ hấp thụ electron của Hpthbz và Co(pthbz)2 46 3.9 Phổ khối lượng của phức chất Fe(thbz)2 48 3.1 Phổ khối lượng của phức chất Co(thbz)2 49 0 3.1 Phổ khối lượng của phức chất Fe(pthbz)2 49 1 3.1 Phổ khối lượng của phức chất Co(pthbz)2 50 2
  11. MỞ ĐẦU Phức chất đã và đang là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học bởi  những ứng dụng to lớn của chúng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là đối với y học  trong việc chống lại một số dòng vi khuẩn, virut. Từ  khi phát hiện hoạt tính  ức  chế sự phát triển ung thư  của phức chất cis ­ platin [Pt(NH 3)2Cl2] vào năm 1969,  nhiều nhà hóa học và dược học đã chuyển sang nghiên cứu hoạt tính sinh học   của các phức chất kim loại chuyển tiếp.  Trong số đó, phức chất của các kim loại  chuyển tiếp với các phối tử  hữu cơ nhiều chức, nhiều càng, có khả  năng tạo hệ  vòng lớn có cấu trúc gần giống với cấu trúc của các hợp chất trong cơ thể sống  được quan tâm hơn cả. Một trong số các phối tử  kiểu này là thiosemicacbazon và  các dẫn xuất của nó. Việc nghiên cứu các phức chất của thiosemicacbazon với các kim loại  chuyển tiếp đang thu hút nhiều nhà hóa học, dư ợc học, sinh ­ y học trên thế giới.   Các đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực này rất phong phú vì thiosemicacbazon rất đa   dạng về  thành phần, cấu trúc và kiểu phản  ứng. Ngày nay, hàng năm có hàng  trăm công trình nghiên cứu hoạt tính sinh học, kể cả hoạt tính chống ung thư của  các thiosemicacbazon và phức chất của chúng đăng trên các tạp chí Hóa học, D ­ ược học, Y­ sinh học v.v... như  Polyhedron, Inorganica Chimica Acta, Inorganic  Biochemistry, European Journal of Medicinal Chemistry, Toxicology and Applied  Pharmacology,   Bioinorganic   &   Medicinal   Chemistry,   Journal   of   Inorganic  Biochemistry v.v... Các nghiên cứu hiện nay tập trung chủ  yếu vào việc tổng hợp mới các  thiosemicacbazon và phức chất của chúng với các kim loại khác nhau, nghiên cứu  cấu trúc của các sản phẩm và khảo sát hoạt tính sinh học của chúng.  Mục tiêu của việc khảo sát hoạt tính sinh học là tìm kiếm được các hợp   chất có hoạt tính cao đồng thời đáp  ứng tốt nhất các yêu cầu sinh ­ y học khác  Trang 1
  12. như  không độc, không gây hiệu  ứng phụ, không gây hại cho tế  bào lành... để  dùng làm thuốc chữa bệnh cho người và vật nuôi.  Xuất phát từ  những lí do trên, chúng tôi chọn đề  tài: “Tổng hợp, nghiên  cứu   các   phức   chất   của   Fe(II)   và   Co(II)   với   một   số   dẫn   xuất   của  thiosemicacbazon” Bản luận văn tập trung giải quyết những vấn đề sau: ­   Tổng   hợp   02   phối   tử   là   thiosemicacbazon   benzanđehit   và   N(4)   ­   phenyl  thiosemicacbazon benzanđehit.  ­ Tổng hợp các phức chất của 02 phối tử trên với Fe(II) và Co(II). Phân tích hàm  lượng kim loại trong các phức chất. ­ Nghiên cứu các hợp chất tổng hợp được bằng các phương pháp phổ  hấp thụ  hồng ngoại, phổ  khối lượng, phổ UV ­ Vis, phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H và  13 C để xác định công thức phân tử, cách phối trí của các phối tử và công thức cấu  tạo của các phức chất. ­ Thử khả năng kháng khuẩn, kháng nấm của các phối tử và phức chất nhằm tìm  kiếm các hợp chất có hoạt tính sinh học cao làm đối tượng nghiên cứu tiếp theo   trong y và dược học. Chúng tôi hy vọng rằng những kết quả  thu được sẽ  đóng góp một phần   nhỏ dữ liệu cho lĩnh vực nghiên cứu phức chất của thiosemicacbazon nói chung,   hoạt tính sinh học của các thiosemicacbazon và phức chất của chúng nói riêng. Trang 2
  13. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1.  THIOSEMICACBAZIT VÀ DẪN XUẤT CỦA NÓ 1.1.1. Thiosemicacbazit và thiosemicacbazon   Thiosemicacbazit   là   chất  kết  tinh   màu   trắng,   nhiệt   độ   nóng  chảy   181­ 183oC, có công thức cấu tạo: (1) H2N Gãc liªn kÕt MËt ®é ®iÖn tÝch (2) (1) N = -0.051 d NH o (2) a=118.8 N = 0.026 o a b=119.7 C(4) = -0.154 C c o c=121.5 o N = 0.138 H2N S d=122.5 S = -0.306 b (4) Trong đó các nguyên tử N(1), N(2), N(4), C, S nằm trên cùng một mặt phẳng.  Ở  trạng thái rắn, nguyên tử  S nằm  ở  vị  trí trans so với nhóm NH 2. Khi thay thế  một nguyên tử  hiđro của nhóm N(4)H2 bằng các gốc hiđrocacbon ta thu được các  dẫn xuất của thiosemicacbazit. Ví dụ như: N(4)­metyl thiosemicacbazit, N(4)­allyl   thiosemicacbazit, N(4)­phenyl thiosemicacbazit… Thiosemicacbazit  hay  các   dẫn  xuất  của   nó   ngưng  tụ   với  các   hợp  chất  cacbonyl sẽ tạo thành các hợp chất thiosemicacbazon theo sơ đồ:  R' R' H + H + H C O + H2N N C NHR R'' C N N C NHR R'' O H S S R' R' H H C N N C NHR R'' C N N C NHR H2O R'' S OH H S Trang 3
  14. Sơ  đồ  1.1. Cơ  chế  của phản  ứng ngưng tụ  tạo thành thiosemicacbazon   trong trường hợp cộng bình thường  R' + R' C O + H + R'' C+ R'' OH R' R' .. H H R' R'' C+ + NH2 N C NHR R'' C N N C NHR C N H N C NHR H 2O OH OH H S R'' S S   Sơ đồ 1.2. Cơ chế của phản ứng ngưng tụ tạo thành thiosemicacbazon trong   trong môi trường axit Phản  ứng này xảy ra trong môi trường axit, theo cơ  chế  A N. Trong hai  nhóm NH2 của phân tử  thiosemicacbazit, chỉ có nguyên tử  N(1)  là mang điện tích  âm nên chỉ có nhóm N(1)H2 tham gia ngưng tụ với nhóm cacbonyl. Phản  ứng này  dễ  xảy ra đến mức thường được  ứng dụng để  nhận biết và phát hiện các hợp  chất cacbonyl [7]. 1.1.2. Phức chất của kim loại chuyển tiếp với các thiosemicacbazon Jensen   là   người   đầu   tiên   tổng   hợp   và   nghiên   cứu   các   phức   chất   của   thiosemicacbazit. Ông đã tổng hợp, nghiên cứu phức chất của thiosemicacbazit   với   Cu(II),   Ni(II),   Co(II)   và   đã   chứng   minh   rằng   trong   các   hợp   chất   này,  thiosemicacbazit phối trí hai càng qua nguyên tử  lưu huỳnh và nitơ  của nhóm  hiđrazin (N(1)H2). Trong quá trình tạo phức phân tử thiosemicacbazit có sự chuyển  từ cấu hình trans sang cấu hình cis, đồng thời xảy ra sự di chuyển nguyên tử H từ  nhóm imin sang nguyên tử lưu huỳnh và nguyên tử H này bị thay thế bởi kim loại.  Trang 4
  15. NH2 H 2N N N M C C H 2N S S NH 2 H 2N H 2N NH N M Phức dạng cis C C NH 2 S NH2 H 2N S SH NH 2 N C M Cấu hình dạng trans        Cấu hình dạng cis C N H2N của phối tử                      của phối tử S H 2N Phức dạng trans của phối tử Sơ đồ 1.3. Sự tạo phức của thiosemicacbazit Sau Jensen, nhiều tác giả  khác cũng đã đưa ra kết quả  nghiên cứu của   mình về  sự  tạo phức của thiosemicacbazit với kim loại chuyển ti ếp khác. Khi  nghiên cứu phức chất của thiosemicacbazit với niken(II) và kẽm(II) bằng phương   pháp từ  hoá, phương pháp phổ  hấp thụ  electron, phổ  hấp thụ  hồng ngoại... các   tác giả  [15, 25, 29] cũng đưa ra kết luận liên kết giữa phân tử  thiosemicacbazit   với ion kim loại được thực hiện trực tiếp qua nguyên tử  S và nguyên tử  N ­  hiđrazin (N(1)), đồng thời trong phức chất, phân tử thiosemicacbazit tồn tại  ở cấu  hình cis. Kết luận này cũng được khẳng định khi các tác giả nghiên cứu phức của   niken(II), palađi(II) với thiosemicacbazit [18, 42]. Chẳng hạn, trong phức ch ất   Ni(th)2(H2O)2(NO3)2  (th:thiosemicacbazit),   thiosemicacbazit   tạo   liên  kết   phối   trí  với ion kim loại qua hai nguyên tử  cho là N, S và phức chất này có cấu hình bát  diện. Trong đa số các trường hợp, thiosemicacbazit tồn tại ở cấu hình cis và đóng  vai trò như  một phối tử  hai càng. Tuy nhiên, trong một số  trường hợp, do khó  khăn về hoá lập thể, thiosemicacbazit đóng vai trò như  một phối tử một càng và   giữ  nguyên cấu hình trans, khi đó liên kết được thực hiện qua nguyên tử  S. Một   số  ví dụ  điển hình về  kiểu phối trí này là phức của thiosemicacbazit với Pd(II)   hay Zn(II) [15, 28]. Trang 5
  16. Như vậy, thiosemicacbazit thường có xu hướng thể hiện dung lượng phối  trí bằng hai và liên kết được thực hiện qua nguyên tử S và N của nhóm hiđrazin.   Để  thực hiện sự  phối trí kiểu này cần phải tiêu tốn năng lượng cho quá trình  chuyển phân tử từ cấu hình trans sang cấu hình cis và di chuyển nguyên tử  H từ  N(2) sang nguyên tử S. Năng lượng này được bù trừ bởi năng lượng dư ra do việc  tạo thêm một liên kết và hiệu ứng đóng vòng [1].  Sự   đa   dạng   của   các   hợp   chất   cacbonyl   làm   cho   các   phức   chất  thiosemicacbazon trở nên phong phú cả về số lượng và tính chất. Tuỳ  thuộc vào  số  lượng nhóm cho electron có trong phân tử  mà các thiosemicacbazon có thể  là  phối tử 1 càng, 2 càng, 3 càng... Cũng như thiosemicacbazit, các thiosemicacbazon   có khuynh hướng thể hiện dung lượng phối trí cực đại.  Nếu phần hợp chất cacbonyl không chứa thêm những nguyên tử cho electron   khác thì liên kết giữa phối tử và ion kim loại được thực hiện qua các nguyên tử cho là  N(1), S của phần khung thiosemicacbazit và lúc đó thiosemicacbazon là phối tử hai càng  [6, 9]. Sự tạo phức xảy ra theo sơ đồ: M N NHR N NHR N S N C N C N C H S SH NHR   dạng thion                                     dạng thiol                                          t ạo ph ức Sơ đồ 1.4. Mô hình tạo phức của thiosemicacbazon hai càng Cấu tạo của một số phức chất với  thiosemicacbazon hai càng đã được đưa  ra trong các công trình [10, 21] và sau đây là ví dụ:  Trang 6
  17. H N H2N O C N CH3 N H 2N C N S N C S Zn Cu S N C C N S NH2 N H3C N C N O NH2 H Hình 1.1 Phức chất của Zn(II) với   Hình 1.2 Phức chất của Cu(II) với  isatin ­ 3 – thiosemicacbazon  thiosemicacbazon axetophenon Nếu  ở  phần hợp chất cacbonyl có thêm nguyên tử  có khả  năng tham gia   phối trí (D) và nguyên tử  này được nối với nguyên tử  N ­ hiđrazin (N(1)) qua hai  hay ba nguyên tử trung gian thì khi tạo phức phối tử này thường là ba càng với bộ  nguyên tử cho là D, N(1), S như trong Sơ đồ 1.4.   DD D D MM M M hoÆc hoÆc N N SS hoặc N N S S NN N N NH NH 2 H NH2NH 2 H 2 a) a)   a') a') Sơ đồ 1.5. Mô hình tạo phức của thiosemicacbazon ba càng Một số phối tử loại này là các thiosemicacbazon của axit pyruvic, 2­ hyđroxy axetophenon, pyriđin­2­cacbanđehit, 1,2­naphthoquinon.... Trong các phức  chất với Cu2+, Co2+, Ni2+, Pt2+... các phối tử loại này tạo liên kết qua bộ nguyên tử  cho là O, S, N(1) cùng với sự hình thành vòng 4, 5 hoặc 6 cạnh [27, 31, 34].  Trang 7
  18. CH 3 N O Cl Cu N S N C NH 2 Hình 1.3 Phức chất của Cu(II) với thiosemicacbazon 1­metyl isatin Các thiosemicacbazon bốn càng có thể được điều chế bằng cách ngưng tụ  hai phân tử thiosemicacbazit với một phân tử hợp chất đicacbonyl như Sơ đồ 1.5. NH2 N C R R N SH O S H 2N C C 2 N C C 2H 2O C H NH2 N O SH R' R' N C NH 2 Sơ đồ 1.6. Sự hình thành thiosemicacbazon 4 càng Trang 8
  19. Các phối tử  4 càng loại này có bộ  nguyên tử  cho N, N, S, S, có cấu tạo   phẳng, và do đó chúng chiếm bốn vị  trí trên mặt phẳng xích đạo của phức chất   tạo thành [11]. Nếu phần cacbonyl cũng chứa nguyên tử cho thì thiosemicacbazon   tạo thành có thể là phối tử 5 càng. Tác giả [39] đã tổng hợp, nghiên cứu cấu tạo   phức   chất   giữa   Mn(II)   với   bis(N(4)   ­   phenyl   thiosemicacbazon)   2,6   ­   điaxetylpyriđin bằng các phương pháp phổ  hấp thụ  electron, phổ  hấp thụ  hồng   ngoại, EPR… và đã chỉ ra phức chất được hình thành với bộ nguyên tử cho là N,   N, S, S và một nguyên tử N trong vòng pyriđin với công thức cấu tạo: H 3C CH3 N C C N N N N Mn C C HN S S N H Hình 1.4 Phức chất của Cu (II) với   Hình 1.5 Phức chất của Mn(II) với   bis(thiosemicacbazon) thiophen ­2,3­ bis(N(4)­phenyl thiosemicacbazon)­2,6   đicacboxanđehit ­điaxetylpyriđin Cũng   giống   như   thiosemicacbazit,   trong   một   số   ít   trường   hợp   các   thiosemicacbazon cũng có thể đóng vai trò là phối tử 1 càng với nguyên tử cho là  N(1) hay S [24, 28],. Chẳng hạn:
  20. H 3C C N NH C2H5 N N C N S NH Pd S HN C O Cu C S N HO HN S C2H5 HN C N N N N H C H 3C Hình 1.6 Phức chất của Cu(II) với   Hình 1.7 Phức chất của Pd(II) với N(4)­ N(4)­phenyl thiosemicacbazon 2 –   etyl thiosemicacbazon 2­   benzoyl pyriđin hyđroxiaxetophenon  Như  vậy, khi tạo phức với các ion kim loại, các thiosemicacbazon có xu  hướng thể hiện dung lượng phối trí cực đại và đóng vai trò là phối tử 2 càng hay  3, 4, 5 càng, tạo nên các phức chất chứa vòng 4, 5 hay 6… cạnh. Chính sự  đa   dạng về kiểu phối trí mà các phức chất của thiosemicacbazit và thiosemicacbazon  luôn luôn dành được sự  quan tâm của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước.   Hiện nay, người ta tập trung vào nghiên cứu tổng hợp, cấu tạo, cũng như  các   ứng dụng của thiosemicacbazon và phức chất của chúng với các dẫn xuất thế có  bản chất khác nhau ở nguyên tử N(4) như metyl, etyl, allyl và phenyl của các hợp  chất cacbonyl khác nhau với mong muốn tìm được nhiều tính chất quí báu, nhất   là hoạt tính sinh học để ứng dụng trong cuộc sống. 1.2. MỘT SỐ   ỨNG DỤNG CỦA THIOSEMICACBAZON VÀ PHỨC  CHẤT CỦA CHÚNG Ngày   càng   có   nhiều   công   trình   nghiên   cứu   công   bố   kết   quả   cho   thấy  thiosemicacbazon và các phức chất của chúng có nhiều tính chất quý báu và được  ứng dụng rộng rãi trong thực tế.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2