Luận văn Thạc sĩ Khoa học vật chất: Khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate của cây Ruột gà dạng húng (Spermacoce ocymoides) họ Cà phê (Rubiaceae)
lượt xem 4
download
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu thành phần hóa học cao ethyl acetate của cây Ruột gà dạng húng (Spermacoce ocymoides) thu hái ở Long An bằng các phương pháp cô lập và xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất hữu cơ. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học vật chất: Khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate của cây Ruột gà dạng húng (Spermacoce ocymoides) họ Cà phê (Rubiaceae)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Long Hải KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CAO ETHYL ACETATE CỦA CÂY RUỘT GÀ DẠNG HÚNG (Spermacoce ocymoides) HỌ CÀ PHÊ (RUBIACEAE) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC VẬT CHẤT Thành phố Hồ Chí Minh – 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Long Hải KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CAO ETHYL ACETATE CỦA CÂY RUỘT GÀ DẠNG HÚNG (Spermacoce ocymoides) HỌ CÀ PHÊ (RUBIACEAE) Chuyên ngành: Hóa Hữu Cơ Mã số: 8 44 01 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC VẬT CHẤT Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT Thành phố Hồ Chí Minh – 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Nguyễn Long Hải, là học viên cao học chuyên ngành Hóa Hữu cơ, khóa 27 của Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh. Tôi cam đoan rằng: Luận văn Thạc sĩ Hóa học “Khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate của cây Ruột gà dạng húng (Spermacoce ocymoides) họ Cà phê (Rubiaceae)” do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết, với các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và có trích dẫn đầy đủ. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. TP. Hồ Chí Minh ngày 30 tháng 03 năm 2019 Học viên cao học Nguyễn Long Hải
- ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình theo học ngành Hóa Hữu cơ – khoa Hóa học – trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh và quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của quý thầy cô giáo. Ngoài ra, tôi còn nhận được sự động viên, khích lệ của gia đình, bạn bè. Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả quý thầy cô giáo, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện luận văn này. Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết, người đã tận tâm hướng dẫn giúp chúng tôi hoàn thành luận văn này. Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong hội đồng khoa học đã đóng góp ý kiến để luận văn của tôi hoàn thiện hơn. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi đã hết sức cố gắng nhưng do năng lực của bản thân có hạn nên luận văn này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Do đó, tôi rất mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành của quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn.
- iii DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CÁC TỪ VIẾT TẮT brs Mũi đơn rộng (broad singlet) C Chloroform COSY Tương quan H-H (COrrelation SpectroscopY) d Mũi đôi (doublet) dd Mũi đôi-đôi (doublet of doublets) ddd Mũi đôi-đôi-đôi (doublet of doublet of doublets) EA Ethyl Acetate HMBC Tương quan H-C qua nhiều nối (Heteronuclear Multiple Bond Coherence) HSQC Tương quan H-C một nối (Heteronuclear Single Quantum Correlation) H n-Hexane HR-ESI-MS High Resolution-Electrospray Ionization-Mass Spectrometry J Hằng số ghép (coupling constant) m Mũi đa (multiplet) Me Methanol NMR Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (Nuclear Magnetic Resonance) NOESY Tương quan H-H không gian (Nuclear Overhauser Effect SpectroscopY) ppm Phần triệu (part per million) s Mũi đơn (singlet) SKLM Sắc Ký Lớp Mỏng SKC Sắc Ký Cột t Mũi ba (triplet) 1D/2D-NMR 1 chiều/ 2 chiều-phổ Cộng hưởng từ hạt nhân (One/ Two Dimensional-Nuclear Magnetic Resonance)
- iv DANH MỤC HÌNH ẢNH STT Tên hình Trang 1 Hình 1.1. Hình ảnh cây Spermacoce ocymoides Burm.f. 3 2 Hình 3.1. Cấu trúc hợp chất S1 26 3 Hình 3.2. Cấu trúc hợp chất SA 28 4 Hình 3.3. Một số tương quan HMBC của hợp chất SA 28 5 Hình 3.4. Cấu trúc hợp chất S4 29 6 Hình 3.5. Cấu trúc hợp chất S8 31 7 Hình 3.6. Một số tương quan HMBC của hợp chất S8 31 8 Hình 3.7. Cấu trúc hợp chất S3 34 9 Hình 3.8. Một số tương quan HMBC của hợp chất S3 34 10 Hình 3.9. Một số tương quan NOESY của hợp chất S3 34 11 Hình 3.10. Cấu trúc hợp chất S5 37 12 Hình 3.11. Một số tương quan HMBC của hợp chất S5 37 13 Hình 3.12. Cấu trúc hợp chất S6 40 14 Hình 3.13. Cấu trúc hợp chất so sánh 40 15 Hình 3.14. Một số tương quan HMBC của hợp chất S6 40
- v DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Tên bảng biểu Trang 1 Bảng 1.1. Dược tính một số loài trong chi Spermacoce 5 Bảng 1.2. Phân tích thành phần hóa học cơ bản trong cây Ruột 2 8 gà dạng húng Bảng 1.3. Thành phần hóa học một số loài trong chi 3 8 Spermacoce 4 Bảng 2.1. Kết quả sắc kí cột silica gel trên cao ethyl acetate 19 5 Bảng 2.2. Kết quả sắc kí cột silica gel trên phân đoạn EA1 19 6 Bảng 2.3. Kết quả sắc kí cột silica gel trên phân đoạn EA1.4 20 7 Bảng 2.4. Kết quả sắc kí cột silica gel trên phân đoạn EA1.5 20 8 Bảng 2.5. Kết quả sắc kí cột silica gel trên phân đoạn EA2 21 9 Bảng 2.6. Kết quả sắc kí cột silica gel trên phân đoạn EA4 22 10 Bảng 2.7. Kết quả sắc kí cột silica gel trên phân đoạn EA4.3 22 11 Bảng 3.1. Dữ liệu phổ NMR của hợp chất S1 27 12 Bảng 3.2. Dữ liệu phổ NMR của hợp chất SA 28 13 Bảng 3.3. Dữ liệu phổ NMR của hợp chất S4 29 14 Bảng 3.4. Dữ liệu phổ NMR của hợp chất S8 32 15 Bảng 3.5. Dữ liệu phổ NMR của hợp chất S3 35 16 Bảng 3.6. Dữ liệu phổ NMR của hợp chất S5 37 17 Bảng 3.7. Dữ liệu phổ NMR của hợp chất S6 41
- vi DANH MỤC SƠ ĐỒ STT Tên sơ đồ Trang Sơ đồ 2.1. Quy trình điều chế các cao n-hexane và cao ethyl 1 18 acetate Sơ đồ 2.2. Quy trình cô lập các hợp chất S1, S8, S3, S5, SA, 2 S4, S6 24
- vii DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1.1. Phổ 1HNMR của hợp chất S1 Phụ lục 1.2. Phổ 13CNMR của hợp chất S1 Phụ lục 2.1. Phổ 1HNMR của hợp chất SA Phụ lục 2.2. Phổ 13CNMR của hợp chất SA Phụ lục 2.3. Phổ HSQC của hợp chất SA Phụ lục 2.4. Phổ HMBC của hợp chất SA Phụ lục 3.1. Phổ 1HNMR của hợp chất S4 Phụ lục 3.2. Phổ 13CNMR của hợp chất S4 Phụ lục 4.1. Phổ 1HNMR của hợp chất S8 Phụ lục 4.1.1. Phổ 1HNMR dãn rộng của hợp chất S8 Phụ lục 4.1.2. Phổ 1HNMR dãn rộng của hợp chất S8 Phụ lục 4.2. Phổ 13CNMR của hợp chất S8 Phụ lục 4.2.1. Phổ 13CNMR dãn rộng của hợp chất S8 Phụ lục 4.2.2. Phổ 13CNMR dãn rộng của hợp chất S8 Phụ lục 4.3. Phổ DEPT của hợp chất S8 Phụ lục 4.3.1. Phổ DEPT dãn rộng của hợp chất S8 Phụ lục 4.4. Phổ COSY của hợp chất S8 Phụ lục 4.5. Phổ HSQC của hợp chất S8 Phụ lục 4.5.1. Phổ HSQC dãn rộng của hợp chất S8 Phụ lục 4.6. Phổ HMBC của hợp chất S8 Phụ lục 4.6.1. Phổ HMBC dãn rộng của hợp chất S8 Phụ lục 5.1. Phổ 1HNMR của hợp chất S3 Phụ lục 5.2. Phổ 13CNMR của hợp chất S3 Phụ lục 5.3. Phổ COSY của hợp chất S3 Phụ lục 5.4. Phổ HSQC của hợp chất S3 Phụ lục 5.5. Phổ HMBC của hợp chất S3 Phụ lục 5.5.1. Phổ HMBC dãn rộng của hợp chất S3
- viii Phụ lục 5.5.2. Phổ HMBC dãn rộng của hợp chất S3 Phụ lục 5.6. Phổ NOESY của hợp chất S3 Phụ lục 6.1. Phổ 1HNMR của hợp chất S5 Phụ lục 6.2. Phổ 13CNMR của hợp chất S5 Phụ lục 6.3. Phổ COSY của hợp chất S5 Phụ lục 6.4. Phổ HSQC của hợp chất S5 Phụ lục 6.5. Phổ HMBC của hợp chất S5 Phụ lục 7.1. Phổ 1HNMR của hợp chất S6 Phụ lục 7.1.1. Phổ 1HNMR dãn rộng của hợp chất S6 Phụ lục 7.1.2. Phổ 1HNMR dãn rộng của hợp chất S6 Phụ lục 7.2. Phổ 13CNMR của hợp chất S6 Phụ lục 7.3. Phổ COSY của hợp chất S6 Phụ lục 7.4. Phổ HSQC của hợp chất S6 Phụ lục 7.4.1. Phổ HSQC dãn rộng của hợp chất S6 Phụ lục 7.5. Phổ HMBC của hợp chất S6 Phụ lục 7.5.1. Phổ HMBC dãn rộng của hợp chất S6 Phụ lục 7.6. Khối phổ HR-ESI-MS của hợp chất S6
- ix MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................... iii DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................iv DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................... v DANH MỤC SƠ ĐỒ ....................................................................................................vi DANH MỤC PHỤ LỤC ..............................................................................................vii MỤC LỤC .....................................................................................................................ix MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài...................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................... 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................... 2 4.1. Đối tượng nghiên cứu 2 4.2. Phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ......................................................................................... 3 1.1. Tổng quan về chi Spermacoce ............................................................................. 3 1.2. Tổng quan về cây Spermacoce ocymoides Burm.f. ............................................. 3 1.2.1. Giới thiệu chung 3 1.2.2. Mô tả thực vật 3 1.2.3. Nghiên cứu về dược tính của cây Spermacoce ocymoides Burm.f. 4 1.3. Nghiên cứu về dược tính của một số loài trong chi Spermacoce......................... 5 1.4. Nghiên cứu thành phần hóa học một số loài trong chi Spermacoce .................... 8 1.4.1. Thành phần hóa học một số loài trong chi Spermacoce 8 1.4.2. Công thức hóa học một số hợp chất trong chi Spermacoce 12 CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM.................................................................................. 17 2.1. Hóa chất, thiết bị ................................................................................................ 17
- x 2.1.1. Hóa chất 17 2.1.2. Thiết bị 17 2.2. Thu hái và xử lý mẫu ......................................................................................... 17 2.3. Điều chế các loại cao.......................................................................................... 17 2.4. Phân lập một số chất hữu cơ trong cao ethyl acetate ......................................... 18 2.4.1. Phân lập hợp chất hữu cơ ở phân đoạn EA1 19 2.4.1.1. Phân lập hợp chất hữu cơ ở phân đoạn EA1.4 19 2.4.1.2. Phân lập hợp chất hữu cơ ở phân đoạn EA1.5 20 2.4.2. Phân lập hợp chất hữu cơ ở phân đoạn EA2 21 2.4.3. Phân lập hợp chất hữu cơ ở phân đoạn EA4 21 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 26 3.1. Khảo sát cấu trúc hợp chất S1 ............................................................................ 26 3.2. Khảo sát cấu trúc hợp chất SA ........................................................................... 27 3.3. Khảo sát cấu trúc hợp chất S4 ............................................................................ 28 3.4. Khảo sát cấu trúc hợp chất S8 ............................................................................ 30 3.5. Khảo sát cấu trúc hợp chất S3 ............................................................................ 32 3.6. Khảo sát cấu trúc hợp chất S5 ............................................................................ 35 3.7. Khảo sát cấu trúc hợp chất S6 ............................................................................ 38 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 42 HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO CỦA ĐỀ TÀI ............................................. 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 45
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa đã tạo điều kiện cho sự phát triển thảm thực vật vô cùng phong phú. Con người đã khai thác nhiều tính năng của các loài cây phục vụ cho đời sống, sản xuất và sinh hoạt, nhất là dùng để chữa bệnh như: bệnh gan, tiểu đường, thận, … Họ Cà phê (Rubiaceae) nổi tiếng với sự đa về loài, có khoảng 13000 loài với hơn 620 chi và một số loài thuộc họ này có tác dụng chữa rối loạn tiêu hóa, sốt [1]. Trong đó, chi Spermacoce có khoảng 280 loài phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Mỹ, châu Phi, châu Á và châu Âu. Một số loài của các chi này có vai trò quan trọng trong y học cổ truyền ở châu Phi, châu Á, châu Âu và Nam Mỹ. Một trong số những cách sử dụng này là điều trị sốt rét, tiêu chảy, các vấn đề tiêu hóa, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết, nhiễm trùng đường tiết niệu và đường hô hấp, đau đầu, viêm mắt và nướu răng, …[2]. Cho đến hiện nay, có hơn 60 hợp chất đã được công bố từ các loài của chi Spermacoce bao gồm alkaloid, iridoid, flavonoid, terpenoid và các hợp chất khác. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng chiết xuất từ các loài thuộc chi Spermacoce cũng như các hợp chất cô lập được từ chi này có hoạt tính sinh học đa dạng, bao gồm kháng viêm, chống ung thư, kháng khuẩn, nhiễm trùng, chống oxy hóa, tiêu hóa, chống loét, ...[2]. Ở Việt Nam, cây Ruột gà dạng húng (Spermacoce ocymoides) được sử dụng chữa đau đầu, nấm da, eczema, loét, hắc lào [3]. Tuy nhiên các nghiên cứu về thành phần hóa học chưa được tìm thấy. Với mong muốn làm rõ thêm thành phần hóa học, từ đó hiểu thêm về tác dụng chữa bệnh của cây và đóng góp những chứng cứ khoa học có giá trị vào kho dược liệu của Y học cổ truyền Việt Nam, chúng tôi chọn đề tài “Khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate của cây Ruột gà dạng húng (Spermacoce ocymoides), họ Cà phê (Rubiaceae)” để nghiên cứu. Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu thành phần hóa học cao ethyl acetate của cây Ruột gà dạng húng (Spermacoce ocymoides) thu hái ở Long An bằng các phương pháp cô lập và xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất hữu cơ. Hy vọng kết quả nghiên
- 2 cứu sẽ có nhiều đóng góp về thành phần hóa học của cây, giúp định hướng sử dụng trong y học của cây Spermacoce ocymoides. 2. Mục đích nghiên cứu Khảo sát thành phần hóa học của phân đoạn cao ethyl acetate của cây Ruột gà dạng húng Spermacoce ocymoides Burm.f., thuộc họ Cà phê (Rubiaceae). 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Cô lập và xác định được cấu trúc một số hợp chất từ cao ethyl acetate của cây Ruột gà dạng húng Spermacoce ocymoides Burm.f., họ Cà phê (Rubiaceae). 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Cây Ruột gà dạng húng Spermacoce ocymoides Burm.f., họ Cà phê (Rubiaceae) được thu hái tại Long An vào năm 2016 được định danh bởi TS. Đặng Văn Sơn, Viện Sinh học nhiệt đới miền Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Tập trung khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate của cây Ruột gà dạng húng Spermacoce ocymoides Burm.f., họ Cà phê (Rubiaceae). 5. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp ngâm dầm để điều chế cao ethanol ban đầu. Dùng phương pháp chiết lỏng lỏng với n-hexane, ethyl acetate để điều chế các cao phân đoạn. Dùng phương pháp sắc kí cột kết hợp với sắc kí lớp mỏng đối với các phân đoạn của cao ethyl acetate để phân lập một số hợp chất. Xác định cấu trúc các hợp chất tinh khiết bằng các phương pháp phổ nghiệm như 1 H-NMR, 13C-NMR, DEPT, COSY, HSQC, HMBC, …
- 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về chi Spermacoce Họ Rubiaceae với 620 chi và khoảng 13000 loài, phân bố chủ yếu không chỉ ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, mà còn ở các vùng ôn đới và vùng lạnh của châu Âu và Bắc Canada. Tại Brazil, họ này bao gồm khoảng 130 chi và 1500 loài phân bố trên thảm thực vật khác nhau. Chi Spermacoce là chi lớn và phổ biến của họ Rubiaceae phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Mỹ, châu Phi, châu Á và châu Âu [1]. Ruột gà dạng húng (Spermacoce ocymoides) là một trong những loài cây thuộc chi Spermacoce. 1.2. Tổng quan về cây Spermacoce ocymoides Burm.f. 1.2.1. Giới thiệu chung Tên thường: Ruột gà dạng húng. Tên khoa học: Spermacoce ocymoides Burm. f. Tên đồng danh là Borreria ocymoides (Burm. F).DC. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae) [3]. Hệ thống phân loại khoa học Họ: Cà phê (Rubiaceae), chi: Spermacoce, loài: S. ocymoides 1.2.2. Mô tả thực vật Cây mọc hằng năm, bò ở đất, cao 10-40 cm, thân vuông. Lá giống với lá bạc hà (húng cây), dày, không lông. Lá kèm đính thành phiến có 4-5 lông to. Cụm hoa xim co ở nách lá, tràng màu trắng, cánh hoa có ít lông ở trong. Quả nang hai hạt, dài, đen [3]. Hình 1.1. Hình ảnh cây Spermacoce ocymoides Burm.f.
- 4 1.2.3. Nghiên cứu về dược tính của cây Spermacoce ocymoides Burm.f. Năm 1991, R.U.B. Ebana và cộng sự đã nghiên cứu trên lá của cây Spermacoce ocymoides Burm.f. Kết quả cho thấy cao chiết nước và alkaloid thể hiện khả năng kháng vi khuẩn Proteus mirabilis, Pseudomonas aeruginosa và Neisseria gonorrhoeae [4]. Cao chiết nước-ethanol và các alkaloid có khả năng kháng các vi khuẩn Staphylococcus aureus, Klebsiella pneumoniae, Escherichia coli và Streptococcus [4]. Năm 2009, C.N. Okwuosa và cộng sự đã nghiên cứu trên lá của cây Spermacoce ocymoides Burm.f. cho thấy cao chiết nước và cao chiết methanol ở liều lượng 800 mg/kg có tác dụng làm tăng khả năng vận động dạ dày từ 6.1% đến 22.5%. Thuốc nhuận tràng bisacodyl (5 mg/kg) có tác dụng làm tăng khả năng vận động của dạ dày thêm 17.4%. Nếu dùng kết hợp bisacodyl (5 mg/kg) với cao chiết nước hoặc cao chiết methanol, khả năng vận động của dạ dày tăng lên đáng kể lần lượt ở mức 67.8% và 70.1%. Ngoài ra, cao chiết nước và cao chiết methanol còn thể hiện khả năng chống loét dạ dày lần lượt là 89 và 95.8% tương đương với khả năng bảo vệ loét của cimetidine (96.9%) [5]. Năm 2012, R. Sundhararajan và V. Ravichandiran đã tiến hành nghiên cứu hoạt tính kháng viêm trên toàn bộ cây Spermacoce ocymoides Burm.f. với cao chiết n-hexane, ethyl acetate và ethanol được thử nghiệm trên chuột bị gây viêm bởi carrageenan, chất đối chứng dương là indomethacin. Kết quả khi thử nghiệm với liều lượng 100-200 mg/kg thể trọng chuột cho thấy cao chiết ethanol thể hiện hoạt tính kháng viêm đáng kể hơn so với cao chiết n-hexane và ethyl acetate, cụ thể phần trăm ức chế của các cao ethanol, ethyl acetate, n-hexane lần lượt là 56.01; 16.70; 10.84% và của chất đối chứng dương là 80.84% (với liều lượng 10 mg/kg) [6]. Năm 2017, S. A. Adesegun và cộng sự đã nghiên cứu khả năng chống sốt rét và chống oxy hóa của các cao methanol, n- hexane, dichloromethane, ethyl acetate và nước. Kết quả cho thấy rằng, cao chiết có tác dụng chống ký sinh trùng sốt rét Plasmodium berghei NK65. Cụ thể khi thử nghiệm các cao chiết trên với liều 250 và 500 mg/kg với chất đối chứng dương chloroquine (10 mg/kg), kết quả cho thấy rằng cao chiết ethyl acetate có tác dụng ngăn chặn kí sinh trùng cao nhất là 87.31% (với liều lượng 250 mg/kg), của chất đối chứng dương là 95.45% [7]. Ngoài ra, cao chiết methanol được thử
- 5 nghiệm về khả năng chống oxi hóa với phương pháp bắt gốc tự do DPPH, chất đối chứng dương là vitamin C. Kết quả cho thấy cao chiết methanol thể hiện tác dụng chống oxi hóa với IC50=1.85 mg/ml [7]. 1.3. Nghiên cứu về dược tính của một số loài trong chi Spermacoce Các nghiên cứu về dược tính của một số loài cây trong chi Spermacoce được trình bày trong bảng 1.1. Bảng 1.1. Dược tính một số loài trong chi Spermacoce Hoạt Nghiên cứu Kết quả thử nghiệm tính trên các loài Cao ethyl acetate và ethanol của phần trên mặt đất (được thử nghiệm ở liều 2000 mg/đĩa) cho thấy có tác dụng kháng các vi khuẩn như: Bacillus cereus, Bacillus megaterium, Bacillus subtilis, Escherichia coli, S. articularis Shigella dysenteriae, Shigella sonnei, Salmonella typhi, Salmonella paratyphi, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus và Vibrio cholerae với đường kính vòng vô khuẩn 6 – 20 mm [9]. Kháng Cao chiết nước của rễ có tác dụng kháng khuẩn khuẩn S. eupatorioides Salmonella typhi với IC50 10.1 mg/mL và Escherichia coli với IC50 62.5 mg/mL [10]. Tinh dầu của phần trên mặt đất cho thấy có tác dụng S. verticillata chống lại một số vi sinh vật với MIC 12.5-22.3 mg/mL [11]. Cao chiết methanol từ rễ có khả năng kháng khuẩn rộng S. verticillata chống lại các chủng Pseudomonas aeruginosa đa kháng thể [12].
- 6 Cao chiết ethanol toàn cây có tác dụng kháng với vi khuẩn Escherichia coli đường kính vòng vô khuẩn 20 mm [13]. S. hispida Cao chiết methanol toàn cây có tác dụng kháng Bacillus subtilis, Bacillus pumilus, Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli, và Klebsiella pneumoniae với MIC 250 mg/mL [14]. Cao chiết ethyl acetate và ethanol của phần trên mặt đất Kháng có tác dụng kháng nấm Aspergillus niger, Aspergillus S. articularis nấm ustus, Aspergillus ochraceus và Candida albicans lần lượt là 37 – 45%; 34.5 – 50% [9]. Cao chiết ether, chloroform, ethyl acetate, nước và benzene có tác dụng kháng viêm carrageenan gây phù S. articularis với kết quả lần lượt là 27.14%, 55.26%, 53.93%, 74.5% Kháng và 53.5%, khi thử nghiệm ở chuột với liều lượng 150 viêm mg/kg [15]. Cao chiết methanol của toàn bộ thân cây có tác dụng S. hispida kháng viêm ở chuột với liều lượng thử nghiệm 100 và 200 mg/kg thể trọng [16]. Cao chiết methanol của toàn bộ cây có tác dụng làm S. hispida giảm đáng kể nồng độ lipid và lipoprotein trong huyết tương và mô (gan, tim, động mạch chủ ở chuột) [17]. Chống Phần giàu flavonoid được cao chiết từ hạt của cây có tác máu dụng cải thiện tình trạng chống oxy hóa và làm giảm tổn nhiễm thương gan và thận liên quan đến chuột HFD-fed-STZ mỡ S. hispida (chế độ ăn uống nhiều chất béo -streptozotocin) bằng cách điều chỉnh PPAR-α (thụ thể hoạt hóa gen α) mNRA [18].
- 7 Cao chiết methanol có tác dụng chống oxi hóa khi thử S. articularis nghiệm với DPPH (65 mg/mL) và ức chế 77.3 % sự tạo thành NO [19] Chống Cao chiết methanol có khả năng chống oxi hóa được xác oxi hóa S. hispida định bởi ABTS (3.91 mmol/100 gam), DPPH (2.73 mmol/100 gam), FRAP (0.92 mmol/gam) [20]. Hạt chứa nhiều flavonoid làm tăng khả năng nhặt gốc S. hispida tự do được thực hiện ở nồng độ là 20; 40 và 80 mg/kg thể trọng nhưng đạt kết quả tốt nhất là 40 mg/kg [21]. Cao chiết ether (IC50 1150 và 970 mg/mL), ethyl acetate Chống (IC50 260 và 180 mg/mL) và methanol (IC50 160 và 65 oxi hóa S. hispida mg/mL) tương ứng với phương pháp axit phosphomolybdic và phương pháp FRAP [22]. Chống Cao chiết ethanol nước (tỉ lệ 1:1) có tác dụng chống tế S. pusilla ung thư bào Leuk-P388 ở liều 115 mg/kg [23]. Cao chiết nước của toàn bộ cây có tác dụng bảo vệ gan S. articularis khỏi tác động gây độc của paracetamol [24]. Bảo vệ Cao chiết ethanol của toàn bộ cây với liều 200 mg/kg gan S. hispida trọng lượng cơ thể chống lại nitrobenzene gây nhiễm độc gan ở chuột [25]. Bệnh Chuột được điều trị trong 30 ngày với cao chiết của toàn tim S. hispida bộ cây cho thấy khả năng cải thiện chức năng tim và các mạch nguy cơ khác nhau liên quan đến bệnh tim [26]. Cao chiết hexane của phần trên mặt đất, rễ, thân có tác Thuốc S. verticillata dụng chống lại ấu trùng thứ tư của virus aegypti với IC50 trừ sâu lần lượt là 83.8; 91.8 và 115.8 µg/mL [27].
- 8 1.4. Nghiên cứu thành phần hóa học một số loài trong chi Spermacoce Năm 2013, M. Jeyachandran và cộng sự đã thực hiện các phản ứng định tính một số nhóm hợp chất có trong S. ocymoides thu hái ở Alwarkurichi (Ấn Độ) [8]. Kết quả định tính được trình bày ở bảng 1.2. Bảng 1.2. Phân tích thành phần hóa học cơ bản trong cây Ruột gà dạng húng Cao Cao Cao STT Nhóm hợp chất Cao ether benzene chloroform methanol 1 Steroid - - - + 2 Triterpenoid - - - - 3 Đường khử - - - + 4 Alkaloid - - - - 5 Phenolic + - + + 6 Saponin - - - - 7 Xanthoprotein - - - - 8 Tannin - + - + 9 Flavonoid - - - - 10 Aromatic acid - - - - (+) có hiện diện, (-) không hiện diện 1.4.1. Thành phần hóa học một số loài trong chi Spermacoce Do các nghiên cứu về thành phần hóa học trên cây Ruột gà dạng húng còn ít nên chúng tôi xin trình bày thành phần hóa học của một số cây cùng chi. Năm 2012, L. M. Conserva và cộng sự đã tổng hợp các nghiên cứu về thành phần hóa học thuộc chi Spermacoce, các hợp chất (1) - (43) và (53) - (73) [2]. Năm 2015, Y. Luo và cộng sự đã cô lập từ loài S. latifolia một số hợp chất (44) - (52) thuộc triterpenoid [35]. Ngoài ra, hợp chất benzo[g]isoquinoline-5,10-dione được cô lập từ Spermacoce articularis và Spermacoce exilis (74) [32]. Các hợp chất này được trình bày trong bảng 1.3. Bảng 1.3. Thành phần hóa học một số loài trong chi Spermacoce Nơi thu Loài thực Hợp chất Bộ phận cây mẫu và vật khảo sát CÁC HỢP CHẤT ALKALOID Không trích dẫn Guiana Borrecarpine (1) S. capitata Phần trên mặt đất Guiana Borrecoxine (2) S. capitata Phần trên mặt đất Guiana Borreline (3) S. capitata Phần trên mặt đất Guiana Lá Brazil Borrerine (4) S. verticillata Toàn bộ cây Senegal
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 301 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 322 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn