intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiêu thụ năng lượng và vấn đề đô thị hóa đến lượng khí thải CO2 ở các quốc gia Châu Á trong giai đoạn 1992 – 2016

Chia sẻ: Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

55
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu nhằm 3 mục tiêu: Xem xét ảnh hưởng của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến lượng khí thải CO2 của các quốc gia có thu nhập trung bình ở Châu Á trong giai đoạn 1992 – 2016. Xem xét ảnh hưởng của tiêu thụ năng lượng đến lượng khí thải CO2 của các quốc gia có thu nhập trung bình ở Châu Á trong giai đoạn 1992 – 2016. Xem xét ảnh hưởng của vấn đề đô thị hóa đến lượng khí thải CO2 của các quốc gia có thu nhập trung bình ở Châu Á trong giai đoạn 1992 – 2016.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiêu thụ năng lượng và vấn đề đô thị hóa đến lượng khí thải CO2 ở các quốc gia Châu Á trong giai đoạn 1992 – 2016

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THANH HIỀN ẢNH HƯỞNG CỦA DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI, TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG VÀ VẤN ĐỀ ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN LƯỢNG KHÍ THẢI CO2 Ở CÁC QUỐC GIA CHÂU Á LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THANH HIỀN ẢNH HƯỞNG CỦA DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TIÊU, THỤ NĂNG LƯỢNG VÀ VẤN ĐỀ ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN LƯỢNG KHÍ THẢI CO2 Ở CÁC QUỐC GIA CHÂU Á Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN KIM QUYẾN Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi nghiên cứu và thực hiện, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình. Tp. Hồ Chí Minh, ngày….tháng….năm 2018 Tác giả
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH ẢNH Tóm tắt luận văn ................................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .......................................................................................................... 2 1.1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................. 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................................... 4 1.3. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................................... 5 1.4. Phạm vi thu thập dữ liệu và đối tƣợng nghiên cứu ....................................................... 5 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................................. 6 1.6. Kết cấu đề tài .................................................................................................................... 7 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM .................................................... 8 2.1. Cơ sở lý thuyết .................................................................................................................. 8 2.1.1. Dòng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.................................................................... 8 2.1.2. Lý thuyết nơi ẩn giấu ô nhiễm .............................................................................. 10 2.1.3. Lý thuyết vành ô nhiễm ......................................................................................... 13 2.1.4. Lý thuyết đƣờng cong Kuznets về môi trƣờng .................................................... 14 2.2. Bằng chứng thực nghiệm ............................................................................................... 16 2.2.1. FDI và lƣợng khí thải CO2 .................................................................................... 16 2.2.2. Tiêu thụ năng lƣợng và lƣợng khí thải CO2 ........................................................ 21 2.2.3. Vấn đề đô thị hóa và lƣợng khí thải CO2 ............................................................ 26 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 31 3.1. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................................... 31 3.2. Dữ liệu nghiên cứu ......................................................................................................... 31 3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................................... 32
  5. 3.4. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 33 3.4.1. Mô hình nghiên cứu ............................................................................................... 34 3.4.2. Giả thuyết nghiên cứu............................................................................................ 35 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 37 4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu ................................................................................................... 37 4.2. Ma trận tƣơng quan ....................................................................................................... 41 4.3. Kết quả kiểm định tính dừng ........................................................................................ 45 4.4. Kết quả hồi quy .............................................................................................................. 47 4.4.1. Toàn bộ mẫu ........................................................................................................... 47 4.4.2. Các quốc gia có thu nhập trung bình cận trên .................................................... 50 4.4.3. Các quốc gia có thu nhập trung bình cận dƣới ................................................... 54 4.5. So sánh kết quả............................................................................................................... 57 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 60 5.1. Kết luận ........................................................................................................................... 60 5.2. Hàm ý chính sách ........................................................................................................... 62 5.3. Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo...................................................... 64 PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tổng hợp nghiên cứu trước đây................................................................28 Bảng 3.1. Mô tả biến .................................................................................................35 Bảng 4.1. Mô tả thống kê các biến ............................................................................38 Bảng 4.2. Giá trị trung bình các biến theo quốc gia .................................................40 Bảng 4.3. Ma trận tương quan toàn bộ mẫu ..............................................................42 Bảng 4.4. Ma trận tương quan các quốc gia thu nhập trung bình cận trên ...............43 Bảng 4.5. Ma trận tương quan các quốc gia thu nhập trung bình cận dưới ..............44 Bảng 4.6. Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị các biến ..............................................46 Bảng 4.7. Kết quả hồi quy ảnh hưởng của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tiêu thụ năng lượng đến lượng khí thải CO2 toàn bộ mẫu ...............................................49 Bảng 4.8. Kết quả hồi quy ảnh hưởng của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tiêu thụ năng lượng đến lượng khí thải CO2 của các quốc gia có thu nhập trung bình cận trên.............................................................................................................................52 Bảng 4.9. Kết quả hồi quy ảnh hưởng của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tiêu thụ năng lượng đến lượng khí thải CO2 của các quốc gia có thu nhập trung bình cận dưới ...........................................................................................................................55 Bảng 4.10. Chênh lệch hệ số hồi quy giữa các quốc gia có thu nhập trung bình cận trên và cận dưới .........................................................................................................58
  7. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1. Đường cong Kuznets về môi trường .........................................................15
  8. 1 Tóm tắt luận văn Nghiên cứu này xem xét tác động của tiêu thụ năng lượng, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến lượng phát thải carbon dioxide (CO2) của 37 quốc gia thu nhập trung bình ở Châu Á trong giai đoạn 1990 – 2016 dựa trên bộ Chỉ số Phát triển Thế giới của Ngân hàng Thế giới (World Bank), Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển và Cơ quan Quản lý thông tin năng lượng. Kết quả phương pháp hồi quy GMM tiêu thụ năng lượng (tiêu thụ năng lượng sơ cấp, tiêu thụ năng lượng nhiên liệu hóa thạch) và FDI đều có tác động cùng chiều, vấn đề đô thị hóa có tác động ngược chiều đến lượng phát thải CO2 trong toàn bộ mẫu, các quốc gia có thu nhập trung bình cận trên và các quốc gia có thu nhập trung bình cận dưới. Hơn nữa, các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy ở các nước có thu nhập trung bình, cả tiêu thụ năng lượng nhiên liệu sơ cấp và hóa thạch đều làm tăng đáng kể phát thải CO2 và dẫn đến vấn đề khí nhà kính ở Châu Á.
  9. 2 CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Lý do chọn đề tài Một trong những khía cạnh có liên quan nhất đến vấn đề hội nhập tài chính toàn cầu hóa được thể hiện thông qua sự dịch chuyển dòng vốn quốc tế giữa các quốc gia. Mặc dù khái niệm dòng vốn quốc tế phản ánh nhiều loại hình khác nhau của vốn, chẳng hạn như dòng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance), dòng vốn đầu tư gián tiếp và dòng vốn đầu tư trực tiếp. Trong đó, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như các nhà hoạch định chính sách trong thời gian qua với lý do trong thực tế cho thấy rằng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn trong dòng vốn đầu tư vào một quốc gia. Đồng thời, vai trò của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với quá trình phát triển của quốc gia nhận vốn đầu tư đã được công nhận bởi các nghiên cứu trước đây. Chẳng hạn như dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp cho quốc gia nhận dòng vốn đầu tư tạo được nhiều việc làm, giới thiệu và truyền bá các công nghệ kĩ thuật mới, chuyển giao tài sản vô hình, cải thiện phương pháp tổ chức và gia tăng tính cạnh tranh của quốc gia so với các đối thủ cạnh tranh. Qua đó có thể thấy rằng chính sách thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thường được thực thi ở đa số quốc gia trên giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Tuy nhiên, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng gây ra một số hệ lụy tiêu cực cho quốc gia được nhận đầu tư, điều mà ít nghiên cứu trước đây quan tâm. Theo một số báo cáo mới của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (United Nations Conference on Trade and Development), dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thường tập trung vào các ngành nghề có liên quan đến các tài nguyên thiên nhiên (đặc biệt là nông nghiệp, khai thác khoáng sản, sản xuất nhiên liệu và hóa chất). Mặc dù trong 20 năm gần đây, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có xu hướng dịch chuyển sang ngành du lịch, ngành nghề thường được cho
  10. 3 rằng ít sử dụng tài nguyên thiên nhiên hơn, nhưng có thể thấy rằng lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào các quốc gia đang phát triển vẫn càng ngày gia tăng đáng kể và chủ yếu tập trung vào các ngành cơ bản của quốc gia và đặc biệt là các ngành này chủ yếu sử dụng tài nguyên thiên nhiên (UNCTAD, 2004; 2007). Bên cạnh đó, sự suy giảm chất lượng môi trường có nhiều sự quan tâm sâu sắc bởi các nhà nghiên cứu và chính phủ của các nước trong những thập kỷ gần đây. Đồng thời, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng được công nhận rằng có liên quan đến một số tác động tiêu cực đến chất lượng môi trường của các quốc gia nhận đầu tư. Trong thực tế, việc dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có thật sự đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển bền vững hay không thì phụ thuộc đáng kể vào cách quản lý bởi chính phủ các nước tiếp nhận đầu tư. Nói cách khác, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phụ thuộc vào tầm nhìn của Chính phủ về phát triển kinh tế và quản lý môi trường. Tuy nhiên, việc xác định sự thay đổi trong môi trường do sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa các nước trên toàn cầu và đặc biệt là dịch chuyển đến các nước đang phát triển thì dường như không dễ dàng và gây ra những tranh luận phức tạp cũng như các quan điểm khác nhau. Một mặt, các nhà đầu tư – những người dịch chuyển dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để tìm kiếm tài nguyên thiên nhiên, thì dường như họ sẽ tìm kiếm những quốc gia để đầu tư với mục đích đảm bảo mức lợi nhuận kinh tế đạt được là cao nhất. Có thể thấy rằng những quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên thường có khung điều tiết môi trường yếu kém hoặc không hiệu quả (UNCTAD, 2004; 2007). Do đó khi các nhà đầu tư dịch chuyển dòng vốn đầu tư vào các quốc gia này sẽ mang theo phong cách “các nước phương Tây” hoặc “các nước công nghiệp”. Khi đó môi trường sống ở các quốc gia nhận đầu tư có thể gặp phải mối đe dọa cao, kết quả là lượng khí thải CO2 ở các quốc gia này sẽ có xu hướng gia tăng liên tục và tương đối cao. Mặt khác, đầu tư quốc tế cũng có thể mang lại lợi ích cho môi trường tự nhiên của quốc gia nhận đầu tư. Đặc biệt, sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư trực tiếp
  11. 4 nước ngoài từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển có thể tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ hiện đại hơn, đảm bảo hiệu quả cao hơn trong việc sử dụng tài nguyên và năng lượng, cùng với việc giảm thiểu chất thải từ quá trình sản xuất. Trong trường hợp này, các nước đang phát triển có thể tránh được một số giai đoạn gây tổn hại đến môi trường do quá trình công nghiệp hóa, và kết quả là sẽ giúp giảm thiểu lượng khí thải CO2 ở các quốc gia này. Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù", gây nhiều bệnh cho con người. Nó còn tạo ra các cơn mưa axít làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồng. Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc như: CO2, đã gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng gây hiệu ứng nhà kính là cacbonic (CO2), nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, mêtan (CH4) là 13%, nitơ 5%, CFC là 22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3%... Sự nóng lên của Trái Đất do hiệu ứng nhà kính biểu hiện thông qua các vấn đề môi trường như mất rừng, mất đa dạng sinh học, băng tan và sự thay đổi mực nước biển (UNEP, 2007). Các nhà nghiên cứu đã cho rằng sự suy thoái chất lượng môi trường biểu hiện thông qua sự gia tăng lượng khí thải CO2 là kết quả của các hoạt động kinh tế trên toàn thế giới. Do đó, trong bối cảnh quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ cũng như sự thay đổi đáng kể của môi trường trong những năm gần đây, cần thiết thực hiện xem xét mối quan hệ giữa dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và môi trường. Đó là lý do học viên lựa chọn đề tài “Ảnh hưởng của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiêu thụ năng lượng và vấn đề đô thị hóa đến lượng khí thải CO2 ở các quốc gia Châu Á trong giai đoạn 1992 – 2016” làm đề tài luận văn thạc sỹ. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn có ba mục tiêu chính sau:
  12. 5 Đầu tiên luận văn xem xét ảnh hưởng của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến lượng khí thải CO2 của các quốc gia có thu nhập trung bình ở Châu Á trong giai đoạn 1992 – 2016. Tiếp theo, luận văn xem xét ảnh hưởng của tiêu thụ năng lượng đến lượng khí thải CO2 của các quốc gia có thu nhập trung bình ở Châu Á trong giai đoạn 1992 – 2016. Cuối cùng, luận văn xem xét ảnh hưởng của vấn đề đô thị hóa đến lượng khí thải CO2 của các quốc gia có thu nhập trung bình ở Châu Á trong giai đoạn 1992 – 2016. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu, luận văn sử dụng các câu hỏi nghiên cứu sau: - Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có ảnh hưởng đến lượng khí thải CO2 của các quốc gia có thu nhập trung bình ở Châu Á trong giai đoạn 1992 – 2016 hay không? - Tiêu thụ năng lượng có ảnh hưởng đến lượng khí thải CO2 của các quốc gia có thu nhập trung bình ở Châu Á trong giai đoạn 1992 – 2016 hay không? - Vấn đề đô thị hóa có ảnh hưởng đến lượng khí thải CO2 của các quốc gia có thu nhập trung bình ở Châu Á trong giai đoạn 1992 – 2016 hay không? 1.4. Phạm vi thu thập dữ liệu và đối tƣợng nghiên cứu  Phạm vi thu thập dữ liệu Luận văn thu thập số liệu của các quốc gia có thu nhập trung bình ở Châu Á trong giai đoạn 1992 – 2016. Cụ thể, luận văn thu thập số liệu của 37 quốc gia có thu nhập trung bình ở Châu Á.  Đối tƣợng nghiên cứu
  13. 6 Các đối tượng nghiên cứu trực tiếp trong luận văn là lượng khí thải CO2, dòng vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài, tiêu thụ năng lượng, vấn đề đô thị hóa. 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm làm rõ tác động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, và mức tiêu thụ năng lượng đến lượng khí thải CO2 của các quốc gia. Trong đó, các phương pháp định lượng có thể sử dụng bao gồm phương pháp hồi quy OLS, phương pháp hồi quy hai bước, phương pháp hồi quy GMM. Để có thể lựa chọn được phương pháp định lượng phù hợp, luận văn thực hiện kiểm định tự tương quan và phương sai thay đổi. Tuy nhiên trước khi thực hiện các kiểm định này, luận văn sẽ kiểm định xem các biến số trong mô hình nghiên cứu có dừng hay không bằng cách dùng kiểm định nghiệm đơn vị với giả thuyết H0: các biến có nghiệm đơn vị (các biến không dừng). Do nếu các biến không dừng thì có thể gây ra hiện tượng hồi quy giả mạo. Bên cạnh đó, luận văn cũng sử dụng kiểm định Wooldrigde để kiểm tra tự tương quan và Modified Wald để kiểm tra phương sai thay đổi. Đồng thời, nếu tồn tại vấn đề tự tương quan hoặc phương sai thay đổi thì luận văn sẽ thực hiện sử dụng phương pháp hồi quy GMM để ước lượng mô hình nghiên cứu giải thích lượng khí thải của CO2 của các quốc gia do phương pháp này có thể khắc phục vấn đề tự tương quan, phương sai thay đổi và đặc biệt là vấn đề nội sinh giữa các biến số trong mô hình nghiên cứu. Mặt khác, trong trường hợp phương pháp hồi quy GMM phù hợp thì luận văn cũng sử dụng thêm hai kiểm định để chắc chắn rằng kết quả thu được từ phương pháp này là đáng tin cậy và có thể dùng phân tích để đưa ra các hàm ý chính sách. Cụ thể, hai kiểm định này là kiểm định tự tương quan AR(2) và kiểm định Hansen. Trong đó, kiểm định tự tương quan AR(2) sẽ xem rằng phương pháp hồi quy GMM đã thật sự khắc phục vấn đề tự tương quan hay không với giả thuyết H0: không tồn tại tự tương quan. Kiểm định Hansen thì xem xét vấn đề nội
  14. 7 sinh đã được giải quyết chưa bằng cách xem mối tương quan giữa phần dư mô hình và các biến công cụ được sử dụng để khắc phục vấn đề nội sinh với giả thuyết H0: các biến công cụ không tương quan với phần dư mô hình. Nếu cả hai kiểm định đều cho thấy không còn tồn tại tự tương quan và nội sinh sau khi sử dụng phương pháp GMM thì luận văn sẽ sử dụng các kết quả có được để phân tích. 1.6. Kết cấu đề tài Luận văn bao gồm 05 chương như sau: Chương 1. Giới thiệu đề tài Chương 2. Cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm Chương 3. Phương pháp nghiên cứu Chương 4. Kết quả nghiên cứu Chương 5. Kết luận
  15. 8 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Dòng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài Giai đoạn hiện tại của phát triển kinh tế ở các quốc gia trên thế giới đều cho thấy dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những yếu tố quan trọng cho sự phát triển kinh tế bền vững, chất lượng cao và cân bằng ở các quốc gia. Do đó cần thiết phải thu hút FDI, đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi, vì loại hình đầu tư này thúc đẩy những thay đổi cơ cấu của nền kinh tế, cho phép đảm bảo phát triển kinh tế bền vững cũng như cho phép nước nhận đầu tư tích hợp hiệu quả vào quá trình toàn cầu hoá. Theo đó, trong điều kiện hiện đại của vấn đề toàn cầu hoá và tăng cường dòng vốn trong nền kinh tế thế giới, các quốc gia phải cạnh tranh khốc liệt để thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo OECD, đầu tư trực tiếp nước ngoài được định nghĩa là một loại đầu tư xuyên biên giới được thực hiện bởi một người dân trong một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) với mục tiêu thiết lập lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp (doanh nghiệp đầu tư trực tiếp) ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư trực tiếp. "Mối quan tâm trong dài hạn" được chứng minh khi nhà đầu tư trực tiếp sở hữu ít nhất 10% quyền biểu quyết của doanh nghiệp được nhận dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Một tiếng nói hiệu quả trong quản lý, được chứng minh bằng quyền sở hữu ít nhất 10%, ngụ ý rằng nhà đầu tư trực tiếp có thể ảnh hưởng hoặc tham gia vào việc quản lý doanh nghiệp; nó không đòi hỏi sự kiểm soát tuyệt đối bởi các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, trong thập kỷ qua, nhiều nghiên cứu liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được tiến hành và các nghiên cứu này đang thể hiện các quan điểm khác nhau (một số quan điểm trái ngược nhau) đối với vấn đề hội nhập tài
  16. 9 chính toàn cầu của quốc gia và các kết quả có thể đạt được từ hội nhập đó. Trong bối cảnh này, một nghiên cứu đáng quan tâm là nghiên cứu của De Mello (De Mello, 1999), trong nghiên cứu này tác giả xác định hai kênh mà đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Thứ nhất, là kết quả của dòng vốn, FDI thúc đẩy sự chấp nhận các công nghệ mới trong quá trình sản xuất ở quốc gia nhận đầu tư. Thứ hai, đầu tư trực tiếp nước ngoài cung cấp một sự chuyển giao kiến thức, cả về đào tạo lao động và tích lũy kỹ năng, cũng như thông qua việc giới thiệu các phương pháp quản lý chất lượng cao và hiệu quả hơn. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) (Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế các vùng của Việt Nam, Nguyễn Minh Tiến, 2014) đã đưa ra vào năm 1977: đầu tư trực tiếp nước ngoài là số vốn đầu tư được thực hiện để thu lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động ở nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư. Ngoài mục đích lợi nhuận, nhà đầu tư còn mong muốn dành được chỗ đứng trong việc quản lý doanh nghiệp và mở rộng thị trường’’. Một nghiên cứu khác được tiến hành bởi OECD xác nhận kết quả được tìm thấy bởi de Mello, cũng như khẳng định rằng đầu tư góp phần vào sự gia tăng hiệu quả của các yếu tố sản xuất và thu nhập của quốc gia. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng cả hai nghiên cứu đều nhấn mạnh một ý tưởng then chốt: tác động từ dòng vốn FDI phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và công nghệ ở nước nhận đầu tư. Vì vậy, các nghiên cứu mô tả ở trên cho rằng các nước đang phát triển cần đạt được một mức độ phát triển kinh tế nhất định để thu được lợi ích tiềm năng từ dòng vốn FDI. Trong nghiên cứu của Robert Lensink (Lensink và cộng sự, 2000) tác giả mô tả ba kênh mà dòng vốn FDI chảy vào quốc gia nhận đầu tư và cải thiện tăng trưởng kinh tế cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế. Đầu tiên là "kênh cạnh tranh": sự cạnh tranh gia tăng trên thị trường giúp tăng hiệu quả và năng suất, cũng như đầu tư vào vốn con người và vật chất. Hơn
  17. 10 nữa, khi cạnh tranh gia tăng thì có thể khuyến khích những thay đổi tích cực trong cơ cấu của sản lượng công nghiệp theo hướng các ngành định hướng xuất khẩu. Kênh thứ hai là “chuyển giao kiến thức” thông qua đào tạo nhân viên ở quốc gia nhận đầu tư, cũng như thông qua việc giới thiệu các phương pháp quản lý hiệu quả và hệ thống kiểm soát chất lượng. Kênh phát triển thứ ba là “chuyển giao công nghệ” là kết quả của các giao dịch với các công ty nước ngoài. Theo khái niệm của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987: đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được Chính Phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của luật này. Theo quan điểm về đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam ở quy định tại khoản 1 điều 2, Luật đầu tư nước ngoài được sửa đổi bổ sung năm 2000 “đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật này”. Có thể hiểu một cách khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại một quốc gia là việc nhà đầu tư ở một nước khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất cứ tài sản nào vào quốc gia đó để được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia đó với mục tiêu tối đa hoá lợi ích của mình. 2.1.2. Lý thuyết nơi ẩn giấu ô nhiễm Theo giả thuyết nơi ẩn giấu ô nhiễm (pollution haven hypothesis), các công ty đa quốc gia thường có khuynh hướng đặt các cơ sở sản xuất của họ ở các quốc
  18. 11 gia có các tiêu chuẩn môi trường thoải mái hoặc yếu kém (Kim và Adilov, 2012). Điều này trở nên đặc biệt quan trọng trong trường hợp các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh ở các ngành nghề có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng môi trường của quốc gia nhận đầu tư chẳng hạn như các ngành hóa dầu, sản xuất giấy và thép. Mặt khác, nếu như quốc gia sở tại yêu cầu các công ty đa quốc gia tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt thì điều này sẽ làm gia tăng chi phí hoạt động của các công ty, do đó, các công ty có khuynh hướng di chuyển cơ sở sản xuất đến các quốc gia có yêu cầu tiêu chuẩn môi trường thoải mái hoặc ít nghiêm ngặt hơn với giả định rằng các công ty này nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận (javorcik và Wei, 2004). Hơn thế nữa, các nước đang phát triển có xu hướng bỏ qua hoặc xem nhẹ những lo ngại về môi trường bằng cách giảm hoặc nới lỏng các tiêu chuẩn môi trường ở các quốc gia này để thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Zhu và các cộng sự, 2016). Do đó, so với các quốc gia đã phát triển, các quốc gia đang phát triển thường có các tiêu chuẩn môi trường yếu hơn hoặc ít nghiêm ngặt hơn và bằng cách thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, các quốc gia này có thể đang gián tiếp “thu hút” ô nhiễm môi trường (Kim và Adilov, 2012). Về mặt lý thuyết, có thể thấy rằng các quốc gia có tiêu chuẩn môi trường ít nghiêm ngặt hoặc yếu kém thường thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, mặc dù về mặt nghiên cứu thực nghiệm thì cho thấy các bằng chứng khác nhau có liên quan đến giả thuyết nơi ẩn giấu ô nhiễm (Javorcik và Wei, 2004). Theo đó, có ba điểm quan trọng trong giả thuyết nơi ẩn giấu ô nhiễm. Đầu tiên, như đã đề cập trong phần đầu của chương này, các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh ở các ngành nghề có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng môi trường của quốc gia nhận đầu tư sẽ di dời cơ sở sản xuất của họ từ các quốc gia có các tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt sang các quốc gia có tiêu chuẩn môi trường ít nghiêm ngặt hơn. Sự di dời này cũng được khuyến khích bởi sự tự do hóa thương mại toàn cầu (Aliyu, 2005). Thứ hai, các chất thải nguy hại ở các quốc
  19. 12 gia đang phát triển được tạo ra từ các quốc gia đã phát triển chẳng hạn như sản xuất công nghiệp và năng lượng hạt nhân. Thứ ba, việc khai thác tài nguyên thiên nhiên không tái tạo một cách không hạn chế ở các quốc gia đang phát triển. Các tài nguyên này được các công ty đa quốc gia sử dụng trong quá trình sản xuất của họ để sản xuất dầu khí hoặc các sản phẩm có liên quan đến dầu khí. Những điểm này tương đối quan trọng với các nhà hoạch định chính sách khi đưa ra các quyết định chính sách môi trường (Aliyu, 2005). Kim và Adilov (2012) đã kiểm định thực nghiệm tính hợp lý của giả thuyết nơi ẩn giấu ô nhiễm cũng như giả thuyết vành ô nhiễm (pollution halo hypothesis) bằng cách giải thích ảnh hưởng của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến lượng khí thải CO2 ở các quốc gia trên thế giới. Các tác giả đã thu thập dữ liệu khí thải CO2 từ bộ dữ liệu Các chỉ tiêu phát triển Thế giới (WDI) của Ngân hàng Thế giới (WB). Theo đó, nghiên cứu của các tác giả bao gồm 164 quốc gia trong khoảng 44 năm và chia mẫu nghiên cứu thành các quốc gia đã phát triển và đang phát triển vì các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng tác động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến chất lượng môi trường có thể khác biệt ở các quốc gia có thu nhập cao và thu nhập thấp. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng GDP có tương quan tích cực với tốc độ tăng của lượng khí thải CO2 ở cả các quốc gia đã và đang phát triển. Nhưng dòng vốn đầu tư trực tiếp có tác động cùng chiều đến tốc độ tăng của lượng khí thải CO2 ở các quốc gia đã phát triển và có tương quan âm với tốc độ tăng của lượng khí thải CO2 ở các quốc gia đang phát triển. Do đó, các tác giả đã kết luận rằng, ở các quốc gia đang phát triển, các công ty nước ngoài ít gây ô nhiễm hơn so với các doanh nghiệp trong nước điều này hàm ý rằng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mang đến công nghệ sạch hơn cho các quốc gia đang phát triển. Phát hiện này phù hợp với giả thuyết vành ô nhiễm (Kim và Adilov, 2012). Mặc dù dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài làm gia tăng tốc độ tăng của lượng khí thải CO2 ở các quốc gia đã phát triển. Nhưng theo các tác giả thì điều này tương đối hợp lý và có thể được giải thích như là các công ty nước ngoài di dời cơ
  20. 13 sở sản xuất từ các quốc gia đã phát triên đến các quốc gia đã phát triển khác nhưng quốc này gia phải có các tiêu chuẩn môi trường ít nghiêm ngặt hơn (Kim và Adilov, 2012). Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào các quốc gia đã phát triển sẽ làm gia tăng mức ô nhiễm của quốc gia nhận đầu tư trong khi đó dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy ra sẽ làm giảm tốc độ tăng của mức ô nhiễm. Các tác giả đã kết luận rằng hệ số dương của biến “FDI” ở các quốc gia đã phát triển là phù hợp với giả thuyết nơi ẩn giấu ô nhiễm. Phát hiện này cũng đồng thời ủng hộ giả thuyết vành ô nhiễm và giả thuyết nơi ẩn giấu ô nhiễm, do đó các tác giả kết luận rằng hai giả thuyết này không mâu thuẫn với nhau (Kim và Adilov, 2012). 2.1.3. Lý thuyết vành ô nhiễm Giả thuyết vành ô nhiễm cho rằng sự gia tăng trong dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không nhất thiết liên quan đến sự gia tăng trong mức độ ô nhiễm của quốc gia nhận đầu tư bởi vì các công ty đa quốc gia có thể tiến hành kinh doanh một cách thân tiện với môi trường của quốc gia nhận đầu tư bằng cách sử dụng công nghệ xanh hơn hoặc công nghệ sạch hơn (Kim và Adilov, 2012). Điều này cũng có thể làm tăng nhận thức về sự bảo vệ môi trường ở các quốc gia nhận đầu tư (Zhu và các cộng sự, 2016). Kim và Adilov (2012) đưa ra một số lý do tại sao giả thuyết vành ô nhiễm hợp lý hơn. Đầu tiên, các quốc gia nhận đầu tư có thể thiết lập các tiêu chuẩn môi trường cao hơn cho các doanh nghiệp nước ngoài so với các tiêu chuẩn môi trường được áp dụng cho các công ty nội địa. Hơn nữa, các công ty nước ngoài có thể thận trọng hơn vì họ không chắc chắn về các quy định của địa phương mà họ kinh doanh, và để né tránh việc vi phạm các quy định môi trường ở địa phương mà họ hoạt động, các doanh nghiệp này sẽ sản xuất các sản phẩm ít có tác động đến chất lượng môi trường so với các doanh nghiệp nội địa. Một cách giải thích khác cho giả thuyết vành ô nhiễm là các công ty đa quốc gia có thể tiếp cận với các phương pháp sản xuất khác ít gây ra ô nhiễm cho môi trường hơn so với các công ty nội địa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0