intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của minh bạch thông tin và kỳ hạn nợ lên hiệu quả đầu tư của các công ty niêm yết Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

26
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm ảnh hưởng của minh bạch thông tin tài chính và kỳ hạn nợ lên hiệu quả đầu tư. Dựa vào nền tảng đó, các nhà quản lý có thêm nhiều giải pháp để cải thiện hiệu quả đầu tư giúp tối đa hóa khả năng sinh lời tạo ra giá trị cho doanh nghiệp, cho các cổ đông - đặc biệt là tại thị trường mới nổi như Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của minh bạch thông tin và kỳ hạn nợ lên hiệu quả đầu tư của các công ty niêm yết Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM --------o0o-------- NGUYỄN THỊ THU HẰNG ẢNH HƢỞNG CỦA MINH BẠCH THÔNG TIN VÀ KỲ HẠN NỢ LÊN HIỆU QUẢ ĐẦU TƢ CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM --------o0o-------- NGUYỄN THỊ THU HẰNG ẢNH HƢỞNG CỦA MINH BẠCH THÔNG TIN VÀ KỲ HẠN NỢ LÊN HIỆU QUẢ ĐẦU TƢ CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ UYÊN UYÊN TP. Hồ Chí Minh - Năm 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, Luận Văn Thạc sĩ kinh tế “Ảnh hưởng của minh bạch thông tin và kỳ hạn nợ lên hiệu quả đầu tư của các công ty niêm yết Việt Nam” là kết quả làm việc của chính cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Thị Uyên Uyên – Giảng viên Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi sẽ chịu trách nhiệm về nội dung tôi đã trình bày trong luận văn này. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 5 năm 2014 TÁC GIẢ Nguyễn Thị Thu Hằng
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG TÓM TẮT .................................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1 – GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI .............................................................. 2 1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và các vấn đề nghiên cứu ................................................ 2 1.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 3 1.4. Ý nghĩa của đề tài.............................................................................................. 4 1.5. Kết cấu của đề tài .............................................................................................. 4 CHƢƠNG 2 – NHỮNG NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRÊN THẾ GIỚI VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA MINH BẠCH THÔNG TIN VÀ KỲ HẠN NỢ ĐỐI VỚI HIỆU QUẢ ĐẦU TƢ........................................................................................ 6 2.1. Các yếu tố quyết định hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp................................... 6 2.2. Hiệu quả đầu tư và minh bạch thông tin ............................................................. 6 2.3. Hiệu quả đầu tư và kỳ hạn nợ .............................................................................. 7 2.4. Minh bạch thông tin và kỳ hạn nợ với hiệu quả đầu tư ....................................... 9 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................ 15 CHƢƠNG 3 – DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 17 3.1. Mẫu và phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 17 3.1.1. Quy mô và đối tượng nghiên cứu....................................................................17 3.1.2. Phương pháp lấy mẫu ......................................................................................18 3.1.3. Thu thập dữ liệu ..............................................................................................18
  5. 3.2. Các mô hình nghiên cứu .................................................................................... 19 3.2.1 Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng riêng biệt của minh bạch thông tin và kỳ hạn nợ lên hiệu quả đầu tư ...............................................................................................19 3.2.2. Mô hình nghiên cứu đồng thời của minh bạch thông tin và kỳ hạn nợ lên hiệu quả đầu tư ..................................................................................................................20 3.2.3. Mô hình hiệu quả đầu tư thay thế....................................................................21 3.3. Các giả thuyết của bài nghiên cứu ..................................................................... 22 3.3.1. Giả thuyết về ảnh hưởng của minh bạch thông tin lên hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam ............................................................................................22 3.3.2. Giả thuyết về ảnh hưởng của kỳ hạn nợ lên hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam .......................................................................................................22 3.3.3. Giả thuyết về ảnh hưởng của minh bạch thông tin lên hiệu quả đầu tư trong mối liên hệ với kỳ hạn nợ của các doanh nghiệp Việt Nam .....................................23 3.4. Phương pháp đo lường các biến ......................................................................... 23 3.4.1. Đo lường biến phụ thuộc – hiệu quả đầu tư ....................................................23 3.4.2. Đo lường biến giải thích – đại diện cho minh bạch thông tin của doanh nghiệp ...................................................................................................................................25 3.4.3. Đo lường biến giải thích – kỳ hạn nợ và các biến kiểm soát ..........................27 3.5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 33 3.5.1. Thống kê mô tả................................................................................................33 3.5.2. Mô hình hồi quy Pooled – OLS – hồi quy kết hợp tất cả các quan sát ...........33 3.5.3. Kiểm định giả thiết về hệ số hồi quy ..............................................................33 3.5.4. Kiểm định đa cộng tuyến ................................................................................34 3.5.5. Kiểm định phương sai – sai số thay đổi ..........................................................34 3.5.6. Kiểm định tự tương quan – Kiểm định Durbin Watson ..................................35 3.5.7. Kiểm định nội sinh ..........................................................................................36 KÉT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................ 38 CHƢƠNG 4: KIỂM ĐỊNH SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA MINH BẠCH THÔNG TIN VÀ KỲ HẠN NỢ LÊN HIỆU QUẢ ĐẦU TƢ CỦA CÁC CÔNG TY
  6. NIÊM YẾT VIỆT NAM ......................................................................................... 40 4.1. Thống kê mô tả................................................................................................... 40 4.1.1. Thống kê mô tả các biến ................................................................................. 40 4.1.2. Ma trận tương quan ......................................................................................... 42 4.2. Kết quả hồi quy .................................................................................................. 45 4.2.1. Kết quả kiểm định ảnh hưởng của FRQ và STDebt lên hiệu quả đầu tư trong các doanh nghiệp tại Việt Nam theo mô hình M1 ....................................................45 4.2.2. Kết quả kiểm định tác động tương tác giữa FRQ và STDebt lên hiệu quả đầu tư trong các doanh nghiệp tại Việt Nam theo mô hình M2.......................................51 4.2.3. Kết quả hiểm định ảnh hưởng của FRQ và STDebt lên InvEff theo mô hình hiệu quả đầu tư thay thế ............................................................................................54 4.3. Kiểm tra tính vững chắc ..................................................................................... 56 4.3.1. Mô hình hiệu quả đầu tư với thập phân vị 25 và 75 của STDebt ..................56 4.3.2. Kiểm tra vấn đề nội sinh ................................................................................60 4.4. Tóm tắt và đối chiếu kết quả nghiên cứu thu được với bài nghiên cứu gốc tại Tây Ban Nha ............................................................................................................. 62 KÉT LUẬN CHƢƠNG 4 ........................................................................................ 65 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN ...................................................................................... 66 5.1. Kết luận về kết quả nghiên cứu .......................................................................... 66 5.2. Hạn chế của bài nghiên cứu ............................................................................... 67 5.3. Những gợi ý và hướng nghiên cứu tiếp theo...................................................... 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CFO_ATA Dòng tiên hoạt động trên tổng tài sản bình quân FRQ Minh bạch thông tin InvEff Hiệu quả đầu tư LnAge Tuổi của doanh nghiệp LnSales Qui mô doanh nghiệp Loss Sự hiện hiện của tổn thất NPV Hiện giá thuần Opercycle Độ dài chu kỳ kinh doanh StdCFO Độ biến động của dòng tiền hoạt động STDebt Kỳ hạn nợ StdSales Độ biến động của doanh thu Tang mức độ tài sản hữu hình trong tổng tài sản Tobin’s Q Chỉ số TobinQ Z Chỉ số sức mạnh tài chính
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3-1: Ngành nghề hoạt động của các công ty trong mẫu nghiên cứu .................. 17 Bảng 3-2 : Cách tính các hệ số trong công thức tính chỉ số Z của Altman ............... 29 Bảng 3-3 : Bảng tổng hợp các biến kiểm soát .......................................................... 32 Bảng 4-1: Thống kê mô tả ........................................................................................ 41 Bảng 4-2: Ma trận tương quan ................................................................................. 44 Bảng 4-3: Ảnh hưởng của FRQ, STDebt và biến kiểm soát lên hiệu quả đầu tư theo mô hình M1 .............................................................................................................. 45 Bảng 4-4: Ảnh hưởng của FRQ và STDebt lên hiệu quả đầu tư của các công ty đầu tư quá mức và đầu tư dưới mức – theo mô hình M1................................................ 49 Bảng 4-5: Kết quả hồi quy có xét tác động tương tác giữa FRQ và STDebt (I) ..... 51 Bảng 4-6: Kết quả hồi quy khi sử dụng ước lượng đầu tư dự kiến theo mô hình Chel (2011) ....................................................................................................................... 54 Bảng 4-7: Kết quả hồi quy có xét tác động tương tác giữa FRQ và STDebt (II) ....... .................................................................................................................................. 57 Bảng 4-8: Kết quả hồi quy có xét tác động tương tác giữa FRQ và STDebt (III) ...... .................................................................................................................................. 59 Bảng 4-9: Kết quả hồi quy 2SLS ảnh hưởng của FRQ, STDebt lên InvEff ........... 61 Bảng 4-10: So sánh kết quả nghiên cứu của tác giả tại Việt Nam và nghiên cứu tại Tây Ban Nha ............................................................................................................ 64
  9. 1 TÓM TẮT Bài nghiên cứu này xem xét vai trò của tính minh bạch thông tin và kỳ hạn nợ lên hiệu quả đầu tư của các công ty niêm yết tại một thị trường mới nổi là Việt Nam. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương bé nhất gộp với dữ liệu của 276 công ty niêm yết trên hai sàn chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2009 - 2012, kỳ quan sát tính theo năm; bài nghiên cứu có những phát hiện quan trọng sau đây: (1) Tồn tại mối tương quan khẳng định với mức ý nghĩa cao giữa minh bạch thông tin và kỳ hạn nợ với hiệu quả đầu tư (p
  10. 2 CHƢƠNG 1 – GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI 1.1. Lý do chọn đề tài Những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua khá nhiều biến động, từ tăng trưởng ổn định đến tăng trưởng cao, suy thoái và bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào những năm 2008 – 2009, với hậu quả kéo dài cho đến hiện nay đã tác động mạnh đến hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải chú trọng đến các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư. Đã có nhiều học giả trên thế giới nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả đầu tư như Gary C.Biddle, Gilles Hilary và Rodrigo vào năm 2009, Juan Manuel Garcia vào năm 2010. Kết quả những nghiên cứu này đã phát hiện ra yếu tố minh bạch thông tin tác động tích cực đến hiệu quả đầu tư. Và gần đây nhất năm 2013 M.Fuensanta Cutillas và Juan Pedro Sanchez đã nghiên cứu tính minh bạch thông tin và kỳ hạn nợ tác động lên hiệu quả đầu tư của các công ty niêm yết tại Tây Ban Nha kết quả đưa ra là càng minh bạch thông tin thì càng đầu tư có hiệu quả, kỳ hạn nợ ngắn giúp doanh nghiệp cải thiện được tình trạng đầu tư quá mức và đầu tư dưới mức. Với xu hướng nghiên cứu mới này tác giả muốn xem xét liệu ở Việt Nam có tồn tại ảnh hưởng của minh bạch thông tin và kỳ hạn nợ lên hiệu quả đầu tư hay không? Vì vậy tác giả nghiên cứu “Ảnh hưởng của minh bạch thông tin và kỳ hạn nợ lên hiệu quả đầu tư của các công ty niêm yết Việt Nam” trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2012 cho Luận văn Thạc sĩ Kinh tế của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và các vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm mục tiêu kiểm định ảnh hưởng của minh bạch thông tin tài chính và kỳ hạn nợ lên hiệu quả đầu tư của các công ty niêm yết tại Việt Nam. Các câu hỏi nghiên cứu chính được đặt ra là:
  11. 3 Một là: những bằng chứng thực nghiệm trên thế giới về ảnh hưởng của minh bạch thông tin và kỳ hạn nợ lên hiệu quả đầu tư có kết luận như thế nào và có đồng nhất với nhau không? Hai là: So với các nghiên cứu khác, kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của minh bạch thông tin và kỳ hạn nợ lên hiệu quả đầu tư tại Việt Nam có gì khác biệt và nguyên nhân của sự khác biệt đó? 1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu này sử dụng các nghiên cứu trước đây để làm cơ sở cho việc xác định ảnh hưởng của tính minh bạch thông tin và kỳ hạn nợ lên hiệu quả đầu tư. Dữ liệu để chạy mô hình hồi quy sử dụng trong bài nghiên cứu này được thu thập từ báo cáo tài chính công bố hàng năm của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, trong đó tác giả loại trừ các công ty tài chính và công ty công ích. Dữ liệu về giá giao dịch cổ phiếu của các công ty được thu thập từ website của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (www.hsx.vn) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (www.hnx.vn). Dữ liệu thu thập được đưa vào excel để tính toán cho ra kết quả các biến. Bài nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu định lượng với sự hỗ trợ của Eviews 8. Nghiên cứu dựa trên mô hình hồi quy Pooled - OLS trên dữ liệu bảng (Panel data) để ước lượng ảnh hưởng của minh bạch thông tin tài chính và kỳ hạn nợ lên hiệu quả đầu tư của công ty. Phạm vi nghiên cứu là 276 công ty niêm yết trên hai sàn chứng khoán Việt Nam với nhiều ngành nghề hoạt động, thời gian nghiên cứu là 4 năm: từ năm 2009 đến năm 2012, kỳ quan sát tính theo năm. Mô hình được xây dựng với các biến như sau: Biến phụ thuộc: InvEff: hiệu quả đầu tư Biến giải thích: - FRQ: minh bạch thông tin tài chính
  12. 4 - STDebt: kỳ hạn nợ Biến kiểm soát: - LnSales: qui mô doanh nghiệp - LnAge: tuổi của doanh nghiệp - Tang: mức độ tài sản hữu hình trong tổng tài sản - StdCFO: độ biến động của dòng tiền hoạt động - StdSales: độ biến động của doanh thu - Tobin’s Q: chỉ số TobinQ - Z: chỉ số sức mạnh tài chính Altman - Loss: sự hiện diện của tổn thất - CFO_ATA: dòng tiền hoạt động trên tổng tài sản bình quân - Opercycle: độ dài của chu kỳ kinh doanh 1.4. Ý nghĩa của đề tài Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua nhiều biến động, tạo điều kiện thuận lợi cũng như gây ra những khó khăn cho doanh nghiệp trong việc lựa chọn các dự án đầu tư có hiệu quả. Luận văn này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm ảnh hưởng của minh bạch thông tin tài chính và kỳ hạn nợ lên hiệu quả đầu tư. Dựa vào nền tảng đó, các nhà quản lý có thêm nhiều giải pháp để cải thiện hiệu quả đầu tư giúp tối đa hóa khả năng sinh lời tạo ra giá trị cho doanh nghiệp, cho các cổ đông - đặc biệt là tại thị trường mới nổi như Việt Nam. 1.5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần tóm tắt, danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài gồm 5 chương, bao gồm: Chƣơng 1: Giới thiệu về đề tài. Trong chương này tác giả trình bày tổng quan về lý do chọn đề tài, mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu, phương pháp và phạm vi nghiên cứu, cũng như giới thiệu bố cục luận văn.
  13. 5 Chƣơng 2: Bằng chứng thực nghiệm về ảnh hƣởng của minh bạch thông tin tài chính và kỳ hạn nợ lên hiệu quả đầu tƣ. Chương này, tác giả trình bày và tổng hợp các lý thuyết nền tảng cũng như tổng quan các nghiên cứu trước đây làm nền tảng lý luận cho nghiên cứu của tác giả tại Việt Nam. Chƣơng 3: Dữ liệu và Phƣơng pháp nghiên cứu. Ở chương này tác giả trình bày phương pháp và nguồn dữ liệu để thực hiện bài nghiên cứu, cũng như mô tả các mô hình nghiên cứu và các biến được sử dụng trong mô hình. Chƣơng 4: Kiểm định ảnh hƣởng của minh bạch thông tin và kỳ hạn nợ lên hiệu quả đầu tƣ của các công ty niêm yết Việt Nam. Sử dụng phương pháp và dữ liệu của chương 3, chương này tác giả tiến hành chạy hồi quy để tìm ra mối tương quan của nhân tố minh bạch thông tin, kỳ hạn nợ và các nhân tố kiểm soát lên hiệu quả đầu tư. Từ đó đưa ra các kết quả của bài nghiên cứu và đối chiếu với các kết quả nghiên cứu trước đây. Chƣơng 5: Kết luận. Chương này tóm tắt lại kết quả nghiên cứu và khẳng định tính minh bạch thông tin và kỳ hạn nợ có tác động lên hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp. Những điểm còn hạn chế của luận văn cũng được trình bày để làm tiền đề cho các nghiên cứu sau này.
  14. 6 CHƢƠNG 2 – NHỮNG NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRÊN THẾ GIỚI VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA MINH BẠCH THÔNG TIN VÀ KỲ HẠN NỢ ĐỐI VỚI HIỆU QUẢ ĐẦU TƢ 2.1. Các yếu tố quyết định hiệu quả đầu tƣ của doanh nghiệp Khi đánh giá một dự án có đạt được hiệu quả đầu tư hay không doanh nghiệp cần xem xét những yếu tố tác động tích cực hay tiêu cực đến hiệu quả đầu tư. Hiện nay trên thế giới có nhiều nghiên cứu khung lý thuyết về hiệu quả đầu tư giúp các doanh nghiệp có cái nhìn chính xác hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định hiệu quả đầu tư, cụ thể: Theo lý thuyết tân cổ điển, giá trị khoản đầu tư của doanh nghiệp đạt cực đại khi lợi nhuận biên bằng chi phí biên. Và trong điều kiện thị trường hoàn hảo thì các dự án có NPV (hiện giá thuần) dương sẽ được tài trợ và thực hiện. Tuy nhiên các học thuyết của Hubbard vào năm 1998; của Bertrand và Mullainathan vào năm 2003 lại mâu thuẫn với giả định này. Các tác giả này cho rằng, trong thị trường không hoàn hảo, thông tin bất cân xứng làm cho tính minh bạch thông tin bị giảm, dẫn đến việc các doanh nghiệp thực hiện đầu tư quá mức hoặc đầu tư dưới mức. Liên quan đến rủi ro đạo đức Jensen và Meckling vào năm 1976 cho rằng sự khác biệt về lợi ích giữa các cổ đông và người quản lý có thể dẫn đến việc người quản lý vì mục tiêu tối đa hóa lợi ích cá nhân của mình mà thực hiện các quyết định đầu tư không như mong đợi của các cổ đông. Trong khi đó theo lựa chọn bất lợi, các tác giả này cho rằng quản lý thông tin tốt hơn vẫn có thể mắc phải vấn đề đầu tư quá mức hoặc công ty có thể rơi vào tình trạng đầu tư dưới mức khi bỏ qua một số dự án có khả năng sinh lời do nguồn tài trợ bị hạn chế. 2.2. Hiệu quả đầu tƣ và minh bạch thông tin Bushman và Smith vào năm 2001; McNichols và Stubben vào năm 2008 đã phát triển hướng nghiên cứu dựa trên ảnh hưởng của minh bạch thông tin đến hiệu quả đầu tư. Các tác giả này cho rằng minh bạch thông tin cao hơn làm cho các nhà quản lý có
  15. 7 trách nhiệm hơn trong quá trình giám sát các hoạt động của công ty, khi đó sự bất cân xứng trong thông tin và lựa chọn bất lợi có thể được giảm bớt, vấn đề đầu tư quá mức và đầu tư dưới mức cũng được hạn chế. Mặt khác, minh bạch thông tin cũng có thể nâng cao hiệu quả đầu tư bằng cách cho phép các nhà quản lý đưa ra quyết định đầu tư tốt hơn thông qua việc nhận định đúng đắn hơn các dự án. Cũng nghiên cứu sự ảnh hưởng của minh bạch thông tin lên hiệu quả đầu tư, nghiên cứu của Biddle và Hilary vào năm 2006 đã tìm thấy bằng chứng chỉ ra rằng minh bạch thông tin tài chính làm giảm độ nhạy cảm trong dòng tiền đầu tư. Phát triển theo hướng nghiên cứu này, Biddle và các cộng sự vào năm 2009, Chen và các cộng sự vào năm 2010, M.Fuensanta Cutillas và Joan Pedro Sanchez vào năm 2013 nghiên cứu tại Mỹ, thị trường mới nổi ở Châu Âu và Tây Ban Nha đã tìm ra các bằng chứng về ảnh hưởng của minh bạch thông tin đối với các trường hợp: đầu tư quá mức và đầu tư dưới mức. Kết quả là càng minh bạch thông tin càng giúp các công ty cải thiệu đầu tư. Trong trường hợp đầu tư dưới mức thì minh bạch thông tin giúp doanh nghiệp đầu tư thêm vào các dự án có hiệu quả, công ty đang đầu tư quá mức thì minh bạch thông tin giúp doanh nghiệp rà soát lại các khoản đầu tư để giảm bớt những dự án đầu tư thật sự chưa cần thiết. Phù hợp với nghiên cứu này, García Lara và các cộng sự vào năm 2010 đã tìm thấy sự bảo thủ trong kế toán của các công ty làm giảm độ nhạy cảm trong dòng tiền đầu tư trong các công ty đang đầu tư quá mức và tạo điều kiện tiếp cận với nguồn tài trợ bên ngoài trong các công ty đang đầu tư dưới mức. 2.3. Hiệu quả đầu tƣ và kỳ hạn nợ Các nghiên cứu gần đây đều tìm thấy vai trò của nguồn tài trợ bằng nợ đối với các quyết định đầu tư mà cụ thể là với kỳ hạn nợ ngắn sẽ giúp cho việc đầu tư có hiệu quả hơn. Để làm rỏ những nhận định này, tác giả đề tài này xin trình bày khung lý thuyết cũng như các bằng chứng mà các tác giả trước đã nghiên cứu trên nhiều quốc gia khác nhau. Myers vào năm 1977; Jensen vào năm 1986 đã tìm thấy ảnh hưởng của nợ trong việc làm giảm quyền quyết định của người quản lý trong quyết định đầu tư. D' Mello và Miranda vào năm 2010 tìm thấy một số bằng chứng cho thấy rằng nợ làm giảm đầu tư
  16. 8 quá mức. Đồng thời các nghiên cứu này tìm thấy vai trò của kỳ hạn nợ trong tình trạng thông tin bất cân xứng và cho thấy rằng việc sử dụng các khoản nợ ngắn hạn là một cơ chế có thể làm giảm bớt sự bất cân xứng thông tin và chi phí trung gian giữa các cổ đông, chủ nợ và nhà quản lý. Bên cạnh đó Flannery vào năm 1986 đứng trên góc độ của người đi vay cho rằng với tình trạng thông tin bất cân xứng, các doanh nghiệp có dự án tốt sẽ thích kỳ hạn nợ ngắn hơn. Từ góc độ của người cho vay, khi đối mặt với thông tin bất cân xứng, việc sử dụng các khoản nợ ngắn hạn là phù hợp hơn so với nợ dài hạn để giám sát quá trình quản lý hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, việc rút ngắn kỳ hạn nợ cho phép kiểm soát tốt hơn các nhà quản lý, bởi vì kỳ hạn nợ ngắn hơn đòi hỏi thương lượng thường xuyên hơn. Lúc này người cho vay có thể xác định hiệu quả của các công ty trong giai đoạn đầu và sau đó họ có thể quyết định gia hạn hoặc thay đổi các điều khoản hợp đồng vay (Ortiz - Molina và Penas, 2008). Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của kỳ hạn nợ lên hiệu quả đầu tư trong các trường hợp đầu tư quá mức và đầu tư dưới mức. Các bằng chứng cho thấy rằng kỳ hạn nợ có thể được sử dụng nhằm giảm thiểu vấn đề đầu tư quá mức và đầu tư dưới mức: khi có các dự án NPV dương các doanh nghiệp có thể tài trợ bằng nợ ngắn hạn làm giảm vấn đề đầu tư dưới mức, bởi vì các khoản nợ sẽ được thanh toán trong một thời gian ngắn tạo ra lợi nhuận cho công ty (Myers, 1977). Ngoài ra, dựa vào vòng quay nợ ngắn hạn, người cho vay có thể giám sát người đi vay tốt hơn do đó làm giảm xung đột giữa người cho vay và người đi vay khi có cơ hội đầu tư (Barclay và Smith, 1995 ; Guedes và Opler 1996; Parrino và Weisbach, 1999; và Lai, 2011). Ngoài việc kiểm định những ảnh hưởng riêng biệt của minh bạch thông tin tài chính và kỳ hạn nợ đến hiệu quả đầu tư, bài nghiên cứu kiểm định thêm hiệu ứng tương tác của hai yếu tố này, tức là kiểm định ảnh hưởng của minh bạch thông tin đối với hiệu quả đầu tư khi ở một kỳ hạn nợ xác định. Điều này có nghĩa, hiệu quả của minh bạch thông tin trong quyết định đầu tư có thể giảm nhẹ khi có hiện diện của nợ ngắn hạn vì thông qua các chủ nợ, khoản nợ ngắn hạn có thể phát sinh sự giám sát về hoạt động quản lý nhằm giảm đầu tư quá mức và nợ ngắn hạn cũng có thể mang lại lợi ích cho người
  17. 9 quản lý thực hiện đầu tư đúng đắn trong tình trạng đầu tư dưới mức. Ngược lại, ảnh hưởng của minh bạch thông tin đến hiệu quả đầu tư có thể lớn hơn đối với những doanh nghiệp có nợ ngắn hạn cao. 2.4. Minh bạch thông tin và kỳ hạn nợ với hiệu quả đầu tƣ Các nghiên cứu trên thế giới đã tiếp cận vấn đề ảnh hưởng của minh bạch thông tin và kỳ hạn nợ lên hiệu quả đầu tư bằng nhiều cách: trong khi một số học giả nghiên cứu ảnh hưởng của minh bạch thông tin, một số học giả khác nghiên cứu việc rút ngắn kỳ hạn nợ có tác động đến hiệu quả đầu tư hoặc xem xét các tác động đồng thời của cả hai yếu tố. Kết quả của các nghiên cứu này đều có điểm tương đồng là phát hiện ra tính minh bạch thông tin và kỳ hạn nợ có tác động lên hiệu quả đầu tư từ đó giúp doanh nghiệp có những quyết định đầu tư hiệu quả giúp tối đa hóa khả năng sinh lời. Trong mục này, tác giả sẽ trình bày tóm tắt các nghiên cứu tại một số nước trên thế giới về ảnh hưởng của minh bạch thông tin và kỳ hạn nợ lên hiệu quả đầu tư; bao gồm các nghiên cứu tại Mỹ, Tây Ban Nha, Nhật Bản, các nước ở thị trường mới nổi…theo trình tự thời gian từ quá khứ cho tới hiện tại, cụ thể như sau: Năm 2006 Biddle, GC; Hilary, G đã nghiên cứu vấn đề “Accounting quality and firm-level capital investment” – “minh bạch thông tin kế toán và vốn đầu tư cấp công ty”. Nghiên cứu này xem xét minh bạch thông tin liên quan đến hiệu quả đầu tư và để tăng tính so sánh với các nghiên cứu trước các tác giả đã sử dụng dữ liệu trên 34 quốc gia khác nhau. Báo cáo tài chính của các quốc gia xuyên lục địa được lấy từ Compustat Global Vantage trong khoản thời gian nghiên cứu 1993 - 2004. Báo cáo tài chính của các công ty trong nước ở Mỹ được lấy từ cơ sở dữ liệu COMPUSTAT, ở Nhật được lấy từ cơ sở dữ liệu PACAP trong khoản thời gian nghiên cứu 1975 – 2001. Tác giả sử dụng chuỗi thời gian dài và dữ liệu bảng để kiểm tra các thông số cụ thể cho các công ty trong nước. Các bằng chứng thực nghiệm của bài nghiên cứu này cho thấy FRQ làm giảm độ nhạy cảm dòng vốn đầu tư bằng tiền mặt và việc quản lý thu nhập dẫn đến đầu tư quá mức vì khi đầu tư quá mức sẽ làm biến dạng các thông tin mà nhà quản lý sử dụng. Các tác
  18. 10 giả này còn tiến hành kiểm tra xem mối quan hệ giữa chất lượng báo cáo tài chính và hiệu quả đầu tư bị ảnh hưởng bởi nguồn tài trợ như thế nào; và kết quả là, các nền kinh tế mà vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao hơn trong cấu trúc vốn để tài trợ như Mỹ thì tác động của chất lượng báo cáo tài chính mạnh mẽ hơn so với các nước bị chi phối bởi nợ vay như Nhật. Năm 2006 Rodrigo S. Verdi đã đưa ra những kết luận về ảnh hưởng của minh bạch thông tin lên hiệu quả đầu tư trong nghiên cứu “Financial Reporting Quality and Investment Efficiency” - Bài viết này nghiên cứu ảnh hưởng của minh bạch thông tin lên hiệu quả đầu tư trên một mẫu của 49.543 quan sát từ năm 1980 đến năm 2003. Minh bạch thông tin được xem là yếu tố tác động nâng cao hiệu quả đầu tư, nhưng có rất ít bằng chứng thực nghiệm hổ trợ cho nhận định này. Phù hợp với tuyên bố này, tác giả thấy rằng các đại diện cho minh bạch thông tin có ảnh hưởng tiêu cực với cả hai trường hợp công ty đầu tư dưới mức và đầu tư quá mức. Hơn nữa, minh bạch thông tin ảnh hưởng rỏ ràng đến trường hợp đầu tư dưới mức khi các công ty phải đối mặt với khó khăn tài chính và đầu tư quá mức với các công ty có số dư tiền mặt lớn, điều này cho thấy minh bạch thông tin làm giảm thông tin bất cân xứng phát sinh từ vấn đề lựa chọn bất lợi và mâu thuẩn nội bộ. Cuối cùng, minh bạch thông tin và hiệu quả đầu tư có mối quan hệ chặt chẽ đối với các công ty có môi trường thông tin thể hiện tính minh bạch thấp. Ảnh hưởng của minh bạch thông tin lên hiệu quả đầu tư không đủ mạnh cho các công ty phải đối mặt với khó khăn tài chính , phù hợp với lập luận rằng thông tin kế toán tài chính có thể làm giảm thông tin bất cân xứng giữa công ty và các nhà đầu tư, và làm giảm chi phí huy động vốn của công ty. Tương tự như vậy, ảnh hưởng của minh bạch thông tin lên mức đầu tư quá mức là mạnh mẽ hơn cho các doanh nghiệp có số dư tiền mặt lớn. Năm 2008 Maureen F. McNichols; Stephen R. Stubben đã nghiên cứu những trường hợp báo cáo sai lệch thông tin tài chính làm ảnh hưởng đến quyết định đầu tư qua bài: “Does Earnings Management Affect Firms’ Investment Decisions?” – “Có phải quản lý thu nhập ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của công ty”. Bài báo này xem xét liệu các công ty có kết quả báo cáo tài chính sai lệch thì có đạt được hiệu quả
  19. 11 đầu tư tối ưu không. Bài nghiên cứu lấy dữ liệu báo cáo tài chính và giá trị thị trường từ cơ sở dữ liệu Compustat cho khoảng thời gian nghiên cứu từ 1975 đến 2005 để kiểm tra các khoản đầu tư vào tài sản cố định với một mẫu lớn các công ty niêm yết trong thời gian 1978-2002. Kết quả ghi nhận rằng các công ty vi phạm những nguyên tắc kế toán để che dấu lợi nhuận, các công ty bị kiện bởi các cổ đông vì cung cấp số liệu kế toán sai lệch, các công ty phải trình bày lại báo cáo tài chính do đầu tư quá mức thì không đạt được hiệu quả đầu tư. Và sau khi điều chỉnh lại các báo cáo sai, các doanh nghiệp này không còn đầu tư quá mức, dẫn đến mức đầu tư hiệu quả hơn. Năm 2009 Gary C. Biddle and Gilles Hilary and Rodrigo S. Verdi đã nghiên cứu ảnh hưởng của minh bạch thông tin lên hiệu quả đầu tư cho các trường hợp đầu tư quá mức hoặc đầu tư dưới mức với bài viết: “How Does Financial Reporting Quality Relate to Investment Efficiency?”- “Minh bạch thông tin tài chính có liên quan tới hiệu quả đầu tư”. Bằng chứng trước đó cho rằng tính minh bạch thông tin tài chính cao thì cải thiện hiệu quả đầu tư. Tuy nhiên bằng chứng này vẫn chưa được rỏ ràng dù tính minh bạch thông tin có cải thiện quá trình đầu tư quá mức hoặc đầu tư dưới mức. Nghiên cứu này cung cấp thêm các bằng chứng về ảnh hưởng của minh bạch thông tin lên hiệu quả đầu tư cho các công ty hoạt động trong các môi trường nghiêng về đầu tư quá mức hoặc đầu tư dưới mức. Các công ty với minh bạch thông tin cao cũng có thể đi chệch một chút so với mức đầu tư mục tiêu. Những kết quả này cho thấy rằng một cơ chế liên kết giữa minh bạch thông tin và đầu tư hiệu quả là làm giảm thông tin bất cân xứng. Các tác giả đưa ra giả thiết rằng minh bạch thông tin cao hơn có thể cải thiện hiệu quả đầu tư trong hai trường hợp đầu tư dưới mức và đầu tư quá mức. Kết quả phù hợp với giả thiết khi tác giả tìm thấy mối tương quan giữa minh bạch thông tin và hiệu quả đầu tư là càng minh bạch thông tin càng cải thiện hiệu quả đầu tư. Các bằng chứng của bài nghiên cứu chỉ ra rằng tác động của minh bạch thông tin lên hiệu quả đầu tư là thấp khi các công ty có nhiều tiền mặt và sử dụng vốn vay, và tác động của minh bạch thông tin lên hiệu quả đầu tư là cao khi các công ty hạn chế tiền mặt và sử dụng vốn vay. Kết quả của nghiên cứu này phù hợp với những nhận định trước đây rằng tính minh bạch thông tin cao tạo điều kiện đầu tư cho các công ty đầu tư dưới
  20. 12 mức, và kiềm chế các khoản đầu tư cho các công ty đầu tư vượt mức. Các công ty với minh bạch thông tin cao khả năng đi chệch khỏi mức đầu tư dự kiến là thấp. Năm 2010 Juan Manuel García Lara; Beatriz García Osma and Fernando Penalva đã tìm ra tính bảo thủ trong thông tin kế toán ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư trong bài nghiên cứu: “Accounting Conservatism and Firm Investment Efficiency”- “kế toán bảo thủ và hiệu quả đầu tư”. Bài nghiên cứu lấy dữ liệu từ COMPUSTAT và CRSP với kỳ quan sát từ năm 1990 đến năm 2007 cho một mẫu lớn 41.851 quan sát tại Mỹ. Thứ nhất tính bảo thủ được trông đợi nhằm cải thiện quá trình giám sát các quyết định quản lý đầu tư, giảm đầu tư ở những nơi mà các nhà quản lý thích đầu tư quá mức. Thứ hai để tạo điều kiện tiếp cận với nguồn tài trợ bên ngoài với chi phí thấp hơn, tăng cường đầu tư ở những nơi mà công ty đầu tư dưới mức mong đợi. Các tác giả thấy rằng tính bảo thủ trong kế toán cao sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế đầu tư quá mức hoặc đầu tư dưới mức. Bằng chứng bài nghiên cứu cho thấy mối tương quan cùng chiều giữa tính bảo thủ và hiệu quả đầu tư, tuy nhiên không có bằng chứng cho thấy các công ty bảo thủ trong kế toán thì các dự án đầu tư ít rủi ro hơn. Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy rằng chủ nghĩa bảo thủ cải thiện hiệu quả đầu tư trong các công ty phải đối mặt với khó khăn tài chính, bằng cách giảm đầu tư quá mức, Bài nghiên cứu cũng cho thấy rằng các công ty có xu hướng bảo thủ hơn trong kế toán đạt được hiệu quả đầu tư tốt hơn trong tương lai. Tuy nhiên, vai trò này của FRQ tại công ty nội bộ thấp hơn so với các công ty đại chúng. Điều này được ông giải thích rằng, các công ty nội bộ được tổ chức chặt chẽ hơn, cổ đông có quyền nắm bắt thông tin nội bộ và với sự tập quyền sở hữu mạnh mẽ, các cổ đông có vai trò tích cực hơn trong quản lý, do đó ít phụ thuộc vào báo cáo tài chính để kiểm soát nhà quản lý hơn so với công ty đại chúng Năm 2011 Feng Chen; Ole-Kristian Hope, Qingyuan Li and Xin Wang Trong khi hầu hết các nghiên cứu trước có mẫu là các công ty niêm yết, Chen cùng cộng sự lại thực hiện nghiên cứu tại các công ty nội bộ ở các thị trường mới nổi, kiểm tra tác động của FRQ trên hai kịch bản đầu tư kém hiệu quả: “Financial Reporting Quality and Investment Efficiency of Private Firms in Emerging Markets” – “Minh bạch thông tin
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2